Đăk Tô là thị trấn cách trung tâm thành phố Kon Tum 45 km, là một thị trấnthuộc huyện xong từ trước cho đến nay công tác quản lý, cũng như sử dụng đất chưathật sự được chú ý đúng mức, ch
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
- Đất là lớp vật chất nằm ở ngoài cùng của vỏ trái đất được hình thành do sự tác động tổng hợp của các yếu tố:sinh vật, đá mẹ, địa hình và thời gian.
- Đất đai là lớp mặt tơi xốp của vỏ trái đất (lục địa), chiều dày không giống nhau, có thể giao động từ vài centimets đến vài mét, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng.
- Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất, phổ biến nhất, quý báu nhất của nền sản xuất nông nghiệp
2.2.2 Quan điểm của việc sử dụng đất bền vững
Quan điểm chủ đạo về sử dụng đất bền vững đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hôi và bảo vệ môi trường’’ Quan điểm này đã được thể hiện trong Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005.
Theo các báo cáo đưa ra tại các kỳ họp Quốc hội năm 2008, mỗi năm cả nước mất đi 72.000 ha đất nông nghiệp, phần lớn đều là các khu ruộng bờ xôi, ruộng mật. Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, nhưng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dân số tiếp tục tăng nhanh, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đến mức báo động Thêm vào đó đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ít sinh lời hơn cho công nghiệp và dịch vụ nên cũng ít được chú trọng Do đó năng suất trong sản xuất nông nghiệp chậm được cải thiện Trong khi đó dân số gia tăng nhanh làm cho nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp gia tăng mạnh Kết quả là quan hệ cung cầu về các sản phẩm nông nghiệp trở nên mất cân bằng và ngày càng nghiêm trọng.
Vì thế cần có những giải pháp thích hợp để nâng cao đời sống nhân dân, sử dụng đất đúng mục đích để đảm bảo cho việc phát triển kinh tế cũng như phát trển xã hôi
Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống Pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học-kĩ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực Phát động quần chúng làm công tác bảo vệ đất Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
2.2.3 Những nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng đất đai
+ Tác động của cơ sở thượng tầng như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quyết định về việc sử dụng đất của Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Tác động của công nghiệp (tác động như thế nào?)
+ Tác động của các yếu tố tự nhiên
+ Tác động của con người trong quá trình sử dụng đất
2.2.4 Sự cần thiết của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất là cơ sở khoa học để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý Việc đánh giá chính xác hiện trạng sử dụng đất thì kế hoạch sử dụng đất sẽ được lập chi tiết hơn, phù hợp hiện trạng và mang tính chính xác cao, tính khả thi cao.
Mặt khác, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, không thể tái tạo lại được nên đánh giá hiện trạng sử dụng đất là công cụ quan trọng để điều chỉnh việc sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng địa phương. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai.
Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Kết quả (khái quát)tình hình sử dụng đất ở Tỉnh Kon Tum (Sử dụng đề mục cho chuẩn nếu không thì sẽ bị trùng với mục nhỏ)
2.3.1.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010:
* Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2010: Tổng diện tích tự nhiên: 968.960,64 ha được thể hiện 3 nhóm đất sau: a Đất nông nghiệp: 856.646,23 ha, chiếm 88,41% diện tích tự nhiên
- Đất sản xuất nông nghiệp: 192.104,38 ha, chiếm 9,83%
+ Đất trồng cây hàng năm: 116.450,66 ha, chiếm 12,02% (đất trồng lúa: 17.720,33 ha, chiếm 1,83%).
+ Đất trồng cây lâu năm: 75.653,72 ha, chiếm 7,81%
- Đất lâm nghiệp: 663.838,3 ha, chiếm 68,51%
- Đất nuôi trồng thủy sản: 627,48 ha, chiếm 0,06%
- Đất nông nghiệp khác: 76,07 ha, chiếm 0,007% b Đất phi nông nghiệp: 42.754,53 ha, chiếm 4,41% diện tích tự nhiên
+ Đất ở nông thôn: 6.239,59 ha, chiếm 0,64%
+ Đất ở đô thị: 2.166,99 ha, chiếm 0,22%
- Đất chuyên dùng: 25.978,27 ha, chiếm 2,68%
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 281,3 ha, chiếm 0,03%.
+ Đất an ninh, quốc phòng: 2.131,08 ha, chiếm 0,22% (đất an ninh: 23,74 ha, đất quốc phòng: 2.107,34 ha).
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 992,46 ha, chiếm 0,10%.
+ Đất có mục đích công cộng: 22.573,43 ha, chiếm 2,33 %
- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 54,35 ha, chiếm 0,01 %
- Đất nghĩa trang nghĩa địa: 480,04 ha, chiếm 0,05 %
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 7.694,73 ha, chiếm 0,79 %
- Đất phi nông nghiệp khác: 140,56 ha, chiếm 0,01 % c Đất chưa sử dụng: 69.559,88 ha, chiếm 7,18 %
- Đất bằng chưa sử dụng: 805,12 ha
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 68.675,22 ha
- Đất núi đá không có rừng cây: 79,54 ha
Từ số liệu kiểm kê trên có thể nhận xét về mức độ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh như sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp 19,82 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn 68,51 % diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ đáng kể 7,18 % ( năm 2005 chiếm 15,34 %), điều này cho thấy quá trình khai hoang đất trống đồi núi trọc trong những năm qua đã được triển khai thực hiện và có hiệu quả.
2.3.1.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh: a Tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp:
Tổng diện tích quy hoạch 3 loại rừng theo quyết định sô 01/2008/QĐ – UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt điều chỉnh kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và chi tiết địa danh, diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp theo chức năng 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum: 747.168,0 ha.
- Đất quy hoạch chức năng đất rừng sản xuất: 466.991,0 ha
- Đất quy hoạch chức năng đất rừng phòng hộ: 186.659,9 ha
- Đất quy hoạch chức năng đất rừng đặc dụng: 93.517,1 ha.
Theo kết quả kiểm kê năm 2010 thì diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng là: 663.838,3 ha
- Đất rừng sản xuất: 401.231,25 ha
- Đất rừng phòng hộ: 171.831,41 ha
- Đất rừng đặc dụng: 90.775,64 ha Đất quy hoạch lâm nghiệp của toàn tỉnh do chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp sang đất trồng cao su; một số diện tích đất lâm nghiệp theo tiêu chí của nghành Nông nghiệp là đất lâm nghiệp không có rừng, nhưng theo tiêu chí của nghành Tài nguyên và Môi trường kiểm kê là đất chưa sử dụng. b Tình hình quản lý, sử dụng đất trồng lúa:
Toàn tỉnh hiện có 17.720,33 ha đất trồng lúa.
- Đất lúa nương và đất lúa nước còn lại: 6.428,23 ha
Trong thời gian tới tỉnh sẽ có biện pháp hạn chế chuyển mục đích đất trồng lúa ( nhất là đất chuyên trồng lúa nước) sang các mục đích khác để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Đồng thời khai hoang mở rộng diện tích đất trồng luá, xây dụng các công trình thủy lợi, các kênh đập. c Tình hình quản lý, sử dụng đất chưa sử dụng:
Tổng diện tích đất chưa sử dụng ( bao gồm đất lâm nghiệp không có rừng) năm
2010 là: 69.559,88 ha, chiếm 7,18% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn diện tích đất chưa sử dụng tập chung nhiều nhất tại các huyện: Sa Thầy, Kon Rẫy, KonPloong, ĐăkGlei Để khai thác quỹ đất chưa sử dụng trong thời gian tới tỉnh sẽ có định hướng trong kì quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
2.3.2.Kh tình hình sử dụng đất ở Huyện Đăk Tô
2.3.2.1 Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất
Trong những năm qua vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng mức Hoàn thành, triển khai và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai còn khá nhiều bất cập như:
- Công tác đo đạc cập nhật chỉnh lý biến động hàng năm chưa được triển khai thực hiện thường xuyên.
- Về hiện trạng sử dụng đất: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phần lớn đã được giao cho các hộ nông dân, các tổ chức đang dần được sử dụng ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, những vùng sản xuất chuyên canh tập trung
- Những loại vi phạm về chính sách đất đai như tự ý chuyển mục đích, lấn chiếm đất trên địa bàn xã đã hạn chế xảy ra. Đất chuyên dùng: Hệ thống công trình phục vụ sản xuất, công trình phúc lợi công cộng có sự gia tăng đáng kể, thể hiện sự quan tâm và kết quả đầu tư vào phát triển nền tảng kinh tế - xã hội của huyện Đất chưa sử dụng đã dần được đưa vào khai thác và sử dụng nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân
Những năm qua, xu hướng biến động đất đai trên địa bàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thay đổi diện mạo của nông thôn và đô thị Tuy nhiên trong những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực kinh tế đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh Do vậy cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa có năng suất cao, vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.2.2 Đánh giá tiềm năng phát triển quỹ đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng của huyện Đăk Tô còn 1082,25 ha chiếm 2.14% diện tích đất trong địa giới hành chính Thực tế diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng được phân bố rải rác ở xã có độ dốc lớn khó canh tác nông nghiệp
Quỹ đất chưa sử dụng có tiềm năng phát triển sử dụng vào mục đích khoanh nuôi trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp.
Theo kết quả thực hiện Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Trên địa bàn huyện đã có bộ hồ sơ kiểm kê của các tổ chức năm 2008 cho các đơn vị bao gồm: tờ khai hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kèm theo giấy tờ (phô tô) có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của từng tổ chức; hệ thống biểu thống kê diện tích của các tổ chức; trích lục, trích đo, chỉnh lý trích lục thửa đất, khu đất của từng tổ chức; số liệu diện tích đất của các tổ chức được thống kê chi tiết theo:
+ Các loại hình sử dụng đất như diện tích được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, được công nhận quyền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận QSD đất.
+ Hiện trạng đang quản lý, sử dụng các loại đất phân theo các loại đất trong 3 nhóm đất chính: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Nhìn chung các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn xã đã quản lý sử dụng đúng ranh giới, đúng diện tích không tranh chấp với nhân dân.
* Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất Lâm nghiệp, đất trồng lúa
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện Đăk Tô có tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 22914,76 ha Đây là tiềm năng lớn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, một số diện tích rừng vùng ven do người dân khai phá làm nương rẫy nên diện tích rừng đã giảm 912.59 ha Lực lượng cán bộ kiểm lâm còn thiếu, công tác tuyên truyền người dân bảo vệ rừng còn hạn chế nên việc khai thác rừng trái phép còn xảy ra.
Lúa là cây lương thực chủ yếu của người dân, hiện nay trên toàn huyện có diện tích đất trồng lúa là 1117,39 ha Diện tích này chủ yếu tập trung ở những nơi bằng phẳng, ven sông suối nên một số xã có địa hình cao diện tích đất trồng lúa ít không đảm bảo được nhu cầu lương thực cho người dân Hệ thống thủy lợi cũng chưa được đảm bảo cho nhu cầu nước tưới nên diện tích đất lúa trên toàn huyện còn thấp Ngoài ra, huyện Đăk Tô còn có các thủy điện ( Plei krông, thủy điện Đăk Rơ Sa 1, 2, thủy điện Kon Đào) cũng gây không ít ảnh hưởng đến diện tích lúa của toàn huyện.
2.3.3 Kết quả tình hình sử dụng đất ở thị trấn Đăk Tô(bỏ) :
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17 3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất tại thị trấn:
- Đất nông nghiệp (đã sửa rồi sao còn để)
Địa điểm nghiên cứu
Thị trấn Đăk Tô, thành phố Kon Tum
Thời gian thực hiện
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến hiện trạng sử dụng đất tại Thị trấn.
- Đánh giá tổng thể tình hình quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn.
- Những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất đai tại địa phương và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể
3.3.1.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này được ứng dụng để điều tra thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu Tùy lĩnh vực điều tra và mức độ ưu cầu mà có các phương pháp điều tra cụ thể khác nhau (lĩnh vực tự nhiên - kinh tế - xã hội, mức độ chính xác của các nhân tố cần điều tra…).
3.3.1.2 Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc thù của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất Mọi thông tin cần thiết được biểu diễn thể hiện trên bản đồ có tỉ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ với các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội hiện tại và tương lai của đối tượng quy hoạch, thường bao gồm có:
+ Bản đồ hiện trạng: bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phân bố dân cư, kinh tế, xã hội, bản đồ hành chính…
3.3.1.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
- Về phương pháp nghiên cứu, phương pháp thống kê đề cập tới các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng đất: Cơ cấu đất, hiện trạng sử dụng các loại đất.
+ Phân tích đánh giá về phân bố vị trí, khoảng cách, diện tích.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị trấn Đăk Tô
Thị trấn Đăk Tô nằm về phía Bắc của tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 45km, có tuyến Quốc lộ 14 chạy qua là đầu mối giao lưu với các huyện Đăk
Hà và huyện Ngọc Hồi Có tỉnh lộ 672 đi qua là đầu mối giao lưu với huyện Tu Mơ Rông Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của thị trấn Đăk Tô là 3994,40 ha.
Kinh độ Đông : từ 107 0 00'13" đến 107 0 10'45"
Vĩ độ Bắc: từ 14 0 45'20"đến 14 0 51'14"
+ Phía Bắc giáp: xã Kon Đào.
+ Phía Nam giáp: xã Diên Bình.
+ Phía Đông giáp: huyện Đắk Hà.
+ Phía Tây giáp: xã Tân Cảnh và xã Pô Kô
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình đồi núi trung bình và thấp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ
650 - 700m, được phân bố chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam của thị trấn Do địa hình không phức tạp, đất đai tương đối thuận lợi nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên: có nền nhiệt cao, mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn, đặc điểm khí hậu của xã được thể hiện rõ theo hai mùa: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. a Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình từ 23 - 25 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng
16 0 C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,5 0 C. b Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2000 mm đến 2200 mm, phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ và theo xu thế càng lên phía Bắc thì lượng mưa càng lớn, được chia thành 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm Mưa cực đại vào các tháng 7 - 9 và thường có lũ quét gây thiệt hại nặng nề về đất đai và tài sản trên địa bàn huyện Đăk Tô.
+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau Mùa khô mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm Thời gian này trên địa bàn huyện thường có gió mùa đông bắc thổi mạnh nên càng tăng thêm sự khô hạn và gây thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. c Độ ẩm: Thị trấn Đăk Tô có độ ẩm không khí khá cao, bình quân cả năm là
85% Độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 8), tháng có độ ẩm thấp nhất là 73% (tháng 3). d Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 1000 mm Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng bốc hơi mùa khô khoảng 500mm, lượng bốc hơi trung bình từ 90 - 100 mm/tháng Qua lượng bốc hơi cho thấy mức độ khô hạn tại thị trấn nhẹ hơn các khu vực khác trong huyện. e Gió
Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa và theo 2 hướng chính:
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 xuất hiện gió Đông Bắc, tốc độ gió trung bình từ 3,5 - 5,4 m/s.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 xuất hiện gió Tây và Tây Nam, tốc độ gió trung bình từ 1,2 - 2,5 m/s.
Hàng năm trên địa bàn thị trấn nhận được lượng mưa lớn nên mạng lưới sông suối khá phát triển và phân bố với mật độ khá cao, quanh năm có nước Hệ thống sông suối chính chảy qua địa phận thị trấn là sông Đắk Tờ Kan chảy xuyên suốt từ Tây xuống Đông đem lại lượng nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Lượng dòng chảy nằm trên địa bàn thị trấn tuy lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng vào mùa mưa trong năm cũng như giữa năm này với năm khác.
Sông suối không mang ý nghĩa về giao thông đường thủy, nhưng hệ thống sông suối của thị trấn rất thuận lợi cho việc phát triển thủy điện và thủy lợi, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cây trồng và phục vụ dân sinh.
Tính đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn là 3994,40 ha và được phân thành các nhóm đất cụ thể sau: (diện tích của từng loại đất?) Đất xám (Xa): Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá macma axít Đất có phản ứng dung dịch chua (Ph 4,5-5) Do đất nghèo dinh dưỡng nên trong quá trình sản xuất cần đầu tư nhiều phân bón. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs):Đất được hình thành và phát triển trên đá sét hoặc biến chất Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, kết cấu tơi xốp, viên, cục bé, hàm lượng các chất hữu cơ trung bình, phản ứng chua đến rất chua Đất đỏ vàng trên đất phiến sét có độ phì trung bình đến khá, tuy nhiên do phần lớn diện tích phân bố ở dạng điạ hình núi cao dốc, tầng đất mỏng nên chỉ thích hợp với mục đích lâm nghiệp. Đất đỏ vàng trên đá Macma axit (Fa): Đất được hình thành và phát triển trên đá macma axit, chủ yếu là đá granit, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, quá trình tích lũy sắt, nhôm diễn ra phổ biến Đất có màu vàng đỏ, có nhiều đá lẫn Phần lớn đất có tầng mỏng < 50 cm, thành phần cơ giới tầng mặt từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ từ thấp đến cao đến trung bình tùy thuộc vào thảm thực vật che phủ Đất có độ phì thấp, thành phần phân bố ở địa hình cao dốc nên khả năng thích nghi cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.
Nhóm đất nâu vàng trênphù sa cổ (Fp): Đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, phân bố ở các bậc thềm cao, có địa hình thoát nước Quá trình Feralite chiếm ưu thế Phản ứng dung dịch đất ít chua ( Ph 5 - 5,5) Đất có tầng dày trên 1 mét, thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc viên hạt, tơi xốp Hàm lượng các chất mùn và đạm từ trung bình đến khá Lân và Kali tổng số trung bình Lân và Kali dễ tiêu nghèo đến trung bình Đây là loại đất có độ phì tương đối khá, tầng dày, địa hình khá bằng phẳng, khả năng thấm thoát nước tốt, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.
Nằm trong vùng có lượng mưa lớn, nhiều sông suối, nên nguồn nước mặt ở thị trấn khá phong phú, lưu lượng dòng chảy trung bình 3,13 m 3 /giây.
Tuyến sông chính trên địa bàn thị trấn là: sông Đăk Tờ Kan Trong năm, lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm 90% lượng dòng chảy cả năm) Sông có lưu thủy mạnh, cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Thực tế các giếng nước nhân dân đang sử dụng phân bố đều trên địa bàn cho thấy mực nước ngầm thường ở độ sâu từ 8 - 10m sâu tùy vào địa hình Chất lượng nước tốt đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của Thị trấn Đăk Tô
4.3.1.* Cơ cấu sử dụng đất (đầu mục lúc đậm lúc ko đậm?)
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 3.994,40 ha, trong đó đã đưa vào sử dụng 3.833,28 ha Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất chưa sử dụng cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng đất của thị trấn đã có tiến bộ và hợp lý hơn.
4.3.2.* Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn là: 3994,40 ha Bao gồm:
- Diện tích đất nông nghiệp: 2946,34 ha, chiếm 73,76% tổng diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 886,94 ha, chiếm 22,2% tổng diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 161,12 ha, chiếm 4,04% tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2010
Thứ tự LOẠI ĐẤT Mã Diện tích
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 3,994.40 100.00
1.2 Đất trồng lúa nương LUN
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 751.23 25.50
1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,279.62 43.43
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 749.45 25.44
1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.04 0.44
1.10 Đất nông nghiệp khác NKH
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 886.94 22.20
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 14.88 1.68
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4.95 0.56
2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN
2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 285.31 32.17
? Đất bưu chính viễn thông DBV 0.74 0.26
? Đất cơ sở văn hóa DVH 4.89 1.71
? Đất cơ sở y tế DYT 4.77 1.67
? Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 21.65 7.59
? Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 5.95 2.09
? Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH
? Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH
2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK
2.16 Đất phi nông nghiệp còn lại PNC 314.58 35.47 Đất ở đô thị ODT 314.58 100.00 Đất ở tại nông thôn ONT
3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 161.12 4.02
Nguồn phòng? …(Theo kiểm kê đất đai thị trấn Đăk Tô năm 2010)
Sao chưa phân tích các số liệu, đây là phần chính của chuyên đề mà làm sơ sài vậy
* Hiệu quả sử dụng đất Đã tiến hành rà soát, giảm những thủ tục hành chính không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo đúng luật và chặt chẽ Trong năm đã thực hiện giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất được 39 trường hợp với 14.527m 2 ; đã giới thiệu cho các tổ chức để xây dựng 37 công trình công cộng trên địa bàn với tổng diện tích 2.121.605 m 2 ; công nhận quyền sử dụng đất được 1.309 trường hợp với 317,24 ha; thực hiện việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển đổi, chuyển mục đích và các trường hợp đăng kí biến động quyền sử dụng đất được hơn 514 trường hợp với 192,5 ha
Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng đất tại địa phương đã ổn định, tình trạng tranh chấp đất đai và sang nhượng trái phép đã không còn nhiều so với những năm trước đây Việc kiểm kê đất đai năm 2010 đã được thực hiện và công tác rà soát quỹ đất kém hiệu quả của các đơn vị kinh tế đã bàn giao cho địa phương quản lý và sử dụng đã được triển khai Việc sử dụng đất đai mang lại hiệu quả kinh tế hơn, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và phương hướng phát triển kinh tế. Xong vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa thể kiểm soát được Hiệu quả thể hiện qua hệ số sử dụng đất, tiền/ha, độ che phủ?
- Thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất tại địa phương
Tài nguyên đất đai đa dạng đặc biệt là đất đỏ bazan thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, tiêu…các loại cây ăn quả như: Xoài, chôm chôm, sầu riêng…Đây là những nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thị trấn Đăk Tô.
Thị trấn Đăk Tô cũng như các xã, phường khác đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đăk Tô có lợi thế là có quốc lộ 14 chạy qua, nằn gần trung tâm thành phố Kon Tum sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai.
Cơ sở hạ tầng được củng cố phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với định hướng chung của thành phố Kon Tum – đô thị vừa được công nhận là đô thị loại 4 trực thuộc Tỉnh Kon Tum.
Một diện tích đất lớn được dành ra cho các công trình phúc lợi công cộng: Đất giao thông, đất xây dựng trường học, khu tiểu thủ công nghiệp…đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
Tiến hành giãn dân và giao đất ở mới cho người dân có nhu cầu về đất ở các khu tập trung để thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hôi.
+ Khó khăn Địa bàn Thị trấn Đăk Tô tuy mang những thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn gây hạn chế cho công tác quản lý và sử dụng đất.
- Đây là địa bàn khá phức tạp, là khu vực tập trung khá đông dân tộc anh em sinh sống, đa tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tiên lành….), trình độ dân trí phát triển không đồng đều dẫn đến khả năng nắm thông tin về pháp luật còn hạn chế. Mặt khác đội ngũ cán bộ còn thiếu đồng bộ, chưa đào tạo kịp thời nên chưa thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội.
- Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thị trấn luôn biến động, thị trường bất động sản diễn biến khá phức tạp, khó kiểm soát, nhiều vụ giao dịch chỉ mang tính chất thỏa thuận, nhiều hợp đồng chưa mang tính pháp lý…đã gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn Đăk Tô Tôi xin đưa ra một số đề nghi sau:
4.4.1 Đối với đất nông nghiệp
4.4.2 Đối với đất phi nông nghiệp
- Để quản lý và sử dụng một cách hợp lý cần đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm gánh trách nhiệm và quyền lợi với người sử dụng đất với thửa đất mà họ đang dử dụng.
- Tập chung phát triển mạnh mạng lưới giao thông, kể cả các trục đường lô gia cư và vùng sản xuất, bảo đảm vận chuyển thông suốt hai mùa mưa nắng.
Cần có chính sách hợp lý nhằm cải tạo để đưa vào sản xuất nông nghiệp như: Khuyến khích người dân nhận đất chưa sử dụng, đầu tư lao động, hỗ trợ vay vốn, đầu tư kĩ thuật khai thác, hỗ trợ giống cây trồng… Ngoài ra có thể sử dụng để làm đất xây dựng phục vụ cho sản xuất công nghiệp, phúc lợi xã hội….