1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đìnhhiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặnhiện tượng này

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đình hiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặn hiện tượng này
Tác giả Nguyễn Đăng Hải, Vũ Nguyễn Tiến Anh, Phan Quốc Đạt, Huỳnh Quốc Huy, Lê Hữu Khánh, Nguyễn Duy Nam, Lê Trung Tín, Nguyễn Đức Vĩ
Người hướng dẫn Lê Thị Thương
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học đại cương
Thể loại Tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,15 MB

Cấu trúc

  • Phần I: Mở Đầu (5)
    • 1. Lý do chọn chủ đề (5)
    • 2. Mục đích (6)
    • 3. Phương pháp NC dùng viết tiểu luận (0)
  • PHẦN II: NỘI DUNG TIỂU LUẬN (7)
    • 1. Cơ sở lý luận của tiểu luận (7)
      • 1.1 Các khái niệm cơ bản (7)
      • 1.2 Các hình thức bạo lực gia đình (7)
    • 2. Thực trạng bạo lực gia đình hiện nay tại Việt Nam (8)
    • 3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với con người (10)
      • 3.1. Đối với người bị bạo lực gia đình (10)
      • 3.2 Đối với người gây bạo lực (11)
      • 3.3. Đối với gia đình (11)
      • 3.3. Đối với cộng đồng xã hội (12)
    • 4. Nguyên nhân của bạo lực gia đình (13)
      • 4.1. Nguyên nhân về nhận thức/tư tưởng (13)
      • 4.2. Suy nghĩ sai lệch (14)
      • 4.3. Do các vấn đề về kinh tế (15)
      • 4.4. Do nghiện rượu, nghiện chất kích thích (15)
      • 4.5. Do tính cách, học vấn thấp (16)
      • 4.6. Hiểu biết về luật pháp còn hạn chế (16)
    • 5. Một số giải pháp phòng chống bạo lực gia đình (17)
      • 5.1. Đối với các tổ chức xã hội (18)
    • III. KẾT LUẬN (22)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (23)
  • Phụ lục (24)

Nội dung

Bạo lực gia đình BLGĐ là vấn đề không chỉ riêng ở một quốc gia hay vùng lãnhthổ nào mà là vấn đề mang tính chất toàn cầu.Bạo lực gia đình không chỉ gây ranhững tổn thất về mặt thể chất,

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

Cơ sở lý luận của tiểu luận

1.1 Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm về gia đình: Là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống) Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại

- Khái niệm về bạo lực gia đình: Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình

1.2 Các hình thức bạo lực gia đình

Việc tìm hiểu hình thức của các hành vi bạo lực cũng phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của các hành vi, cũng như hậu quả để lại của các hành vi đó Kết quả cho thấy, đa số các trường hợp người chồng dùng bạo lực với người vợ bằng cách “đánh bằng tay”, tỉ lệ chiếm 84,2%, một tỉ lệ nhỏ (5,3%) là “ném đồ vật” còn lại (10,5%) là sử dụng gậy gộc để đánh vợ.

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam tồn tại bốn dạng bạo hành phổ biến:

Bạo lực tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài

Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).

Bạo lực thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân

Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em cũng được xếp vào loại này.

Thực trạng bạo lực gia đình hiện nay tại Việt Nam

Khảo sát bạo lực gia đình có xảy ra ở nơi bạn sống hay không?

Có, nhưng chiếm 50-90% Có,nhưng chiếm 20-40% Không

Hình 2,1: Khảo sát thực tế về thực trạng bạo lực gia đình

Bạn đã từng gặp bạo lực gia đình?

Hình 2,2: Khảo sát thực trạng

Theo số liệu do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef) cung cấp cho thấy, khoảng 68,4% trẻ em từng bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực ngay tại nhà.

Do đó, Việt Nam đang xếp thứ 27/75 trong số các quốc gia xảy ra những vấn đề về bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.Theo Điều tra năm 2019, cứ ba phụ nữ thì có gần hai phụ nữ (63%) ở Việt Nam đã bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực trong đời Tỉ lệ này trong 12 tháng qua (bạo lực hiện thời) là 32% Cứ tám phụ nữ thì có một phụ nữ (13%) từng bị chồng bạo lực tình dục trong đời và 6% bị chồng bạo lực tình dục hiện thời

Giới tính nào dễ bị bạo lực gia đình?

Hình 2c: Giới tính bị bạo lực

Hơn một phần tư (26%) phụ nữ cho biết họ từng bị chồng hiện tại hoặc chồng cũ bạo lực thể xác trong đời và 5% phụ nữ bị bạo lực này trong 12 tháng qua Bị tát hoặc bị ném vật gì đó vào người có thể gây thương tích là hành vi bạo lực phổ biến nhất do chồng họ gây ra, với 23% phụ nữ bị hành vi bạo lực này trong đời và 4% bị hành vi bạo lực này trong 12 tháng qua.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Đối tượng dễ bị bạo lực gia đình? Đối tượng dễ bị bạo lực gia đình?

Hình 2d: Khảo sát bạo lục gia đình theo độ tuổi

Hậu quả của bạo lực gia đình đối với con người

3.1 Đối với người bị bạo lực gia đình

- Hậu quả đối với nạn nhân bị BLGĐ: một hậu quả về tinh thần mà cả nạn nhân và kẻ gây ra bạo lực đều phải gánh chịu đó chính là tình yêu của người vợ đối với người chồng và thậm chí là tình yêu của người chồng đối với người vợ sẽ bị nạn bạo lực gia đình triệt tiêu Từ sự triệt tiêu của tình yêu vợ chồng sẽ dẫn tới sự triệt tiêu của hạnh phúc gia đình, thậm chí của hôn nhân Vì một cuộc hôn nhân bền vững và một tình yêu đẹp chỉ có thể xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cư xử với nhau đúng mực.

- Phụ nữ là nạn nhân chính của BLGĐ

+ Về sức khỏe thể chất: sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong.

+ Về sức khỏe tinh thần: luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng.

+ Về sức khỏe tình dục: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,…

- Hậu quả đối với trẻ em:

+ Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là lứa tuổi chưa nhận thức đúng đắn được hành vi đúng sai cũng như chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý Khi chúng chứng kiến hay hứng chịu BLGĐ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học,… rồi chơi với bạn xấu, và nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn.

3.2 Đối với người gây bạo lực

Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho nạn nhân mà ngay cả người gây bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt Chính hành vi của mình; người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái, ông bà-cháu, anh- chị-em trong gia đình Với hành vi bạo lực gia đình; người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi sai trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với người thân trong gia đình Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân

– Về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong.

– Về sức khỏe tinh thần: Luôn bị ám ảnh bởi bạo lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng. – Về sức khỏe tình dục: Mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,…

Hậu quả còn xảy ra đối với người gây ra BLGĐ như: Phá hỏng mối quan hệ gia đình, bị người khác khinh thường, ghét bỏ; bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

- Hậu quả đối với gia đình: Gánh nặng tài chính cho gia đình Tổn hại đến mối quan hệ trong gia đình.Làm giảm khả năng lao động của người phụ nữ Ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực.

- Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình.

- Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình.Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân

-Đối với con nhỏ bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của trẻ em Bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, mất ngủ, sợ hãi, thiếu tự tin, thất vọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em.

3.3 Đối với cộng đồng xã hội

Gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia,chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em Trẻ em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội.

-Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ giảm sự đóng góp của họ tới xã hội Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.

Nguyên nhân của bạo lực gia đình

Thiếu sự quan tâm của gia đình

Kinh tế không ổn định

Trình độ học vấn thấp

Có nhận thức sai lệch Ảnh hưởng của phong tục

Chưa có sự hiểu biết về pháp luật

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?

Hình 4: Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình

Qua BSL, ta thấy được có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình,…được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình

4.1.Nguyên nhân về nhận thức/tư tưởng

- Tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, khiến nam giới trở nên gia trưởng, cho phép mình được bạo hành với phụ nữ Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành GĐ còn hạn chế, cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười,… Trẻ em còn chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ chính GĐ mình về những quan niệm, hành vi bạo lực của người cha và sự cam chịu của người mẹ Xã hội chưa nhận thức rõ và chưa tích cực lên án nạn bạo hành đối với phụ nữ Cộng đồng coi BLGĐ là chuyện riêng của mỗi nhà, “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên ít có sự can thiệp kịp thời, chỉ những lúc vụ việc đã đang gây hậu quả nghiêm trọng.

- Trong nhiều gia đình, nam giới vẫn có tiếng nói và nhiều quyền lợi hơn so với nữ giới Phụ nữ thường phải nhẫn nhịn để gia đình ấm êm, trong khi đó nam giới gần như không bị bó buộc bởi bất cứ định kiến gì Đây cũng là lý do đối tượng bạo hành chủ yếu là nam giới và tỷ lệ nam giới ngoại tình cũng cao hơn so với nữ giới.

- Dù muốn hay không, bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người và đây chính là gốc rễ của bạo lực gia đình.Không ít người chì chiết, trách móc vợ và đứa trẻ chỉ vì sinh ra không đúng giới tính mà gia đình mong muốn.

- Một trong những lý do khiến cho bạo lực gia đình không ngừng gia tăng là do suy nghĩ sai lệch Kẻ bạo hành luôn tự cho mình có nhiều quyền lợi hơn so với những thành viên khác nên ngang nhiên có các hành vi gây tổn thương thể chất, tinh thần của nạn nhân Những người phụ nữ này thường luôn mang tư tưởng:

“xấu chàng hổ ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hay sợ bạn bè, hàng xóm chê cười, ảnh hưởng tới con cái, gia đình,… Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn, cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực của người vợ lại chính là điều kiện thuận lợi để kẻ bạo hành lấn lướt và tiếp tục các hành vi bạo lực.

- Suy nghĩ sai lệch về việc giáo dục con cái cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình Không ít cha mẹ Việt cho rằng, phải đánh mắng thì con cái mới ngoan ngoãn và nghe lời Tuy nhiên, con trẻ chưa đủ sâu sắc để thấu hiểu suy nghĩ của cha mẹ.

- Khi bị đánh đập và chì chiết, điều duy nhất mà các con cảm nhận được là sự tủi thân, đau khổ và cô độc Nếu không dành cho con những lời nói, hành động quan tâm, con trẻ khó mà cảm nhận được tình cảm từ gia đình.

- Ngoài ra, suy nghĩ “Đèn nhà ai nấy rạng” của cộng đồng cũng chính là điều kiện thuận lợi khiến bạo hành gia đình tiếp tục gia tăng Trong suy nghĩ của đại đa số, bạo lực là vấn đề riêng của mỗi gia đình, vì vậy không nên can thiệp Tuy nhiên, sự thờ ơ và thiếu quan tâm đã khiến cho nạn nhân phải gánh chịu nỗi đau về thể chất, tinh thần dai dẳng.

4.3 Do các vấn đề về kinh tế

Mức thu nhập của gia đình xảy ra bạo lực?

Khá giả Trung bình Kém

Hình 4.3 Khảo sát mức sống của hộ gia đình

- Phụ nữ vì phải sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình nên cơ hội phát triển sự nghiệp thường hạn chế hơn so với nam giới Tuy nhiên, nhiều nam giới thiếu sự thấu hiểu và cho rằng bản thân là người tạo ra thu nhập nên có nhiều quyền lợi hơn.

- Sự phân cấp về kinh tế khiến cho mâu thuẫn xuất hiện và trở nên sâu sắc hơn trong cuộc sống hôn nhân Đây cũng là lý do nhiều nữ giới không từ bỏ công việc sau khi kết hôn Thậm chí nhiều người quyết định không kết hôn và sinh con vì lo sợ sẽ phải đối mặt với bạo lực gia đình.

4.4 Do nghiện rượu, nghiện chất kích thích

- Đa phần những gia đình xảy ra bạo lực đều có chồng/ vợ nghiện rượu bia hoặc chất kích thích Ma túy và rượu bia ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần, làm mất đi sự tỉnh táo và minh mẫn Thậm chí, nhiều người bị hoang tưởng do sử dụng bia rượu và chất kích thích, từ đó xuất hiện các hành vi bạo lực thể chất, tinh thần đối với những thành viên khác trong gia đình.Ngoài ra, trẻ sống trong gia đình có bố, mẹ nghiện rượu và thường xuyên xảy ra bạo lực sẽ khó có thể phát triển nhân cách lành mạnh.

- Theo điều tra của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu(60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp,thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

- Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy,…nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hàng vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải những người khác.

4.5 Do tính cách, học vấn thấp

- Bạo hành gia đình xảy ra chủ yếu ở những vùng nông thôn và miền núi do học vấn thấp Vì không được phổ cập kiến thức về bình đẳng giới nên những người có học vấn thấp thường có các hành vi bạo lực với vợ con Phụ nữ không được giáo dục về những tư tưởng tiến bộ gần như không có tinh thần đấu tranh, thay vào đó là chọn cách chịu đựng và nhẫn nhịn.

Một số giải pháp phòng chống bạo lực gia đình

Nếu có, bạn sẽ làm gì?

Báo cho cơ quan chức năng Im lặng

Trực tiếp can thiệp Tùy hoàn cảnh xử lý

Nhờ người ngoài can thiệp Tùy tình huống lựa chọn can thiệp hoặc không

Cụ thể tại khoản 1 Điều 22 Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:

1 Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

2 Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

4 Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

5 Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;

6 Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

7 Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

8 Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

9 Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;

10 Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

11 Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Hình 5: Khảo sát thực tế về các biện pháp

5.1 Đối với các tổ chức xã hội

- Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.

Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.

- Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng Duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; cần trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết để tự bảo vệ như: có nghề nghiệp, sự độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái

- Thứ ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa

- Thứ tư: phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thứ năm: thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

+ Có giải pháp cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.

+ Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững để phòng tránh bạo lực gia đình, đồng thời phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

5.2 Đối với các nạn nhân bị bạo hành

(cần biết một số kỹ năng để phòng tránh)

Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành

1 Thừa nhận đối tác của mình là người gây bạo lực.

2 Phụ nữ còn tư tưởng "xấu chàng hổ ai" nên không chịu thừa nhận họ là người đã gây ra những tổn hại đến thể xác và tinh thần cho mình.

3 Nói cho hàng xóm biết để họ có thể giúp đỡ.

4 Phòng bị một chiếc điện thoại trong nhà để liên lạc với người bên ngoài.

5 Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu phố, Công An địa phương, số 113 để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng.

6 Thực hiện ngay một cuộc gọi cho người thân.

7 Ghi nhận lại bằng chứng: ghi nhận lại tất cả bằng chứng - ngày, giờ diễn ra bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước tòa.

8 Dự trù một tài khoản bí mật cho riêng mình nếu thấy cần thiết.

9 Nên im lặng là vàng khi chồng quá say xỉn.

10 Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn về bạo lực tình dục khi gặp những tình huống bạo lực tình dục để thỏa mãn ham muốn Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm giải pháp

KẾT LUẬN

Thực trạng stress ở giới trẻ hiện nay đặc biệt là sinh viên đang mọc lên ngày càng nhiều ở xã hội chúng ta, đây là vấn đề khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người Vì vậy để giảm thiểu và khắc phục căn bệnh tâm lí này, ta cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về cách phòng tránh và khắc phục stress mà ta có thể tìm kiếm trên mạng và cả những người xung quanh chúng ta Tóm lại, vì để mỗi người chúng ta nói chung và sinh viên nói riêng có một cuộc sống đầy hạnh phúc, tránh bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực ta cần phổ biến cho mọi người và cả bản thân ta stress là gì, cách giảm thiểu stress và khắc phục để xã hội có được đời sống lành mạnh nhất.

Ngày đăng: 22/05/2024, 17:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2c: Giới tính bị bạo lực - tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đìnhhiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặnhiện tượng này
Hình 2c Giới tính bị bạo lực (Trang 9)
Hình 2d: Khảo sát bạo lục gia đình theo độ tuổi 3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với con người - tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đìnhhiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặnhiện tượng này
Hình 2d Khảo sát bạo lục gia đình theo độ tuổi 3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với con người (Trang 10)
Hình 4: Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình Qua BSL, ta thấy được có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức - tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đìnhhiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặnhiện tượng này
Hình 4 Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình Qua BSL, ta thấy được có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức (Trang 13)
Hình 4.3 Khảo sát mức sống của hộ gia đình  - Phụ nữ vì phải sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình nên cơ hội phát triển sự  nghiệp thường hạn chế hơn so với nam giới - tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đìnhhiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặnhiện tượng này
Hình 4.3 Khảo sát mức sống của hộ gia đình - Phụ nữ vì phải sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình nên cơ hội phát triển sự nghiệp thường hạn chế hơn so với nam giới (Trang 15)
Hình 5: Khảo sát thực tế về các biện pháp - tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đìnhhiện nay tại nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặnhiện tượng này
Hình 5 Khảo sát thực tế về các biện pháp (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w