1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)

138 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống Giáo dục Dưới Chế Độ Việt Nam Cộng Hòa (1954 - 1975)
Tác giả Đàm Phương Thanh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hồng Nga
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 39,71 MB

Nội dung

Cuén sách trình bày đại cương về giáo dục cộng đồng; đặc điểm của cộng đồng thôn xã miền Nam; trường tiêu học cộng đồng vàviệc tô chức, điều hành nền giáo dục cộng đồng; năm 1967, Nguyễn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀM PHƯƠNG THANH

HỆ THÓNG GIÁO DỤC DƯỚI CHÉ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA

(1954 - 1975)

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

HE THONG GIÁO DỤC DƯỚI CHE ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA

(1954 - 1975)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi va được sự

hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Hồng Nga Các nội dung nghiên cứu, kết quảtrong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở các công trìnhnghiên cứu khác Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi rõ trong phần tài liệu tham

khảo.

Ngoài ra, đê nâng cao khả năng tin cậy của bài luận văn, trong bài việt, tôi có sử dụng một sô nhận xét, đánh giá cũng như sô liệu của các tác giả khác, cơ quan, tô chức

khác và đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021

Tác giả luận văn

Đàm Phương Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠNTôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo - TS Hoàng Thị Hồng Nga, Giảng viên Bộ môn

Lịch sử Việt Nam Cận Hiện đại, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Cô là người đã tận tình giảng dạy, trực tiếp hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ở bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận Hiện đại, các thầy, cô ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã góp

ý, giúp đỡ dé tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của các cơ quan: Thư viện Khoa Lịch sử,

Trung tâm Thông tin thư viện - Dai hoc Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam,

Thư viện Viện Sử học đã hết sức tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác tài liệu,

nghiên cứu dé tôi hoàn thành luận văn của mình.

Cuôi cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành va sâu sắc nhat dén gia đình, bạn bè

đã động viên, chia sẻ, tạo điêu kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của

mình.

Trang 5

DANH MỤC CHU VIET TAT

STT Từ viết tắt Tên day du

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bảng Tên Bảng Trang

Bảng 1.1 Ngân khoản viện trợ trực tiếp cho giáo dục miền Nam của| 24

USAID từ năm 1954 đến năm 1970

Bảng 2.1 | Số liệu thống kê về học sinh tiểu học ở miền Nam Việt Nam (tir| 53

năm học 1964 - 1965 đến năm học 1968 - 1969)Bảng 2.2 | Thống kê số trường tiêu học cộng đồng (từ năm học 1963 - 1964} 53

đến năm học 1968 - 1969)Bang 2.3 | Thống kê số trường cộng đồng thí điểm Nông Lâm Stic (từ năm | 54

học 1965 - 1966 đến năm học 1969 - 1969)Bảng2.4_ | Bảng 10 trường trung học bán công được trợ cấp trong 2 niên 57

Trang 7

3 Mục tiêu nghiÊNn CỨU - << << << 9 9 9 0.0 0001.000900460908096 06 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu «- «<< s°ss+sssse+seEssevseesserserssersecse 10

4.1 Đối tượng ng ÌhÊH CÚI -e- se cs< se Set se EseESsESsESsEEsEEsErsetsersetsetsetsetsersersrrsee 10

4.2 PHAM Vi NYNIEN CÍHH- o- << << sọ 0 0.00010800008006 800600 11

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu -s- 5° 5° s2 ssssessessessessesse 12

BOI CẢNH LICH SỬ MIEN NAM VIET NAM (1954 - 1975) VA NHUNG YEU TO

TAC DONG DEN HE THONG GIAO DUC 5 5-5 5s 90156 968 se 15

1.1 Sự thiết lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và bối cảnh lịch sử ở miền Nam

Việt Nam (1954 - 19775) 5< II HH TH 0 000090090090 896 15

1.2 Viện trợ Mỹ trong giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975) 22

1.3 Chính sách và thiết chế giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa 25

1.3.1 Nguyên tắc, mục tiêu, triẾt lý giáo AUC - -ec-eeceecesceecsscsseeeesersessertsssssrs 25

1.3.2 Bộ máy quản LY giÁO (đHỤC co << s 000040806006 0808906 31

1.3.3 Chính sách cụ thé trong phục hồi, 6n định và phát triển giáo đục 36

II 810) T0 41

CHƯNG 2 ỏ 5-5 <4 H HH 1 TT H009 00.100 09090901 0900.001 0 42

HE THONG GIAO DỤC DƯỚI CHE ĐỘ VIET NAM CONG HOA (1954 - 1975) 42

2.1 Khái quát về nền tảng hệ thống giáo dục Pháp ở miền Nam Việt Nam (trước

TAN ÍÕ Š/{)), o- G5 G9 9 Hi Hi I0 0 0 ii 0 000.00 0909090 42

Trang 8

2.2 Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975) 46

2.2.1 Giáo dục phổ tNONG oe-s-s<e< se se se EseESsESsESsEEsEEsEEseEsetsetsersetsetkeereerserseree 46

2.2.1.1 BGC tit NOC nan e 47

2.2.1.2 Độc trung ÏLỌC o- << << 2 cọ HH TH HT T001 00 6001 06 55

2.2.1.3 Hệ thống bình dân giáo duc và xóa nạn mù chiữ - -sc-sc-sc-sec<+ 62

2.2.2 Giáo dục đại học và SAU ỔẠi ÏLỌC <5 «<< 0100960868680 0806 06 63

2.2.3 Giáo dục đối với cộng đồng các dân tộc ít người và người Hoa - 68

2.2.3.1 Đối với đồng bào vùng Tây NgHÊN4 s-c< co csecscsecsesessesersersesersee 682.2.3.2 Đối với người HO e oe-cs©ce<©ce+veEeetteeEteEteeEketteerkstteerkstrserkserssrksrresre 70

II 0870) 171210 71

CHƯNG 3 5G G5 < << TH HT HT T00 0900409000990 1 0 73

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỦA CÁC BẬC HỌC DƯỚI CHÉ ĐỘ VIỆT NAM

CONG HOA (1954 - 1975) << HH HH 0004000809096 73

3.1 Chương trình giáo dục phố thông s- s-s s°ssssssssssssessessessessessse 73

3.1.1 Chương trình bậc tiỂu NOC c ecesccscesceseeseeeetettsetsetsetseteetsetserserserssrssere 73

3.1.2 Chương trình bậc rung NOC cc co << << 90896006 0800906 76

3.2 Chương trình giáo dục dai HỌC <s- <5 << 5 sọ Họ ni 00050800806 83 3.3 Tài liệu, sách giáo k0 o- << 5< <5 99 9 9 00 0100000000908000 896 89

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, giáo dục và dao tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõmục tiêu: “Tao chuyên biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;

đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của

nhân dân” Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được cả xã hội quantâm, góp sức Liên quan đến giáo dục đào tạo gồm có các vấn đề mang tính chiến lượcnhư triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục cho đến những nội dung cụ thé về chương trình,sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá Tất cả đều là những nội dungquan trọng, phức tạp, cần có quá trình đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng, có hệ thống

và mang tính đồng bộ Trong đó, công tác nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm giáo dục của

các thời kỳ lịch sử đóng một vai trò quan trọng.

Thực tiễn lịch sử cho thấy thời kỳ 1954 - 1975 giáo dục dưới chế độ Việt NamCộng hòa có vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng khá sâu rộng trong xã hội miền Nam Việcnghiên cứu về giáo dục miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) dưới chế độ Việt Nam Cộnghòa góp phần bổ sung những hiểu biết về diễn trình lich sử cũng như mô hình, phương

thức tô chức, các loại hình giáo dục, về hoạt động, đặc điểm nổi bật, vai trò của hệ thống

giáo dục ở miền Nam Việt Nam Thông qua việc tìm hiểu về giáo dục chúng ta sẽ cóthêm những cơ sở dé nhận thức day đủ, toàn diện và khách quan hơn về các van đề chínhtrị - văn hóa - xã hội của miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này Từ đó sẽ góp phần hoàn

thiện hơn bức tranh chung nền giáo dục Việt Nam thời kỳ hiện đại, tham gia khắc phục

tình trạng nghiên cứu về lịch sử miền Nam (1954 - 1975) quá thiên về lịch sử chính trị,lịch sử chiến tranh Bên cạnh đó, với cách tiếp cận toàn diện và khách quan, tôn trọnglịch sử, hướng nghiên cứu này bên cạnh việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế như vốn lâu

nay đã đề cập, còn có thể đúc kết, khăng định những kết quả quan trọng, những thế mạnh,

ưu điểm của giáo dục ở miền Nam Việt Nam, và với tinh than cầu thị, sẽ tham khảo, vận

dụng được cho hiện tại.

Trong xu hướng đề tài này, đã có một số công trình nghiên cứu ở cả miền Nam vàmiền Bắc, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau từ trước đến nay Tuy nhiên, xét về tông thé,

các công trình đó chủ yếu vẫn tập trung trình bày về nền giáo dục cách mạng trong vùng

1

Trang 10

giải phóng, ít đề cập hoặc nếu có thì chủ yếu đánh giá từng mặt, từng khía cạnh của giáodục mà chưa đi sâu vào hệ thống tô chức, hoạt động của các bậc học một cách có hệthống Hiện nay các nguồn tư liệu về giáo dục miền Nam Việt Nam vẫn còn đang phântán, chưa được tập hợp lưu trữ tại thư viện chuyên ngành Việc sưu tầm, nghiên cứu, tìmhiểu sâu hơn về các vấn đề của giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975 sẽ gópphần đáp ứng mục tiêu bồ sung tư liệu, nhận thức lịch sử về nội dung này.

Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài, học viên đã quyết địnhđăng ký triển khai luận văn cao học với đề tài “Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam

Cộng hòa (1954 - 1975)”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một đề tài mà càng ngàycàng nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu, học giả, học viên cao học,nghiên cứu sinh và sinh viên đại học Tính đến nay, đã xuất hiện một số các công trình

khảo cứu, bài viết, sách chuyên khảo được xuất bản trong và ngoài nước hoặc được giới

thiệu ở một số diễn đàn giáo dục Nghiên cứu về giáo dục ở miền Nam dưới chế độ ViệtNam Cộng hòa (1954 - 1975) có thê được chia thành hai thời ky: trước va sau năm 1975

2.1 Trước năm 1975

Trước năm 1975, việc nghiên cứu về giáo dục miền Nam Việt Nam chủ yếu domột số học giả và một số người quan tâm ở miền Nam tiến hành Kết quả là trong thời kỳnày, các công trình nghiên cứu, cuốn sách và bài báo bàn luận về các vấn đề của giáo dụcmiền Nam được công bố Đây là nguồn tài liệu phong phú, hữu ích cho các nhà nghiêncứu thời ky sau Các tác gia của những nghiên cứu này hầu hết đã làm việc và có liên hệ

chặt chẽ với các cơ quan giáo dục, trường sở ở miền Nam Việt Nam nên việc tiếp cận,

tìm hiểu hệ thống giáo dục là tương đối thuận lợi, lượng thông tin trong các bài viết nàykhá phong phú Tiêu biểu trong số những nghiên cứu này như: năm 1964, GS VươngPền Liêm xuất bản cuốn sách Giáo dục cộng dong: đường lối giáo dục nhằm giải phóng

dan tộc ra khỏi tình trạng chậm tiến [83] Cuén sách trình bày đại cương về giáo dục

cộng đồng; đặc điểm của cộng đồng thôn xã miền Nam; trường tiêu học cộng đồng vàviệc tô chức, điều hành nền giáo dục cộng đồng; năm 1967, Nguyễn Văn Trung, bằngcon mắt của một giáo sư triết học uy tín, trong cuốn Góp phan phê phán giáo dục và đạihọc [120], đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của chế độ giáo dục miền Nam, đặc biệt là

giáo dục đại học như: phê phán mô hình đại học Pháp; trường Pháp, trường Việt, trường

tôn giáo; chính trị hóa nền giáo dục

Trang 11

Tu năm 1969, phong trao cải tổ giáo dục ở miền Nam Việt Nam phát triển mạnh

mẽ, giáo dục chứng kiến bước chuyền biến căn bản từ mô hình Pháp sang mô hình Âu

-Mỹ Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu về giáo dục nói chung và van đề cải tổ giáo dụcxuất hiện ngày càng nhiều Một số bài viết mang tính nhận định, tổng kết về giáo dụcmiền Nam Việt Nam như các bài “Một vài nhận định về hiện trạng của nền giáo dục ViệtNam” của tác giả Vũ Quốc Thông (1969), “Năm năm đã qua hay là một vài nhận định vềcông việc làm của Văn phòng Hội đồng Quốc gia” của tác giả Nguyễn Chung Tú vànhiều bài nhận định khác in trong Kỷ yếu của Hội đồng Quốc gia Giáo dục năm 1969 Kỷyếu này đã trình bày thực trạng của nền giáo dục thông qua lăng kính của Hội đồng Quốcgia Giáo dục - một co quan có chức năng có van cho chính quyền về giáo dục ở miềnNam Việt Nam Cùng trong năm này, Giáo sư Nguyễn Quỳnh Giao thực hiện một sốcuộc phỏng van các nhà giáo dục nồi tiếng, đã và dang nắm giữ các chức vụ quan trongtrong ngành giáo dục miền Nam như Linh mục Cao Văn Luận, Thượng tọa Thích Minh

Châu, Thượng tọa Thích Đức Nghiệp, Giáo sư Trần Văn Qué, Giáo su Trần Van Từ,

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Bác sĩ Trần Ngọc Ninh, Bác sĩ Hoàng Văn Đức, Giáo sưNguyễn Văn Phú, Giáo sư Vũ Quốc Thông, Võ sư Lê Sáng Các bài phỏng vấn này đã

đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh của nền giáo dục miền Nam Việt Nam, từ đó điđến đánh giá bản chất và thực trạng của giáo dục miền Nam Mục tiêu sâu xa của cáccuộc phỏng vấn này mong muốn từ đó tìm ra đường hướng cải tổ giáo dục [63] Các bàiphỏng vấn này được tông hợp và in thành sách Cđi t6 giáo duc Giáo sư Nguyễn KhắcHoạch công bố cuốn sách Xây dung và phát triển văn hóa giáo dục [70] Cuén sách đềcập đến tinh thần quốc gia trong trường đại học và vị trí của Đại học Văn khoa trong

cộng đồng miền Nam: mối liên hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa; đại học

và nhu cầu phát triển quốc gia; các ngành khoa học xã hội và vấn đề cải tiến nông thôn ởmiền Nam Nguyễn Duy Cần với cuốn sách Văn hóa và giáo dục miễn Nam đi về đâu?[37] thé hiện quan điểm sâu sắc về đường hướng phát triển của văn hóa và giáo dục miền

Nam Cuốn Hiến chương giáo dục [55] của nhà triết học Kim Định, trình bày nhận định

về những đặc trưng của nền văn hóa giáo dục Tây Âu, đề xuất cải tổ chương trình giáodục từ cách thức xây dựng, phân phối chương trình và đặt vấn đề nhìn nhận lại địa vị củatriết học, tiếng Việt và văn chương Việt trong giáo dục

Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu xuất

bản thành sách, thì trên các tạp chí như Van hóa nguyệt san (cơ quan ngôn luận cua Nha Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục), Giáo đục nguyệt san (cơ quan ngôn luận của Viện

Khoa học Giáo dục Sài Gòn, do GS Mai Tâm làm chủ nhiệm), Đại học (Viện Đại học

Huế do Nguyễn Van Trung chủ nhiệm), 7 twong (Đại hoc Vạn Hạnh, Hòa thượng Thich

3

Trang 12

Minh Châu chủ nhiệm), Bách khoa (bán nguyệt san của tư nhân, Huỳnh Văn Lang làm

chủ bút) cũng xuất hiện các bài viết liên quan đến hiện trạng giáo dục miền Nam thời kỳnày Đây không chỉ là sử liệu mà còn là tài liệu nghiên cứu về giáo dục miền Nam rất cầnthiết dé tham khảo Các học giả thé hiện quan điểm thăng thắn về vai trò, mục tiêu củanền giáo dục quốc gia, vị trí của người thầy giáo và tranh luận về biện pháp cải tổ, dựhướng về tương lai của nền giáo dục Tiêu biéu như tháng 3, 4 năm 1965, Văn hóanguyệt san ra số đặc biệt về Đại hội Giáo dục toàn quốc 1964, với hàng loạt bài thamluận của các nhà giáo danh tiếng về van dé cải tổ giáo dục

Tháng 5-1971, trong cuộc cải tổ toàn bộ hệ thống giáo dục, Giáo duc nguyệt san ra

số đặc biệt về Đường hướng Văn hóa Giáo dục Các bài viết trình bày chính kiến của cáchọc giả, giáo chức nổi tiếng như đại diện Bộ Giáo dục với “Đường hướng giáo dục ViệtNam”; GS Trần Ngọc Ninh về “Tương quan giữa văn hóa và giáo dục”; GS DươngThiệu Tống với “Giáo duc trong Dân chủ Tự do”; GS Phạm Việt Tuyền trong “Van hóa

Giáo dục và Xã hội”; Hội đồng Văn hóa Giáo dục với “Lược đô chính sách Văn hóa Giáo

dục”; GS Đỗ Văn Rỡ với “Chính sách văn hóa”; GS Bùi Xuân Bảo với “Căn bản của

Chính sách Văn hóa Giáo đục”; Ủy ban Hàn Lâm viện với “Tổ chức Hàn lâm viện Quốcgia”; GS Nghiêm Thâm với “Bảo tôn Di tích lịch sử”; Uy ban Văn khé với “Văn khóViệt Nam”; Ủy ban Giáo dục Đại chúng với “Chính sách Giáo dục đại chúng”; GS

N guyén Hữu Hiệp với “Hiện trang ngành Dai học”; Ủy ban Nghệ thuật với “Nghệ thuật

và văn hóa giáo dục”; Ủy ban Kỹ thuật với “Kế hoạch phát triển giáo duc”; GS Nguyễn

Hoàng Sơn với “Giáo dục nông nghiệp”

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu có liên quan đến lịch sử giáo dục miền Nam

Việt Nam xuất hiện ở miền Nam trước năm 1975 còn phải kê đến số lượng các luận văn

cao học được tiến hành và bảo vệ chính tại các cơ sở giáo dục đại học dưới chế độ ViệtNam Cộng hòa Đầu những năm 1970, Giáo sư Lê Văn Thận, nguyên Tổng Thư ký BộGiáo dục, lúc này là Giáo sư Học viện Quốc gia Hành chính, đã hướng dẫn các sinh viênthực hiện một loạt luận văn như những nghiên cứu về các vấn đề nổi cộm của giáo dụcmiền Nam Những luận văn này có tính khoa học, đồng thời nhìn nhận vấn đề giáo dụcdưới góc độ của các viên chức quản lý cao cấp tương lai được đào tạo tại Học viện Quốc

gia Hành chính Các luận văn này được sự hướng dẫn của người từng trải qua cương vị

cao nhất trong ngành quan lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa Tiêu biểu là: NguyễnDuy Chính với dé tài Van dé địa phương hóa giáo dục, Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sựHành chính 1967-1970; Hoàng Thi Hồng Loan, Giáo duc tráng niên tại miễn Nam, Luậnvăn Tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính, khóa 1969 - 1972; Nguyễn Văn Cát, Van dégiáo viên tiểu học hiện nay, Luận văn Ban Đốc sự Hành chính 1966 - 1969; Dương Văn

4

Trang 13

Vàng, Vấn dé thi cử của nên giáo dục Việt Nam hiện tại, Luận văn Tốt nghiệp Ban Đốc

sự Hành chính 1966 - 1969; Thái Anh Tuấn, Nền giáo dục kỹ thuật tại Việt Nam, Luận

văn Ban Đốc sự Hành chính 1967 - 1970; Dương Thị Hòe, Giáo đục cộng đông Việt Nam

di về đâu, Luận văn Ban Đốc sự Hành chính 1969 - 1972; Phan Van Quả, Tự tri đại học,Luận văn Tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính, 1970; Tran Bach Thu, Ty tri dai học, Luận

văn Tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính, 1972; Huỳnh Văn Huệ, Vấn dé phát triển đại

học tại Việt Nam, Luận văn Tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính, 1969 - 1972 Luận văncao học tại Học viện Quốc gia Hành chính do GS Trương Hoàng Lem hướng dẫn nhưNguyễn Thị Liêng, Vấn dé giáo duc tiểu học tại Việt Nam Cộng hòa, Luận văn Tốt

nghiệp Ban Đốc sự khóa 1970 - 1973 Tác giả trình bày chính sách và hiện trạng giáo dục

tiêu học tại Việt Nam Cộng hòa; so sánh với nên giáo dục tiêu học ở Hoa Ky và Nhat

Ban.

Nhìn chung, hau hết các tài liệu cũng như các bài viết của các tác giả đã được xuất

bản trong thời gian này chủ yếu dé cập đến những van đề nổi bật theo hướng thực trang,

bat cập, tồn tại của giáo dục miền Nam Việt Nam Tuy nhiên, các tác giả chủ yêu đánhgiá từng mặt, từng khía cạnh của giáo dục và chưa đi sâu vào nghiên cứu mô hình tổchức, hoạt động của hệ thống giáo dục một cách toàn diện Còn lại nhiều vấn đề về hệthống giáo dục, sự vận hành, phương thức quản lý của giáo dục miền Nam Việt Nam

chưa được nghiên cứu, phân tích sâu.

2.2 Sau năm 1975

Từ năm 1975 đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống giáo dục ở miềnNam Việt Nam nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của các nhà nghiên cứu Thời kỳnày có thé được chia thành hai hướng chính, đó là hướng nghiên cứu của các tác giả trong

nước và hướng nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.

Đối với những nghiên cứu của các tác giả trong nước, những năm sau đất nướcthống nhất, việc nghiên cứu nhằm đánh giá, tong kết về cuộc kháng chiến chống Mỹ củanhân dân Việt Nam được nhiều người quan tâm Cùng với đó, một số bài viết ít nhiều liênquan đến lịch sử giáo dục nói chung và giáo dục miền Nam nói riêng đã được công bốnhư Long Điền (1977), “Tổ chức và hoạt động của cơ quan USAID trong lĩnh vực giáodục thực dân mới ở miền Nam Việt Nam trước đây” [54, tr.173]; Viện Khoa học Giáodục (1980), Tìm hiểu chính sách giáo dục thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và nhữngtác hai của nó [131]; Phong Hiền (1985), Chủ nghĩa thực dân mới kiêu Mỹ ở miền Nam

Việt Nam - khía cạnh văn hóa, tư tưởng 1964-1975, 1984 [67] ; Lữ Phương, Cuộc xâm

lăng về văn hóa - tu tưởng của dé quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam [97]

5

Trang 14

Nhìn chung, xu hướng của các tác giả trong nước thời gian này là không đánh giá

cao hệ thống giáo dục ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, coi nó là công cụ trongchính sách văn hóa, tư tưởng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam

Từ những năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới của đất nước trên nhiều lĩnh

vực, khảo cứu của các tác giả trong nước giai đoạn nay đã có sự đánh giá khác hơn so với

trước đó Trong xu hướng nghiên cứu đó, trước tiên phải kế đến những công trình khảocứu về lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung như “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nêngiáo dục Việt Nam của tác giả Lê Van Giang đã xuất bản và giới thiệu về lịch sử giáo dụcViệt Nam, trong đó có giáo dục miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 với dung lượng hợp lý

(18 trang/290 tr) Phần này giới thiệu khái quát về giáo dục miền Nam Việt Nam Tuy

nhiên những nhận định, đánh giá của tác giả cũng chỉ mới là bước đầu Công trình liênquan đến lịch sử giáo dục của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh như của Hồ Hữu Nhựt

(1999), Lịch sử giáo dục Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 1698- 1998 [93] đã trình bày

về giáo dục miền Nam dưới chế độ Sài Gòn, tiếp cận trên các phương diện: chính sách

giáo dục; cơ quan quản lý giáo dục; hệ thống các trường đại học, cao đăng và chuyênnghiệp Theo tác giả, nền giáo dục, “Về căn bản van mô phỏng theo triết lý, cau trúc,chương trình, phương pháp giảng dạy, lề lối quản trị học đường v.v của các trườngPháp cũ” [93, tr 129] Năm 2004, cuốn sách Giáo duc cách mang ở miễn Nam giai đoạn

1954-1975 những kinh nghiệm và bài học lịch sử, Nguyễn Tan Phát (chủ biên) [95] đã

trình bày một cách khái quát về tình hình cách mạng miền Nam sau khi Hiệp định ne-vơ được ký kết, quá trình hình thành và phát triển của sự nghiệp giáo dục cách mạng ởmiền Nam Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, miễn núi Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra

Giơ-những kinh nghiệm và bài học trong việc tổ chức hệ thống giáo dục cách mạng ở miền

Nam trong hoàn cảnh có chiến tranh Đồng thời, cuốn sách còn đề cập đến phong tràođấu tranh chính trị và văn hóa của học sinh, sinh viên, giáo chức miền Nam trong vùngđịch tạm chiếm, qua đó thé hiện phần nào diện mạo của nền giáo dục miền Nam do chính

quyền Sài Gòn kiểm soát Nguyễn Q Thắng (2005) trong công trình nghiên cứu về Khoa

cử Giáo dục Việt Nam [105], đã trình bày một số nét về nền giáo dục miền Nam 1975) trong vùng chế độ Sài Gòn kiểm soát như chương trình giáo dục và một số trường

(1954-đại học tiêu biểu Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu chi tiết chương trình giáo dục của Hoàng

Xuân Hãn, là chương trình giáo dục mà miền Nam đã áp dụng gần 20 năm Tác giả Ngô

Minh Oanh (chủ biên) trong công trình Gido duc phổ thông miễn Nam (1954 - 1975) [94]

đã nghiên cứu giáo dục phô thông miền Nam dưới góc độ giáo dục học Các tác giả tìmhiểu giáo dục phổ thông trong hai giai đoạn trước và sau năm 1970 với những nội dung

cụ thể như: chương trình giáo dục; tổ chức giáo dục; đội ngũ giáo viên và hoạt động quản

6

Trang 15

lý giáo dục; hoạt động khảo thí và thanh tra học đường Sách đưa ra một số nhận xét về

những điểm tích cực và hạn chế của giáo dục phố thông miền Nam và dé xuất một số giảipháp đổi mới giáo dục hiện nay Năm 2018, cuốn Dia chí Văn hóa Thành phố Hồ ChiMinh tập II được tái ban [64], đã khái quát lịch sử giáo dục miền Nam Việt Nam thờichính quyền Sài Gòn với nền tảng giáo dục thời Pháp thuộc; cơ cấu, loại hình giáo dục vàphong trào đấu tranh chính trị, văn hóa của học sinh, sinh viên, giáo chức miền Nam

Bên cạnh các công trình chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấpcũng đã đề cập tới giáo dục miền Nam Việt Nam như năm 2008, đề tài Giáo duc đại họcmiễn Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 [99] do Võ Văn Sen chủ nhiệm đã nghiên cứuchuyên sâu nền đại học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, chỉ ra những ưu,nhược điểm của nền giáo dục miền Nam và các bài học kinh nghiệm cho giáo dục ViệtNam hiện nay; Năm 2017, Nguyễn Văn Nhật làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Giáo đục miễn

Nam Việt Nam 1954 - 1975 [90] Công trình phân tích, làm rõ diện mạo của giáo duc

vùng giải phóng và giáo dục vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát Giáo dục vùng chínhquyên Sài Gòn kiểm soát được tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh: đường lối, mục tiêu,

tổ chức bộ máy quản lý giáo dục của chính quyền Sài Gòn; thi cử và dụng cụ học tập;giáo chức và dao tạo giáo chức; tổ chức hệ thống và chương trình các cấp học; các trườngđại học miền Nam Đáng lưu ý là đề tài Hé thống giáo dục miền Nam Việt Nam giai

đoạn 1954 - 1975, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

(2011) [108] của Bùi Đức Thiệp Tác giả của đề tài đề cập đến hệ thống giáo dục ở cảvùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát và giáo dục vùng giải phóng trên những vấn đề sơlược về hệ thống giáo dục Đề tài chú trọng về tiếp cận giáo dục học, do đó những nộidung ở hướng tiếp cận lịch sử khá mờ nhạt

Về các bài viết trong tạp chí, tiêu biểu với Tạp chí Nghiên cứu va Phát triển năm

2014 đã thực hiện Chuyên dé giáo dục miễn Nam Việt Nam (1954 - 1975) [104] Chuyên

đề này là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả: Trần Văn Chánh, Cao Văn Thức, NguyễnVăn Nhật, Nguyễn Duy Chính, Cao Văn Luận, Khánh Uyên, Nguyễn Tuấn Cường,Dương Văn Ba, Nguyễn Thị Ly Kha, Châu Trọng Ngô, Vương Trí Nhàn Các chủ đềnghiên cứu gồm: khái quát chặng đường phát triển của giáo dục miền Nam (1954 - 1975),giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và một số viện đại học tiêu biểu như: Viện Đại học

Sài Gòn, Viện Dai học Huế, van đề giảng dạy trong nhà trường, chương trình giáo dục và

sách giáo khoa, giáo dục tư nhân và những cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miềnNam và giáo dục miền Bắc

Ngoài ra còn có các công trình luận án, luận văn liên quan đến nội dung về giáodục miền Nam Việt Nam Năm 2011, Nguyễn Thị Việt trong Luận văn Thạc sĩ Hoat

7

Trang 16

động giáo duc bậc trung học pho thông của chính quyên Sai Gòn giai đoạn 1963 - 1975

[133] đã phân tích khá chi tiết các khía cạnh của giáo dục trung học phô thông miền Nam

1963 - 1975 từ nguồn tài liệu lưu trữ Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Thị Hồng Nga(2016), Giáo dục đại học miễn Nam Việt Nam (1955 - 1975), trình bày những đặc điểm

cơ bản của nền đại học miền Nam (1954 - 1975) [85] Luận án cho rằng từ năm 1956 đến

năm 1964, nền đại học chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Pháp, từ năm 1965 đến năm

1975 tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của mô hình giáo dục Mỹ Tác giả đưa ra một số nhậnxét về giáo dục đại học va đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Namhiện nay; Luận án Tiến sĩ Sử học của Phạm N gọc Bảo Liêm (2020), Giáo duc đại hoc tuthục miễn Nam Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1975 [82] trình bày quá trình hình thành

và phát triển của các đại học tư thục ở miền Nam từ 1957 đến 1975 và chính sách củachính quyền Sài Gòn đối với đại học tư Tác giả phân tích những đặc điểm và hạn chế của

đại học tư miền Nam thời kỳ này và nêu ra một số kinh nghiệm lịch sử Mới nhất trong

những nghiên cứu về giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa phải kể đếncông trình luận án của Nguyễn Kim Dung về “Giáo dục dưới chính quyên Sài Gòn (1955

- 1975)” đã phục dung lại bức tranh về giáo dục ở miền Nam Việt Nam

Nhìn chung, các công trình có đề cập đến giáo dục miền Nam Việt Nam ở trongnước sau năm 1975 vẫn chưa mang tầm khái quát cao và chưa hệ thống được một cách

toàn điện về mô hình tô chức, quản lý cũng như cấu trúc hệ thống của giáo dục miền

Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975.

Đối với các bài viết và khảo cứu của các tác giả ở nước ngoài, phần lớn các nghiêncứu về giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam sau năm 1975 của các tác gia này được

thực hiện từ những năm 1990 trở lại đây Có thé ké đến một số khảo cứu của các tác giảnhư: Đỗ Hữu Nghiêm với khảo cứu “Viện Đại học Đà Lạt giữa lòng dân tộc Việt Nam

1957 - 1975 (2006), “Câu lạc bộ Cư xa Phục hưng, một cư xá sinh viên gop phần đào tạonhân tài cho đất nước” (2007) đều đề cập đến một số van đề về giáo dục đại học Tácgiả Lam Vĩnh Thế có bài viết “Phát triển thư viện ở miền Nam trước năm 1975” (công bốnăm 2006 trên diễn đàn của Hội hỗ trợ thư viện và giáo dục Việt Nam) giới thiệu về hệthống thư viện tại miền Nam Việt Nam trong đó trình bày khá chi tiết về hệ thống thư

viện của các trường đại học Việt Nam Cộng hòa.

Đặc biệt, năm 2006 xuất hiện cuốn sách Giáo dục ở miễn Nam tự do trước 1975

của nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên Nguyễn Thanh Liêm (do

Quỹ Lê Văn Duyệt xuất bản tại California (Mỹ) [8] Những tư liệu trong cuốn sách nàytuy chưa có sự khái quát và hệ thống cao nhưng cũng đã cung cấp một lượng thông tinđáng kể về giáo dục miền Nam Việt Nam Cuốn sách có lợi thế nguồn tư liệu đồi đào và

8

Trang 17

hàm chứa cả những mảng hồi ức của các nhân chứng lịch sử nên rất có giá trị tham khảo.

Tuy nhiên những bài viết trong cuốn sách này - do những hạn chế khách quan lẫn chủ

quan - cũng phản ánh một số mặt, một số vấn đề mà chưa có sự nghiên cứu một cách hệ

thống, toàn điện về giáo dục miền Nam Việt Nam Do có những mối liên hệ với giáo dục

dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nên các bài viết của các tác giả này có lợi thế về nguồntài liệu, số liệu phong phú Tuy nhiên, các bài viết này hầu hết chỉ dừng lại ở việc trìnhbày, giới thiệu, hoặc chỉ đơn giản là những cảm nhận, hồi tưởng về giáo dục miền NamViệt Nam Sự phân tích, đánh giá, so sánh là rất hạn chế

Vài thập niên trở lại đây, các học giả nước ngoài bắt đầu quan tâm đến giáo dục

miền Nam Việt Nam như một vấn đề nghiên cứu thú vị về Việt Nam thời chiến tranh

Nhiều công trình nghiên cứu và luận án tiễn sĩ về giáo dục miền Nam Việt Nam được

thực hiện Tiêu biểu có Olga Dror với bài nghiên cứu “Giáo duc và chính trị trong thờigian chiến tranh: hệ thong trường ở Bắc và Nam Việt Nam 1965 - 1975” (Education and

Politics in Wartime: School systems in North and South Vietnam 1965 - 1975) [9, tr

57-113] Bài viết khái quát lich sử giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc; hệ thống giáo dục ởhai miền Nam Bắc, hệ thống giáo dục theo mô hình miền Bắc ở vùng giải phóng miềnNam; phân tích những khó khăn và giải pháp của hai hệ thống giáo dục và đưa ra so sánh

về sự khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục dưới tác động của tình hình chính trị.

Năm 2013, Nguyễn Thụy Phương đã bảo vệ thành công luận án tại Đại học Paris

(Pháp) với dé tài là Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: từ sứ mệnh khai hóa văn minhđến ngoại giao văn hóa (L’escole francaise ai Vietnam 1945-1975 de la missioncivilisatrice 4 la diplomatie culturelle) [11] Bang cach tiép cận giáo dục học kết hợp với

phương pháp xã hội học lịch sử và hình thức phỏng vấn sâu nhân chứng lịch sử, công

trình đã dựng được bức tranh về trường Pháp tại miền Nam và bước chuyên tiếp đầy khókhăn, phức tạp, đặc sắc của giáo dục Pháp tại miền Nam qua các giai đoạn

Nhìn tổng thể, có thé thay rằng các bài viết, các công trình khảo cứu đã được xuất

bản trong và ngoài nước ít nhiều đề cập đến hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam

Cộng hòa dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, những công trình đó chủ yếu mớitrình bày, giới thiệu một cách cơ bản về hệ thống giáo dục Các nghiên cứu có tính hệ

thống, toàn diện về cấu trúc hệ thống cũng như sự vận hành của nền giáo dục đó với

những nhận định, đánh giá thích đáng dựa trên những nghiên cứu đầy đủ, khách quan cho

đến nay vẫn chưa có nhiều Do đó việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu những van dé còn bỏ ngỏ

về hệ thống của giáo dục miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là việc làm cần thiết

đặt ra hiện nay.

Trang 18

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975),luận văn hướng đến một số mục tiêu như sau:

- Tái hiện bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 và phân tíchnhững yếu tố tác động đến sự hình thành và vận động hệ thống giáo dục dưới chínhquyền Việt Nam Cộng hòa

- Làm rõ chính sách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên các khíacạnh mục tiêu, triết lý giáo dục, chính sách quản lý vĩ mô và vi mô, những vấn đề về thiếtchế giáo dục Đây là điều kiện nền tảng và cũng chính bản thân nó là yếu tổ vận hànhtrong hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa

- Phục dựng bức tranh về hệ thống giáo dục miền Nam thông qua khắc họa cautrúc các bậc học mầm non, tiểu học, trung học và đại học, chuyên nghiệp ở một số khía

cạnh (mục tiêu đào tạo, chương trình giáo dục sách giáo khoa, tai liệu )

- Khắc họa một vài đặc điểm cơ bản về quy luật vận động, phát triển của hệ thống

giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa

- Rút ra một số kinh nghiệm về hệ thống giáo dục này dé tham chiếu, tham khảo

cho giáo dục Việt Nam hiện tại.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống giáo dục ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt

Nam Cộng hòa (1954 - 1975).

Liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn thạc sĩ, cần làm rõ khái

niệm hệ thống giáo dục ở góc độ giáo dục học như sau:

Theo những nghiên cứu gần đây [96], khái niệm “hệ thống giáo dục”, một mặt,được dùng để chỉ một tập hợp các loại hình giáo dục (hoặc loại hình trường) được sắp

xếp theo một trình tự nhất định trong các cấp, bậc học nhất định từ thấp (Mam non) dén

cao (Dai học va sau dai học) Mặt khác, con được hiểu là hệ thống nhà trường, trong đó

bao gồm các loại hình trường được sắp đặt vào những vị trí với chức năng và những quan

hệ giữa chúng trong các cấp, bậc học và trong toàn hệ thống

Như vậy, hệ thống giáo dục là một chỉnh thể hữu cơ nhiều tầng bậc, nhiều nhân tó,

nhiều hình thái, nhiều chức năng Xét trong mối quan hệ với hệ thống xã hội rộng lớn, hệ

thống giáo dục là một hệ thống con, cùng với các hệ thống con khác như kinh tế, chínhtrị, khoa học, văn hóa tạo nên hệ thống lớn xã hội và phản ánh những đặc điểm xã hộinhất định Mỗi hệ thống giáo dục đều được thiết kế, xây dựng trong khuôn khổ thời gian

và không gian nhất định, trong đó mối quan hệ thứ bậc, ngang dọc của các bộ phận cau

10

Trang 19

thành hệ thống giáo dục tạo nên một cơ cấu có các đặc trưng về tính liên kết, tính hợp

đồng, tính chỉnh thé và được biểu hiện đưới dạng một mô hình nhất định của một quốc

gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định Hệ thống này được tô chức và vận hành, quản

lý dựa trên một triết lý nhất định Triết lý đó là cơ sở dé xây dựng một cách nhất quán cácđường lối, các chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình cụ thé dé vận hành và

quản lý hệ thống

Hệ thống nhà trường được chia thành từng ngành học, bậc học, cấp học, từng loạihình trường khác nhau Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốcdân Bởi vậy, khi nói đến hệ thống giáo dục quốc dân, người ta thường nói đến hệ thốngnhà trường Nhà trường là một thiết chế nhà nước - xã hội có chức năng chuyên tráchviệc đảo tạo giáo dục thế hệ trẻ của một quốc gia

Bên cạnh đó, còn có hệ thống các cơ sở giáo dục ngoàải nhà trường được chia theocác loại hình hoạt động như văn hoá nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thé dục thé thao vớicác tô chức như các cơ sở văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, nhà văn hoá, câu lạc bộ,

thư viện, trung tâm thông tin khoa học kĩ thuật, trạm trại thực hành nghiên cứu khoa

học nơi dành cho thanh thiếu niên và công dân học tập vui chơi, giải trí, bồi dưỡngchính trị đạo đức phát triển năng khiếu Đó là hệ thống giáo dục với chức năng và nhiệm

vụ nhằm xây dựng xã hội học tập suốt đời Trên thực tế hầu hết các nước không đặt hệ

thống các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường vào hệ thống giáo dục quốc dân Hiện nay.

theo quan niệm chung nhất: Hệ thống giáo dục quốc dân là khái niệm dùng dé chỉ sự xâydựng và phân chia tất cả các cơ sở giáo dục của một quốc gia

4.2 Pham vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Giáo dục ở miền Nam Việt Nam là một vấn đề có nộihàm tương đối rộng, lại có nhiều nội dung khác liên quan, nên trong phạm vi của mộtluận văn thạc sĩ, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu về hệ thống giáo dục dưới chế độ

Việt Nam Cộng hòa ở trên một số khía cạnh chủ yếu gồm: cơ cau hệ thống các bậc học;

trong từng bậc học đó, luận văn tập trung làm rõ mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, hệ

thống học liệu, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu ; hình thức tổ chức quản lý giáo duc,quá trình - sự vận động của các yếu tô đó trên nền tảng tư tưởng, triết lý và quan điểm chỉđạo nhất định Trong khuôn khổ luận văn, tác giả nỗ lực tập trung vào vấn đề hệ thốnggiáo dục quốc dân, cơ cau khung của hệ thống giáo dục quốc dân, không qua đặt nặngvào vấn đề thực trạng giáo dục Do đó những vấn đề đội ngũ giáo viên, học sinh - sinhviên Việt Nam sẽ được phân tích đan cài vào trong quá trình mô tả, làm rõ cấu trúc hệthống các bậc học Đồng thời khi đề cập đến hệ thống giáo dục, luận văn cũng giới hạnphạm vi nội dung trong mô tả hệ thống nhà trường với từng ngành học, bậc học, cấp học,

11

Trang 20

từng loại hình trường khác nhau, còn hệ thống giáo dục ngoài nhà trường chưa được

nghiên cứu trong phạm vi luận văn này Về bậc học, do hạn chế về nguồn tư liệu nên bậc

mam non (tiền tiểu học) cũng nằm ngoài giới hạn về phạm vi nội dung của luận văn

+ Giới hạn về không gian: miền Nam Việt Nam nằm trong sự kiểm soát củachính quyền Việt Nam Cộng hòa từ sau năm 1954

+ Giới hạn về thời gian: từ năm 1954 đến năm 1975 (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

(1954) được ký kết đến ngày 30/04/1975 khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đồ)

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận sử học cùng với phương phápluận khoa học giáo dục, đồng thời phải quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaduy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác - Lênin để xác địnhphương pháp nghiên cứu cụ thé Đó là phương pháp luận logic lich sử giáo dục

Với quan niệm như trên, trong quá trình nghiên cứu, mô tả hệ thống giáo dục miềnNam của chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954 - 1975, tác giả sẽ phải sử dụng các

phương pháp nghiên cứu lịch sử nói chung và phương pháp đặc thù của việc nghiên cứu

- Trên cơ sở đó tìm ra những giá trị cần phát huy, những mặt tích cực cần xem xét

kế thừa, cũng như các hạn chế cần phê phán, phủ định của từng hệ thống giáo dục dướichế độ Việt Nam Cộng hòa đã hình thành và phát triển trong giai đoạn 1954 - 1975

5.2 Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu của luận văn bao gồm: tài liệu lưu trữ; tài liệu nghiên cứu về giáodục miền Nam (1954 - 1975); sách, tập san, báo, tranh, ảnh về giáo dục thời ký đó; nhật

ký, hồi ký của nhân chứng lịch sử

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (thành phố Hồ Chí Minh) là nơi lưu giữ hầu hếtkhối tư liệu về chế độ Việt Nam Cộng hòa nói chung và hệ thống giáo dục dưới chế độViệt Nam Cộng hòa nói riêng Luận văn tập trung khai thác các tư liệu sốc được lưu trữtại đây Các văn bản sắc lệnh, dự luật, nghị định, thông tư, công văn, thống kê, báo cáo,

12

Trang 21

diễn văn của chính quyền và các cơ quan quản lý giáo dục được lưu trữ rất có giá trị

trong việc nghiên cứu hệ thống giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa

Tác giả luận văn khai thác triệt dé nguồn tài liệu Công báo của chính quyền Sài Gònlưu tại Thư viện Viện Sử học Công báo của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa có hai ấnphẩm chính, một là An phẩm thường xuyên ra vào thứ Bảy hàng tuần và hai là An phẩmQuốc hội Trong An phẩm thường xuyên đôi khi lại có ấn phẩm thêm và ấn phẩm đặcbiệt Ấn phẩm Quốc hội cũng được chia hai loại, là Ấn phẩm Thượng nghị viện, ra vàothứ Năm hàng tuần và An phẩm Hạ nghị viện ra vào ngày thứ Sáu hàng tuần, tập trungvào công việc làm luật của Quốc hội Công báo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

không chỉ đăng các văn bản của Chính phủ, mà còn đăng cả các quyết nghị của Tòa

Thượng thâm Sài Gòn và cả các thông cáo thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, thôngcáo và yết thị việc bán đấu giá tài sản, đổi tên Trên tat cả các ấn phâm đều đăng cácloại văn bản pháp luật, các công văn điều hành của Chính quyền Sài Gòn, ké cả các vănbản bé nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho về hưu đối với công chức

Ngoài tờ Công báo của Chính phủ, chính quyền Sài Gòn còn cho phát hành tờ Côngnghiệp sở hữu Công báo thuộc Téng nha Khoáng chất và Công nghệ, Bộ Kinh tế Quốc

dân, chuyên đăng các sáng ché, phat minh, nhãn hiệu hang hóa được Nha nước bao hộ.

Các tờ Công báo nói trên, dù dưới hình thức xuất bản nào (thuộc cơ quan hành pháp hay luật pháp) đều là các ấn phẩm thông tin và đều do cơ quan nhà nước có thâm quyền

của các chế độ tay sai thực dân, đế quốc trực tiếp quản lý, có giá bán và được phô biếnkhá rộng rãi Nội dung đăng tải trên các tờ Công báo nói trên khá rộng, kế cả bố cáo hoặcyết thị về một việc chỉ liên quan đến một số đối tượng nhất định trong xã hội, nhưng cácvăn bản đã đăng đều có tính áp dụng chung Nguồn tài liệu công báo ở Thư viện Viện Sửhọc Việt Nam bao gồm: các Công báo năm 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1964,

1965, 1968, 1971, 1972, 1973, 1974 (thiếu các năm 1962, 1963, 1969, 1970) Thông qua

nguồn Công báo, nội dung mà luận văn khảo sát chủ yếu là những sắc lệnh, những nghị định, đạo dụ và các công văn hành chính liên quan đến những chính sách giáo dục ở các

bậc học từ tiểu học, trung học, cao đăng - đại học, chuyên nghiệp của chính quyền Việt

Nam Cộng hòa, trong thời gian từ 1955 - 1975.

Song song với khai thác tư liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia H, Thư viện Viện

Sử học, tác giả luận văn cũng tiếp cận các tư liệu lưu trữ tại những thư viện có kho lưutrữ tư liệu khác như Thư viện Quốc gia, thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện

Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

13

Trang 22

6 Đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu cấu trúc hệ thống giáo dục và sự vận hành của hệ thống đó ở miềnNam thời ky 1954 - 1975, luận văn sẽ cung cấp một lượng thông tin hữu ích, bổ sungnhững hiểu biết về phương thức tô chức, hoạt động của hệ thống giáo dục ở miền NamViệt Nam, góp phần làm phong phú thêm nhận thức về các vấn đề văn hóa - xã hội ở

miền Nam Việt Nam thời kỳ này

- Trong phạm vi đề cập, luận văn có thể đóng góp như là một tài liệu tham khảo,nghiên cứu về các vấn đề giáo dục cũng như các vấn đề văn hóa - xã hội liên quan

- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc nghiên cứu về hệ thống giáo dụcdưới chế độ Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1954 - 1975 nhằm rút ra những bài học kinhnghiệm (thành công cũng như hạn chế) dé tham khảo, phục vụ cho việc hoạch định chínhsách phát triển giáo dục là điều có ý nghĩa thực tiễn và khoa học

7 Bồ cục

Về bố cục, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung

luận văn được cấu trúc thành 03 chương như sau:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) và những yếu tốtác động đến hệ thống giáo dục

Chương 2: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)

Chương 3: Chương trình giáo dục của các bậc học dưới chế độ Việt Nam Cộng

hòa (1954 - 1975)

Ngoài ra, luận văn còn có phần Phụ lục gồm một số văn bản của chính quyền ViệtNam Cộng hòa về giáo dục và những hình ảnh liên quan đến đề tài

14

Trang 23

CHƯƠNG 1

BOI CANH LICH SỬ MIEN NAM VIET NAM (1954 - 1975) VÀ NHUNG YEU TO

TAC DONG DEN HE THONG GIAO DUC

1.1 Sự thiết lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và bối cảnh lịch sử ở miền Nam

Việt Nam (1954 - 1975)

Đặc điểm đặc thù của bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là ở mỗi

miền Nam - Bắc hình thành và cùng tồn tại một hình thức chính quyền khác nhau Ở

miền Bắc dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục tiễn lên xây dựng chủ

nghĩa xã hội sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc trước những

hành động xâm lược trở lại của Pháp Ở miền Nam chứng kiến sự thiết lập một hình thứcchính quyền do Mỹ bảo trợ

Sau Hiệp định Genève (21-7-1954), ở miền Nam Việt Nam, Mỹ tìm mọi cách pháhoại Hiệp định Genève, hất căng Pháp, xây dựng chế độ do Ngô Đình Diệm đứng đầu.Ngày 23-10-1954, Tổng thống Mỹ - Dwight David Eisenhower gửi cho Ngô Đình Diệmmột bức thư đặt mối quan hệ viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm Từ đó Mỹ giữ mộtvai trò v6 cùng quan trong trong việc thiét lap va cung có chế độ Việt Nam Cộng hòa ởmiền Nam Việt Nam Mỹ cho rằng, với Hiệp định Genève, Pháp không những khôngthực hiện được “chính sách ngăn chặn cộng sản” của Hoa Kỳ mà còn giao miền Bắc choChính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1954) và sé giao nốt miền Nam hai năm sau đó(1956) Vì vậy, Hoa Kỳ quyết định loại bỏ Pháp khỏi miền Nam, đồng thời can thiệp trựctiếp hơn để ngăn chặn việc thi hành Hiệp định Genève (đặc biệt là không để cho tổng

tuyên cử diễn ra), thiết lập ở miền Nam một chế độ thân Mỹ.

Được sự giúp đỡ của Mỹ, Ngô Đình Diệm loại trừ các thế lực thân Pháp, tô chức

“trưng cầu dân ý”, phế truất Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam là Bảo Đại và lên làm Tổng

thống (10-1955), bầu ra Quốc hội lập hiến (3-1956) và ban hành Hiến pháp của chính thê

mới (26-10-1956).

Đề tạo hậu thuẫn cho chính quyền, Ngô Đình Diệm lập ra một hệ thống đoàn thê

chính trị xung quanh mình gồm Đảng Cần lao Nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia,

Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới từ trung ương xuống địa phương nhằm tranh thủ

sự ủng hộ của giai cấp tư sản, địa chủ, những người theo Thiên Chúa giáo làm chỗ dựacho mình Dé xây dựng chế độ ở miền Nam theo mô hình của Mỹ, Cơ quan hợp tác quốc

tế của Hoa Kỳ (viết tắt tiếng Anh là USAID hay là AID) thay mặt Bộ Ngoại giao Mỹ, kýhợp đồng thuê một số giáo sư của trường đại học tiểu bang Michigan (Michigan StateUniversity) sang làm cô vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm về nhiều mặt: hành chính,

15

Trang 24

an ninh, kinh tế, xã hội Phái bộ cố vấn cho Việt Nam của dai học bang Michigan(Michigan State University Vietnam Advisory Group) do tiến sĩ Wesley R.Fishel, trợ lýgiáo sư môn chính trị học của nhà trường, một nhân viên cấp cao của CIA, từng cố vấncho Ngô Đình Diệm trong thời gian ở Mỹ, đứng đầu Trong 7 năm hoạt động ở Sài Gòn(từ 20-05-1955 đến 30-06-1962), phái đoàn đại học Michigan cố van cho Ngô Đình Diệmmột số việc quan trọng như biên soạn Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa! Theo Hiến pháp(được ban hành ngày 26-10-1956), Việt Nam Cộng hòa áp dụng chế độ Tổng thống theokiểu Mỹ, trong đó Tổng thống có quyền hạn rộng rãi, đứng đầu ngành hành pháp, điềukhiến trực tiếp chính phủ (không có Thủ tướng) kiêm Tổng tư lệnh quân đội Dé tập trung

quyền lực vào tay Tổng thông, các có vấn của đại học bang Michigan tư vấn bỏ chức Thủ

hiến (đứng đầu các miền) như dưới thời Bảo Đại, thay vào đó chỉ có chức đại biểu chính

phủ với quyền hạn hạn chế Phái đoàn Michigan nhắn mạnh tầm quan trọng phải đào tạo

đội ngũ công chức (mới) theo kiểu Hoa Kỳ và đào tạo lại đội ngũ công chức (cũ) từng

làm việc cho Pháp trước năm 1954.

Một tác động không nhỏ đến tình hình giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạnnày chính là cuộc di cư quy mô lớn diễn ra sau năm 1954 Trong số hơn | triệu người di

cư từ miền Bắc vào miền Nam có không ít trí thức chịu ảnh hưởng của văn hóa giáo dụcPháp Rất nhiều người trong số họ là các giáo sư đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo

dục Trường Dai học Đông Dương - trung tâm đào tạo trí thức tinh hoa của Đông Duong

lúc đó, cùng toàn bộ hệ thống nhân lực, tài liệu và dụng cụ thí nghiệm được di chuyênvào Nam Số học sinh di cư vào Nam khá đông, đòi hỏi cần có sự tổ chức và sắp xếptrường lớp đề ôn định việc học tập

Về kinh tế, Mỹ tăng nhanh viện trợ trong tài khóa 1955 - 1957 lên đến 1,1 tỷ đô la(trong đó gần 60% chi dùng vào mục dich quân sự) Trong những năm 1955 - 1960, Mỹ

tiếp tục rót vào miền Nam 7 tỷ đô la, tạo điều kiện để chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên

bố “Cải cách điền địa”, lay lại ruộng đất của nông dân được chia từ thời kháng chiếnchống Pháp, khôi phục quyền chiếm hữu của giai cấp địa chủ, biến nông dân đã có ruộngtrở lại làm tá điền như thời trước [108, tr.27]

Về văn hóa, giáo dục, Mỹ chủ trương “tranh thủ trái tim và khối óc” của người dân

miền Nam, nhất là thế hệ trẻ, hướng mọi người di theo lối sống kiểu Mỹ nhằm mauchóng áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới vào miền Nam Việt Nam Bên cạnh Sở ThôngTin, Hiệp hội Văn hóa A Đông của Mỹ được lập ra ở Sài Gòn, Cơ quan Phát trién Quốc

tế của Mỹ còn lập văn phòng riêng để giúp chính quyền Ngô Đình Diệm cải tổ bộ máy giáo dục theo hướng gạt bỏ ảnh hưởng của văn hóa Pháp, xây dựng nền giáo dục thực

1 Phái đoàn cô vẫn đại học Michigan có hai chuyên gia về Hiến pháp là tiến sĩ J.A.C.Grant (Mỹ) và luật gia Juan

C.Orendain (Philippines).

16

Trang 25

dụng kiêu Mỹ Với sự giúp đỡ của lực lượng cô vấn Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm rasức tuyên truyền và thực hiện chủ trương đại chúng hóa, dân chủ hóa học đường: sử dung

ca hệ thống trường Công giáo, Phật giáo, Cao Dai, Hòa Hảo dé mở rộng phạm vi chi

phối thế hệ trẻ miền Nam, dùng nhà trường để tuyên truyền chiêu bài độc lập giả hiệu, tự

do dân chủ trá hình, xuyên tac phong trào dau tranh cách mạng, nói xấu miền Bắc, nóixâu các nước xã hội chủ nghĩa, đề cao nếp sống Mỹ, ca tụng sức mạnh khoa học - kỹthuật Mỹ, tìm mọi cách dé tiêu diệt nền giáo dục cách mang và những mam mống cách

mạng trong nhà trường.

Dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thắng tay đàn áp lực

lượng yêu nước, phát động các đợt “tố cộng”, tìm diệt lực lượng kháng chiến cũ, tiến

hành đầu độc hàng nghìn người yêu nước trong các nhà tù của chúng, đặt ra Luật 10/59,thiết lập 3 tòa án quân sự đặc biệt, công khai chém giết đồng bào ta Mặt khác, tăngcường xây dựng lực lượng quân đội, cải tiến trang bị và huấn luyện binh sĩ phục vụ cho

chương trình “bình định”, lập “ấp chiến lược” đồn dân vào các trại tập trung tra hình dé

thực hiện mưu đồ “tát nước bắt cá”, cô lập và tiêu diệt lực lượng du kích ở miền Nam,ngăn chặn sự “xâm nhập” của miền Bắc Cùng với những hành động về quân sự, chínhquyền Sài Gòn cũng bắt tay vào việc tổ chức lại các đơn vị hành chính, tăng cường phát

triển kinh tế, mở mang giao thông làm chỗ dựa cho chiến lược “chống Cộng”

Chính sách khủng bố, mat dân chủ trong đối nội và sự bảo thủ không thống nhất với Mỹ về một số chủ trương của Ngô Đình Diệm; sự chia rẽ, bất lực của chính quyền

Sai Gòn trước sức mạnh của cao trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam đã đe dọa sựtồn tại của chủ nghĩa thực dân kiều mới của Mỹ ở miền Nam Tình hình đó buộc Mỹ phảithực hiện chính sách can thiệp mới, áp dụng chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam

Tháng 5- 1961, lan dau tién My đưa hang trăm lính thuộc lực lượng đặc biệt vào

miền Nam Cố vấn Mỹ có mặt ở các cấp đến tận các tiêu khu, các trung tâm huấn luyện,

các cơ quan tác chiến, các tiểu doan, biệt khu, chi khu chủ yếu Tính đến năm 1964, lực

lượng quân sự của Mỹ có mặt tại miền Nam đã lên đến 23.300 người Cùng với lực lượng

có vấn và binh sỹ như vậy, Mỹ còn trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều máy bay, xe bọcthép, vũ khí hiện đại và đưa dần lực lượng không quân hậu cần yếm trợ Mỹ vào miềnNam, hỗ trợ Chính quyền Sài Gòn cử người đi học hỏi kinh nghiệm chống du kích, dồndân lập “ấp chiến lược” ở nước ngoài và trực tiếp yém trợ cho quân đội Sài Gòn mở hon20.000 cuộc hành quân càn quét với quy mô từ tiêu đoàn đến trung đoàn, đánh phá ác liệt

các vùng căn cứ kháng chiến của miền Nam dé phục vụ cho việc gom dân vào các trại tập

trung trá hình.

Trong giai đoạn đầu của Đệ nhất Cộng hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm có đề ramột số chương trình phát triển kinh tế và đạt được một số kết quả Kinh tế Việt Nam

17

Trang 26

Cộng hòa phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và chủ yếu dựa vào vốn viện trợ của

Mỹ Nhà nghiên cứu Đặng Phong trong công trình nghiên cứu về viện trợ Mỹ ở miềnNam Việt Nam nhận định: Mỹ “đã nuôi cả xã hội và nền kinh tế (Việt Nam Cộng hòa)

như nuôi một đứa trẻ bằng bầu sữa của viện trợ” [32, tr.38] Ngay từ cuối năm 1950, Mỹ

đã thiết lập tại miền Nam Việt Nam đoàn có vấn quân sự được gọi là Pháo bộ viện trợ và

cố vấn quân sự Mỹ - United States Military Assistance Advisory Group (viét tat 1aMAAG) Bên cạnh phái bộ MAAG, Mỹ con thiết lập tại miền Nam cơ quan viện trợ kinh

tế - United States Operations Mission (viết tắt là USOM) Đến năm 1961 các tổ chức việntrợ trên được đổi thành Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - United States Agency forInternational Development (viết tắt là USAID) [54, tr 74] Từ năm 1954 trở đi viện trợ

Mỹ dần thay thế Pháp về tất cả các phương diện Bên cạnh số ít người có quan hệ với Mỹ

và làm việc thân cận trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa được hưởng lợi từ viện trợ,

đại bộ phận công nhân và nhân dân lao động có cuộc sông khó khăn do lương thấp và

lạm phát cao Tình hình kinh tế đó tác động sâu xa tới giáo dục, đặc biệt là đời sống giáo

chức Ké từ sau cuộc đảo chính tháng 11-1963, chiến sự leo thang, nội bộ chính trị lộnxôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đời sống vật chat, tinh thần của giáo chức có xu hướng

ngày càng sa sút.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa Nhân vi được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệnhất đưa ra làm cơ sở tư tưởng văn hóa chính trị Ngày 31/12/1957, Ngô Đình Diệm banhành văn bản số 172/TTP/VP buộc các công chức trong chính quyền và quân nhân từ cấp

bộ trưởng trở xuống đều phải lần lượt đi thụ huấn lớp nhân vị trong đó có cả giáo chứcđại học Bằng cách này, Ngô Đình Diém có một đội ngũ công chức phan lớn là những

người cần lao Công giáo và “cần lao nhân vị” trở thành cái “mốt chính trị” dưới chế độ

Ngô Đình Diệm Theo tài liệu hiện có về Trung tâm huấn luyện nhân vi của Ngô DinhThục (anh trai của Ngô Đình Diệm) tại Vĩnh Long, các khóa huấn luyện nhân vị được tôchức thành hai chương trình: trung cấp và sơ cấp Mỗi chương trình lại tổ chức các khóa

cho nam và nữ công chức riêng Tùy theo năm, mỗi khóa có từ 100 đến 300 khóa sinh.

Và đến năm 1963, trung tâm huấn luyện nhân vị đã tô chức được từ 41 đến 43 khóa cho

mỗi chương trình Như vậy, tính từ năm 1956 đến năm 1963, trung tâm nay đã dao tao

cho chính quyền Ngô Đình Diệm khoảng 25.000 cán bộ, viên chức nhân vị phục vụ chochế độ Chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập nhiều tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội

để tác động đến văn hóa giáo dục như Liên đoàn học sinh hỗ trợ tuyên truyền, Hội thanh

niên thiện chí Việt Nam, Phong trào du ca, Tổng hội sinh viên học sinh

Sau một giai đoạn đầu khá 6n định, cho tới đầu những năm 1960, chính quyền Đệnhất Cộng hòa lâm vào một số khủng hoảng về kinh tế, chính trị Năm 1963, một sốtướng lĩnh Sài Gòn đã làm cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 lật đồ Ngô Đình Diém, kết

18

Trang 27

thúc thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa Sau đó, một Hội đồng Quân nhân Cách mạng gồm các

tướng lĩnh tham gia cuộc đảo chính được thành lập do Dương Văn Minh làm chủ tịch và

chỉ định Nguyễn Ngọc Thơ - nguyên Phó Tổng thống thời Ngô Đình Diệm làm Thủtướng dé tiến hành thành lập Chính phủ lâm thời vào ngày 4-11-1963 và Hội đồng nàychi tồn tại được 3 tháng Đến ngày 30-4-1964, một cuộc đảo chính lại nỗ ra, chính quyền

về tay tướng Nguyễn Khánh và Nguyễn Tôn Hoàn, một Hội đồng quân đội mới do tướngNguyễn Khánh đứng đầu được thành lập Ngày 8-2-1964, Nguyễn Khánh lên làm Thủtướng và đứng ra thành lập Chính phủ, ban hành “Hiến chương Vũng Tàu” (16-8-1964).Trong chính phủ mới đó, Dương Văn Minh được giao vai trò là Quốc trưởng để triệu tập

“Thượng Hội đồng Quốc gia” do Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch Nhưng sau đó, ThượngHội đồng Quốc gia không cử Dương Văn Minh mà cử Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng

và chỉ định cho Trần Văn Hương làm Thủ tướng, tuy nhiên quyền hành vẫn nằm trong

tay Nguyễn Khánh Ngày 20-12-1964 do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dânphản đối Nguyễn Khánh diễn ra rất gay gắt nên Nguyễn Khánh giải tán Thượng Hội đồngQuốc gia

Tình trạng khủng hoảng lãnh đạo đó đã diễn ra dẫn đến sự thiếu ồn định về chính trị

ở miền Nam Việt Nam từ sau ngày 1-11-1963 Nhiều nhân vật ở miền Nam Việt Namnhư “Nguyễn Ngọc Thơ, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, PhanKhắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát tất cả đều lần lượt có cơ hội cầm đầuguỗồng máy cai trị quốc gia nhưng không ai giải quyết được mâu thuẫn nội bộ của miềnNam Việt Nam ” [117, tr.6] Sự bất ôn về mặt chính trị là một nhân tố ảnh hưởng tớigiáo dục, đặc biệt là công tác điều hành, quản lý Bộ máy lãnh đạo giáo dục của chính

quyền Việt Nam Cộng hòa bị xáo trộn liên tục Mỗi Bộ trưởng Giáo dục mới lên lại đưa

ra chủ trương mới và gần như những chủ trương mới của mỗi Bộ trưởng lại không có đủ

thời gian và phương tiện dé hiện thực hóa

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tình hình chính trị ở miền Nam lâm vào khủng

hoảng Để cứu van tình thế, vào năm 1964, Mỹ đây mạnh viện trợ, tăng cường trang bị

máy bay, súng đạn và xe cơ giới cho quân đội Sài Gòn, vạch kế hoạch bình định miền

Nam, tiêu diệt các đơn vi chủ lực của quân Giải phóng trong vòng ba năm (1964 - 1966),

mở rộng can thiệp ở miền Nam, đồng thời sử dụng lực lượng không quân chiến lược tiễnhành đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm hỗ trợ cho “Chiến tranh đặc biệt” đang bị phásản ở miền Nam

Đề thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ, từ năm 1965, Mỹ đưa hàng chục vạnquân viễn chinh và quân của các nước đồng minh của Mỹ vào xâm lược miền Nam, đồngthời chi hàng chục tỷ đô la cho cuộc chiến này Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ,trong những năm 1965 - 1968, chi phí dành cho quân sự trên chiến trường miền Nam

19

Trang 28

trung bình hàng năm lên đến ba mươi tỷ đô la Với hàng chục tỷ đô la như vậy, Chínhphủ Mỹ đã tạo nên sự phén vinh tam thời ở miền Nam Hàng hóa tăng nhanh cả về sốlượng và chủng loại Các thành phó lớn nhộn nhịp vũ trường, quán bar, nhà hàng Nềnkinh tế vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát phát triển nhanh theo hướng tư bản chủnghĩa Sự phát triển của các ngành kinh tế đồng thời cũng kéo theo sự phát triển về giáodục trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát Năm học 1967 - 1968, hệ thống giáo dụcViệt Nam Cộng hòa đã thu nhận hơn 2,5 triệu học sinh bậc trung học phô thông và hơn 3

vạn sinh viên đại học Mục tiêu giáo dục vẫn là đào tạo những lớp người có đủ năng lực

và trình độ phục vụ cho chính sách thực dân mới của Mỹ Thanh thiếu niên miền Namkhông ít người đã chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và lối sống thực dụng kiểu

Mỹ.

Những thắng lợi giành được trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 đã tạo

những tiền đề quan trọng để lực lượng cách mạng miền Nam tận dụng triệt dé thời cơ khi

Chính phủ Mỹ sa lầy trên chiến trường Việt Nam, chính giới Mỹ bị phân hóa trong cuộc

chạy đua vào Nhà Trắng năm 1968, đặc biệt là khi phong trào nhân dân thế giới ủng hộViệt Nam, chống Mỹ xâm lược lên cao chưa từng có dé tiến hành cuộc tông công kích vanổi dậy đánh địch trên khắp các chiến trường, khắp các thành phó, thị xã, trong đó tậptrung chủ yếu vào Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng vào dịp tết Mậu Thân năm 1968

Cuộc tổng tiễn công và nổi dậy đồng loạt trong năm 1968 là kết quả và là đỉnh caonhất của quân và dân ta trong quá trình đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ,làm lung lay ý chí xâm lược miền Nam của Mỹ va buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phan,cham dứt cuộc ném bom miền Bắc lần thứ nhất vô điều kiện và phải thay đối chiến lược,

rút dần quân đội Mỹ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam.

Mặc dù phải từng bước rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn chưa từ

bỏ tham vọng tiếp tục xâm lược miền Nam Việt Nam dưới hình thức mới Về kinh tế, Mỹ

tiếp tục tăng các khoản viện trợ to lớn cho chính quyền Sai Gòn nhằm duy trì và pháttriển nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa Về quân sự, Mỹ tìm mọi cách vực dậyquân đội Sài Gòn đang hoang mang, bạc nhược trước sức tiễn công của quân Giải phóng

Mỹ và chính quyền Sài Gòn day mạnh việc bắt lính, hiện đại hóa quân đội Sài Gòn.Nhiều loại vũ khí vốn được trang bị cho quân đội Mỹ được chuyển giao cho quân đội SàiGòn khi các don vi lính Mỹ rút khỏi miền Nam Nhân lúc bộ đội chủ lực của quân giảiphóng rút khỏi vùng đồng bằng Nam Bộ để tiếp tục tiến công vào đô thị, bộ đội địa

phương và dân quân du kích không đủ sức bám trụ giữ vững vùng nông thôn, Mỹ đã

chuyên chiến thuật quân sự từ “tìm diệt và bình định” sang “quét và giữ”, chỉ huy quânđội Sài Gòn tập trung lực lượng đánh phá ác liệt, giành quyền kiểm soát hầu hết vùngnông thôn đồng bằng Nam Bộ Mặt khác, Mỹ cũng tăng cường tiếp xúc bí mật, hỗ trợ cho

20

Trang 29

lực lượng phản động ở Tây Nguyên hoạt động nhằm sử dụng lực lượng này phá hoại

thành quả cách mạng đã giành được ở khu vực này.

Về kinh tế, được sự viện trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn bắt tay thực hiệnChương trình cải cách kinh tế mùa thu năm 1971, chủ trương tự do hóa kinh doanh,khuyến khích tư bản nước ngoài và tư bản trong nước đầu tư phát triển sản xuất côngnghiệp, thực hiện công nghiệp hóa nhằm tăng hiệu quả sản xuất dé vừa cung ứng đủ hànghóa cho thị trường trong nước, vừa tăng nguồn hàng xuất khẩu, coi đó là mục tiêu caonhất trong chính sách phát triển kinh tế miền Nam Tuy nhiên, việc thực hiện những

chính sách trên không đạt hiệu quả mong đợi Công nghiệp vẫn rơi vào tình trạng khủng

hoảng khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ Hoạt động xuất khẩu có những tiến bộ nhấtđịnh, song nhập khâu vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo so với xuất khẩu Ví dụ, năm 1971, nhậpkhẩu là 802,7 triệu đô la, trong khi đó xuất khâu chỉ đạt 14,7 triệu đô la Năm 1973 con

số đó là 775,1 triệu và 62,1 triệu Nông nghiệp tuy có bước tăng trưởng về sản lượng,năng suất và số lượng nông sản hàng hóa, nhưng về cơ bản vẫn ở trong tình trạng sảnxuất nhỏ là phổ biến Nông nghiệp vẫn chiếm gần 40% trong tổng thu nhập Đặc biệt làmâu thuẫn giữa các nhóm, phe phái trong chính quyền Sài Gòn chang những không suygiảm mà ngày càng tăng Bộ máy quan liêu, quân phiệt, tham nhũng suy yếu dần cùngvới đà rút quân của Mỹ ra khỏi miền Nam

Khó khăn chồng chất, nhưng trước những diễn biến có lợi của tình hình thế giới,tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội của Mỹ và thực tế chiến trường miền Nam, từngày 6 đến ngày 8-6-1969 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minhcác lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam ở miền Nam cùng các lực lượng yêu

nước khác đã họp Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam bầu ra Chính phủ cách mạng lâm

thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - Cơ quan quyền lực tập trung cao nhất, đại diện cho

ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam Dưới sự điều hành trực tiếp của Chínhphủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã giànhthắng lợi to lớn trong Chiến dịch phản công đánh bại chiến dịch Lam Sơn Đường 9 -Nam Lào của địch, tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy năm 1972 thang lợi Những

thắng lợi này cùng với chiến thắng của quân dân miền Bắc trong việc đánh bại Chiến

tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mỹ đã làm phá sản chiến lược Việt Nam hóachiến tranh của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Pari (27-1-1973) chấm dứt chiến tranh, rút hết quân ra khỏi miền Nam, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Sau Hiệp định Pari (27-1-1973), thời kỳ hoàng kim tạm thời của miền Nam về

kinh tế, đặc biệt là của khu vực đô thị sầm uất không còn nữa Viện trợ từ bên ngoài, chủ

yếu của Mỹ, giảm mạnh Nền tài chính chao đảo, lạm phát bùng nổ, hàng hóa khan hiếm,

21

Trang 30

xã hội miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa lâm vào khủng hoảng, nạn thất nghiệp

ngày càng tăng.

Mặc dù đã kí Hiệp định Pari, nhưng cả chính quyền Sài Gòn và Mỹ đều không

thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản cơ bản của Hiệp định Mỹ vẫn tiếp tục theo đuôicác chính sách của họ tại miền Nam, tiếp tục duy trì viện trợ cho chính quyền Sài Gòn,tăng cường sức mạnh cho quân đội Sài Gòn và dự tính can thiệp vũ trang trở lại miềnNam Được Mỹ dốc sức xây dựng và viện trợ 6 ạt trước tháng 1-1973, lực lượng quân sựcủa chính quyền Sai Gòn đã tăng lên với khoảng 1.200.000 quân với phương tiện chiếntranh rất hiện đại do Mỹ để lại trước khi rút quân về nước, bao gồm: 66 phi đoàn khôngquân với 1.850 máy bay, 2.074 xe tăng, 1.601 tàu chiến, 1.588 khẩu pháo và gần 2 triệutấn vật tư chiến tranh Với sự dung túng, tiếp tay như vậy của Mỹ, quân đội Sài Gòn đã

mở nhiều cuộc hành quân, can quét, lan chiếm đối với các vùng, địa bàn do Mặt trận Dântộc Giải phóng kiểm soát Hàng chục vạn tù chính trị vẫn bị giam giữ, bị đối xử tàn bạotrong các nhà tù ở miền Nam, một số tù nhân chính trị thậm chí còn bị thủ tiêu Tuy vậy,chính quyền Sai Gòn vẫn không thé tự đứng vững trên đôi chân của mình Việc Mỹ tuyên

bố rút quân khỏi miền Nam, sự thiếu hụt ngân sách do bi cắt giảm viện tro, mâu thuẫngiữa các tướng lĩnh, phe phái trong chính quyền cộng với tâm lý bạc nhược của binh sỹtrước sức tan công như vũ bão của quân dân miền Nam, đã khiến cho chính quyền Sài

Gon suy yếu cả thế và lực, không thé đảm đương vai trò mà Mỹ từng mong muốn Năm

1973, một loạt cứ điểm địch từng chắn giữ trên tuyến đường vận tải từ Bắc vào Nam bịtiêu diệt Năm 1974, quân Giải phóng mở nhiều cuộc tiến công, giành lại những bàn đạpchiến lược quan trọng ở khu V và cả Nam Bộ Đặc biệt là cuối năm 1974, đầu năm 1975với chiến dịch giải phóng toàn tỉnh Phước Long thắng lợi, chính quyền Sài Gòn và quânđội Sài Gòn càng hoang mang, khiếp sợ trước sức tiễn công của lực lượng cách mạng Và

kết cục tất yếu đã đến Trước thất bại liên tiếp ở Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Sài Gòn,

ngày 30-4 -1975, Chính quyền trung ương Sai Gòn đứng đầu là Dương Văn Minh đã phải

tuyên bố đầu hàng lực lượng cách mạng vô điều kiện.

1.2 Viện trợ Mỹ trong giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)

Hoạt động kinh tế - xã hội của miền Nam Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào việntrợ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ Đối với giáo dục,Mỹ cũng la quốc gia có viện trợ lớn

nhất không chỉ về tài chính, nhân lực mà còn về sắp xếp cả các tổ chức, điều phối các chương trình, dự án nhằm kiểm soát hoạt động quản lý giáo dục.

Ngay từ cuối năm 1950, dé can thiệp sâu vào Việt Nam, dé quốc Mỹ đã thiết lậptại miền Nam Việt Nam đoàn cô van quân sự tên là phái bộ MAAG (Military AssistanceAdvisory Group) Bên cạnh phái bộ này, dé quốc Mỹ cũng lập ở miền Nam Việt Nam Cơ

22

Trang 31

quan Viện trợ Kinh tế USOM (US Operations Mission), đến năm 1961 đồi thành Co quanPhát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID Nhiệm vụ chính của cơ quan này là mang tiền việntrợ để xây dựng lại kinh tế miền Nam va từ đó tạo bộ mặt ổn định cho chế độ Ngô Đình

Diệm.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) có 6 khối: khối quản trị tài chính,khối yêm trợ thương mại, khối phát triển địa phương, khối chính sách kinh tế và chươngtrình, khối hành chánh và khối phương tiện hậu cần Đứng đầu cơ quan USAID là 1 giámđốc, 1 phó giám đốc và 6 phụ tá giám đốc Khối phát triển địa phương gồm 6 phân bộ:phân bộ giáo dục, phân bộ lao động, phân bộ phát triển làng xã, phân bộ tổ chức hànhchính, phân bộ y tế công cộng và phân bộ sinh hoạt tuổi trẻ Mỗi phân bộ có nhiệm vụ

“có vấn” một bộ hoặc một cơ quan tương đương trong tô chức của chính quyền Sài Gòn

ở cấp trung ương Phân bộ giáo dục làm việc thăng với Bộ Giáo dục chế độ Sài Gòn déthực thi những chương trình do tòa Dai sứ Mỹ ở Sài Gòn và được sự đồng ý của cơ quanPhát triển Quốc tế Mỹ ở Washington

Chức năng, nhiệm vụ của phân bộ giáo dục thuộc cơ quan USAID ở Sài Gòn là:

“1 Duy trì nền kinh tế khả sinh: người ta thường công nhận rằng khi trình độ giáodục của một quốc gia tăng tiến thi mức độ kinh tế của quốc gia ấy cũng tăng tiến theo

2 Bình định: Cơ quan giáo dục đóng góp trực tiếp vào công cuộc bình định qua

các chương trình giáo dục tiêu học và giáo dục tráng niên.

3 Xây dựng một quốc gia Cơ quan giáo dục đóng góp vào mục tiêu xây dựngquốc gia bang cách trong việc phác họa kế hoạch và đem ra thực hiện một hệ thống giáodục bền vững và có thể tồn tại một mình được [54, tr 75]”

Dé thực hiện những kế hoạch do Mỹ vạch ra, cơ quan USAID dựa vào các tô chứcchuyên môn về giáo dục, khoa học và văn hóa dé hoạt động Trong đó, có hai tổ chức gắn

bó chặt chẽ nhất với nền giáo dục chế độ Sài Gòn là SEAMEO và INNOTECH.

SEAMEO (Southeast Asian Ministers of Education Organization - Tổ chức Bộ

trưởng Giáo dục Đông Nam Á), được lập ra năm 1965 bao gồm Bộ trưởng Giáo dục ở

miền Nam và Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á

INNOTECH (Innovation Technology - Canh tân và kỹ thuật giáo dục) Lúc đầu,thông qua trung tâm này, Mỹ đã điều khiến một số mặt hoạt động giáo dục của chínhquyền Sài Gòn như: in sách giáo khoa, nghiên cứu kỹ thuật truyền thanh và truyền hìnhtrong giáo dục Về sau, Mỹ sử dụng trung tâm này chi phối sâu hơn vào các hoạt động cụ

thé của giáo dục ở miền Nam.

Trong 5 năm đầu chiến tranh (1954 - 1960) Mỹ viện trợ trực tiếp cho giáo dụcmiền Nam Việt Nam chỉ khoảng 2.490.000 USD, năm 1967 lên đến 14.320.000 USD

23

Trang 32

Bảng 1.1: Ngân khoản viện trợ trực tiếp cho giáo dục miền Nam của USAID

Nguồn: Long Điền, “Tổ chức và hoạt động của cơ quan USAID trong lĩnh vực

giáo dục thực dân mới ở miền Nam Việt Nam trước đây”, Tạp chí Nghién cứu lịch sử, số

2 (173)/1977, tr 76-77.

Ngoài viện trợ trực tiếp thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID),

Mỹ còn huy động nhiều nguồn viện trợ “tư nhân” hay viện trợ “đa phương” cho những

đơn vi khác nhau của hệ thống giáo dục ở Sài Gòn

Không chỉ viện trợ về tài chính, Mỹ cũng tăng cường “viện trợ” nhân lực Theo sốliệu thống kê, năm 1954 có 50 cố van kỹ thuật thuộc đoàn Đại học Tiểu ban Michigansang mién Nam chi dao moi hoat động; năm 1956 số có vấn Mỹ tăng lên 182; năm 1965

là 1.700 Năm 1973, trước khi giải thể cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), số

có van Mỹ là 2400 Từ năm 1962 đến năm 1972, có 37 cô van của trường Dai học Ohiochịu trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện mô hình giáo dục tổng hợp ở miềnNam.[93, tr 88] Nhiệm vụ của các có vấn giáo dục là điều tra nghiên cứu tình hình, đề rađường lối, chính sách, kế hoạch giáo dục, và đúc kết duéi dạng các dự án cải tô giáo dục,chương trình giáo dục được quản lý trực tiếp bởi Phòng Giáo dục của USAID Các dự

án này được công khai hóa và hợp thức hóa qua các hội nghị giáo dục hoặc công bố trước

Thượng - Hạ viện của chính quyền Sài Gòn Đáng ké đến trong hình thức này là năm

1971 - khi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang được tiễn hành mạnh mẽ - cơquan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng chi một số tiền là 505.700 USD [67, tr

218] và cử 3 cố van, dé “Việt Nam hóa” Bộ Giáo dục chính quyền Sai Gòn, có nghĩa là

24

Trang 33

khiến cho nó có thé đảm đương một số công việc mà trước đó vẫn do cơ quan USAID

phụ trách.

Ngoài các hình thức viện trợ trên, Mỹ còn chú ý đến việc huấn luyện đào tạo nhân

sự trong ngành giáo dục cho miền Nam, tô chức đào tạo dài hạn và tu nghiệp ngắn hạn trong và ngoài nước cho giáo viên Các khóa tu nghiệp đều đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp

của các có vấn Mỹ Tù tháng 11-1967 đến tháng 5-1969, ngành giáo dục Sài Gòn tổ chức

được 34 khóa tu nghiệp với 3.638 giáo viên tiêu học [67, tr 218], còn giáo viên trung học

theo thống kê của Bộ giáo dục chính quyền Sài Gòn đến năm 1975 có 32.131 người [67,

tr 218] Đi đôi với việc đào tạo và tu nghiệp Bộ Giáo dục chính quyền Sài Gòn ở trong

nước, Mỹ còn đưa một số người giáo viên đi đào tạo và tu nghiệp ở nước ngoài Theo tài

liệu của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Ky (USAID) ở Washington thì từ năm 1954 đếnnăm 1961, trong số 1857 người đi học và tu nghiệp ở nước ngoài đã có 1.065 người đi

Mỹ Năm 1968 số sinh viên đi du học bên Mỹ đã tăng tới 4.809 người [97, tr 53]

Cùng với việc xây dựng và triển khai các dự án cải tổ, xây dựng bộ máy quản lý,

tài trợ ngân sách cho giáo dục và các đợt đào tạo, tu nghiệp giáo viên thì mục tiêu đưa

nền giáo dục ở miền Nam đi theo mô hình Mỹ trong chừng mực nào đó đã đạt được:

“một số môn học, một số phương pháp giảng dạy ở một số đại học như Đà Lạt, Vạn

Hạnh rõ rệt là đã ảnh hưởng nặng nề từ nền giáo dục Mỹ [97, tr 55]

1.3 Chính sách và thiết chế giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

13.1 Nguyên tắc, mục tiêu, triết lý giáo dục

Từ năm 1956 đến năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã từng bước địnhhình những quan điểm, chính sách xây dựng giáo dục Trong Điều 26, Hiến pháp Việt

Nam Cộng hòa năm 1956 ghi:

“Quốc gia cô gang cho moi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt

buộc và miễn phí Mọi người dân có quyền theo đuôi hoc vấn Những người có khả năng

mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn Quốc gia thừa

nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thé và tư nhân có quyền mở

trường theo điều kiện luật định Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học vàcao đăng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định Văn bằng do những trường ấy cấpphát có thé được Quốc gia thừa nhận” [65]

Cũng trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1964 có hai kỳ Đại hội giáo dục quốcgia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bàn về cải tổ giáo dục Lan 1 năm 1958, và lần 2

từ ngày 10 đến ngày 22-10-1964 đều tổ chức tại Sài Gòn Đại hội giáo dục quốc gia lần 1năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, quy tụ nhiều phụhuynh học sinh, thân hao, nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền và các tổ chứcquần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phô

25

Trang 34

thông đến kỹ thuật đã chính thức đưa ra ba nguyên tắc: “nhân bản, dân tộc, khaiphóng” Đại hội giáo dục quốc gia của Việt Nam Cộng hòa lần 2 năm 1964 tiếp tục táixác nhận ba nguyên tắc định hướng căn bản nhưng sửa lại thành: “nhân bản, dân tộc,

khoa học”.

Năm 1958, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần thứ nhất) được tổ chức tại Sài Gòn.Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quânđội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp

từ tiểu học đến đại học, kỹ thuật Ba nguyên tắc nhân ban (humanistic), dân tộc

(nationalistic), và khai phóng (liberate) được chính thức hóa ở đại hội này Day là những

nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của miền Nam, được ghi cụ thể trong tàiliệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục! ấn hành (1959) và sau đó đượcghi trong Nguyén tắc căn bản của nên giáo dục Việt Nam ở Chương trình Trung hoc năm

1959, do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản

Đại hội Giáo dục Quốc gia lần thứ hai diễn ra năm 1964 (còn gọi là Đại hội Giáodục toàn quốc, 1964) tiếp tục tái khang định ba nguyên tắc định hướng căn bản nhưng

sửa lại thành: nhân bản, dân tộc, khoa học.

Hiến pháp năm 1967 của Việt Nam Cộng hòa quy định: “1- Văn hóa giáo dục phảiđược đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản 2- Một ngânsách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa - giáo dục” [35]

Trong diễn văn đọc tại Hội Lions Trung ương ngày 27-9-1971, Tổng trưởng Giáodục Việt Nam Cộng hòa cũng cho răng: “Giáo dục có trách nhiệm khai phá và xây dựngcho nên toàn bộ sách lược và kế hoạch giáo dục phải ăn khớp mạch lạc với sách lược và

chiến lược phát trién chung của một quốc gia, và vì mối tương quan đó mà giáo dục phải

được đặt vào hàng ưu tiên [113].

Coi giáo dục là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu và là chiến lược phát triển lâu

dài của đất nước, gắn bó với vận mệnh của quốc gia cũng là quan điểm chung của nhân

sĩ, trí thức, những người có tiếng nói trong xã hội Họ cho rằng: “Một nền giáo dục quốc

gia là sản phẩm của những yếu tổ xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế của một quốc gia trong quá khứ cũng như hiện tại”[115] Sứ mệnh của giáo dục rất to lớn, theo Thượng tọa

Thích Đức Nghiệp: “Nếu ta lại coi các lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị là quan yếu,thì đó là một nhằm lẫn lớn Áp lực quân sự chỉ có tính cách nhất thời Văn hóa, giáo dục

mới là chính, là lâu dài” [63].

* Triết lý giáo dục

1 Bộ Quốc gia Giáo dục có từ thời Đệ Nhất Cộng hòa (1955-1963), đến tháng 6-1971, Bộ này được mở rộng và trở

thành Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên.

26

Trang 35

Triết lý giáo dục được ghi trong mục Nguyên tắc căn bản của nền giáo dục ViệtNam [36, tr 8] ở đầu Chương trình Tiểu học và Trung học Theo giải thích của văn bản

này, đó là:

- Nền giáo dục Việt Nam phải là nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng

liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy, nhằm mục đích pháttriển toàn diện con người

- Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục đân téc, tôn trong giá trị truyền

thong mật thiết liên quan với những cảnh huống sinh hoạt như: gia đình, nghề nghiệp, dat

nước và đảm bảo hữu hiệu cho sự sinh ton, phát triển của quốc gia dân tộc

- Nền giáo dục Việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tỉnh thần khoahọc, phát huy tinh thần dân chủ và xã hội, thâu thái tinh hoa của nền văn hóa thé giới

a Giáo dục nhân bản

Triết lý nhân bản chủ trương con người có dia vi quan trọng trong thế gian này;

lay con người làm gốc, lay cuộc sông của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem

con người là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tô quyết định sự tiến bộ của xã hội.

Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp

nhận việc sử dụng sự khác biệt đó dé đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thịhay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, thành phần gia đình Vớitriết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau, đều có quyền được hưởng những cơ hộicông bằng về giáo dục và có điều kiện đề phát triển năng lực riêng biệt của từng cá nhân

b Giáo dục dân tộc

Quan điểm giáo dục dân tộc có nghĩa là giáo dục tôn trọng những giá trị truyềnthống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia Giáo

dục phải bảo tồn và phát huy những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa

dân tộc Tính dân tộc trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và pháthuy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác

c Giáo duc khai phóng

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa.Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiếntrên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại đểgóp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ và tiếp cận với

văn minh thế giới

* Mục tiêu của nên giáo đục

Từ những nguyên tắc căn bản trên đây, chính quyền Sài Gòn cũng đã đề ra nhữngmục tiêu chính cho nền giáo dục Những mục tiêu này được đề ra nhằm trả lời cho câuhỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người di học sẽ trở nên người như thế nào đốivới cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội và nhân loại?

27

Trang 36

a Phát triển toàn diện mỗi cá nhânTrong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dụchướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người vàtheo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thé chất lẫn tâm lý Nhân cách và khả năngriêng của học sinh được lưu ý, tôn trọng đúng mức Cung cấp cho học sinh đầy đủ thôngtin và dữ kiện dé học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cungcấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn

nào.

b Phát triển tinh than quốc gia ở mỗi học sinhĐiều này được thực hiện bằng cách giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môitrường sống và lỗi sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêuthương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh dau của người dân trong việc chốngngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; giúp học sinh học và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu

quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú

của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những

truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự

tin, tự lực và tự lập.

c Phát triển tinh than dân chủ và tinh than khoa họcĐiều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độclập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thé; giúp học sinh phát triển ócphán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tinh tò mò và tinh thần

khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại

Nền Đệ nhị Cộng hòa đã áp dụng một số thay đôi trong chính sách giáo dục củachế độ Trong Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa 1967, các vấn đề đối với giáo dục đã được nêu

rõ như sau: Hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa đã công nhận văn hóa giáo dục phải được

“đặt vào hàng quốc sách” (Điều 2) [53] Bản Hiến pháp này cũng xác định lại ba nguyên

tắc giáo dục là “Dân tộc”, “Khoa học” và “Nhân bản” Điều 10, Chương II, Hiến pháp

năm 1967 nêu rõ:

Quốc gia công nhận quyền tự do giáo dục Nền giáo dục cơ bản có tính cách

cưỡng bách và miễn phí Nền giáo dục đại học được tự trị Những người có khả năng mà

không có phương tiện sẽ được nâng đỡ dé theo đuôi việc học vấn Quốc gia khuyến khích

và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác Văn hóa giáo dục phải

được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản Một ngân sách

thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giao dục [53]

28

Trang 37

Thông điệp của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đọc trướcQuốc hội Lưỡng viện ngày 6/10/1969 “xác nhận chủ trương giáo dục đại chúng! là phảilàm thế nào dé tạo điều kiện và môi trường thuận tiện cho dân chúng ý thức được nhiệm

vụ hầu (để) tích cực tham gia vào công tác giáo dục” và “không thé chi tiêu một khoảnngân sách lớn cho giáo dục mà không nhằm đào tạo một lớp người có khả năng, có íchlợi thiết thực cho sự phát triển kinh tế và cải biến xã hội” [32, tr 2]

Ngày 1-12-1969, Sắc lệnh số 660 - TT/SL của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa vềquy định thay đổi hệ thống giáo dục, theo đó thì hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộnghòa bậc trung học và tiêu hoc từ 1949 đến 1969 vốn là 2 bậc riêng rẽ, được sửa đổi thànhmột hệ thống duy nhất và liên tục trong 12 năm [106, tr 1] chia ra hai bậc: tiêu học (từ

lớp 1 đến lớp 5) và trung học (từ lớp 6 đến lớp 12 lại chia ra làm 2 bậc: trung học đệ nhất

cấp gồm lớp 6, 7, 8, 9; trung học đệ nhị cấp từ lớp 10 đến lớp 12) Theo Niên GiámThống kê Việt Nam Cộng hòa năm 1969, mặc dù trong điều kiện chiến tranh, năm học

1968 - 1969, số lượng học sinh ở các cấp học là 2.701.804 học sinh va 40.848 sinh viên

Số học sinh tăng so với năm học 1956 - 1957 lên gấp 4 lần, còn số sinh viên tăng gấp 8lần (số sinh viên năm 1956 - 1957 là 3.323) [132, tr 2] Từ năm 1965, đường lối giáo dụccộng đồng trong bậc tiêu học? được phô biến rộng rãi bằng việc từ năm học 1966 - 1967

Bộ Quốc gia Giáo dục quyết định cộng đồng hóa gần 900 trường tiểu học trên toàn miềnNam Việt Nam Chương trình giáo dục trung học tổng hợp áp dụng theo mô hình cáctrường trung học Hoa Kỳ bắt đầu được thử nghiệm từ thời Đệ nhị Cộng hòa vảo năm

1965 - 19663 [114] Trong giáo dục, một số chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng

hòa thê hiện đường hướng muốn đoạn tuyệt những liên hệ về văn hóa giáo dục của Pháp

khi Hiệp ước ký kết hợp tác văn hóa giữa chính phủ Quốc gia Việt Nam (trước đây) vớiPháp đã hết hiệu lực Năm 1967, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ còn

tuyên bố “da phá trường Tây” tức là hệ thống trường Pháp ở miền Nam Việt Nam và một

số người trong giới trí thức miền Nam Việt Nam kịch liệt lên án, kêu gọi chống lại hệ

thống trường Pháp ở miền Nam Việt Nam

Từ năm 1970, quan điểm và chính sách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng

hòa được bổ sung bằng việc chủ trương ngoai tính chất “dân tộc, nhân bản, khoa học” trước đây còn thực thi một đường lối giáo dục “đại chúng” và “thực tiễn” Bác sĩ Nguyễn

Lưu Viên - Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục Thanh niên Việt Nam Cộng hòa cho rằng:

1 Theo quan điểm dân chủ hóa giáo dục đại học và để giúp đỡ tất cả các tầng lớp nhân dân, bat ké tuôi tác được thừa hưởng ân huệ của nền giáo dục cao cấp, các quốc gia đều quan niệm là nêu cá nhân mỗi công dân đều được tiếp tục

học tập thường xuyên (éducation permanete) để tự trau đồi, thì sự tiến bộ vượt bậc của toàn thể cộng đồng là một việc hiển nhiên.

? Đã bắt đầu được thử nghiệm ở miền Nam Việt Nam từ năm 1956.

3 Trường đầu tiên là Trung học kiều mẫu Thủ Đức do GS Dương Thiệu Thống làm Hiệu trưởng Cho đến năm 1972

có đến 18 trường thí điểm trung học tổng hợp được thành lập

29

Trang 38

“quan niệm giáo dục cho thiểu số ưu tú từng là căn bản cho nền giáo dục trước đây phảiđược thay thế bằng quan niệm giáo dục đại chúng mà mục tiêu nâng cao dân trí với nền

giáo dục căn bản phải được mở rộng cho mọi người [106, tr 5].

Đây cũng là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam Cộng hòa chính thức xác nhậnnguyên tắc đại chúng trong chính sách giáo dục Dé thực hiện chính sách giáo dục đại

chúng đó, Bộ Giáo dục đã đưa ra 3 nguyên tắc chỉ đạo:

Thứ nhất là nguyên tắc phân quyên; thứ hai là nguyên tắc tham dự; thứ ba lànguyên tắc thực tiễn Đề có thể điều hành nền giáo dục với sự tham dự của toàn dân “hầu(nhằm) hướng dẫn học sinh, những mầm non của đất nước, vào các chiều hướng: cộng

đồng ở bậc tiểu học; tổng hợp ở bậc trung học; chuyên nghiệp ở bậc đại học [88, tr.3].

Năm 1972, Bộ Giáo dục thực hiện chính sách địa phương hóa giáo dục đã thiết lập

bốn Khu học chính đại diện cho Bộ ở bốn vùng chiến thuật (quân khu) dé đôn đốc, kiêmsoát và giúp đỡ công việc văn hóa, giáo dục thanh niên ở các tỉnh thuộc phạm vi phânkhu của mình Tại mỗi tỉnh, Bộ Giáo dục cho thiết lập một Sở học chính và Ty học chính

để phụ trách tất cả các công việc liên quan đến văn hóa, giáo dục và thanh niên trongtinh Mục đích khi thành lập các cơ quan này là “dé quản lý một cách hữu hiệu, dé sinhhoạt ở các trường tại các xã, ấp được chặt chẽ, ăn khớp với mục tiêu phát triển nông thôn,đóng góp vào công tác đấu tranh chính trị và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh trựcdiện với Cộng sản” [131, tr 146] Sắc lệnh số 490/TT - SL ngày 26-5-1973 cải danh BộGiáo dục thành Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên Đến ngày 15-5-1974, Sắc lệnh số

104 - SL/VHGDTN về ấn định nhiệm vụ và tổ chức của Bộ này có nhiệm vụ “nghiêncứu, soạn thảo và thi hành các luật lệ về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thanh niên và thédục, nhằm phát huy văn hóa, phát triển giáo dục, khoa học, thanh niên, thé dục thé thao”

[112, tr 2840].

Trong hệ thống trung học, số học sinh trung học đỗ Tú tài II ghi danh vào đại học

tăng quá nhanh từ 764 người năm 1957 lên 34.680 năm 1972 và sau khi bỏ Tú tài I’, thi

Tú tài II bằng IBM”?, năm 1974 con số này tăng lên gấp đôi so với năm 1972 [123, tr.41].Đại học công không phát triển kịp thời nên không đủ khả năng đáp ứng tiếp nhận và đào

tạo số sinh viên đông đảo đó.

1 Bãi bỏ thi Tú tài I vào niên khóa 1972 — 1973, bởi Nghị Dinh số 939 GD/KHPC/HV/ND

? Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, lam phiéu báo danh, chứng chi trúng tuyén đến các con số thống kê cần thiết Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM

1230 Điểm chấm xong từ máy được chuyền sang may IBM 534 để đục lỗ Những phiếu đục lỗ nay được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ sô, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyên điểm thô ra điểm

tiêu chuẩn, tính thứ hang trúng tuyển v.v Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (normal group) được lựa chọn

kỹ cảng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê đề tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

30

Trang 39

Nhăm tạo ra những chuyền biến tích cực cho nền giáo dục đại học ở miền NamViệt Nam, các cuộc thảo luận về giáo dục đại học cũng đã được tổ chức Tháng 9-1968,một cuộc hội thảo về giáo dục đại học được tổ chức ở Nha Trang với sự tham gia của cácviện đại học Hội thảo này đã quyết nghị một số vấn đề về tự trị đại học, về học chế, vềnhân sự và ngân sách đại học Năm 1972 hội thảo về kế hoạch giáo dục đại học được tổchức tại Sài Gòn (từ ngày 10-3 đến 14-3) Sau hội thảo này, một Ủy ban Liên viện (với

10 thành viên là đại diện của các viện đại học ở miền Nam Việt Nam) ra đời có nhiệm vụthúc đây và hỗ trợ sự phát triển của các viện đại học Hội thảo cũng đã nhấn mạnh sự cầnthiết của việc hướng dẫn nghề nghiệp cho sinh viên và sự tham gia của tư nhân vào việc

phát triển giáo dục đại học.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có những có gắng nhất định trong việc điều

chỉnh lại một số chính sách phát triển của giáo chức ở miền Nam Các nguyên tắc về một

nên giáo dục “nhân bản - dân tộc - khoa học” và được bổ sung bằng “đại chúng” và “thựctiễn” tuy tồn tại gần như xuyên suốt nhưng trên thực tế, chính sách giáo dục của chínhquyền nhiều thời điểm vẫn không khả thi, các kế hoạch phát triển giáo dục đại học dàihơi tuy có được các cuộc hội thảo đề cập nhưng trong thực tế vẫn chưa được thực hiện

1.3.2 Bộ máy quản lý giáo dục

Cơ quan chủ quản ngành giáo dục có vai trò rất quan trọng trong tư vấn hoạchđịnh chính sách giáo duc cũng như chỉ đạo các đơn vi co sở thực thi chính sách Sự biếnđộng về tổ chức của cơ quan này phản ánh sự thay đổi dé thích nghỉ với nhiệm vụ chỉ đạothực hiện chính sách trong từng giai đoạn của nền giáo dục

Đề quản lý hệ thống giáo dục, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập một bộmáy quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Bộ Quốc gia Giáo dục,trong Bộ Quốc gia Giáo dục có Tổng Nha Tiểu học và Binh dân Giáo dục phụ trách giáo

dục tiểu học và trung học Tổng Nha này gồm Nha Trung học, Nha Tiểu học, Nha Tư

thục, Sở Khảo thí, Ban Thanh tra và Soạn đề thi Ở địa phương, mỗi tỉnh có một Ty Tiểuhọc quản lý tất cả các trường học trong tỉnh Riêng các trường trung học ở Sài Gòn và ởcác tỉnh ly, quận ly đều làm việc thăng với Nha Trung học ở Tổng Nha

Từ năm 1967, theo Điều 93 của Hiến pháp năm 1967, bên cạnh Bộ Giáo dục có sựhiện diện của Hội đồng Văn hóa Giáo dục, nhiệm kỳ 4 năm Hội đồng này có nhiệm vụ

có van Chính phủ soạn thảo và thực thi chính sách văn hóa giáo dục Đặc biệt, Hội đồngcòn có chức năng giám sát và chất van các hoạt động của BGD dé đảm bảo các chínhsách giáo dục được thực hiện một cách đúng đắn, minh bạch, hiệu quả Hội đồng có tiếngnói tại Quốc hội về các điều luật liên quan đến văn hóa, giáo dục và các vấn đề liên hệ

31

Trang 40

[96] Như vậy, từ thời điểm này, bên cạnh cơ quan chỉ huy BGD, thiết chế cơ quan giámsát song hành được thiết lập, nhằm đem lại hiệu quả hơn cho công tác quản lý giáo dục.

Hội đồng Văn hóa Giáo dục do Phó Tổng thống làm Chủ tịch, gồm có 45 ủy viênchính thức và 15 ủy viên dự khuyết Theo quy định tại Luật số 05/69 ngày 2 tháng 5 năm

1969, trong khóa phiên họp thường lệ đầu tiên mỗi năm, Hội đồng bầu một Phó Chủ tịchđặc trách về Văn hóa, một Phó Chủ tịch đặc trách về Giáo dục, một Tổng Thư ký và mộtPhó Tổng Thư ký (nghĩa là nhiệm kỳ chỉ có 1 năm) Các vị này cùng với Chủ tịch hợpthành Văn phòng thường trực của Hội đồng Ngoài ra, Hội đồng sẽ thành lập các Ủy banchuyên môn Hội đồng có một Tổng Quản trị do Tổng thống bổ nhiệm, thé theo đề nghịcủa Chủ tịch Hội đồng Tổng Quản trị được xếp ngang hang với Tổng Thư ký một Bộ

[96].

Đóng góp lớn của Hội đồng Văn hóa Giáo dục trong giai đoạn này là những đề

xuất trong Dự án Chính sách Văn hóa Giáo dục ngày 12 tháng 6 năm 1972 [72] Dự án đã

làm rõ nhận thức về nhu cầu đổi mới, cải tổ giáo dục, chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữagiáo dục và văn hóa, đề ra những nguyên tắc căn bản và tôn chỉ của nền giáo dục miềnNam Đặc biệt, Dự án đưa ra những dé xuất cụ thé cho từng cấp học, từng lĩnh vực giáodục Tiêu biểu là xây dựng hệ thống giáo dục tiền học đường khắp các làng ấp và các

phường khóm Những đề xuất về phân phối chương trình giáo dục phô thông dé đảm bảo

một nền giáo dục toàn diện

Dự án nhắn mạnh vấn đề tự trị đại học Trong đó, tự trị học vụ là một phần chínhyếu, mỗi đại học sẽ hoạch định chương trình giảng dạy và nghiên cứu, nhưng tránh sự

trùng dụng với các viện đại học khác Giáo chức đại học được tùy nghi áp dụng phương

pháp nào xét ra thiết thực và hữu hiệu nhất Tự do tư tưởng là một điều kiện cần thiết dé

phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật và đại học là nơi tiếp thu, tổng hợp, sáng tạo tư

tưởng và học thuật ở một trình độ tiêu biểu cho quốc gia Tự trị đại học (đặc biệt về hành

chính, tài chính và học vụ) có nghĩa là trao lại sự quản trị đại học cho giới đại học, bảo

đảm sự tự do tư tưởng và sự độc lập của đại học đối với mọi thế lực và quyền lực Đề

xuất sớm ban hành một Đại luật ấn định rõ rang nhiệm vụ của đại học, nội dung của nên

tự trị đại học, cái mối tương quan giữa đại học với những cơ cầu ngoại vi đại học và xác

nhận sự cần thiết phải đầu tư thích đáng một phần lợi tức quốc gia vào công cuộc pháttriển các đại học công và tư

Hội đồng khang định vai trò, quyền hạn của giáo dục tư thục được Hiến pháp côngnhận Đề xuất Hội đồng Tư thục và BGD họp soạn thảo dé sớm ban hành một qui chế tư

thục đề cập đến moi van dé hoc van, hanh chinh, kỷ luật, huấn luyện, lương, hưu bồng,

thời hạn hành nghề của giáo chức [72]

32

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên Bảng Trang - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
ng Tên Bảng Trang (Trang 6)
Bảng 1.1: Ngân khoản viện trợ trực tiếp cho giáo dục miền Nam của USAID - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Bảng 1.1 Ngân khoản viện trợ trực tiếp cho giáo dục miền Nam của USAID (Trang 32)
Sơ đồ 2.1. Hệ thống giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trước năm - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Sơ đồ 2.1. Hệ thống giáo dục miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trước năm (Trang 54)
Sơ đồ 1.2. - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Sơ đồ 1.2. (Trang 55)
Bảng thống kê dưới đây cho thấy, trong số 100 em vào học lớp Một năm học 1964 - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Bảng th ống kê dưới đây cho thấy, trong số 100 em vào học lớp Một năm học 1964 (Trang 61)
Bảng 2.3. Thống kê số trường cộng đồng thí điểm Nông Lam Súc (từ năm học - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Bảng 2.3. Thống kê số trường cộng đồng thí điểm Nông Lam Súc (từ năm học (Trang 62)
Bảng 2.4: Bảng 10 trường trung học bán công được trợ cấp trong 2 năm học - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Bảng 2.4 Bảng 10 trường trung học bán công được trợ cấp trong 2 năm học (Trang 65)
Bảng 3.1. Chủ điểm giáo dục ở trường tiểu học bình thường và ở trường tiểu học - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Bảng 3.1. Chủ điểm giáo dục ở trường tiểu học bình thường và ở trường tiểu học (Trang 83)
Hình 2. Sắc lệnh số 264-TT/SL thành lập Viện Dai hoc Bách khoa Thủ Đức (trang 1) - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Hình 2. Sắc lệnh số 264-TT/SL thành lập Viện Dai hoc Bách khoa Thủ Đức (trang 1) (Trang 123)
Hình 3. Sắc lệnh số 264-TT/SL thành lập Viện Đại học Bách khoa Thú Đức (trang2) - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Hình 3. Sắc lệnh số 264-TT/SL thành lập Viện Đại học Bách khoa Thú Đức (trang2) (Trang 124)
Hình 4. Sắc lệnh số 503-TT/SL thành lập Viện Đại học Cộng đồng (trang 1) - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Hình 4. Sắc lệnh số 503-TT/SL thành lập Viện Đại học Cộng đồng (trang 1) (Trang 125)
Hình 5. Sắc lệnh số 503-TT/SL thành lập Viện Đại học Cộng đồng (trang 2) - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Hình 5. Sắc lệnh số 503-TT/SL thành lập Viện Đại học Cộng đồng (trang 2) (Trang 126)
Hình 6. Nghị định số 114 — GD ngày 22-3-1957 thành lập Trường Quốc gia Kỹ sư - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Hình 6. Nghị định số 114 — GD ngày 22-3-1957 thành lập Trường Quốc gia Kỹ sư (Trang 127)
Bảng này sẽ được cap &#34;ching echt cựu sinh-vitn Trusng Quéc-Gia Ky-Su Céng-Nghén do Giam-d6c nhà trucn ¢ cap. - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
Bảng n ày sẽ được cap &#34;ching echt cựu sinh-vitn Trusng Quéc-Gia Ky-Su Céng-Nghén do Giam-d6c nhà trucn ¢ cap (Trang 128)
HÌNH ANH VE CHUNG CHỈ VÀ VĂN BANG TOT NGHIỆP O MIEN NAM - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hệ thống giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)
HÌNH ANH VE CHUNG CHỈ VÀ VĂN BANG TOT NGHIỆP O MIEN NAM (Trang 129)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w