bài thảo luận quản trị ccu về adidas Câu 1: Công ty TNHH thiết kế Ares được thành lập từ ý tưởng mang đến một bộ nhận diện thương hiệu cho các đối tác và các công ty, doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh trên mạng thương mại điện tử. Cho một số thông tin trong mô tả công việc – chức danh Nhân viên kinh doanh thuộc công ty TNHH thiết kế Ares: -Tiếp cận các khách hàng tiềm năng để tư vấn, chốt hợp đồng; -Quản lý danh sách các khách hàng; -Xây dựng quan hệ bền chặt, chăm sóc khách hàng hiện tại và tiềm năng; -Phát triển mạng lưới đối tác; -Phát triển các ý tưởng và phương án kinh doanh; -Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, cập nhật và lưu trữ; -Phối hợp cùng trưởng nhóm và đội ngũ kỹ thuật. Yêu cầu: Xác định các biện pháp tạo động lực thông qua các khoản thu nhập cho chức danh trên. Bài làm - Xác định nhu cầu của nhân viên kinh doanh: nhân viên kinh doanh là những người thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng, công việc rất cởi mở nên thông thường họ là những người có tính đối ngoại. Như vậy nhu cầu của nhân viên kinh doanh thường sẽ là tự chủ trong công việc, muốn phát triển xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và mong muốn được giao tiếp nhiều với người xung quanh - Đối với Nhân viên kinh doanh là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu vào của công ty và có số lượng nhân lực khá đông nên việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu của họ luôn là đối tượng được ưu tiên. - Thiết kế các biện pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh qua các khoản thu nhập: giả sử mức lương cơ bản của Nhân viên kinh doanh Công ty TNHH thiết kế Ares được nhận mỗi tháng là 7 triệu. Trong quá trình làm việc, có thể phát sinh các chi phí như: Tiền xăng xe đi lại Tiền bồi dưỡng khách hàng: hẹn khách hàng ở quán cafe để bàn việc, in tài liệu thông tin cho khách hàng tham khảo, tiền điện thoại tư vấn hỏi han khách hàng,…. Đề xuất các phương án tạo động lực làm việc: - Trả lương cho nhân viên đúng hạn theo cam kết trên hợp đồng - Đối với mỗi khách hàng chốt đơn thành công, nhân viên kinh doanh được hưởng 5% tiền hoa hồng. - Hàng tuần sẽ phát tiền thưởng nóng 1 triệu đồng cho nhân viên chốt được nhiều đơn nhất. Và thưởng nóng 3 triệu đồng cho nhân viên đạt doanh thu cao nhất tháng. - Đối với những nhân viên nhà cách xa Công ty( >12 km) sẽ hỗ trợ tiền xăng xe, sửa chữa xe khi hỏng hóc là 800.000đ. Còn đối với các nhân viên còn lại là 500.000đ ( Trừ các nhân viên được công ty trợ cấp nhà ở). - Nhân viên làm việc ở công ty được công ty trợ cấp hoàn toàn bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động. - Nhân viên ăn cơm tại căng-tin của công ty được hỗ trợ 20.000đ/ suất/ ngày. - Tổ chức giao lưu cho các nhân viên vào cuối tháng, các dịp đặc biệt( Quốc khánh, Tết dương lich,…). - Tổ chức các hoạt động ngoài trời mỗi năm 1 lần (dã ngoại ngoài trời, cắm trại, chơi trò chơi theo nhóm,…) cho nhân viên để tăng tính đoàn kết, giúp nhân viên giải tỏa áp lực công việc, gắn bó mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên.( miễn phí cho nhân viên) - Công ty có phòng tập thể chất rộng rãi, có sân cầu, phòng chơi game và phòng nghỉ cho nhân viên giải trí thư giãn trong giờ nghỉ.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó trong thị trường. Đồng thời, chuỗi cung ứng cũng bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động và quá trình trên như công ty vận tải, kho bãi, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, thông tin Họ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trò là các công ty bên thứ ba, giúp làm tăng tính chuyên môn hóa cũng như hiệu quả trong các chuỗi cung ứng
Về cơ bản các thành viên chuỗi cung ứng là các tổ chức kinh doanh độc lập, do đó để tạo ra sự thống nhất họ liên kết với nhau bằng nhiều dòng chảy và các mối quan hệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp và gián tiếp Có ba dòng chảy chính là dòng vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin:
+ Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng nhưchất lượng
+ Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về trao đổi quyền sở hữu
+ Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa, chứng từ giũa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả.
Mô hình chuỗi cung ứng
- Các thành viên cơ bản (trực tiếp):
- Các thành viên gián tiếp:
Đặc điểm, vai trò của các loại thành viên trong chuỗi cung ứng
Cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp
Có hai nhóm cung ứng chính:
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: quặng sắt, dầu mỏ, nông sản cung cấp nguyên liệu cho ngành luyện kim, chế biến thực phẩm.
- Nhà cung cấp bán thành phẩm: chế tạo quặng sắt thành các kích cỡ khác nhau, tính chất khác nhau để phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp Từ cây đay, sản xuất ra bột giấy để phục vụ ngành giấy Từ trang trại, các nông trại sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa.
Mỗi thành viên trong chuỗi cung ứng đều có thể trở thành nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của các thành viên đứng sau. b, Nhà sản xuất:
Thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung ứng Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của công ty khác để sản xuất ra thành phẩm hoặc sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi. c, Nhà phân phối:
Thực hiện chức năng duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng Đối với các nhà sản xuất, bán buôn là nơi điều phối và cân bằng cung cầu thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm và phục vụ khách hàng Đối với bán lẻ, các nhà bán buôn thực hiện chức năng dự trữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới bán lẻ, đúng thời gian và địa điểm. d, Nhà bán lẻ:
Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa cho người tiêu dùng cuối Bán lẻ có thể mua hàng từ nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất với số lượng nhỏ, cơ cấu phức tạp và tần số mua lặp lại nhiều lần trong một chu kỳ. e, Nhà cung cấp dịch vụ:
Là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau. f, Khách hàng:
Khách hàng là thành tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng Bởi vì mục đích then chốt của mỗi chuỗi cung ứng đều là tạo sự hài lòng của khách hàng
Khách hàng trong chuỗi cung ứng được chia thành 2 nhóm:
- Khách hàng tổ chức: Vừa đóng vai trò là khách hàng vừa là nhà cung cấp
- Người tiêu dùng: Mục đích cuối cùng của chuỗi cung ứng.
MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ADIDAS
Tổng quan về thị trường thời trang thế giới
Thời trang là ngành có lịch sử lâu đời và tốc độ phát triển ổn định và mạnh mẽ nhất hiện nay Sau 18 tháng tăng trưởng mạnh mẽ (từ đầu năm 2021 đến giữa năm
2022), ngành thời trang một lần nữa phải đối mặt với một môi trường đầy thách thức Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại so với mức 5,9% năm 2021, đứng trước nguy cơ suy thoái và tâm lý chán nản của khách hàng đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng của ngành thời trang giảm trong nửa cuối năm 2022 Ngành công nghiệp thời trang đã đạt doanh số vượt hơn 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2022 Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp thời trang trên toàn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động và thậm chí đóng cửa Trong bối cảnh này, các công ty thời trang cần tìm ra các chiến lược sinh tồn khả thi để tồn tại và đứng vững giữa sự biến động của thị trường. Đầu năm 2023, sau một năm diễn ra, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa kết thúc và việc thời trang trở lại trong đất nước này vẫn là một dấu hỏi lớn Tình hình kinh tế của các nước châu Âu cũng bị tác động một phần bởi cuộc xung đột này và tương lai thị trường châu Âu không mấy khả quan Mặc dù ngành thời trang không tránh khỏi những tác động tiêu cực, nhưng không có nghĩa là không có cơ hội phát triển mới Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và Internet, xu hướng mua sắm trực tuyến đã trở thành xu thế phổ biến, mở ra một cơ hội mới cho thị trường thời trang Năm 2023 không chỉ là một năm đầy tiềm năng, mà còn là thời điểm đáng chú ý để các doanh nghiệp trong ngành tận dụng xu hướng xuất khẩu trực tuyến Việc tận dụng sức mạnh của Internet và kết nối toàn cầu, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng khách hàng rộng lớn và khai thác các thị trường tiềm năng trên khắp thế giới, có thể tăng cường khả năng tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành công nghiệp thời trang đạt tổng doanh thu 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tăng 47% so với năm 2022 Nguồn số liệu này phản ánh xu hướng và tiềm năng của thị trường
Xuất khẩu ngành may mặc cũng luôn đạt mức cao với tăng trưởng ổn định từ năm
2016 Với những lợi thế như chu kỳ sản xuất ngắn, tỷ lệ bán hàng và chuỗi cung ứng hợp lý, luôn cập nhật các xu hướng và khả năng sáng tạo cao, Trung Quốc là nước có tăng trưởng trong xuất khẩu phát triển nhất Theo Tổng cục Hải quanTrung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc năm 2023 đạt294,3 tỷ USD, với nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ (28,2%), Châu Âu(16,3%), Nhật Bản (17,8%), Hàn Quốc (5,7%) Trung Quốc giữ vai trò là quốc gia đứng đầu chuỗi cung ứng dệt may với cương vị nước xuất khẩu số một thế giới.Lợi thế giúp Trung Quốc là một trong những quốc gia được ưu tiên nhập khẩu hàng dệt may nhất là do chi phí sản xuất thấp hơn, nguồn nguyên liệu thô chất lượng tốt, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc công nghệ cao có sẵn. Đây cũng là thị trường chính cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may mặc của Việt Nam.
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các thị trường cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành may mặc của Việt Nam.
Tổng quan về tập đoàn Adidas
2.1 Quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Adidas.
Adidas ltd AG (cách điệu là Adidas từ năm 1949) là một tập đoàn đa quốc gia của Đức, được thành lập và có trụ sở tại Herzogenaurach, Bavaria, chuyên thiết kế và sản xuất giày dép, quần áo và phụ kiện Đây là nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ hai trên thế giới, sau Nike.
Công ty được thành lập bởi Adolf Dassler, được hỗ trợ bởi anh trai Rudolf vào năm 1924 dưới cái tên Gebrüder Dassler Schuhfabrik (“Dassler Brothers Shoe Factory”).
Dassler đã phát triển giày chạy bộ có gai cho nhiều sự kiện thể thao Để nâng cao chất lượng của giày thể thao có gai, ông đã chuyển đổi từ mẫu giày có gai bằng kim loại nặng trước đây sang sử dụng vải bạt và cao su Dassler đã thuyết phục vận động viên chạy nước rút người Mỹ Jesse Owens sử dụng giày gai của mình tại Thế vận hội Mùa hè 1936 Sau bốn huy chương vàng của Owens, tên tuổi và danh tiếng của giày Dassler đã được giới thể thao thế giới biết đến Công việc kinh doanh thành công và Dasslers đã bán được 200.000 đôi giày mỗi năm trước Thế chiến II.
Năm 1943, việc sản xuất giày buộc phải ngừng hoạt động và cơ sở vật chất cũng như lực lượng lao động của công ty được sử dụng để sản xuất vũ khí chống tăng trong Thế chiến II Nhà máy Dassler gần như bị quân đội Hoa Kỳ phá hủy vào năm
1945, nhưng đã được tha khi vợ của Adolf Dassler thuyết phục lính Mỹ rằng công ty và nhân viên của họ chỉ quan tâm đến việc sản xuất giày thể thao Các lực lượng chiếm đóng của Mỹ sau đó đã trở thành những khách hàng lớn mua giày của anh em nhà Dassler.
Năm 1949, sau một sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai anh em, Adolf đã tạo ra Adidas, và Rudolf thành lập Puma Hai anh em trở thành đối thủ của nhau Adidas và Puma SE bước vào một cuộc cạnh tranh kinh doanh gay gắt
Năm 1952, sau Thế vận hội Mùa hè 1952, Adidas đã mua lại biểu tượng 3 sọc đặc trưng của mình từ thương hiệu giày thể thao Phần Lan Karhu Sports, với giá hai chai rượu whisky và số tiền tương đương €1600 Hình ảnh 3 sọc là biểu tượng của Adidas, đã được sử dụng trên các thiết kế quần áo và giày của công ty.
Biểu tượng Bông Hoa Ba Lá được thiết kế vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1972, đúng thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1972 được tổ chức tại Munich.
Logo Adidas Bông Hoa Ba Lá ban đầu được sử dụng cho đến năm
1997 Nó hiện được sử dụng trên dòng Adidas Originals.
Logo 1990– nay, ban đầu được thiết kế cho dòng sản phẩm Equipment, sau đó được sử dụng làm biểu tượng của công ty.
Ngày nay, Adidas đã trở thành một công ty thời trang thể thao đứng thứ 2 thế giới với ước tính tài sản của công ty năm 2022 là 66,8 tỷ Euro và vào năm 2023 là 68 tỷ Euro Các sản phẩm Adidas đã có mặt trên 160 quốc gia và cho ra đời hơn 660 triệu sản phẩm mỗi năm cho người tiêu dùng
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : Các sản phẩm chính của thương hiệu Adidas là quần áo, giày dép, mũ, tất, túi xách thể thao, Ưu điểm sản phẩm của thương hiệu Adidas từ trước đến nay luôn nổi tiếng được làm từ chất liệu tốt nhất với những thiết kế được chăm chút tỉ mỉ từng đường nét trên sản phẩm Từng đường may, thiết kế của Adidas luôn mang tới cho người dùng cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất
Sứ mệnh: “To be the best sports brand in the world” - Trở thành thương hiệu thể thao tốt nhất trên thế giới
Chiến lược: “Làm chủ trò chơi”
Mục đích : “Through sport, we have the power to change lives”- Thông qua thể thao, chúng ta có sức mạnh thay đổi cuộc sống
2.2 Các dòng sản phẩm chính
Một trong những sản phẩm truyền thống của Adidas hãng là giày dép Thương hiệu giày Adidas có thiết kế tinh tế, thoáng nhẹ, bền và mang tới cảm giác thoải mái khi vận động cho người dùng khi hoạt động không bị đau chân, bí Thương hiệu giày Adidas phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ nam, nữ và cả trẻ em
Nhắc tới thương hiệu Adidas không thể không nhắn tới quần áo của hãng dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ Các sản phẩm này có chất lượng rất tuyệt vời và được yêu thích trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Quần áo hiệu Adidas được nhiều người lựa chọn bởi chúng đa dạng phong phú về mẫu mã, màu sắc, kích thước Các dòng quần áo Adidas có áo phông, áo khoác, set bộ, quần sooc, quần dài, dành cho cả nam, nữ và trẻ nhỏ.
Adidas thiết kế và sản xuất các mẫu quần áo thể thao dành cho nhiều bộ môn như bóng đá, bóng chày, bóng rổ, golf, thể dục dụng cụ, khúc côn cầu trên băng, cùng các dụng cụ thể thao tương ứng với từng bộ môn.
Ngoài ra , Adidas cũng cung cấp các phụ kiện thời trang nổi bật như dép Adidas, sandals, mũ nón, túi xách, tất,
2.3 Khái quát về kết quả hoạt động trong những năm gần đây
Adidas đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây Công ty cũng đã chứng kiến doanh thu trực tuyến tăng 53% Sự tập trung của Adidas vào tính bền vững đã giúp hãng duy trì vị thế là công ty hàng đầu trong thị trường đồ thể thao.
Doanh thu của Adidas từ danh mục dành cho nữ đã tăng 10% vào năm 2020 khi công ty tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nữ thông qua tiếp thị có mục tiêu và phát triển sản phẩm.
Chuỗi cung ứng của Adidas
3.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Adidas:
Chuỗi cung ứng của Adidas là một chuỗi cung ứng lớn, nhiều cấp và đa dạng Chuỗi cung ứng toàn cầu của Adidas mở rộng qua nhiều cấp độ khác nhau từ các đối tác sản xuất chiến lược, các nhà cung cấp linh kiện và vật liệu đến các nguồn nguyên liệu thô Adidas đã thuê ngoài sản xuất phần lớn quá trình tạo ra sản phẩm của mình Adidas đã thiết lập các nhà máy sản xuất của họ trên khắp thế giới gồm hơn 20 đơn vị tại quê hương Đức và phần còn lại của Châu Âu cũng có nhiều đơn vị Các sản phẩm được sản xuất từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Nam và Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là ở Châu Á Có tổng cộng 215 đơn vị sản xuất của Adidas ở Bắc Mỹ Trong số đó, có 71 đơn vị có mặt tại Hoa Kỳ Các nhà máy sản xuất trải rộng trên 46 quốc gia và con số lên đến hơn 500.
Chuỗi cung ứng của Adidas mang tính toàn cầu và đa tầng, với nhiều loại đối tác kinh doanh khác nhau, trong đó có một số nhà máy ký hợp đồng trực tiếp và một số thì không.
Hình 2: Mô hình chuỗi cung ứng của Adidas.
3.2 Vị trí, vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng: a, Nhà cung cấp:
Adidas là một thương hiệu nổi tiếng với những đôi giày chất lượng cao Vậy nên việc tìm chọn nguyên vật liệu và nhà cung ứng phù hợp là tiền đề làm nên chất lượng và uy tín của sản phẩm
Nguyên vật liệu thô được sử dụng trong giày thường có: polyester và polyester tái chế, vải cotton, da tổng hợp, nhựa EVA, nhân tạo, gel bao quanh PU, silicone lỏng hoặc PU bọt (foam) cao su carbon. Để có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm với mức giá hợp lý thì ngay từ khâu tuyển chọn đầu tiên, Adidas đã lựa chọn ra được nhiều nhà cung cấp như Far Eastern New Century, VN POLY của Việt Nam, ’ Đặc biệt, với mục tiêu trở thành công ty thân thiện với môi trường, Adidas rất chú trọng vào việc giảm thiểu các tiêu cực của nguồn nhiên liệu trong sản phẩm đến môi trường Điển hình như:
Adidas đã liên tục tăng cường thu mua vải Cotton sau chương trình của một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Better Cotton Initiative (BCI) và họ đã thành công thu thập được 100% vải cotton vào cuối năm 2018 Vào năm 2019, họ cũng đã thành công thu thập được toàn bộ số vải Cotton trên toàn thế giới Việc này nhằm cải thiện ngành vải bông trên toàn cầu bằng cách sản xuất loại bông tốt hơn và là sản phẩm chủ lực nhắm đến giảm thiểu mức tiêu thụ thuốc trừ sâu, sử dụng nước tưới hiệu quả, luân canh cây trồng và điều kiện trồng trọt cải thiện.
Một cách khác để giảm tác động đến môi trường là sử dụng nhiều vải
Polyester tái chế, nhưng đồng thời vẫn sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao cho các vận động viên Với sự hợp tác giữa tổ chức môi trường biển Parley for the Oceans và Adidas đã cho ra mắt dòng sản phẩm Adidas Parley - dòng sản phẩm sử dụng chất liệu polyester làm từ rác thải nhựa đại dương Vào năm 2020, Adidas đã sử dụng polyester tái chế chiếm 50% tổng lượng polyester được sử dụng trong các dây chuyền may mặc và giày thể thao của họ Hơn nữa, gần 2/3 polyester được sử dụng trong bộ sưu tập quần áo xuân hè 2020 của họ là polyester tái chế Với mục tiêu đến 2024, Adidas muốn thay thế tất cả polyester nguyên chất bằng polyester tái chế trong tất cả các mặt hàng của họ.
Adidas thuê ngoài phần lớn hoạt động sản xuất của mình và một số nhà máy cung cấp trực tiếp ký hợp đồng với Adidas trong khi những người khác thì không.
Các mối quan hệ mà Adidas duy trì với các nhà cung cấp thuộc ba loại: trực tiếp tìm nguồn cung ứng, tìm nguồn cung ứng gián tiếp, và các mối quan hệ sản xuất thị trường địa phương.
Mô hình tìm nguồn cung ứng trực tiếp : là các mối quan hệ hợp đồng trực tiếp mà Adidas có với các nhà cung cấp của mình và những mối quan hệ này các nhà cung cấp được giám sát bởi bộ phận hoạt động toàn cầu của Adidas Các nhà cung cấp cốt lõi này sản xuất phần lớn các sản phẩm của Adidas
Mô hình tìm nguồn cung ứng gián tiếp : với các nhà cung cấp không ký hợp đồng, được cung cấp bởi các đại lý đặt hàng Những nhà cung cấp này được coi là các thành phần "chuỗi cung ứng gián tiếp" nhưng họ bổ sung cho các mối quan hệ có nguồn gốc trực tiếp bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn về nơi làm việc của Adidas Chúng không được giám sát bởi hoạt động toàn cầu, thay vào đó bởi các đại lý/người được cấp phép.
Thị trường nội địa : các mối quan hệ sản xuất được duy trì bởi các công ty con của Adidas để lấy nguồn từ địa phương nhỏ hơn các nhà cung cấp để giải quyết các cơ hội thị trường thích hợp hơn hoặc địa phương hóa trong phạm vi tương ứng quốc gia của họ Mặc dù các mối quan hệ này không được giám sát bởi hoạt động toàn cầu, nhưng các mối quan hệ này phải được sự cho phép của nhóm các vấn đề môi trường và xã hội của Adidas
Thông qua các mối quan hệ này, các nhà cung cấp của Adidas có thế được chia thành năm loại chính: nhà cung cấp chính, nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật liệu và dịch vụ khác, bên được cấp phép và đại lý.
Các nhà cung cấp chính : có quan hệ hợp đồng trực tiếp với Adidas để sản xuất và cung cấp sản phẩm cả xuất khẩu và tiêu thụ thị trường nội địa
Nhà thầu phụ : là các nhà máy được được ủy quyền bởi các nhà cung cấp chính để sản xuất các linh kiện và vật liệu mà các nhà cung cấp chính các nhà cung cấp không có khả năng làm trong cơ sở của mình.
Các nhà cung cấp đóng vai trò là nguyên vật liệu và các nhà cung cấp dịch vụ : mặc dù không có mối quan hệ kinh doanh trực tiếp với Adidas, cung cấp nguyên vật liệu và các hàng hóa khác cho các nhà cung cấp chính.
Mục tiêu, yếu tố thành công và thách thức của chuỗi cung ứng tại Addidas
Chuỗi cung ứng của Adidas đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh Adidas đã đặt ra 5 mục tiêu chiến lược chính cho chuỗi cung ứng của mình: hiệu quả, bền vững, tính linh hoạt, hợp tác và đổi mới Hiệu quả trong việc giảm chi phí, tăng tốc độ sản xuất và giao hàng, nâng cao tỷ lệ lấp đầy kho hàng, và cải thiện khả năng dự đoán nhu cầu thị trường Sử dụng nguyên vật liệu bền vững, giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và công bằng cho người lao động, và tăng cường minh bạch trong chuỗi cung ứng Tăng tính linh hoạt nhờ khả năng thích ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường thay đổi, xử lý các rủi ro chuỗi cung ứng, và đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, chia sẻ thông tin và dữ liệu, và cùng nhau phát triển các giải pháp sáng tạo cho chuỗi cung ứng Và quan trọng chuỗi cung ứng phải luôn liên tục đổi mới và cải tiến quy trình, sử dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả, và phát triển các mô hình kinh doanh mới cho chuỗi cung ứng. Để đạt được các mục tiêu này, Adidas đã thực hiện một số chiến lược như: Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Hợp tác với nhiều nhà cung cấp ở nhiều khu vực khác nhau để giảm thiểu rủi ro; tăng cường đầu tư vào công nghệ: Sử dụng công nghệ để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí; phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Sử dụng nguyên vật liệu bền vững, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và công bằng cho người lao động, và giảm thiểu tác động môi trường; tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của chuỗi cung ứng; phát triển hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: Theo dõi và kiểm soát chuỗi cung ứng để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhờ thực hiện các chiến lược này, Adidas đã đạt được những kết quả tích cực Chuỗi cung ứng của Adidas trở nên hiệu quả hơn, bền vững hơn và linh hoạt hơn Adidas có thể đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng và xử lý các rủi ro chuỗi cung ứng hiệu quả hơn Adidas xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp Adidas liên tục đổi mới và cải tiến quy trình chuỗi cung ứng.
4.2 Những thành công trong chuỗi cung ứng của Adidas
Thương hiệu Adidas đã sử dụng KPI phi tài chính (chỉ số hiệu suất chính) để đo hiệu suất phân phối của họ được gọi là OTIF (One Time in Full) Chi số này gồm hai phần chính: khả năng giao hàng đúng thời hạn và giao đúng hàng về số lượng
Trong năm 2022, Adidas đã đạt tỷ lệ OTIF là 83% Điều này có nghĩa là họ đã giao đúng thời gian và đủ số lượng sản phẩm cho khách hàng Trong năm 2023, Adidas đã đạt tỷ lệ OTIF là 92% Điều này cho thấy họ đã cải thiện hiệu suất giao hàng và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả hơn Tức là Adidas đã phân phối thành công 92% các đơn đặt hàng các sản phẩm Adidas và Reebok đúng thời hạn và đủ sổ lượng, đúng chất lượng Mục tiêu mà Adidas đã đặt ra trước đó là 95% và thương hiệu đã thành công khi đạt được rất gần với mục tiêu của minh và mong đợi nhiều hơn trong những năm tới Đặc biệt, trên thị trường Trung Quốc và Nga, chi số OTIF đạt tới 95% Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cao chứng tỏ hệ thống phân phối và các chiến lược phân phối của Adidas đang vận hành hiệu quả
Ngoài ra, hai tiêu chí khác để đo lường hiệu quả hoạt động phân phối là chi phí quản lý đơn hàng và tỷ lệ đơn hàng bị trả lại Mặc dù không có báo cáo chính thức từ Adidas về hai chi tiêu này nhưng giới chuyên gia nhận định, hai chi số này của Adidas đều rất thấp, chi phí khoảng 1 USD/đơn hàng và tỷ lệ trả hàng nhỏ hơn 10%, thuộc một trong những công ty có chi phi quản lý đơn hàng và tỷ lệ hàng trà lại thấp nhất thế giới
Nhìn chung, Adidas tiếp tục thể hiện một chiến lược phân phối thương hiệu mạnh mẽ và tẩm nhìn về các hoạt động bán lẻ của thương hiệu đồ thể thao này khiến cho sự phát triển của hãng trở nên rõ ràng Adidas đã xây dựng hệ thống bán lẻ như một kênh phân phối chuyên dụng của riêng mình vào những năm 1990 và thể hiện cam kết chiến lược rõ ràng từ sớm bằng cách công bố kết quả bán lẻ
Trong những năm gần đây, Adidas đã thực hiện một số thay đổi quan trọng đối với chiến lược của mình bao gồm chiến lược phân phối trong chuỗi cung ứng Những thay đổi này dẫn đến tăng doanh số và doanh thu cho thương hiệu giày thể thao, quần áo vào các sản phẩm khác Thương hiệu đã xây dựng một chiến lược phân phối nói riêng nằm trong chiến lược chuỗi cung ứng tuyệt vời, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, tính sẵn sàng cao hơn cũng như giao hàng kịp thời với chi phí cạnh tranh Adidas đã đặt ra các ưu tiên rõ ràng cho các hoạt động phân phối của mình nhằm nâng cao khả năng tiếp xúc với khách hàng như việc giữ khách hàng làm trung tâm, cố gắng làm cho các sản phẩm có sẵn cho khách hàng ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng chi phí.
4.3 Khó khăn, thách thức trong chuỗi cung ứng của Adidas
Trên hành trình phát triển và duy trì một chuỗi cung ứng thành công, Adidas đã đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn không ngờ Từ việc quản lý nguồn cung nguyên liệu cho đến vận chuyển và phân phối sản phẩm, mỗi bước đi của chuỗi cung ứng đều đối diện với những vấn đề phức tạp và đa dạng.
Một trong những thách thức lớn nhất mà Adidas phải đối mặt là việc duy trì sự minh bạch và công bằng trong việc sản xuất Với việc tăng cường kiểm soát chất lượng lao động và môi trường, Adidas phải đảm bảo rằng mọi đối tác sản xuất đều tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và môi trường công nghiệp.
Việc quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng cũng là một thách thức không nhỏ Với việc phụ thuộc vào nhiều đối tác cung cấp khác nhau trên toàn cầu, Adidas phải đối mặt với nguy cơ của sự cố tồn kho, sự cố vận chuyển và thậm chí là sự cố tự nhiên. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với hệ thống quản lý rủi ro của họ và khả năng đổi mới để giảm thiểu ảnh hưởng của các sự kiện không mong muốn.
Không chỉ vậy, sự phức tạp của chuỗi cung ứng cũng đặt ra thách thức về việc đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng và linh hoạt Adidas phải luôn duy trì sự linh hoạt trong việc điều chỉnh sản xuất và vận chuyển để đáp ứng các yêu cầu thị trường biến đổi và dự báo.
Ngoài ra, áp lực về chi phí cũng là một thách thức không nhỏ đối với Adidas Sự tăng giá của nguyên vật liệu cùng với lạm phát đã làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, trong khi nhu cầu sản xuất bền vững cũng đòi hỏi các khoản đầu tư lớn vào công nghệ và quy trình sản xuất mới.
Sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường cũng tạo ra áp lực lớn đối với Adidas Việc dự đoán xu hướng thời trang và đáp ứng kịp thời đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo, đồng thời nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm cũng là một thách thức khó khăn Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, Adidas phải không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm để duy trì và củng cố vị thế của mình trên thị trường.
Ngoài những thách thức về mặt kinh doanh, Adidas cũng phải đối mặt với các vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và công bằng cho người lao động, sử dụng nguyên vật liệu bền vững và minh bạch trong chuỗi cung ứng là những cam kết mà hãng phải thực hiện.
Cuối cùng, việc đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong ngành cũng là một thách thức không nhỏ Để giữ vững vị thế của mình trong thị trường thể thao và thời trang, Adidas phải không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm, đồng thời tìm cách tối ưu hóa chi phí và hiệu suất trong chuỗi cung ứng của mình.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ADIDAS
CUNG ỨNG CỦA ADIDAS Để hoàn thiện chuỗi cung ứng, Adidas có thể thực hiện một số giải pháp sau.
Thứ nhất là tăng cường tính minh bạch Bằng cách: sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi và giám sát hoạt động của các nhà cung cấp; hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để giám sát và đánh giá hoạt động của các nhà cung cấp; áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức và môi trường cho các nhà cung cấp…
Thứ hai là đầu tư vào công nghệ Bằng cách: đầu tư vào công nghệ tự động hóa, áp dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) tích hợp để thu thập dữ liệu từ tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng; sử dụng công nghệ dữ liệu lớn để phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán chính xác hơn về nhu cầu thị trường; chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực với các đối tác trong chuỗi cung ứng để tăng cường khả năng phối hợp; áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Blockchain và Internet vạn vật (IOT) để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của chuỗi cung ứng; sử dụng các công nghệ tự động hóa để giảm thiểu chi phí lao động; phát triển các nền tảng kỹ thuật số để kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng…
Thứ ba là tối ưu hóa và nâng cao tính linh hoạt quy trình Đối với vấn đề tối ưu hóa cần: tự động hóa các quy trình thủ công để giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả; áp dụng phương pháp Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) để loại bỏ lãng phí trong chuỗi cung ứng; tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và kho bãi Để nâng cao tính linh hoạt có thể: phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng linh hoạt để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường thay đổi; sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán nhu cầu thị trường và điều chỉnh quy trình sản xuất cho phù hợp; tăng cường khả năng dự phòng trong chuỗi cung ứng để giảm thiểu tác động của các sự kiện bất ngờ…
Thứ tư là tăng cường tính bền vững Adidas cần chú trọng: sử dụng các nguyên liệu và quy trình sản xuất bền vững; giảm thiểu khí thải carbon trong chuỗi cung ứng; hợp tác với các nhà cung cấp có cam kết về tính bền vững…
Thứ năm là nâng cao năng lực của nhân viên bằng các biện pháp như: đào tạo nhân viên về các công nghệ mới và các quy trình chuỗi cung ứng; nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng; tạo dựng văn hóa đổi mới và hợp tác trong chuỗi cung ứng…
Bằng cách thực hiện các giải pháp trên, Adidas có thể ngày càng hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển, trung tâm phân phối điểm bán đến người tiêu dùng một cách nhịp nhàng và liên tục với 3 dòng vật chất thông tin và tài chính sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất Chuỗi cung ứng đã góp phần rất lớn trong thành công của tập đoàn Adidas nói riêng và ngành thời trang nói chung.
Trước thị trường đầy biến động và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cần được chú trọng, đầu tư, đánh giá thường xuyên để có những giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả chuỗi, điều này không chỉ thuộc về doanh nghiệp trung tâm mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng.