Thực phẩm biến đổi gen Genetically Modified food được gọi tắt là GM được dùng để chỉ các loại thực phẩm có thành phần từ cây trồng biến đổi gen, động vật biến đổi gen động vật chuyển gen
Trang 1Ngành học : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BÀI THU HOẠCH
MÔN CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN II
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
TP Thủ Đức, 06/2024
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 Tổng quan 1
1.1 Gen GMO là gì ? Thành tựu (lợi ích của GMO) 1
1.2 Tình hình hiện nay 1
Chương 2 Vật liệu và phương pháp 2
2.1 Địa điểm 2
2.2 Vật liệu nghiên cứu 2
2.2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 2
2.3 Phương pháp 2
2.3.1 Ly trích mẫu 2
2.3.2 Điện di tổng số DNA 3
2.3.3 Đo độ tinh sạch DNA 4
2.4 Thực hiện phản ứng PCR 4
2.5 Điện di kiểm tra sản phẩm PCR 4
Chương 3 Kết quả và thảo luận 5
3.1 Kết quả điện di tổng số 5
3.2 Kết quả đo OD 5
3.3 Kết quả điện di sản phẩm PCR 5
3.4 Thảo luận 6
4 Chương 4 Kết luận và kiến nghị 7
4.1 Kết luận 7
4.2 Kiến nghị 7
Trang 31
Chương 1 Tổng quan 1.1 Gen GMO là gì ? Thành tựu (lợi ích của GMO)
Thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified food được gọi tắt là GM) được dùng để chỉ các loại thực phẩm có thành phần từ cây trồng biến đổi gen, động vật biến đổi gen (động vật chuyển gen)
Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm biến đổi gen mang tính có lợi Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề
bị suy giảm cho nên Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn cho chúng ta những vụ mùa bội thu, những vụ mùa tồn tại ngay cả ở trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt
Cây trồng biến đổi gen có nhiều tác động to lớn lên đời sống kinh tế - xã hội – môi trường, đặc biệt là công nghệ biến đổi gen kháng sâu bệnh và chống chịu thuốc trừ cỏ đã giúp làm giảm 8,2% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng
1.2 Tình hình hiện nay
Đậu nành là một loại thực phẩm cung cấp đạm rất phổ biến, có nhiều trong đậu phụ, các loại bánh, sữa tươi, sữa công thức cho trẻ em, bột ngũ cốc, bánh kẹo… Bởi vậy, khả năng những sản phẩm này được làm từ đậu nành biến đổi gen là rất lớn Ở Việt Nam, đậu nành biến đổi gen đang chiếm hơn 90% thị trường đậu nành Riêng trong năm 2013, Việt Nam bắt đầu nhập 1.3 triệu tấn đậu nành từ Brazil, Ấn Độ, Mỹ… Đây đều là những quốc gia có diện tích đậu nành biến đổi gen lớn nhất thế giới
Trang 42
Chương 2 Vật liệu và phương pháp 2.1 Địa điểm
Phòng 1, tòa nhà A2, Trường Đại học Nông Lâm Tphcm
2.2 Vật liệu nghiên cứu
2.2.1 Mục đích nghiên cứu
Kiểm tra thực phẩm biến đổi gen từ mẫu đậu nành từ thị trường thực phẩm địa phương
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu: hạt đậu nành từ thị trường (mẫu 3)
- Thiết bị:
▪ Bồn điện di
▪ Máy ly tâm
▪ Thiết bị PCR
▪ Máy đo OD BioDrop
- Hóa chất:
▪ Dung dịch SDS 10%
▪ Dung dich PCI – Phenol/Chloroform/ Isoamylalcohol (25:24:1), pH=8_ Giúp biến tính protein, chống tạo bọt ở lớp màng protein
▪ Dung dịch CI – Chloroform/ Isoamylalcohol (24:1)_kéo dung dịch Phenol còn dư, protein dư xuống dịch chìm
▪ Dung dịch Isoamylalcohol _Giúp tủa DNA xuống đáy
▪ Dung dịch Ethanol 70 _ có khả năng tủa DNA nhỏ (<1000bp)
▪ Dung dịch TE (Tris – HCl, pH=7,5-8,5; EDTA)_giúp bảo vệ, ổn định DNA
2.3 Phương pháp
2.3.1 Ly trích mẫu
- Thu hạt đậu nành từ chợ, thực hiện nghiền nát hạt bằng cối giã
- Sử dụng tube 1,5mL, cho bột đậu nành đã nghiền vào tube (tránh cho vỏ quá nhiều)
- Thêm vào tube 600 μL dịch trích SDS 10%, dùng chày giã nghiền bột đậu nành
- Bổ sung thêm 600 μL dung dịch PCI (Phenol/ Chloroform/ Isoamylalcohol) vào và lắc đều, li tâm với vận tốc 10.000 rpm/ 5 phút, sau đó hút 300 μL dịch nổi cho vào ống tube mới
Trang 53
Hình 2.1 Tube 1,5 mL sau khi thêm PCI
- Bổ sung 300 μL CI (Chloroform/ Isoamyl alcohol, 24:1) vào, lắc đều, li tâm 10.000 rpm/ 5 phút, hút dịch nổi chuyển qua tube mới
- Thêm 180 μL Isoamylalcohol, đảo nhẹ, để yên 30 phút ở -20℃
- Ly tâm 12.000 rpm/ 10 phút để thu kết tủa DNA Loại bỏ dịch nổi phía trên
- Thêm 500 μL Ethanol 70%, li tâm 12.000 rpm/ 3 phút Loại bỏ dịch nổi Lặp lại bước này 1 lần nữa
Hình 2.2 DNA được tủa dưới đáy tube
- Phơi ống cho đến khi không còn dung dịch nào bên trong ống
- Thêm vào kết tủa DNA 50 μL TE 1X, trộn đều và bảo quản ở -20℃
- Để kiểm tra hiệu quả ly trích DNA, tiến hành điện di tổng số DNA
2.3.2 Điện di tổng số DNA
- Chuẩn bị thạch Agarose 0.8%
Trang 64
- Thực hiện bơm vào giếng được tạo trên thạch agarose, 10 μL dung dịch gồm 5 μL Loading dye và 5 μL Gelred, và 5μL sản phẩm DNA
- Điện di tổng số ở hiệu điện thế 100V, trong 20 phút
2.3.3 Đo độ tinh sạch DNA
- Thực hiện trên thiết bị đo mật độ quang (Optical density, OD)
- Bơm vào vị trí đo OD 3μL sản phẩm ly trích DNA
- Kiểm tra và ghi lại kết quả đo ở bước sóng 260nm, và 280nm
- Độ tinh sạch của DNA tạm chấp nhận khi tỷ lệ A260nm/A280nm trong khoảng 1,8 – 2,2
2.4 Thực hiện phản ứng PCR
Tên primer thực hiện là 35S – 1, 35S – 2, có trình tự 195bp
• Thành phần phản ứng PCR
- Chu trình nhiệt
2.5 Điện di kiểm tra sản phẩm PCR
- Điện di sản phẩm PCR ở hiệu điện thế 100V trong 30 phút
3 Đọc kết quả trên thạch agarose dưới đèn UV
Trang 75
Chương 3 Kết quả và thảo luận 3.1 Kết quả điện di tổng số
Hình 3.1 Kết quả điện di tổng số DNA
3.2 Kết quả đo OD
Hình 3.2 Kết quả đo mật độ quang
3.3 Kết quả điện di sản phẩm PCR
Trang 86
Hình 3.3 Kết quả điện di sản phẩm PCR
3.4 Thảo luận
Sau khi đo OD, từ kết quả cho thấy nồng độ DNA được ly trích tự mẫu đậu nành quá cao, cần pha loãng xuống 20 lần để tránh làm ức chế DNA trong phản ứng PCR
Trang 97
4 Chương 4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận
Sau khi thực hiện kiểm tra bằng phương pháp sinh học phân tử, có thể kết luận mẫu 3 (đậu nành) dương tính, là 1 sản phẩm thực phẩm biến đổi gen – GMO
4.2 Kiến nghị
Cần tiến hành giải mã trình tự nucleotide, để có thể có kết luận chính xác