Ban đầu, hình ảnh đặt ở trung tâm là một guồng xe sợi do một nhà nông học thiết kế.Trong quốc kỳ hiện tại, biểu tượng bánh xe 24 nan hoa gọi là Ashoka Chakra có ýnghĩa Ấn Độ không nằm ng
TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA ẤN ĐỘ
Khái quát về quốc gia Ấn Độ
Ấn Độ (tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Anh: Republic of India) là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với dân số trên 1,410 tỷ người tính đến nay Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.
- Thành ph l n nh t: Mumbai (thành ph thích h p); Delhi (khu v c đô th ).ố ớ ấ ố ợ ự ị
- Ngôn ng chính th c: ti ng Hinditi ng Anh.ữ ứ ế ế
- Ngôn ng qu c gia đữ ố ược công nh n: Không có.ậ
Quốc kỳ của Ấn Độ sử dụng 3 màu bao gồm vàng nghệ thẫm tượng trưng cho sự hy sinh của các lãnh tụ, trắng tượng trưng cho ánh sáng chân lý và xanh lục tượng trưng cho mối liên hệ của con người với thực vật trên trái đất
Ban đầu, hình ảnh đặt ở trung tâm là một guồng xe sợi do một nhà nông học thiết kế. Trong quốc kỳ hiện tại, biểu tượng bánh xe 24 nan hoa (gọi là Ashoka Chakra) có ý nghĩa Ấn Độ không nằm ngoài vòng chuyển động, không chống lại sự thay đổi mà liên tục tiến về phía trước.
Quốc huy này được Chính phủ Ấn Độ thông qua vào ngày 26 tháng
1 năm 1950, ngay trong ngày Ấn Độ trở thành một nước cộng hòa.
Thiết kế được chuyển thể từ Đầu trụ sư tử Ashoka, vốn là một tác phẩm điêu khắc cổ của Ấn Độ, có niên đại từ năm 280 trước Công nguyên Đầu trụ này gồm bốn con sư tử châu Á đứng quay lưng vào nhau, tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm, sự tự tin và sự tin tưởng Những con sư tử được gắn trên một mũ cột tròn và mũ cột được gắn trên một bông sen Bánh xe Pháp luân Dharmachakra nằm ở trung tâm của mũ cột Bánh xe có 24 nan hoa tượng trưng cho sự tiến bộ và tiến hóa của nền văn minh nhân loại Tiêu ngữ "Satyameva Jayate" (tạm dịch: "chỉ sự thật chiến thắng") được khắc bên dưới mũ cột bằng chữ Devanagari, viết từ trái sang phải.
*Quốc ca: "JANA GANA MANA”
"Tổ quốc trong tâm hồn nhân dân”
Bài hát quốc gia: "Vande Mataram" (tiếng Phạn)
"Tổ quốc, tôi cúi đầu chào Người"
*Một số địa điểm nổi tiếng của Ấn Độ:
- Sông Hằng: là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km², một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Sông Hằng là sông linh thiêng nhất đối với Ấn Độ Giáo Con sông là nguồn sống của hàng triệu người Ấn Độ sống dọc theo nó và phụ thuộc vào nó hàng ngày Con sông có vai trò quan trọng về lịch sử với nhiều thủ đô, thủ phủ của các đế quốc trước đây nằm dọc theo bờ sông này.
Vị trí địa lý của Ấn Độ trên bản đồ Thế giới
Lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và kiểm soát trên thực tế
Lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền nhưng không kiểm soát trên thực tế 🟩 Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và cao nguyên Ấn Độ bao gồm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ nằm trên mảng kiến tạo Ấn Độ, phần phía Bắc của mảng Ấn-Úc Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km, phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía Đông và Đông Nam Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56% Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanmar (1.463 km), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km) Đỉnh núi cao nhất có độ cao 8.598 m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao -2,2 m Các sông dài nhất là sông Brahmaputra, sông Hằng Hồ lớn nhất là hồ Chilka.
*Dân số ước lượng đến năm 2023:
- Tăng 1.352.642.280 (Tăng nhanh nhất Thế giới).
- Tính đến năm 2023, dân số Ấn Độ đạt 1.428.000.000 và là nước đông dân nhất Thế giới.
- Mật độ dân số: 421,9/km 2 (hạng 19 trên Thế Giới).
Khí hậu, môi trường
- Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông có sự tác động từ hai nơi này và mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đới mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao.
- Tại Ấn Độ, các vấn đề chủ yếu về môi trường bao gồm suy thoái rừng và suy thoái đất nông nghiệp; cạn kệt tài nguyên nước, khoáng sản, rừng, cát và đá; suy thoái môi trường; các vấn đề về y tế công; mất đa dạng sinh học; các hệ sinh thái mất khả năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo Tuy nhiên, theo các dữ liệu thu thập được và nghiên cứu tác động môi trường của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, từ năm 1995 đến năm 2010, Ấn Độ là một trong những nước có sự tiến bộ nhanh nhất thế giới trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và cải thiện chất lượng môi trường.
Thể chế chính trị
- Chính phủ: Cộng hòa liên bang đại nghị chế
- Phó Tổng thống: Jagdeep Dhankhar
- Chánh án: Uday Umesh Lalit
- Chủ tịch Lok Sabha: Om Birla
- Hạ viện: Lok Sabha Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật" Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang Chính phủ tuân theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp
Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu, song kể từ cuối thập niên 1990 thì Ấn Độ đã phát triển tính liên bang hơn nữa do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.
Kinh tế
Đơn vị tiền tệ: Rupee Ấn Độ (INR) Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa
Bắt đầu từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện chính sách “hướng Đông” với mục đích là để hội nhập kinh tế và hợp tác chính trị với Đông Nam Á, kết quả của cách tiếp cận thực tế hơn trong quan hệ đối ngoại Chính sách này đang mang lại những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện và tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng Ấn Độ là một đối tác được các quốc gia ASEAN lựa chọn để thiết lập khu vực thương mại tự do từ năm 2003 và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết Ấn Độ hiện đang có mức thuế suất trung bình ở mức cao trên thế giới nên việc Ấn Độ cắt giảm thuế theo cam kết sẽ tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam nhờ sự chênh lệch giữa thuế ưu đãi và thuế thông thường
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong một thập kỷ vừa qua là khoảng trên 6%/năm Năm 2008-2009, GDP tăng 6,7%, dự kiến năm 2009-2010 tăng 6,5-7%
Khác với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không lệ thuộc quá lớn vào công nghiệp cũng như xuất khẩu mà phụ thuộc phần quan trọng vào lĩnh vực dịch vụ Lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đang tăng 15-20% hàng năm Ấn Độ rất chú trọng tới phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Năm 2005-2006, nước này xuất khẩu 31,4 tỷ USD phần mềm tin học, năm 2006-2007 xuất khẩu 40 tỷ USD và năm 2008-2009 xuất khẩu 46,3 tỷ USD, trở thành một trong những trung tâm của thế giới về dịch vụ công nghệ thông tin.
Nhờ những lợi thế này, Ấn Độ đang trở thành quốc gia thu hút sự chú ý của giới kinh doanh toàn cầu.
Các vật thiêng của người Hindu
- Tràng hạt Rudraksha: Được tạo từ nước mắt của Rudra, một hiện thân của thần Shiva, do đó có quyền lực y học, sức mạnh tinh thần và quyền lực siêu nhiên
- Đá Salagrama là một hòn đá nhỏ, thực ra là hoá thác của một loại ốc (hoặc mai cá mực) đã tuyệt chủng, được các giáo sĩ Bà La Môn cổ đại coi là hiện thân của thần Vishnu.
- Shiva linga: Tượng dương vật của thần Shiva (Thần Huỷ Diệt và Tái
Tạo) tượng trưng cho sức sáng tạo của thần Shiava, sức sáng tạo thiêng liêng, được phái Shaivite thờ khắp nơi.
- Chim công: Chim công chính thức được chính phủ Ấn Độ công nhận là quốc điểu từ năm 1963, nhưng đã là biểu tượng cao quý trong văn hoá Ấn Độ từ xa xưa.
VĂN HOÁ – CON NGƯỜI QUỐC GIA ẤN ĐỘ
Phong tục tập quán Ấn Độ
Với một lịch sử lâu đời và văn hóa phong phú, phong tục tập quán ở Ấn Độ có những đặc điểm riêng biệt và thú vị Để tìm hiểu về những phong tục tập quán này, nhóm chúng em đã khám phá một số phong tục nổi bật, đặc sắc sau đây.
2.1.1 Chú ý nghi thức khi đến những nơi thờ cúng
Người dân Ấn Độ tuân thủ tôn giáo nghiêm túc, vì thế nếu bạn mặc quần ngắn, hãy nhớ dùng khăn quấn chân và che phần vai trước khi vào tham quan đền chùa. Ngoài ra, luôn để giày dép bên ngoài khi bước vào nơi thờ cúng.
2.1.2 Thể hiện tình cảm nơi công cộng
Vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh như hồ Kerala hay đền Taj Mahal thường dễ làm cho các cặp đôi xao xuyến Nhưng hãy nghĩ kỹ trước khi thể hiện tình cảm nơi công cộng bởi các hành động này thường không được chào đón ở Ấn Độ.
2.1.3 Chú ý đến tay và chân
Người Ấn Độ phân cấp toàn bộ các bộ phận trên cơ thể, cao nhất là đầu và thấp nhất là chân Do bàn chân bị coi là thứ bẩn thỉu nên khi bước vào nhà một ai đó, bạn nhất định phải bỏ giày dép và tuyệt đối không giẫm lên bất kỳ đồ vật nào trong nhà. Ngoài ra, cúi đầu và chạm vào chân người già là biểu hiện của sự kính trọng Tuyệt đối không sử dụng tay trái khi ăn và không đưa bất kỳ thứ gì cho người khác bằng tay trái.
2.1.4 Những ánh nhìn tò mò
Việc nhìn chằm chằm vào ai đó bị xem như bất lịch sự ở phương Tây lại hoàn toàn bình thường ở Ấn Độ Người dân nơi đây luôn tò mò về du khách nước ngoài và họ không ngần ngại quan sát bạn một cách chăm chú Mỉm cười thân thiện, bạn sẽ nhận lại được nụ cười đáp lễ Tuy nhiên đừng hy sinh sự an toàn của bản thân chỉ vì lịch sự, đặc biệt là đối với các nữ du khách.
Trong văn hóa Ấn Độ, bò được xem như một con vật Thánh Bò được tôn thờ như hình tượng của một người mẹ, được miêu tả là có tấm lòng rộng lượng như Mẹ Trái Đất và mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ.
Trong Kinh Vệ Đà, có nhiều đoạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc bò Bò là nguồn sữa để duy trì sự sống Thậm chí phân bò còn là nguồn nhiên liệu thiết yếu và là nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, đặc biệt ở những khu vực nông thôn của Ấn Độ.
Giết bò hoặc sử dụng thịt bò được xem là một điều tội lỗi Vì thế nhiều bang ở Ấn Độ đã đưa lệnh cấm giết mổ bò vào luật.
2.1.6 Phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ
* Sự kiện trọng đại có thể kéo dài đến vài ngày:
Phong tục cưới hỏi ở Ấn Độ có phần phức tạp Đám cưới tại đây có thể kéo dài tới 5 ngày hoặc hơn Từ khi đính hôn tới trước ngày cử hành hôn lễ chính thức của đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng.
Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn diễn ra trong vài ngày trước đám cưới Có 7 người phụ nữ đã có gia đình đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ trong một chiếc bát bằng đá đựng đường Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao vòng hoa, chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ và mọi thành viên tham dự Gia đình chú rể trao cho cô dâu một giỏ hoa quả rồi cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường Đây là việc tượng trưng cho sự đính ước hôn nhân với cuộc sống ngọt ngào sau này
Nghi lễ tiếp theo là Mehendi diễn ra vào ngày trước đám cưới trong một buổi trà chiều của phụ nữ Trong lễ này, cô dâu được vẽ henna lên cơ thể, thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người đàn ông là chồng mình từ nay về sau Vào ngày cưới là lễ Haldi, cô dâu sẽ được được tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ củ nghệ Khi chú rể đến phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà rồi rửa chân bằng sữa tươi và nước Hôn lê chính thức bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ để ông dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.
Cuối cùng, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng Cô dâu đi vòng quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn sau này của hai vợ chồng Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội họp mừng tiệc Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy, múa hát vui vẻ trong tiếng nhạc của ngày lễ trọng đại.
* Vàng là thứ không thể thiếu trong đám cưới ở Ấn Độ:
Trong mỗi đám cưới của người Ấn Độ, dù giàu hay nghèo, họ đều sử dụng vàng làm của hồi môn, thậm chí là rất nhiều vàng Từng có nghiên cứu cho rằng, lượng vàng mà người Ấn Độ bỏ ra trong những đám cưới nhiều đến mức gây ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới Đối với phụ nữ Ấn Độ, vàng là đồ trang sức không thể thiếu Ấn Độ cũng là nước tiêu thụ vàng thứ hai thế giới.
* Cô dâu và chú rể trao vòng hoa:
Một trong những nghi lễ quan trọng trong đám cưới của người Ấn Độ là trao nhau vòng hoa tết từ những bông hoa nhiều màu sắc rực rỡ Trong quá khứ, điều này tượng trưng cho sự chấp nhận lời cầu hôn của đôi trai gái Ngày nay, đây là biểu tượng cho tình yêu và sự tôn trọng của các cặp đôi.
* Bôi bột đỏ lên tóc cô dâu:
Cô dâu sẽ được bôi một loại phẩm màu đỏ lên tóc Dấu hiệu này để xác nhận tình trạng hôn nhân Nhiều phụ nữ Ấn Độ sau khi lập gia đình vẫn tiếp tục áp dụng nghi thức này trong cuộc sống thường ngày
* Vẽ Henna lên tay và bàn chân cô dâu:
Những hình vẽ Henna có lẽ là truyền thống dễ nhận biết nhất của các đám cưới của người Ấn Trước lễ cưới, cô dâu sẽ trang trí cho bàn chân và bàn tay của mình bằng những hình vẽ Henne phức tạp Người Ấn Độ tin rằng, các hình vẽ Henne giúp tăng khả năng thụ thai cho người vợ và xua đuổi tà ma trong cuộc sống của hai vợ chồng.
Tôn giáo tín ngưỡng Ấn Độ
Tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu, từ xa xưa người ta quan niệm rằng tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người.
Theo C Mác thì tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh khi bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trật tự không có tinh thần Còn theo
Ph Ăngghen lại cho rằng tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày.
Tuy nhiên, ngày nay Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã quy định về tôn giáo tại khoản 1 Điều 2 cụ thể: tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Ấn Độ là một quốc gia có sự đặc trưng văn hóa, đa dạng các tín ngưỡng với nhiều tôn giáo chính như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Kito giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo Hiện nay có 80,5% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, Hồi giáo có 13,4%, Kitoo giáo chiếm 2,3%, đạo Sikh chiếm 1,9%, Phật giáo chiếm 0,7% , đạo Jain chiếm % là các tôn giáo lớn khác tại Ấn Độ,
2.2.1 Ấn Độ giáo (Đạo Hindu)
- Đây là tôn giáo được người dân Ấn Độ theo nhiều nhất (80,5%).
- Ấn Độ giáo hay còn gọi là Hindu giáo là tôn giáo được thực hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á, được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới tuy nhiên Ấn Độ giáo (Hindu giáo) không có một người sáng lập cụ thể được ghi nhận ở trong lịch sử Ấn Độ giáo được xem là sự hợp nhất của các nền văn hóa Ấn Độ khác nhau với nguồn gốc đa dạng, bắt đầu phát triển từ năm 500 TCN đến năm 300 sau
CN, sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà ( từ năm 1500 đến năm 500 TCN) và phát triển mạnh ở thời Trung cổ, với sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ
- Kinh sách của Ấn Độ giáo được chia thành 02 loại là kinh sách ruti (nghe) và Smrti
(nhớ) Các kinh sách này thảo luận về thần học, triết học, thần thoại, Vệ Đà yajna, Yoga, nghi lễ agama, cách xây dựng đền thờ và các chủ đề khác Các tín đồ Ấn Độ Giáo tin vào những thuyết luân hồi (vòng luân hồi liên tục của sự sống, cái chết và sự tái sinh) và nghiệp báo (luật nhân quả) Người Hindu tôn trọng mọi sinh vật sống và coi bò là loài vật linh thiêng Thói quen ăn uống cũng là một phần quan trọng trong đời sống của người theo đạo Hindu Hầu hết họ không ăn thịt bò hoặc thịt lợn và có nhiều người ăn chay
- Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần chủ yếu là bốn thần cụ thể đó chính là: Bộ ba Brama(thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Hủy diệt), Visnu (thần Bảo hộ) và Inđra (thần Sấm sét) Các vị thần này đều là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi Người ta cũng thường xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá có thiết kế rất đồ sộ, hình chóp núi,người dân Ấn Độ quan niệm rằng đây cũng chính là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để có thể thờ với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.
Bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới) Siva (thần Hủy diệt)
- Hồi giáo còn được biết đến với tên gọi khác là đạo Hồi hay đạo Islam, là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham và quan niệm rằng chỉ có một Thiên Chúa và Muhammad là sứ giả của Thượng đế Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Ấn Độ và trên thế giới, những người theo đạo Hồi thường được gọi là người Hồi giáo
- Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, toàn năng và độc nhất, Chúa là người đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên Tương tự như các tôn giáo khác, Hồi giáo được lưu giữ và truyền bá thông qua kinh thánh, kinh thánh chính của đạo Hồi là thiên kinh
Quran gồm 114 chương, 6236 tiết Đối với các tín đồ tôn giáo đây là một vật vô cùng linh thiêng, là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
- Kitô giáo còn được gọi với tên gọi khác và Cơ Đốc giáo, là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraha, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô được ký thuật trong Kinh thánh Tân ước Kitô giáo có 03 nhánh chính cụ thể là
Chính thống giáo và Kháng cách.
- Theo Kinh thánh Tân ước, Thiên chúa chính là đấng tối cao đã tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 06 ngày và ngày thứ 07 ngài nghỉ ngơi Adam và Eva vì không nghe lờiThiên Chúa nên đã ăn trái của cây biết điều thiện ác hay còn gọi là trái cấm nên hai người đã bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng Adam và Eva đã chuyển tội lỗi cho con cháu loài người, bởi vậy loài người đã mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để giúp cho loài người được hòa giải với Thiên Chúa.
Phật giáo xuất xứ từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya) Ấn Độ cũng chính là cái nôi đầu tiên của Phật giáo, các trung tâm Phật giáo thực tế đã ra đời ngay từ thời Bổn sư Thích Ca Mâu Ni truyền đạo và phát triển mạnh vào thời vua Asoka.
Tuy nhiên, Phật giáo cũng đã đứng trước sự suy tàn ở tại Ấn Độ Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ đã có thể bắt đầu từ thế kỷ 7, đến cuối thể kỷ 12 thì Phật giáo đã chính thức biến mất hoàn toàn Mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 20 thì phong trào chấn hưng Phật giáo, đạo Phật tại Ấn Độ cũng từ đó mới chính thức bắt đầu trở lại. Ở Ấn Độ, có nhiều di tích ghi lại dấu ấn của Phật Giáo mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như:
– Bồ đề đạo tràng, là nơi mà Thích Ca đã ngồi thiền và thành đạo.
– Sarath, còn gọi là Mrigadava, là nơi mà Phật giáo bắt đầu thuyết giảng giáo lý cho 5 anh em Kiều Trần Như.
– Kusinagara, là nơi mà Phật nhập niết bàn.
– Trung tâm Phật giáo Nalanda, là trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới. Nalanda là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII Khu đại học này từng được ghi nhận là có mười ngàn sinh viên và hai ngàn giáo sư, bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên.
– Phật giáo là một tôn giáo chủ trương lẽ thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người Chỉ có mình mới thực hành cho mình, giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và chính mình giải thoát cho mình Và sau đó, giúp đỡ người khác đi theo con đường đạo vì lòng từ bi và để tu dưỡng thêm lòng từ bi đối với họ.
Một số lễ hội đặc sắc ở Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia đề cao giá trị tinh thần, lễ hội được coi như một phần của cuộc sống của người Ấn Lễ hội ở Ấn Độ khá đa dạng được tổ chức trong suốt cả năm, mang đến cho khách du lịch cơ hội để khám phá văn hóa Ấn đầy màu sắc
2.3.1 Lễ Diwali Được xem là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Ấn Độ, được tổ chức vào tháng Ashwin (tháng 10) hoặc tháng Kartika (tháng 11) theo lịch của người Hindu Diwali ra đời với ý nghĩa tượng trưng cho những khởi đầu mới và chiến thắng của cái tốt trước cái xấu, của ánh sáng trước bóng tối.Không chỉ thế, Diwali còn là dịp để người dân trên miền đất Ấn cảm nhận không khí lễ hội ấm áp, rũ bỏ hiềm khích, cùng nhau hòa vào niềm vui và cầu nguyện thần linh ban phát những điều tốt đẹp Đối với người dân Ấn Độ thắp sáng đèn nến bên ngoài là phải ý thức được “ánh sáng bên trong” chính là bản tính chân thật, trường tồn… của mỗi cá nhân để chiếu sáng, xua tan chướng ngại, đẩy lùi ngu muội, hầu mang lại an vui, hòa bình Cũng trong dịp lễ này, những gia đình tụ họp, trang hoàng nhà cửa sạch đẹp Nhiều loại đèn chiếu sáng được trang trí trước nhà.
Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu ở Mumbai - người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi - biểu tượng của tài trí, hạnh phúc và thành công.
2.3.3 Lễ hội sắc màu Holi
Lễ hội Holi nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của cái tốt trước cái ác và để mừng vụ mùa thu hoạch Holi còn được gọi là "Lễ hội màu sắc", mọi người ném bột màu và nước vào nhau, tổ chức tiệc tùng và khiêu vũ dưới vòi phun nước.Bhang (một loại keo dán làm từ cây cần sa) cũng được tiêu thụ trong suốt lễ hội.Cùng hòa vào dòng người địa phương và tham gia lễ hội Holi sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị nếu bạn không ngại bị ướt và bẩn.
2.3.4 Durga Puja - Khi nữ thần Durga được tôn vinh
Durga Puja, còn gọi là Navaratri, là một trong những lễ hội đáng chú ý khác vào tháng 10 Lễ hội này dành riêng cho việc tôn vinh Nữ thần Durga, người biểu tượng cho sức mạnh và lòng dũng cảm Trong suốt 9 ngày của Durga Puja, người dân tham gia vào các hoạt động vui nhộn như nhảy múa, hát hò và tham gia vào các cuộc thi trang trí Đây là một sự kiện lớn dành cho tất cả mọi người, không phân biệt tín ngưỡng hay tôn giáo Tại Mumbai, lễ hội diễn ra với sự trợ giúp của một tổ chức từ thiện Lần đầu tiên những người cao tuổi đã có một bữa tiệc trọn vẹn và một màn trình diễn vũ điệu Garba truyền thống trong lễ hội này.
2.3.5 Lễ hội thả diều quốc tế Uttarayan ở Ahmedabad
Lễ hội thả diều quốc tế Uttarayan diễn ra vào ngày 14 tháng 1 hằng năm là một trong những lễ hội lớn của thành phố Ahmedabad nói riêng và cả Ấn Độ nói chung. Đây là nơi các nhà sản xuất diều chuyên nghiệp, những người nghệ sĩ thả diều của Ấn Độ và thế giới tham gia tranh tài để thể hiện kỹ năng và chuyên môn trong bộ môn nghệ thuật.
Nền ẩm thực phong phú của Ấn Độ
Mỗi đất nước lại có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực, trở thành điểm nhấn và thu hút khách du lịch đến khám phá Vậy văn hóa ẩm thực Ấn Độ có gì đặc biệt, khác lạ so với đất nước khác?
2.4.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực Ấn Độ - ăn bằng tay
Lần đầu tiên đến Ấn Độ bạn sẽ cực kỳ bất ngờ khi người Ấn ăn không dùng dụng cụ như: thìa, đũa, dao, dĩa… để ăn như các quốc gia khác Thay vào đó, người Ấn Độ ăn bốc Người Ấn luôn tâm niệm rằng gạo là hạt ngọc trời ban Vì thế phải dùng tay, trực tiếp bốc, cầm vào đồ ăn để thể hiện sự trân trọng, biết ơn chúa trời Và theo người Ấn,
5 ngón tay tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí, trời Khi ăn bằng tay sẽ cảm nhận hương vị của đồ ăn chuẩn, ngon.
Vì thế đến Ấn Độ bạn hãy thử ăn bốc và cảm nhận kiểu ăn này sẽ rất thú vị, khác lạ so với cách dùng đũa thìa quen thuộc.
2.4.2 Một số món ăn nổi tiếng ở Ấn Độ Ấn Độ được mệnh là danh thiên đường về gia vị Chính vì vậy, các món ăn tại Ấn Độ đều rất đậm vị được kết hợp từ một số loại gia vị phổ biến không thể thiếu của người Ấn như: ớt, lá thì là, garam masala, bột bạch đậu khấu, lá quế, đinh hương, lá nguyệt quế, lá bạc hà, hạt nhục đậu khấu, nghệ, lá cà ri, Cách kết hợp gia vị trong mỗi món ăn ở Ấn Độ không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho người dân Ấn.
Văn hóa ẩm thực Ấn Độ điều mang trong mình một nét đẹp độc đáo riêng biệt mà chưa chắc bạn đã biết, nếu có cơ hội ghé thăm đất nước này thì hãy thử ngay 5 món ăn đặc trưng không thể thiếu của người Ấn sau đây: Đầu tiên cùng đến với món cà ri ngon trứ danh.
Mỗi khu vực ở Ấn Độ có đặc trưng món ăn và kỹ thuật nấu ăn khác nhau Kết quả là, phong cách ấm thực thay theo vùng, phản ánh cơ cấu nhân khẩu khác nhau của tiểu lục địa Ấn Độ đa dạng về sắc tộc Ẩm thực Ấn Độ được biết đến với những món ăn có hương liệu và gia vị cay nồng, điển hình là món cà ri.
Cà ri là món ăn rất quan trọng đối với văn hóa ẩm thực của người Ấn Tương tự như Hàn Quốc có kim chi, Nhật Bản có sushi hay Việt Nam chúng ta có Phở hay bánh mì vậy Những món ăn này xuất hiện trong bữa ăn của mỗi quốc gia từ rất lâu, cách đây hàng nghìn năm Từ đó, nó đã trở thành biểu tượng trong ẩm thực của mỗi quốc gia.
Cà ri Ấn Độ được nấu bằng cách hầm thịt cùng củ, có phần nước xốt sền sệt được làm từ sản phẩm của sữa như sữa tươi hoặc phô mai, bơ, sữa chua, ăn kèm với cơm trắng và có vị cay, hơi hăng Không một đầu bếp nào khẳng định chắc chắn cà ri Ấn Độ “chính hãng” thường có bao nhiêu nguyên liệu Cho dù đó có là đầu bếp nấu cà ri giỏi nhất Điều này cũng dễ hiểu bởi trong số hàng chục loại cà ri khác nhau, người nấu lại có những sự kết hợp rất khác nhau để tạo nên hương vị, màu sắc riêng cho món ăn Điều đó làm nên điểm thú vị khiến người thưởng thức cảm thấy thích thú.
Có rất nhiều kiểu loại khác nhau của cùng một món ăn được gọi là cà ri Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến cà ri dê Ngoài ra còn có cà ri cừu, bò, gà Thậm chí có cả cà ri tôm, cá, cà ri chay Chỉ riêng cà ri chay đã là cả một thế giới vô cùng đặc sắc cho bạn khám phá như: cà ri trứng, cà ri bắp cải khô, rau củ… Các loại rau và thảo mộc nấu kèm làm tăng hương vị cũng vô cùng phong phú, khó lòng đếm xuể Bắt tầu từ loại ớt mexico cay nồng xuất hiện đầu tiên trong món cà ri nguyên thủy Cho đến những nguyên liệu khác như rau mùi, hạt thì là, hồi, hạt bạch đậu khấu, ngò, nghệ, đinh hương, tỏi, quế…
Cơm dùng để ăn kèm với cà ri thường là Biryani hoặc Pulau Những món cơm cả ri này đều rất ngon, rất đáng để thưởng thức Đặc biệt, dù là một món có nước xốt, tuy nhiên người Ấn vẫn giữ thói quen dùng tay không khi thưởng thức cà ri.
Một món ăn không thể không nhắc đến khi đến Ấn Độ đó là Samosa (Khoai tây chiên/ bánh bao chay).
Bánh Samosa là một loại bánh chiên có hình tam giác hoặc có hình dạng khác tùy vào người nặn bánh Bánh Samosa là một loại bánh ăn vặt khá được yêu thích tại Ấn Độ và bạn sẽ tìm thấy món ăn này dễ dàng trên các con phố tại đây Bánh có 2 phần gồm vỏ và nhân Bánh có thể chiên hoặc nướng với nhân bánh có vị mặn Khoai tây sẽ được tẩm gia vị, hành tây, đậu Hà Lan và đậu lăng,… Đôi khi, chúng được làm với thịt cừu xay, thịt bò xay hoặc thịt gà xay Tuy nhiên, Samosa Ấn Độ thường là một món ăn thuần chay được làm theo kiểu bánh ngọt không có trứng và các sản phẩm từ sữa Samosa thường được đi kèm với nước sốt bạc hà ngọt hoặc tương ớt, nó là món ăn yêu thích của nhiều người
Nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm Bánh mì Naan ngon thì xem như bạn chưa đến Ấn Độ.
Naan là một loại bánh nướng bằng lò nướng có men thường được phục vụ trong tất cả các bữa ăn Bánh mì này là sự kết hợp hoàn hảo của chewy giòn, bơ và garlicky,thường được người Ấn Độ chọn cho bữa sáng
Trên bàn ăn của người nơi này chắc hẳn không thể nào thiếu Thali - một món ăn truyền thống từ ngàn xưa.
Khi đi du lịch ở hầu hết các vùng của Ấn Độ, bạn sẽ tìm thấy các nhà hàng địa phương phục vụ Thali – một đĩa phục vụ các món ăn ngon nhất đặc trưng cho vùng đó. Nhưng Thali không chỉ là một phần của văn hóa ăn uống ngoài trời của đất nước Mặc dù không đại diện cho cách ăn uống của tất cả mọi người ở Ấn Độ, nhưng nó là một phần không thể thiếu trong các lễ hội, lễ kỷ niệm và ăn uống hàng ngày
Món Thali là một món ăn truyền thống từ thuở xa xưa trên các bàn ăn gia đình của người Ấn Bạn có thể dễ dàng tìm và thưởng thức món ăn này từ những nhà hàng sang trọng cho đến các quán ăn bình dân Thali là một món ăn hỗn hợp bao gồm cơm,bánh mì Naan, cà ri đậu, khoai tây, sữa chua không đường và có thể kết hợp với những nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị cho món ăn Những món ăn này được đặt chung trên một chiếc khay với tất cả nguyên liệu và được bày trí đẹp mắt.
Trang phục Ấn Độ
Là quốc gia có diện tích rộng và là một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh loài người, Ấn Độ do đó là quốc gia sở hữu một truyền thống lâu dài, phong phú và đa dạng Điều này được thể hiện rõ rệt qua số lượng trang phục, quần áo truyền thống khổng lồ, đặc trưng cho nhiều vùng miền khác nhau Hãy cùng tìm hiểu các loại trang phục truyền thống của người Ấn Độ nhé.
Các loại trang phục và quần áo truyền thống của người Ấn Độ thay đổi tùy theo sắc tộc, địa lý, khí hậu cũng như văn hóa ở mỗi vùng miền khác nhau Hiện nay, những loại trang phục truyền thống phổ biến của người Ấn Độ bao gồm:
Sari, hay còn gọi là saree, là một loại trang phục dành cho phụ nữ ở tiểu lục địa Ấn Độ Loại trang phục này thực chất là một tấm vải, dài từ 4 - 9 mét (m) Sari có thể được làm từ nhiều loại vải khác nhau bao gồm:
Sambalpuri saree ở phía Đông, lụa Mysore và Ilkal ở
Karnataka, Kanchipuram saree ở phía Nam, Paithani ở phía Tây hay Banarasi ở phía Bắc.
Sari là loại trang phục phổ biến nhất ở Ấn Độ Nó cũng có rất nhiều tên gọi riêng ở các vùng miền khác nhau như: kavanis, mundu, pudavai, seere,….Cũng theo ghi nhận, có tới hơn 80 cách để mặc sari và được phân loại tùy thuộc vào khu vực địa lý, dân tộc sử dụng, chẳng hạn như: Nivi, Gujarati, Himalaya, Nepal,
Mekhela Sador là trang phục truyền thống của phụ nữ ở bang Assam nằm ở vùng Đông Bắc Ấn Độ Loại trang phục này đặc trưng bởi 2 mảnh vải rủ khắp cơ thể Bao gồm:
- Mekhela: Mekhela là phần dưới, được làm bằng vải sarong có dạng hình trụ rất rộng, xếp thành các nếp gấp rồi nhét vào thắt lưng.
- Sador: Sador là phần trên, được làm bằng một mảnh vải dài Một đầu vải nhét vào phần trên của Mekhela trong khi phần còn lại bao xung quanh cơ thể.
Salwar Kameez là một loại trang phục truyền thống của cả nam và nữ ở bang Punjab nằm tại miền Bắc Ấn Độ Tuy nhiên hiện nay, Salwar Kameez đã dần trở thành một trong những trang phục phổ biến nhất cho phái nữ Bộ quần áo này bao gồm 2 phần chính: quần rộng thùng thình, hẹp ở mắt cá chân (salwar) và áo dài (kameez). Người phụ nữ cũng thường đeo thêm một chiếc khăn được gọi là dupatta hay odani để che đầu hoặc ngực.
Gagra choli, hay còn được gọi bằng những cái tên như ghagra choli, lehenga choli, chaniya choli, là trang phục truyền thống của phụ nữ ở các bang phía Tây, Bắc và Tây Bắc Ấn Độ Trang phục này bao gồm một chiếc áo được cắt may để phù hợp với cơ thể, có tay áo ngắn và cổ thấp (choli), có thể hở rốn hoặc không; một chiếc váy dài thêu hoặc xếp li (gagra).
Dhoti được xem là quốc phục của Ấn Độ Trang phục này được sử dụng chủ yếu bởi những người đàn ông tại các làng Dhoti là một mảnh vải hình chữ nhật, dài khoảng 4,5m, được quấn quanh eo, chân và thắt nút ở lưng Trang phục này được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như: Mardaani, Chaadra, Dhotiyu, Dhotar, Veshti, Mundu,….Những người đàn ông Ấn Độ thường mặc Dhoti chung với áo sơ mi.
Achkan hay Sherwani là một loại áo khoác dài quá đầu gối dành cho những người đàn ông Ấn Độ Loại trang phục này được sử dụng chủ yếu tại các nghi lễ đám cưới, lễ hội hay trong các dịp trang trọng khác Achkan thường được mặc chung với Dhoti hoặc Churidar (một loại quần dài).
2.5.7 Mũ đội đầu Ở Ấn Độ có rất nhiều loại mũ đội đầu khác nhau Trong đó phổ biến nhất là Pagri và Taqiyah:
- Pagri: Pagri là một chiếc khăn xếp đội đầu được quấn bằng tay, dùng cho cả đàn ông và phụ nữ Pagri thường chỉ được làm từ một mảnh vải dài đơn giản với chất liệu và độ dài nhất định tùy theo khu vực hay người mặc Có rất nhiều loại Pagri khác nhau Cụ thể như: Paag ở vùng Mithila, Pheta ở tiểu bang Maharashtra, Peta ở thành phố Mysore và huyện Kodagu, Pagari ở tiểu bang Rajasthan, Dastar được đeo bởi người Sikh,….
- Taqiyah: Taqiyah là một chiếc mũ ngắn, tròn, được sử dụng phổ biến ở các quốc gia
Hồi giáo Ở Ấn Độ, Taqiyah còn được gọi là
Topi, ngoài ra còn có các loại khác như Rumi topi, Sindhi topi.
Trên đây là những loại trang phục truyền thống của người Ấn Độ Với sự độc đáo và đa dạng, các trang phục truyền thống của Ấn Độ hiện đang rất được yêu thích ở nhiều quốc gia và thường được sử dụng để biểu diễn các điệu múa nổi tiếng nhưKuchipudi, Kathak, Odissi, Sattriya, Manipuri,…trong các chương trình nghệ thuật, ca múa nhạc.
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA ẤN ĐỘ
Danh thiếp
Khi gặp đối tác là người Ấn, bạn nên cẩn thận khi trao danh thiếp Hãy dùng tay phải để trao danh thiếp và nhận danh thiếp từ đối tác Ấn Độ Bởi tay phải được xem là may mắn, sạch sẽ, lẽ phải Các doanh nghiệp Ấn Độ có trật tự tổ chức nghiêm ngặt nên chức danh trên danh thiếp cũng rất quan trọng Nếu chức danh là giám đốc hoặc chủ tịch sẽ được coi trọng và có tiếng nói trong đàm phán Doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, là một quốc gia có khoảng cách quyền lực khá lớn, vì vậy nếu trên danh thiếp có chức danh nhỏ, thấp thì người đó hoàn toàn không có quyền quyết định Hãy lưu ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có trong cuộc họp.
Chào hỏi
Để chào hỏi hay bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện khi giao tiếp, người Ấn thường chắp hai tay lại hướng lên trên với các ngón tay nâng lên sao cho các đầu ngón tay ngang với lông mày, khẽ nghiêng đầu và nói: “Namaste” hay “Namaskar” có nghĩa là "chào bạn" Đốivới người lớn tuổi giơ tay cao sẽ thể hiện sự tôn trọng; giơ tay vừa phải với đồng nghiệp để thể hiện sự bình quyền và giơ tay thấp để thể hiện sự quan tâm với đối phương
Một cách chào hỏi khác đó là một cái chạm chân và một lời chúc phúc Để thể hiện sự tôn trọng và xin phước lành từ người lớn, ai ít tuổi hơn sẽ chạm chân người còn lại. Đó là biểu hiện của sự tôn trọng ở mức độ cao nhất Và để đáp lại người cao tuổi chạm vào đầu người trẻ hơn bằng tay phải của mình hoặc đưa tay lên trên, lòng bàn tay hướng xuống Đồng thời, một lời chúc tốt đẹp thường được phát ra
Ngoài ra, người Ấn Độ cũng phổ biến cách bắt tay trong chào hỏi Nhưng khi bắt tayngười Ấn Độ sẽ tránh việc dùng tay trái vì theo quan niệm của họ thì tay trái là biểu tượng của sự ô uế Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự, vì vậy ta chỉ nên bắt tay nhẹ nhàng và không nên bắt tay phụ nữ
Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không Họ thường nói chuyện về gia đình Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn.
Quà tặng
Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà Bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp để họ biết bạn là ai và ý nghĩa của món quà.
Màu đen và màu trắng được xem là màu kém may mắn Do vậy, nên tránh gói quà bằng những màu này Mà nên gói bằng những màu được xem là may mắn như màu xanh lá cây, màu đỏ và màu vàng.
Khi tặng quà cho đối tác người Ấn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đến các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ Tránh biếu quà được làm từ da thuộc hay hoa đại Vì loại hoa này thường được dùng trong tang lễ Ngoài ra, cũng nên tránh tặng những vật mang biểu tượng con chó Vì người Hồi giáo quan niệm rằng chó là một loài vật không được sạch sẽ.
Kiêng kị
Ấn Độ là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời và những lễ nghi nghiêm ngặt, vì vậy trong giao tiếp cũng như kinh doanh có những điều kiêng kị mà bạn nên tránh làm như:
- Bắt tay quá chặt: đây được xem là hành động bất lịch sự ở Ấn.
- Dùng tay trái trong giao tiếp: tay trái bị xem là biểu tượng của sự ô uế, cái ác Ngược lại tay phải tượng trưng cho sự sạch sẽ, thanh khiết, cái tốt, cái đẹp Vì vậy, không nên sử dụng tay trái để trao hay nhận bất cứ thứ gì từ người khác, không nên bắt tay bằng tay trái…
- Dùng ngón tay chỉ vào người khác: đây được xem là hành động thô lỗ, nếu trường hợp bạn muốn chỉ một ai đó hay một vật nào đó thì nên sử dụng cả bàn tay hoặc là ngón cái.
- Bàn chân cũng là một biểu tượng cho sự ô uế ở Ấn, vì vậy không được dùng bàn chân để chỉ, chạm vào người khác Khi vô ý chạm chân vào người hoặc đồ vật (đặc biệt là sách) thì bạn nên xin lỗi ngay
- Từ chối thẳng thừng: Trong văn hóa giao tiếp người Ấn Độ, bạn không nên phê phán trực diện, từ chối hay bác bỏ ý kiến thẳng thừng Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng,bất lịch sự và sẽ khiến đối phương không hài lòng và sẽ gây ra những xích mích không đáng có
- Người Ấn kiêng kị việc tiếp xúc quá gần gũi, thân mật với phụ nữ, đặc biệt là những người không thân thiết Ví dụ như việc hôn tay phụ nữ ở Ấn là một điều không thể chấp nhận được; tránh bắt tay với phụ nữ vì đây được xem là hành động thô lỗ; đụng chạm vào thân thể hoặc quần áo phụ nữ là đỉnh cao của sự khiếm nhã Biểu hiện trên khuôn mặt cũng có tầm quan trọng đặc biệt Người Ấn Độ tránh nhìn chằm chằm vào mắt, và nụ cười phải được kiềm chế.
- Người Ấn Độ có một môn thể thao truyền thống là Circke chính vì thế không nên chê bất kì một đội Circke nào, hay so sánh đội này với đội khác.
- Đạo Hindu nên không ăn thịt bò; đạo Hồi nên không ăn thịt lợn.
Giờ giấc
Ở Ấn độ, thời gian làm việc của họ khá muộn Thời gian làm việc thông thường bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h30, từ thứ Hai đến thứ Sáu Thậm chí một số nơi còn bắt làm việc vào lúc 10h30 và làm việc liên tục trong 8 giờ không nghỉ trưa. Người Ấn Độ phân biệt thời gian làm việc và nghỉ rất rõ ràng Một khi đã đến giờ nghỉ, họ nhất định sẽ không làm thêm bất cứ việc gì cho dù việc nhẹ và thu nhập cao.
Người Ấn không phải luôn trễ hẹn Nhưng đối với họ, việc trễ hẹn 15 phút là vẫn chấp nhận được, thậm chí còn có người đến muộn cả tiếng đồng hồ Tuy nhiên,điều này chỉ áp dụng với họ Nếu các đối tác nước ngoài trễ hẹn thì vẫn bị xem là không lịch sự, thiếu tôn trọng họ.
Trang phục đi làm
Đối tác người Ấn Độ nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat Nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự Trang phục thông thường cho nam giới là complet và cà vạt, chỉ có mùa hè là không vận complet Nhưng vì Ấn Độ là một nước có khí hậu nóng nên bạn có thể mặc một chiếc áo sơ mi dài và đeo cà vạt Điều quan trọng là bạn nên chọn mùa sắc trang phục không tối quá mà cũng không sáng quá. Đối với nữ, quần âu và váy là những trang phục thường gặp Tuy nhiên, không nên mặc váy để lộ chân Đối với phụ nữ Ấn Độ họ thường thích mặc trang phục truyền thống khi gặp đối tác.