1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Tác giả Nguyễn Diệu Bảo Phương, Nguyễn Võ Thanh Phương, Nguyễn Vương Hy Phượng, Nguyễn Mai Minh Quang, Nguyễn Đăng Quang, Bùi Minh Quân, Trần Huỳnh Minh Quốc, Lê Trần Xuân Quyên, Lê Thị Lan Quỳnh, Nguyễn Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Tuyết
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

C.Mác, khi tìm hiểu về nước Ngacũng chỉ rõ: “Nước Nga… có thể không cần trải qua đau khổ của chế độ chế độ tưbản chủ nghĩa-TG mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy”.Quán tri

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

NGÀY NỘP:13/10/2021 GVHD: TS Lê Thị Tuyết

Thành phố Hồ Chí Minh- 2021

Trang 2

DANH SÁCH

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

101 207QT62806 Nguyễn Diệu Bảo Phương Tìm thông tin, tài liệu 100%

102 197TC30109 Nguyễn Võ Thanh Phương Tìm thông tin, tài liệu 100%

103 207TT51001 Nguyễn Vương Hy Phượng Tổng hợp bài, chắt lọc, dựng bài 100%

104 197CT31478 Nguyễn Mai Minh Quang Tìm thông tin, tài liệu 100%

105 207QT36817 Nguyễn Đăng Quang Tìm thông tin, tài liệu 100%

106 197QT28717 Bùi Minh Quân Tìm thông tin, tài liệu 100%

107 197KI23432 Trần Huỳnh Minh Quốc Tìm thông tin, tài liệu 100%

108 207DH50537 Lê Trần Xuân Quyên Tìm thông tin, tài liệu 100%

109 207LH56599 Lê Thị Lan Quỳnh Tìm thông tin, tài liệu 100%

110 197TC20352 Nguyễn Thị Như Quỳnh Tìm thông tin, tài liệu 100%

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC- LENIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH: 5

Phần 1.1: Khái niệm thời kì quá độ lên CNXH: 5

Phần 1.2: Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội : 6

Phần 1.3: Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH: 8

Phần 1.4: Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 10

Phần 1.5: Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN: 12

II VẬN DỤNG VÀO THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM: 16

Phần 2.1: Tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa của thời kì quá độ lên CNXH: .16

Phần 2.2: Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại: 21

Phần 2.3: Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam : 25

Tài liệu tham khảo: 28

Kết luận 29

Trang 4

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản

Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng

Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là

con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng

của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch

Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Quả độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất

đúng, khoa học, phản ánh đùng qui luật phát triển khách quan của cách mạng Việt

Nam trong thời đại ngày nay Cương lĩnh năm 1930 của Đảng đã chỉ rõ: Sau khi

hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây

là sự lựa chọn dứt khoát và đúng dẫn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của

dân tộc,nhân dân, phản ánh xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với quan điểm

khoa học,cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu

nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm mang

tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi

chúng ta trong giai đoạn hiện nay

2 Đối tượng nghiên cứu:

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an

ninh, đối ngoại của Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

3.1 Không gian:

- Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,

- Trên phạm vi cả nước Việt Nam

3.2 Thời gian:

- Miền Bắc bắt đầu từ năm 1954 và từ 1975 , sau khi cuộc cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH

4 Phương pháp nghiên cứu:

+ Sử dụng phương pháp thu thập thông tin,tham khảo, phân tích, đánh giá

+ Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu

Trang 6

I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC- LENIN VỀ THỜI KỲ

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH:

Phần 1.1: Khái niệm thời kì quá độ lên CNXH:

- Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một quá trình

biện chứng lấu dài gồm nhiều nấc thang quá độ và ở mỗi nắc thang quá độ ấy có

một kiểu quạn hệ sản xuất đắc trưng với một hình thức nhà nước thích hợp Tính tất

yếu của thời kỳ quá độ được qui định một cách cụ thể bỏi những đặc điểm văn hóa,

những đặc thù của xuất phát điểm của các nước, các chế độ xã hội khác nhau khi

tiến lên chủ nghĩa xã hội Chính đặc điểm văn hóa và đặc thù của điểm xuất phát

khi bước vào thời kỳ quá độ sẽ qui định nội dung, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và

độ dài của thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia Điều này cũng có nghĩa, mỗi quốc gia

sẽ có thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc riêng của

mình

- Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sắng lập chủ nghĩa

xã hội khoa học cũng phân biệt có 2 loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

cộng sản:

a) Quá độ trực tiếp:từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước

đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển cho đến nay thời kỳ quá độ trược tiếp lên

chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra;

b) Quá độ gián tiếp:từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước

chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên

Xô và các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội

chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác-Lenin, đều đang trải qua thời kỳ

quá độ gián tiếp với những trình độ phát triển khác nhau

Xuất phát từ quan điểm cho rằng: chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái

cần sàng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo mà là kết

quả của phong trào hiện thực, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng:

Trang 7

Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thằng có thể rút ngắn

được quá trình phát triển: “ với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng, các

dân tộc lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều quá trình phát triển của mình lên xã hội

chủ nghĩa và tránh được phần lớn những đau khổ và phần lớn các cuộc đấu tranh

mà chúng ta bắt buộc phải trảu qua ở Tây Âu” C.Mác, khi tìm hiểu về nước Nga

cũng chỉ rõ: “Nước Nga… có thể không cần trải qua đau khổ của chế độ (chế độ tư

bản chủ nghĩa-TG) mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy”

Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý của chủ nghĩa Mác-Lenin,

trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta có thể khẳng định: với lợi thế của thời đại,

trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng cộng nghiệp 4.0, các nước lạc hậu, sau

khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản có thể tiến thằng

lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Phần 1.2: Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội :

Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất

định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ Đó là thời kỹ còn có sự đan xen

lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau Có thể nói đây là

thời kỳ của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo

tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Từ

chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử Hơn nữa, từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với

các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì

thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài Nhất là đối với

những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co

Trang 8

Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ

những nhân tố do xã hội cũ tạo ra Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối

với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã

được tạo ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên,

cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại công nghiệp

nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền

đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của

bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa

Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa

xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã

hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa

xã hội chủ nghĩa Đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể

“đốt cháy giai đoạn” được

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng

chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ

nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra

những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa,

đo vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan

hệ đó

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và

phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân

lao động không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải

có thời gian nhất dịnh

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã

hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đối với những

Trang 9

nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã

hội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Những nước đã trải qua giai đoạn phát

triển chĩ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ

phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với

rất nhiều khó khăn, phức tạp

Phần 1.3: Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH:

a)Đặc điểm:

Trên lĩnh vực kinh tế: thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thànhphần

trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất Và tương ứng với nó cónhiều giai

cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giaicấp trong

xã hội đã thay đổi một cách sâu săc Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần

là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất,tăng trưởng

kinh tế

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có những đặc điểm riêng nên không thể rập

khuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những nước đã qua chủ

nghĩa tư bản Nếu như nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở các nước XHCN đã

qua chủ nghĩa tư bản phát triển là cải biến những cơ sở của chủ nghĩa tư bản thành

chủ nghĩa xã hội, thì ở nước ta đồng thời với việc cải biến những cơ sở hiện có

thành những cơ sở của CNXH, lại phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự

phát triển của CNXH

Trên lĩnh vực chính trị: các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn

tạiđan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống

Lênin đã nói: " Một nước càng lạc hậu mà lại phải- do những bước ngoắt ngoéo của

lịch sử - bắt đầu làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nước đó càng gặp khó khăn"

Trang 10

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và

văn hóa khác nhau

b)Thời kỳ quá độ trực tiếp:

Theo C Mác, quá độ chính trị của CNTB không phải chỉ là sự thể hiện ra ở một,

hay một số cuộc cách mạng chính trị Đây là cả một thời kỳ quá độ chính trị lâu dài

và khó khăn, từ CNTB phát triển cao trực tiếp lên CNXH

c)Thời kỳ quá độ gián tiếp:

Thời kỳ quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN Cùng với sự phát triển lịch đại

của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự trải qua các hình thái do mâu thuẫn

bên trong, C Mác còn đề cập đến sự phát triển đồng đại theo chiều ngang không

gian do tương tác qua lại giữa các xã hội

Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, V I Lênin cho rằng các nước lạc hậu phụ

thuộc, thuộc địa ở phương Đông cũng có thể thực hiện cách mạng XHCN và TKQĐ,

khi liên minh với nước Nga Xôviết Trong tư tưởng của V I Lênin, đương nhiên

TKQĐ này sẽ khó khăn hơn nếu diễn ra đơn độc

d)Thời đại quá độ:

Cách mạng Tháng Mười khởi đầu TKQĐ gián tiếp ở nước Nga, đồng thời mở ra

“thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới” Từ đây, các nước

trên thế giới, kể cả nước lạc hậu, với những điều kiện nhất định, đều có thể bước

vào TKQĐ

Nghiên cứu Học thuyết Mác, chúng ta thấy, tuy C Mác không nói rõ về TKQĐ đi

lên CNXH; nhưng trên cơ sở tổng kết lịch sử tiến hóa nhân loại, Học thuyết Mác đã

chỉ ra: lịch sử xã hội loài người là sự phát triển từ thấp đến cao của các phương thức

sản xuất

Trang 11

Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp

giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và những thế

lựcthù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao

động

Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các

tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội

Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó

lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài

Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa học

vàcách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng

và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong lĩnh vực xã hội: phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại;từng

bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dâncư

trong xã hội

Phần 1.4: Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội:

a) Trong lĩnh vực kinh tế:

Ngày nay, ở nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực thuộc

về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đó là nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế này tồn tại và phát triển lâu dài trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội , nhất là trong điều kiện bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Nước

ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển, bỏ qua chế độ tư bản

chủ nghĩa, nên phải từng bước xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, đồng thời phải

xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp Mặc dù lợi thế của nước ta là đi sau với các

Trang 12

nước khác, nhưng bên cạnh đó nước vẫn gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ quá độ

của chủ nghĩa tư bản rất lâu dài, gian nan và phức tạp

Nội dung cơ bản của lĩnh vực kinh tế là bố trí các lực lượng sản xuất, xây dựng và

phát triển quan hệ sản xuất mới, tạo ra sự phát triển cân đối nền kinh tế lúc bấy giờ,

nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho người dân lao động Phát triển lực lượng sản xuất là

vấn đề mấu chốt, tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ

nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần

kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ

Đối với những nước chưa bước qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa,

phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất,

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ

nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau, gặp các vấn đề khác nhau như lịch sử, nội dung,

hình thức, các bước phát triển

b)Trong lĩnh vực chính trị:

Nội dung quan trọng trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội là tiến hành: Sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược và triển khai chiến lược quốc

phòng dưới sự lãnh đạo của Ðảng và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm

thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của mọi thế lực thù địch; mang tính chất hòa

bình tự vệ, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị,

trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ của Tổ Quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát

triển đất nước tiến hành xây dựng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn dân trong

bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm quvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội của nhân dân lao động: xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội thực sự là nơi

thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

Trang 13

c) Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hoá:

Nội dung quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội là: Xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng và mấu chốt

của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới xã hội

chủ nghĩa với đức – tài gắn bó với nhau, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây

dựng nền văn hóa mới, lối sống mới Thực hiện tuyên truyền những tư tưởng khoa

học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; hạn chế những tư

tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,

tiếp thu các giá trị tinh hoa của các nền văn hóa của các nước trên thế giới

d) Trong lĩnh vực xã hội:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là

phải thực hiện: Việc khắc phục những tệ nạn xã hội do chế độ cũ gây ra; nâng cao

dân trí của người dân; đảm bảo công bằng phát triển người với người, bình đẳng

giữa các vùng miền với nphau; bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, phát triển giữa các

vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội; giải quyết việc làm, nâng cao trình độ

chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người

với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người là điều kiện

Phần 1.5: Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN:

a) Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa:

Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được

quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa

Trang 14

xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng một lúc

ở tất cả cả nước Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa

xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá

độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:

Thứ nhất, điều kiện chủ quan, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền

và sử dụng chính quyền nhà nước công – nông – trí thức liên minh làm điều kiện

tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, điều kiện khách quan, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên

tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với

một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới” Chính

sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng

ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “Chính sách cộng sản thời chiến” được áp

dụng trong những năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc

b)Chính sách kinh tế mới của Lênin:

Tháng 3 - 1921, V.I Lênin đã vạch ra “Chính sách Kinh tế mới” (NEP) thay cho

Chính sách cộng sản thời chiến, được trình bày đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về

thuế lương thực”

Nội dung của “Chính sách kinh tế mới” bao gồm các chính sách chủ yếu về nông

nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ

- Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương

thực trong chính sách cộng sản thời chiến

- Công nghiệp: Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ,

khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách

Trang 15

cộng sản thời chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà

nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các nước

phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật,…

+) Tập trung khôi phục công nghiệp nặng

+) Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20

công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước

+) Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga

+) Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải,

ngân hàng, ngoại thương

+) Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí

nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm

nâng cao năng suất lao động

- Thương nghiệp và tiền tệ: Thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị

trường, thương nghiệp… thay cho Chính sách cộng sản thời chiến

+) Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh

mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn

+) Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ

 “Chính sách kinh tế mới” của Lênin mang ý nghĩa vô cùng to lớn:

- Về lý luận, “Chính sách kinh tế mới” đã làm tiền đề cho sự phát triển nhận

thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Về thực tiễn, nhờ có chính sách “Chính sách kinh tế mới”, nước Nga - Xô

viết đã làm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được

những thiệt hại từ khủng hoảng kinh tế và chính trị Để lại bài học kinh nghiệm sâu

sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w