Bên cạnh đó, điều khoản tối huệ quốc là một điều khoản phổ biến, được ghi nhận trong hầu hết các hiệp định về thương mại và đầu tư và có phạm vi áp dụng tương đối rộng lớn.. “Đối xử tối
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA LUẬT KINH TẾ
*****
BÀI NỘI DUNG NHÓM 5
HỌC PHẦN: LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
Trình bày về nguyên tắc MFN thông qua phân tích vụ việc Kilic Insaat Ithalat Ihracat Sanayi ve Ticaret Anonim Sirketi v Turkmenistan, ICSID
Case No ARB/10/1, Award, 2 July 2013
Hà Nội, 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
TT Họ và tên Mã sinh viên
Nhóm đánh giá
Đánh giá
1 Lê Thanh Dương 71138107029 Tích cực
2 Trần Minh Đức 71138107027 Tích cực
3 Phạm Thanh Huấn 71138107043 Tích cực
4 Đặng Thái Sơn 71138107090 Tích cực
5 Trần Quỳnh Anh 71138107008 Tích cực
6 Dương Phương Linh 71138107059 Tích cực
7 Trần Thị Tiên 71134101716 Tích cực
8 Nguyễn Ngọc Anh 71138107004 Tích cực
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2
MỞ ĐẦU 4
Chương I: Lý thuyết chung về Nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc” 5
1.1 Nguyên tắc MFN là gì ? 5
1.1.1 Nguyên tắc MFN hay Nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc” 5
1.1.2 Hình thức Nguyên tắc MFN 5
1.1.3 Về Phạm vi áp dụng và Ngoại lệ: 5
1.1.4 Lợi ích và Hạn chế của nguyên tắc MFN 7
1.2 Các nguyên tắc khi áp dụng điều khoản của nguyên tắc MFN 7
1.2.1 Nguyên tắc Res inter alios acta 7
1.2.2 Nguyên tắc ejusdem generis 7
Chương II: Phân tích án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan theo mô thức IRAC 8
2.1 Issues (Vấn đề pháp lý và sự kiện pháp lý) 8
2.2 Rules (Luật áp dụng) 9
2.3 Application (Áp dụng luật) 10
2.4 Conclusion (Kết luận) 10
Chương III: Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc trong luật đầu tư quốc tế thông qua án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan 12
3.1 Cấu trúc của BIT giữa Thổ Nhĩ Kỳ v Turkmenistan 12
3.2 Phân tích phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN 12
3.3 Về Ngoại lệ của nguyên tắc MFN 13
Trang 43.4 Nguyên tắc áp dụng MFN 13
3.4.1 Khái quát chung 13
3.4.2 Nguyên tắc res inter alios acta 14
3.4.3 Nguyên tắc ejusdem generis 15
3.4.4 Đánh giá 16
KẾT LUẬN 17
MỞ ĐẦU
Vụ việc "Kilic Insaat Ithalat Ihracat Sanayi ve Ticaret Anonim Sirketi v Turkmenistan" là vụ việc điển hình về vấn đề áp dụng Chế độ “Đối xử tối huệ quốc” (MFN) trong đầu tư thương mại quốc tế Chế độ “Đối xử tối huệ quốc” (MFN) là một yếu
tố cốt lõi của các hiệp định đầu tư Song phương cũng như Đa phương Do vậy, điều khoản này cần được áp dụng dựa trên nguyên tắc “có đi có lại” với thiện chí của các quốc gia liên quan Bên cạnh đó, điều khoản tối huệ quốc là một điều khoản phổ biến, được ghi nhận trong hầu hết các hiệp định về thương mại và đầu tư và có phạm vi áp dụng tương đối rộng lớn Chính vì vậy nhóm em xin chọn bài tập số 1: “Trình bày nguyên tắc MFN thông qua phân tích vụ việc "Kilic Insaat Ithalat Ihracat Sanayi ve Ticaret Anonim Şirketi v Turkmenistan, ICSID Case No ARB/10/1, Award, 2, July 2013" để tìm hiểu và nghiên cứu
Trang 5Chương I: Lý thuyết chung về Nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc”
1.1 Nguyên tắc MFN là gì ?
1.1.1 Nguyên tắc MFN hay Nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc”
Nguyên tắc MFN là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO Thể hiện ngay ở: Điều I Hiệp định GATT; Điều II Hiệp định GATS; Điều IV Hiệp định TRIPS Đây cũng là là cốt lõi của các Hiệp định đầu tư song phương và cả Đa phương Áp dụng dựa trên nguyên tắc
“có đi có lại” với thiện chí của các quốc gia liên quan
Qua điều 5 - Dự thảo các điều khoản về “Điều khoản tối huệ quốc 1978”
“Đối xử tối huệ quốc là sự đối xử mà Quốc gia cấp phép dành cho Quốc gia được hưởng lợi, hoặc cho những cá nhân hoặc pháp nhân có mối quan hệ xác định với Quốc gia
đó, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Quốc gia cấp phép dành cho Quốc gia thứ ba hoặc đối với cá nhân, pháp nhân trong cùng mối quan hệ với nước thứ ba đó”
Được hiểu là: Dựa trên cam kết mà một nước dành cho một nước đối tác khác về ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia đối tác khác Nguyên tắc MFN vừa là quyền đặc biệt, vừa là nghĩa vụ mà các quốc gia phải tuân theo Thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác nhau Nước nhập khẩu có thể áp dụng MFN đối với các quốc gia với điều kiện hoặc
vô điều kiện tùy thuộc vào chính sách của từng nước cũng như thỏa thuận giữa các bên VD: Trong đầu tư quốc tế nếu như quốc gia A dành cho nhà đầu tư điều kiện đầu tư của quốc gia B mức thuế quan ưu đãi thì các điều kiện đầu tư cùng loại của các quốc gia thành viên khác do quốc gia A cho đầu tư cũng phải có mức thuế ưu đãi này
1.1.2 Hình thức Nguyên tắc MFN
Nguyên tắc MFN chỉ tồn tại và được hình thành dưới dạng điều khoản của một hiệp định Nếu không có điều khoản quy định về nguyên tắc MFN thì quốc gia có thể đối xử phân biệt các quốc gia khác (đọc slide cũng vậy)
Trang 61.1.3 Về Phạm vi áp dụng và Ngoại lệ:
Phạm vi:
Phạm vi của điều khoản nguyên tắc MFN: một số hiệp định đầu tư (BIT) có điều khoản mở rộng đề cập đến " tất cả các vấn đề trong hiệp định", trong khi đó, một số BIT khác lại cụ thể hóa hoặc ngoại trừ áp dụng nguyên tắc này ở một số mục Điều này cho ta thấy rằng, nguyên tắc MFN có thể có giá trị đối với toàn bộ hiệp định đầu tư hoặc có thể chỉ
có hiệu lực ở một số điều khoản nhất định
Chế độ tối huệ quốc (nguyên tắc MFN) áp dụng thông qua các thủ tục hải quan, quyền tự do ra vào, phục vụ cho các công việc hải quan, cùng các lĩnh vực đầu tư…
Trong phạm vi cửa khẩu: thông qua thuế quan, phi thuế quan (giảm thuế đầu vào, phí cửa khẩu… )
Trong phạm vi cửa khẩu nội địa: thông qua thuế, phí nội địa, quy chế mua bán (mặt hàng, sản phẩm, … )
Trong phạm vi đầu tư: đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với đầu tư và nhà đầu
tư của một nước (thành lập, mở rộng, quản lý, điều hành, các khoản đầu tư…) (ở mục này các chữ xanh cũng là đọc slide tiếp)
Ngoại lệ:
Nguyên tắc MFN cũng có những ngoại lệ để áp dụng nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc theo quy định của WTO :
Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt (Khoản 3 điều 1 GATT): áp dụng cho 1 số trường hợp như Khối thịnh vượng chung, Khối liên hiệp Pháp,…
Khu vực hội nhập KT ( khoản 4 -> khoản 10 điều 24 GATT): các khu vực mậu dịch tự do và đồng minh thuế quan là các khu vực được hưởng ngoại lệ về Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT): áp dụng với mục đích giúp các nước đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế nước mình Các nước phát triển tự nguyện tạo điều kiện cho các nước đang phát
Trang 7triển mức thuế quan ưu đãi hơn so với các nước phát triển khác mà không yêu cầu phải cam kết dựa nguyên tắc “có đi có lại”
Không áp dụng nếu: “Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng,
an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc”
1.1.4 Lợi ích và Hạn chế của nguyên tắc MFN
Chính vì những phạm vi cúng như điều khoản nên nguyên tắc MFN sẽ có các lợi ích
và hạn chế nhất định:
Lợi ích: Nguyên tắc này cũng đảm bảo cho các cá nhân, pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi ngang bằng quyền và ưu đãi mà nước sở tại dành cho nước thứ
ba nào trong hiện tại và tương lai Ưu đãi chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thuế quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, lĩnh vực đầu tư…
Hạn chế: Chỉ có thể áp dụng nguyên tắc MFN trong phạm vi như đã nói ở trên và các ngoại lệ nhất định Hoặc nếu không sẽ không thể áp dụng nguyên tắc MFN vào các tranh chấp và có cả lĩnh vực đầu tư
Riêng lĩnh vực đầu tư sẽ được biểu hiện cụ thể thông qua 2 nguyên tắc: Res inter alios
và Ejusdem generis
1.2 Các nguyên tắc khi áp dụng điều khoản của nguyên tắc MFN
1.2.1 Nguyên tắc Res inter alios acta
Đây là nguyên tắc cơ bản trong quá trình áp dụng điều khoản MFN Nguyên tắc này trả lời cho câu hỏi liệu việc một sự đối xử thuận lợi hơn trong một hiệp định với bên thứ 3 (third-party treaty) có ảnh hưởng tới quyền của nhà đầu tư của quốc gia không phải là thành viên của hiệp định đó theo điều khoản MFN hay không
Trong quá trình áp dụng, nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc Ejusdem generis
1.2.2 Nguyên tắc ejusdem generis
Điều khoản tối huệ quốc chỉ điều chỉnh những vấn đề thuộc cùng một loạt vẫn để hoặc cùng một loại đối tượng (in like circumstances) so với vấn đề mà điều khoản này quy định
Trang 8Chương II: Phân tích án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan theo mô thức IRAC
Nguyên đơn: Kihc Ïnsaat Ïthalat Ïhracat Sanayi ve Ticaret Anonim Şirketi (gọi Kilic)
Bị đơn: Turkmenistan
Cơ quan giải quyết tranh chấp: Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
(ICSID)
2.1 Issues (Vấn đề pháp lý và sự kiện pháp lý)
Sự kiện pháp lý:
- Hiệp định song phương về đầu tư giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan được kí kết vào ngày 2/5/1992 và có hiệu lực vào ngày 13/3/1997
- Nguyên đơn là một công ty xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu hoạt động tại Turkmenistan vào khoảng tháng 11/1994
Năm 2009, nguyên đơn gửi thư đến các quan chức của thành phố và của chính phủ tại Dashoguz và Ashgabat, dự án trung tâm của Turkmenistan, yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng xây dựng của các dự án này nhưng không được phản hồi Vì vậy nguyên đơn gửi yêu cầu trọng tài lên ICSID với cáo buộc rằng bị đơn đã vi phạm Hiệp định song phương liên quan đến Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan (gọi tắt là BIT)
Nguyên đơn đã không đưa tranh chấp lên giải quyết tại các tòa án trong nước của Turkmenistan trước khi gửi đơn yêu cầu trọng tài
Vấn đề pháp lý
- Bị đơn đã chỉ ra rằng tư cách của Nguyên đơn là một "nhà đầu tư" sẽ được đưa ra xét xử theo thẩm quyền, nếu được yêu cầu, ở giai đoạn sau của các thủ tục tố tụng này
- Từ năm 1994 trở đi, Kiliç đã ký một số hợp đồng xây dựng liên quan đến các dự án
ở các thành phố Mary, Dashoguz và Ashgabat của Turkmen Không tìm cách mang tính toàn diện, các bên tham gia các hợp đồng liên quan là Kiliç và nhiều thống đốc thành phố cũng như các quan chức nhà nước khác
Trang 9- Trong quá trình xây dựng các dự án khác nhau, các vấn đề phát sinh giữa các bên ký kết về việc thực hiện tương ứng của họ theo các hợp đồng liên quan
- Nguyên đơn nói rằng mối quan ngại của họ liên quan đến các vấn đề hợp đồng khác nhau phát sinh đã không được giải quyết do có nhiều lá thư khác nhau và vào ngày 30 tháng 12 năm 2009, họ đã nộp Yêu cầu lên ICSID
- Không xem xét liệu Thư giải quyết hòa giải của Nguyên đơn có cấu thành thông báo bằng văn bản về tranh chấp theo yêu cầu của Điều VII hay không 1, cơ sở chung là Bị đơn
đã không đệ trình hoặc tìm cách đệ trình mối quan ngại/tranh chấp của mình lên tòa án Turkmenistan trước khi nộp Yêu cầu
- Nguyên đơn đã không nộp bằng chứng di chúc để giải thích lý do tại sao không đưa tranh chấp của mình ra tòa án Turkmenistan
2.2 Rules (Luật áp dụng)
- Điều 151 của Bộ luật Hình sự Turkmenistan
- Các Điều khoản của Ủy ban Luật pháp Quốc tế về Trách nhiệm của Nhà nước: Điều
44 Điều 31 và 32 VCLT
- Hiến pháp Turkmenistan năm 2008
- Luật tòa án năm 2009 Turkmenistan
- Công ước về Giải quyết những tranh chấp liên quan đến Đầu tư giữa Quốc gia và Công dân của quốc gia khác (ICSID Convention): Điều 36(3), 37(2)(b), 38, 41 21,
26, 25,27
- Hiệp định song phương về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Cộng hòa Thổ Nhĩ
Kỳ và Turkmenistan: Điều 2, 6,7
- Điều khoản MFN liên quan của BIT: Điều II.2, Điều II.3, Điều III.1, Điều III.2, Điều III.3, Điều IV.1, Điều V, Điều VI, Điều VIII
- Hiệp định đầu tư song phương giữa Thuỵ Sĩ và Turkmenistan: Điều 8
- Hiệp định đầu tư song phương giữa:
Trang 10Argentina và Tây Ban Nha
Argentina và Đức
Argentina và Ý
Thổ Nhĩ Kỳ và Vương Quốc Anh
Turkmenistan và Vương Quốc Anh: Điều 3.3
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan: Điều III.5(c) ( 2011)
- Hiệp định song phương về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Thụy Sĩ và Turkmenistan: Điều 8
- Quy định về Thủ tục Trọng Tài của ICSID: Điều 2(), 13(1), 12, 28(2)
- Công ước Viên 1969 về Điều ước Quốc tế: Điều 31, 32
2.3 Application (Áp dụng luật)
Để đưa một vụ tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài theo quy tắc Trọng tài ICSID đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu và thủ tục quy định ( Điều 25,36,37,42,48,53 ICSID) Điều 31 (1) của Công ước Viên 1969 về Điều ước Quốc tế quy định rằng việc giải thích các từ ngữ có trong điều ước quốc tế phải giải thích theo ý nghĩa thông thường và giải thích trên nguyên tắc thiện chí
Bị đơn cho rằng theo điều VII.2 của BIT thì nhà đâu tư khi muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại ICSID thì trước đó phải đưa tranh chấp này lên giải quyết tại tòa án quốc gia của nước tiếp nhận đầu tư và trong vòng một năm tòa án quốc gia không đưa ra được phán quyết Khi kí kết hiệp định này, phía nguyên đơn đã đồng thuận với điều khoản về giải quyết tranh chấp này và thể hiện ý chí rằng sẵn sàng đưa tranh chấp lên tòa án quốc gia giải quyết
Bị Đơn lập luận rằng các điều khoản của Đối xử Tối huệ quốc (MFN) trong hiệp định đầu tư giữa 2 bên không áp dụng cho các điều khoản về giải quyết tranh chấp Do đó, nguyên đơn không thể sử dụng các điều khoản giải quyết tranh chấp từ các BITs đủ tiêu chuẩn khác để thay thế cho yêu cầu bắt buộc xét xử tại tòa của nước tiếp nhận đầu tư
Trang 112.4 Conclusion (Kết luận)
Theo điều khoản MFN của Điều II.2 không bao gồm hoặc áp dụng cho DRP của BIT
để cho phép Nguyên đơn dựa vào DRP của BIT Thụy Sĩ-Turkmenistan Do đó, điều này xác nhận kết luận của nó ở trên rằng cả Trung tâm và Trung tâm đều không có thẩm quyền đối với việc phân xử này, trừ khi Nguyên đơn được miễn yêu cầu truy đòi trước bắt buộc lên tòa án của Bị đơn vì lý do lập luận vô ích của nó
Hủy bỏ toàn bộ đơn yêu cầu của nguyên đơn, ICSID không có thẩm quyền giải quyết
vụ việc này vì bên nguyên đơn đã không tuân theo yêu cầu bắt buộc là trình lên tòa án của Turkmenistan
Nguyên đơn phải chịu tất cả các chi phí cho việc sử dụng ICSID trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng
Mỗi bên phải tự chịu chi phí kiện tụng và các chi phí phát sinh liên quan đến các thủ tục
Trang 12Chương III: Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc trong luật đầu tư quốc
tế thông qua án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan
3.1 Cấu trúc của BIT giữa Thổ Nhĩ Kỳ v Turkmenistan
BIT bao gồm Lời nói đầu và 9 Điều, mỗi điều quy định các điều khoản cụ thể trong thỏa thuận của các Bên ký kết
3.2 Phân tích phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN
Qua vụ tranh chấp này đã cho thấy rằng việc xác định phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN rất là quan trọng Điều II-VI ( trong BIT ) giữa Turkmenistan và Thổ Nhĩ Kỳ cho các bên các quyền MFN :
Quyền MFN đầu tiên tại Điều II 1, yêu cầu các Bên ký kết cho phép đầu tư và các hoạt động liên quan được thực hiện hoặc tiến hành trên lãnh thổ của mình trên cơ
sở không kém thuận lợi hơn cơ sở đầu tư dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ
ba nào
Quyền MFN thứ hai, tại Điều II.2, yêu cầu mỗi Bên ký kết phải dành cho các khoản đầu tư này, sau khi được thiết lập, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối
xử dành cho nhà đầu tư của mình hoặc nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào Ngoài việc tạo ra các quyền MFN, Điều II còn trao quyền nhập cảnh cho công dân của một trong hai Bên nhằm mục đích thiết lập các khoản đầu tư và quyền tuyển dụng nhân viên quản lý và kỹ thuật mà họ lựa chọn liên quan đến các khoản đầu tư
có liên quan (Điều II.3)
Điều III 1 trao quyền bảo vệ chống lại việc tước quyền sở hữu Điều III.2 quy định các quyền bồi thường liên quan đến việc tước quyền sở hữu và Điều III.3 quy định đối xử MFN đối với các nhà đầu tư có khoản đầu tư bị thua lỗ trên lãnh thổ của Bên ký kết kia do chiến tranh, nổi dậy, rối loạn dân sự hoặc các sự kiện tương tự khác