1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Hoạt động tương trợ tư pháp năm 2014 - Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động tương trợ tư pháp năm 2014
Tác giả Chính Phủ
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 413,38 KB

Nội dung

Trong lĩnh vực TTTP về dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức các cuộc họp liên ngành Tư pháp, Ngoại giao, Tài chính và Tòa án để trao đổi về những vướng mắc trong quá trình giải quyết các hồ sơ

Trang 1

Kính gửi: Quốc hội Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ quốc hội tại Công văn số 2065/VPQH-TH ngày 19/9/2014 của Văn phòng Quốc hội về việc chuẩn bị tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII, căn cứ khoản 3, Điều 61 Luật Tương trợ tư pháp, trên cơ sở báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2014 (từ ngày 01/10/2013 đến 30/9/2014), cụ thể như sau:

Phần I TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

I CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

1 Về công tác chỉ đạo và điều hành hoạt động tương trợ tư pháp

Trong năm 2014, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ Tư pháp, Công an, Ngoại giao, Tài chính và đề nghị Tòa án nhân dân tối cao (Tòa

án NDTC), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSNDTC) phối hợp triển khai toàn diện hoạt động tương trợ tư pháp (TTTP) trên cả bốn lĩnh vực: dân sự, hình

sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (chuyển giao NĐCHHPT)

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước thực hiện tổng kết 6 năm thi hành Luật TTTP; chỉ đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp nhanh chóng hoàn tất các quy trình, thủ tục trong nước để gia nhập hai công ước đa phương về TTTP là Công ước La Hay năm 1961 về miễn hợp pháp hóa giấy tờ công nước ngoài và Công

Trang 2

2 Công tác tổ chức thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp

Các cơ quan đầu mối ở trung ương, các Bộ, ngành tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của Luật TTTP

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Ngoại giao thông qua các kênh khác nhau đề nghị các nước đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về TTTP, như quan tâm thực hiện các yêu cầu UTTP của Việt Nam hoặc đàm phán, ký Hiệp định TTTP Trong lĩnh vực TTTP về dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức các cuộc họp liên ngành

Tư pháp, Ngoại giao, Tài chính và Tòa án để trao đổi về những vướng mắc trong quá trình giải quyết các hồ sơ UTTP nhằm tìm các giải pháp giải quyết, đặc biệt

là việc thực hiện yêu cầu tống đạt cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, đề xuất hướng xử lý thu nộp chi phí thực hiện UTTP về dân sự vốn là vấn đề bất cập hiện nay Bộ Ngoại giao đang tiến hành xây dựng danh mục các nước có thu phí thực hiện UTTP và ngôn ngữ yêu cầu đối với các hồ sơ UTTP để tạo thuận lợi cho các cơ quan trong nước thực hiện Bộ Tư pháp đã ứng dụng phần mềm tin học để giải quyết và quản lý các hồ sơ UTTP về dân sự, đưa số liệu thực hiện UTTP về dân sự vào nội dung thống kê chính thức của Ngành Tư pháp Tòa án NDTC đã tiến hành tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự có đương sự ở

Trang 3

3

nước ngoài để xây dựng văn bản hướng dẫn các tòa án địa phương bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về TTTP trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án dân sự

Trong lĩnh vực TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao NĐCHHTP, Bộ Công

an, Viện KSNDTC đã xây dựng và phát hành các sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về thực hiện TTTP để hướng dẫn quy trình, thủ tục cho các cơ quan, địa phương thực hiện công tác này được thống nhất, đồng bộ

Đồng thời, để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và tạo điều kiện cho người dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan có thể cập nhật các thông tin về hoạt động TTTP (như công tác hoàn thiện thể chế, công tác điều ước quốc tế về TTTP, hoạt động của các Bộ, ngành về TTTP), các Bộ, ngành đã tích cực tổ chức nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ về công tác TTTP; đăng tải các bài viết về TTTP trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Ngành

Trong năm 2014, các cơ quan đầu mối về trong từng lĩnh vực TTTP cũng tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan thực hiện TTTP ở địa phương thực hiện UTTP theo đúng quy định của pháp luật

3 Về kết quả tổng kết 6 năm thi hành Luật tương trợ tư pháp

Nhằm triển khai một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đã xác định tại Báo cáo hoạt động TTTP năm 2013 trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, với trách nhiệm là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động TTTP, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ

Tư pháp đã đề nghị Tòa án NDTC, Viện KSNDTC, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao

và 63 Tòa án nhân dân, 63 Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh trên cả nước tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật TTTP kể từ ngày 01/7/2008 đến hết ngày 30/6/2014 trên cả bốn lĩnh vực: dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT Trên cơ sở kết quả tổng kết ở từng lĩnh vực, ngày 30/9/2014, các

Bộ, ngành đã tổ chức Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật TTTP tại Hà Nội, đánh giá toàn diện các quy định của Luật TTTTP và thực tiễn thi hành, ghi nhận những kết quả đạt được và xác định những hạn chế, bất cập qua 6 năm thi hành

Trang 4

Qua tổng kết 6 năm thực hiện Luật TTTP, Chính phủ, các Bộ, ngành đã xác định các giải pháp toàn diện nhằm nâng hiệu quả hoạt động TTTP, trong đó đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tối đa những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến TTTP, có tính đến những yêu cầu đặc thù của các vụ việc có yếu tố nước ngoài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cải cách pháp luật, tư pháp; tạo sự gắn kết tốt hơn giữa Luật TTTP và các luật chuyên ngành về tố tụng Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật, pháp lệnh có liên quan được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Báo cáo này

II CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

Trang 5

5

Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các văn bản liên quan tới công tác TTTP, như Luật TTTP, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật

ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Luật thi hành án dân sự… để có những đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp Chính phủ, Tòa án NDTC và Viện KSNDTC đã nỗ lực khẩn trương tổng kết thi hành Bộ luật tố tụng hình sự,

Bộ luật tố tụng dân sự, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và bắt tay vào soạn thảo những sửa đổi, bổ sung cho các đạo luật này Đồng thời, Chính phủ cũng trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc kiến nghị giải thích khoản 14 Điều 70 Hiến pháp 2013 liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhằm thống nhất về quy trình, thẩm quyền quyết định việc đàm phán, ký, phê chuẩn các điều ước quốc tế về TTTP Nhiệm vụ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TTTP đã được hoàn thành trong năm 2013 Do đó, trong năm 2014, các Bộ, ngành tập trung soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai hiệu quả Luật TTTP Cụ thể, trong lĩnh vực TTTP về dân sự, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 quy định mức thu, chế

độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện UTTP về dân sự ; Tòa án NDTC đang soạn thảo dự thảo nghị quyết “Hướng dẫn áp dụng một một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan trong giải quyết vụ án dân sự mà có đương sự ở nước ngoài Trong lĩnh vực TTTP về hình

sự, dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT, Bộ Công an chủ trì và phối hợp với các

Bộ, ngành đang xây dựng 03 văn bản hướng dẫn một số quy định về dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao cũng tiến hành rà soát các quy định về TTTP trong Bộ luật tố tụng dân sự, các hiệp định TTTP về dân sự mà Việt Nam đã ký kết để phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 6

6

III KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

1 Đàm phán, ký các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương

Trong lĩnh vực TTTP về dân sự, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ để trình Chủ tịch nước về chủ trương đàm phán Hiệp định TTTP về dân sự với Ấn Độ Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đang tiến hành trao đổi với phía Hàn Quốc và Hungari để đàm phán, ký Hiệp định TTTP về dân sự và thương mại với 02 nước này

Trong lĩnh vực TTTP về hình sự, Viện KSNDTC đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các Bộ Công an, Tư pháp, Ngoại giao và Tòa án NDTC hoàn thành đàm phán và ký Hiệp định TTTP về hình sự với Ô-xtơ-rây-li-a ; hoàn thiện thủ tục ủy quyền đàm phán, ký Hiệp định TTTP

về hình sự với Tây Ban Nha (đàm phán vào tháng 10/2014 tại Tây Ban Nha); xây dựng hồ sơ đàm phán Hiệp định TTTP về hình sự với Vương quốc Cam-pu-chia và Cộng hòa Pháp để trình Chính phủ xin phép ủy quyền đàm phán

Trong lĩnh vực TTTP về dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hoàn thành các thủ tục phê chuẩn 02 Hiệp định ; hoàn thành đàm phán 06 Hiệp định ; hoàn tất thủ tục đàm phán và đang chờ phía nước ngoài cho ý kiến về việc ký 02 Hiệp định

Trong năm qua, hoạt động đàm phán, ký và gia nhập điều ước quốc tế về TTTP trong cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT đều đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp, Luật TTTP và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 (Luật ĐƯQT)

2 Hợp tác quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp

Trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, các Bộ, ngành đã tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khả năng gia nhập các Công ước đa phương về TTTP; tham gia vào các hoạt động chuyên môn như hội thảo, hội nghị quốc tế, nghiên cứu về tư pháp quốc tế của Hội nghị, cụ thể:

- Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Tòa án NDTC và các Bộ, ngành hoàn thành Đề án nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống

Trang 7

7

đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước Tống đạt) trình Thủ tướng Chính phủ Công ước Tống đạt là điều ước đa phương quan trọng nhất trong lĩnh vực tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài

tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hiện có 68 thành viên tham gia, trong đó có những nước mà Việt Nam có nhu cầu cao trong hợp tác TTTP về dân sự như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Đức, Ốt-xtờ-rây-li-a Công ước quy định một quy trình thủ tục tống đạt giấy tờ nhanh và đơn giản so với các kênh tống đạt truyền thống, góp phần làm giảm chi phí tố tụng, đảm bảo hoạt động tống đạt có kết quả và đáp ứng thời gian tố tụng Trên cơ sở kết quả của Đề án, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp xây dựng hồ sơ gia nhập theo quy định của Luật ĐƯQT Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hồ

sơ theo quy định của Luật ĐƯQT để trình Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định việc gia nhập Công ước này trong Quý IV năm 2014

- Chuẩn bị gia nhập Công ước La Hay năm 1961 về miễn hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu công nước ngoài Để chuẩn bị các điều kiện trong nước đảm bảo thực thi Công ước khi Việt Nam chính thức gia nhập, Bộ Ngoại giao đã hoàn thiện cơ sở

dữ liệu của Việt Nam về hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự; tổ chức các hội thảo để tuyên truyền, phổ biến về công ước; vận động các nước ủng hộ việc gia nhập Công ước của Việt Nam Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các

Bộ, ngành hoàn thiện hồ sơ gia nhập Công ước theo quy định của Luật ĐƯQT

để trình các cấp có thẩm quyền quyết định

Đồng thời, một số công ước khác của Hội nghị La Hay trong lĩnh vực hợp tác pháp luật và tư pháp liên quan trực tiếp đến TTTP như: Công ước thu thập chứng cứ, Công ước tiếp cận công lý, Công ước về lựa chọn toà án, Công ước về công nhận và thi hành bản án của toà án nước ngoài cũng được các Bộ, ngành đưa vào kế hoạch nghiên cứu khả năng gia nhập đối với Việt Nam

Trong lĩnh vực TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao NĐCHHTP, Bộ Công

an đã chủ trì đề xuất ký 01 điều ước quốc tế về quyền con người (Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,

vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người ) và gia nhập 02 điều ước quốc tế đa

Trang 8

8

phương về phòng, chống khủng bố (Công ước quốc tế về chống bắt con tin năm

1979 và Công ước quốc tế về chống khủng bố bằng bom năm 1997) có quy định về TTTP hình sự và dẫn độ

Trong khuôn khổ ASEAN, các Bộ, ngành tiếp tục tham gia tích cực vào việc triển khai các sáng kiến trong ASEAN đối với lĩnh vực TTTP như tham gia nhóm công tác xây dựng Hiệp định mẫu ASEAN về dẫn độ; tiếp tục đôn đốc các nước góp ý đối với dự thảo Hiệp định ASEAN về miễn hợp pháp hóa giấy tờ do Việt Nam đề xuất xây dựng; tham gia Hội nghị quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 15 tại CHDCND Lào; Hội nghị các cơ quan trung ương của Hiệp định TTTP về hình sự giữa các nước ASEAN lần thứ 5; Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 7 về Hiệp định TTTP về hình sự giữa các nước ASEAN

3 Thực hiện các điều ước quốc tế về TTTP

a) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện

Trong lĩnh vực TTTP về dân sự, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Tòa án NDTC và các tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành tổng rà soát Hiệp định TTTP với Cộng hòa Pháp và CHND Trung Hoa Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tổng hợp các ý kiến của các tòa án để xây dựng Báo cáo tổng rà soát và đánh giá thực trạng thực hiện hai Hiệp định này để trình Chính phủ

Trong lĩnh vực TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT, định kỳ 06 tháng, lãnh đạo Viện KSNDTC, Bộ Công an yêu cầu các đơn vị trực thuộc, cơ quan địa phương báo cáo về tình hình thực hiện công tác TTTP về hình sự, dẫn

độ, chuyển giao NĐCHHPT, trong đó có tình hình thực hiện các điều ước quốc

tế về TTTP về hình sự, dẫn độ, chuyển giao NĐCHHPT Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, cơ quan đầu mối đã tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm thuận lợi hơn cho việc thực hiện các UTTP

b) Tổ chức thực hiện các Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp

Trong lĩnh vực TTTP về dân sự, với vai trò là Cơ quan đầu mối về dân sự, Bộ

Tư pháp đã chủ động trao đổi và liên hệ với các Cơ quan đầu mối của các nước đối tác để tham vấn về việc thực hiện các yêu cầu TTTP của hai Bên, góp phần

Trang 9

Với vai trò là cơ quan trung ương về dẫn độ và chuyển giao NĐCHHPT, Bộ Công an thường xuyên trao đổi với cơ quan trung ương của các quốc gia về tình hình giải quyết các yêu cầu dẫn độ, chuyển giao NĐCHHPT của Việt Nam cũng như cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các yêu cầu của nước ngoài cũng như chính sách, pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này Viện KSNDTC đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài triển khai thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự song phương và đa phương đã ký kết với các nước

Kết quả thực hiện các yêu cầu UTTP trong cả bốn lĩnh vực trên cơ sở các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký kết được trình bày chi tiết tại Mục IV - Thực hiện UTTP dưới đây

c) Đăng tải và công bố các Hiệp định/Thỏa thuận đã có hiệu lực

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Viện KSNDTC thực hiện đăng tải các Hiệp định TTTP đang có hiệu lực trên chuyên trang cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của

Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Danh sách cập nhật các điều ước quốc tế về TTTP mà Việt Nam đã ký, đang đàm phán được trình bày chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo này

IV THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP

1 Tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong thời gian từ ngày 01/10/2013 đến ngày 30/9/2014, tình hình thực hiện UTTP về dân sự như sau:

a) Ủy thác tư pháp theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Trang 10

10

- Tổng số yêu cầu UTTP gửi đi qua đầu mối Bộ Tư pháp: 3360 yêu cầu Trong

số đó, có 2.853 yêu cầu (chiếm 85% tổng số yêu cầu UTTP) gửi những nước chưa có điều ước quốc tế về TTTP với Việt Nam, tập trung nhiều nhất đến các nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ốt-xtờ-rây-li-a và Hàn Quốc

- Tổng số yêu cầu UTTP có trả lời: 1.793 yêu cầu

Trong số đó, yêu cầu UTTP có trả lời từ những nước có Hiệp định TTTP là 421/507 yêu cầu, đạt 83%; trả lời từ những nước chưa có Hiệp định TTTP với Việt Nam là 1.372/3.360 yêu cầu, đạt 48%

So sánh kết quả thực hiện yêu cầu UTTP về dân sự năm 2014 với năm 2013 cho thấy tỷ lệ có trả lời đã tăng 14% đối với các yêu cầu UTTP được thực hiện trên

cơ sở điều ước quốc tế và 4% đối với các yêu cầu UTTP đối với những nước chưa có điều ước quốc tế về TTTP với Việt Nam

Trang 11

11

Một điểm mới là trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã nhận được kết quả thực hiện của một số nước trước đây chưa từng thực hiện yêu cầu UTTP cho ta là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len, Vương quốc Bỉ và Cộng hòa Áo

Tuy nhiên, kết quả thực hiện UTTP gửi đi những nước chưa có điều ước quốc tế mặc dù có cao hơn so với năm 2013 nhưng vẫn chỉ đạt 48%, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tố tụng trong nước Điều này cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về TTTP để nâng cao hiệu quả thực hiện các hồ sơ UTTP nói riêng và tăng cường quan hệ hợp tác về TTTP giữa Việt Nam và nước ngoài nói chung

b) Ủy thác tư pháp theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Trong giai đoạn từ ngày 01/10/2013 đến ngày 30/9/2014, Bộ Tư pháp đã nhận được 825 yêu cầu UTTP về dân sự của của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

và chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước thực hiện Kết quả đã thực hiện được 414/825 yêu cầu đạt trên 50%

Cũng tương tự như UTTP theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, UTTP theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài liên quan chủ yếu đến tống đạt giấy tờ, tài liệu, thu thập chứng cứ, lấy lời khai đương sự trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình, xác minh quan hệ cha/mẹ-con, yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn, yêu cầu về quyền nuôi con sau khi ly hôn, các vụ việc thương mại, lao động Số lượng các nước và vùng lãnh thổ gửi nhiều yêu cầu UTTP đến Việt Nam là lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, CHLB Đức và Cộng hòa Séc

Trang 12

12

2 Về thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự

Theo thông báo của Viện KSNDTC, tình hình thực hiện UTTP về hình sự trong giai đoạn từ ngày 01/10/2013 đến ngày 30/9/2014 như sau:

a) Thực hiện yêu cầu UTTP của nước ngoài gửi đến Việt Nam

Viện KSNDTC đã tiếp nhận và xử lý 262 yêu cầu do nước ngoài chuyển đến, trong đó 60% yêu cầu liên quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam Nội dung yêu cầu UTTP về hình sự chủ yếu liên quan đến việc thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt tài liệu, giấy tờ, chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình

sự Các yêu cầu UTTP về hình sự ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực và tội phạm nghiêm trọng như giết người, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền Viện KSNDTC đã quan tâm rà soát, theo dõi tiến độ giải quyết yêu cầu UTTP

về hình sự, đôn đốc, nhắc nhở tiến độ thực hiện đối với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong nước Do vậy, việc thực hiện các yêu cầu UTTP về hình sự đảm bảo đúng thời hạn, thủ tục do nước ngoài yêu cầu

b) Tình hình giải quyết yêu cầu UTTP về hình sự do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi đi nước ngoài

Viện KSNDTC đã thụ lý, giải quyết 141 yêu cầu UTTP về hình sự từ các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam để đề nghị phía nước ngoài

hỗ trợ thực hiện, trong đó 70% yêu cầu liên quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam Nội dung yêu cầu chủ yếu liên quan đến việc thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt tài liệu, giấy tờ Số lượng các yêu cầu đã nhận được trả lời từ phía nước ngoài cũng ngày càng được cải thiện

Qua theo dõi nhận thấy, số lượng các yêu cầu UTTP về hình sự của Việt Nam gửi đi các nước có chiều hướng ngày càng tăng lên Các yêu cầu UTTP về hình

sự ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực và tội phạm nghiêm trọng như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và các tội phạm xâm phạm sở hữu khác, các tội phạm ma túy, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người như giết người, hiếp dâm

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN