1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

a và b là bạn bè nhân lúc đang ngồi uống cà phê a rủ b cùng đi ăn trộm ở nhà bà q b từ chối vì bà q là người cùng xóm và là người thân của b theo yêu cầu của a b đã vẽ sơ đồ của nhà bà q

32 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề A và B là bạn bè. Nhân lúc đang ngồi uống cà phê A rủ B cùng đi ăn trộm ở nhà bà Q. B từ chối vì bà Q là người cùng xóm và là người thân của B. Theo yêu cầu của A, B đã vẽ sơ đồ của nhà bà Q.
Tác giả Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Phương Linh, Lê Hoàng Long, Lưu Hải Long, Phạm Nhật Long, Vũ Hiền Lương, Ngô Đức Mạnh, Ngô Diệu Minh, Nguyễn Phương Minh, Nguyễn Thảo My, Đoàn Đức Nam, Hoàng Bảo Ngân, Hoàng Phạm Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Lê Thị Thảo Nguyên, Lưu Thị Thanh Nhàn
Người hướng dẫn ThS. Phạm Minh Quốc
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 225,85 KB

Nội dung

Giả sử khi vụviệc xảy ra B mới 15 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ việc này không?Trả lời:1/ Các dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội trộm cắp tài

Trang 2

MỤC LỤC

Bài 1: 3

Bài 2: 6

Bài 3: 8

Bài 4: 10

Bài 5: 12

Bài 6: 15

Bài 7: 17

Bài 8 19

Bài 9: 21

Bài 10: 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Trang 3

STT Mã sinh viên Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá

Trang 4

Bài 1:

A và B là bạn bè Nhân lúc đang ngồi uống cà phê A rủ B cùng đi ăn trộm ở nhà

bà Q B từ chối vì bà Q là người cùng xóm và là người thân của B Theo yêu cầu của A,

B đã vẽ sơ đồ của nhà bà Q, chỉ vị trí tài sản trong nhà Không rủ được B cùng tham gia,

A tự thực hiện một mình Lợi dụng gia đình bà Q đi vắng A lẻn vào nhà lấy được mộtchiếc xe gắn máy và một số đồ đạc vật dụng, bán lấy tiền chi xài, không chia cho B.Hành vi trên của A thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình

- Theo Khoản 1, Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015: chủ thể của tội trộm cắp tài sản

là người từ đủ 16 tuổi trở lên

- Căn cứ tại Khoản 2, Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015: Đối với người từ đủ 14

tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản

Trang 5

chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận cá nhân, tổ chức để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

- Về mặt hậu quả: Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là gây ra thiệt hại về giá trị tàisản bị chiếm đoạt bất hợp pháp Tài sản bị trộm cắp có thể là các loại tiền, hàng hóa, giấy

tờ có giấy trị thanh toán (ngân phiếu, công trái, )

Lưu ý: Chỉ những giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấuthành tội phạm tội trộm cắp tài sản; còn nếu tài sản trộm cắp có trị giá dưới 2.000.000đồng thì phải kèm theo các điều kiện khác

● Mặt chủ quan

- Đây là lỗi cố ý, tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài sản nhấtđịnh hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng lại mong muốn hoặc cố

ý bỏ mặc hậu quả đó xảy ra với đối tượng bị trộm cắp

- Mục đích: Mong muốn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức

2/ B có là đồng phạm với A về tội trộm cắp tài sản.

- Căn cứ pháp lý: Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015

“1 Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

3 Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

Trang 6

- Dựa vào quy định tại Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015 Theo đó, trong trường hợpnày, B dù từ chối đi ăn trộm cùng A nhưng đã cung cấp sơ đồ cho A đi ăn trộm Do đó, Bthuộc loại người đồng phạm là người giúp sức (là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vậtchất cho việc thực hiện tội phạm) A là người thực hành (là người trực tiếp thực hiệnphạm tội).

3/ - Căn cứ pháp lý: Điều 9, 12, 173, Bộ luật Hình sự 2015

-Hành vi của A thuộc khoản 1, Điều 173, Bộ luật Hình sự “ Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” thuộc tội phạm ít nghiêm trọng Theo Khoản 2, Điều 12 BLHS 2015: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ” Do đó, B sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu B mới chỉ 15

tuổi

5

Trang 7

A là một thanh niên lêu lổng, không có nghề nghiệp Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cáchkiếm tiền Khoảng gần 4 giờ chiều, A lảng vảng ở một ngã tư đường phố và đứng tại bên

lề đường chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của người khác Khi đèn xanh trên hệ thốngđường báo giao thông bật sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của 01 phụ

nữ và bỏ chạy B là người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lềđường và chạy đuổi theo để bắt A Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đốidiện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng của B và bỏchạy B bị thương với tỷ lệ thương tật qua giám định 27% Hãy xác định:

1/ Hành vi đâm B bị thương của A có phải là thực hiện quyền phòng vệ chính đánghay hành động trong tình thế cấp thiết hay không? Vì sao?

2/ Các tội danh mà A phạm tội trong vụ việc nêu trên? Các loại tội này có cấuthành hình thức hay cấu thành vật chất? Giải thích rõ vì sao?

Trả lời:

1/ Hành vi đâm B bị thương của A không phải là thực hiện quyền phòng vệ chính

đáng hay hành động trong tình thế cấp thiết

-Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 22, Bộ luật Hình sự 2015: “Phòng vệ chính

đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”

Khoản 1, Điều 23, Bộ luật Hình sự 2015: “Tình thế cấp thiết là tình thế của

người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”

- Trong trường hợp này, A là tội phạm đang có hành vi xâm phạm đến quyền

sở hữu nên hành động cuả A không được coi là phòng vệ chính đáng

A đã chọn cách hành động gây hại cho người khác, thay vì tìm cách thoát khỏi tìnhhuống mà không gây thương tích A chủ động tạo ra tình huống nguy hiểm là đâm B bịthương, chứ không phải là phản ứng đối phó với một mối đe dọa đến sự an toàn cá nhân

Trang 8

mà không có lựa chọn nào khác Do đó, hành vi đâm B bị thương của A không phải làhành động trong tình thế cấp thiết.

2/ – Cơ sở pháp lý : Điều 171, 134, Bộ luật Hình sự 2015

- A vừa là tội phạm tội cướp giật tài sản, vừa là tội phạm tội cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

- Với tội phạm cướp giật tài sản Đây là cấu thành tội phạm hình thức Hành vicủa A là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác thuộc mặt khách quan và không

có dấu hiệu hậu quả thiệt hại

- Với tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác Đây làcấu thành tội phạm vật chất Vì hành vi đâm vào bụng B gây ra hậu quả là B bị thươngvới tỷ lệ thương tật là 27%

7

Trang 9

Vì mâu thuẫn cá nhân, X lên kế hoạch giết Y sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của

Y Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, X quyết định ra tay Y trên đường trở vềnhà sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22 giờ thì X canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắnvào Y Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên Y không trúng đạn Sau phát bắnkhông thành đó, X mang súng về không muốn giết Y nữa Hãy lập luận và xác định:

1/ Hành vi của X có đủ điều kiện về tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội giếtngười không?

2/ Giai đoạn phạm tội của X?

3/ X có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không?

Trả lời:

1 – Cơ sở pháp lý: Điều 15, 16, Bộ luật Hình sự 2015

“Điều 15 Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Điều 16 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”

- Hành vi của X không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Thứ nhất, về tính chất, hành vi giết người của X đã thực hiện nhưng không “đếncùng” là do nguyên nhân ngoài ý muốn X vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng nạn

Trang 10

nhân Y đã tránh được X không thực hiện “đến cùng” không phải do ý muốn chủ quannên không đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Thứ hai, về thời điểm, hành vi của X thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoànthành Sau khi thực hiện hết các hành vi được cho là cần thiết để giết Y, tuy không đạtđược mục đích nhưng X không có những hành động ngăn chặn không cho hậu quả xảyra

2 Giai đoạn phạm tội của X: phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

3 – Cơ sở pháp lý: Điều 15, Bộ luật Hình sự 2015

- Do hành vi của X là phạm tội chưa đạt nên X phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội giết người

9

Trang 11

A và B làm cùng công trường A là nhân viên bảo vệ đã có lần lập biên bản B viphạm lấy trộm vật liệu của công trường đem bán lấy tiền tiêu vặt Vì việc đó B đã bị xử

lý kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển tới làm việc ở bộ phận khác không vừa ý với B Sauvài lần khác có xảy ra mâu thuẫn xích mích, B nung nấu ý định giết A trả thù Lợi dụngđêm tối, vào một đêm mưa bão B lẻn vào lán nơi A nằm ngủ, vén màn và đâm liên tiếpnhiều nhát vào ngực người đang nằm ngủ trên giường Thấy nạn nhân không còn cựaquậy nữa B mới bỏ đi Tuy nhiên người bị đâm hôm đó là C (Vì C mệt nên đến nhờ A đitrực thay ca và ngủ luôn tại lán của A) May mắn C được cấp cứu kịp thời nên khôngchết Anh chị hãy lập luận và xác định:

a Giai đoạn phạm tội của B?

b Hình thức lỗi của B khi phạm tội?

c Mức hình phạt cao nhất tòa án có thể áp dụng đối với B

Trả lời:

a - Căn cứ pháp lý: Điều 15, Bộ luật Hình sự 2015

“Điều 15 Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

- Giai đoạn phạm tội của B: phạm tội chưa đạt đã hoàn thành B đã thực hiện hành

vi đâm liên tiếp nhiều nhát vào ngực nhưng mục đích giết A chưa đạt do A không có ở

đó, B đã đâm vào người C

b – Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 10, Bộ luật Hình sự 2015

“Điều 10 Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

Trang 12

1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”

- B nhận thức rõ hành vi giết người của mình là nguy hiểm cho xã hội và mongmuốn A chết (B nung nấu ý định giết A trả thù) Do đó, lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp

c – Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 57, Bộ luật Hình sự 2015

“Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

-Giai đoạn phạm tội của B: phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, do vậy mức hìnhphạt cao nhất có thể áp dụng đối với B là không quá 20 năm tù

11

Trang 13

Hiếu rủ Hùng về nhà Hiếu bằng xe máy của Hùng Do đường xấu nên Hiếu vấpphải ổ gà làm cho xe bị đổ, Hùng ngồi sau bị ngã Cùng lúc đó Mạnh là người cùng xómvới Hiếu đi xe đạp máy từ phía sau đâm vào xe của Hiếu Hùng ở phía sau túm tóc vàđánh Mạnh, Hiếu thấy vậy cũng lao vào đấm đá Mạnh làm Mạnh ngã lăn xuống bờruộng Mặc cho Mạnh luôn miệng xin lỗi, Hiếu và Hùng vẫn lao theo đấm đá túi bụi vàdùng tay bóp cổ Mạnh Mạnh chống cự quyết liệt và hô: “Cướp ! Cướp !” Hiếu thấy xecủa Mạnh để trên đường nên đã lấy phóng đi luôn, còn Hùng ở lại vẫn đánh nhau vớiMạnh và bị Mạnh dùng gạch đập vào đầu làm Hùng bị choáng Nhân dân trong làng nghetiếng hô cướp liền chạy ra đưa cả hai đi cấp cứu Sau khi điều trị, kết quả giám định pháp

y kết luận anh Mạnh bị giảm sức khoẻ 12% Vụ việc đã được cơ quan công an xử lýngay Về phần Hiếu, sau khi lấy được xe đạp máy của anh Mạnh, Hiếu đem đến chòi cácách nơi xảy ra sự việc khoảng 1 km cất giấu và ngủ luôn ở chòi cá, sáng hôm sau nghetin Hùng bị bắt, Hiếu đã ra tự thú và nộp lại chiếc xe đạp máy để trả lại cho anh Mạnh;gia đình Hiếu đã bồi thường cho anh Mạnh 5.000.000 đồng tiền thuốc điều trị vết thương.Hãy xác định:

1/ Xác định đối tượng tác động và khách thể của các hành vi phạm tội trong vụviệc trên?

2/ Hiếu và Hùng có đồng phạm với nhau về tội cố ý gây thương tích cho ngườikhác không? Tại sao? Nếu có hãy xác định rõ vai trò của mỗi cá nhân trong đồng phạm

3/ Hiếu và Hùng có đồng phạm với nhau về tội công nhiên chiếm đoạt tài sảnkhông? Tại sao?

Trả lời:

1 *Tội cố ý gây thương tích cho người khác (Điều 134, Bộ luật Hình sự)

- Khách thể: quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của Mạnh

- Đối tương tác động: sức khỏe của Mạnh

Trang 14

* Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172, Bộ luật Hình sự)

- Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền ở hữu tàisản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, cụ thể là quyền sở hữu về chiếc xe đạpmáy của Mạnh

- Đối tượng: chiếc xe đạp máy của Mạnh

2 - Cơ sở pháp lý: Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4 Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Hiếu và Hùng là đồng phạm về tội cố ý gây thương tích cho người khác

- Chủ thể: 2 người ( Hiếu và Hùng)

Hiếu vừa là người tổ chức vừa là người thực hành

13

Trang 15

- Mặt khách quan: Hiếu và Hùng có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đồng thời cócùng mục đích là đánh Mạnh

- Khách thể: quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của Mạnh

- Mặt chủ quan: cùng cố ý đánh Mạnh

3 – Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”

- Hiều và Hùng không phải là đồng phạm về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.Trong trường hợp này, chỉ có Hiếu thực hiện tội phạm công nhiên chiếm đoạt tài sản,Hùng không tham gia Do đó, không đủ điều kiện về mặt chủ thể về đồng phạm

Trang 16

Bài 6:

Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, C (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở H (17tuổi) đi chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp tài sản Đến một quán bán đồ điện, C mua 01 chiếctuốc nơ vít dài khoảng 30cm và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa cho H để phá khoá

xe máy C chở H đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhàanh D C dừng xe đợi ở ngoài, H vào dùng tuốc nơ vít phá khoá chiếc xe Jupiter Thấy cóngười lại gần, C sợ bị phát hiện bắt giữ nên phóng xe đi trước Sau khi lấy được xe, Htháo gương, thay bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của T.Chiếc xe trị giá 19.000.000 đồng Câu hỏi:

1 Hãy xác định rõ đối tượng tác động và khách thể bị xâm hại trong vụ việc nêutrên

2 Hãy cho biết C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?Tại sao?

3 Giả sử khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T biết đây là xe vừatrộm cắp được, T cho H gửi xe cho đến khi vụ việc được khởi tố T có phải chịu tráchnhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm hay không tố giác tội phạm?

Trả lời:

1 Tội trộm cắp tài sản:

- Đối tượng tác động: Chiếc xe máy của anh D

- Khách thể: quan hệ sở hữu tài sản hợp pháp chiếc xe máy của anh D

2/ C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

- Căn cứ pháp lý: Điều 19, Bộ luật Hình sự 1999:

“Điều 19 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

15

Ngày đăng: 09/05/2024, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w