Trong tác phâm này, tác giả đã phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người - cái bản chất luôn tồn tại một cách hiện thực, với phương thức đặc thù là hoạt động có ý
Trang 1NGUYÊN VĂN SƠN
QUAN DIEM CUA C.MÁC VE PHÁT TRIEN CON NGƯỜI
VA SU VAN DUNG O VIET NAM HIEN NAY
LUAN AN TIEN SI TRIET HOC
HÀ NOI - 2013
Trang 2NGUYÊN VĂN SƠN
QUAN DIEM CUA C.MÁC VE PHÁT TRIEN CON NGƯỜI
VA SU VAN DUNG O VIET NAM HIEN NAY
Chuyén nganh: CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Đặng Hữu Toàn
2 TS Cung Thị Ngọc
HÀ NỘI - 2013
Trang 3MỤC LỤC
J0 (0NNPCCaađiáiáiầáđiiẳầäầäầ 1
Chương 1 QUAN DIEM CUA C.MAC VE PHAT TRIEN CON NGƯỜI - 17
1.1 Quan niệm duy vật của C.Mác về con người với tư cách cơ sở nền tang dé xây
dựng quan điểm về phát trién con người 2-2 s++sz+++zx+zxzz++zxered 171.1.1 Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người - 171.1.2 Quan niệm của C.Mac về con người với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử 341.2 Những nội dung căn bản trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người 41
1.2.1 Phát triển con người một cách toàn diỆn - 55+ + *++ssserseresrrxes 42
1.2.2 Phát triển con người gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua
lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con TIBƯỜI -<<<<<<52 521.2.3 Phat triển con người vi mục tiêu giải phóng con người - : 58
Chương 2 SU VAN DUNG QUAN DIEM CUA C.MAC VE PHAT TRIEN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIEN NAY - - LG 2G 1E 2111311831111 31 9311111 H11 ngư rưệt 66
2.1 Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh - 25s E+E£2EE+EE£EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkrred 662.1.1 Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về con người với tư cách
cơ sở nền tang cho việc xây dựng quan điểm phát triển con người trong tu
trong H6 Chi Minh ợậậ 662.1.2 Sự van dụng, phat triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người
trong tư tưởng H6 Chí Minh - 2-5 sSE+EE+EE+EE+E£EE£EEEEEEEEEEErErrerkered 732.2 Sự vận dung, phát triển quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới 842.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của con nguoi
trong công cuộc đổi mới đất NUGC ceeeeccecessesseesessessessessessesesseesessessessesseseesvess 84
2.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn
diện trong công cuộc đổi mới đất nước - 2 + s+x£+x++zx+rxerxzrszrxees 902.3 Thực trạng va một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam
008i.) 00177 .4a5ĂA 100
2.3.1 Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay - - - 100
Trang 42.3.2 Một số van đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay 121
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN CON NGƯỜI VIET NAM
;907.S0 7 ‹‹+1 140
3.1 Phương hướng phát triển con người Việt Nam hiện nay - 5: 5¿ 140
3.1.1 Phát triển con người Việt Nam giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy
giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc - -<<+<<<<+<<<<+2 1413.1.2 Phát triển con người Việt Nam gắn với việc cai thiện thé chat, phát triển
trí lực và nhân cách, xây dựng môi quan hệ hài hòa giữa con người với
môi trường tự nhiên Va xã NGL - ¿+ 2+2 k + E*Evvtererrerrrrrrerrrrreres 146
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người Việt Nam hiện nay 152
3.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội bền vững với tư cách cơ sở nền tảng dé phát
012 u00 U ĐNỚớỚẶẽ." 1523.2.2 Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghéo, bảo đảm an sinh xã hội,
thực hiện tiến bộ và công băng xã hội dé con người có điều kiện phát triểnDinh GaN 5 1563.2.3 Phát triển văn hóa - xã hội với tư cách tiền đề cho sự phát triển con
người về mặt tinh thần ¿- 2 2 2 E2 £+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrree 1643.2.4 Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật - cơ sở mở rộng dân chủ nhằm tạo điều
kiện cho sự phát triển con người với tư cách công dân xã hội 174
3.2.5 Đôi mới va phát triên giáo dục - dao tạo vì mục tiêu phát triên con người
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học va
công nghệ với những tác động sâu sắc của nó tới đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia dân tộc nói riêng, của cả cộng đồng nhân loại nói chung Sự phát triển củakhoa học và công nghệ mang lại cho người ta cảm giác rang, sự công bang, bình
dang và phát triển hài hòa của các nước đang trở thành xu thế chung của nhân loại,
và lôgíc của sự phát triển phải là như vậy Nhưng, trên thực tế, sự phân hóa khoảng
cách giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo ngảy cảng gia tăng Xét
trong một chừng mực nao đó, từ điểm khởi đầu trong lịch sử, có thể nói rằng, các
nước đều có điểm xuất phát tương tự như nhau về phương diện kinh tế Song hiện
nay, sự phát triển không đồng đều giữa các nước lại đang phản ánh một thực tếrằng, không phải điểm xuất phát giống nhau thì đều cho kết quả như nhau Sự pháttriển không đều này có nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện tự nhiên, trình độphát triển của khoa học và công nghệ được xem là một trong những nguyên nhânquan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗiquốc gia Vậy, phải chăng, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển khoa học, côngnghệ là thành tố quyết định đến sự phát triển hay không phát triển, thành công haykhông thành công của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lạinhững thành tựu về mặt kinh tế cho nhiều nước và nhiều khu vực Nhưng, tình trạng
bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, đói nghẻo, lạc hậu, dịch bệnh, cạn kiệt
tài nguyên, thất nghiệp, phân hóa xã hội ngày càng gia tăng Bên cạnh đó, các vấn
đề đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ, khủng hoảng kinh tế - cónguyên nhân từ các mâu thuẫn nội tại của xã hội, quan niệm về gia tri, quan diém véphát triển, tiến bộ xã hội đã có những thay đổi sâu sắc Những van dé nay có nguyênnhân trực tiếp từ kinh tế, song, nguyên nhân sâu xa và gốc rễ của nó là những van dégan liền với giá trị người trong chiến lược phát triển Thế giới nói chung và các nướcđang phát triển nói riêng đang phải lựa chọn con đường hoặc là ưu tiên phát triển kinh
tê, hoặc là phát triên hai hòa giữa kinh tê với tiên bộ xã hội gan liên với việc phat
Trang 6triển con người Việc lựa chọn hướng ưu tiên sẽ quyết định đến sự phát triển ôn định,bền vững của các quốc gia dân tộc, đặc biệt là đối với nước ta Sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ có ý nghĩa và thành công khi vấn đề con người đượccoi trọng, phát triển và các mục tiêu phát triển phải gắn với phát triển con người vàgiải phóng con người Do đó, việc nghiên cứu dé làm sáng tỏ về mặt lý luận và thựctiễn chiến lược phát triển con người và lấy đó làm cơ sở để xây dựng, hoạch địnhchiến lược phát triển cho các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội, cho các giaiđoạn phát triển ngắn hạn và dài hạn, trước mắt và lâu dải là cần thiết.
Việt Nam, xét về địa chính trị, kinh tế và văn hóa, là một nước có nhiềuthuận lợi Ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ của châu Á - nơi cóđời sống kinh tế sôi động và năng động Việt Nam có một thềm lục địa phong phú
và đa dạng, với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, diện tích đất nông nghiệp, đấttrồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác tài nguyên từ thềm lục
địa, có truyền thong lich su hao hung, voi nén van hoa “thong nhat ma da dang” mo
ra nhiều triển vọng dé phát triển kinh tế - xã hội Tất ca những thuận lợi này đã có
thê đặt Việt Nam vào bản đồ kinh tế thế giới Nhưng, vấn đề đặt ra là, những điều
kiện đó - sức mạnh của một dân tộc - có phải là điều kiện đủ giúp chúng ta trở thànhmột cường quốc kinh tế hay không?
Mặt khác, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những thành tựu vượt bậc, tạo ra
sức sản xuất mạnh mẽ đã tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập và phát triển Nhữngvan dé mà các nước đi trước phải mất nhiều năm mới đạt được, thì ngày nay, chúng
ta dễ dàng tiếp cận hơn mà không phải mat quá nhiều thời gian Sự phát triển củakhoa học và công nghệ, của nền sản xuất thế giới hiện nay đang góp phan giúpchúng ta giải quyết tốt các vấn đề về vốn, khoa học và công nghệ, quản lý, thị
trường Những van dé này từng bước trở thành van đề có tính toàn cầu, mở ra
nhiều thời cơ và thách thức cho tất cả các nước không kể giàu hay nghèo, phát triểnhay dang phát triển Và, một van đề nữa được đặt ra là, phải chăng những cơ hội đó
- sức mạnh của thời đại - là mâu chôt cho sự thành công của công cuộc công nghiệp
Trang 7hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Việt
Nam?
Những vấn đề trên cho chúng ta thấy rằng, sự vận động của các nhân tốkhách quan không thể tự chuyển hóa thành những mong muốn chủ quan, mà nóphải thông qua hoạt động thực tiễn của con người dé cải tạo, chuyên hóa từ nhữngthuận lợi, tiềm năng, thế mạnh thành hiện thực Và, tự thân chúng không có, khôngthể kết hợp và biến thành sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại để tạo nênthành công cho công cuộc phát triển đất nước
Như vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta thấy rằng, nếu những điều kiện thuậnlợi, cơ hội tự nó chuyền hóa thành hiện thực thì nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế vững mạnh mà không cần phải chú trọngvào việc tìm kiếm, xây dựng mô hình và định hướng con đường phát triển Rằng,nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay sẽ trở thành kém phát triển do chỗchúng không có những điều kiện thuận lợi ay Tat cả những yếu tổ trên đây chi lànhững nhân tổ khách quan, việc chuyên hóa từ khách quan thành hiện thực không
có nguồn sốc tự thân Mặt khác, sức mạnh và những nhân tố thời đại được tạo rađối với các dân tộc là như nhau; và cũng chỉ có một số dân tộc đi đến được thànhcông nhờ sức mạnh đó Điều này một lần nữa đã chỉ ra rằng, để đi đến thành công
không chỉ dựa vào sức mạnh của thời đại, mà đòi hỏi phải có những con người cụ
thể với việc xây dựng chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, tìm kiếm mô hìnhphát triển đúng đắn mới giúp cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tận dụng được những
ưu thé về tự nhiên và sức mạnh của thời đại dé khai thác, phát huy tiềm năng, thé
mạnh của mình, nắm lay cơ hội, vượt qua thách thức dé đi đến sự phát triển bền
vững, làm tiền dé cho sự nghiệp giải phóng con người Điều này tiếp tục khang địnhrang, con người mới là nhân tô quyết định đối với sự phát triển Và hơn thé nữa, do
con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, nên quan điểm về
phát triển con người phải được đặt trên một nền tảng lý luận khoa học làm cơ sở déxây dựng triết lý phát triển nói chung, triết lý phát triển con người nói riêng, từ đóxây dựng chiến lược phát triển con người một cách đúng đắn làm cơ sở cho sự phát
triên kinh tê - xã hội bên vững.
Trang 8Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vớiquan điểm lay chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tang tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn Tuy
nhiên, so với tiềm năng hiện có va so với các nước có điều kiện tương đồng thì ViệtNam cần phải tiếp tục làm sáng tỏ nhiều vấn đề có tính lý luận, đặc biệt là triết lý vềphát triển con người Do vậy, có thể nói, với Việt Nam hiện nay, viéc tiếp tục làmsáng tỏ các quan điểm về phát triển con người dé lấy đó làm cơ sở, làm nền tangxây dựng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế là một vấn đề cần thiết vàcấp bách Và, dé có được cơ sở khoa học về phát triển con người, cần phải tiếp tụcnghiên cứu sâu sắc hơn quan điểm của C.Mác về phát triển con người để lấy đó làm
tiền đề ly luận, làm xuất phát điểm cho việc xây dựng chiến lược phát triển con
người Việt Nam Thêm nữa, việc làm rõ và sâu sắc thêm tính cách mạng, tính khoa
học trong quan điểm của C.Mác càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện mà một số học
giả phương Tây đang ra sức truyền bá những luận điểm xuyên tạc quan điểm của
C.Mác về phát triển con người Do vậy, việc nghiên cứu, làm rõ quan điểm củaC.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm đó trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đềcần thiết trong tình hình hiện nay Công việc nghiên cứu này không chỉ giúp chúng
ta bảo vệ và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong điều kiện
mới, khang định giá trị, ý nghĩa thời đại của nó trong sự nghiệp giải phóng con
người, mà còn giúp chúng ta định hướng và tìm ra những giải pháp khả thi cho việc
thực hiện chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện nay Vì thế, chúng tôi đã
chọn “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài cho luận án của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiVấn đề phát triển con người được các nhà tư tưởng bàn đến từ rất sớm tronglịch sử tư tưởng triết học nhằm làm rõ vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt là khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành,
với nên sản xuât hang hóa mang lại sự giàu có cho xã hội Tuy nhiên, sự giau có vé
Trang 9vật chất dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không những con người không
được giải phóng, mà còn bị “nô dịch” và “tha hóa” Sự ra đời học thuyết Mác giữa
thế kỷ XIX đã góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và trở thành vũ khí lýluận trong công cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi sự “tha hóa”, từng bướcđưa con người từ “vương quốc của tất yếu” sang “vương quốc của tự do” Từ đó,việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những luận điểm trong học thuyết Mác về phát triểncon người đã được nhiều học giả nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhân loại
đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, cùng với sựphát triển của lịch sử, nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn về các lĩnhvực khoa học xã hội Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển không chỉ thuần túy về mặtkinh tế, mà còn gắn với việc phát triển con người và “giá trị người” Xu hướng này
đã chứng minh luận điểm của C.Mác: khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học
về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó các khoa học tự nhiên
-tất cả sẽ trở thành một khoa học Do đó, không chỉ có các học giả trong giới nghiên
cứu lý luận macxit, mà còn nhiều học giả có tư tưởng tiến bộ tiếp cận, nghiên cứu,
làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con người
Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đôi mớitoàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các lĩnh vực của đờisông xã hội, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển conngười tiếp tục được nghiên cứu một cách sâu rộng Đặc biệt, việc nghiên cứu, làm
sáng tỏ sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sảnViệt Nam trên cơ sở sự vận dụng, phát triển học thuyết Mác và tư tưởng Hồ ChíMinh không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn làm cơ sở, nền tảng hoạch địnhchiến lược phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế Liên quan đến đề tài này ở nước ta,
đã có nhiều công trình nghiên cứu, dé tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao
học Trong đó, tiêu biêu có thê kê đên nhóm các công trình sau:
Trang 10Một là, những công trình liên quan đến học thuyết Mác về phát triển conngười được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, nhiều thời điểm khác nhau đã làm sáng tỏnhiều luận điểm của C.Mác về phát triển con người, trong đó phải kề đến:
“Mac - Người vượt trước thoi dai” (1998) của Danien Benxaido Trong
tác phẩm này, tác giả đã phác hoạ những nét cơ bản nhất của học thuyết Mác
và những cống hiến đích thực của C.Mác về mặt khoa học, những giá tri lớn
lao của học thuyết Mác Tác giả nhấn mạnh răng, C.Mác không quan niệmlịch sử như một định mệnh, mà lịch sử là do con người làm ra Tác giả cũng đã
nêu rõ thực trạng giai cấp trong xã hội tư bản hiện đại, quan hệ bóc lột và bị bóc lột,
sự bat công xã hội dưới chủ nghĩa tư bản Đồng thời, tác giả còn làm nỗi bật hai van
đề được coi là mối quan tâm của toàn thể loài người Đó là van dé vai trò của khoa
học với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp và vấn đề môi sinh, môi trường
sông cho con người
“Triết học Mác-Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Vũ Thiện Vương.
Trong tác phâm này, tác giả đã phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản
chất con người - cái bản chất luôn tồn tại một cách hiện thực, với phương thức đặc
thù là hoạt động có ý thức mà bằng hoạt động này, con người sáng tạo ra lịch sử.Tác giả cũng phân tích những luận điểm cơ bản của Mác-Lênin về giải phóng con
người Đồng thời, tác giả còn phân tích yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại Đánh giá thựctrạng và đặt ra những vấn đề đối với việc xây dựng con người Việt Nam trước và
trong đôi mới Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 3 phương hướng và 4 nhóm giải pháp
dé xây dựng con người Việt Nam
“Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2002) của tác giả
Đặng Hữu Toàn Cuốn sách gồm 6 phần, đi sâu phân tích các vấn đề, như vai trò
của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam; quan niệm của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac-Lénin và quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và vấn
đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vấn đề dân
Trang 11chủ, tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay; vấn đề văn hóa, giá trị đạo đức trongchủ nghĩa xã hội và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Đặc biệt, tác giả đã dànhriêng một phan của cuốn sách dé luận giải học thuyết Mác về con người, giải phóng
con người và vấn đề phát triển con người Việt Nam Cuốn sách đã góp phần làm
sáng tỏ thêm sự phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta về pháttriển con người với tư cách cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển con người
bài viết của các tác giả, trong đó chủ yếu phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen về van dé con người nhìn từ góc độ thời đại ngày nay, ýnghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người
Đặc biệt, trong phần này, tác giả Đặng Hữu Toàn đã phân tích, làm rõ học thuyết
Mác về con người và giải phóng con người; đồng thời khăng định chủ nghĩa Mác đã
tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người,
về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai trò của con người trong
tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người Tác giả
cũng khẳng định chủ nghĩa Mác là học thuyết về con người và giải phóng con
nguoi.
Ngoài ra, các công trình, như “Chu nghĩa Mác là chủ nghĩa nhân đạo hiện
thực mang đặc trưng khoa học và cách mạng” (1986) của tác giả Hoàng Chỉ Bảo;
“Vấn dé con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết Mác” (1994) của tác giảTrần Hữu Tiến; “Vẻ tr tưởng giải phóng con người của học thuyết Mác” (1996) củatác gia Nguyễn Thi Tú Oanh; “Marx - nhà tư tưởng của cái có thé” (1996) gồm 2
Trang 12tập của tác giả Milchel Vadée; “Phat triển vì con người trong quan niệm của Mác
và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ởnước ta hiện nay” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Chủ nghĩa Mác - Frot về
con người” (1998) của M.S Kelner và K.F Tarasov; “Những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về tiềm năng con người và phát huy tiềm năng trí tuệ của con
người” (1998) của tác giả Nguyễn An Ninh; “50 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
Lý luận và thực tiễn” (1998) do GS TSKH Nguyễn Duy Quý làm chủ biên; “Tir
tưởng vì con người và giải phóng con người ở các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác”
(1998) của tác giả Bùi Bá Linh; “Moi quan hệ con người - tự nhiên trong triết họcMác” (2007) của tác giả Đặng Hữu Toàn, cũng dé cập đến những khía cạnh nhấtđịnh trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người và có sự liên hệ với tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Về cơ bản, các công trình trên đây đã phân tích ở những mức độ nhất định vàlàm rõ tính khoa học trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người Các côngtrình có giá trị về lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược pháttriển con người Các công trình trên đây đã phần nào đáp ứng được yêu cầu củathực tiễn trong thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu về sự vận dụng, phát triển quanđiểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Ho Chi Minh, có thể ké ra
những công trình:
“Tw trởng Hỗ Chi Minh về con người và chính sách xã hội” (1996) của tácgiả Lê Sĩ Thắng Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích, làm rõ vấn đề con ngườitrong truyền thống tư tưởng dân tộc va khang định: Chủ nghĩa yêu nước truyềnthống của dân tộc và chủ nghĩa Mác là hai nguồn gốc chính của tư tưởng Hồ ChíMinh về con người và chính sách xã hội đối với con người Ngoài hai nguồn gốc ấy,
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh còn tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của loài người Tácgiả cũng phân tích quan niệm về con người và những phẩm chất của con người vàcon người cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh vềchức năng, nhiệm vụ của chính sách xã hội và vai trò của nó đối với cơ cau xã hội,
quản lý xã hội, công băng xã hội và cơ chê thực hiện chính sách xã hội Từ đó, tác
Trang 13giả kết luận rằng: Bước ngoặt lớn, có ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Hồ Chí Minh lànhận thức rõ sự nghiệp giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng xã hội, giải
phóng con người.
“Tw trởng Hỗ Chi Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển
2?
toàn điện” (2001) của tác giả Thành Duy Cuốn sách đề cập đến những quan điểm cơ
bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, đề
cập đến nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chi Minh về con người pháttriển toàn diện, về đặc điểm, bản chất, quan niệm và giải pháp xây dựng con ngườiphát triển toàn diện Cuốn sách cũng tập trung làm rõ hệ thông các luận điểm trong tưtưởng Hồ Chí Minh về con người Tuy nhiên, công trình chưa phản ánh day đủ, toàndiện tư tưởng Hồ Chí Minh thê hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt trong lĩnh vựcvăn hóa - nơi biểu hiện tập trung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
“Tự tưởng Hô Chi Minh về phát triển văn hóa và con người” (2005) do GS
Đặng Xuân Kỳ làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của đề tài KHXH.04(KHXH.04-01) giai đoạn 1996 - 2000 Cuốn sách gồm 3 phần tập trung luận giải tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người trong dòng chảy chung của lich sử; sự
kế thừa, phát triển những giá trị của dân tộc trong điều kiện mới Đồng thời, cuốnsách cũng tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng conngười mới; sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc phát triển văn hóa và
xây dựng con người Việt Nam.
“Tw tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” (2010) của tácgiả Nguyễn Hữu Công Tác giả đã phân tích, làm rõ chủ nghĩa Mac-Lénin là tiền đề
lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn điện.Qua công trình này, tác giả chỉ rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con ngườitoàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặtđạo đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm, năng lực nhận thức và hành động và tác giả đã điđến khăng định: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người phát triển toàndiện là đỉnh cao trong quá trình phát triển của con người, là bước đi tất yếu củanhân loại để giải phóng con người một cách triệt để nhất Tuy nhiên, trong công
Trang 14trình này chưa có sự gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt từ học thuyết Mác đến tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoài các công trình trên, các công trình, như “Quan điểm Hô Chi Minh vềcon người và bản chất con người” (2002) của tác giả Dang Xuân Ky; “Cội nguôn
và bản chất tư tưởng nhân văn Hồ Chi Minh” (1996) của tác giả Nguyễn Văn
Huyén; “7 đưởng Hồ Chi Minh về con người và chiến lược trồng người” (1997)
của tác giả Trần Thành và một số công trình của các tác giả khác đã góp phần làmsáng tỏ sự kế thừa, phát triển học thuyết Mác trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở ViệtNam Các công trình trên đây cũng xây dựng một số định hướng trên cơ sở vậndụng, liên hệ với thực tiễn góp phần định hướng chiến lược phát triển con người
Việt Nam.
Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu về sự phát triển con người tiếp cận
trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đánh
giá về thực trạng phát triển con người Việt Nam, bao gồm:
“Một sd vấn dé về phát triển con người ở Việt Nam” (1999) của tac giả
Edouard A.Wattez đã phân tích, chỉ ra tình trạng đói nghèo là thách thức cấp báchnhất về phát triển con người ở Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nhữngthành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam và đưa ra một số giảipháp như tiếp tục cải cách kinh tế, xã hội là điều kiện dé mở rộng cơ hội lựa chọngiúp người dân thoát nghèo; “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực di vào côngnghiệp hóa, hiện dai hoa” (2001) của tác giả Phạm Minh Hạc Trong tác phẩm này,tác giả đã phân tích đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, sự tác động của khoahọc, công nghệ và phân tích thành tựu, kinh nghiệm của một số nước phát triển;phân tích, làm rõ vai trò phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việcnghiên cứu con người; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về phẩm chất của con người Việt Nam Đồng thời, tác giả đưa
ra một SỐ công cụ tiếp cận về phát triển con người như giá trị, hệ thống gia tri,thước đo giá trị, định hướng giá trị Tác giả cũng đánh giá kết quả nghiên cứu vềcon người trong những năm cuối thế kỷ XX thông qua việc phân tích một số trườngphái triết học phi mácxít, triết học tâm lý về con người như triết học duy vật máy
10
Trang 15móc, triết học thực dụng, triết học nhân bản, thuyết hành vi, tâm ly học Phrớt Dacbiệt là cuốn sách đã tổng hợp các công trình nghiên cứu về con người trong thập kỷ
90 của thế kỷ XX và đánh giá cụ thể bằng việc đo đạc các chỉ số con người Việt
Nam, mức sống, tầm vóc và thé lực và phân tích một số chiến lược phát triển con
người Về cơ bản, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát lich sử hình thành và
phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con người trên thế giới và ở Việt
Nam, về chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồnnhân lực Việt Nam những năm cuối của thế kỷ trước
“Vé phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(2001) của tác giả Phạm Minh Hạc Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tàiKHXH.04 (KHXH.04-04) giai đoạn 1996 - 2000 - “Phát triển văn hóa, xây dựngcon người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nội dung cơ bảncủa cuốn sách này là phân tích cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diệncon người Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, đồng thời nêu lên một số định hướngchiến lược và một số giải pháp nhằm xây dựng, phát triển con người Việt Nam về
mặt đạo đức, trí tuệ, thâm mỹ Đặc biệt, cuốn sách đã cụ thể hóa trong một phạm
vi nhất định về mục tiêu đào tạo của nhà trường, chủ yếu ở hệ thống phổ thông vàxây dựng chiến lược giáo dục toàn diện nhăm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
(2002) của tác giả Nguyễn Thanh đã trình bày khái quát quan niệm của chủ nghĩa
Mac-Lénin, tư tưởng Hỗ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực; phân tích và làm rõ vai trò quyết
định của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự thành công của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tác giả cũng đã chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực
ở nước ta hiện nay và phân tích một số định hướng trong việc phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; làm rõ vai trò của giáodục - dao tạo va khang định, giáo dục - dao tạo đóng vai trò quyết định trong chiến
lược phát triên con người.
11
Trang 16Ngoài các công trình trên đây, còn có một số công trình tiếp cận ở nhiều khíacạnh và mục đích khác nhau, như “Vai tro cua những điều kiện khách quan và nhân
to chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” - Luận án Phó tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Thế Kiệt; “Một vấn dé
can được quan tâm: Mối quan hệ giữa yếu tô sinh học và yếu tô xã hội trong conngười” (1992) của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1995) của tác giả Phạm Ngọc Anh; “Các giá
trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (1994 - 1996) của tác giả PhạmHuy Lê và Vũ Minh Giang đồng chủ biên; “Mối quan hệ giữa yếu to sinh học vàyếu tô xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người” (1996) - Luận ántiễn sĩ của Vũ Tùng Hoa; “Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” (1996) của tác giả Nguyễn Thanh; “Phát triển con
người Việt Nam toàn diện với tu cách là mục tiêu, động lực cua sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Đổi mới ở
Việt Nam Một số van dé triết học về con người và xã hội” (1998) của tác giả Hoang
Chí Bảo; “Van dé xây dựng con người mới” (1998) của tác giả Pham Như Cuong;
“Phát triển con người, tạo nguon nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta” (1998) của tác giả Nguyễn Duy Quý; “Về phát triển văn hóa và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003); “Tâm lý người Việt
Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những điêu can khắc phục” (2004) do
GS Phạm Minh Hạc chủ biên; “Phát triển con người - thước đo nhân văn của tiễn
bộ xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2005)
của tác giả Đặng Hữu Toản, Các công trình trên đây không hoàn toàn tách rời học
thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chi Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphát triển con người, song nội dung chính của các công trình này chủ yếu phân tích
vai trò, vi tri của con người, thực trạng con người Việt Nam va ít nhiều đưa ra một
số phương hướng hoặc giải pháp dé phát triển con người Việt Nam
Bốn là, ngoài các công trình nghiên cứu về phát triển con người tiếp cận
theo quan điểm mdcxit, trong những năm gan đây, đã xuất hiện một số cách tiếpcận mới theo phương pháp lượng hóa phát triển con người Các công trình này ít
nhiêu có giá trị nhất định giúp cho việc định hướng và điêu chỉnh các chỉnh sách ưu
12
Trang 17tiên xã hội của các nhà quản lý và hoạch định chiến lược Trong nhóm công trìnhnay, có thé kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
“Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động” (1999)của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia Cuốn sách này đã tập hợpmột số bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về kháiniệm, thực tiễn chiến lược phát triển con người, đồng thời đưa ra các công cụ phântích, đánh giá trình độ phát triển con người Trong cuốn sách này có đề cập đến
công trình của Amartya Sen - người đã được nhận giải thưởng Noben năm 1999
nhờ những công trình nghiên cứu của ông trong lĩnh vực đói nghèo và phát triển
con ngwoi.
“Phat triển con người Việt Nam 1999 - 2004 - Những thay đổi và xu hướngchủ yếu” (2006) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam với nội dung cơ bản là nêu lênnhững thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới; phân tíchnhững xu thế chủ yếu trong phát triển con người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004.Dựa trên cơ sở phân tích thành tựu và hạn chế, cuốn sách so sánh các chi số pháttriển con người (HDI), chỉ số nghèo khổ tổng hop (HPI) và chỉ số phát triển giới(GDI) ở cấp tỉnh, quốc gia, vùng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Cuốnsách cũng tong hợp những kết quả chính của chính sách phát triển con người ViệtNam trong thời kỳ đôi mới
Đặc biệt, trong những năm gan đây, các tổ chức phi chính phủ cũng như Liênhợp quốc đã có nhiều báo cáo tiếp cận trên các khía cạnh, như văn hoá, giáo dục, y tẾ,
môi trường, kinh tế, xoá đói giảm nghèo Phương pháp tiếp cận này đã góp phần định
hình một triết lý phát triển mới mà ưu điểm của nó là khắc phục được một số hạn chếcủa các quan điểm tiếp cận trên phương diện tự nhiên, xã hội, tâm lý, đạo đức HệBáo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc là công trình đánh giá khá toàndiện về sự phát triển con người trên thế giới, khu vực và quốc gia Các chỉ số được đềcập đến trong hệ báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc thực hiện từ năm
1990 đến nay là các công trình phản ánh có tính khái quát nhất về phát triển conngười từng khu vực và trên phạm vi thế giới Bên cạnh các công trình trên đây, còn
có một số công trình công bố ở địa phương, các luận văn, khoá luận viết về vấn đềphát triển con người Các công trình này chủ yêu gắn với địa phương hay một phương
13
Trang 18diện nào đó mà chưa khái quát sự xuyên suốt quan điểm về phát triển con người từquan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong việc xây dựng chiến lược phát trién con người Việt Nam.
Như vậy, có thé nói, ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, viécnghiên cứu con người nói chung và phát triển con người nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm Số lượng công trình ngày càng phong phú về thê loại,
đa dạng về cách tiếp cận, ngày càng có chiều sâu và có tính tích hợp cao Điều này
đã thé hiện sự quan tâm của toàn xã hội cũng như sự nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn về vai trò của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Sự quan tâm này
cũng thể hiện mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh tiễn tới mục tiêu cuối cùng là phát triển cho con người và vì con người.Hay nói cách khác, con người là mục tiêu cudi cùng của sự nghiệp cách mạng Với
ý nghĩa đó, vấn đề phát triển con người cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứutrong điều kiện và hoàn cảnh mới; cần tiếp tục làm rõ hơn tính cách mạng, tính khoahọc trong học thuyết Mác về phát triển con người, sự vận dụng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng học
thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đôi mới Hơn nữa, theo sự vậnđộng, phát triển của lịch sử, của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu củacách mạng, những nhận thức của Đảng ta, nhân dân ta đã có nhiều điểm mới vừathé hiện tính khoa học, vừa thê hiện tính nhân văn sâu sắc Theo đó, cần thiết phải
có sự hệ thống lại nền tảng triết lý của sự phát triển, đánh giá đúng thực trạng pháttriển con người Việt Nam hiện nay Do vậy, đề tài “Quan điểm của C.Mác về phattriển con người và sự van dung ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới mà không
có sự trùng lặp với các công trình đã được công bó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tàiĐối tượng nghiên cứu: Quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chi Minh về phát
triển con người và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu một số nội dung cơ bản trongquan niệm của C.Mác về bản chất con người để làm cơ sở phân tích quan điểm củaông về phát triển con người Luận án phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và phat triên con người trên co sở kê thừa, phát triên quan diém của C.Mac về phat
14
Trang 19triển con người để làm rõ tính xuyên suốt trong quan điểm, chiến lược phát triển
con người cũng như mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người
trong tư tưởng của Người Đặc biệt, luận án tập trung vào chiến lược phát triển con
người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục tiêu
Mục tiêu của luận án là luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con
người và sự vận dụng quan điểm này ở Việt Nam trên phương diện lý luận cũngnhư thực tiễn để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phầnphát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba la, phân tích thực trạng và một số van đề đặt ra trong phát triển con người
ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp, như phân tích tổng hợp, lịch sử - lôgíc, khái quát hoá Ngoài ra, còn kết hợp một số phương pháp,
-như hệ thông hoá, đôi chiêu, so sánh đê làm rõ vân dé mà luận án đê cập dén.
15
Trang 206 Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án
6.1 Đóng góp về mặt khoa họcThứ nhát, trên cơ sở luận giải và làm rõ quan điểm của C.Mác về phát triển
con người, luận án góp phan chỉ ra va khang định ý nghĩa thời đại và giá tri vậndụng quan điểm đó trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay
Thứ hai, luận án góp phần khăng định sự vận dụng sáng tạo quan điểm củaC.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát
triển con người Việt Nam hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ những vấn đề hiện đang được đặt ra đối vớiviệc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay
Thứ tw, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm pháttriển con người Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đây mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, thực hiện mục
tiêu giải phóng con người.
6.2 Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án góp phầnlàm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu một sốchuyên đề của chuyên ngành triết học về phát triển con người; làm cơ sở phươngpháp luận cho một số ngành khoa học xã hội khác đi vào nghiên cứu về con người
Vẻ mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thé được sử dụng nhưmột tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển con người ở Việt
Nam hiện nay.
7 Kết cau của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết
16
Trang 21Chương 1
QUAN DIEM CUA C.MÁC VE PHÁT TRIEN CON NGƯỜI
1.1 Quan niệm duy vật của C.Mac về con người với tư cách cơ sở nền
tảng để xây dựng quan điểm về phát triển con người
1.1.1 Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người
Lịch sử phát triển của loài người, theo quan điểm của C.Mác, là sự thay thế
hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn do sựvận động của xã hội Trong đó, con người với tư cách là chủ thể của xã hội đóng vaitrò quyết định và là động lực thúc đây sự vận động, phát triển đó Con người vừa là
sản phẩm của tự nhiên, vừa là chủ thé cải tạo, thay đôi giới tự nhiên nhằm thoả mãn
nhu cầu của mình, và như vậy, con người vừa là chủ thé, vừa là khách thé của quá
trình nhận thức Con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội, có ý thứcmới, có năng lực dé nhận thức được ban chất, quy luật vận động của giới tự nhiên
và cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình Qua đó, con người cũng tự nhậnthức, tự cải biến mình trong thực tiễn C.Mác đã dự đoán, khoa học tự nhiên bao
hàm trong nó khoa học về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó
các khoa học tự nhiên - tất cả sẽ trở thành một khoa học
Trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, con người và bản chấtcon người, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và xã hội, vai trò chủ thélịch sử của con người và vấn đề phát triển con người là đối tượng nghiên cứu củanhiều ngành khoa học Mỗi ngành khoa học lại tiếp cận trên một phương diện khácnhau Khoa học tự nhiên thường tiếp cận nghiên cứu con người từ bản thể sinh học,
cấu trúc của con người Trong khi đó, các ngành khoa học xã hội lại tiếp cận từ lĩnh
vực tinh thần - một lĩnh vực phản ánh rõ nét và mang đậm tính người Hai khoa họcnày tiếp cận trên hai khía cạnh khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đềtrong việc khám phá bản chất của con người
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là bản chất con người là gì, con người có vai trònhư thế nào trong đời sống tự nhiên cũng như xã hội và đối với chính lịch sử phát
17
Trang 22triển của mình thì không phải là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội có thể trả
lời được một cách đầy đủ và có tính thuyết phục
Trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng, C.Mác đã đi tìm cội nguồn, gốc rễ
của vấn đề này Và khi, C.Mác xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, ông đã tạo
ra bước ngoặt vĩ đại trong quan niệm về con người, bản chất con người và về mốiquan hệ con người với giới tự nhiên và xã hội Với cách tiếp cận này, C.Mác đã
từng bước lý giải bản chất cũng như vai tro của con người đối với sự phát triển của
lịch sử Đó là:
Thứ nhất, tôn tại người là sự thống nhất biện chứng giữa cải tự nhiên tự nó
và cái tự nhiên được sáng tao bởi con người, giữa thực thể tự nhiên và thực thể xãhội, giữa cải xã hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của
con người.
Trong học thuyết Mác về con người, tồn tại người là một quan niệm có tính
nên tảng mà từ đó, C.Mác đã đưa ra những luận điểm, quan điểm, tư tưởng duy vật
biện chứng về bản chất con người, mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vai trò
chủ thé sáng tạo lich sử của con người và giải phóng con người Xuất phat từ lập
trường duy vật biện chứng, trên cơ sở phê phán một cách có luận cứ khoa học quan
niệm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phê phán quan niệm duy tâm củaHêghen coi con người chỉ là sự hiện thân của "ý niệm tuyệt đối" và quan niệm duyvật siêu hình của Phoiơbắc coi con người như một thực thể tự nhiên thuần tuý,C.Mác đã đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn và khoa học về tồn tại người khikhang định con người là một thực thé sinh học - xã hội Khi chỉ rõ những sai lầm vềphương diện khoa học trong quan niệm tôn giáo về tồn tại người - quan niệm coiton tại người là "một ton tại siêu nhân", một tồn tại ngoài con người và trên conngười, "trong tính hiện thực ảo tưởng" của con người ở thé giới bên kia, C.Mác đãchỉ rõ "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, an nau đâu đó ở ngoài thégiới Con người chính là thé giới con người, là nhà nước, là xã hội", "gốc rễ của conngười chính là ban thân con người" [84, tr 580], "người là sinh vật tối cao đối vớicon người" [84, tr 581], "bản thân con người là bản chat tối cao của con người" [84,
tr 569] Khi phê phán quan niệm duy tâm - tư biện về con người C.Mác cho rằng,
18
Trang 23những khái niệm trừu tượng, tư biện, những "ý niệm tuyệt đối" chăng qua chỉ là sự
xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người Rang, dé tim ra
ban chat đích thực của con người va nhận thức đúng đắn đời sống hiện thực, người
ta không cần đến những khái niệm trừu tượng, tư biện ay, ma can phải nghiên cứu
một cách cụ thé đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và chỉ bằng cách nàymới có thé lý giải được sự tồn tại của con người trong thé giới C.Mác cho rằng, bảnthân đời sống sinh hoạt của con người vốn đã mang tính hiện thực, hoạt động cơbản của con người là hoạt động sản xuất vật chất của những cá nhân nắm quyền làmchủ các lực lượng sản xuất nhất định, hoạt động trong khuôn khổ của những "quan
hệ giao tiếp" nhất định Các khái niệm, dẫu có là khái niệm trừu tượng, tư biện thìtheo C.Mác, chúng cũng vẫn chỉ là những khái niệm phản ánh đời sống sinh hoạthiện thực, phản ánh hoạt động sản xuất vật chất của con người và tất yếu, chúng
phải mang tính khách quan, mang tính hiện thực Do vậy, khi xem xét con người và
sự ton tại của nó trong thế giới, cần phải cham đứt những bàn luận chung chung,
trừu tượng về con người, phải xuất phát từ chính con người với tư cách "cá nhânkinh nghiệm", từ những cá nhân mà trong đời sống sinh hoạt, trong mọi hoạt động
của họ đều luôn dựa vào những tiền đề hiện thực và trong những điều kiện thực tiễn
xác định Đồng thời, phải xem xét hoạt động của con người trong tính quy định cụ
thé của nó, tức là trong tông thể các lực lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất, cũng
như các hình thức tổ chức xã hội của con người
Từ quan niệm đó, C.Mác cho rang, giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại một
cách hiện thực đối với con người và là đối tượng cho hoạt động của con người.
Song trong mọi hoạt động của mình, con người bao giờ cũng xuất phát từ những
nhu cầu của bản thân mình và đây cũng chính là cái tạo nên tính đặc thù cho sự vận
động lịch sử của đời sống sinh hoạt hiện thực của con người, cũng như cho việc
nhận thức vận động ấy Và, khi phân tích đời sống sinh hoạt hiện thực của con
người trong xã hội tư bản trên cơ sở xem xét xã hội này với tính cách là một hệ
thống xã hội đặc thù, được đặc trưng bởi một sự phat triển nhất định của lực lượngsản xuất và của các quan hệ sản xuất tương ứng, C.Mác đã phát hiện ra những đặctrưng phổ biến trong đời sông sinh hoạt xã hội của con người Trong xã hội tư bản,
19
Trang 24những đặc trưng phổ biến ấy, theo C.Mác, đã dat tới trình độ phát triển cao và nhờvậy, cơ sở hiện thực của tồn tại người đã trở nên rõ ràng.
Xem xét tồn tại nguol bang việc xác định tiền dé đầu tiên cho moi su tồn tại
của con người và do đó, cũng là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là con người
phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", mà để sống được, trước hếtcon người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình bằng cách tác
động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, C.Mác cho rằng, đặc tính hiện thực của con
người hay con người tồn tại hiện thực, tồn tại một cách khách quan chính là conngười ton tại trong hoạt động thực tiễn của nó, là "những cá nhân hiện thực, là hoạtđộng của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họthấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" [86, tr 28 -
29], là "những con người, không phải những con người ở trong một tình trạng biệt
lập và có định tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quátrình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dướinhững điều kiện nhất định" [86, tr 38] Và do vậy, theo C.Mac, tính hiện thực của
bản chất con người cũng được thé hiện trước hết ở chỗ, con người ton tại thực, hiển
nhiên, cảm tính - con người tn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới
tự nhiên là thân thể vô cơ của con người C.Mác viết: "Con người là một sinh vật có
tính loài con người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang song
như với một thực thé phổ biến va do đó là một thực thé tự do" [96, tr 134] Và, "về
mặt thể xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ conngười (cũng như con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ", "giới tự nhiên là tư liệu
sinh sống trực tiếp đối với con người là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt
động sinh sống của con người" Giới tự nhiên với tư cách đó "là (hân thể vô cơ củacon người", thân thể mà với nó, "con người phải ở lại trong quá trình thường xuyêngiao tiếp dé tồn tại" Ca đời sống thé xác lẫn đời sống tinh than của con người đềugắn liền với giới tự nhiên Và điều đó chang qua chỉ có nghĩa là "giới tự nhiên gắn
liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phan của giới tự nhiên" [96,
tr 134 - 135].
20
Trang 25Như vậy, rõ ràng là, trong quan niệm của C.Mác, sự tồn tại của con ngườibao giờ cũng gan liền với những điều kiện tự nhiên nhất định, và hơn thế nữa, conngười ton tại với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, con
người là một bộ phận của giới tự nhiên, "thực vật, động vật, đá, không khí, ánh
sang", v.v cũng là "một bộ phan của ý thức con người, , là giới tự nhiên tinh thần
vô cơ của con người" [96, tr 135] Sự tồn tại của con người trong tự nhiên là tồn taihiện thực, tồn tại với phương thức đặc thù của nó Phương thức hoạt động song -hoạt động dé tồn tại - của con người khác hoàn toàn với phương thức hoạt động sinhtồn của vật Hoạt động sinh tồn của con vật hoàn toàn mang tính bản năng, vì sự tontại thé xác và duy tri nòi giỗng Hoạt động sinh tồn của con người thi khác, là hoạtđộng của một "sinh vật có tính loài có ý thức", là hoạt động bản chất của con người
- hoạt động sản xuất vật chất Trong hoạt động sinh tồn của mình, "con vật chỉ sản
xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản
phẩm của con vật trực tiếp gan với cơ thé thé xác của nó, còn con người thì đối diện
một cách tự do với sản phẩm của mình" [96, tr 137] Hơn thế nữa, việc tái sản xuất
ra toàn bộ giới tự nhiên của con người không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu
vật chất, mà còn vì những nhu cầu tinh thần Về điểm này, C.Mác chỉ rõ, con vậtđồng nhất một cách trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó; nó không tự phân biệt
với hoạt động sinh sống ấy của nó; "Nó là hoat động sinh sống ấy Còn con người
thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí vàcủa ý thức của mình" Và do vậy, "hoạt động sinh sống của con người là hoạt động
sinh sống có ý thức", là "hoạt động tự do" Ban thân hoạt động sản xuất vật chất,
"bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống sản xuất" của con người "chỉ làmột phương tiện" mà nó sử dung dé thoả mãn "nhu cầu duy trì sự sinh tồn thé xác"
của mình Song, đời sống sản xuất ấy của con người là "đời sống có tính chất loài",
"đời sống đẻ ra đời sống" nên tính chất của hoạt động sinh sống của con người "baohàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính loài của nó" và do vậy, "hoạtđộng tự do, có ý thức chính là tính chất loài của con người" [96, tr 136 - 137]
Hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động mang bản chất người, hoạtđộng của một "sinh vat có tính loài có ý thức" Song, sự ton tại của con người, theoC.Mác, bắt nguồn không phải từ tinh thần, từ "ý niệm tuyệt đối", không phải từ sự
21
Trang 26vận động của ý thức Sự ton tại của con người là sự tồn tại mang tính chất tự nhiên,
vật chất - cảm tính Khi khẳng định con người là một thực thé tự nhiên đặc thù, một
"sinh vật có tính loài có ý thức", tồn tại một cách tự nhiên trong mối liên hệ và tác
động qua lại với các thực thé, vat thé tự nhiên khác, C.Mac cũng cho rằng, những
sức mạnh bản chất và khát vọng đặc trưng cho con người với tư cách thực thể tự
nhiên tích cực, về thực chất, là những sức mạnh tự nhiên C.Mác viết: "Con người
trực tiếp là /hực thé tự nhiên Với tính cách là thực thé tự nhiên, hơn nữa là thực thé
tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực
lượng song, nó là thực thé tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó ton tại trong nó
dưới hình thức thiên bam va năng lực, dưới hình thức nang khiếu; và mặt khác, vớitinh cách là thực thé tự nhiên, nhục thé, cảm tinh, có tính đối tượng, nó giống như
động vật và thực vật, là thực thé dau khổ, bị quy định và bị hạn chế, nghĩa là những
đối tượng của năng khiếu của nó tồn tại bên ngoài nó như những đối trong khôngphụ thuộc vào nó; nhưng những đói tong ấy là những đối tượng của nhu cầu củanó; đó là những doi trong cần thiết, căn ban dé thé hiện và khang định những lực
lượng bản chất của nó Con người là thực thể nhục thể, có những lực lượng tự
nhiên, sinh động, hiện thực, cảm tính, có tính đối tượng, điều đó có nghĩa là conngười có những đối tượng hiện thực, cam tính làm đối tượng của bản chất của mình,
của biéu hiện đời sống của mình, hoặc con người chỉ có thé biểu hiện đời sống của
mình dựa trên những đối tượng hiện thực, cảm tính" [96, tr 232] Điều này cho
thấy, mặc dù ở C.Mác khi đó, quan niệm duy vật về lịch sử chưa được hình thành
một cách đầy đủ, song từ lập trường duy vật, ông đã phát hiện ra tính khách quantrong đời sống sinh hoạt của con người, tính khách quan trong các hình thức vậnđộng của đời sống con người, tính khách quan của thực tại con người, của tồn tạingười Và từ đó, C.Mác đã đi đến quan niệm coi con người và đời sống xã hội củacon người là các hình thức tồn tại vật chất - tự nhiên
Khi bàn về con người, L.Phoiơbắc coi con người là một thực thể tự nhiên đặcbiệt và tính đặc thù Ấy của tổn tại người là ở chỗ, con người là một thực thể có tínhloài, có khả năng hiểu được loài của mình và có quan hệ với bản thân mình như vớiloài của mình và qua đó, đạt tới tính loài của các thực thé khác nhau Với C.Mác thì
"con người không chỉ là một thực thé tự nhiên, nó là thực thé tự nhiên có tinh chat
22
Trang 27người, nghĩa là thực thé tồn tại cho bản thân minh và do đó, là thuc thể loài Nophải biểu hiện và tự khẳng định như là thực thê loài trong ton tại của nó cũng nhưtrong tri thức của nó" [96, tr 234] Tuy có sự tương đồng về quan điểm, song nhữngkết quả mà C.Mac rút ra từ quan niệm đó của minh lại khác xa so với L.Phoiơbắc.
Xu hướng chung trong quan niệm về ton tại người trong quan niệm của L.Phoiơbắc
là đi từ quan điểm duy vật tới duy tâm tư biện Còn C.Mác thì đi từ quan niệm duyvật chung về tồn tại người đến quan niệm duy vật lịch sử về tồn tại nguol.L.Phoiobac đã không thé biến logic chung của chủ nghĩa duy vật thành logic củaquan niệm duy vật về đời sống xã hội của con người Và do vậy, quan niệm về loài,
về tính loài của con người ở ông chỉ đơn giản là một kết cau thuần tuý tư biện.C.Mác đã cụ thể hoá các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật thành các nguyên
lý của quan niệm duy vật lịch sử về con người và xã hội loài người Trên cơ sở đó,
ông đã xây dựng nên hệ thống khái niệm thé hiện thực tại đặc thù của đời sống con
người, của tồn tại người
Tính đặc thù của tôn tại người, theo C.Mác, là ở chỗ, sự ton tại của con
người dựa trên quá trình sản xuất vật chất, dựa trên sự cải tạo thế giới vật chất một
cách thực tiễn Hoạt động của con người là hoạt động một cách có đối tượng Con
người hoạt động với các đối tượng và sự hoạt động của con người được thể hiện ra
trong các đối tượng ấy Hoạt động của con người là sự tác động qua lại giữa con
người với tư cách là thực thể tự nhiên vào các đối tượng vật chất hoàn toàn cụ thể
của thế giới tự nhiên bên ngoài Con người "không thê tạo ra cái gì nếu không có
giới tự nhiên, nêu không có thé giới hữu hình bên ngoài" [96, tr 130] Hoạt động cơbản nhất của con người là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động nhằm cải tạo thế
giới vật chất một cách thực tiễn và qua đó, con người thiết lập mối quan hệ mật thiết
với tự nhiên, với đồng loại và cải tạo chính bản thân mình C.Mác viết: "Bản thâncon người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tựnhiên Dé chiếm hữu được thực thé của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đờisống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thécủa họ: tay và chân, đầu và hai bản tay Trong khi tác động vào tự nhiên ở bênngoài thông qua sự vận động đó, va làm thay đôi tự nhiên, con người cũng đồng
thời làm thay đổi bản tinh của chính nó" [92, tr 266] C.Mác còn cho rằng, tự nhiên
23
Trang 28tồn tại đối với con người với tư cách con người chỉ trong hoạt động sản xuất vậtchất, trong hoạt động lao động của con người L.Phoiobac đã sai lầm khi coi quan
hệ lao động thực tiễn của con người với giới tự nhiên bên ngoài chỉ ton tại với tưcách là sự thể hiện của tự ý thức, ích kỷ, vụ lợi của con người Với cách xem xétnhư vậy, L.Phoiơbắc đã gạt bỏ co sở nền tảng vốn có của tồn tại con người đó là
giới tự nhiên - cái mà thiếu nó, con người không thé tồn tại với tư cách là thực thé
tự nhiên Điểm này trái ngược với quan điểm của C.Mác, khi ông khang định rang:
"Thực thể không có tự nhiên của nó ở bên ngoài nó thì không phải là thực thé twnhiên, nó không tham gia vào đời sống của tự nhiên" [96, tr 233]
C.Mác đã tiếp cận và nghiên cứu con người trong mối quan hệ với tự nhiên
xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất Ông đã chỉ rõ tính lịch sử của mối quan hệ
đó khi cho rằng, với tư cách là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động sinh tồn của con
người, cho đời sống con người, là khách thể có quan hệ với con người, tự nhiên trởthành kết quả của lịch sử phát triển con người Tự nhiên ấy được mở ra cho conngười trong sự phong phú, trong tính đa dạng của nó, mang lại những cái cần thiết
cho hoạt động con người, cho đời sống sinh hoạt của con người cùng với tiến trình
phát triển của bản thân, nó tạo ra sức mạnh vật chất và năng lực sáng tạo của conngười Ông viết: "Giống như những đối tượng có tinh chất người không phải lànhững đối tượng tự nhiên dưới hình thức như những đối tượng này trực tiếp có sẵntrong tự nhiên, thì cam giác của con người như nó ton tại trực tiếp, trong tính đối
tượng trực tiếp của nó, cũng không phải là cảm tính cửa con người, tính đối tượng
của con người Tự nhiên theo ý nghĩa khách quan, cũng như tự nhiên theo ý nghĩa
chủ quan đều không được đem lại một cách trực tiếp và phù hợp cho thực thể con
người" [96, tr 234].
Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, "todn bộ cái gọi là lịch sử toàn thé giớichăng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinhthành của tự nhiên cho con người" [96, tr 182] Hoạt động sản xuất vật chất của conngười là điều kiện cơ bản, đầu tiên của đời sống con người, là cái đã sáng tạo ra bảnthân con người với tư cách là "một sinh vật có tính loài ý thức" Bằng hoạt động sản
xuât vật chât ây, con người đôi diện với tự nhiên với tư cách là lực lượng tự nhiên.
24
Trang 29Con người chiếm hữu sản phẩm của tự nhiên bằng sức mạnh bản chất vốn có ấy,
sức mạnh mà con người tự trang bị cho mình từ chính tự nhiên Với sức mạnh tự
nhiên vốn có ay, con người tác động vao tự nhiên, làm thay đôi tự nhiên và qua đó,
làm thay đổi chính bản thân mình, nâng cao sức mạnh tự nhiên vốn có của mìnhbăng cách "biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ" của mình
Khi con người ton tại trong tự nhiên, mang sức mạnh bản chất của tự nhiên,song con người còn tồn tại trong xã hội con người, tồn tại trong mối quan hệ giữacon người với con người, bởi tính quy định của sự tổn tại của con người với tư cách
là loài ở chỗ, con người không phải là một thực thé tách biệt, khép kín Con ngườivừa là một thực thê tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Đời sống sinh hoạt của conngười, về thực chất, là một quá trình xã hội, quá trình được thực hiện như là tổng
hoa các quan hệ của con người với con người - quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội
này chính là cái tạo thành tính quy định nội tại, cơ bản của đời sống sinh hoạt xã hộicủa con người Chính việc phát hiện ra hoạt động sản xuất, hoạt động thực tiễn với
tư cách là cơ sở, nền tảng trong đời sống sinh hoạt xã hội đã cho phép C.Mác tiếp
cận theo một cách thức hoản toàn mới trong việc phân tích, luận giải mối quan hệ
con người với con người Coi tính chất đối tượng của hoạt động con người cũng làtính chất đối tượng của quan hệ con người với con người, C.Mác cho rằng, "sản
phẩm trực tiếp của hoạt động của cá tính con người", đồng thời cũng là "tồn tại của
bản thân con người đối với người khác, tồn tại của người khác ấy và tồn tại của
người sau đối với người trước" [96, tr 169]
Theo C.Mac, sản pham vật chat của hoạt động con người - "vật thể, với tưcách là sự ton tại vì con người, với tư cách là sự ton tại vật thể của con người thìđồng thời cũng là sự ton tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ ngườicủa anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người" [85, tr
65] Gan quan hệ xã hội với nội dung đối tượng của hoạt động con người, với sự
vận động của bản chất con người dưới hình thức đối tượng, C.Mác cho rằng, "bản
chất con người của tự nhiên chỉ ton tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xãhội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con
người, mới là tôn tại của con người đôi với người khác và tôn tại của người khác đôi
25
Trang 30với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người; chỉ có trong xã hội,
tự nhiên mới hiện ra là cơ sở của tồn tại có tinh chất người của bản thân con người”,
"chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người
của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con
người" Do đó, C.Mác khang định, "xã bói là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành
của con người với tự nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên, chủ nghĩa tự
nhiên đã được thực hiện của con người và chủ nghĩa nhân đạo đã được thực hiện
của tự nhiên" [96, tr 170] Cũng chính vì vậy mà ban thân lich sử con người "là một
bộ phận “hiện (hực của lịch sw tw nhiên, của sự sinh thành của tự nhiên bởi con
người" [96, tr 179].
Với sức mạnh "bản chất người của tự nhiên" ấy, với tính năng động chủ quan
vốn có của mình, trong mỗi quan hệ của mình với tự nhiên, với xã hội, con người
không chỉ có khả năng nhận thức và cải tạo tự nhiên, mà còn có khả năng nhận thức
xã hội, cải tạo xã hội, biến đổi xã hội và qua đó mà "lần đầu tiên, con người táchhăn - theo một ý nghĩa nào đó - khỏi giới thú vật, chuyên từ điều kiện sinh tồn của
thú vật sang điều kiện sinh tồn thật sự của con người" Đó chính là "bước nhảy của
nhân loại từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do" [90, tr 393]
Luận giải về tồn tại xã hội của con người, C.Mác còn chỉ rõ, khi ton tại trong
xã hội, mỗi cá nhân là một "thực thể xã hội", nên mọi hoạt động sinh tồn của họ đều
là "biểu hiện và sự khang định của sinh hoạt xã hội" Boi lẽ, "sinh hoạt cá nhân va
sinh hoạt loài của con người không phải là một cái gì khác biệt, mặc dù phương
thức tồn tại của sinh hoạt cá nhân tất nhiên là một biểu hiện hoặc là đặc thi hơn,hoặc là phổ biến hơn của sinh hoạt loài, còn sinh hoạt loài là một sinh hoạt cá nhânhoặc là đặc thi hơn, hoặc là phổ biến" [96, tr 171] Với quan niệm này, C.Mác đãnói đến hai cấp độ của tồn tại người - ton tại cá nhân và tồn tại xã hội Ông cho
rằng, với tư cách là một "sinh vật có tính loài có ý thức", con người là một thực thé
xã hội va do vậy, hoạt động sinh ton của con người là hoạt động xã hội và đời sốngsinh hoạt của con người là đời sống xã hội Trong hoạt động sinh hoạt xã hội, hoạtđộng sinh tồn mang tính loài ấy của con người luôn diễn ra quá trình hình thành va
phát triên toàn bộ đời sông sinh hoạt hiện thực của con người va ban chat con
26
Trang 31người Nhưng, con người không chỉ là một "sinh vật có tính loài", con người còn là
"một cá nhân đặc thu nào đó" và chính nhờ tính đặc thù đó, con người trở thành
"một cá nhân và một thực thé xã hội cá thé hiện thực" [96, tr 171] Điều này chothấy, trong quan niệm của C.Mac, tồn tại người là sự thống nhất giữa con người với
tư cách là một thực thê xã hội và con người với tư cách là một thực thể cá nhân, một
cá thé Trong quan niệm của C.Mác, cái xã hội và cái cá nhân trong tồn tại ngườikhông phải là những thực tại độc lập nào đó, không phải là những cái thực tại tồn tạibởi mối quan hệ bề ngoài nào đó mà về thực chất, chúng là hai mặt của một thực thểthống nhất và hai mặt đó, trung gian hoá lẫn nhau, tồn tại thông qua nhau Tính biệnchứng của mối quan hệ nay trong ton tại người là ở chỗ, xã hội không phải là mộtlực lượng độc lập nào đó, một chủ thể độc lập nảo đó; những con người hiện thực,
con người sông, về thực chất là chủ thé duy nhất, là cơ sở hiện thực của toàn bộ thế
giới người Tính biện chứng đó còn ở chỗ, bản thân cá nhân với tư cách thực thểcon người đặc biệt, cá biệt cũng chính là một thực thể xã hội, một "sinh vật có tínhloài có ý thức" và "mọi biểu hiện sinh hoạt của nó" là biểu hiện va sự khang định
sm HẠ
của "sinh hoạt xã hội" "cân phải tránh không được lại lần nữa đem "xã hội" với tư
cách là một sự trừu tượng đối lập với cá nhân", "với tính cách là ý /hức loài, con
người khang định sinh hoại xã hội hiện thực của mình và chi lặp lại trong tư duy
-tồn tại hiện thực của mình, cũng như ngược lại, -tồn tại loài tự khăng định mình
trong ý thức loài và tồn tại đối với mình trong tính phô biến của mình như một thựcthé đang tư duy" [96, tr 171]
Từ sự phân tích trên, có thể nói, khi phê phán quan niệm duy tam - tư biệncủa Ph.Héghen và quan niệm duy vật nhân bản, siêu hình của L.Phoiơbắc về con
người một cách có luận cứ khoa học, từ lập trường duy vật biện chứng, C.Mác đã
đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn, khoa học về con người Đó là quan niệmcoi con người là sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên tự nó và cái tự nhiên
được sáng tạo bởi con người, giữa thực thé tự nhiên và thực thé xã hội, giữa cái xã
hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người Con
người vừa là một thực thé tự nhiên, vừa là một thực thé xã hội Con người là thựcthể sinh học - xã hội, - "sinh vật có tính loài có ý thức", "thực thể tự nhiên có tínhchất người", con người là một thực thể xã hội cá thé hiện thực
27
Trang 32Thứ hai, con người không chỉ gắn với tự nhiên, mà còn có khả năng làm chủ
tự nhiên, làm chủ xã hội và là chủ thể lịch sử Con người vừa là chủ thể của nhậnthức vừa là khách thể của nhận thức Con người hiện thực được thể hiện ra thông
qua hoạt động thực tiễn Qua đó, hình thành nên những phẩm chất đặc thù - phẩm
chất xã hội
Khác với Hêghen đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, C.Mác cho rằngbản thân những trùu tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chỉ là sản
phẩm, là sự thể hiện của những điều kiện sản xuất va giao tiếp nhất định của con
người Phê phán quan niệm duy tâm, tư biện về bản chất con người của Hêghen,C.Mác đã coi những trừu tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chăngqua chỉ là sự xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người.Trong “Hệ tu tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khang định, “tổng số nhữnglực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi
cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có, là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết họchình dung là “thực thể”, là “bản chất con người”, của cái mà họ đã tôn sùng hoặc đả
kích, một cơ sở hiện thực mà tác động và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển
của con người không hề bị ngăn trở bởi việc các nhà triết học ay với tu cách là “Tự
ý thức” và “Kẻ duy nhất” nổi dậy chống lại nó” [86, tr 55]
Bằng việc nghiên cứu những đối tượng có thực, sống động, nghiên cứu sựphát triển lịch sử và những kết quả của sự phát triển ấy, C.Mác cho rằng, nhận thức
về lịch sử không phải là sự nhìn nhận cái bên ngoài Lịch sử là kết quả hoạt động
của chính con người; nhận thức về lịch sử thực chất cũng là sự nhận thức về hoạtđộng của chính con người, là nắm bắt tiến trình lịch sử của con người Phê phánquan điểm của các nhà triết học theo trường phái Héghen trẻ về mối quan hệ giữa
cái nhân tính và cái phi nhân tính, giữa con người và không phải con người, C.Mác
chỉ rõ, đó là quan niệm hoàn toàn trừu tượng Những suy luận về cái nhân tính và
cái phi nhân tính ấy chỉ có ý nghĩa và hợp lý, nếu quy nó về biện chứng của sự pháttriển sản xuất và các phương thức đáp ứng nhu cầu của con người C.Mác viết: “Từngữ khang định “người” thích ứng với những quan hệ nhất định thong tri trong mộtgiai đoạn phát triển nào đó của sản xuất và thích ứng với phương thức thoả mãn nhu
28
Trang 33cầu do những quan hệ ấy quyết định, - cũng tựa như từ ngữ phủ định “phi nhân”thích hợp với những ý đồ hòng phủ định bên trong phương thức sản xuất hiện hànhnhững quan hệ thống trị ấy và phương thức thoả mãn nhu cầu thống trị trong điềukiện có những quan hệ ấy, những ý đồ do chính cái giai đoạn sản xuất ấy khôngngừng sản sinh ra hàng ngày” [86, tr 633 - 634] Việc nhận thức bản chat con người
và đời sống xã hội của con người, theo C.Mác, con người cần phải được hiểu mộtcách hiện thực trong đời song xã hội hiện thực - cụ thé của ho Đó “không phảinhững con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà lànhững con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực va có théthấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định” [86, tr 38].C.Mác viết: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳtiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể
bỏ qua trong trí tưởng tượng mà thôi Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động
của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có
sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra” [86, tr 28 - 29]
Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó, là tiền đề của mọilich sử - đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thé “làm ra lịch sử”,
C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là “việc sản xuất trongnhững tư liệu dé thoả mãn những nhu cau ấy, việc sản xuất ra ban thân đời sống vậtchất” [86, tr 39 - 40] Hành vi lịch sử trong hoạt động xã hội ấy của con người, theo
C.Mác, là những quan hệ cơ bản, mang tính lịch sử, là những phương diện cơ bản
của đời sống xã hội Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, sự xuất hiện những nhu
cầu mới, sự sản xuất ra bản thân con người cũng là một phương thức hoạt động
chung, một hình thức giao tiếp xã hội nhất định của con người
Việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thựccủa con người, phát hiện bản chất con người trong tư tưởng của C.Mác được thêhiện khá rõ qua việc Ph.Ăngghen đã trao đổi với C.Mác và đã chỉ rõ rằng, “conngười” của L.Phoiobac là “cái phái sinh từ Thượng đế”; Phoiơbắc đi từ Thượng dé
đến “con người” là con đường hoàn toàn ngược lại Phải xuất phát từ cái “tôi”, từ
“cá nhân mang tính kinh nghiệm, có thé xác”, nhưng không phải dé dam chân ở
điêm này, mà phải từ cá nhân đó vươn tới “con người” “Con người” sẽ mãi mãi chỉ
29
Trang 34là nhân vật hư ảo, nếu cơ sở của nó không phải là “con người mang tính kinhnghiệm” Phải xuất phát từ chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy vật, nếu chúng tamuốn làm cho “ý niệm” của chúng ta và đặc biệt là “con người” của chúng ta trởthành một cái gì đó hiện thực Chúng ta phải từ cái đơn nhất dé rút ra cái phô biến,
“chứ không phải từ cái chính ban thân mình hoặc từ cái không tổn tại, như Héghen
đã làm” Rằng, “cá nhân mang tính thê xác là cơ sở thực sự, là xuất phát điểm thực
sự cho “con người” của chúng ta” và do vậy, “cũng phải là điểm xuất phát cho tìnhyêu của chúng ta đối với con người, nếu không thì tình yêu ấy sẽ treo lơ lửng trong
không khí” [95, tr 23].
Như vậy, trong quan niệm của C.Mác, tính hiện thực của con người và bản
chất con người được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại khách quan tronghoạt động thực tiễn của nó Sự ton tại của con người là ton tại thực, hiển nhiên, cảm
tính chứ không phải là cái gì đó mang tính trừu tượng.
Khi phê phán quan điểm duy tâm - tư biện của Hêghen về con người, ngay từnăm 1843, C.Mác đã quan niệm con người là một thực thể hiện thực Trong “Góp
phan phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, ở Lời nói đầu, C.Mác đã khang
định “con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ân náu đâu đó ở ngoài thếgiới Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội” [84, tr 569].Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, với phạm tru “ lao động bị tha hoá”,C.Mác đã xây dựng một hệ thống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường
giải phóng nhân loại, khắc phục triệt để tình hình tha hoá của con người Khi phê
phán L.Phoiơbắc đã “ hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó”, đã hoàtan bản chất tôn giáo vào bản chất con người, C.Mác cho rằng: “Tôn giáo biến bảnchất con người thành tinh hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tínhhiện thực thật sự Do đó, đấu tranh tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thể giới
mà Jac / tinh thần của nó là tôn giáo” [84, tr 570] Tôn giáo không thé đem lại sự
giải phóng cho con người một cách hiện thực, mà chỉ là sự giải phóng hư ảo
-“thuốc phiện của nhân dân” Tôn giáo là sự tha hoá của con người, là “ tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức”, là “ trái tim của thế giới không có trái tim”, là “ tinh thần
x
cua những trật tự không có tinh than” [84, tr 570] Theo C.Mac, “Sau khi cai hình
30
Trang 35tượng thân thánh của sự tự tha hoá của người đã bị bóc trần thì nhiệm vụ cấp thiếtcủa cái triét học đang phục vụ lịch sử là bóc trần sự tự tha hoá trong những hìnhtượng không than thánh của nó” [84, tr 571] Với quan niệm đó, C.Mác cho răngphê phán tôn giáo, phê phán tính chất ảo tưởng về tính hiện thực của con người phảigan liền một cách trực tiếp với giải phóng con người về mặt tinh thần “Việc phêphán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, dé con người suy nghĩ,hành động, xây dựng tính hiện thực của minh , để con người xoay quanh bản thânmình” [84, tr 570], giúp con người trở về với sự tồn tại hiện thực, chân chính củamình, đối mặt với chính mình trong các quan hệ xã hội.
Tiếp tục quan niệm này, trong “Luận cương về Phoiơbắc”, C.Mác đã đi đếnkhang định: “Ban chất con người không phải là một cái trừu tượng cé hữu của cánhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà nhữngquan hệ xã hội” [86, tr 11] Đây là luận điểm hết sức nổi tiếng và tiêu biêu cho triếthọc Mác về bản chất con người Luận điểm này đã trở thành cơ sở lý luận khoa họccho chủ nghĩa Mác và các khoa học khác khi nghiên cứu, giải quyết vấn đề con
người Nhiều nhà tư tưởng đã thừa nhận rằng, khó mà tìm thấy trong lịch sử nhận
thức khoa học của nhân loại một chân lý mà mới nhìn tưởng như đơn giản và rõ
ràng, nhưng về thực chất, lại có thể sâu sắc và căn bản hơn luận điểm của C.Mác về
bản chất con người
Đề đến được luận điểm ngắn gọn, súc tích này, C.Mác đã phải trải qua mộtquá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hết sức tỉ mi Khi tiếp thu nhữngthành tựu của triết học, trực tiếp là triết học cổ điển Đức, C.Mác đã nhận ra sai lầmcủa Héghen và Phoiơbắc về van dé ban chất con người C.Mác đã phê phán quanđiểm duy tâm tư biện của Hêghen về con người, khi Hêghen coi con người là hiệnthân của “ý niệm tuyệt đối” C.Mác cũng nhận rõ tính chất siêu hình trong quanniệm của Phoiơbắc, khi Phoiơbắc đồng nhất tính sinh học vào bản chất con người,tách con người ra khỏi đời sống xã hội, hoà tan bản chất con người vào bản chất tôngiáo, và do đó, đã không thấy hoạt động tích cực của con người là hoạt động thực
tiễn, mà “chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người” C.Mác
chỉ rõ: “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tinh chất thực tiễn Tất cả những sự
3l
Trang 36thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lýtrong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ay” [86, tr 12] Honnữa, khi nhấn mạnh vai trò to lớn của thực tiễn, C.Mác đã khang định: “Các nhatriết học đã chỉ gidi thich thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song van dé là cải taothé giới” [86, tr 12].
Cần lưu ý rằng, cải tạo thế giới theo quan niệm của các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác không hề là một quan điểm cực đoan như sau này có người cố tình
giải thích Ngay cả với giới tự nhiện, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng có những tư
tưởng rất gần với quan niệm hiện đại về bảo vệ môi sinh Con người ton tại trong tựnhiên, gan bó chặt chẽ với giới tự nhiên, “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của conngười” Khăng định điều này, C.Mác nhắn mạnh: “Như thế nghĩa là giới tự nhiện làthân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trìnhthường xuyên giao tiếp dé tồn tại Nói rang đời sống thể xác và tinh thần của conngười gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chăng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiêngắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”
[96, tr 135] Như vậy, rõ ràng là, đối với C.Mác, con người tồn tại bao giờ cũng gắn
liền với điều kiện tự nhiên nhất định; hơn thế nữa, con người là một bộ phận khôngthê tách rời của giới tự nhiên
Khi xác định bản chất tự nhiên của con người, các nhà sáng lập chủ nghĩaMác tập trung vào những hoạt động của con người trong lịch sử C.Mác cho rằng:
“Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắtđầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức
cơ thé của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình nhưthé con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chat của mình” [86, tr 29]
Dé tồn tại, con vật cũng phải kiếm sống, nhưng cách thức kiếm sống của chúng
khác hắn với hoạt động sản xuất của con người Về điểm này, C.Mác chỉ rõ: “Cố
nhiên, con vật cũng sản xuất Nó xây dựng tô, chỗ ở của nó, như con ong, con hải
ly, con kiến, v.v Nhưng con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trựctiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một
cách toàn diện, con vật chi sản xuât vi bi chi phôi bởi nhu câu thê xác trực tiếp, còn
32
Trang 37con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu đó ràng buộc” [96, tr 137] C.Mác
nhắn mạnh rằng: Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất
ra toàn bộ giới tự nhiên Hơn thế nữa, việc tái sản xuất của con người không chỉnhằm giải quyết những nhu cầu vật chat, mà còn vì những nhu cầu tinh than Do đó,theo C.Mác, “con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còncon người thì có thé sản xuất theo kích thước của bat cứ loài nao và ở đâu cũng biếtvận dụng ban chất cé hữu của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây dungtheo các quy luật của cái đẹp” [96, tr 137] C.Mác còn cho rang: “Con vật đồngnhất trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó Nó không tự phân biệt nó với hoạtđộng sinh sống của nó Nó là hoạt động sinh sống ấy Còn con người thì làm chobản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thứccủa mình Hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thitc.[ ]Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh
sông cua con vật” [96, tr 136]
Có thé nói, trong quan niệm của C.Mác, con người - bằng hoạt động lao
động của mình - đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của
chính mình Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sốngtrong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăngkhít với nhau Yếu tố sinh hoc trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu
tố xã hội, ma chúng hoa quyện vào nhau va ton tại trong yếu tô xã hội Ban tinh tựnhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội của con người và được cảibiến ở trong đó Hoạt động của con người chủ yếu là hoạt động lao động sản xuất,
hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua những hoạt động nảy, con
người cải tạo chính bản thân mình, làm cho mình ngày càng hoàn thiện Chính
những hoạt động này chứ không phải là cái gì khác đã làm biến đổi mặt sinh học
của con người vả làm cho nó mang tính người - tính xã hội Và cũng chính hoạt
động thực tiễn ấy đã làm cho những nhu cầu sinh vật ở con người trở thành nhu cầu
xã hội Với quan niệm này, C.Mác đã khẳng định, con người ton tại gan liền với lao
động, bởi nhờ có lao động mà con người thoả mãn những nhu cầu của cuộc sông Vì
thế, lao động không chỉ trở thành thuộc tính chung của con người, lao động còn
được xã hội hoá.
33
Trang 38Như vậy, với C.Mác, con người là sản phẩm của sự phát triển cao nhất của tựnhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là thân thể vô cơ của nó; bang hoạt động thựctiễn của mình, nhất là hoạt động sản xuất, con người đã biến thuộc tính tự nhiên củamình thành bản chất xã hội Chỉ có trong xã hội, con người mới thé hiện bản chất tựnhiên và xã hội của mình Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chấtcon người Con người là một tổng thé, ton tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội Conngười chính là “ động vật xã hội”, động vật biết chế tạo và sử dụng công cụ lao
động, động vật tự nhận thức được mình, tự cải tạo chính mình Con người không chỉ
gan với tự nhiên, ma còn có khả năng làm chủ tự nhiên, lam chủ xã hội Con ngườivừa là chủ thé của nhận thức, vừa là khách thé của nhận thức Con người, đó là conngười hiện thực, con người được thể hiện ra thông qua hoạt động thực tiễn hết sức
phong phú của nó Bằng hoạt động thực tiễn, con người hình thành nên những phâm
chất đặc thù của nó, những phẩm chất mà không một loài vật nào có được - phẩm
chất xã hội
Bản chất đặc thù của con người không đơn giản thể hiện ở thân xác, máu thịt
của nó, cũng không phải là thể hiện ở các phẩm chất trừu tượng nào đó, mà là ở
phẩm chat xã hội Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà cácquan hệ xã hội, song đó không phải là tổng số giản đơn các quan hệ xã hội phức tạp,
đan chéo nhau, mà đó là tổng hoà tất thảy những quan hệ xã hội của con người Đó
là một cái mới, khác về chất so với tổng sỐ những quan hệ xã hội cụ thể
1.1.2 Quan niệm của C.Mác về con người với tư cách chủ thé sáng tao
lịch sử
Khang định ban chất con người là tong hoa các quan hệ xã hội, C.Mác khôngchỉ đề cập đến mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, mà còn tiễn hành phântích vị thế chủ thể, vai trò sang tạo lịch sử của con người
Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,C.Mác đã đi đến quan niệm rằng, khuynh hướng chung của tiến trình phát triển lịch
sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội - đó là con người
và những công cụ lao động do con người tạo ra Sự phát triển đó của lực lượng sản
xuât xã hội, tự nó đã nói lên trình độ phát triên của xã hội Răng, “lực lượng sản
34
Trang 39xuất là kết quả của nghị lực thực tiễn của con người” [95, tr 657] Nghị lực thựctiễn này, đến lượt nó, lại bị quy định bởi những điều kiện sinh tồn của con người,bởi “một hình thức xã hội đã tồn tại trước khi có những lực lượng sản xuất ấy” Mỗithế hệ con người bao giờ cũng nhận được những lực lượng sản xuất do thế hệ trướctạo ra và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới Nhờ sựchuyền giao lực lượng sản xuất ấy mà con người đã “hình thành nên mối liên hệtrong lịch sử loài người” Lực lượng sản xuất và đo đó, cả quan hệ xã hội của conngười ngày càng phát triển thì “ lịch sử đó càng trở thành lịch sử loài người” Vớiquan niệm đó, C.Mác kết luận: “Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa
những con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phat
triển cá nhân của những con người” [95, tr 657 - 658]
Theo đó, có thé nói, trong quan niệm của C.Mac, con người không chi là chủthể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thé của hoạt động lịch sử, là kẻ sáng tạo
ra lịch sử Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sang tạo của bản tay vatrí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội và qua đó, phát triển vàhoàn thiện chính bản thân minh Con người vừa là chủ thé, vừa là đối tượng của quátrình phát triển lịch sử Con người làm nên lịch sử của chính mình Do vậy mà lịch
sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người Lịch sử đó không chỉ là
một chuỗi biến cố được tạo nên bởi những điều kiện khách quan, mà còn là một
chuỗi những hoạt động do con người thực hiện Con người vừa là sản phẩm của
hoàn cảnh, vừa là chủ thé của moi sự biến đổi của hoàn cảnh Bằng hoạt động thực
tiễn năng động và sáng tạo, con người làm thay đôi không chỉ bộ mặt tự nhiên, mà
cả bộ mặt xã hội của chính mình.
Với quan niệm đó, C.Mác đã khăng định rằng, không phải lịch sử sử dụng
con người như một phương tiện dé đạt mục đích; rằng, con người vừa là tiền đề
thường xuyên của lịch sử, vừa là sản phẩm, là kết quả thường xuyên của lịch sử;
con người vừa là diễn viên, vừa là tác giả của vở kịch do mình dàn dựng và hoàn
cảnh chỉ có thể tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra chính hoàn cảnh
ay Do vậy, theo C.Mac, chính con người phải nhân dao hoa hoàn cảnh, tao ra “
hoàn cảnh hợp tính người” dé phát triển ban chat và hoàn thiện nhân cách của chính
35
Trang 40mình Con người tạo ra “ bước nhảy” cho chính mình “ từ vương quốc của tất yêu
sang vương quốc của tự do” khi con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội “một
cách thật sự và có ý thức”; khi những quy luật chi phối hành động xã hội của con
người vẫn đối lập với con người như những quy luật tự nhiên, xa lạ và thong tri
được con người “vận dụng một cách hoan toan tự giác” và do day, “bi con người chi
phối”; khi “tồn tại xã hội của con người” mà từ trước tới nay van “đối lập với con
người như những cái do tự nhiên và lịch sử gán cho con người” đã biến thành “hành
động tự do” của bản thân con người và khi “những lực lượng khách quan bên
ngoài” mà từ trước tới nay vẫn “thống trị lịch sử” sẽ do chính con người kiểm soát
và do vậy mà con người “bắt đầu tự mình sáng tạo ra lịch sử của chính mình mộtcách hoàn toàn tự giác” Rằng, con người, với khả năng lao động và năng lực sáng
tạo tiềm tàng, đã làm nên các cuộc cách mạng trong những thời hiện đại Với khả
năng và năng lực đó, con người chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
và là chủ thể sáng tạo nên những nền văn minh trong lịch sử nhân loại
Khăng định bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, khăng định
bản chất xã hội của con người và con người với tư cách là con người xã hội, C.Mác
đồng thời khăng định con người với tư cách là cá nhân, con người với tư cách conngười có cá tính, khăng định tính đa dạng, phong phú của cá tính con người Tính
da dạng, phong phú trong cá tính con người, theo ông, tuỳ thuộc vào sự đa dang,
phong phú của những mối quan hệ xã hội của con người Trong cộng đồng xã hội,mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội hiệntồn, mà cả những quan hệ xã hội đã có trong lịch sử Quan hệ giữa cá nhân và xãhội biến đổi theo tiến trình phát triển của lịch sử Với tư cách là cá nhân trong cộng
đồng xã hội, con người tham gia vào quá trình tạo ra các quan hệ xã hội, trở thành
chủ thể đích thực sáng tao ra lịch sử của chính minh, lịch sử xã hội loài người vathúc đầy tiến trình phát triển lịch sử
Với quan niệm này, C.Mác đã đi đến kết luận: Trình độ giải phóng xã hộiluôn được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội Giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho
sự giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết
36