CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN...32LỜI MỞ ĐẦUVăn hóa của một đất nước là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để chúng ta có thểhọc hỏi và tìm hiểu về đất nước, lịch sử, văn hoá con người và
CHƯƠNG I : XÃ HỘI – DẤT NƯỚC – CON NGƯỜI THỤY SĨ
Tìm hiểu về đất nước Thụy Sĩ
Do vị trí trung tâm của Thụy Sĩ tại châu Âu và giáp ranh nhiều nước lớn, quốc gia này có sự đa dạng về ngôn ngữ với 4 ngôn ngữ chính thức gồm Đức, Pháp, Ý và Romansh Ngoài ra, Thụy Sĩ còn nổi tiếng với truyền thống trung lập lâu đời, không tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh nào kể từ năm 1815 và là nơi đặt trụ sở của các tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới.
Biểu tượng chữ thập đỏ xuất phát từ một doanh nhân người Thụy Sĩ – ông Jean Henri Dunant khi tham gia cuộc chiến giữa 2 phe Áo và Pháp – Sardegna năm 1859.
Trận chiến ác liệt đến nỗi con số thương vong lên tới gần 40.000 người Dunant đã tự kêu gọi và tổ chức giúp đỡ những binh sĩ và người dân bị thương bất kể họ thuộc phe nào Về sau, ông xuất bản cuốn sách kể về trải nghiệm này của mình và đề xuất ý tưởng thành lập một tổ chức y tế trung lập trong chiến tranh.
Năm 1863, Ủy ban Chữ thập đỏ được thành lập Châu Âu quyết định chọn biểu tượng chữ thập đỏ trên nền trắng để làm cờ cho tổ chức này như một sự vinh danh và tôn trọng dành cho người doanh nhân Thụy Sĩ Dunant.
Năm 1848, Thụy Sỹ ban hành hiến pháp Liên bang mới, chính thức quy định lá cờ chữ thập trắng nền đỏ là quốc kỳ và quốc huy, tượng trưng cho sự thống nhất đất nước và tinh thần hiến thân vì lợi ích cộng đồng.
1.1.2 Ý nghĩa lá cờ Thụy Sĩ:
Chữ thập trắng trên quốc kỳ của Thụy Sĩ mang hàm ý về tình cảm anh em ruột thịt Màu trắng cũng là màu sắc của hòa bình Đặc điểm này gợi nhớ về lịch sử kiên quyết của Thụy Sĩ khi không chấp nhận thuộc về bất cứ phe nào trong chiến tranh cho dù lợi ích chính trị và kinh tế có lớn đến đâu Và cũng chính sự yêu chuộng hòa bình đó đã khiến cho đất nước này luôn đảm bảo sự ổn định phát triển trong cả kinh tế lẫn đời sống người dân.
Không có ghi chép nào cụ thể về ý nghĩa của sắc đỏ trên màu nền của cờ nước Thụy Sĩ. Song, rất nhiều người tin rằng nó tượng trưng cho những giọt máu của chúa Jesus đã nhỏ xuống khi bị hành hình trên cây thánh giá (đa phần người Thụy Sĩ theo Kitô giáo) Một ý kiến khác lại cho rằng màu đỏ nói lên tinh thần xả thân vì cộng đồng trong niềm tin của người Thụy Sĩ.
Quốc ca Thụy Sĩ là bản "Thánh ca Thụy Sĩ", được sáng tác vào năm 1841 bởi Alberich Zwyssig Trong những năm sau đó, bản nhạc này đã thường xuyên được trình diễn trong các sự kiện mang tính chất yêu nước của Thụy Sĩ.
Khí hậu Thụy Sĩ mang tính ôn đới, không khắc nghiệt với độ ẩm trung bình, tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực do sự có mặt của dãy núi Alps theo hướng Tây-Đông, tạo nên sự khác biệt về thời tiết giữa miền Nam và miền Bắc Bốn mùa ở Thụy Sĩ được phân biệt rõ rệt, mỗi mùa mang những nét riêng biệt.
Những nền văn hóa đặc trưng của Thụy Sĩ
Năm 1848: Đánh dấu sự ra đời của đất nước Thụy Sĩ, hiến pháp được thành lập.
Nhà nước hiện đại của Thụy Sĩ ra đời vào năm 1848 Trước đó, Thụy Sĩ chỉ là một liên minh lỏng lẻo của các bang độc lập Tại thời điểm này, Thụy Sĩ đã ban hành bộ Hiến pháp hiện đại thành lập nên Nhà nước Liên bang của liên minh.
Hiến pháp phải gắn kết được các lợi ích khác nhau của từng bang với lợi ích chung của Nhà nước Liên bang Chính quyền Trung ương phụ trách một số lĩnh vực như chính sách đối ngoại và tài chính của các bang.
Hình 1: (Ảnh chụp của Cầu Xanh: tòa nhà liên hợp quốc tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ) b) Ngôn ngữ giao tiếp của người Thụy Sĩ rất đa dạng
Do có sự giao lưu văn hóa với các quốc gia liền kề, cũng như là do sự du nhập của người dân từ nhiều nước khác đến đây sinh sống và làm việc Cụ thể như tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, và cả tiếng Latinh nữa.
Mỗi ngôn ngữ lại có cách trao đổi và bày tỏ khác nhau, hình thành nên những văn hóa giao tiếp khác nhau Chính nhờ sự đa dạng về chủng tộc và ngôn ngữ mà chuyến du lịch Thụy Sĩ sẽ mang đến cho bạn cơ hội để khám phá, biết thêm những điều thú vị và nhiều thứ tiếng hơn. c) Sự giao thoa, kết nối với các quốc gia châu Âu
Thụy Sĩ mang đậm nét văn hóa Tây Âu thể hiện qua kiến trúc đặc trưng Những tòa lâu đài uy nghi, pháo đài vững chãi hay nhà thờ cổ kính được xây dựng theo phong cách Roman, Gothic và Baroque.
Thụy Sĩ là đất nước có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn hóa nhân loại thông qua các di sản về văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, khoa học… Vì lẽ đó mà Thụy Sĩ chính là địa điểm du lịch hàng đầu được nhiều du học sinh khao khát học tập Trên khắp đất nước có khoảng 1000 viện bảo tàng lưu giữ các di sản, giá trị văn hóa. d) Sự xuất hiện của Alpes Đây là dãy núi cao nhất của Thụy Sĩ và là một biểu tượng khi nhắc đến đất nước này Bạn còn nhớ tác phẩm “Cô bé Heidi” từng làm thổn thức biết bao nhiêu trái tim của trẻ thơ toàn thế giới, dãy núi Alpes quanh năm tuyết phủ trắng xóa và hùng vĩ đã đi vào tâm trí của rất nhiều người.
Do đặc điểm về khí hậu và cảnh quan thiên nhiên mà ở Thụy Sĩ còn có văn hóa nghỉ dưỡng, trượt tuyết vào mùa đông, và văn hóa leo núi, đi xe đạp, đi bộ đường dài vào màu hè Và thêm một điều ấn tượng nữa khi nói về sự ảnh hưởng của dãy núi Alpes trong văn hóa Thụy
Sĩ đó chính là lối hát Yodel và chơi đàn phong cầm Hình ảnh người nghệ sĩ cầm cây đàn phong cầm đứng giữa vùng núi rộng lớn hát Yodel thật ấn tượng làm sao. e) Múi giờ:
Thụy Sĩ nằm trong múi giờ Trung Âu (Central European Time zone – CET hay Middle European Time zone – MET), múi giờ trước 1 giờ của giờ Greenwich (GMT + 1).Giờ Thụy
Sĩ cách giờ Việt Nam 5h đồng hồ. g) Dân số :
Theo dự đoán, dân số Thụy Sĩ sẽ tăng 58.146 người trong năm 2022, đạt 8.801.830 người vào đầu năm 2023 Sự gia tăng tự nhiên được ước tính là dương do số lượng trẻ sinh ra cao hơn số người tử vong là 17.085 người Nếu tình hình di cư duy trì ở mức như năm trước, dân số sẽ tăng thêm 41.061 người Điều này cho thấy số lượng người nhập cư đến Thụy Sĩ sẽ nhiều hơn số người di cư khỏi đất nước để sinh sống ở nước khác.
242 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày 195 người chết trung bình mỗi ngày 112 người di cư trung bình mỗi ngày Dân số Thụy Sĩ sẽ tăng trung bình 159 người mỗi ngày trong năm 2022. h) GDP:
Kinh tế Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên thế giới Chính sách an ninh tiền tệ và giữ kín bí mật ở ngân hàng làm cho Thụy Sĩ trở thành một địa điểm an toàn cho các nhà đầu tư Do đất nước có diện tích nhỏ và chuyên môn hóa cao trong lao động, nên ngành công nghiệp và thương mại là các nhân tố chìa cho nền kinh tế Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ được biết đến với mức sống cao, thể hiện qua GDP bình quân đầu người ấn tượng đạt 33.800 đô la Mỹ Quốc gia này còn là thành viên của nhiều tổ chức thương mại uy tín, bao gồm OECD, WTO, EFTA và JEC Đặc biệt, đồng tiền Franc Thụy Sĩ vẫn tiếp tục được phát hành, trở thành đồng franc duy nhất còn lưu hành tại châu Âu.
Hình 3: tiền xuHình 2: tiền mặt
Chương II: Văn hoá chung của đất nước Thuỵ Sĩ
Văn hoá vật chất
Thụy Sĩ mặc dù địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, ngăn chăn bởi các dãy núi An-pơ tuy nhiên Thụy sĩ là ngã tư giao thông Châu âu từ đông sang tây, từ bắc xuống nam Phương tiện giao thông công cộng sử dụng rất phổ biến như tàu điện, xe buýt, tàu thủy Đường hầm Gotthard dài 19 km điểm nối liền Bắc –Nam Châu Âu xuyên qua dãy An-pơ được xem là đường ngầm dài thứ hai thế giới được xây dựng cách đây hơn 100 năm Điều đáng ngạc nhiên thay, tuy nằm giữa lục địa đất liền nhưng Thụy Sĩ là trung tâm vận chuyển đường thủy rất quan trọng từ biển Bắc đến các nước Châu Âu và ngược lại Hải cảng thương mại Basel với những hạm đội hiện đại nhất thế giới vận chuyển hàng hoá như dầu hỏa, kim loại, máy móc, thực phẩm, xúc vật, trang thiết bị, và sản phẩm hoá chất.
2.1.2 Bảo hiểm và thu nhâp:
Người dân Thụy Sĩ chi tiêu đến 21% thu nhập cho phí bảo hiểm nghề nghiệp, hưu trí, y tế Người dân Thụy sĩ có mức thu nhập đầu người cao nhất nhì thế giới, dựa vào trình độ, kiến thức khả năng học vấn, lương thu nhập sẽ khác nhau Theo thống kê trong 70 thành phố trên thế giới số tiền lương cao có hai thành phố Zürich và Geneva
Tuổi về hưu: nam là 65 và nữ là 64 Lực lượng lao động nước ngoài chiếm một tỷ lệ cao, cứ 4 người lao động có 1 người lao động nước ngoài, phần lớn đến từ các Pháp,Ý,Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nam Tư, Áo, Anh
Văn hóa tinh thần
2.2.1 Các phong tục tập quán
Trước buổi họp, phong tục bắt tay phổ biến, thể hiện sự tôn trọng Khi giao tiếp kinh doanh Thụy Sĩ, cách xưng hô phù hợp là gọi chức vụ trước, sau đó mới gọi tên họ Chỉ nên gọi tên thường khi được phép.
Người Thụy Sĩ là người không cởi mở Do đó, đừng nên đề cập đến những câu hỏi mang tính cá nhân đến khi có quan hệ tốt ( tránh hỏi những câu về nghề nghiệp, tuổi tác, hôn nhân, tín ngưỡng…) a) Thói quen:
Về thói quen tiêu dùng, gần 2 thập niên qua, giới tiêu dùng Thụy Sĩ có xu hướng thay đổi nhiều trong thói quen ăn uống Lượng thịt tiêu thụ bắt đầu giảm từ những năm 90 Trong khi đó, rau củ quả lại tăng mạnh Cũng theo kết quả điều nghiên này, vài năm trở lại đây, chi tiêu cho thức ăn và mức giá bán ra của thực phẩm tại Thụy Sĩ đã giảm đáng kể Nỗi ám ảnh béo phì, nguy cơ gia tăng hàng loạt các bệnh liên quan đến ăn uống đã khiến người dân tìm cách hạn chế chất béo, đạm trong các bữa ăn, thay vào đó là nhiều chất xơ hơn Chính vì lẽ đó, nhiều nhà sản xuất thực phẩm nội địa Thụy Sĩ phải bổ sung một vài "lợi ích phụ" vào thực phẩm cơ bản nhằm duy trì thị phần của mình khi thị trường đã bão hòa Các "lợi ích phụ" được hiểu là thực phẩm có các tính chất đặc biệt về chất lượng, chẳng hạn, thực phẩm có nguồn gốc sạch, tự nhiên, sản phẩm tiện lợi, thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe
Chính sách đối ngoại: Thụy Sỹ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sỹ trên thế giới Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng, xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy
Thụy Sỹ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Thụy Sỹ.
Chính sách an ninh tiền tệ chặt chẽ và hệ thống ngân hàng bảo mật giúp Thụy Sĩ trở thành điểm đến đầu tư an toàn Ngoài ra, nhờ vào diện tích nhỏ và lực lượng lao động chuyên môn cao, ngành công nghiệp và thương mại là những trụ cột chính cho nền kinh tế Thụy Sĩ.
Do có đường biên giới giáp với nhiều nước trong châu Âu nên ngôn ngữ tại quốc gia này rất đa dạng Cộng thêm với sự phát triển của ngành du lịch khách sạn Nên người dân Thụy Sĩ nói được rất nhiều thứ tiếng khác nhau.
Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất trên thế giới công nhận 4 ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ của 4 quốc gia láng giềng (Anh, Đức, Ý và Pháp) Với sự đa dạng về ngôn ngữ, Thụy Sĩ trở thành điểm đến hấp dẫn cho những người muốn cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Hãy thử dành một vài ngày ở Bern để nói tiếng Đức Sau đó đi về phía Nam, đến Lugano học tiếng Ý Và cuối cùng là đi về phía Tây, đến Lausanne để được chào đón bằng (tiếng Pháp).
Nếu bạn muốn học tập tại Thụy Sĩ hãy sắm sửa cho mình ít nhất 2 ngoại ngữ Để có thể tự do khám phá, học tập và trải nghiệm bạn nhé! c) Giáo dục
Hệ thống giáo dục Thụy Sĩ
• Giáo dục mầm non (4 – 6 tuổi)
Bậc học mầm non không bắt buộc nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp các em rèn luyện các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và nhận thức cơ bản Vì vậy, tất cả trẻ em đều có quyền được tiếp cận với bậc học này tại các tỉnh thành trên cả nước.
Giáo dục tiểu học (7 – 13 tuổi)
Chương trình giáo dục bậc tiểu học kéo dài trong khoảng 4 – 6 năm tùy theo từng bang. Đây là hình thức giáo dục bắt buộc ở Thụy Sĩ.
• Trung học cơ sở (13 – 16 tuổi)
Từ lớp 6 đến lớp 9 hoặc lớp 10 (tùy theo từng bang) Đây là bậc học bắt buộc đối với các học sinh Thụy Sĩ.
• Trung học phổ thông (16 – 19 tuổi)
Từ lớp 10 đến 12 Học sinh có thể lựa chọn học văn hóa hoặc học nghề:
• Đối với những học sinh theo học chương trình văn hóa:
Sau khi học xong sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do liên bang cấp Sau đó sẽ tiếp tục học chương trình đại học.
• Đối với các học sinh lựa chọn khóa học nghề:
Thời gian theo đuổi chương trình đào tạo nghề thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề Các ngành nghề rất đa dạng, bao gồm từ sản xuất chế tạo đến công việc văn phòng Học sinh tham gia thực tập tại các nhà máy hoặc công ty, qua đó giúp họ nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên có thể tự tin nộp đơn xin việc phù hợp hoặc tiếp tục theo học tại các trường trung học hoặc cao đẳng kỹ thuật.
• Đại học và cao học (18 tuổi trở lên)
Hệ thống giáo dục bậc đại học và cao học tại Thụy Sĩ được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu Do đó sinh viên bản địa và quốc tế dễ dàng học chuyển tiếp sang các các trường đại học trên thế giới như Anh, Úc, Mỹ.
• Phân biệt hệ thống trường công và trường tư thục
Hệ thống trường tại Thụy Sĩ chia làm 2 loại: Trường công lập và tư thục Đối với hệ thống các trường công lập, học phí tương đối thấp nhưng yêu cầu đầu vào rất cao Sinh viên sẽ được đào tạo các ngành như Quản trị Kinh doanh, Tài chính kế toán, Công nghệ thông tin, Môi trường… và được đào tạo bằng tiếng Pháp, Đức và Ý.
Các trường đại học tư thục tại Thụy Sĩ độc lập với Chính phủ Có mức học phí cao, chất lượng đào tạo tốt và yêu cầu đầu vào giữa các trường là khác nhau.
• Phân biệt đại học tổng hợp và đại học chuyên ngành
Thụy Sĩ có khoảng 12 trường đại học tổng hợp gồm:
- 2 trường Bách khoa trực thuộc liên bang (mỗi trường có nhiều chi nhánh)
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỂU TƯỢNG ĐỘC ĐÁO CỦA THỤY SĨ
Đỉnh núi Matterhorn
Là cảnh quan mang tính biểu tượng nhất của Thụy Sỹ, núi Matterhorn nằm trong số những địa điểm ưu tiên hàng đầu để tham quan khi đến quốc gia này Đỉnh núi này có độ cao 4.478 m trên mực nước biển, thuộc hàng cao nhất trong dãy Alps Thị trấn Zermatt nằm dưới chân núi Matterhorn, được biết đến với những căn nhà gỗ độc đáo và trải nghiệm tham quan bằng xe ngựa.
Biểu tượng chiếc ghế gãy một chân (broken chair)
Chiếc ghế nổi tiếng của Thụy Sĩ được đặt tại quảng trường Palais des Nations, đối diện trụ sởLiên Hợp Quốc ở Geneva là lời kêu gọi tất cả quốc gia phổ cập hóa và thực hiện nhanh chóng, đầy đủ Công ước Ottawa trong việc phản đối sử dụng mìn sát thương cá nhân và bom bi.
Đài phun nước Kindlifresserbrunnen (Bern, Thụy Sĩ)
Đài phun nước Kindlifresserbrunnen, nằm tại Bern, Thụy Sĩ, là một bức tượng kỳ lạ và gây tranh cãi mô tả một con quỷ đang ăn thịt một đứa trẻ trong khi vác trên tay một chiếc túi chứa đầy trẻ con Mặc dù ý nghĩa thực sự của bức tượng này vẫn là một bí ẩn, nó đã trở thành biểu tượng của sự kinh hoàng đối với cả người lớn và trẻ em trong suốt 5 thế kỷ.
CHƯƠNG IV: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA THỤY SĨ
Quy tắc xã giao
- Người Thụy Sỹ được coi là rất lịch sự, không gò bó và hạn chế tối đa động chạm trực tiếp với nhau Cho nên, ngoài cái bắt tay làm quen thì nên hết sức tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ Khi ngồi trao đổi thường giữ khoảng cách ít nhất 1 mét, kể cả khi đứng nói chuyện với nhau cũng giữ khoảng cách xa Chỉ được xưng hô bằng tên gọi khi thật thân thiết với nhau.
- Họ rất coi trọng sự yên bình, tính tự lập và độc lập Vì thế, họ không xô bồ với người khác và không để người khác xô bồ với mình Họ rất ít khi để cảm xúc chi phối hành động.
- Người Thụy Sỹ ít làm những động tác bằng tay khi nói chuyện Chống tay ngang hông bị coi là thách thức họ, khoanh tay trước ngực bị coi là biểu hiện của sự cự tuyệt Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là lố bịch hoặc đe dọa họ.
- Nên giữ khoảng cách 3 bước với người xung quanh mặc dù bạn có thể là bạn bè quen thuộc hoặc nam hay nữ Nếu sơ ý có một sự va chạm nhẹ bạn nên mở lời xin lỗi ngay nhé.
- Không nên đụng chạm đến những gì không phải là sỡ hữu của mình Mặc dù ở những nơi công cộng, trên đường phố, trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu thấy vật gì không là của mình, bạn nên đừng dụng đến nó.
Phong cách làm việc
Người dân Thụy Sĩ được biết đến với tính nghiêm túc, cẩn trọng và có trách nhiệm trong công việc Đặc điểm này bắt nguồn từ lịch sử lâu dài về sự ổn định chính trị và tài chính vững chắc của đất nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển Tuy nhiên, tính nghiêm túc này đôi khi khiến người Thụy Sĩ trở nên lạnh lùng, kém vui tính và thiếu sự hài hước trong mắt những người nước ngoài Thậm chí, một số người còn gọi Thụy Sĩ là "Thiên đường của những người máy" hoặc "Vùng đất của những người sống sót" do mức sống cao, khiến người dân có phần xa rời sự ấm áp, gần gũi.
-Văn hóa chính xác và đúng giờ: Đây là một đức tính thể hiện sự kỷ luật và chặt chẽ của con người Thụy Sĩ, họ luôn luôn tuân thủ sự đúng giờ một cách tuyệt đối, làm việc đúng giờ, hẹn họ đúng giờ Điều này cũng lý giải vì sao hệ thống giao thông công cộng như tàu hỏa, xe buýt, taxi và rất nhiều thứ khác của họ đều chạy rất đúng giờ Có lẽ vì vậy mà nơi đây là cái nôi của nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ nổi tiếng toàn thế giới Điều kiện tự nhiên và khí hậu nhiều khó khăn nên cần phải gieo hạt và thu hoạch đúng thời điểm, nếu không sẽ chẳng có lương thực Để rồi từ đó hình thành nên thói quen làm việc chính xác và đúng giờ trong tính cách của người Thụy Sĩ
-Trang phục của bạn luôn phải chỉn chu và lịch lãm Trong một cuộc họp, nữ giới nên mặc bộ âu phục hoặc một chiếc váy trang trọng nhưng không quá sang trọng Còn nam giứi nên mặc bộ âu phục màu tối cùng với cà vạt.
- Danh thiếp: Ngoài việc đưa tấm danh thiếp của bạn cho mỗi người bạn gặp trong cuộc họp, bạn còn phải đưa cho bộ phận lễ tân ngay khi đến Trên danh thiếp, cấp hạng của bạn trong hệ thống cấp bậc của tập đoàn cần phải được đề cập đến Do vậy, khi thiết kế danh thiếp, bạn nên cân nhắc in danh hiệu/cấp bậc bằng một font chữ khác so với phần nội dung còn lại Về ngôn ngữ, ngoài danh thiếp bằng tiếng anh được chấp nhận rộng rãi bởi mọi quốc gia, bạn sẽ được khuyên nên có danh thiếp tiếng Đức hoặc tiếng Pháp khi làm việc tại ThuỵSĩ.
Đàm phán
Người Thụy Sĩ đề cao tính thực tế và tập trung giải quyết vấn đề chính Họ thường đàm phán dựa trên giá trị hữu hình của hợp đồng, ít chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ cá nhân Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể phát triển tự nhiên trong quá trình thương thảo Người Thụy Sĩ có phong cách đàm phán tương đối nhanh gọn, đôi khi có thể hoàn thành chỉ trong vài phút.
- Nói chung người Thụy Sĩ thích tách riêng cuộc sống riêng tư và công việc Những người cộng tác trong kinh doanh hiếm khi được mời về nhà tuy nhiên nếu được mời thì bạn nên mang theo hoa đến tặng gia chủ Các bữa tiệc kinh doanh vào buổi trưa và tối là thông thường ngoại trừ buổi sáng Buổi trưa thường là không chính thức trong khi bữa tối là thời gian để gây ấn tượng với khách Nâng cốc là một thủ tục trang trọng Sau khi chủ tiệc đề xuất nâng cốc thì hãy nhìn trực tiếp vào anh ta/cô ta và đáp lại Chạm cốc với tất cả mọi người ở bàn tiệc.
Hoạt động quốc tế
Với truyền thống chế tác lâu đời, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã đạt đến đỉnh cao sau Thế chiến thứ II, đánh bại các đối thủ châu Âu vốn bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và vượt trội so với Nhật Bản và Hoa Kỳ Giá trị xuất khẩu của ngành vào năm 2021 đạt mức ấn tượng 22,3 tỷ franc Thụy Sĩ.
Một vài điểm chú ý
- Không vứt rác bừa bãi: Cố gắng giữ sạch sẽ mọi nơi mọi lúc, nhất là nơi công cộng Bạn có thể bị phạt tiền nếu quăng rác bừa bãi.
- Nghiêm túc tuân thủ các luật lệ giao thông: không vượt đèn đỏ, những vi phạm nghiêm trọng có thể khiến bạn phải vô tù.
- Giữ an ninh trật tự trước 7h sáng và sau 10h tối: không làm ồn, nghe nhạc, nói chuyện hay làm phiền những người bên cạnh Bạn sẽ bị cảnh sát phạt tiền nếu gây ảnh hưởng tiếng ồn đến hàng xóm trước 7h sáng và sau 10h tối.
- Tránh những câu hỏi về bản thân người khác: không giống như phong tục Việt Nam mình,các câu hỏi về gia đình, hôn nhân, con cái luôn được cho là thân thiện và quan tâm nhưng đối với người Thụy Sỹ cũng như người phương Tây, những câu hỏi này luôn được xem là cấm kỵ và nên tránh tuyệt đối.
- Phương tiện công cộng tại Thụy Sỹ thì rất nhiều và đa dạng, rất dễ dàng cho bạn trong lưu thông đi lại Tuy nhiên phải nhớ rằng bạn luôn luôn phải mang theo tiền xu trong người thì mới có thể lên xe được.
Tiền boa không phải thứ bắt buộc ở Thụy Sĩ Khi bạn thanh toán cho khách sạn hoặc nhà hàng, tổng hóa đơn đã bao gồm thêm 15% theo luật định Số tiền sẽ được làm tròn trong quá trình thanh toán.
CHƯƠNG V: NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG THỤY SĨ
Ngọn núi Matterhorn, đỉnh núi cao nhất Thụy Sĩ
Ngọn núi Matterhorn là một ngọn núi thuộc dãy Pennine Apls trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý Có độ cao đến 4.478 mét một trong những đỉnh núi cap nhất dãy Apls từ xa xa trông nó như một kim tự tháp phủ tuyết trắng. Đây là một trong những địa điểm thu hút những người ưa thích môn thể thao leo núi trên khắp thế giới, họ thực sự khao khát một lần đứng trên đỉnh núi nơi đây.
Nếu bạn không biết leo núi cũng đừng lo lắng, ở đây họ có hệ thống cáp treo đưa khách du lịch đến dãy Alps cả mùa đông lẫn mùa hè.
Lâu đài Chillon, lâu đài cổ tích đẹp nhất Thụy Sĩ
Lâu đài Chillon tọa lạc trên bờ hồ Léman, cách Montreux 3km, là một quần thể gồm 100 tòa nhà riêng biệt tạo thành một khu di tích lịch sử rộng lớn Đây từng là dinh thự của Bá tước Savoy giàu có, được xây dựng trên một hòn đảo đá tự nhiên và nối liền với bờ đất bằng một cây cầu gỗ Lâu đài Chillon đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, bao gồm việc giam cầm François de Bonivard, một nhà cải cách tôn giáo người Thụy Sĩ, và là nguồn cảm hứng cho bài thơ "The Prisoner of Chillon" (Tù nhân Chillon) của Lord Byron.
Lâu đài không chỉ là lâu đài đẹp nhất Thụy Sĩ mà còn là một trong những thắng cảnh đẹp nhất của châu Âu với vẻ đẹp nên thơ được du khách viếng thăm nhiều nhất ở Thụy Sĩ.
Tản bộ dọc bờ hồ khám phá những căn phòng, hầm ngầm, vũ khí từ thế kỷ 14 được giữ nguyên bản đến ngày nay.
Vùng Jungfrau, tiên cảnh trần gian
Jungfraujoch như một xứ sở thần tiên mọc trên vùng núi cao vậy, nơi mà mọi nhà thám hiểm hay ưa thích du lịch đều ao ước đến. Ở đây có 3 đỉnh núi liền kề nhau là Jungfrau, Monch và Eiger, Những tòa tháp nằm trên đồng cỏ xanh mướt, những con đường ven núi quanh co vô tình tạo nên một cảnh quan đẹp tuyệt trần cho vùng này.
Trung tâm vùng là thị trấn Interlaken nhỏ mộc mạc, du khách thường chọn đây là địa điểm du lịch thụy sĩ đầu tiên trước khi đi đến những thị trấn khác như Grindelwald, Murren, Wengen và Lauterbrunnen
Tản bộ hoặc đi tàu là một trong phương tiện di chuyển tại châu Âu thuận tiện nhất.
Vườn quốc gia Thụy Sĩ
Công viên quốc gia duy nhất của Thụy Sĩ là một trong những điểm đến không thể bỏ qua. Nơi đây được bảo tồn giữ nguyên nét hoang sơ rộng tới 172km2 với những dòng sông băng phủ đầy tuyết, đồng cỏ tươi xanh ngát, thác nước và những rừng cây tươi tốt.
Có đến 21 tuyến đường bộ dọc qua công viên, tạo cơ hội tuyệt vời để khám phá hệ thực vật phong phú tuyệt trần trong chuyến du lịch thụy sĩ
Bạn có thể bắt gặp các loài đặc hữu của dãy Alps như đại bàng vàng quý hiếm, sơn dương và dê núi Apls (ibex) Ngoài ra còn có các loài họ hàng gặm nhấm với sóc như marmot.
Tham khảo ngay du lịch châu Âu mùa nào đẹp nhất nếu đang có ý định tìm hiểu nhé.
Hồ Geneva và các thành phố lân cận
Bao quanh Geneva ở phía Tây và Lausanne ở phía Đông, Hồ Geneva là một hồ nước rộng lớn, từng được gọi là "Lem an" hay "Large Water" bởi người Celts.
Còn bây giờ nó được gọi với cái tên Lac Léman bởi người Thụy Sĩ nói tiếng Pháp trung khu vực này
Hồ có diện tích 582km2 xoay quanh nó có rất nhiều câu chuyện cổ tích Đây là con điểm đến của những người thích khám phá các nhà máy rượu vang của Canton Vaud
Còn nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa thì có thể đến với Geneva có ít nhất 200 tổ chức quốc tế tại đây.
Là thành phố lớn thứ 3 Thụy Sĩ, Geneva rất năng động và sành điệu với không gian thanh lịch, nhà hàng nổi tiếng, nhưng vẫn đan xen sự khung cảnh nghệ thuật hấp dẫn. Ở đây còn có đài phun nước cao nhất thế giới là Jet d'Eau, là một trong những biểu tưởng củaGeneva.
Lugano
Đến Lugano bạn sẽ thấy một bước tranh tuyệt đẹp khác của Thụy Sĩ Giáp với biên giới nước Ý ở phía Nam, do đó vùng Ticino ảnh hưởng văn hóa từ Ý khá rõ dệt, từ ẩm thực ý, ngôn ngữ địa phương, những căn biệt thự lãng mạn và ẩm thực phong phú.
Mặc dù là thành phố không giáp Biển, nhưng Lugano lại có nét tương đồng với vùng Địa Trung Hải ấm áp.
Lugano có rất nhiều khu bảo tàng nổi tiếng và các di sản tân cổ điển
Thanh phố nằm ở phía bắc của hồ Lac di Lugano ( Hồ lunago), một địa điểm rất được yêu thích của người nổi tiếng Được mệnh danh là "Monte Carlo của Thụy Sĩ".
Bern
Không nhiều người biết rằng thành phố với nét kiến trúc thời trung cổ Bern là thủ đô của Thụy Sĩ, nhưng chỉ cần bạn dạo bước trên những con phố nhỏ chật hẹp ở đây mọi nghi ngờ của bạn sẽ tan biến ngay lập tức.
Dấu ấn lịch sử xuất hiện ở mọi ngóc ngách của thành phố này, đặc biệt là khu phố cổ nơi được đặt tên là di sản thế giới của UNESCO.
Các tòa tháp cổ, đài phun nước, trong cung điện có đầy đủ cửa hàng, quán bar, quán cafe và sân khấu, đặc biệt quán rượu ở trong hầm
Bern là trung tâm lịch sử được bảo tồn tốt nhất tại Thụy Sĩ Ở đây còn có một khu vườn thực vật tuyệt đẹp Nếu bạn đã du lịch thụy sĩ thì Bern chắc chắn sẽ phải là điểm đến trong hành trình của bạn.
Thác nước sông Rhine
Thác nước sông Rhine là thác nước lớn nhất châu Âu, là một kỳ quan thiên nhiên quyến rũ khi du lịch Thụy Sĩ nằm ở phía bắc của Thụy Sĩ gần thị trấn Schaffhausen, thác nước như đang gầm rú từ độ cao hơn 150m.
Du khách có thể ngắm cảnh từ xa hoặc thuê ca nô để đi đến những lâu đài gần đó như Lau Lauen và Schloss Wửrth.
Quốc Khánh 1/8 của Thụy sĩ, Thác nước sông Rhine thường tổ chức màn bán hoa hoành tráng thu hút khách du lịch.
CHƯƠNG VI: NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI ĐI DU LỊCH Ở THỤY SĨ
Vốn là quốc gia giàu có nhất trên thế giới, du khách đến du lịch Thụy Sỹ sẽ được trải nghiệm khung cảnh thơ mộng của thiên nhiên, những hãng đồng hồ thương hiệu đẳng cấp, cửa hàng thời trang sành điệu Bên cạnh đó, bạn còn biết được những luật cấm lạ lùng ở đất nước này.Một số luật cấm kỳ lạ ở đất nước Thụy Sĩ
6.1.1 9 luật cấm lạ lùng chỉ có ở Thụy Sỹ khiến du khách bất ngờ:
Rất nhiều du khách vô cùng bất ngờ khi chân lên mảnh đất Thụy Sỹ và biết được những điều cấm ở đất nước này Dù đến với nơi đây vào bất cứ thời điểm nào, khách du lịch tour Thụy
Sỹ nên biết được một số vấn đề sau để tránh gặp rắc rối ở đất nước thơ mộng này.
1 Cấm chụp ảnh tại làng Bravuogn Đây là ngôi làng đẹp nhất châu Âu, thu hút đông đảo khách du lịch dừng chân mỗi năm Tuy nhiên, vì sợ một số hình ảnh về ngôi làng khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán nên nơi đây đã quy định cấm không được chụp ảnh Nếu ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 5 Euro (khoảng 130.000 VNĐ) và phải xóa toàn bộ bức ảnh đã chụp được.
2 Không được đặt tên ngớ ngẩn cho con
Theo quan niệm của người Thụy Sỹ, tên của một người thể hiện niềm tin vào sự may mắn Đặt tên ngớ ngẩn, dài dòng hay vô nghĩa cho trẻ được cho là mang lại xui xẻo cho cuộc đời của người đó Ngược lại, khi đặt tên cho con, cha mẹ thường hy vọng tên gọi ấy sẽ đem lại sự an vui cho con.
3 Không được đứng tiểu sau 22 h Đây là điều cấm vô cùng lạ lùng khiến không ít du khách hoảng hốt Ở đất nước này, việc đứng tiểu sau 22 h sẽ gây ra tiếng động và khiến nhiều khác tỉnh giấc Ngoài ra, ở một số nơi còn quy định không được xả toilet sau 22 h để tránh ảnh hưởng tới người cùng khu.
4 Phạt nếu trần truồng khi leo núi
Cấm leo núi mà không mặ quần áo Nếu leo núi mà không mặc quần áo, bạn sẽ bị phạt nặng. Với những ai cố tình chống đối sẽ bị tạm giữ và phải nộp phạt 100 Franc Luật cấm không được leo núi trong trạng thái trần truồng có hiệu lực vào năm 2009 Do đó, du khách tour du lịch Thụy Sỹ nên chú ý để tránh mắc phải trường hợp này.
5 Phải đóng thuế cho vật nuôi
Tại đất nước Thụy Sỹ, nếu bạn nuôi chó thì phải đóng thuế cho chính thú cưng của mình Có một số bang sẽ đóng với mức thuế chung, tuy nhiên cũng có một số bang sẽ đóng theo kích cỡ và trọng lượng của loài vật mà mình nuôi Đây là quy định được áp dụng phổ biến cho loài chó.
6 Không được vứt rác vào chủ nhật
Vốn là quốc gia giỏi tái chế nhất thế giới, du khách ghé thăm đất nước này sẽ bắt gặp rất nhiều thùng rác phân loại được đặt ở khắp mọi nơi Tuy nhiên, đến du lịch Thụy Sỹ nếu bạn vứt rác vào ngày chủ nhật sẽ bị phạt tiền hoặc tạm giam vài ngày.
7 Phải có bạn chơi cho thú nuôi
Tại Thụy Sĩ, thú cưng được chăm sóc chu đáo và được bảo vệ bởi luật pháp Từ năm 2005, luật về quyền lợi của động vật đã được ban hành, quy định rằng những loài vật như chuột lang và cá vàng phải được cung cấp không gian sống đủ rộng trong lồng và phải có bạn cùng loài để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng.
8 Không được gây tiếng ồn vào chủ nhật
Vào ngày chủ nhật, mọi người cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi Do đó, bạn cần hạn chế gây tiếng ồn ào trong ngày này Không ai được sử dụng máy cắt cỏ, không khoan, cưa, dùng búa, lá xe tải, gây ồn Bên cạnh đó, mọi người được khuyến khích giảm tiếng ồn xuống từ 8 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau để tránh bị khiếu kiện hoặc phạt tiền.
9 Cấm tuyên chiến với nước khác
Luật pháp của Thụy Sỹ nghiêm cấm không một công dân nào có quyền tuyên bố chiến tranh với các quốc gia khác Nếu không thực hiện quy định này chắc chắn họ sẽ lãnh hình phạt tương ứng Trên đây là những luật cấm lạ lùng chỉ có ở Thụy Sỹ khiến du khách bất ngờ Nếu đến du lịch Thụy Sỹ, bạn nên chú ý tránh phạm phải để chuyến đi được trọn vẹn hơn.
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN
Thụy Sỹ- một quốc gia tuy nhỏ bé, nhưng lại vô cùng phát triển, tuy thịnh vượng và giàu có, nhưng lại cực kỳ bình yên Vùng đất này kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, là một điểm nhấn rất khác biệt so với phần còn lại của thế giới, xứng đáng là điểm đến lý tưởng, đáng để mỗi người đặt chân ghé thăm ít nhất là một lần trong đời.
Thụy Sĩ là một nước nhỏ, núi đồi chiếm hầu hết diện tích lãnh thổ Dãy núi Alps (An-pơ) xuyên suốt đất nước, hầu như không còn mấy vùng đồng bằng Nước này không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể, lại không giáp biển, điều kiện thiên nhiên rất xấu Một quốc gia như vậy mà nhiều năm qua được Ngân hàng Thế giới đánh giá là giàu nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người vượt quá 40 nghìn USD.
Qua quá trình tìm hiểu văn hóa và con người Thụy Sỹ, ta càng khâm phục với danh xưng “đất nước đáng sống” của quốc gia nhỏ bé này Dù cuộc sống có nhiều biến đổng, khiến cho thế giới thay đổi liên tục, nhưng Thụy Sỹ vẫn luôn giữ được nét văn hóa riêng, không để bị mai một.