ĐỀ: Chính trị học và vai trò của Chính trị học Bài làm Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị của xã hội với tư cách là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những qui luật và
Trang 1MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
ĐỀ 1: CHÍNH TRỊ HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH TRỊ HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Họ và tên: NGUYỄN THANH TÙNG
Ngày sinh:
Mã số:
1991
17065034
Hà Nội 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Họ và tên: NGUYỄN THANH TÙNG
Ngày sinh:
Mã số:
1991
17065034
Hà Nội 2021
Trang 3ĐỀ: Chính trị học và vai trò của Chính trị học
Bài làm
Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị của xã hội với tư cách là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những qui luật và tính qui luật chung nhất của chính trị; nghiên cứu cơ chế tác động và những phương thức, thủ thuật chính trị để hiện thực hoá tính qui luật và những qui luật đó trong xã hội được tổ chức thành nhà nước
Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “tổ chức cơ quan nhà nước” Chính trị là:
+ Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà nước
+ Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hoặc gián tiếp đều gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực
Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách:
Là một hình thức hoạt đông xã hội đặc biệt
Đối tượng nghiên cứu của chính trị học xoay quanh các vấn đề của đời sống chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật chung nhất của đời sống chính trị, cơ chế tác động, cơ chế sử dụng cùng những phương thức, những thủ thuật chính trị
để hiện thực hoá những quy luật chung đó Vấn đề trung tâm của Chính trị học là nghiên cứu quyền lực chính trị, phương thức giành quyền lực chính trị, các thiết chế và các hình thức tổ chức thực hiện quyền lực chính trị, các kiểu hệ thống chính trị đã có trong lịch sử và đang tồn tại trong thời đại ngày nay
Chính trị học cũng nghiên cứu quá trình hoạt động chính trị nhằm giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực chính trị Chú ý nghiên cứu làm rõ các vấn đề: mục tiêu chính trị trước mắt và mục tiêu lâu dài mang tính hiện thực;
Trang 4những biện pháp, phương tiện, thủ thuật, hình thức tổ chức có hiệu quả để đạt các mục tiêu đề ra; sự lựa chọn và sắp xếp cán bộ
Chính trị học cũng nghiên cứu các mối quan hệ về lí luận chính trị của các chế độ xã hội Vd lí luận chính trị về nhà nước cổ đại của Platôn (Platon) và Arixtôt (Aristote); "Nho giáo" của Khổng Tử (Kongzi); Chính trị học tư sản; Chính trị học vô sản do Mac và Enghen khởi xướng Năm 1949, một sốnước đã thành lập Hội Khoa học Chính trị Quốc tế (IPSA), theo sáng kiến của UNESCO, nhằm tăng cường liên hệ quốc tế trên lĩnh vực chính trị
Xuất phát từ các đối tượng đó, chính trị học có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận giải và khoanh vùng phạm vi khái niệm chính trị, chỉ ra nguồn gốc và bản chất sâu xa của vấn đề chính trị liên quan đến lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị xã hội
Thứ hai, nghiên cứu lịch sử tư tưởng và các học thuyết chính trị nhằm kế thừa những giá trị của tiền nhân, đồng thời chọn lọc và đề xuất áp dụng những tinh hoa chính trị cho thời đại ngày nay
Thứ ba, nghiên cứu vấn đề quyền lực chính trị, quá trình hình thành và phát triển của quyền lực chính trị, việc tổ chức và cơ chế thực thi quyền lực chính trị, việc giành, giữ và chuyển giao quyền lực chính trị
Thứ tư, nghiên cứu hệ thống chính trị: Kết cấu và chức năng của một hệ thống chính trị
Thứ năm, nghiên cứu văn hoá chính trị với tư cách là một thiết chế chi phối
và tác động tích cực tới hoạt động chính trị
Thứ sáu, nghiên cứu các vấn đề về Đảng chính trị và Đảng cầm quyền, công tác tư tưởng, tổ chức và xây dựng một Đảng chính trị
Thứ bảy, nghiên cứu vai trò của con người - với tư cách là một động vật chính trị; các phẩm chất cần thiết của một chính khách với tư cách là thủ lĩnh chính trị
Trang 5Cuối cùng, tìm hiểu một số vấn đề chính trị quốc tế: Như các cơ quan và tổ chức quốc tế, pháp luật quốc tế
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay, Chính trị học ở Việt Nam tập trung nghiên cứu vấn đề dân chủ hoá hệ thống chính trị nói riêng, dân chủ hoá đời sống xã hội nói chung trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu phương diện chính trị của quá trình đa dạng hoá cơcấu xã hội - giai cấp, đấu tranh giai cấp, nghiên cứu lí luận chung về đảng cầm quyền, những đặc trưng và yêu cầu quản lí nhà nước trong điều kiện dân chủ hoá đời sống xã hội; nghiên cứu các quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể lãnh đạo và chủthể quản lí cũng như giữa lãnh đạo và bịlãnh đạo, quản lí
và bị quản lí; nghiên cứu những phương pháp có hiệu quảtrong quản lí, trong kiểm soát xã hội; nghiên cứu các quá trình hình thành và ảnh hưởng của văn hoá chính trị đối với hoạt động chính trị, đối với việc tích cực hoá hoạt động chính trị của mọi thành viên trong xã hội, đối với việc hoàn thiện kĩ năng hoạt động của cán bộ lãnh đạo và quản lí các quá trình chính trị xã hội; nghiên cứu những động lực hoạt động chính trị và sự thể hiện của chúng trong quá trình đổi mới hiện nay ở Việt Nam
– Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính quy luật, quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hộ
– Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó trong đời sống chính trị
– Mọi hình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà nước như:
+ Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như những con đường giải quyết các mục tiêu đó
Trang 6có tính đến tương quan lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó
+ Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra
+ Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục tiêu
Ngoài ra chính trị học nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị: + Quan hệ giữa các giai cấp, thực chất là quan hệ giữa các lợi ích chính trị
và các giai cấp theo đuổi để hình thành lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh và hợp tác các giai cấp vì yêu cầu chính trị
+ Quan hệ giữa chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội để hình thành lý luận về đảng chính trị , nhà nước pháp quyền và về hệ thống chính trị và chế thế thực thi quyền lực chính trị
+ Quan hệ giữa các dân tộc để hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc
+ Quan hệ giữa các quốc gia để hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hóa hiện nay
Chức năng và nhiệm vụ của Chính trị học
Với tư cách là một môn khoa học, Chính trị học có chức năng tổng quát là: + Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế
+ Hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Chính trị học
Trang 7Từ những chức năng tổng quát trên, Chính trị học có những chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí
+ Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức
về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể
+ Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị
đã đề ra
+ Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ
Ở nước ta chính trị học có chức năng và nhiệm vụ chung:
- Là phục vụ cuộc sống của con người ở VN là phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, các quan điểm của Đ’ chính sách của nhà nước XHCN, và ứng dụng thực tiễn để tăng cường lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, góp phần phát triển và hình thành
VH chính trị, nhân cách chính trị cho mỗi cá nhân trong xh
Nhiệm vụ cụ thể:
- Với tư cách là một khoa học, chính trị học góp phần phá đúng đắn những tính qui luật và những qui luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong khuôn khổ một nước cũng như trên qui mô quốc tế
Trên cơ sở đó hình thành những lý luận, cơ sở khoa học về tổ chức chính trị, cải cách mô hình, cơ chế thực thị quyền lực , lý giải mói quan hệ giữa các chủ quyền chính trị
Trang 8- Chính trị học góp phần luận chứng và hình thành cơ sở khoa học cho các hoạt động chính trị, cho việc hoạch định mục tiêu, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và nhà nước, công cụ cơ sở khoa học để hình thành các Q’ sách và quyết định chính trị của đảng và nhà nước, cá nhân Thẩm định các quyết định chính trị
từ phương diện khoa học ( đây là nhiệm vụ quan trọng nhất vì khi đã có cơ sở khoa học để đánh giá các chính sách của Đảng, nhà nước là đúng đắn sẽ hình thành lòng tin, thể hiện tự giác của nhân dân )
- Nghiên cứu để xuất cơ chế, phương thức để thực thi các Q’ sách và quyết định chính trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra
- Góp phần xác định một hệ thống các quan điểm là cơ sở trong công cuộc đổi mới.( VN xây dựng nền khin tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên chính sách khoa học nào? quyền lực nhà nước thống nhất dựa trên chính sách khoa học nào? )
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, các nhà lãnh đạo chính trị để thực thi những mục tiêu đề ra, phấn đấu cho sự phát triển của đảng và nhà nước ta.( Chính trị học
là khoa học chân thực sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo những tư chất: chạy bán chính trị, có sáng kiến và khả năng tìm tòi, có năng lực đàm thoại chính trị để lãnh đạo những con người, tổ chức có những tâm lý, tính chất, nhu cầu khác nhau Ngoài ra chính trị học và các khoa học khác cũng cung cấp cho những cán bộ chính trị những tri thức thực tiễn chính trị, khoa học và nghệ thuật chính trị)
Vai trò của chính trị học trong đời sống xã hội
Trong đời sống xã hội, có rất nhiều vấn đê cần có chính sách để giải quyết một cách kịp thời Tuy nhiên, với nguồn lực hữu hạn, nhà nước chỉ có thể lựa chọn một số vấn để để giải quyết trườc Chính trị học sẽ đặt cơ sở cho việc xác định các
ưu tiên chính trị trong việc lựa chọn các vấn đề, đối tượng hay tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội cần được ưu tiên trong khi thiết kế chính sách Chính trị học cũng đặt việc hoạch định và thực thi chính sách trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống
Trang 9chính trị hiện hành, với các ràng buộc về thể chế cũng như các tính chất cụ thể của
sự vận hành trên thực tế của hệ thống
Nói cách khác, chính trị học cung cấp sự phân tích trên các khía cạnh chính trị như: mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân và nhóm cụ thể, cách thức điều hòa mâu thuẫn, cũng như các thể chế cần có… Nói một cách hình ảnh, chính trị học phân tích về định hướng của cả con tàu, trong khi kinh tế học sẽ phân tích xem việc vận hành con tàu theo định hướng đó như thế nào là nhanh nhất và ít tôn kém nhất
Như vậy, nói đến chính sách công không thể không nói đến các ưu tiên chính trị của đảng cầm quyền thông qua nhà nước cũng như tính tối ưu của chính sách Do đó, mọi chính sách đều có mục tiêu chung là đạt được lợi ích tối đa với chi phí thấp nhất
Tất nhiên, lợi ích và chi phí không chỉ được đo bằng tiền, vì nó phụ thuộc vào quan điểm, hệ giá trị của giai cấp cầm quyền, đặc điểm văn hoá dân tộc, quan niệm chung của người dân Tuy nhiên, trong quá trình phân tích chính sách, việc quy các chi phí, lợi ích ra cùng một đơn vị (nội tệ, ngoại tệ) vẫn là phương pháp chủ đạo để tạo lập cơ sở khoa học cho các quyết định chính sách
Nhìn một cách tổng quát, chính sách phải đáp ứng được những đòi hỏi mang tính hệ thông như: những đòi hỏi mang tính giai cấp (chính sách đó phải phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền), những đòi hỏi mang tính dân tộc (phù hợp với đặc điểm văn hoá – tâm lý – thói quen dân tộc), đòi hỏi mang tính nhân loại (phù hợp với các xu hướng phát triển tiến bộ của nhân loại)
Ngoài ra, một chính sách được hoạch định tốt còn phải thoả mãn các đòi hỏi mang tính kỹ thuật khác như: tính khả thi kỹ thuật (đủ trình độ, kiến thức chuyên ngành để thực hiện), tính khả thi tài chính (đủ nguồn vốn cho việc thực hiện chính sách), và tính tối ưu kinh tế (lợi nhuận nhiều nhất với chi phí thấp nhất)