HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN BÀI TẬP LỚN Đề bài: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP NGÀNH KIỂM TOÁN HÀ NỘI - 2023... ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
BÀI TẬP LỚN
Đề bài: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI
NGHIỆP NGÀNH KIỂM TOÁN
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP NGÀNH KIỂM TOÁN
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Khánh Phương
Danh sách nhóm
sinh viên
Công việc Đánh giá
hoạt động
1 Nguyễn Thị Mai Phương 25A4022203 Bước 1, 2 câu 2 20%
+sửa bài
20%
3 Nguyễn Vũ Hà Thanh 25A4022484 Bước 3,4 câu 2 20%
5 Nguyễn Tùng Dương 25A4020491 Bước 7 , mô hình
Trang 3Mục lục
1.1.Khái niệm về khởi nghiệp 4
1.2.Các khái niệm liện quan đến khởi nghiệp 4
1.2.1 Khởi nghiệp 4.0 là gì? 4
1.2.2 Nhà khởi nghiệp là gì? 4
1.2.3 Vốn khởi nghiệp là gì? 4
1.2.4 Cơ hội khởi nghiệp là gì? 4
1.2.5 Tại sao cần khởi nghiệp? 5
Bước 1: Đánh giá bản thân 5
1.1 Tính cách 5
1.2 Kỹ năng 6
1.2.1 Kỹ năng cứng 6
1.2.2 Kỹ năng mềm 6
1.3 Nhân sinh quan 7
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 7
1.1 Mục tiêu ngắn hạn 8
1.2 Mục tiêu dài hạn 8
Bước 3: Nghiên cứu công việc 9
3.1 Mô tả công việc 9
3.2 Cơ hội việc làm 9
3.3 Lộ trình thăng tiến 9
3.4 Mức lương (trung bình tháng) 10
3.5 Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng 11
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính 11
Bước 5: Suy nghĩ kinh nghiệm học vấn trước khi vào nghề 12
Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc 12
Bước 7: Lập kế hoạch và những hoạt động rõ ràng 13
7.1: Trong khi học đại học 13
a.Kế hoạch học tập các môn học chuyên ngành 13
b.Kế hoạch rèn luyện các kỹ năng mềm 14
7.2: Kế hoạch trong tương lai 14
II MÔ HÌNH SWOT CỦA KIỂM TOÁN 14
1 Sức mạnh (Strengths) 14
2 Yếu điểm (Weaknesses) 15
Trang 43 Cơ hội (Opportunities) 15
4 Rủi ro (Threats) 15
Trang 5Lời cảm ơn
Bốn tuần tìm hiểu ngắn ngủi vừa rồi là cơ hội cho chúng em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức Tuy chỉ có khoảng thời gian ngắn, chúng em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức về bài tập nhóm liên quan đến vấn đề khởi nghiệp Trong quá trình tìm hiểu, chúng em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của và sự
cổ động tinh thần của cô Khánh Phương Khoa Kế toán-Kiểm toán và các bạn lớp K25KTB đã giúp chúng em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt bài tập nhóm này
Bài tập nhóm môn nguyên lý kế toán với đề bài “Nhận diện những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp ngành Kiểm Toán ” của ngành Kế Toán Kiểm Toán và để kết quả của quá trình tìm hiểu tích cực, nghiên cứu kĩ lưỡng, cũng là của sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo và bạn học trong suốt thời gian qua Qua trang viết này nhóm nghiên cứu xin gửi lời biết ơn tới những người đã giúp đỡ bọn em trong thời gian học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng em nhận thấy mình đã cố gắng nhưng vì kiến thức vẫn có hạn chế nên vẫn còn thiếu sót, mong thầy cô bổ sung để
bài tập được hoàn thiện hơn
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6Câu 1: Tìm các khái niệm có liên quan đến khởi nghiệp
1.1.Khái niệm về khởi nghiệp
Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình đều được gọi là khởi nghiệp
Ví dụ: Rever là startup Việt Nam đầu tiên áp dụng công nghệ vào lĩnh vực môi giới bất động sản Thương hiệu được thành lập năm 2016 và nay đã có 5 sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn TP.HCM
Cơ sở dịch vụ của Rever là cung cấp giải pháp tiếp thị cho những người đang có nhu cầu bán hoặc cho thuê bất động sản
Hiện nay, Rever đang thu về lợi nhuận thông qua hai mảng là môi giới và cung cấp giải pháp cho các nhà phát triển dự án bất động sản
1.2.Các khái niệm liện quan đến khởi nghiệp
1.2.1 Khởi nghiệp 4.0 là gì?
Khởi nghiệp 4.0 là khởi nghiệp trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và cách làm việc vớicon người trong doanh nghiệp được đổi mới Đây được xem là xu thế phổ biến hiện nayvới nhiều mô hình mới mẻ khác nhau.Một số lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ có thể kể đến như trí tuệ nhân tạo AI,robot, xe tự lái, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ in 3D
1.2.2 Nhà khởi nghiệp là gì?
Nhà khởi nghiệp là người có ý tưởng kinh doanh riêng có xu hướng trở thành ngườiquản lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm,dịch vụ mới,…
1.2.3 Vốn khởi nghiệp là gì?
Vốn khởi nghiệp trong tiếng Anh là Startup Capital Vốn khởi nghiệp là khoản tàichính mà bạn đầu tư để phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới
Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư, ngân hàng Nếu muốnđược các nhà đầu tư góp vốn vào thì trước tiên bạn nên có kế hoạch kinh doanh vững chắc
1.2.4 Cơ hội khởi nghiệp là gì?
Cơ hội nghề nghiệp là những thời cơ quan trọng trongnhững thời điểm thích hợp mang lại cơ hội, may mắn để bạncó được sự nghiệp thành công Cơ hội nghề nghiệp có thể đến bất kỳ lúc nào mà bạn không hề hay biết, nó không nằm trongdự
Trang 7định và tầm kiểm soát của bạn Hiện nay, cơ hội khởi nghiệp dành cho mọi người đượcmở rộng nhiều hơn bởi một số lý do sau đây:
●Thời đại 4.0 giúp công việc trở nên dễ dàng hơn
●Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
●Môi trường kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài
●Sự đa dạng các hàng hóa, dịch vụ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa họccông nghệ tạo điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp
●Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ năm 2017, Việt Nam đứng thứ 47/127 quốc gia và vùng lãnh thổ về tính sáng tạo
1.2.5 Tại sao cần khởi nghiệp?
Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê Họ được tự do trongcông việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấpnhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình
Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể (trong bước 7)
Bước 1: Đánh giá bản thân
1.1 Tính cách
Trong phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi về tính cách của bản thân Vậy lý do là gì? Thứ nhất là để biết bạn có phù hợp với vị trí làm việc và văn hóa công ty hay không Thứ hai là để họ hiểu được tính cách của bạn và cân nhắc xem tính cách như vậy liệu sẽ hỗ trợ hay cản trở bạn trong quá trình làm việc Và lý do cuối cùng là cho bạn thêm một cơ hội để tự nhìn nhận xem bản thân có phù hợp với
vị trí ứng tuyển không
Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói thể hiện ra bên ngoài
Là người cởi mở, mong muốn được giao tiếp và làm việc cùng nhiều người khác nhau
Là người có tổ chức, luôn nỗ lực phát triển để hoàn thành công việc có hiệu quả hơn
Trang 8Kĩ năng làm việc nhóm tốt, xử lý tình huống và đưa ra giải pháp kịp thời Thích nghi nhanh với môi trường sống khác nhau
1.2 Kỹ năng
Kỹ năng là những khả năng, kiến thức, năng lực mà con người sử dụng để thực hiện công việc, giải quyết một vấn đề nào đó Kỹ năng có thể bao gồm cả khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế, cũng như khả năng thích nghi và học hỏi trong tình huống mới
1.2.1 Kỹ năng cứng
Là những kỹ năng thiên về kỹ thuật, có tính chuyên môn, liên quan đến việc sử dụng các công cụ, phần mềm, quy trình cụ thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ Kỹ năng này đòi hỏi mỗi người phải trải qua quá trình rèn luyện, học hỏi, các bài kiểm tra, đánh giá mới đạt được
Một số ví dụ về kỹ năng cứng:
Kỹ năng tin học văn phòng
Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị
Kỹ năng lập trình, thiết kế
Mỗi thành viên trong nhóm đang dần học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng trong quá trình học Đại học, học thêm bên ngoài cũng như trong công việc sau này 1.2.2 Kỹ năng mềm
Là những kỹ năng phi kĩ thuật, liên quan đến cách thức mà cá nhân tương tác, giao tiếp và làm việc với người khác Chúng khó định lượng và có liên quan đến tính cách mỗi người
Một số ví dụ về kỹ năng mềm:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng lập kế hoạch
Mỗi thành viên trong nhóm đang thực hiện khá tốt kỹ năng quản lý thời gian khi sắp xếp việc đi học, đi làm, giải trí một cách phù hợp Trong quá trình làm việc
Trang 9nhóm, các bạn cũng thể hiện được bản thân giao tiếp khá tốt, biết lên kế hoạch và sáng tạo trong công việc
1.3 Nhân sinh quan
Nhân sinh quan là hệ thống quan niệm về cuộc đời, ý nghĩa, mục đích sống của con người, là cách con người nhìn nhận cuộc đời Nhân sinh quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hướng con người đến ý chí, phấn đấu Nó là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, chi phối hành vi và các hoạt dộng của con người trong đời sống
Tinh thần trách nhiệm
Tôn trọng người khác
Tinh thần hợp tác, đoàn kết, phối hợp với nhau để công việc hiệu quả Tính trung thực, khiêm tốn
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng, kỳ vọng mà mỗi người mong muốn đạt được trên con đường sự ghiệp, có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn Xác định mục tiêu nghề nghiệp một cách chính xác sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân, giúp bản thân phát triển sự nghiệp một cách tốt nhất
Vậy dựa vào đâu để xác định mục tiêu nghề nghiệp?
Dựa vào năng lực thực tế của bản thân
Thành công mà bản thân định nghĩa, đang mong đợi là gì
Mục tiêu nghề nghiệp ấy có thể đo lường được
Nguồn lực để thực hiện mục tiêu ấy
Ngoài ra có thể sử dụng nguyên tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp phù hợp cho vị trí kiểm toán:
- S – Specific (cụ thể)
- M – Measurable (có thể đo lường được)
- A – Achievable (có tính khả thi)
- R – Realistic (có tính thực tế)
- T – Timebound (có thời gian rõ ràng)
Tuy nhiên, để hoàn thành một mục tiêu lớn, cần chia nhỏ nó ra thành nhiều giai đoạn Chúng ta nên bắt đầu với những mục tiêu ngắn hạn để chạm đến mục tiêu dài hạn, hai loại mục tiêu này cần có tính liên kết với nhau
Trang 101.1 Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những dự định, kế hoạch về công việc trong tương lai gần, mục tiêu đó nên cụ thể và nằm trong khả năng của bản thân Mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được trong vòng 6 tháng đến 3 năm
Hiện tại, bản thân đang là sinh viên năm 2, cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn của bản thân như sau:
- Hoàn thành các môn học đại cương và chuyên ngành đạt loại giỏi
- Nâng cao trình độ tiếng Anh, thi các chứng chỉ tiếng anh quốc tế nếu có điều kiện nên học thêm một ngôn ngữ nữa
- Thi các chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế
- Chủ động học hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm từ các anh chị, từ người quen đi trước
- Tìm kiếm cơ hội để bắt đầu sự nghiệp kiểm toán viên, tham gia vào các dự án kiểm toán thực tế
1.2 Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp trong tương lai, cùng với đó là hướng đi để thực hiện được mục tiêu của mình
Là một sinh viên, thì thời gian của mục tiêu dài hạn chỉ nên tối đa 5 năm trở lại, như vậy thì khả năng thực hiện và đạt được những mục tiêu đó cao hơn
Trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện và quản lý các dự án kiểm toán độc lập
Đạt được chứng chỉ kiểm toán viên và nắm vững các quy trình, chuẩn mực kiểm toán chuyên ngành
Xây dựng mạng lưới đồng nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức chuyên môn
Nỗ lực không ngừng để đóng góp vào sự phát triển và đạt được thành công trong sự nghiệp kiểm toán của mình
Bước 3: Nghiên cứu công việc
3.1 Mô tả công việc
- Theo dõi sổ sách kế toán của đơn vị được kiểm toán
Trang 11- Kiểm tra tính trung thực, hợp lý của sổ sách kế toán nêu trên
- Đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính (và đưa ra tư vấn cho khách hàng) 3.2 Cơ hội việc làm
Kiểm toán độc lập luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng để một doanh nghiệp vận hành trơn tru vì sản phẩm của bộ máy này sẽ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị đưa ra nhiều quyết định đúng đắn Trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, Big4 (PwC, EY, Deloitte, KPMG) là những công ty lớn nhất cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn, hàng năm 4 công ty này tuyển dụng hàng trăm sinh viên phục vụ nhu cầu về nhân sự của mình Ngoài 4 công ty trên, ở Việt Nam, cũng có các công ty kiểm toán lớn khác như Grant Thornton, Mazar, Hãng kiểm toán AASC, VACO, hàng năm hàng nghìn tân sinh viên có chuyên môn tốt gia nhập khối ngành này
Ngoài kiểm toán viên độc lập các bạn có thể lựa chọn các hướng đi như kiểm toán nội bộ, kiểm soát viên, kế toán môi trường, thanh tra kinh tế, chuyên gia kế toán quốc tế, thuế, quản lý tài chính… Có rất nhiều những chuyên gia trong các lĩnh vực như tài chính, thuế đều có xuất phát điểm từ Kiểm toán độc lập
3.3 Lộ trình thăng tiến
Thực tập sinh kiểm toán (Audit intern) (3-6 tháng):
Trợ lý kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán
Giám đốc kiểm toán
Chủ phần hùn kiểm toán
Trang 12o Kiểm tra và so sánh các tài khoản đơn giản (tài khoản tiền, thủ tục kiểm kê tài sản) trên báo cáo tài chính
Trợ lý kiểm toán (Associate/Junior) (3-5 năm):
o Đảm nhiệm công việc hướng dẫn các thực tập sinh làm việc
o Chịu trách nhiệm trước trưởng nhóm kiểm toán về kết quả của những phần việc được giao hoặc hướng dẫn cho thực tập sinh
Trưởng nhóm kiểm toán (Senior) (2-3 năm):
o Chịu trách nhệm triển khai các cuộc kiểm toán
o Phụ trách, giám sát, điều phối các trợ lý kiểm toán trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ của cuộc kiểm toán đã đặt ra
Trưởng phòng kiểm toán (Manager) (6-7 năm):
o Điều hành, phối hợp công việc với các trưởng nhóm
o Làm việc với khách hàng, giải quyết các sự việc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán
Giám đốc kiểm toán (Director) (8-10 năm):
o Điều hành và đảm bảo thành công cho các cuộc kiểm toán của công ty
o Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn giữa khách hàng và các nhân viên cấp dưới
o Quản lý ngân sách để đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận
o Đóng góp vào việc gia tăng doanh thu cho công ty và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Đối tác kiểm toán (Partner):
o Phát triển và duy trì khách hàng
3.4 Mức lương (trung bình tháng)
Đơn vị tính: triệu đồng
Trưởng nhóm kiểm toán 10-20 9-15
Trưởng phòng kiểm toán 18-27 16-23
Giám đốc kiểm toán 50-100 40-60
Đối tác kiểm toán Theo lợi nhuận
của công ty
Theo lợi nhuận của công ty
Trang 133.5 Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng
Vị trí Yêu cầu chuyên môn Yêu cầu kỹ năng
Thực tập sinh Tốt nghiệp đại học Tin học văn phòng cơ bản, kiến thức
chuyên ngành cơ bản
Trợ lý kiểm toán Có đủ kiến thức kế toán,
kiểm toán của nhiều loại
hình doanh nghiệp
Có hiểu biết về các chuẩn mực kế toán quốc tế thông qua các chương trình: ACCA; ICAEW; …
Trưởng nhóm
kiểm toán
Có chứng chỉ Kiểm toán
viên
Am hiểu, đủ trình độ chuyên môn với mọi hoạt động của khách hàng Quản lý, lên kế hoạch tốt Trưởng phòng
kiểm toán
Tốt nghiệp Đại học trở lên
chuyên ngành Kiểm toán,
Kế toán, Tài chính hoặc
Ngân hàng
Tiếng anh đọc hiểu và viết
tốt
Thành thạo tin học văn
phòng: MS Office: Word,
Excel & PowerPoint
Kỹ năng quản lý tốt
Có thái độ làm việc chuyên nghiệp, độc lập và trung thực
Lên kế hoạch, tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc tốt
Giao tiếp, ứng xử nhã nhặn và hướng dẫn cấp dưới
Biết lắng nghe, tranh luận xây dựng
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính
Để đủ điểu kiện trở thành kiểm toán viên, trước hết phải hoàn thành bậc đại học Chúng ta cần xem xét tình hình tài chính sao cho phù hợp với mức học phí của các trường Một vài trường có đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán có mức học phí như sau:
- Học viện Ngân hàng: khoảng 14 triệu đồng/năm học (đối với hệ đào tạo đại trà) Học phí các chương trình đặc thù từ khoảng 30 - 90 triệu đồng/năm học
- Trường Đại học kinh tế Quốc dân: 20 – 25 triệu đồng/năm học đối với hệ chính quy; Học phí các chương trình đặc thù từ 40 – 60 triệu đồng/năm học
- Học viện Tài chính: Học phí chương trình chuẩn là 17 triệu đồng/năm,
Học phí chương trình chất lượng cao là 41 triệu đồng/năm
Trong thời gian học đại học, sinh viên có thể học thêm các khóa học để sở hữu chứng chỉ kế toán quốc tế; chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng có chi phí học + thi ~ 100 triệu đồng cho các môn học cơ bản