1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quyền tự do trong kinh doanh trong pháp luật việt nam

18 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Tự Do Trong Kinh Doanh Trong Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Lê Thị Hồng Duyên
Người hướng dẫn Dương Mỹ An
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Kinh Doanh, Khoa Quản Trị
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Bài Thu Hoạch
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 62,57 KB

Nội dung

Có thể nói, quyền tự do kinh doanh là khả năng của một cá nhân hay tổ chức thực hiện các hành vi mà pháp luật cho phép để lựa chọn quy mô, ngành nghề kinh doanh, lựa chọn đối tác, cách t

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI:

QUYỀN TỰ DO TRONG KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN: Dương Mỹ An

HỌ VÀ TÊN: Lê Thị Hồng Duyên Lớp: AD0005

STT: 13

MSSV: 31231025977

Mã lớp học phần:

24D1LAW51100118

Trang 2

MỤC LỤC

I QUYỀN TỰ DO KINH DOANH: 2

1 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH LÀ GÌ? 3

2 CHỦ THỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 3

3 CÁC NỘI DUNG CỦA QUYỀN TỰ DO KINH DOANH 5

3.1 Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh 5

3.2 Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh 5

3.3 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn 5

3.4 Quyền tự do hợp đồng 6

3.5 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách giải quyết tranh chấp 6

II NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THỰC TẾ 9

1 Tình huống thực tế về vi phạm hợp đồng 9

2 Nhận xét đánh giá: 15

III TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

I QUYỀN TỰ DO KINH DOANH:

1 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH LÀ GÌ?

Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Có thể nói, quyền tự do kinh doanh là khả năng của một cá nhân hay tổ chức thực hiện các hành vi mà pháp luật cho phép để lựa chọn quy

mô, ngành nghề kinh doanh, lựa chọn đối tác, cách thức huy động vốn hay tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp Từ đó, có thể thu được lợi nhuận cho cá nhân hay tổ chức thông qua các hoạt động giao dịch kinh tế

2 CHỦ THỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Tổ chức, cá nhân (người nước ngoài) có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại

 Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020

“Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Trang 4

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử

lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Mặt khác, những trường hợp không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp cũng được quy định tại

 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

“2 Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:”

“Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác” (điểm b);

“Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực

mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ” (điểm d).

“3 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản

lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.”

“5 Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được

ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,

Trang 5

anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng,

bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp”

3 CÁC NỘI DUNG CỦA QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

3.1 Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

Cá nhân hay tổ chức có quyền lựa chọn kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành miễn đó không phải là các ngành nghề bị cấm kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đủ yêu cầu của ngành, nghề đó theo quy định của pháp luật

Trong Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có

quyền “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Về các ngành nghề kinh doanh đủ điều kiện, khi các chủ thể kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp đó được cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề…thường là các ngành nghề liên quan tới trật tự, an toàn xã hội, sức khoẻ cộng đồng, quốc phòng

3.2 Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh.

Tùy thuộc vào vốn đầu tư, cá nhân hoặc tổ chức có thể cân nhắc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp Trừ một số trường hợp kinh doanh vàng, đá quý cần có một số vốn tối thiểu đáp ứng quy định của pháp luật Ngoài ra có thể thay đổi mô hình kinh doanh thông qua việc huy động vốn đầu tư

Ngoài ra, phụ thuộc vào số lượng người đầu tư, cách thức, phương thức huy động gọi vốn Để có thể lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp và phải đảm bảo mọi quy định của luật pháp về quy mô đó, như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh

3.3 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn.

Tùy thuộc vào qui mô kinh doanh, chủ thể có thể lựa chọn hình thức, cách thức huy động tăng vốn, tăng vốn điều lệ phù hợp

Trang 6

Đối với Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chủ thể kinh doanh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận vốn góp của thành viên, hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

Đối với Công Ty Cổ Phần Chủ thể kinh doanh có thể tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phần, trái phiếu, và chứng khoán

“Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh” theo quy định tại

khoản 3 Điều 17, Luật Doanh Nghiệp 2020, trừ trường hợp sau đây:

“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

 b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng,chống tham nhũng.”

3.4 Quyền tự do hợp đồng.

Chủ thể kinh doanh tự do lựa chọn khách hàng, đối tác, tự do đàm phán, thoả thuận để đưa ra các quyết định mang lại lợi ích cho cả hai bên trên tinh thần tự nguyện Có quyền tự do thoả thuận nội dung giao kết hợp đồng và tự do thoả thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện

Tuy nhiên, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân: Chủ thể ký kết hợp động là thành viên hoặc người được uỷ quyền

Giao dịch có hiệu lực khi đủ các điều kiện sau đây theo.

 Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015

“a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dấn ưu không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”

Ngoài ra các bên phải hoàn thành đúng nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu rõ trong hợp đồng, nếu bên nào vi phạm gây thiệt hại cho bên còn lại phải bổi thường thiệt hại.

Trang 7

Quyền này cũng được đề cập tại Điều 15 Bộ luật lao động 2019 củng cố quyền của các bên trong việc tự do giao kết hợp đồng: “1 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; 2 Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

3.5 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách giải quyết tranh chấp.

Chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách thương lượng, hoà giải, trọng tài hay toà án

 Tuy nhiên, thương lượng, hoà giải, trọng tại thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực của Nhà nước

 Phương thức toà án: là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý chí quyền lực Nhà nước

 Thương lượng:

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạcm tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại

bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ 3

 Thương lượng thường là cách thức đầu tiên các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề

 Ưu điểm : Thể hiện tối đa quyền tự do thảo thuận, tự do định đoạt Đồng thời, thủ tục thương lượng hoàn toàn do các bên lựa chọn Từ đó, bảo vệ được uy tín cũng như là bí mật kinh doanh của các bên và không gây ra hậu quả xấu trong kinh doanh

 Khuyết điểm : Hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết cũng như thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp và không được đảm bảo thi hành bằng cơ chế pháp lý

 Hoà giải:

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hoà giải (gọi là hoà giải viên) để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh chấp

 Ưu điểm: Cách thức giải quyết tiết kiệm thời gain, đỡ tốn kém đồng thời không có sự đối đầu giữa các bên và các bên giữa được các bí mật kinh

Trang 8

doanh và uy tín Phương án hoà giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện

 Khuyết điểm: Việc hoà giải được tiến hành phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, và nếu một bên không thiện chí hay hợp tác trong đàm phán thì việc hoà giải này sẽ không đạt được mục đích Không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay toà án

 Trường hợp hoà giải không thành không chỉ mất chi phí hoà giải, mà bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện không còn nếu không hoà giải thành công

 Toà án:

“Toà án xét xử các vụ án về dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại theo qui

định của pháp luật” (Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014)

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 “Các tranh chấp kinh

doanh, thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà kinh tế - Toà chuyên trách trong hệ thống toà án nhân dân.”

 Ưu điểm: Chi phí thấp, trình tự thủ tục chặt chẽ, xét xử công khai có tính răn đe những hành vi vi phạm, quyết định của Toà án mang tính cưỡng chế

 Khuyết điểm: Thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian, không bảo đảm bí mật kinh doanh, quyết định của Toà án có thể bị kháng cáo, bị huỷ bỏ,

bị từ chối thi hành ở các quốc gia khác

 Trọng tài thương mại:

Thông qua trọng tài viên với tư cách bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt những bất đồng, xung đột giữa các bên Là tổ chức phi chính phủ, cơ chế giải quết kết hợp giữa hai yếu tố: thoả thuận và tài phán

 Ưu điểm: Thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, chủ động Các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm Đồng thời, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiếp lập dựa trên sự tự nguyện thoả thuận của các bên Phán

Trang 9

quyết của trọng tài mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành

 Khuyết điểm : Kết quả phụ thuộc vào thái độ, thiện chí của các bên tranh chấp, chi phí cao, tuỳ thuộc vào giá trị tranh chấp Việc thực thi quyết định lại phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác vì quyết định mang tính cưỡng chế kém Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu toà án xem xét lại

 Có thể thấy ưu điểm của trọng tại thương mại đã được nêu rõ, nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khiến cho trọng tài thương mại không phải là sự lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam

 Nộp đơn khởi kiện phải đóng phí hoàn toàn 100%, không được tạm ứng như Toà Án

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 35 Quy tắc VIAC Nếu

các bên không có thoả thuận, Nguyên đơn phải nộp đủ phí trọng tài tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện

 Khi vụ án bị đình chỉ vì một lý do nào đó thì phí trọng tài không được trả lại cho nguyên đơn như Toà Án

 Dù thắng kiện nhưng việc thực thi lại phụ thuộc vào sự thiện chí và hợp tác của bên còn lại, vì quyết định mang tính cưỡng chế kém

 Trọng tài ít thu thập chứng cứ vì các cơ quan không có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho trọng tài như Toà Án

II NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THỰC TẾ.

1 Tình huống thực tế về vi phạm hợp đồng.

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN

TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh

phúc

Trang 10

Bản án số: 209/2022/KDTM-ST

Ngày: 26-12-2022

V/v tranh chấp hợp đồng mua

bán hàng hóa

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Vũ Văn Hiếu

Các Hội thẩm nhân dân: 1 Ông Nguyễn Văn Bình

2 Bà Hoàng Thị Kim Yến

- Thư ký phiên tòa: Bà Phan Thùy Dương – Thư ký Tòa án nhân dân

quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 26 tháng 12 năm 2022 tại phòng xử án của Tòa án nhân dân quận Tân Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số

23/2022/TLST-KDTM ngày 11 tháng 3 năm 2022 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử

số 454/2022/QĐXXST-KDTM ngày 30/11/2022, giữa các đương sự:

1 Nguyên đơn: Công ty TNHH Thương mại A

Trụ sở: Đường T, xã P, huyện N, Thành phố Hồ Chí Minh

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Phạm Thị N, theo văn bản ủy quyền ngày 10/02/2022 (Có mặt)

2 Bị đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Đ

Địa chỉ: Đường H, Phường Y, quận X, Thành phố Hồ Chí Minh (Vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Trang 11

Ngày 11/3/2021, Công ty TNHH Thương mại A (sau đây gọi tắt

là công ty A hoặc nguyên đơn) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Đ (sau đây gọi tắt là công ty Đ hoặc bị đơn) đã cùng nhau ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số 05/2021/AD-VINA về việc mua bán găng tay cao su Sau khi ký hợp đồng, công ty A đã tiến hành đặt cọc 30% giá trị hợp đồng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của công ty Đ đúng như thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết (kèm theo ủy nhiệm chi ngày 11/3/2021 Tuy nhiên, phía công ty Đ không thực hiện được nghĩa vụ giao hàng như cam kết nên đến ngày 13/5/2021 hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý hợp đồng Theo đó, công ty Đ có nghĩa vụ trả số tiền cọc kèm phí kiểm hàng cho công ty A trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản thanh lý Hết thời hạn trên, phía bị đơn chỉ làm công văn xin gia hạn thanh toán chứ không thanh toán cho nguyên đơn bất cứ khoản tiền nào

Nay nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền đặt cọc đã nhận là 1.775.616.000 đồng và tiền phí kiểm hàng T.U.V là 11.121.600 đồng Tổng cộng là 1.786.737.600 đồng, không yêu cầu tính lãi Thời hạn trả: ngày khi bản án có hiệu lực pháp luật

Bị đơn, Công ty Đ mặc dù đã được Toà án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt và không có ý kiến gửi Toà

Tại phiên toà,

Đại diện nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện yêu cầu Tòa

án buộc bị đơn thanh toán cho nguyên đơn số tiền còn thiếu là 1.786.737.600 đồng (không yêu cầu lãi) trong đó bao gồm: 1.775.616.000 đồng tiền đặt cọc đã nhận và 11.121.600 đồng tiền phí kiểm định T.U.V, ngay khi án có hiệu lực pháp luật

Bị đơn vắng mặt không có lý do nên không rõ ý kiến

Ngày đăng: 17/06/2024, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w