Được in trong tập truyện “Con chó xấu xí” 1962, tác phẩm không chỉ phản ánh bức tranh nạn đói, số phận bi thảm của con người bên vực thẳm của cái đói, cái chết mà còn ngợi ca khát khao h
Trang 1Đề 2: Phân tích nhân vật vợ nhặt trong
“Vợ
nhặt” của Kim Lân.
I Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả: vị trí, phong cách
- Giới thiệu khái quát tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, chủ đề
- Trích dẫn yêu cầu đề
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Sáng tác của ông là những trang viết chân thực, xúc động, tinh tế, hóm hỉnh về đề tài nông thôn và người dân nghèo Vợ Nhặt là tác phẩm tiêu biểu nhất Được in trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962), tác phẩm không chỉ phản ánh bức tranh nạn đói, số phận bi thảm của con người bên vực thẳm của cái đói, cái chết mà còn ngợi ca khát khao hạnh phúc,
vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tình người của người trong nạn đói Trong đó, tác giả đã khai thác thành công nhân vật vợ nhặt và giá trị hiện thực nhân đạo của tác phẩm.
II- Thân bài:
1 Giới thiệu khái quát: nhân vật vợ nhặt
⁃ Vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói năm 1945 ⁃ Cái đói đã cướp đi của thị tất cả: quê hương, gia đình, tên tuổi
Trang 2⁃ Thị chỉ được gọi một cách chung chung đầy phiếm chỉ: cô ả, người đàn bà, thị Tất cả gói gọn trong hai tiếng đầy thảm thương, rẻ rúng là “Vợ nhặt”
2 Phân tích
a Đến với tác phẩm “Vợ nhặt”, ta bắt gặp hình ảnh
người vợ nhặt hiện lên với những nét ám ảnh đầy xót thương:
a1.
Người vợ nhặt hiện lên với thân phận người trôi
dạt, vất vưởng:
⁃ Nạn đói diễn ra, người vợ nhặt phải trôi dạt khắp nơi để kiếm sống Thị chạy đói khắp nơi, ngồi vêu
ra cùng mấy chị em nơi cửa nhà kho
⁃ Sự vất vưởng của người vợ nhặt được tác giả khai thác rõ nét Cái đói đã cướp đi của thị tất cả: tên tuổi, quê hương, gia đình, cả sự rụt rè của người phụ nữ vốn có Thị lăn lóc ở ngoài đường giống như cộng rơm, cộng rác ai cũng có thể nhặt được
=> Với cái nhìn đầy cảm thương sâu sắc, tác giả
đã khắc họa được thân phận đáng thương của người vợ nhặt trong nạn đói.
Người vợ nhặt hiện lên với ngoại hình rách rưới,
nhếch nhác, tàn tạ, tiều tụy:
- Lần thứ hai xuất hiện trước mặt Tràng, ngoại hình của người đàn bà rách rưới, nhếch nhác : “Áo quần
Trang 3tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt Hai con mắt thị trũng hoáy.” Dưới chân thị, vực thẳm của cái đói, cái chết đang đe dọa Nạn đói đã huỷ
hoại ghê gớm hình hài, dáng vẻ thị Chiếc nón rách tàng, bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa tạo ra sự
tương hợp xót xa với khuôn mặt lưỡi cày xám xịt,
với bộ ngực gáy lép và hai con mắt trũng
hoáy.”Những chi tiết miêu tả nét mặt hay cử chỉ
của thị đều thảm hại bởi sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái đói, đến miếng ăn
- Thị tàn tạ đến nỗi, Tràng không thể nhận ra đây là người phụ nữ đã liếc mắt đưa tình với mình mấy hôm trước Cái đói đã cướp đi sự nhanh nhẹn, duyên dáng vốn có của người phụ nữ, chỉ còn lại sự tàn tạ đến thảm thương
=> Với cái nhìn thảm thương sâu sắc, thái độ lên
án tố cáo tội ác, tác giả đã cho ta thấy được ngoại hình người phụ nữ trở nên biến dạng, tàn tạ trong nạn đói thảm khốc.
Người vợ nhặt hiện lên với hành động đanh đá,
cong cớn, chao chát, thô lỗ:
A3.1-Hơn một lần, Kim Lân miêu tả vẻ cong cớn
của người đàn bà chao chát chỏng lỏn ngồi vêu ở
cửa kho thóc Lần đầu, thị cong cớn: Có khối cơm trắng với giò đấy để tỏ ra mình khôn ngoan,
không bị mắc lỡm một câu hò có những hình ảnh
Trang 4thật hấp dẫn về cơm trắng với giò – nhưng chính cái việc cố tỏ ra khôn ngoan ấy lại làm hiện ra những hi vọng thảm hại về miếng ăn
- Lần sau thì lại cong cớn gạt phăng miếng trầu xã giao, lễ nghĩa để kiếm bốn bát bánh đúc mong lấp đầy cái dạ dầy trống rỗng Bất chấp lí trí, cái đói vẫn xui khiến thị hi vọng về miếng ăn có thật ở một người đàn ông xa lạ, vẫn khiến người đàn bà đói khát ấy ton ton ra đẩy xe cho Tràng, thậm chí thị còn cười tít tình tứ – cái tình tứ tuyệt đối không phải vì sự lẳng lơ, cũng không xuất phát từ tình cảm với Tràng mà từ sự hấp dẫn không cưỡng nổi của miếng ăn thấp thoáng trong câu hò vu vơ! Rồi
vẻ mặt sưng sỉa khi Tràng lỡ hẹn, vẻ đon đả cùng ánh mắt sáng lên khi được mời ăn, động tác cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì - đó là hình ảnh chua xót, thảm hại
của một người đàn bà đã bị cái đói huỷ hoại không chỉ hình hài, dáng vẻ mà cả nhân cách cùng những phép tắc xã giao, những ý tứ lễ nghĩa tối thiểu Hành động sầm sập chạy tới “sưng sỉa” chửi xối xả vào mặt Tràng “điêu, người thế mà điêu, hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt của người đàn bà thể hiện sự đanh đá đanh đá, cong cớn Bởi thị đã nhịn đói nhiều ngày, cái đói đang hành hạ, đang dần cướp đi mạng sống của thị Thị cần ăn để sống, cần có nơi nương tựa để chạy trốn khỏi cái đói, cái chết
Trang 5- Cũng chính cái đói làm cho người vợ nhặt trở nên thô lỗ Khi Tràng mời ăn, hai con mắt của thị tức thì sáng lên: “Ăn thật nhá!” Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc Chỉ sau câu nói đùa của Tràng, thị đã theo Tràng về làm vợ
A3.2-Kim Lân cũng đặc biệt tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lí của người đàn bà qua đối thoại Nếu câu nói cong cớn Có khối cơm trắng với giò đấy để tỏ ra mình khôn ngoan, cũng là để dập tắt hi vọng trong lòng mình về miếng ăn đầy hấp dẫn thì ngay sau
đó, câu hỏi: này nhà tôi ơi, nói thật hay nói đùa đấy? lại phấp phỏng niềm hi vọng về một miếng ăn
có thật, dù nỗi thèm khát đã cố giấu trong cách nói
có vẻ như đùa cợt, chớt nhả - câu hỏi như đùa mà
sự đói khát lại thật đến đau lòng Xỉa xói Tràng vì đói khát: Điêu, người thế mà điêu , cong cớn gạt
miếng trầu cũng vì đói khát: Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu ; sung sướng khi nhận thấy khả năng được mời ăn dù vẫn không dám tin là thật: Ăn thật nhá , mãn nguyện sau khi no nê: Hà, ngon ; cuối cùng là một câu nói đùa nhạt nhẽo để chữa
ngượng: Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố tất cả những câu nói của thị đều thể hiện chân thực diễn biến tâm lí của một người đàn bà khốn khổ hoàn toàn ý thức được nỗi nhục nhã, xấu hổ khi lăn xả vào miếng ăn nhưng lại không thể kìm chế sự thèm khát miếng ăn, không chế ngự được sự dày vò, gào thét của cái dạ dày đang đói khát
Trang 6-> Qua đây, Kim Lân muốn tố cáo tội ác của xã hội thực dân phát xít không chỉ làm biến đổi ngoại hình
mà còn làm biến dạng tính cách con người Chỉ vì một câu hò giỡn, thị đã chạy đến liếc mắt đưa tình Chỉ vì chưa có miếng ăn, thị chửi xối xả vào mặt người khác Chỉ vì lời mời xã giao, thị đã ngồi xuống ăn thật Chỉ vì câu nói đùa, thị sẵn sàng theo một người đàn ông xa lạ về làm vợ.
b Nhưng người vợ nhặt cũng chính là nhân vật được Kim Lân gửi gắm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người ngay khi bị đẩy xuống đáy vực của đói khát Nhà văn Kim Lân đã khám phá ra được hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn của người vợ nhặt Đó là những vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng
và ngưỡng mộ:
b1 Phía sau thân phận trôi dạt, vất vưởng đó là
một người đàn bà có khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt:
- Người đàn bà đồng ý theo Tràng về làm vợ để chạy trốn khỏi cái đói, cái chết đang giơ vuốt Đối với thị, lúc này cần có miếng ăn để sống Nhưng, từ sâu thẳm trái tim, người vợ nhặt vẫn luôn khao khát một mái ấm gia đình như bao người đàn bà khác Ngay khi miêu tả người đàn bà phải lăn xả vào Tràng để kiếm miếng ăn, kim lân vẫn làm hiện
ra nỗi xấu hổ, khổ sở của một nhân cách bị vùi dập
vì đói khát ngay trong cách nói cố tỏ ra đáo để: khi
Trang 7ton ton chạy lại đẩy xe cho chàng, thị cười tít: đã thật thì đẩy chứ sợ gì?; đến hôm được Tràng mời
ăn, thị đon đả: ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn chứ sợ gì? - việc phủ định cái sợ lại cho thấy thị đang sợ hãi, đang xấu hổ, đang tự trấn an chính mình, và khi con người còn biết sợ, biết nhục thì cũng có nghĩa
là họ chưa bị hủy hoại hoàn toàn lòng tự trọng, chưa mất hết ý thức về liêm sỉ
- Sau bao nhiêu ngày chạy đói, sống vất vưởng, thị
đã trở thành vợ của chàng dù còn nhiều thách thức
lo lắng nhưng Thị đã có sự đổi đời
-> Với sự quan sát tinh tế và vốn am hiểu sâu sắc
về tâm lý của người dân lao động nghèo, tác giả đã diễn tả thành công niềm khao khát hạnh phúc của người vợ nhặt Thị thuộc những người đói mà không nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ đến sự sống và khao khát hạnh phúc.
b2.
Phía sau ngoại hình rách rưới, nhếch nhác, tàn
tạ, người vợ nhặt hiện lên với vẻ đẹp của sự nữ tính, ý tứ, biết điều:
- Trên đường theo Tràng về làm vợ, người vợ nhặt
đã hoàn toàn đổi khác, thị trở nên nữ tính:
+) Trước cái nhìn của xóm ngụ cư, thị rón rén thẹn thùng, ngượng nghịu, chân nọ bé díu vào cả chân
kia Hình ảnh người đàn bà đi sau hắn chừng ba, bốn bước… cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống,
Trang 8cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt… vẻ rón rén, e thẹn… trong buổi chiều đi
về nhà Tràng thực sự là hình ảnh của một người vợ
ý tứ, nết na và phép tắc, không còn mảy may dáng
vẻ của cô gái chỏng lỏn, cong cớn ngoài kho gạo lúc
+) Khi nghe những đứa trẻ con la to “Anh Tràng ơi, chông vợ hài”, thị nhíu mày, đỏ mặt xấp xấp lại tà áo
+) Thị mắng yêu khi nghe Tràng khoe chai dầu vừa mới mua “Hoang! Người thế mà hoang”
- Khi về đến nhà, cách ứng xử của người vợ nhặt rất biết điều và ý tứ:
+) Khi nhìn thấy căn nhà rách nát của Tràng, thị đã nén một tiếng thở dài Khi đứng trước cửa nhà
Tràng, thị đưa mắt nhìn toàn cảnh cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, người đàn bà không nén nổi sự thất
vọng, cảm giác ngao ngán, nỗi tủi hổ, bẽ bàng Tất
cả những cảm giác ấy hiện rõ trong việc thị đảo mắt nhìn quanh, cái ngực gày lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài Thị hoàn toàn có thể quay đi khi
không tìm thấy cái mà thị đã bất chấp tất cả để tìm kiếm, vậy mà thị vẫn ở lại, có lẽ vì thị đột ngột tìm thấy những điều thị không dám nghĩ đến trong hoàn cảnh khốn khổ, những điều quí giá hơn cả miếng ăn trong ngôi nhà rúm ró ấy, đó là tấm lòng
Trang 9nhân hậu của những người sẵn lòng cưu mang, đùm bọc thị
+) Lúc bà cụ Tứ chưa về, thị băn khoăn lo lắng ngồi mớm ở mép giường.Thị cũng biết hồi hộp, lo lắng, gia giáo và biết điều Về tới nhà Tràng, thị tỏ ra rất
ý tứ khi chỉ dám ngồi mớm xuống mép
+) Khi bà cụ Tứ xuất hiện, thị khép nép và chào hỏi rất lễ phép “U đã về ạ!” Thái độ của thị đầy gia giáo, khép nép, tội nghiệp, đáng thương khi đứng trước mặt bà cụ Tứ
=> Với ngòi bút khai thác tâm lý nhân vật tinh tế,
tác giả đã đi sâu vào thế giới nội tâm của người vợ nhặt để làm nổi bật tâm trạng đầy biến động của người con dâu khi về nhà chồng
b3.
Phía sau hành động đanh đá, cong cớn, thô lỗ;
người vợ nhặt hiện lên với vẻ đẹp của sự đảm đang, đúng mực, giàu niềm tin và hi vọng
B3.1- Người vợ nhặt hiện lên đầy đảm đang
- Sáng hôm sau, thị dậy rất sớm cùng bà cụ Tứ dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện rất vui vẻ Những búi cỏ dại đã được nhổ sạch, ang nước đã đầy ắp Tiếng chổi quét sân của thị vang lên sàn sạt như tiếng reo vui đang xôn xao trong lòng trước hạnh phúc đong đầy Thị đã mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho những con người từ nay sẽ gắn bó với thị
trong suốt cuộc đời: Tràng thấy một nguồn vui
Trang 10sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng,
bà cụ Tứ sung sướng với nét mặt nhẹ nhõm, tươi tỉnh… rạng rỡ Đặc biệt, thị còn mang đến cho ngôi
nhà tuyềnh toàng, rách nát của Tràng một sức sống mới mẻ, kì lạ: những đống rác mùn trong sân
đã được hót gọn, dây quần áo vắt khươm mươi niên được phơi hong khô ráo, hai cái ang bao lâu nay vẫn khô cong bây giờ nước đầy ăm ắp…
B3.2 - Cách cư xử của thị với bà cụ Tứ rất đúng mực
Khi đón lấy bát cháo cám từ tay mẹ chồng: "Mắt thị tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng Thị không muốn người mẹ nhân hậu, nghèo khổ phải buồn Chi tiết thị đón lấy bát cháo cám từ tay mẹ
chồng, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại Thị điềm nhiên và vào miệng cho thấy người đàn bà
này đã hiểu những cố gắng và cả tấm lòng của người mẹ, thị không chỉ biết cư xử ý tứ mà còn có một tấm lòng trân trọng nghĩa tình, đặc biệt là một bản lĩnh dũng cảm Cử chỉ và thái độ điềm nhiên
của thị đã làm vơi dịu đi rất nhiều nỗi cay cực, chua xót, tủi hổ của bà mẹ chồng nhân hậu Nếu bà cụ
Tứ thể hiện tấm lòng người mẹ qua những cử chỉ
ân cần, ấm áp thì người con dâu cũng đã không phụ tấm lòng yêu thương ấy khi thể hiện tấm lòng của người con trong cách ứng xử ý tứ thật dũng cảm đó đều là những cách ứng xử ngời sáng bản chất người, nồng ấm tình người dù họ đang phải ăn
Trang 11thức ăn của loài vật Hơn nữa, việc thị điềm nhiên
chấp nhận miếng cháo cám đắng chát cũng chứng
tỏ thị sẽ chấp nhận đối mặt với tất cả những khó khăn sắp tới bên cạnh những con người nhân ái từ nay đã là gia đình, là người thân của thị
B3.3- Người vợ nhặt luôn giàu niền tin hi vọng vào
sự đổi đời
Trong bóng đêm của nghèo đói, thị vẫn hào hứng hướng về sự sống và khao khát đổi đời Thị nhắc đến chuyện ở Thái Nguyên và Bắc Giang người ta không đóng thuế nữa mà phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói Lời nói đó của Thị đã gieo vào lòng Tràng và xóm ngụ cư niềm tin vào ngày mai tươi sáng Thị cũng là người đầu tiên nhen nhóm niềm hi vọng về sự thay đổi cuộc đời khi nhắc đến chuyện Việt Minh lãnh đạo nông dân đi phá kho thóc của Nhật ở Thái Nguyên, Bắc Giang và câu chuyện kì diệu của những con người cùng ở dưới bầu trời này, trong đất nước này đã gieo vào lòng những người đang ngồi ăn cháo cám niềm hi vọng mãnh liệt về sự đổi đời, về một tương lai ấm no, tươi sáng
=> Với thái độ trân trọng, ngợi ca; tác giả đã làm nổi bật được niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc, sự đảm đang ý tứ của người vợ nhặt Qua đây, tác giả không chỉ tố cáo tội ác của xã hội thực dân phát xít mà còn khẳng định chính tình người
Trang 12ấm áp đã làm sống lại những vẻ đẹp tâm hồn của người vợ nhặt.
3 Đánh giá chung: - Nghệ thuật
- Nội dung
- Tác Phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện sự thành công nổi bật về nội dung và nghệ thuật Xác định tình huống truyện độc đáo hấp dẫn Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, tài hoa Cốt truyện lôi cuốn, giọng điệu trần thuật hấp dẫn Ngôn ngữ giản dị, triết lí, hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, khắc họa tính cách nhân vật độc đáo
- Tất cả đã góp phần diễn tả thành công nhân vật vợ nhặt với những nét ám ảnh xót thương và vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng Qua nhân vật vợ nhặt, tác giả đã khẳng định một chân lí ở đời: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn không mất
đi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc họ vẫn luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn
III Kết bài
“Vợ Nhặt” xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân Phải có 1 ánh mắt đầy trìu mến yêu thương, tài năng viết truyện sắc xuất, tác giả mới
có thể viết lên những trang văn thấm đẫm tình người Chính sự đặc sắc về nghệ thuật, sự phong phú về nội dung đã góp phần diễn tả thành công nhân vật vợ nhặt với những nét ám ảnh xót thương và vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng