Hệ phái Khất sĩ Việt Nam ra đời đánh dấu cột mốc lịch sử về một giáo phái mang tính “thuần Việt” được ra đời ở Nam Bộ Việt Nam vào thời kỳ mà đất nước đang trong thời kỳ chống Pháp mạnh mẽ trước khi Cách Mạng Tháng Tám thành công. Tư tưởng cốt lõi của giáo phái Khất sĩ là “Nối truyền Thích ca chánh pháp” do Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944, là sự dung hợp Phật giáo Nam và Bắc tông. Trong thời gian truyền bá giáo pháp Tổ Sư đã độ hóa được nhiều đệ tử cả Tăng lẫn Ni, những đệ tử đã tiếp nối truyền thống“Nối truyền Thích Ca chánh pháp” và đã đạt được nhiều thành quả to lớn ở các phương diện Đạo pháp – Dân tộc. . Bởi những đóng góp trên các phương diện về hoằng dương đạo pháp, công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, đóng góp của Ni giới Khất sĩ trong sự nghiệp giáo dục, chính trị - xã hội, ngoại giao. Đã thể hiện tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ nói chung và của các vị Ni trưởng nói riêng. Những đóng góp quý báu này của các Ni trưởng tạo nên một phần trong lịch sử dân tộc, lịch sử Phật giáo Việt Nam, xứng đáng là những đóa sen vàng của Phật giáo Việt Nam, họ đã làm rạng danh Tổ sư và hệ phái Khất sĩ nói chung và Ni giới hệ phái Khất sĩ nói riêng. Vì vậy, để hiểu rõ những đóng góp của các vị Ni trưởng Ni giới Khất sĩ trên tinh thần phụng sự cho tôn giáo, dân tộc trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam. Cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ Nam Bộ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-LIU JIAN GUO
TINH THẦN PHỤNG SỰ CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ NAM BỘ
TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
HÀ NỘI – 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-LIU JIAN GUO
TINH THẦN PHỤNG SỰ CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ NAM BỘ
TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Việt Nam học
Mã số : 8310630.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đình Lâm
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS NguyễnĐình Lâm Tất cả các số liệu, trích dẫn là hoàn toàn trung thực, có thể kiểm chứngđược Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ côngtrình nào khác; nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quy chế đào tạo sauđại học
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Liu Jian Guo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học và các phòng bankhác của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãtạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu tại quý trường Xin chân thành cảm ơncác thầy cô giáo khoa Việt Nam học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốtthời gian qua
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến thầyNguyễn Đình Lâm người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học của mình
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâmgiúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, 20 tháng 8 năm 2023
Tác giả
Liu Jian Guo
Trang 5M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
6 Giả thuyết khoa học 7
7 Tóm tắt những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 7
8 Cấu trúc của luận văn 8
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ VÀ NI GIỚI KHẤT SĨ VIỆT NAM 9
1.1 Khái quát về hệ phái Khất sĩ Việt Nam 9
1.1.1 Khái niệm Khất sĩ 9
1.1.2 Đặc điểm của hệ phái Khất sĩ Việt Nam 10
1.1.3 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phân nhánh 14
1.2 Khái quát Ni giới hệ phái Khất sĩ 16
1.2.1 Sơ lược về Ni giới hệ phái Khất sĩ 18
1.2.2 Những đặc điểm chung của Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam 19
Tiểu kết chương 1 21
Chương 2 ĐÓNG GÓP CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ TRÊN TINH THẦN PHỤNG SỰ: TRƯỜNG HỢP CÁC NI TRƯỞNG TIÊU BIỂU 22
2.1 Trường hợp Ni trưởng Huỳnh Liên (1923-1987) 22
2.1.1 Thân thế và sự nghiệp 22
2.1.2 Những đóng góp tiêu biểu 25
2.2 Trường hợp Ni trưởng Bạch Liên (1924-1996) 40
2.2.1 Thân thế và sự nghiệp 40
2.2.2 Những đóng góp tiêu biểu 42
2.3 Trường hợp Ni trưởng Nhan Liên (1939-2021) 47
2.3.1 Thân thế và sự nghiệp 47
Trang 62.3.2 Những đóng góp tiêu biểu 49
2.4 Trường hợp Ni trưởng Khiêm Liên (1939-2021) 52
2.4.1 Thân thế và sự nghiệp 52
2.4.2 Những đóng góp tiêu biểu 54
2.5 Đóng góp của các giáo đoàn, phân đoàn Ni giới hệ phái Khất sĩ 58
Tiểu kết chương 2 63
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ HIỆN NAY 64
3.1 Đặc điểm Ni giới hệ phái Khất sĩ hiện nay 64
3.2 Xu hướng biến đổi của Ni giới hệ phái Khất sĩ hiện nay 65
3.3 Định hướng phát triển Ni giới hệ phái Khất sĩ hiện nay 69
Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC LUẬN VĂN 78
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng: Các Giáo đoàn hệ phái Khất sĩ sau khi Tổ Minh Đăng Quang vắng bóng 14
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ phái Khất sĩ Việt Nam ra đời đánh dấu cột mốc lịch sử về một giáo phái
mang tính “thuần Việt” được ra đời ở Nam Bộ Việt Nam vào thời kỳ mà đất nước
đang trong thời kỳ chống Pháp mạnh mẽ trước khi Cách Mạng Tháng Tám thànhcông
Tư tưởng cốt lõi của giáo phái Khất sĩ là “Nối truyền Thích ca chánh pháp”
do Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944, là sự dung hợp Phật giáo Nam vàBắc tông Trong thời gian truyền bá giáo pháp Tổ Sư đã độ hóa được nhiều đệ tử cả
Tăng lẫn Ni, những đệ tử đã tiếp nối truyền thống“Nối truyền Thích Ca chánh
pháp” và đã đạt được nhiều thành quả to lớn ở các phương diện Đạo pháp – Dân
tộc
Bởi những đóng góp trên các phương diện về hoằng dương đạo pháp, côngcuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước,đóng góp của Ni giới Khất sĩ trong sự nghiệp giáo dục, chính trị - xã hội, ngoạigiao Đã thể hiện tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ nói chung và củacác vị Ni trưởng nói riêng
Những đóng góp quý báu này của các Ni trưởng tạo nên một phần trong lịch
sử dân tộc, lịch sử Phật giáo Việt Nam, xứng đáng là những đóa sen vàng của Phậtgiáo Việt Nam, họ đã làm rạng danh Tổ sư và hệ phái Khất sĩ nói chung và Ni giới
hệ phái Khất sĩ nói riêng
Vì vậy, để hiểu rõ những đóng góp của các vị Ni trưởng Ni giới Khất sĩ trêntinh thần phụng sự cho tôn giáo, dân tộc trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam
Cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái
Khất sĩ Nam Bộ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Việt Nam học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Với tư cách giáo đoàn trong hệ phái Khất sĩ của Phật giáo ở Việt Nam, Ni giới
hệ phái Khất sĩ được coi là một trong hiện tượng tiêu biểu trong công cuộc pháttriển của Phật giáo Việt Nam Hiện có rất ít đề tài cũng như công trình nghiên cứu
Trang 8liên quan đến hệ phái Khất sĩ nói chung và Ni giới Khất sĩ Việt Nam nói riêng Cácquan điểm tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như: văn hóa học, tôn giáo học,triết học, lịch sử học Tuy các quan điểm của những tác giả rất đa dạng và phongphú, nhưng chúng ta có thể phân loại thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất, xem xét hệ phái Khất sĩ Việt Nam là một hệ phái mang tính
thuần việt, đầy tính địa phương hóa
Nhóm thứ hai, xem Ni giới Khất sĩ là một trong hai hệ phái Khất sĩ Phật
giáo Việt Nam
Nhóm thứ ba, Sự phát triển và đóng góp của Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt
Nam gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Ni trưởng Huỳnh Liên
Tổng quan về tình hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Thích Hạnh Thành (2005), Tìm hiểu phật giáo Khất sĩ ở Nam Bộ Việt Nam
(trong thế kỷ XX) [22], công trình nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết và cụ thể về những nét
văn hóa đặc trưng, phật giáo Khất sĩ với phật giáo Việt Nam và xã hội Đây là mộttrong số ít nghiên cứu đã viết về hệ phái Khất sĩ ở Nam Bộ Việt Nam
Kỷ yếu hội thảo (2015), Tọa đàm lễ tưởng niệm lần thứ 28 Ni trưởng Huỳnh
Liên – Đệ nhất Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ [24] Trong kỷ yếu, nhiều công trình
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cuộc đời – sự nghiệp, những đóng góp của Nitrưởng Huỳnh Liên, kỷ yếu là một nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu rấtquý giá
Kỷ yếu hội thảo (2016), Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và
hội nhập[25], trong hội thảo các tác giả tiếp cận hệ phái Khất sĩ trên mọi bình diện,
khía cạnh tôn giáo học, giúp chúng ta có cái nhìn khái quát, đầy đủ nhất về Hệ phái
này Trong phần cuối tập kỷ yếu có sự tổng hợp “khái lược về các Giáo đoàn, Ni
giới hệ phái và Phân đoàn Khất sĩ” đã chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển
trong đó có Ni giới hệ phái Khất sĩ
Kỷ yếu hội thảo (2017), Lễ tưởng niệm lần thứ 30 Ni trưởng Huỳnh Liên –
Đệ nhất Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ [26] Ngoài cuộc đời – sự nghiệp, các
nghiên cứu đi sâu hơn vào những đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên cho Đạopháp – dân tộc nói riêng và của Ni giới hệ phái Khất sĩ nói chung Kỷ yếu là một
Trang 9nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho những nghiên cứu liên quan sau này.
Nguyễn Hồng Dương (2021), Ni giới và tổ chức Ni giới trong mạng mạch
Phật giáo Việt Nam [3] Tác giả đã khái quát, tổng hợp lại chi tiết về Ni giới trước
và trong buổi đầu chấn hưng Phật giáo và hiện nay
Hội thảo (2022)“Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo Pháp
-Dân tộc và các giá trị kế thừa”[26].
Trong hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày về các chủ đề về cuộc đời ,sựnghiệp; tinh thần kế thừa và phát triển Ni giới hệ phái Khất sĩ; những đóng góptrong sự nghiệp xây Phật giáo Việt Nam; Ni trưởng Huỳnh Liên trong trái tim củaTăng Ni, Phật tử và các tầng lớp trong xã hội Mỗi công trình nghiên cứu đã phântích, tổng hợp lại những luận điểm liên quan đến Ni trưởng Huỳnh Liên của Ni giới
hệ phái Khất sĩ
Như vậy, đa số các công trình nghiên cứu nói riêng, và các hội thảo liên quannói chung về hệ phái Khất sĩ; Ni giới hệ phái Khất sĩ đã có những đóng góp rất lớncho khoa học, tôn giáo, lịch sử, Phật giáo trên phương diện học thuật
Vì hệ phái Khất sĩ là một phái non trẻ so với sự ra đời của Phật giáo, chỉkhoảng 70 năm tồn tại trên nước Việt Nam nên nhiều tài liệu và học thuật vẫn chưathể đầy đủ nhất
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước,chúng tôi làm luận văn này với mong muốn bổ sung thêm về học thuật trong việctìm hiểu tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ, nhằm phân tích và tổng hợpthành một chủ đề riêng biệt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đặt đối tượng nghiên cứu chính là các Ni trưởng: Huỳnh Liên, BạchLiên, Nhan Liên, Khiêm Liên
Trang 10trưởng cùng Ni chúng hoằng pháp và tu tập ở Nam Bộ là chủ yếu
- Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ những đóng góp của các Ni trường trêncác phương diện hoằng pháp, tu tập, giáo dục, công tác chính trị - xã hội trêntinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ
- Luận văn tập trung làm rõ tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ Nam
Bộ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam trên các phương diện liên quan như đạopháp, dân tộc Trong đó, luận văn tập trung phân tích sâu qua trường hợp 4 Nitrưởng, gồm: Ni trưởng Huỳnh Liên; Bạch Liên; Nhan Liên và Khiêm Liên.Ngoài ra luận văn đưa ra những giá trị cho Phật giáo Việt Nam, dấu ấn của Nigiới hệ phái Khất sĩ trong tư tưởng của các tu sĩ Phật giáo hiện nay
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Ni giới hệ phái Khất sĩ ở Nam Bộ trong lịch sử Phật giáo ViệtNam nhằm tôn vinh những giá trị về đạo pháp, cách mạng và dân tộc Thông qua đónhằm nêu lên tinh thần phụng sự đạo pháp, xã hội trong tiến trình lịch sử Đồng thời
ca ngợi tinh thần của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đấtnước, dân tộc trước những bất công của xã hội
Nghiên cứu Ni giới Hệ phái Khất sĩ nhằm đưa ra những góc nhìn mới về hệphái Nhằm đánh giá những đóng góp trên tinh thần phụng sự của các Ni trưởngđược nghiên cứu từ góc độ văn hóa học và tôn giáo học
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩ; Nigiới hệ phái Khất sĩ
- Nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài nghiêncứu Đó là các tài liệu về lịch sử hình thành, phát triển; quá trình thực hành đạopháp; đấu tranh cho hòa bình đất nước
- Rút ra đóng góp của Ni giới hệ phái Khất sĩ cho Phật giáo Việt Nam trong thờiđại ngày nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trang 11Luận văn đặt đối tượng nghiên cứu trong tính chỉnh thể của các yếu tố hìnhthành và phát triển của Ni giới hệ phái Khất sĩ bao gồm: điều kiện lịch sử; địa lý;điều kiện lịch sử - xã hội; vai trò của yếu tố chủ thể - con người trong quá trình sánglập, phát triển và bảo tồn cho đến ngày nay
Do đó, luận văn sẽ sử dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối,chính sách về tôn giáo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh để nhìn nhận, luận giải vàđánh giá vấn đề
5.2 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu để khái quát lại những yếu tốcấu thành, đặc điểm, hoạt động của Ni giới hệ phái Khất sĩ
2 Phương pháp định tính, phương pháp nghiên cứu văn hóa nhằm hiểu rõđược những yếu tố về lịch sử, văn hóa và con người đã ảnh hưởng đến Ni giới
hệ phái Khất sĩ
3 Phương pháp liên ngành về tôn giáo học, văn hóa học, dân tộc học và cáckhoa học liên quan nhằm luận giải chính xác, khách quan và khoa học những yếu tố
về tinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ
6 Giả thuyết khoa học
Từ lý do chọn đề tài, mục đích và đối tượng nghiên cứu ở trên, xin đưa ra cácgiả thuyết khoa học như sau:
Tiền đề 1: Ni giới hệ phái Khất sĩ là một hệ phái phân nhánh từ hệ phái
Khất sĩ của Sư Tổ Minh Đăng Quang Có đủ quá trình hình thành và phát triển rõrệt trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam
Tiền đề 2: Ni giới hệ phái Khất sĩ Nam Bộ có những đóng góp rất quan trọng
cho Phật giáo Việt Nam nhất là tinh thần phụng sự đạo pháp, cho hòa bình dân tộc
và thống nhất đất nước
7 Tóm tắt những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính hệ thống hóa, khái quát hóatinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ ở Nam Bộ trong lịch sử Phật giáoViệt Nam Đồng thời, luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu choviệc tìm hiểu, nghiên cứu liên quan đến đề tài này
Trang 12Công trình nghiên cứu góp phần tôn vinh những giá trị về tôn giáo, văn hóa,làm sáng tỏ tinh thần phụng sự, tiếp nối giáo pháp của Ni giới hệ phái Khất sĩ ViệtNam hiện nay
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận vănđược cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ phái Phật giáo Khất sĩ và Ni giới Khất sĩ ViệtNam
Chương 2: Đóng góp của Ni giới hệ phái Khất sĩ trên tinh thần phụng sự:Trường hợp các Ni trưởng tiêu biểu
Chương 3: Đặc điểm, xu hướng biến đổi và định hướng phát triển Ni giới hệphái Khất sĩ hiện nay
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ
VÀ NI GIỚI KHẤT SĨ VIỆT NAM 1.1 Khái quát về hệ phái Khất sĩ Việt Nam
1.1.1 Khái niệm Khất sĩ
Theo Đoàn Trung Còn thì Khất sĩ là “thầy sãi ăn xin Tỳ kheo dứt hết thảy
nghề nghiệp sanh nhai, xin ăn ở người ta, đặng nuôi sắc – thân, đó kêu là thầy sãi
ăn xin Phạn: Bật – sô, bị - sô, Tỳ kheo, Bbiksu Xin ăn gồm hai nghĩa:1 Đối với người đời, xin ăn để nuôi cái thân xác, vì thầy tu không còn lo việc sinh nhai 2 Đối với Phật, xin cái pháp, cái đạo để nuôi lấy Huệ - mạng” [1; tr.14]
Tổ Sư Minh Đăng Quang cho rằng: “Khất là xin, Sĩ là học, sống là xin, ai ai
cũng là đang sống xin, để cho được cái học cái biết Xin sống là để cho nên cái biết, biết ấy là học, cho biết lẽ thật, để thấy ra mục đích đặng thật hành theo, cho được sự giải thoát khổ não của vô thường, và tạo nên cái ta của ta an vui bền thật, hầu tránh xa sự nô lệ không công, tham sân si vô nghĩa lý [12] Khất sĩ chính là
hoạt động dạy - học lẫn nhau về đạo đức nhân sinh; xin nhau các pháp để dưỡngnuôi tâm trí; xin được chia sẻ cùng nhaunhững điều tốt lành, những kinh nghiệm
hóa giải phiền não trên lộ trình xây dựng đạo đức và an vui trong cuộc sống: “Khất
sĩ là cái sống của chơn lý võ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy Bởi chúng sanh là cái biết, từ chưa biết đến đang biết, và cái biết sẽ hoàn toàn ngơi nghỉ”[12] Và "Lại nữa, Khất sĩ là kẻ thi hành pháp thí, ban bố tinh thần, tạo sự sống linh hồn cho muôn loại, là người đạo đức hiền lương, nết hạnh, qúy giá cho đời biết mấy, gương đức hạnh, dạy đạo lý, chẳng kể công đòi lương, mà cơm dư ai hảo tâm đem cho thì ăn, chớ không ép buộc rầy rà Khất sĩ hi sinh chịu sống cực thân, để lo tô đắp nền đạo cho thế gian, trang sức hạnh phúc cho cõi đời.” [12; tr 194].
Và Tổ Sư cũng nói rằng “Khất sĩ học trò khó đi xin ăn để tu học Khất sĩ là
cái sống của chơn lý võ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy Bởi chúng sanh là cái biết, từ chưa biết đến đang biết, và cái biết sẽ hoàn toàn ngơi nghỉ Các
sự thấy, nghe, hiểu để đem lại cho cái biết Biết quý báu hơn không biết, có biết mới
Trang 14hết mê lầm chấp trật, khổ sở nạn tai Từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trước đến sau, từ chiều đến sáng, mỗi lúc cái biết càng phân biệt, làm việc tích trữ, lớn to và
đi tới, làm cho chúng sanh càng ngày càng được thêm sự học hành”[12; tr.143].
Như vậy, dù trên khía cạnh nào trong định nghĩa của Tổ Minh Đăng Quang
thì khái niệm Khất sĩ được hiểu vừa là một tu sĩ vừa là một phương pháp tu tập
Phật giáo của con người Đó là định nghĩa đi từ cái cá nhân, cá biệt trở thành cái
chung, cái phổ biến
Theo quan điểm truyền thống của Phật giáo thì Khất sĩ là những Tỳ – Kheo,
họ là những người sống theo phạm hạnh, họ dùng lối “khất thực” để nhằm phục vụ cho mục đích “hóa duyên”, tu tập đạo pháp Dù bằng cách nào thì họ vẫn tu tập theo Bát Chánh Đạo, Tứ diệu đế và Thập Nhị nhân duyên,… của Phật giáo để giải
thoát và giúp đời
Trong Kinh Tương Ưng Bộ I có đoạn: “….Thế Tôn đáp: “Không phải ai ăn
xin; cũng gọi là Khất sĩ; nếu chấp trì độc pháp; không còn gọi Tỷ kheo; ai sống ở đời này; từ bỏ các phước báo; đoạn trừ mọi ác pháp; hành trì theo phạm hạnh; sống đời sống chánh trí; vị ấy xứng Tỷ kheo” [28].
Cùng nhiều quan điểm khác nhau về Khất sĩ, dù được hiểu trên phương diện nào thì cuối cùng vẫn là mục đích áp dụng khái niệm trong thực tiễn để biến nó trở
thành hiện thực Và hiện thực đã chứng minh rằng, có một hệ phái mang tên Hệ
phái Khất sĩ Việt Nam.
1.1.2 Đặc điểm của hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944 ở
Mỹ Tho – Nam Bộ lúc bấy giờ Ông đã dung hợp Phật giáo Nam – Bắc tông ở Việt
Nam, mang tính thuần Việt hơn Với tư tưởng, phương châm của Tổ là: “Nối truyền
Thích Ca chánh pháp, Đạo phật Khất sĩ Việt Nam”
Hệ phái ra đời trong hoàn cảnh Phật giáo Việt Nam đang trong thời kỳ đixuống và cần chấn hưng lại Cũng như yêu cầu cấp thiết về tinh thần của quầnchúng nhân dân Nam Bộ lúc bấy giờ Nên sự xuất hiện của hệ phái Khất sĩ đã tạo đàcho sự phát triển mạnh mẽ sau này, mặc dù hệ phái còn rất non trẻ
Những điều kiện và hoàn cảnh dẫn tới sự ra đời của hệ phái Khất sĩ Việt
Trang 15Nam từ:“ Tình trạng tôn giáo: Rất phức tạp, nhiều tôn giáo đua nhau ra đời Ngoài
hai tôn giáo lớn là đạo Phật và Thiên Chúa giáo, còn có các đạo khác như: Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành, Thông Thiên Học, Ba Hai, Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Nằm, đạo Ớt, đạo Khoai, đạo Ông Dừa… Tình hình Phật giáo: Phật giáo tuy ở vào giai đoạn chấn hưng nhưng còn nhiều tệ nạn, Tăng Ni chưa đoàn kết thống nhất, Phật tử ít hiểu biết chánh pháp, phần lớn tu theo nhơn thừa, thiên thừa Tăng
Ni xuất gia chuyên nghề cúng tụng, nặng về âm thinh, sắc tướng Đặc điểm nổi bật
là sự hiện diện của hai tông phái Phật giáo tại miền Nam đó là Bắc tông và Nam tông.” [19; tr 981].
Vì vậy hệ phái Khất sĩ ra đời ở Nam Bộ vừa nhằm đáp ứng nhu cầu về tinhthần trong hoàn cảnh đất nước đang kháng chiến chống Thực dân Pháp, bởi sự đô
hộ của chế độ hà khắc của Thực dân nên đã đẩy người dân đến sự khốn cùng, từ đóviệc một giáo phái ra đời đáp ứng được những thiếu sót, bù đắp lại và là chỗ dựacủa người dân trên phương diện đền bù hư ảo
Hệ phái Khất sĩ là một trong 9 tổ chức thành lập Giáo hội Phật giáo ViệtNam tháng 11 năm 1981 tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội) Sau này gọi là hệ phái Khất sĩViệt Nam
Với hạnh nguyện của mình là “xả kỷ, lợi tha; trì bình khất thực; hóa độ
chúng sanh” của Tổ Minh Đăng Quang trong thời kỳ đầu tiên nhất sáng lập đạo
pháp
Hệ phái Khất sĩ Việt Nam của ông mang sự dung hợp của hai trường pháilớn là Bắc tông và Nam tông Vì vậy, giáo lý mang tính chất giản dị phù hợp vớinhu cầu tín ngưỡng của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ
Trong quá trình hành đạo của mình, Tổ Sư Minh Đăng Quang đã có số
“Tăng Ni xuất gia hơn 100 vị, trong đó:
-Đệ tử Tăng có 52 vị là: 1 Từ Huê, 2 Giác Chánh, 3 Giác Tánh, 4 Giác Như, 5 Giác Tịnh,…
- Đệ tử Ni có 53 vị là: 1 Huỳnh Liên, 2 Bạch Liên, 3 Thanh Liên, 4 Kim Liên,…” [4; tr 42 – 43]
Với tính thần sử dụng phương tiện cùng việc giữ gìn giới luật nghiên khắc và
Trang 16tu học nhằm hoằng dương Phật pháp cho tiện
Vì vậy chúng ta có thể đi đến định nghĩa như sau: Khất sĩ là một tu sĩ Phật
giáo mang lý tưởng Bồ Tát giúp đời, thực hành phạm hạnh với pháp khất thực – xin
ăn để nuôi sống thân mạng cho mục đích tu tập Họ là những người biết rõ những kết quả của cuộc sống và không muốn những thứ đó nữa Nên họ chọn con đường
từ bỏ những vướng mắc ấy để đi về với đạo pháp.
Và: Hệ phái Khất sĩ Việt Nam là một trường phái Khất thực do Tổ Sư Minh
Đăng Quang sáng lập, với mục đích là “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, là sự dung hợp của Nam va Bắc Tông Phật giáo với văn hóa Việt Nam, nên mang nội dung thuần Việt
Hệ phái ra đời ở Nam Bộ trong thời điểm người dân có trình độ dân trí cònthấp, nên các giáo lý, giáo pháp,… được trình bày một cách giản dị, dân dã nhất đểngười dân có thể hiểu được, theo cách gọi thông thường là “bình dân” nhất Xem
Chơn lý của Tổ Minh Đăng Quang ta càng rõ hơn về cách trình bày, giải thích và sự
ngắn gọn,…v.v dễ dàng thâm nhập vào quần chúng Nam Bộ lúc bấy giờ Đó là cách
Tổ sử dụng “Văn hóa dân gian – thơ lục bát đã được Ngài Minh Đăng Quang dùng
để diễn đạt giáo lý khi truyền đạo và hành đạo là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa Việt, cho dù trình độ dân trí của người dân Nam Bộ
có khác nhau, đều cảm nhận được giáo lý Phật giáo bằng thơ lục bát hoặc diễn đạt kinh điển Phật giáo hoàn toàn bằng ngôn ngữ thuần Việt của ngài Minh Đăng Quang một cách không hạn chế, một sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc.’’ [23; tr 18].
Về tính bình dân, giản dị của Tổ sau này được Ni trưởng Huỳnh Liên học tậptheo phong cách trong trong những tác phẩm thơ ca
Hệ phái Khất sĩ là sự dung hợp giữa Nam tông và Bắc tông, là sự nối truyền
chánh pháp của ngài Thích ca với tư tưởng “tự thắp đuốc mà đi” Sự giao thoa, kết
hợp này được thể hiện ở việc hệ phái sử dụng kinh Đại thừa, thực hiện chay tịnh,không sử dụng “thần quyền” mê tín dị đoan, lấy lý tưởng Bồ Tát của Bắc tông đểlàm mục đích và phương tiện tu tập Đạo Phật Về phần Nam tông, hệ phái tiếp nhậntinh hoa của: thiền định – một phép tu nhằm đưa đến Trí tuệ giải thoát – Niết bàn,
Trang 17lối sống khất thực – hóa duyên, không giữ tài sản riêng cho mình,… Như vậy, việcdung hòa lại hai trường phái Đạo Phật lớn ở Việt Nam để chọn lọc những tinh hoa
và đây có lẽ là một cách mà “không thiên vị” bên nào, hay là không có so sánh Namhay Bắc tông, miễn là nó phù hợp với văn hóa, nhu cầu của quần chúng nhân dân
Nên tư tưởng về đạo pháp của hệ phái có sự loại bỏ vai trò, yếu tố thần thánhhóa, mê tín dị đoan, ngoài ra còn loại bỏ yếu tố ảnh hưởng của Phật giáo TrungQuốc nhằm đưa đến một Đạo Phật thuần túy – Nguyên thủy Đây là một phươngpháp, đường lối xác định được bản chất của Phật giáo là nhằm mục đích tu tập vàgiải thoát
Hệ phái dùng Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Giới – định – huệ theo
những lời Phật dạy làm nền tảng, gốc của tu tập.Tức coi trọng đạo đức trong Phậtgiáo, bởi đạo đức này chính Giới luật như luật xuất gia, tại gia, Bồ tát giới,… Theo
Tổ Sư thì: “Người Khất sĩ chỉ có ba pháp tu học vắn tắt là Giới, Định, Huệ Bởi giữ
giới y bát là giải thoát mọi điều trói buộc phiền não ô nhiễm rồi, nên hằng được thong thả rảnh rang ở trong cái thật, cái không xao động, chỉ còn có nhập định và tham thiền, tức là vừa tìm học trong trí não, vừa để tâm yên lặng đứng ngừng, gọi
là tâm nghỉ ngơi và trí làm việc, khỏe làm, mệt nghỉ Khi trí làm thì năng sanh huệ, lúc tâm nghỉ thì phát thần thông.’’ [12; tr 166].
Hệ phái Khất sĩ xem phương pháp khất thực, trì bình để xóa bỏ tham – sân –
si, như Tổ Sư đã nói: “Ngoài Khất sĩ ra, không có pháp nào thứ hai để diệt tham
sân si được, v.v Cho nên gọi rằng, bố thí nhẫn nhục, tinh tấn là lớn, tham sân si là nhỏ,…v.v.” [21; tr 21] Hay “Bát chánh đạo cũng là tám con đường ngay thẳng hay tám cửa giải thoát cho chúng sinh đang ở trong rừng sâu hố thẳm là đời Bởi không hiểu mục đích, không thông chơn lý, chẳng rõ nhơn duyên, sau trước khó phân, chỉ quanh quẩn trong sự sống hiện tại, nên chúng sanh đã tạo ra cho mình đám rừng nguy, hố độc Càng lúc càng sâu dày, để tự giam hãm và hành phạt lấy, mặc cho cái khổ nó hành hà, vô thường lôi kéo, cái không nó cướp giựt Chúng sanh chỉ làm mọi cho sự vô ích, làm tôi cho lẽ thất bại”[12; tr 67].
Với tinh thần Bồ Tát trong sự thương xót đối với sự đau khổ của người dânlúc bấy giờ, cho nên sự ra đời của hệ phái Khất sĩ cũng là để nhằm độ hóa con
Trang 18người lúc bấy giờ Trong cuộc đời hoạt động đạo của mình Tổ Sư đã hóa độ đượcnhiều đệ tử có cả Tăng và Ni giới, điển hình là các Vị trưởng Tăng, và Ni giới cócác vị Ni trưởng Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Kim Liên, Ngân Liên, ChơnLiên, Quang Liên, Tạng Liên, Trí Liên, Đức Liên, Thiện Liên,…v.v Sau này chínhnhững đệ tử của Tổ đã tiếp nối tinh thần Bồ Tát để hóa độ cả đạo và đời
Hệ phái Khất sĩ coi trọng tinh thần hòa hợp đạo pháp, hòa hợp dân tộc “nên
tập sống chung tu tập” tức “hòa hiệp sống chung; hiểu được đạo lý giác ngộ giải thoát; xây dựng một gia đình hạnh phúc; một xã hội đạo đức yên lành; một thế giới hòa bình và an lạc” [4; tr 39]
Tuy nhiên sau khi Ngài Minh Đăng Quang khuất bóng năm 1954, dẫn đến sựphân nhánh thành các Giáo đoàn, phân đoàn của Tăng và Ni giới nhằm tiếp tục conđường đạo pháp của hệ phái Khất sĩ Việt Nam
1.1.3 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam phân nhánh
Để tiếp nối con đường đạo của Tổ Sư Minh Đăng Quang, sau khi ông vắng
bóng thì “trong vòng 31 năm (từ 1954 – 1975) ,… Trong lần ra miền Trung đầu
tiên năm 1956, một số vị đại đệ tử của đức Tổ Sư đã ở nơi đây hành đạo và lập nên hai Giáo đoàn, Giáo đoàn của 2 Trưởng lão Giác Tánh và Giác Tịnh và Giáo đoàn của Trưởng lão Giác An Lần lượt sau đó, năm 1959 Giáo đoàn Thượng tọa Pháp
sư Giác Nhiên được thành lập, năm 1960 Giáo đoàn của Trưởng lão Giác Lý cũng hình thành, rồi năm 1962 Thượng tọa Giác Huệ lập nên Giáo đoàn mới Bên chư
Ni có các đoàn hành đạo như đoàn Ni trưởng Huỳnh Liên, đoàn Ni trưởng Ngân Liên, đoàn Ni trưởng Trí Liên, ” [4; tr.49].
Như vậy, có thể thấy rằng Phật giáo thường có sự phân nhánh, phân kỳ saukhi giáo chủ, người đứng đầu của họ ra đi, điều này có thể thấy được từ Phật giáothời Ngài Thích Ca
Cho nên hệ phái Khất sĩ phân nhánh ra thành các Giáo đoàn là điều khó tránhkhỏi và hoàn toàn tự nhiên Đó là sự phân nhánh thành các Giáo đoàn Tăng và Giáođoàn, phân đoàn Ni, chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng: Các Giáo đoàn hệ phái Khất sĩ sau khi Tổ Minh Đăng Quang vắng
bóng
Trang 19Hệ phái Khất sĩ Tổ Sư Minh Đăng Quang
Giáo đoàn 1: Trưởng đoàn là Thượng
tọa Giác Chánh Giáo đoàn này lấy
Giáo đoàn 2: do Thượng tọa Giác
Tánh là Trưởng Đoàn Tịnh xá Ngọc
Trang (Nha Trang) là Tổ Đình của
Giáo đoàn này Đến năm 1975, Giáo
đoàn có 65 vị (trong đó có 30 học
Tăng), xây dựng được 15 tịnh xá.
2.Ni Giáo đoàn 4 : có Giáo đoàn của
Ni trưởng Ngân Liên và Giáo đoàn Ni trưởng Trí Liên
-Giáo đoàn Ni trưởng Ngân Liên:
Giáo đoàn này do Ni Trưởng lãnh đạo, lấy Tịnh xá Ngọc Tiên (Hà Tiên) làm
Tổ Đình.
- Giáo đoàn Ni trưởng Trí Liên: Ni
trưởng Trí Liên là Trưởng đoàn lấy Tịnh Xá Ngọc Hiệp (Châu Thành- Tiền Giang) là Tổ Đình của Giáo đoàn này Tính đến năm 1975, Giáo đoàn xây dựng được 7 tịnh xá, nhận của Tăng Giáo đoàn 4, 3 tịnh xá.
Giáo đoàn 3: Trưởng lão Giác An là
Trưởng Đoàn, lấy Tịnh xá Ngọc Tòng
(Nha Trang) làm Tổ Đình Đến năm
1975, Giáo đoàn có 30 vị, xây dựng
được 24 tịnh xá, 2 tịnh thất.
3 Ni Giáo đoàn 3 : Ni Giáo đoàn này
do Trưởng lão Giác An lãnh đạo, lấy
Tổ đình Nam Trung và Tịnh xá Ngọc Tòng (Nha Trang) làm Tổ Đình Đến năm 1978, Giáo đoàn có 30 vị, xây dựng được 8 tịnh xá, 1 tịnh thất.
Giáo đoàn 4: Vị Trưởng Đoàn là Hòa
thượng Giác Nhiên Pháp viện Minh
Trang 20Đăng Quang (Thành phố Hồ Chí Minh)
là Tổ Đình của Giáo đoàn Tính đến
năm 1974, Giáo đoàn có 171 Tăng, xây
dựng được 35 tịnh xá.
Giáo đoàn 5: Trưởng Đoàn là Trưởng
lão Giác Lý Tịnh xá Trung Tâm (Quận
6, Thành phố Hồ Chí Minh là Tổ Đình.
Từ năm 1954- 1975, Giáo đoàn có
khoảng 70 vị, xây dựng 26 tịnh xá.
(số liệu dẫn theo [22])
Và “có hơn 20 năm mà Hệ phái Khất sĩ Việt Nam thành lập được 5 Giáo
đoàn Tăng, 3 Giáo đoàn Ni, với số lượng khoảng hơn 416 vị (đó là chưa thống kê được số lượng Ni Giới Khất sĩ của Ni trưởng Huỳnh Liên, và Ni Giáo đoàn4), xây dựng được 125 tịnh xá, 7 tịnh thất” [22].
Như vậy sự ra đời của các Giáo đoàn Tăng và Ni là một tất yếu của dòng
chảy lịch sử đạo pháp Minh Đăng Quang Bởi theo tâm nguyện của ông là "Giáo lý
Khất sĩ phải là tiếng chuông cảnh tỉnh, ngân nga vang dội, gọi thức quần sanh, kêu khuyên người trí, tiếp độ kẻ hiền Do đó mà cuộc du hành, sau khi giác ngộ, sẽ lan
ra các xứ Ban đầu đi quanh miền Nam nước Việt, kế đó lan ra miền Trung, miền Bắc cùng khắp cõi Đông Dương nếu con đường thuận tiện và Giáo hội sẽ đi với số đông, y như Phật Tăng ngày xưa đi hành đạo khắp xứ ngoài nữa" [12; tr 354] Vì
thế, bằng cách tập hợp lại thành các tổ chức nhỏ ở các tịnh xá nhằm truyền bá đạo
Phật nhằm “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”
Ở Nam Bộ Việt Nam hệ phái Khất sĩ ra đời phù hợp với nhu cầu tinh thầntôn giáo của điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Nên có yếu tố cần và đủ để phát triển kể
cả sau thời kỳ của Tổ Minh Đăng Quang
Cũng bởi, ở Nam Bộ thịnh hành tận 5 hệ phái Khất sĩ gồm:
“1 Phật Giáo Khất sĩ (Khất sĩ Đại Thừa) của ĐS Huệ Nhựt
2 Phật Giáo Khất sĩ của TS Minh Đăng Quang
3 Khất sĩ của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do HT Thiện Phước sáng lập.
Trang 214 Phật giáo Khất sĩ của HT Từ Huệ, Trưởng Lão Giác Bảo
5 Khất sĩ Sơn Lâm (Khất sĩ Sơn Tăng) của Sư Trưởng Thích Huỳnh Minh” [22].
Nhưng vì thiếu đi những yếu tố của của một tôn giáo như mục đích đạopháp, công tác tổ chức, giáo pháp, giáo luật, nên không tồn tại và phát triển về sauđược Như vậy có thể nói rằng Phật giáo Khất sĩ của Tổ Sư Minh Đăng Quang làtiêu biểu hơn cả, được dùng khi thường nhắc đến hệ phái Khất sĩ hay Ni giới hệphái Khất sĩ
Chúng ta xem xét các nguyên nhân và hệ quả của việc phân chia các Giáođoàn từ hệ phái Khất sĩ sau khi Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng
Thứ nhất, tư tưởng của hệ phái dễ dàng xâm nhập hầu hết các địa phương ở
Nam Bộ, rồi sau đó phát triển sang miền Trung và sau này là miền Bắc Được sựđón nhận của dân chúng lúc đó một phần là sự giản dị, trong ngôn ngữ trình bày,diễn đạt nên người dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc và sự gần gũi của các tu sĩ đikhất và thuyết pháp, đồng thời cũng khẳng định đặc tính dễ dàng đón nhận tronggiao thoa văn hóa, tôn giáo của dân tộc Việt Nam, hay nói cách khác đó là tính nhậpthể của Phật giáo ở Việt Nam
Thứ hai, khi người đứng đầu mất theo quy luật là cần người đứng đầu khác
dẫn dắt các Giáo đoàn Phật giáo Đó là các vị Trưởng tràng ở cả Tăng và Ni Giáođoàn của hệ phái Khất sĩ Việt Nam Do có người đứng đầu lãnh đạo, dẫn dắt sau khigiáo chủ nhập diệt thì đạo pháp mới có cơ hội thành lập một tổ chức có tính hệthống và dễ dàng phát triển hơn về sau
Thứ ba, do sự ái mộ, tôn sùng đạo pháp, nhất là tinh thần phụng sự hết mình
của các vị đệ tử - các vị đại đệ tử và sau này thành các vị trưởng tràng của các Giáođoàn Đây là nguyên nhân quan trọng nhất giải thích lý do vì sao khi Tổ Minh ĐăngQuang viên tịch thì đã hình thành các Giáo đoàn Tăng và Ni cho đến hiện tại Đó
cũng thể hiện lòng trung thành, hơn nữa là “hạnh nguyện” của họ đã nung nấu và
mong muốn thực hiện Ví như Ni trưởng Huỳnh Liên đã lập nguyện trước Tổ Sư đó
là nguyện làm chiếc thuyền chuyên chở phái nữ, nên Ni trưởng đã thành lập Ni giới
hệ phái Khất sĩ, chỉ đạo, dẫn đắt nhằm duy trì và phát triển Hệ phái Ni giới và ta
Trang 22thấy được thành quả ngày hôm nay, đó là lịch sử đã chứng minh những cố gắng nỗlực của các vị trưởng Giáo đoàn trong công cuộc phát triển đạo pháp – hệ phái Khất
sĩ Việt Nam
Thứ tư, bởi nhu cầu tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của con người, là
những liều thuốc để xoa dịu những cơn đau đang bị tổn thương mà hiện thực manglại Nên một khi tôn giáo nào đó ra đời và có những thành quả nhất định thì sẽ cóảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng, và các nguyên nhân khác khiến cho việc tôngiáo phát triển tự phát hoặc có hệ thống Do đó cũng là một quy luật mà hệ phái
Khất sĩ Việt Nam khó tránh khỏi, bởi dù muốn hay không thì về sau nó sẽ “tự
phát” theo một cách nào đó, hoặc được phát triển có tổ chức, nên việc xuất hiện
nhiều Giáo đoàn, phân đoàn là một điều hiển nhiên và hợp lý
1.2 Khái quát Ni giới hệ phái Khất sĩ
1.2.1 Sơ lược về Ni giới hệ phái Khất sĩ
Sau khi ngài Minh Đăng Quang vắng bóng, thì lãnh đạo tổ chức Ni giới được
giao trọng trách cho Ni trưởng Huỳnh Liên Và “Trong lịch sử truyền thừa của Hệ
phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam, đặc biệt là đối với Ni giới hệ phái Khất sĩ, ngày mồng 01 tháng 4 năm Đinh Hợi (1947) mãi mãi ghi dấu một nét son chói lọi không thể nào phai ” [6; tr 25].
Và “Ni giới thấy cần thiết phải thành lập giáo hội riêng để thuận tiện trong
hoạt động du hóa Một ban vận động được thành lập với Bản Điều lệ gồm 30 Điều, làm tại Sài Gòn ngày 18/10/1957 Bản Điều lệ được Bộ Nội vụ, chính quyền Sài Gòn duyệt y theo nghị định số 7/BNV/NA/P5 Trên cơ sở của Nghị định số 7, ngày 11/1/1958 Ni trưởng Huỳnh Liên đứng ra thành lập Giáo hội Ni giới Khất sĩ Việt Nam Đây là giáo hội độc lập về mặt tổ chức và phát triển, có pháp nhân, pháp lý Trụ sở của Giáo hội đặt tại tịnh xá Ngọc Phương (nay là số 491/1 đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh)” [2]
Trong lịch sử phát triển của mình Ni giới hệ phái Khất sĩ đã trải qua sự dẫndắt của các vị Ni trưởng khác nhau Cụ thể như sau:
1 Nhiệm kỳ I (1947 – 1987) do Ni trưởng Huỳnh Liên đảm nhận Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ.
Trang 232 Nhiệm kỳ II (1988 – 1996) do Ni trưởng Bạch Liên đảm nhận chức Ni trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ.
3 Nhiệm kỳ III (1997 – 2000) do Ni trưởng Tạng Liên đảm nhận chức Ni trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ.
4 Nhiệm kỳ IV (2003 đến nay) do Ni trưởng Tạng Liên đảm nhận chức Ni trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ.” [4; tr 136 – 137].
Đôi nét về cái tên Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam: Sau khi nước nhà thốngnhất năm 1975, sau đó đến năm 1981 trong quá trình vận động cho thành lập một tổchức mới để thống nhất các Hệ phái Phật giáo trên toàn quốc, sau này mang tên làGiáo hội Phật giáo Việt Nam Trong công cuộc trở về ngôi nhà chung đó Ni giới hệphái Khất sĩ Việt Nam sử dụng danh xưng: Ni giới hệ phái Khất sĩ và theo Ni
trưởng Ngoạt Liên thì:“tên gọi Ni giới hệ phái Khất sĩ đã có từ thời Đệ nhất Ni
trưởng Huỳnh Liên còn sanh tiền, được sử dụng cho đến ngày hôm nay Trong các văn bản gởi Văn phòng 2 TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên, Ni trưởng Tạng Liên, Ni trưởng Tràng Liên, Ni trưởng Ngoạt Liên ký tên đều đề là TM NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ, và đã được Trung ương Giáo hội công nhận Gần đây, lại xuất hiện tên gọi Giáo đoàn Ni giới, nhất là trong một số văn bản như quyển 100 ngôi Tịnh xá tiêu biểu có câu: “Giáo đoàn Ni giới, trước đây được gọi là Ni giới hệ phái Khất sĩ”… Từ năm 1981, Giáo hội Khất
sĩ Ni giới Việt Nam phải đổi tên thành Ni giới hệ phái Khất sĩ cũng là vì tinh thần hoà hợp trong lòng Hệ phái, trong lòng Giáo hội v.v” [7].
Như vậy dù trải qua những thăng trầm lịch sử, sự phát triển của Ni giới hệphái Khất sĩ là phù hợp, với những đóng góp của họ cho đạo pháp và dân tộc
1.2.2 Những đặc điểm chung của Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam mang những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, Ni giới hệ phái Khất sĩ có nguồn gốc là Hệ phái Khất sĩ Việt Nam,
được tách ra song song với Tăng Giáo đoàn Khất sĩ Việt Nam Vì vậy, Hệ phái đều
sử dụng đạo pháp và phương pháp của Tổ Sư Minh Đăng Quang, lấy Chơn Lý làm
trọng tâm, lấy tinh thần “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” làm chủ đạo.
Thứ hai, Ni giới hệ phái Khất sĩ xây dựng các Tịnh xá ở các địa phương vừa
Trang 24làm nơi cư trú vừa là nơi tu tập và hoẳng dương đạo pháp “Trong 10 năm đầu
(1954 - 1964), Ni giới HPKS do Ni trưởng Huỳnh Liên và Ni trưởng Bạch Liên trực tiếp hướng dẫn, nối gót Giáo đoàn Du Tăng đi hành đạo 2 miền Nam – Trung, thu nhận nhiều giới tử phát tâm xuất gia và cư sĩ Phật tử tại gia hộ trì Tam Bảo Đồng thời, quý Ni trưởng cũng đứng ra dựng lập hàng trăm ngôi đạo tràng tịnh xá để Ni giới có nơi dừng chân tu học, giáo hóa cư gia có nơi nương tựa” [25; tr 1076].
Thứ ba, Ni giới hệ phái Khất sĩ mang trong mình tinh thần của người phụ nữ
Việt Nam, đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, bình đẳng giới, bình đẳng tôn
giáo,…v.v “Mười năm kế (1965 – 1975), vì chiến tranh tại miền Nam Việt Nam
mỗi ngày một leo thang, Ni trưởng đệ I quan tâm thêm công tác từ thiện xã hội như
ủy lạo nạn nhân chiến cuộc, xây cất nhiều Cô nhi viện để nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tặng quà bệnh viện, giúp đỡ đồng bào tản cư, tị nạn, đồng bào bị màn trời chiếu đất
do thiên tai bão lụt…Từ Sài Gòn – Gia Định, các tỉnh miền Đông, miền Tây đến các tỉnh miền Trung, cao nguyên… nơi nào cũng có hình bóng Tăng Ni Du tăng Khất sĩ hóa duyên hành đạo, thể hiện tâm nguyện Tổ Thầy” [25; tr 1076].
Vì vậy, hệ phái là nơi nhận được sự tin tưởng và là nơi các Ni chúng tìm đếnhoặc là để xuất gia làm đệ tử hoặc để học tập, tu tập
Thứ năm, Ni giới hệ phái Khất sĩ ra đời là phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ
là giai đoạn lịch sử 1954 – 1964, nên cả Ni và Tăng đều có điều kiện phát triển, ái
mộ và thu nhận được nhiều đệ tử hơn
Thứ sáu, Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam đã có những đóng góp trên
phương diện hoằng pháp, tu tập, giáo dục, đấu tranh và bảo vệ đất nước,… đó làtinh thần phụng sự của Ni giới hệ phái Khất sĩ nói chung và của các vị Trưởng ninói riêng
Trang 25Tiểu kết chương 1
Khất sĩ là một khái niệm có từ thời Đức Phật Thích Ca, và được sử dụngtrong hệ phái Khất sĩ Việt Nam thì vừa mang ý nghĩa gốc của nó vừa mang đặctrưng của phương pháp tu tập đặc trưng của hệ phái
Với tinh thần của Khất sĩ trên con đường hành đạo nhằm “Nối truyền Thích
ca chánh pháp”, trong sự dung hợp của truyền thống dân tộc với Phật giáo Nam
tông và Bắc tông ở Việt Nam, Tổ Sư Minh Đăng Quang đã cải cách giáo lý, giáopháp trở nên gần gũi nhất với nhân dân để dễ dàng thâm nhập, đón nhận nhằm đápứng nhu cấu tôn giáo ở Nam Bộ lúc bấy giờ
Hệ phái Khất sĩ Việt Nam mang những đặc điểm riêng biệt của mình trênkhía cạnh đạo pháp Sau khi Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng thì hệ phái Khất sĩ
có sự phân nhánh thành các Giáo đoàn Tăng và Giáo đoàn, phân đoàn Ni dưới sựdẫn dắt của các vị Ni trưởng và các Hòa thượng được giao trọng trách
Ni giới hệ phái Khất sĩ ở Nam Bộ là một bộ phận trong cấu trúc của hệ pháiKhất sĩ được thành lập bởi Ni trưởng Huỳnh Liên, người đã lãnh đạo và dẫn dắt Ni
chúng theo hạnh nguyện của mình là “nguyện làm chiếc thuyền chuyên chở phái
nữ” trong cuộc đời phụng sự của mình, Ni trưởng được coi là một vị Bồ Tát.
Trang 26Chương 2 ĐÓNG GÓP CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ TRÊN TINH THẦN PHỤNG
SỰ: TRƯỜNG HỢP CÁC NI TRƯỞNG TIÊU BIỂU
2.1 Trường hợp Ni trưởng Huỳnh Liên (1923-1987)
“Nguyện xin hiến trọn đời mình, Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương”
Đó là hạnh nguyện của một Bồ Tát trong đời thực, mong đem tất cả trí tuệ,công sức, cuộc đời của mình nhằm phụng sự cho Đạo pháp và một tinh thần kiêncường đấu tranh cho hòa bình, tự do cho cuộc đấu tranh chống lại ách thực dân, nô
lệ, đồng thời đó cũng là thể hiện “tiếng nói” của phụ nữ Việt Nam như thời BàTrưng, Bà Triệu đã dám đứng lên giành quyền lợi chung cho đất nước, dân tộc
2.1.1 Thân thế và sự nghiệp
Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên, tên thật Nguyễn Thị Trừ,“sinh năm 1923
tại làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Vận; thân mẫu là cụ Bà Lê Thị Thảo, pháp danh Thiện Liên, xuất gia, thọ giới
Tỳ kheo Ni Sinh trưởng trong một gia đình thâm nho, đạo đức và tin Phật, Ni trưởng đã được nuôi dưỡng tinh thần bằng chất liệu từ bi, sớm nhận thức cõi đời giả tạm, thế sự phù vân, chỉ có đạo giải thoát là cứu cánh, cho nên vào ngày mùng
1 tháng 4 năm 1947, duyên lành hội đủ, khi Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang – Tổ khai sáng Hệ phái Khất sĩ Việt Nam hành đạo đến làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, sau khi thính pháp, Ni trưởng bước ra quỳ xin Đức Thầy cho xuất gia Đức Tổ Sư hỏi: Tín nữ xuất gia với hạnh nguyện gì? Ni trưởng thưa: Bạch Đức Thầy, con xuất gia với hạnh nguyện “Làm chiếc thuyền chở chuyên phái nữ” Đức Tổ Sư khen: “Đó là hạnh nguyện của Bồ tát, chỉ có Bồ tát mới có hạnh nguyện xuất gia rộng lớn như thế”[26].
Ni trưởng là một người có xuất thân gia đình là nhà Nho, có thể thấy đượctầm quan trọng của gia đình – nơi ươm mầm ước mơ, đạo đức cho con người Ni
trưởng là một người có trí tuệ xuất chúng “sẵn thiên phú về thơ ca văn học, cho nên
Pháp bảo thơ văn của cố Ni trưởng cũng vô cùng phong phú Những bài kinh tụng
Trang 27thường nhật bằng chữ Hán (như Di Đà, Hồng danh Phổ môn, Báo hiếu, Bát nhã tâm kinh, Di giáo, Tứ thập nhị chương) và Kinh Pali (như kinh Vô ngã tướng, kinh Pháp cú v.v…) đều được cố Ni Trưởng Việt dịch theo lối văn vần cho dễ hiểu nghĩa, đọc tụng dễ thuộc lòng nhằm phổ biến rộng sâu…” [4; tr 124 – 125].
Ni trưởng thông thạo ngoại ngữ, kinh điển, thiên phú văn chương, nên các tácphẩm mang những tư tưởng của Phật giáo được phóng tác qua thi ca, câu kệ để dễdàng đi sâu vào đời sống, đây cũng là phương pháp thuyết pháp Phật giáo nhằmđưa đến sự phong phú và đa dạng hơn
Như trong bài phát biểu của Ni trưởng:
“BƯỚC TRƯỞNG THÀNH
Giáo hội Khất sĩ chúng ta đã hành đạo trên bốn mươi năm, một bước trưởng thành, có thể tạm đủ kinh nghiệm về ưu khuyết, để ghi chép tài liệu cho mai sau,… Đến ngày 30.04.1975 Giải phóng, thì Tịnh xá chúng ta mới được chấm dứt bao vây, v ào ngày 29.04.1975 (Lời Ni trưởng nói trong một buổi lễ - 1975)”[8; tr 38]
Ni trưởng được xem như chị cả của Ni giới Khất sĩ Việt Nam, một người vừagiỏi việc đạo vừa giỏi việc nước Ni trưởng đã tiếp nối và hoàn thành xuất sắc tâmnguyện của thầy Tổ, lòng tôn kính của người dân và Ni chúng đệ tử, đó là nhờ vàotài năng thiên bẩm, nhưng quan trọng nhất là tinh thần cống hiến, hi sinh con ngườicho tinh thần phụng sự đạo pháp, đấu tranh đánh đuổi thực dân, đế quốc cho đấtnước, dân tộc Để hiểu rõ hơn về tinh thần của Ni trưởng chúng ta cùng đi vào quátrình từ xuất gia đến lúc sinh thời hoạt động
Từ lúc đi học tiểu học ở trường làng, Ni trưởng đã biểu hiện là một người giỏigiang trong học tập, một người điềm đạm, ôn hòa, được lòng yêu quý của thầy côgiáo, bạn bè Ni trưởng là người sống hướng nội, không thích bên ngoài – đó cũng
là một tính cách, khí chất của một người xuất gia, xa lìa trần thế sau này Bởi đượcnghiên cứu Phật pháp từ khi còn ở nhà nên Ni trưởng đồng thời là một người
“Hoài bão lớn nhưng nếp sống thanh cao tự lợi, lợi tha chưa thực hiện được Ni
Trưởng luôn trăn trở, thao thức một cái gì đó nhưng chưa thể hình dung ra.”
Trong những giai đoạn đầu từ lúc thiếu thời cho thấy thiên phú về văn
Trang 28chương, lòng hướng đạo, tư tưởng xa rời thế tục nên nhân duyên với đạo pháp hệ
phái Khất sĩ của Ni trưởng là một tất yếu đúng với tâm linh của Phật giáo là “đồng
thanh tương ứng/Đồng khí tương cầu” Có thể Ni trưởng là một người được giao
sẵn sứ mệnh dẫn dắt Ni giới Khất sĩ sẵn có từ tâm nguyện kiếp trước như Tổ Sư Hệ
phái đã nói: “Đây là người của căn xưa kiếp cũ, phát nguyện xuất gia, tự độ, độ
tha, làm gương hạnh giải thoát, tiếp độ phái nữ”.[6; tr 36] Vốn tinh thần không sợ
gian khổ trên những bước hành khất trên khắp vùng đất Nam Bộ, dù trải qua những
ngày đói khổ, bị quở trách, nhưng với phẩm chất nhẫn nhịn“Phật xưa có dạy mấy
lời,/Thửa rừng công đức một đời trồng gieo./Lửa sân nổi dậy đốt thiêu,/Như chim mất cánh, như diều đứt dây” [8; tr 52], nên thành công trên đường đạo và đường
đời, cảm hóa được nhiều Ni đệ tử, Ni chúng trong đoàn Vì sự giản dị trong đời vàđạo nên đoàn Ni giới đi khất tới đâu cũng có thể thêm được nhiều người theo đoàn
và nhiều Tịnh xá được mở rộng thêm khắp chốn nẻo miền Nam Việt Nam và nhữngnơi mà Giáo đoàn Ni giới đi khất qua
Cho đến khi Ni trưởng đến lúc chính thức xuất gia, nhân duyên này là dođược nghe Sư Tổ thuyết pháp cho người dân nghe tại Linh Bửu Tự, và cơ duyên là
có hai bà – cháu – Ni trưởng ở đó nghe pháp Vì thấu hiểu được những cái bình dị
trong pháp ấy nên Ni trưởng “Sau vài lần nghe Tổ giảng, Ni Trưởng nắm được lý
Đạo, thấu triệt giáo lý Tứ diệu đế - như bừng tỉnh cơn mê, mục tiêu mà bấy lâu nay mình hằng hoài bão giờ đây đã sáng tỏ rồi, đó là giác ngộ, giải thoát khỏi kiếp nhân sinh luân hồi triền miên bất tận Cũng do túc duyên nhiều kiếp, hình ảnh nhà
sư Khất sĩ xuất hiện, đánh thức tiền căn, nhắc nhở sự nghiệp sa môn của kiếp nào
đó còn dang dở Thế là Ni Trưởng quyết định xuất gia, theo gót chân Tổ, hầu thực hiện rốt ráo con đường tâm linh, hoàn thiện sa môn hạnh” [6; tr 33 – 34]
Như trong thơ của Ni trưởng có viết:
“Quyết định xong rồi vội xuất gia,
Cổi phăng thế phục mặc Cà Sa.
Bước đi vào cõi huyền vi lạ.
Muôn dặm hồng trần khuất nẻo xa.’ [8; tr 36].
Tinh thần dâng hiến cuộc đời mình cho con đường đạo, Ni trưởng không còn
Trang 29chấp vào những chuyện đời ở thế gian, thoát hẳn thế tục Vì tâm đã vậy nên“mặc
cho thế tục” ta bận áo “Cà Sa” Tư tưởng về pháp được Tổ Sư giảng dạy, thi chắc
chắn rằng tư tưởng về một tu sĩ – Khất sĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của Ni trưởng Vìvậy thì làm sao mà có thế tự quyết định xuất gia, cũng như cống hiến cái trí tuệ, thểxác này cho những mục đích tối hậu của Ni trưởng khi đã coi mình:
“Ta đã là người của chúng sanh,
Người nuôi ta để học gương lành
Sống đây ta sống cho muôn loại,
Ta có quyền đâu sống lấy mình?” [8].
Những sự cống hiến của Ni trưởng đã trở thành một tấm gương sáng cho Nigiới Việt Nam nói chung và Ni giới hệ phái Khất sĩ nói riêng, vừa là tấm gương vừa
là nguồn cảm hứng bất tận để chúng ta noi theo, nhất là những tu sĩ Phật giáo Khất
sĩ trong thời đại hiện nay
2.1.2 Những đóng góp tiêu biểu
Về hoằng pháp: Tinh thần hết mình vì đạo pháp của Ni trưởng Huỳnh Liên
đã có cơ sở, thành tựu ngay từ những ngày đầu, từ Tịnh xá Ngọc Phương, từ việc
hướng dẫn Ni chúng tu học, làm ‘chiếc thuyền chuyên chở Ni giới” đúng với lời
hứa của mình với Tổ Sư Bằng sự diễn ra của Giáo đàn Sa di Ni đầu tiên trong lịch
sử Phật giáo Việt Nam, đã khẳng định được rằng dù là Phật giáo trên đất Ấn Độ haychăng nữa thì Phật giáo ở Việt Nam lại phát triển tiếp vai trò của phụ nữ trong cácGiáo đoàn Phật giáo từ trước và nay
Dưới sự hướng dẫn Ni trưởng Huỳnh Liên, đoàn Ni giới đi khất khắp cácmiền Đồng và Tây Nam Bộ Đi đến đâu thì truyền pháp đến đó, họ đã thu nhậnthêm được nhiều vị đệ tử Ni Đồng nghĩa với việc này là các Tịnh xá được hìnhthành ở các địa phương khác nhau ở Nam Bộ, ví dụ như: Tịnh Xá Ngọc Phương,Ngọc Lâm, Ngọc Châu, Như Ni trưởng đã viết trong bài Thảm đất vàng của mìnhnhư sau:
“Xưa Trưởng giả trải vàng mua đất,
Vì Thế Tôn xây cất Đạo tràng
Kỳ Viên Tịnh xá mở mang,
Trang 30Kinh thành Xá Vệ huy hoàng Pháp đăng
Nay thiện tín lòng vàng trải đất,
Vì Tăng Ni xây cất Đạo tràng
Ngọc Châu Tịnh xá mở mang,
Quảng Nam tỉnh lỵ huy hoàng Pháp đăng
Đất một thảm, lòng vàng muôn thảm,
Của một cân, công trạng ngàn cân.” [8; tr 166].
Đằng sau những việc đã làm được cũng là biểu hiện của những đức tính kiêntrì, nhẫn nhục, hi sinh để phụng sự cho sự phát triển đạo pháp Nên sau khi Tổ Sưmất, thấy được sự cần thiết nhất lúc đó là hoằng dương đạo pháp, phổ biển và pháttriển hệ phái Khất sĩ và Ni giới hệ phái Khất sĩ mới là việc cần phải chú trọng hơn
hết Cho nên, thành tựu ban đầu mà Ni trưởng Huỳnh Liên đã đạt được là: “+ Hội
chúng xuất gia Ni giới càng lúc càng đông, lên đến cả ngàn, thiện nam tín nữ đến hàng vạn về nương tinh cần tu tiến
+ Từ Cam Lộ đến Cà Mau đã lần lượt khai sinh 144 ngôi Tịnh xá đạo tràng(18) trên 144 thảm đất vàng khang trang thanh lịch vốn là cơ sở chi nhánh của Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương, Trung ương Hệ phái, nơi mà Ni trưởng đã lưu nhiều dấu ấn lịch sử, được xây dựng từ năm 1957, trùng tu vào những năm 1972,
1986, 1992
- Đây chính là sự nghiệp Hoằng Dương Chánh Pháp của Ni trưởng, cũng chính là hiếu đạo Ni trưởng báo đền Phật Tổ thâm ân.”[8].
Như vậy, tinh thần sẵn sàng làm mọi việc để quảng bá những giáo pháp của
hệ phái, vừa là hợp với tâm nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” vừa là
“Nguyện xin hiến trọn đời mình/Cho nguồn Đạo pháp cho tình quê hương”
Trong giai đoạn đầu, dưới tên gọi Giáo hội Liên hoa, dưới sự dẫn dắt của Nitrưởng, Giáo đoàn đã thực hiện việc ẩn cư làm mục đích chính nhằm tu tập thiềnđịnh – để có trí tuệ và sửa đổi bản thân tu sĩ nhằm chuẩn bị cho một kế hoạch tươnglai mới đó là Giới đàn Sa di Ni
Vào tháng 7 năm 1957 Âm lịch “Giới đàn Sa di Ni được tổ chức tại Tịnh xá
Ngọc Hiệp, Ngã Bảy, Cần Thơ Đây là giới đàn đầu tiên do Giáo hội Liên Hoa tổ
Trang 31chức Ni Trưởng được bầu làm Hòa thượng đầu đàn, chư Tăng được mời chứng minh và thuyết giáo”[6; tr 60 – 61] Ni trưởng đã có công tổ chức được một Giới
đàn đầu tiên dành cho Ni giới, tạo điều kiện cho những Giới đàn khác sau này diễn
ra “Với công lao đó mà Giáo hội Liên hoa có thêm một người tài giỏi phù hợp với
những trọng trách quan trọng của giáo hội, của các đệ tử Ni, của lòng dân Vì là công đức to lớn nên phước báu đưa đến việc Giáo hội Liên hoa mở thêm nhiều
“đạo tràng Tịnh xá ở các tỉnh: Tây Ninh, Vũng Tàu, Hà Tiên…”[6; tr 61].
Những bước hành đạo trên khắp đất miền Trung, Ni trưởng dẫn dắt đoàn Nigiới song song với Tăng giới của Hệ phái Khất sĩ đi khất thực, với mục đích tối hậu
là gieo duyên nhằm truyền bá dạo pháp Những cái mà Giáo đoàn đạt được là làm
cho người dân họ hiểu được mong muốn “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, và
hiểu về đạo pháp của Hệ phái Khất sĩ Bởi điều kiện tự nhiên, xã hội khác của miềnTrung so với miền Nam nên việc áp dụng phương pháp thuyết pháp phù hợp nhất,làm thấm nhuần được người dân ở miền Trung còn nghèo khổ là một việc khó khăn,nhưng những gì diễn ra và sự thật là cả Giáo đoàn bên Tăng và Ni giới đều đạt đượcnhững thành tích mong muốn, và hơn thế nữa Với những đôi chân không biết mệtmỏi, những con người vì sự phát triển của đạo pháp mà không quản ngại đường sá
nên “Bình Thuận rồi đến Ninh Thuận – Phan Rang, Khánh Hòa – Nha Trang, Phú
Yên – Tuy Hòa, Bình Định – Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam – Tam Kỳ, Hội
An, Đà Nẵng, Thừa Thiên, Huế, Quảng Trị – Cam Lộ và các tỉnh cao nguyên: Gia Lai – Pleiku, Phú Bổn, Kontum, Đaklak – Buôn Mê, Lâm Đồng – Đà Lạt, Bảo Lộc… không có tỉnh thành nào trên dải đất Trung phần Việt Nam mà không có gót chân Ni Trưởng đi qua giáo hóa bá tánh, thành lập đạo tràng, tiếp độ môn sinh, thuyết giảng kinh pháp, phổ biến giáo lý”[6; tr.69].
Và đúng với những gì Ni trưởng đã viết trong thơ:
“Đoạn dứt cái ta dứt tội tình,
Mượn thân hành đạo độ nhân sanh
Suốt đời tận tuỵ thi ân đức,
Giác ngộ thế gian giác ngộ mình”[8; tr 35]
Ni trưởng đã ví việc hành đạo là để dứt cái ta, người giác ngộ thì mới đến
Trang 32mình giác ngộ, cùng ý nguyện tận tụy cả đời dùng thân xác này đi độ nhân sinhkhắp nơi, để mà quay lại dứt cái ta, cái tôi.
Ngoài con đường“khất thực” khắp miền Nam và Trung Bộ, Ni trưởng còn
sử dụng thêm một phương tiện để truyền tải đạo pháp và nuôi nấng những ýnguyện, lý tưởng lớn lao dành cho người dân, cho dân tộc Việt Nam Đó là nhữngkiệt tác thơ văn đồ sộ, bởi Ni trưởng thông thạo chữ Hán, luật thơ Đường, tiếng Palinên việc chuyển đổi hình thức từ hình thức văn xuôi của các tác phẩm như Kinh, Kệ
của Phật giáo là điều dễ dàng, như Bát nhã “Kinh Khất sĩ đã được Ni Trưởng
chuyển ngữ từ Hán Tạng, Pāli Tạng ra thành Việt ngữ, lại còn thi hóa, đọc lên hiểu liền, dễ nhớ, dễ thuộc như Kinh A Di Đà, Phổ Môn, Hồng Danh, Vu Lan Báo Hiếu, Kinh Di Giáo, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Bát Nhã Tâm Kinh, Quy Sơn Cảnh Sách (Hán Tạng) Kinh Cầu An, Cầu Phước, Cầu Chúc, Dâng Y Ca Sa, Phóng Sanh, Cầu Nguyện Khi Thiền Định, Kệ Trích Lục, Kinh Vô Ngã Tướng… (Pāli Tạng) Kệ
Ni Trưởng sáng tác: Xưng Tụng Tam Bảo, Sám Hối Tam Bảo, Sám Hối Tam Nghiệp, Giới Sát, Thân – Khẩu – Ý v.v…là theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Tổ Sư Minh Đăng Quang Viết xong, Ni Trưởng trình lên Tổ, Tổ chứng minh và cho phổ biến; còn dạy hàng đệ tử lấy đây làm thời khóa thọ trì và tu tập”[6; tr 69- 70], đều
được truyền tải một cách giản dị, bình dân để nhân dân có thể hiểu được Những tácphẩm được sáng tác theo những giai đoạn từ lúc xuất gia đến thời gian hành đạo quanhững địa điểm khác nhau, từ sự non trẻ đi đến cảm nhận cuộc sống hàng ngày củacon người, các nhân vật đều mang ý vị đạo trong đó – điều này càng chứng tỏ thêmrằng, dần dần sự hiểu biết và trí tuệ của Ni trưởng có những bước phát triển từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện hơn, chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn Tất nhiên, đây lànhững nhận định có phần chủ quan, nhưng đối với đạo và những ý nghĩa, lý tưởngcủa Ni trưởng thì khó mà diễn tả được hết cái hay, ý nghĩa nhân văn trong đó
Về đấu tranh, bảo vệ đất nước: Trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân
Pháp xâm lược và cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta Từ trênxuống dưới toàn dân đoàn kết, của mọi tầng lớp trong xã hội, từ khắp mọi miền đấtnước, dù là Trung, Nam hay Bắc thì nhân dân ta đều nhất tề đứng lên đấu tranh vìhòa bình của dân tộc, của Tổ quốc
Trang 33Ni trưởng Huỳnh Liên là một người là một nhà cách mạng của thời đại bấygiờ,đã đứng lên, huy động, dẫn dắt Ni chúng của Ni giới hệ phái Khất sĩ tham giađấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc, cho Tổ quốc, nhất là những năm 1963 - 1975.Trong đó nổi bật nhất là phong trào Phật giáo năm 1963 – đỉnh cao của sự nhập thể.
Trong tình thế đất nước lâm nguy, dân tộc cấp bách, Ni trưởng Huỳnh Liêntham gia hăng hái đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Với sự ra đời của Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam (20/12/1960) với chủ trương: “Đoàn kết toàn dân,
kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới”[19].
Ni trưởng đã đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, đó là giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc; quyền lợi của người phụ nữ đó là đấu tranh đòiquyền bình đẳng giới tính, bình đẳng tôn giáo Ni trưởng thể hiện sự đấu tranh củamình qua những phương tiện như: bằng thơ ca như Tang tóc, Mười lo, Hai năm chờđợi:
“Quê hương tang tóc vì đâu?/ Đồng bào tang tóc khổ sầu vì ai?”
Cũng như “ thời đại nào, người Phật tử cũng luôn gắn bó với quê hương,
dân tộc mình Quân đội Sài Gòn càn quét vùng nông thôn miền Nam; thanh niên Việt Nam bị bắt lính, đôn quân và ra đi không có ngày trở lại Góa phụ, cô nhi Việt Nam bị lùa vào các trại tập trung, người lớn không có công ăn việc làm, trẻ em không có trường lớp để học Chiến tranh càng leo thang thì phụ nữ Việt Nam ngày càng nhiều góa phụ, trẻ em Việt Nam ngày càng nhiều mồ côi và phụ lão Việt Nam ngày càng đơn độc không nơi nương tựa tuổi già….Trước thảm cảnh ấy, người tu sĩ Phật giáo nói chung, Ni giới hệ phái Khất sĩ nói riêng, không thể điềm nhiên tọa thị”[6; tr 75].
Như vậy, bằng cách này hay cách khác, cái quan trọng hơn hết đó là tinhthần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc, giống như hạnh nguyện của Ni trưởng là
Trang 34“Nguyện xin hiến trọn đời mình,
Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương”.
Bằng những hành động thực tế của mình “Ni Trưởng tích cực hoạt động từ
thiện xã hội, thành lập cô, ký nhi viện, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em nạn nhân chiến cuộc, nuôi giấu cán bộ nằm vùng, tiếp tế lương thực, thuốc men cho thương bệnh binh Giải Phóng”[6; tr.76].
Trong lịch sử phong trào của Ni giới song song với “đội quân tóc dài” thực
hiện biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ Các tu sĩ còn thực hiện việc tuyệt thực và
“Các Ni cô Khất sĩ ngồi tuyệt thực trước Dinh Độc Lập, chỉa loa vào Dinh hô vang:“Phải chấm dứt độc tài, độc diễn Tổng thống Thiệu phải từ chức Mỹ phải cút khỏi miền Nam Việt Nam v.v…” Mọi hoạt động ở Tịnh xá Ngọc vào thời điểm này hầu như nghiêng hẳn về sự giải phóng miền Nam Tịnh xá Ngọc Phương, trung ương của Ni giới hệ phái Khất sĩ bị chính quyền Sài Gòn phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập Ni Trưởng cho dựng một giàn thiêu “dã chiến” ngay trước cổng Tịnh xá, để, nếu bị cảnh sát đàn áp, tấn công thì chư Ni Ngọc Phương sẽ tự thiêu tập thể để phản đối”[6; tr 76 – 77]
Ni trưởng cũng tham gia cùng với Ni chúng nói riêng và Phật tử Phật giáoViệt Nam nói chung tham gia đấu tranh biểu tình đòi thực hiện Hiệp định Paris
1972 Ni trưởng đã viết Hai năm chờ đợi:
”Hai năm chờ đợi mỏi mòn,
“Ba Lê hiệp định” vẫn còn trơ trơ
Ai người xảo quyệt mưu cơ?
Cản ngăn phá hoại không cho thi hành
Chịu oan hai tiếng hoà bình,
Máu tuôn tiếp tục cho tình thêm oan
Đạn bom tàn phá kinh hoàng,
Mỗi ngày huỷ diệt hàng ngàn sanh linh.
….”[8; tr 91]
Ni trưởng dành tình yêu thương với tất cả chúng sanh đó là tình yêu đối vớinhững chiến sĩ bị thương, những người bị thương do cuộc chiến tranh gây ra và
Trang 35những cô nhi mồ côi Năm 1972 Ni trưởng đến thăm non các cô nhi ở Tịnh xá NgọcBửu:
“Giọt sữa tình thương biển đại đồng,
Ai đem em bé bỏ trong cửa Thiền
Bàn tay Sư nữ bồng lên,
Em trong nón lá úp trên gọn gàng
Mỗi em mỗi cảnh bẽ bàng,
Lần lần quy tụ cả đàn con côi
Con ai đem bỏ Thầy nuôi?
Nam Mô Di Phật cũng vui hạnh Thiền
-” [8; tr 103].
Dù là trên con đường đạo pháp hay con đường cách mạng thì Ni giới hệ pháiKhất sĩ Việt Nam luôn sẵn sàng đem hết sức mình ra cống hiến Ni trưởng HuỳnhLiên dẫn đầu trong các phong trào đấu tranh của hệ phái và giáo dục Ni chúngnhững tri thức về văn học, đạo pháp,…v.v là con đường nâng cao trí tuệ cho phụ
nữ để không bị tụt hậu Đồng thời hun đúc lên những ý chí sắt đá, kiên quyết đấutranh đến cùng trước bọn Mỹ - Ngụy nhằm góp phần cho công cuộc đấu tranh giànhđộc lập dân tộc
Về công tác ngoại giao: Ni trưởng không những là một nhà thơ yêu nước
thương dân, mà còn dành tình cảm yêu quý cho bạn láng giềng Lào, nên cũng đãviết thơ tặng Phái đoàn Lào (Kỷ niệm những ngày Lào – Việt cùng đi dự Đại hộiTôn giáo quốc tế năm 1977 tại Moscow)
“Hai nước liền núi liền sông,
Khổ vui thành bại cùng đồng liên quan
Ngoại giao đi cũng chung đàng,
Tình càng gắn bó, nghĩa càng thiết tha
Lại thêm con Phật chung nhà,
Cùng đồng tín ngưỡng, màu da cũng đồng
Chủ nghĩa xã hội tiến chung,
Muôn năm Lào – Việt núi sông vững bền.”[8; tr 94].
Trang 36Ta thấy Ni trưởng đã khẳng định tình nghĩa anh em keo sơn, bền chặt, đó là
tình hữu nghị Việt – Lào đó là tình “Chủ nghĩa xã hội tiến chung/Muôn năm Lào –
Việt núi sông vững bền”
Về văn học Phật giáo: Ni trưởng đã để lại công trình thơ đồ sộ, gồm các thể
loại thơ khác nhau như: Lục bát; Song thất Lục bát; Thất ngôn Bát cú; Song thấtbiến thể; Vịnh; Văn tế; Kinh Phật chuyển thể,… Để lại cho đời khoảng 2000 bàithơ, là người con của Phật nên hầu như trong thơ đều mang những triết lý đời sống,đạo đức của con người Vừa gửi gắm tâm tư vừa mang tính chất khuyên răn, chỉbảo, cũng như cách tu tập, sau này cho Ni chúng của hệ phái Trong kho tàng thơ
đó, các Kinh được chuyển rất dễ học thuộc và ngắn gọn – đây là một cách cải tiến
phương pháp học Kinh sách Như vậy, qua quá “văn dĩ tải đạo” của mình Ni
trưởng Huỳnh Liên xứng đáng là một Đệ nhất Ni trưởng – suốt đời hi sinh cho Đạopháp – Dân tộc
Hơn nữa Ni trưởng đã bút ký lại những sự kiện và địa phương mình đã tớithăm được xuất bản dưới cái tên Chuyến du hành miền Trung, theo tập Bút ký thì
Ni trưởng bắt đầu chuyến hành trình từ ngày 17 tháng 2 năm 1959, Ni trưởng viết:
“Xe khởi hành từ Tịnh xá Ngọc Phương lối 5 giờ sáng …” [9; tr 19] Đây là tập Bút ký mà “Ban Biên tập chúng con dự định tiếp tục sưu tầm thêm quyển “Tuyển
Tập Pháp II” của Đệ nhất Ni Trưởng Huỳnh Liên – trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam thì may sao gặp được một tập giấy nháp cũ kỹ của Đệ nhất Ni Trưởng ghi vội về “Chuyến Du Hành Miền Trung”[9; tr.7] Đây là những ghi chép của Ni
trưởng dưới dạng Bút ký – Nhật ký kể về hành trình đi miền Trung rồi đi tới miền
Bắc rồi lại trở về trong Nam Theo như những gì được viết trong “Chuyến du hành
Miền Trung” thì qua mỗi địa phương Ni trưởng và Ni đoàn đều thuyết pháp ở nơi
đó, và kể lại các câu chuyện mắt thấy tai nghe, những câu chuyện lịch sử mà nơi Ni
đoàn đã đi qua Như vào ngày 23 tháng 2 năm Kỷ Hợi (1959) “Ni đoàn khất thực ở
chợ Vạn Giã, người ta để bát rất động, lại gánh cơm nước đem vào chùa cúng dường trưa nay thuyết pháp đề “Bà lão bán nghèo” Tối đến thuyết pháp trên máy
vi âm, có đến năm, bảy trăm người nghe về đề “Giáo phái Khất sĩ” Có bà Quận
Trang 37Trưởng và bà Lục sự thăm hỏi chuyện trò.”[9; tr 33] Hoặc vào ngày 21 tháng 2
năm Kỷ Hợi (1959): “Ngày nay tính đi, những thiện tín cầm cọng quá, Ni đoàn
nán lại Sáng đi khất thực vòng chợ mới trở về cúng ngọ, độ cơm và thuyết thời pháp về “Phước báu sự cúng dường”,… Liền đó, chúng tôi thuyết giảng Tam quy, Ngũ giới và phú kệ Pháp danh cho quý bà nghe Tối đến bá tánh đến đông đảo quá.
Có một thiện nam đến hỏi hai chữ Tu tâm Lấy đó làm đề mục, chúng tôi thuyết một thời pháp “Tu tâm”.[9; tr 30 – 31].
Ta thấy được tình cảm yêu quý Ni trưởng và Ni đoàn của người dân, Phật tửdành cho Ni đoàn – Ni giới hệ phái Khất sĩ Việt Nam trên mỗi chặng đường mà họ
đi qua từ Phan Thiết, Phan Rang,…v.v đi qua đến Hội An, Đà Nẵng, Huế, QuảngTrị…rồi đến Thủ Đô Hà Nội
Đến Hà Nội hơn 20 ngày của Ni đoàn đã đạt được những kết quả tốt đẹp và
“phái đoàn đã đạt mục đích thắt chặt tình keo sơn kết nghĩa Hà Nội – Sài Gòn mà dạt mục đích cao hơn nữa là tự Sài Gòn thắt chặt keo sơn đoàn kết các giới với nhau, nhất là Tôn giáo, Nhưng chuyến đi này, sau khi trút bỏ vỏ lớp chánh kiến
cá nhơn, hòa mình vào tập thể cùng rung cảm trước di hài của bậc vĩ nhân mà suốt cuộc đời thể hiện nếp sống, lợi tha vong kỷ, chí công vô tư, chúng tôi bỗng thấy: tất
cả những con người Việt Nam đang lần lượt bước vào mái nhà đại dân tộc…”[9;
tr 72 – 73]
Chúng ta nhận ra được tấm lòng Bồ Tát của Ni trưởng là gây dựng tình đoànkết keo sơn, bền chặt hơn nữa giữa hai miền Nam – Bắc, giữa Hà Nội và Sài Gònsau khi nước nhà được giải phóng Trong chuyến Du hành miền Trung ra tới Bắcnày của Ni đoàn còn mang ý nghĩa nhân văn hơn nữa: đó là mình vì tập thể, mộtngười vì mọi người, đó là bài học sâu sắc, một thông điệp mà Ni trưởng Huỳnh Liên
đã truyền tải đến người đọc Những tư tưởng ấy khi đối trước một Vĩ nhân như Bác
Hồ thì Ni trưởng đã viết “sau khi trút bỏ vỏ lớp chánh kiến cá nhơn, hòa mình vào
tập thể cùng rung cảm trước di hài của bậc vĩ nhân mà suốt cuộc đời thể hiện nếp sống, lợi tha vong kỷ, chí công vô tư, chúng tôi bỗng thấy: tất cả những con người Việt Nam đang lần lượt bước vào mái nhà đại dân tộc” [9; tr 72 – 73], lại cảm
thấy nhỏ bé là vậy đó
Trang 38Ni trưởng mong muốn giải thoát Tôn giáo: gồm cả Phật và Chúa (ThiênChúa giáo) khỏi sự đàn áp, ách thống trì của thực dân Pháp, hiện nay đã thực hiệnđược và muốn gắn chặt, tránh chia rẽ tôn giáo Đây là cũng phù hợp với chính sách
và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo
Trong Bút ký này, Ni trưởng còn để lại câu chuyện Vấn đáp về Đạo Phật
giữa Hòa thượng Siêu Việt (tu ở xứ Miên từ nhỏ và Sư về Việt Nam trong dịp kiềubào hồi hương năm 1970) và Ni trưởng Huỳnh Liên Chuyện được kể như sau;
“Ni trưởng: Xin Sư cho biết sự sanh hoạt hằng ngày của tu sĩ?
Hòa thượng: Về sự sống hằng ngày, quý Sư cứ đi trì bình khất thực Hễ ra khỏi cửa chùa là có người trực sẵn để thức ăn, chừng năm bảy nhà là đầy bình bát Dầu chùa đông đảo đến mấy trăm, mấy ngàn Tăng chúng cũng khỏi nấu nướng chi hết, chỉ có một việc khất thực mà thôi.
Từ câu chuyện này có lẽ Ni trưởng muốn truyền tải một thông điệp về cáchthức mà hệ phái Khất sĩ tu tập và đời sống hàng ngày của họ Đồng thời chỉ ranguyên nhân tại sao mà Phật giáo thế giới và nước ta có sự phân biệt Tiểu thừa vàĐại thừa
Thông qua việc tìm hiểu về “Chuyến du hành Miền Trung” của Ni trưởng
Huỳnh Liên chúng tôi nhận thấy rằng, đây là những thực tiễn chứng minh lý luậncủa đạo pháp hệ phái Khất sĩ Việt Nam do Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập Đượctrình bày một cách rất rõ nét về quá trình khất thực – thuyết pháp và được sự ủng hộ
nô nức của dân chúng và các Phật tử ở các Tịnh xá – những địa phương khác nhau
Trang 39Thông qua những câu chuyện đó thì Ni trưởng muốn truyển tải nhiều thông điệp vềtình yêu quê hương, đất nước Việt Nam và đề cao tình đoàn kết keo sơn một nhàvốn có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam, đồng thời thông qua đó đề cao tínhbình đẳng giới, tôn giáo Một lần nữa có thể thấy được sự tài tình của Ni trưởng khi
cả đời vào đạo đều được diễn tả cùng nhau qua những áng văn thơ của mình nhằm
đề cao tinh thần cả đời hi sinh để phụng sự đạo pháp – dân tộc
Trong kho tàng sáng tác thơ ca, Ni trưởng Huỳnh Liên là người rất nhạy cảmvới thời cuộc, với các sự vật hiện tượng xung quanh Những tác phẩm đầy đạo vịnhằm phục vụ cho đạo pháp, dân tộc, con người Những vẫn thơ đó cũng biểu hiệntinh thần Bồ Tát đạo trong Phật giáo Bắc tông Việt Nam
Công hạnh của Ni trưởng là vô cùng lớn lao, dù phải trải qua dắng cay ngọtbùi trong thời gian xuất gia và hành đạo, nhưng chưa một lời oán trách thầy, cuộc
sống,… Đó là những đức tính hay là “hạnh nhẫn” gồm nhẫn nại để học hỏi, để chờ
đợi thời cơ, hy vọng cho một nền hòa bình dân tộc, thống nhất đất nước Nhẫn nhục
để trải qua những đau khổ mà một tu sĩ Khất sĩ phải trải qua, nhưng đối với Nitrưởng xem đó là sự rèn luyện ý chí kiên cường Bởi sự tôi luyện đó đã được sự tintưởng dẫn dắt, chỉ dạy được Ni chúng trong các Tịnh xá, hay các cuộc đấu tranh –biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ Việt Nam thoát khỏi áp bức dưới chế độthực dân và Mỹ - Ngụy Mong muốn một ngày nào đó đất nước hoàn toàn thốngnhất, tinh thần hi sinh hết mình cho Đạo pháp và Dân tộc – dó cũng là tinh thần, sứmạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay
Ni trưởng Huỳnh Liên là là một minh chứng cho tinh thần Phật giáo Việt
Nam về lòng yêu thương chúng sinh Đúng với câu nói “Ta đã là người của chúng
sinh”qua những vần thơ là những tâm tư, nguyện vọng của Ni trưởng muốn gửi
gắm, một cách tỏ lòng tình thương của mình cho những chúng sinh, nhất là nhữngtrẻ mồ côi của hoàn cảnh, cuộc chiến để lại Ngoài những tư tưởng về đạo và đờisống, những triết lý Phật giáo cũng được biểu hiện, trong đó thể hiện sâu sắc quanđiểm của hệ phái Khất sĩ
Dù là bằng cách này hay cách khác đi nữa, thì mục đích tối hậu, cuối cùng
của Ni trưởng vẫn là “Nguyện xin hiến trọn đời mình, /Cho nguồn đạo pháp cho
Trang 40tình quê hương” cũng như nguyện làm “con thuyền chuyên chở phái nữ”.
Ni trưởng xứng đáng với lòng tin yêu, mến mộ của Ni chúng hệ phái Khấtnói riêng và của Ni chúng Phật giáo Việt Nam nói chung Là sự hiện thân của hệ tư
tưởng về “Phật giáo và Phụ nữ” Với sự kiện Giáo đàn Sa di Ni giới đầu tiên của
Ni giới hệ phái Khất sĩ là một minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và nhanhchóng của hệ phái, của sự tin tưởng vào Đạo pháp của quần chúng Để đạt được vậy
là sự thấu hiểu, cảm thông con người với nhau, nhất là phụ nữ với nhau của Nitrưởng và Ni chúng đã cảm hóa quần chúng, họ trở thành những tu sĩ xuất gia, hoặctại gia theo Ni giới hệ phái Khất sĩ, đạt được thành tựu này là thực tiễn chứng minhtính đúng đắn, hợp tình, hợp đạo, hợp lòng dân của giáo pháp Tổ Sư Minh ĐăngQuang sáng lập ra Tức, Ni trưởng là một trong những sự tiếp nối, kế thừa là đạidiện cho pháp của Tổ Sư
Đồng thời là minh chứng cho sự bình đẳng pháp cũng như sự bình đẳng giới,
sự bình đẳng giữa Tăng và Ni Nên với tấm lòng khoan dung, nhân hậu của mình,tinh thần độ chúng sanh của một Bồ Tát đã tạo nên sự phát triển Ni giới hệ pháiKhất sĩ ngày hôm nay Những vị đệ tử Ni giới và các Tịnh xá được hình thành vàvẫn tiếp tục cho đến ngày nay quả thật là một thành quả lớn lao trong suốt 65 cuộcđời mình Trải qua những bước khó khăn của hoàn cảnh lịch sử đất nước, nhưng vớitinh thần phụng sự hết mình cho Phật giáo nước nhà càng khẳng định thêm sự tintưởng, yêu mến của quần chúng đối với món ăn tinh thần Phật giáo
Bởi những đóng góp này sau khi nước nhà độc lập, thống nhất, non sông quy
về một mối, sau sự kiện Giải phóng miền Nam (ngày 30/04/1975) thì Ni trưởng vẫntiếp tục công cuộc hoằng dương Phật pháp, tiến hành mạnh mẽ hơn nữa
Đất nước đang ở giai đoạn lịch sử mới, buộc các hoạt động tôn giáo, tínngưỡng phải thay đổi theo tình hình để phù hợp Các hội Phật giáo, đặc biệt là hệphái Khất sĩ Việt Nam đã chuyển mình sang bước mới, bởi tính chất của họ lànhững tu sĩ Khất sĩ nên họ không có của cải tích trữ, tiền bạc không mang, bụi trần
chẳng có, họ là những “tu sĩ vô sản” theo cách gọi dành riêng cho họ.Tức sự đi khất – xin thức ăn để sống – tu tập họ dần chuyển qua hình thức mới là “tự cung tự cấp” bằng việc xây dựng “kinh tế nhà chùa” ở các Tịnh xá Lúc bấy giờ, vai trò của trụ