1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tống đạt văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tống đạt văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử
Tác giả Phan Thị Quyên
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Anh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 21,22 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, đặc biệt là các quy định về phương thức tống đạt văn bản tố tụng đã bộc lộ một số bat c

Trang 1

PHAN THỊ QUYÊN

TONG DAT VĂN BAN TO TUNG DAN SỰ

BANG PHUONG TIEN DIEN TU

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAN THỊ QUYÊN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và TỔ tung dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRAN ANH TUẦN

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé tôi

có thê bảo vệ Luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Tác giả

Phan Thị Quyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viênhướng dẫn PGS.TS Tran Anh Tuấn đã tận tình giúp đỡ, hướng dan, chi bảo

dé tôi có thể hoàn thiện luận văn theo đúng yêu cầu chuyên môn và thời gian

quy định.

Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ,

động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự tạo điều kiện, giúp đỡ củaBan lãnh đạo Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng Đàotao sau đại học và sự giúp đỡ của các thầy cô trong quá trình giảng dạy dé tôi

có thé hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, do còn nhiều hạn chếnên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Hội đồng đánh giá luận văn

và các thầy cô góp ý dé tôi có thé tiếp tục hoàn thiện các van dé trong nội dung

của luận văn.

Trang 5

Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TONG ĐẠT VĂN BẢN

TO TUNG DAN SỰ BANG PHƯƠNG TIEN ĐIỆN TỬ 10 1.1 Khái niệm, đặc trưng va ý nghĩa của việc tống đạt van ban tố tụngdân sự bằng phương tiện điện tử: 5-5 s52 se csessesseseeseesess 10

1.1.1 Khái niệm tong đạt văn bản tổ tụng dân sự bằng phương tiện

1.1.2 Đặc trưng pháp lý của hoạt động tống đạt văn bản tô tụng dân sự bằng phương tiệm điện tử << ©cs©ceEkeEteEEsEetkerkerkerrerrsrrerrerre 13 1.1.3 Ý nghĩa của việc tống đạt văn bản tổ tụng dân sự bằng phương tiện

1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định tong dat văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử: -s s scsecsecsscssesse 17

1.2.1 Cơ sở lý luận của việc pháp luật quy định tổng dat văn bản tô tụng dân sự bằng phương tiện điện tử - 5< sccsceeceeteereeeserssreererree 1 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc pháp luật quy định tong dat văn bản tổ tụng dân sự bằng phương tiện điện tử - -s- s- se se csscsscsscss 19 1.3 Các yếu tô tác động đến việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự bang

phương tiện AiEN Í Ủ o G5 G9 9 9 9 99.99.999.000 90968898650 22

1.3.1 YEU t6 pháp lý - 2- °- << sẻ t€EEEsEEsEkeEteEEEsEksreerkersrrerrsree 221.3.2 YEU 6 CON H,gHÒÏ -e- 5< 5< ©S<©Se+eE+eEEEEkeEkeEkeEkerkerrererrsrrerrerre 231.3.3 Các yếu tố KNGC c- 5< 5< Sc<SeEtEkEEEEkeEkerketkerkerkrerrrerrerrerre 24

ili

Trang 6

1.4 Sơ lược về sự phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về tốngđạt văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử 25

1.4.1 Giai đoạn trước ngày ()1/01/2005 << 555 s94 se 25

1.4.2 Giai đoạn từ ngày 01/01/2005 AEN NAY 5-c5©c<cc<csccsccscesrs 26 Kết luận Chương 1 cssesssssessessessssssesscsoccsecssssncssesscsosecssscancsnssnsenseseeseeseeses 29 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG DAN SU VIỆT NAM HIỆN HANH VE TONG DAT VAN BAN TO TUNG DAN SU BANG PHUONG TIEN DIEN TU VA THUC TIEN

ru ca .H 30

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tống đạt vănbản t6 tụng dân sự bằng phương tiện điện tử: -° 5 «¿ 30

2.1.1 Chủ thể của hoạt động tống đạt văn bản tổ tụng dân sự bằng

2.1.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ tong dat văn bản to tụng dân sự bằng

phương tiỆn AIEN ẨÚ" Ăn HH ng ng Hư 31

2.1.1.2 Chủ thé được tong dat văn ban to tung dân sự bằng phương tiện

2.1.2 Các văn bản tô tụng dân sự được tong dat bằng phương tiện điện tử 33

2.1.2.1 Các văn bản tô tung dân sự do Tòa án tong đạt bằng phương tiện

12.07 0001nẺ858e 34

2.1.2.2 Các văn bản tố tụng dân sự do Viện kiểm sát tổng đạt bằng

phương tIỆN đÏIỆN [Ú, Gv HH HH 36

2.1.2.3 Các văn bản tổ tụng dan sự do Cơ quan thi hành án dân sự tổng dat bằng phương tiện điện tie.cecceccecccsccsscescessessessesseesesssssesessessessesseesseeses 38 2.1.3 Thủ tục tong dat văn ban to tung dân sự bằng phương tiện điện tử 4) 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự về tống đạt văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử: . -s s sccsecsecssessesse 48

1V

Trang 7

2.2.1 Những kết quả dat QU o- 5< 5c se cesceereersersrssreereersrrsrsee 482.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế -. - 50Kết luận Chương 2 cscscssssssssessessessssssssssssessesenssssssssscssssessessessssssssssssceseeseeees 55

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUÁ TÓNG ĐẠT

VĂN BAN TO TUNG DÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG TIEN ĐIỆN TU TẠI

VIET TNAÌM 5G << << TT 0.0.0 0004.00.4099 000009 80 56

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tống dat văn bản tố tung dân

sự bằng phương tiện điện tử s-s-sc 5< s<©ssessessessesserseeseessesee 56

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về tống đạt văn bản tô tụng dân sự bằngphương tiện điện tử phải nằm trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về tổ

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong TTDS, quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án là sự tổng hợp củanhiều hoạt động với nhiều giai đoạn khác nhau Mỗi hoạt động khi được tiễnhành đều có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Dé các hoạt động này được kết nối, diễn ra liên tục cũng như dé đương sự luôn nắm được thông tin kip thời, cập nhật được tình hình liên quanđến quyên và lợi ích hợp pháp của mình thì đòi hỏi phải có hoạt động tống đạtvăn bản tố tụng Mặc dù đây là một hoạt động trung gian kết nối các hoạt động

tố tụng với nhau, nhưng việc tống đạt văn bản tụng vẫn là một phần quantrọng của hoạt động tư pháp Ngoài ra, đây là một phương tiện để các đương

sự có thé nắm bắt, cập nhật các thông tin, đồng thời làm co sở dé đương sựthực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình Chương X của Bộ luậtTTDS năm 2015 đã quy định về chế định này Tống đạt văn bản tố tụng được

thực hiện theo các phương thức quy định tại Bộ luật TTDS năm 2015.

Quá trình áp dụng các quy định về tống đạt trong thực tiễn cho thấy, các quy định về tống đạt văn bản tổ tung đã phát huy giá trị, góp phan quan trọngvào việc bảo đảm sự liên tục, thông suốt của quá trình tố tụng cũng như bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,

một số quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, đặc biệt là các

quy định về phương thức tống đạt văn bản tố tụng đã bộc lộ một số bat cập, cụthé như sau: Thủ tục tống đạt còn rườm rà, phức tạp, tốn kém thời gian, chiphí; Khả năng tống đạt thành công còn hạn chế, nhất là đối với những đương

su cư trú ở vùng sâu, vùng xa, ở nước ngoài; Việc tống đạt băng phương tiện điện tử (PTĐT) chưa được quy định cụ thé, thống nhất Những khó khăn, batcập này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tốtụng, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây khó khăn cho việc thực thi

Trang 10

án Dé khắc phục những khó khăn, bat cập trên, việc nghiên cứu, đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả tống dat văn bản tổtụng là cần thiết.

Từ những lý do trên, dé tài “Tổng dat văn bản tổ tung dân sự bằngphương tiện điện tử” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Dân sự

và TTDS của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy tống đạt văn bản TTDS làmột trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu Nội dung của cáccông trình nghiên cứu này đã được thé hiện trong nhiều nguồn khác nhaunhư giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết trên tạp chí, cụ thể như sau:

Cuốn sách chuyên khảo “Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa

án, trọng tài — Cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự” của tác giả Nguyễn Thi HoàiPhương xuất bản năm 2011, nguyên tắc về trách nhiệm chuyền giao tài liệu, giấy

tờ của Tòa án quy định tại Điều 22 Bộ luật TTDS năm 2015 đã được tác giả đềcập và phân tích Vấn đề về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tốtụng được nhắc đến là một trong những nội dung năm trong thủ tục khởi kiện vàgiải quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài Tuy nhiên, các vẫn đề khác của phươngthức cấp, tống dat, thông báo văn bản tô tụng chưa được phân tích, làm rõ

Trong cuốn sách chuyên khảo “Bình luận khoa học về những điểm mớitrong Bộ luật TTDS năm 2015” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủbiên) xuất bản năm 2017, tác giả tập trung phân tích, bình luận những điểm

mới của Bộ luật TTDS năm 2015, đặc biệt là sự ghi nhận phương thức cấp,

tống đạt, thông báo bằng PTĐT Tác giả đã so sánh, đánh giá và kết luậnnhững điểm tiến bộ trong Bộ luật này so với Bộ luật TTDS năm 2004, sửa đổi

bổ sung năm 2011 Tuy nhiên, những vướng mắc, bat cập còn tồn tại trong Bộluật TTDS năm 2015 về các phương thức cấp, tông dat, thông báo văn bản tố tụng thì chưa được tác giả đề cập đến [22].

Trang 11

Trong cuốn sách chuyên khảo “Luật tư trước thách thức của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư” của tập thể tác giả PGS.TS Ngô Huy Cương,PGS.TS Nguyễn Thị Qué Anh, TS Trần Kiên, TS Đỗ Giang Nam (đồng chủbiên) năm 2023 do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành đã luậngiải về pháp luật tố tụng trong kỷ nguyên số và có phân tích về tống đạt điện

tử trong tô tụng dân sự (trang 264-268) Tiếp theo đó, sách chuyên khảo

“Chính sách pháp luật tố tụng dân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam” do TS Nguyễn Bích Thảo chủ biên xuấtbản năm 2023 do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật phát hành đã luậngiải sâu tống đạt điện tử trong tố tụng dân sự (trang 469 - 478), trong đó đềxuất cần đa dạng hóa phương thức tống đạt điện tử hơn so với quy định hiệnhành như phương thức gửi tin nhắn tức thời, thư điện tử, thông báo qua nềntảng tố tụng điện tử; đặc biệt là kiến nghị về các vấn đề pháp lý như minh chứng về việc văn bản đã được tống đạt, thời điểm được coi là nhận được tống dat văn bản điện tử nêu được tống đạt vào ngày nghỉ, ngày lễ.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Lâm Vương Mỹ Linh năm 2015 với đề tài

“Hoạt động tống đạt văn ban theo pháp luật TTDS Việt Nam” tại Trường Daihọc Luật Thành phô Hồ Chí Minh Đề tài đã nghiên cứu tổng quát quy địnhcủa pháp luật về hoạt động tống đạt văn bản theo pháp luật TTDS Việt Nam.Tác giả phân tích về chủ thé tham gia tống đạt, người được tống đạt cũng nhưhoạt động tống đạt Trong đó, các phương thức và trình tự, thủ tục tổng đạtvăn bản tố tụng được tác giả đề cập với vai trò là một bộ phận trong hoạt động tống đạt, mang tính chất liệt kê sơ lược và chưa đi vào phân tích sâu cụ thể

từng phương thức [16].

Luận văn thạc sĩ “Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo

quy định Bộ luật TTDS năm 2015” của tác giả Đỗ Thị Lan Hương bảo vệ

năm 2017 tại Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã trình bày một số vấn đề lý

Trang 12

luận về cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS Nghiên cứu quy định của Bộluật TTDS năm 2015 về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS vathực tiễn thực hiện; từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ

tục này.

Luận văn của tác giả Nguyễn Cẩm Anh (2020) với đề tài “Các phương thức tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết VVDS có yếu tố nướcngoài tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp” tại Đại học Luật Hà Nội Đề tài

đã trình bày những vấn đề lí luận về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giảiquyết VVDS có yếu tố nước ngoài Phân tích qui định của pháp luật ViệtNam về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết VVDS có yếu tố nướcngoài; từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuqua uỷ thác tư pháp về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài [1]

Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thi Minh với dé tài “Thu tục cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng và thực tiễn thực hiện tại TAND

huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” bảo vệ năm 2020 tại Đại học luật Hà Nội.

Đề tài đã trình bày những van dé chung về cấp tống đạt thông báo văn bản tốtụng và phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về cấp tống đạt thông báo vănbản tố tụng tại TAND huyện Chi Lang, tỉnh Lạng Son [19]

Luận văn thạc sĩ “Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

theo pháp luật TTDS Việt Nam” của tác giả Vũ Trâm Anh bảo vệ năm 2021 tại

Trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Dé tài đã nghiên cứu tông quan vềcác phương thức cap, tống đạt, thông báo văn bản té tụng theo pháp luật TTDSViệt Nam Luận văn đã phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của các phươngthức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích các quy định pháp luật về các phương thức này và chỉ ra một số bất cập, hạnchế trong thực tiễn áp dụng Trên cơ sở phân tích, luận văn đã đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông

Trang 13

báo văn bản tô tụng, nhằm dam bảo tính hiệu quả và khả thi trong thực tiễn [3].

Bài viết “Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng - Những vấn

đề cần sửa đôi của Bộ luật TTDS” của tác giả Đỗ Quốc Đạt đăng trên Tạp chíKhoa học pháp lý Việt Nam năm 2015 đã khang định tam quan trọng của thủtục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng Đồng thời, bài viết chỉ ra một số bất cập trong quy định pháp luật về thủ tục nay và đề xuất hướng sửa đổi Tuynhiên, bài viết chỉ tập trung phân tích những hạn chế trong Bộ luật TTDS năm

2015 cần sửa đổi Đối với phần nội dung những đặc trưng của từng phươngthức cấp, tống đạt, thông báo, bài viết chưa phân tích, làm rõ [9]

Bài viết “Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ và van dé gianhập của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc đăng trên tạp chí Luật học

năm 2016, giới thiệu những nội dung chính của Công ước La Hay ngày

15/11/1965 về tống đạt ra nước ngoài các giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháptrong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại; về quá trình gia nhập Công ước vàđánh giá những tác động của Công ước đối với Việt Nam [4].

Bài viết “Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại trong thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Vinh Hưng đăng trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát Số6/2017, tr 31 - 36 Bài viết đã phân tích bản chat, vai trò của tống đạt, quy địnhpháp luật về hoạt động tống đạt của Thừa phát lại trong thi hành án dân sự vàmột số bat cập hiện nay Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiệncác quy định pháp luật phù hợp với hoạt động tống đạt của Thừa phát lại [13]

Bài viết của tác giả Lê Văn Quang “Cần hướng dẫn thi hành quy định

về cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS” đăng trên tạp chí Kiểm sát Số 5/2018, tr 54 - 57 Bài viết đã phân tích những bat cập trong quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS và kiến nghị cần có hướng dẫn thi hành cụthê để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng [25]

Trang 14

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề: “Tống đạtvăn bản TTDS bằng phương tiện điện tử” Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện

dé tài này sẽ không bị trùng lặp; đồng thời đề tài có ý nghĩa lý luận và

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn cần thực hiện các

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối twong nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy địnhpháp luật về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT và thực tiễn áp dụng pháp luật về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT Cụ thể, luận văn nghiên cứu các

Trang 15

vấn đề sau: khái niệm, đặc điểm, vai trò của tống đạt văn bản TTDS bangPTĐT; các quy định pháp luật về tống dat văn bản TTDS bang PTDT; những

ưu điểm, hạn chế của phương thức tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT; cácgiải pháp hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật vềtống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT trong Bộ luật TTDS năm 2015, các văn bản

hướng dẫn thi hành và thực tiễn thực hiện sau khi BLTTDS năm 2015 được ban

hành đến nay Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên Luận văn này khôngnghiên cứu nội dung tống đạt văn bản TTDS cho đương sự ở nước ngoài

- Về thời gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong khoảngthời gian từ năm 2015 đến năm 2023

- Về không gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên phạm

VI Cả nước.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa

Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Phươngpháp luận này giúp luận văn phân tích các quy định pháp luật về tống đạt vănbản TTDS bằng PTĐT một cách khách quan, toàn diện, phù hợp với thựctiễn Phương pháp luận này giúp luận văn phân tích các quy định pháp luật vềtống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT trong mối quan hệ với các quy định pháp luật khác, với thực tiễn và với sự phát triển của xã hội.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn sử

dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 16

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp luận vănphân tích, tong hợp các quy định pháp luật về tống đạt văn bản TTDS bằngPTĐT, từ đó làm rõ những ưu điểm, hạn chế của phương thức này.

- Phương pháp nghiên cứu luật học so sánh: Phương pháp nay giúp luận

văn so sánh các quy định pháp luật về tống đạt văn bản TTDS băng PTĐT của Việt Nam với các quy định pháp luật của các nước trên thế giới, từ đó rút ra

những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam.

- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: Phương pháp này giúp luận vănthu thập số liệu thống kê về tình hình áp dụng quy định pháp luật về tống đạt vănbản TTDS bằng PTĐT, từ đó đánh giá hiệu quả của quy định pháp luật này

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ khái niệm, đặc trưng pháp lý và

cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định pháp luật về tống đạt văn bảnTTDS băng PTĐT, từ đó nâng cao nhận thức của người nghiên cứu và thực thi

pháp luật.

Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt độngTTDS Các giải pháp này được đề xuất trên cơ sở phân tích các quy định phápluật hiện hành, đánh giá ưu điểm, hạn chế của phương thức tống đạt văn bảnTTDS bằng PTĐT và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật này Ngoài ra,luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiêncứu, giảng dạy và thực thi pháp luật về TTDS.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn được thể hiện 3 chương sau:

Chương 1 Một số van dé ly luận về tống đạt văn bản tố tụng dân sựbằng phương tiện điện tử

Trang 17

Chương 2 Thực tiễn quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Namhiện hành về tống đạt văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử và

thực tiễn áp dụng

Chương 3 Phương hướng, giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật và

tăng cường áp dụng tống đạt văn bản tô tụng dân sự bằng phương tiện điện tử

tại Việt Nam

Trang 18

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TONG ĐẠT VĂN BẢN

TO TUNG DAN SỰ BANG PHƯƠNG TIEN ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm, đặc trưng va ý nghĩa của việc tống dat van bản tố tungdân sự bằng phương tiện điện tử

1.1.1 Khái niệm tong đạt văn bản tổ tụng dân sự bằng phương tiện điện tử

Tống đạt văn bản TTDS là hoạt động của cơ quan có thâm quyền gửivăn bản TTDS đến đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân,

cơ quan tổ chức có liên quan dé họ biết về nội dung văn bản và thực hiện cácquyền, nghĩa vụ của minh theo quy định của pháp luật TTDS

- Khái niệm “Van bản tổ tụng dân sự ”

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thé nào về khái niệm văn banTTDS Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thé khái quát được một số đặc điểm của

văn bản TTDS như sau: Mot /a, văn ban TTDS được ban hành bởi cơ quan

tiễn hành TTDS (TAND, Viện kiểm sát nhân dân), cơ quan thi hành án dân

sự, người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân

sự; hai là, văn bản TTDS được ban hành dựa trên cơ sở là các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật TTDS, Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự hay nói cách khác, văn bản TTDS là văn ban áp dụng pháp luật; ba là, văn bản TTDS phải được ban hành theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định;

bốn là, văn bản TTDS mang tính cá biệt đối với cơ quan, tổ chức, cá nhânđồng thời văn bản TTDS cũng chi rõ quyền và nghĩa vụ mà cá nhân, cơ quan,

tổ chức đó phải thực hiện.

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm trên, có thé đưa ra khái niệm vănbản TTDS như sau: Văn bản TTDS là văn bản do cơ quan tiến hành to tụng,

10

Trang 19

cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy

định, mang tính cá biệt đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm xác địnhquyên và nghĩa vụ của họ phải thực hiện trong quá trình giải quyết VVDS

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thé phân văn bản TTDS thành nhiều loại Căn cứ vào cơ quan ban hành, văn bản TTDS có thể phân loạithành văn bản TTDS của Toa án, văn bản TTDS của Viện kiểm sát, văn bản tổtụng của cơ quan thi hành án Nếu phân loại theo tính chất của hoạt động tốtụng, có thể phân loại văn bản TTDS thành văn bản về thủ tục tố tụng và vănbản về nội dung Nếu phân loại theo các giai đoạn tố tụng, có thể phân loại

thành văn bản TTDS được ban hành trong giai đoạn thụ lý vụ án, xác minh thu

thập chứng cứ, hòa giải và chuẩn bị xét xử,

Văn bản TTDS là công cụ quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng,

cơ quan thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trongquá trình giải quyết VVDS Việc phân loại văn bản TTDS giúp cho việc tìmhiểu, áp dụng pháp luật TTDS được thuận lợi và chính xác hơn

- Khai niệm “Tong dat van ban to tụng ”.

Theo Từ điền tiếng Việt thì “tống” được hiểu là “Đưa đến, gửi đến màbat chap co đồng ý nhận hay không” [1, tr.1015] Con “đạt” được hiểu là

“Đến được đích, thực hiện được điền nhằm tới” [1, tr 291] “Tống đạt” đượchiểu là “Chuyên đến đương sự giấy tờ của cơ quan hành pháp” [1, tr.1015].Còn theo Từ điển Luật học thì “tống dat” được hiểu là “việc chuyên đếnđương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp” [1, tr.79].

Về mặt lý luận, hiểu một cách khái quát, tong đạt văn bản TTDS là hoạtđộng của Tòa án đưa đến, gửi đến cho cá nhân, cơ quan, tô chức liên quan đến

VVDS các văn bản TTDS thông qua các hình thức mà pháp luật quy định,

không phụ thuộc cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan có đồng ý nhận hay

không, nhưng phải đảm bảo là đã thực hiện được việc giao được văn bản đó

theo quy định của pháp luật.

II

Trang 20

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hoạtđộng tống đạt văn bản TTDS như sau: Hoạt động tổng đạt văn bản TTDS làhoạt động của cơ quan có thẩm quyên chuyển giao các văn bản TTDS đếncác đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan trong VVDS, buộc họ tiếp nhận,hoặc xác định họ đã tiếp nhận và thực hiện các nội dung trong văn bản to

tụng theo quy định cua pháp luật.

- Khai niệm “phương tiện điện tử ”.

Khái niệm “phương tiện điện tử” được hiểu là phần cứng, phần mềm, hệthống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang

học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự Khái niệm này đã được quy định

tại khoản 2 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 như sau: “ PTĐT là phầncứng, phần mềm, hệ thống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa

trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền

dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự” [1] Theo

đó, PTĐT bao gồm các loại phương tiện sau: Thiết bị điện tử, như máy tính,

điện thoại thông minh, máy tính bảng, ; Mang truyền thông, như internet,

mang xã hội, ; Các thiết bị lưu trữ dit liệu, như USB, thẻ nhớ, ; Các thiết bitruyền dan dir liệu, như máy in, máy fax, Các PTDT được sử dụng tronghoạt động TTDS phải đáp ứng các yêu cầu về bảo mật, an toàn thông tin Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực của các văn bản tố tụng và bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự

Như vậy, có thé hiểu PTĐT là: “phương tiện hoạt động dựa trên các côngnghệ hiện đại, được sử dụng để tạo lập, lưu trữ, truyền dua, xu lý thông tin”

Từ những phân tích nêu trên có thé rút ra khái niệm tống dat văn banTTDS bằng PTĐT như sau: Tổng dat văn bản TTDS bằng PTĐT là việc cơquan tiến hành tô tụng hoặc chủ thé có thẩm quyên gửi văn bản to tụng đếnngười được tổng đạt thông qua PTĐT theo quy định của pháp luật

12

Trang 21

1.1.2 Đặc trưng pháp lý của hoạt động tong dat văn bản tô tung dân sự bằng phương tiện điện tử

Hoạt động tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là một hoạt động tố tụngquan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết VVDS Dé dam bảo chohoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả, cần phải có những quy định pháp lý cụ thể, chặt chẽ Hoạt động tống đạt văn bản TTDS có các đặc trưng

pháp lý sau:

Thứ nhất, về tính pháp lý Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT đượcthực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật TTDS Về chủ thê thực hiện hoạtđộng tống đạt: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, thừa phát lại

và người có thâm quyền do pháp luật quy định; Các văn bản tố tụng cần đượctống đạt: Đơn khởi kiện, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉgiải quyết vụ án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, ;Phương thức, trình tự, thủ tục tống đạt: tống đạt qua PTDT Các quy định nay nhăm đảm bảo cho hoạt động tống đạt được thực hiện một cách thong nhất,

đúng quy định của pháp luật, tránh sai sót, vi phạm.

Thứ hai, về tính bắt buộc Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT có tínhbắt buộc Các đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan đến VVDS có nghĩa vụnhận văn bản tố tụng được tống đạt, hoặc phải xác định họ đã nhận được vănbản đó Nếu đương sự, cá nhân, tô chức có liên quan cô tình không nhận vănbản tố tụng hoặc không xác định họ đã nhận được văn bản đó thì vẫn được coi

là đã nhận được văn bản đó Tính bắt buộc của hoạt động tống đạt được thé hiện ở chỗ, văn bản tố tụng sau khi được tống đạt sẽ có hiệu lực pháp lý, các đương sự, cá nhân, tô chức có liên quan có nghĩa vụ thực hiện các nội dung

của văn bản đó.

Thứ ba, tính bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ Tống đạt văn banTTDS bằng PTĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho các đương

13

Trang 22

sự, cá nhân, tô chức có liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trongTTDS Các văn bản tố tụng được tống đạt thể hiện quyền và nghĩa vụ của cácđương sự, cá nhân, tô chức có liên quan trong TTDS Việc tống đạt văn bản tố tụng giúp cho các đương sự, cá nhân, tô chức có liên quan biết được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó một cách đầy đủ và đúng đắn.

Thứ tw, tinh công khai, minh bạch Việc tống đạt văn ban TTDS bằng

PTĐT phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đảm bao cho các

đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan được biết về nội dung của văn ban

tố tụng

Thứ năm, tính chính xác Việc tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT phảiđược thực hiện một cách chính xác, đảm bảo cho văn bản tố tụng được chuyêngiao đến đúng người nhận.

Thứ sáu, tính nhanh chóng, hiệu qua va it tốn kém Do ứng dụng khoa học công nghệ nên việc tống đạt văn bản TTDS băng PTĐT được thực hiệnmột cách nhanh chóng, hiệu quả và giảm được sức người và giảm thiểu

chị phí.

Các đặc trưng pháp lý nêu trên đã góp phần đảm bảo cho hoạt độngtống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT được thực hiện một cách hiệu quả, đúngquy định của pháp luật, nhăm bảo đảm cho quyên và lợi ích hợp pháp của cácđương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan

1.1.3 Ý nghĩa của việc tong dat văn bản tô tung dân sự bằng phương tiện

điện tử

Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là một phương thức tống đạt vănbản TTDS được thực hiện thông qua PTĐT Phương thức tống đạt này cónhững ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết VVDS và bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các đương sự, cá nhân, tô chức

14

Trang 23

Thứ nhất, đôi với việc giải quyết VVDS Tống đạt văn bản TTDS bangPTĐT góp phần đảm bảo cho việc giải quyết VVDS được thực hiện một cáchnhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí Phương thức tống đạt này giúp các

cơ quan tiến hành tô tụng tiết kiệm thời gian, công sức trong việc gửi, nhận vàlưu trữ văn bản tố tụng Ngoài ra, phương thức tống đạt này còn giúp các đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan dé dàng tiếp cận và nhận được văn bản tố tụng, từ đó có thể tham gia tố tụng một cách chủ động và hiệu quả.

Thứ hai, đôi với các đương sự, cá nhân, tô chức Tống đạt văn bảnTTDS bằng PTĐT góp phan bảo đảm quyền tiếp cận thông tin va quyền thựchiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự, cá nhân, tổ chức Bởi

vì, nếu không được cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ, họ sẽ bị “tước cơ hội

được thông báo và phản hồi đối với các ý kiến, lập luận, tài liệu, chứng cứ củabên kia”[1, tr.177] Về quyền được thông tin, tống đạt văn bản TTDS băng PTĐT giúp đương sự được tiếp cận thông tin về vụ án một cách nhanh chóng và thuận tiện, từ đó có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong TTDS một cách hiệu quả Vi dụ: Tống đạt thông báo thu lý vụ án bang PTĐT giúp đương sự biết được vụ án đã được tòa án thụ lý ngay sau khi tòa án ra quyết địnhthụ lý vụ án, từ đó có thê thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong TTDSmột cách kịp thời; về quyền được tham gia tô tung, tống đạt văn bản TTDS bằngPTĐT giúp đương sự được biết về thời gian, địa điểm giải quyết vụ án, từ đó cóthê tham gia tố tụng một cách đầy đủ và đúng quy định Vi dụ: Thông báo thời

gian, địa điểm phiên tòa: Tống đạt quyết định đưa vụ an ra xét xử bằng PTDT

giúp đương sự biết được thời gian, địa điểm diễn ra phiên tòa sớm hơn so với phương thức tống đạt truyền thống, từ đó có thé tham gia phiên tòa một cách đầy

đủ và đúng quy định Hay việc tống đạt bản án, quyết định băng PTĐT giúpđương sự biết được kết quả giải quyết vụ án sớm hơn so với phương thức tốngđạt truyền thống, từ đó có thê thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình sau khi

15

Trang 24

bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chăng hạn như kháng cáo bản án, khiếu

nại quyết dinh, Tống dat văn ban TTDS bằng PTĐT giúp đương sự có đủ thờigian dé chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp củamình Ngoài ra, phương thức tống đạt này còn giúp các đương sự, cá nhân, tổchức tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc nhận và lưu trữ văn bản tổ tụng

Thứ ba, đôi với các cơ quan tiễn hành tố tụng Tống đạt văn bản TTDSbăng PTĐT góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của các cơ quantiễn hành tố tụng Phương thức tống đạt này giúp các cơ quan tiến hành tôtụng tiết kiệm thời gian, chi phi trong việc tống đạt văn bản tố tụng Ngoài ra,phương thức tống dat này còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nam bắtđược tình hình VVDS một cách kịp thời, từ đó có thể giải quyết VVDS mộtcách nhanh chóng, đúng pháp luật Tuy nhiên, nếu hoạt động tông đạt văn bảnTTDS không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ theo quy

định pháp luật thi “một sai sót nhỏ cũng sẽ bi xem là vi phạm nghiêm trọng

thủ tục tố tụng và hậu quả làm cho quyết định, bản án giải quyết VVDS bị

hủy” [9, tr.46].

Thứ tw, tông đạt văn bản TTDS bằng PTĐT góp phan dam bảo quyềncon người “Tống đạt văn bản tố tung là hoạt động rất quan trọng nhăm bảođảm quyên tiếp cận công lý, quyên thủ tục công bằng của những người thamgia tố tụng, nhất là bảo đảm sự truyền đạt thông tin thông suốt giữa tòa án vớiđương sự, tạo cơ hội cho đương sự có thể tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợicủa mình trước tòa án” [9, tr.264] Tuy nhiên, trong thực tẾ, việc tống đạt văn bản tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là trong những vụ án có đương sự ở xa hoặc không có địa chỉ rõ ràng Việc tống đạt văn bản TTDSbang PTĐT đã mang lại nhiều lợi ích, góp phần giảm đi đáng kê gánh nặngcho tòa án Tuy nhiên, để việc tống đạt văn bản TTDS băng PTĐT đạt hiệu

quả cao hơn nữa, cân có sự dau tư, quan tâm của các cap, các ngành.

16

Trang 25

Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là một phương thức tống đạt vănbản TTDS hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương thức tốngđạt truyền thống Phương thức tống đạt này góp phần đảm bảo cho việc giải

quyết VVDS được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chỉ

phí và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, cá nhân, tô chức.

1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định tống đạt văn bản tố tụng dân sự bằng phương tiện điện tử

Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là một phương thức tống đạt vănbản TTDS hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương thức tốngđạt truyền thống Phương thức tống đạt này góp phần đảm bảo cho việc giải

quyết VVDS được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chỉ

phí và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, cá nhân, tổ chức

Cơ sở khoa học của việc pháp luật quy định tống đạt văn bản TTDS bao gồm: 1.2.1 Cơ sở lý luận của việc pháp luật quy định tổng đạt văn bản tổ tụng dan sự bằng phương tiện điện tứ

Tống đạt văn bản TTDS là một hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo chocác đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan nhận được các thông tin quantrọng về VVDS, từ đó có thé thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng củamình một cách đầy đủ và đúng đắn Việc pháp luật quy định tống đạt văn bảnTTDS bằng PTĐT là phù hợp với nguyên tắc TTDS, cụ thể là nguyên tắccông khai, minh bạch và nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự đồng thời phù hợp với triết lý về quyền được xét xử trong một thời hạn hợp lý của đương sự và tính hiệu quả của tố tụng Tống đạt văn bảnTTDS là một hoạt động tổ tụng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việcgiải quyết VVDS.

Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là một phương thức tống đạt văn

bản TTDS hiện đại, được quy định tại Bộ luật TTDS năm 2015 Việc quy

17

Trang 26

định tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là phù hợp với quan điểm, địnhhướng, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 49 ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định “Tăng cường áp

dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”; Nghị

quyết số 52 ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khuyến khích các cơ quan nhà nước khi giải quyết các công việc thực hiện qua môi trường điện tử, nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân khi làm các thủ tục mang tính hành chính Tống đạtbăng phương tiện điện tử là giải pháp cụ thể hóa chính sách của Đảng trong

Nghị quyết số 27- NQ/TW 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về

tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam trong giai đoạn mới, trong đó có mục tiêu “Hoàn thành cơ bản việc xây

dựng nên tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ” và nhiệm vụ về “xây dựng tòa án điện tử”.

Các quy định về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT được thiết lập

phù hợp với các quy định của pháp luật như Bộ luật TTDS năm 2015 quy

định về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT, Luật Tố tụng hành chính 2015,

Luật Giao dịch điện tử 2023 Theo đó, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản

tố tụng được thực hiện bằng hai phương thức: trực tiếp, qua dịch vụ bưu chínhhoặc người thứ ba được ủy quyên thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo vàbằng PTĐT theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phủhợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử Nghị quyết số04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng Tham phán TAND tối caohướng dẫn việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt,thông báo văn bản tô tụng bằng PTĐT giữa người khởi kiện, đương sự, người

18

Trang 27

tham gia tố tụng khác (sau đây gọi tắt là người khởi kiện, người tham gia tốtụng) với Tòa án trong thủ tục giải quyết VADS, vụ án hành chính [1].

Việc pháp luật quy định tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là mộtbước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa thủ tục TTDS Việc áp dụngphương thức tống đạt này mang lại nhiều ưu điểm như: nhanh chóng, thuậntiện, tiết kiệm chi phí, bảo mật, tin cậy,

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc pháp luật quy định tong dat van ban tổ tụng dân sự bằng phương tiện điện tử

Thứ nhất, về sự phát trién của công nghệ thông tin Đây là cơ sở thựctiễn quan trọng nhất của việc pháp luật quy định tống đạt văn bản TTDS bằngPTĐT Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc sử dụng PTĐTtrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động tố tụng là một

xu hướng tất yêu Phương thức tống đạt văn bản TTDS bang PTĐT là mộtứng dụng của công nghệ thông tin, giúp việc tống đạt văn bản tố tụng đượcthực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các đương sự, cá nhân, t6 chức Việc sử dụng mã

OTP trong các giao dịch điện tử Mã OTP là một phương thức xác thực hiện đại, được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử Việc sử dụng mã OTP

giúp đảm bao tính xác thực và an toàn của thông tin được truyền tải Phuongthức tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT cũng sử dụng mã OTP dé xác thựcngười nhận, đảm bảo tính xác thực của việc tống đạt

Thứ hai, pháp luật TTDS ở hau hết các nước trên thé giới hiện nay đãchấp nhận phương thức tông đạt điện tử, bao gồm việc tống đạt thông qua gửi

và nhận văn bản tố tụng bằng PTĐT, song song với các phương thức tô tung

truyền thong như tố tụng trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện Ví dụ, ở

Pháp, quy định về tố tụng điện tử đã được bô sung vào Bộ luật TTDS thôngqua Nghị định năm 2005 và sau đó được pháp hiện trong Mục XXI, Quyền I

19

Trang 28

(Những quy định chung), Điều 748-1 đến 748-7 của Bộ luật nay Theo đó, hệthống tố tụng điện tử phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau đây: đảm bảo độ

tin cậy trong việc xác định danh tính của các bên tham gia; bảo vệ tính toàn

vẹn của văn bản tố tụng được gửi đi; bảo đảm an ninh và bí mật của mọi liênlạc; xác định thời điểm gửi và nhận văn bản một cách chắc chắn Việc sửdụng hệ thống tố tụng điện tử thường không bắt buộc và đòi hỏi sự đồng ý rõ

ràng từ bên tham gia Tuy nhiên, tại Pháp, từ ngày 1/1/2011, việc sử dụng hệ

thống tố tụng điện tử đã trở thành bắt buộc ở cấp phúc thâm [9, tr.265].

Quy chế tranh tụng trực tuyến của TAND tối cao Trung Quốc thiết lậpcác quy định chi tiết, linh hoạt, và tiện lợi cho việc tố tụng trực tuyến bằngphương thức điện tử Với sự đồng ý của người tham gia tố tụng, Tòa án có thê

sử dụng nền tảng tố tụng điện tử dé gửi các van ban tố tụng, tài liệu, chứng cứđến địa chỉ email, thông qua tin nhắn tức thời, tài khoản đăng nhập trên nền tảng tố tụng điện tử và các địa chỉ điện tử khác của người được tố tụng theo quy định của pháp luật Tòa án có thé xác nhận răng người được tố tụng đãđồng ý nhận văn bản tổ tụng điện tử trong các trường hợp sau đây: "Ngườiđược tống đạt đã thé hiện sự đồng ý một cách rõ ràng Người được tống đạt đãxác lập thỏa thuận hoặc cam kết áp dụng phương thức tống đạt điện tử trướckhi có vụ kiện Người được tống đạt đã tự nguyện cung cấp địa chỉ điện tử đểnhận văn bản tống đạt trong các biểu mẫu mà người đó điện trực tuyến (đơnkhởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, văn bản trả lời đơn khởi kiện, đơn kháng cáođơn đề nghị giám đốc thâm ) Người được tống đạt đã chấp nhận phương thức tông đạt điện tử bằng việc phản hồi và thừa nhận đã nhận văn bản tống đạt điện tử hoặc băng việc tham gia vào vụ kiện, và không thể hiện sự phản đối rõ ràng đối với việc áp dụng phương thức tống đạt điện tử" [9, tr.265].

Ở Việt Nam, phải đến Bộ luật TTDS năm 2015, cơ chế nộp đơn điện tử

và tống đạt điện tử mới đưhợc công nhận Vào ngày 30/12/2016, Hội đồng

20

Trang 29

thâm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số HĐTP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) hướng dan thi hành một số quy định về

04/2016/NQ-gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tổng đạt, thông báo văn

bản tố tụng bằng PTĐT Theo đó, pháp luật cho phép người khởi kiện gửi đơnkhởi kiện đến Tòa án thông qua giao diện trực tuyến bằng hình thức điện tửqua Công thông tin điện tử của Tòa án Vào ngày 22/10/2018, tức là gần 2 năm sau khi Nghị quyết trên được ban hành, TAND tối cao mới công bố chính thức việc đưa vào hoạt động hệ thống gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu,chứng cứ và cấp, tổng đạt thông báo văn bản tố tụng bằng PTĐT Hệ thốngnày đã được áp dụng thí điểm tại một số địa phương từ tháng 11/2018 và sau

đó đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc [9, tr.267] Việc áp dụng thửnghiệm phương thức tống đạt này tại TAND Thanh phố Hồ Chi Minh Việc

áp dụng thử nghiệm phương thức tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT tạiTAND Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2023 đến tháng 8/2023 với 162lượt tống đạt bằng PTĐT và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người đượcnhận văn bản tố tụng là một tín hiệu đáng mừng [20] Điều này cho thayphương thức tống đạt này đã được người dân đón nhận và đánh giá cao.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, TAND các cấp đã thụ lý,giải quyết 1.894.472 VVDS, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại Cụ thể, năm 2018, ngành TAND đã thụ lý, giải quyết được499.013 trong tổng số 558.152 vụ án các loại Trong đó, số lượng các vụ ánhôn nhân và gia đình mà TAND đã thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thâm là262.906 vụ Năm 2019, TAND đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thâm là 256.793 vụ trong tông số 379.441 VVDS, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mai và lao động mà ngành Tòa án đã giải quyết, xét xử [1] Trong

năm 2022, Tòa án đã xử lý một lượng lớn vụ việc, thụ lý 444.402 vụ và giải

quyết, xét xử 386.944 vụ, đạt tỷ lệ 87,07%, vượt 2,07% so với chỉ tiêu được

21

Trang 30

dé ra Điều nay thé hiện sự cần thiết của việc sử dụng PTĐT trong việc tốngđạt văn bản TTDS [28] Việc phải tống đạt một số lượng lớn văn bản tố tụngqua các phương thức truyền thống, như tống đạt trực tiếp, tống đạt qua ngườithứ ba, niêm yết, ủy thác tư pháp và thông báo trên phương tiện thông tin đạichúng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, và ngân sách nhà nước nên cần ứngdụng khoa học công nghệ dé cải thiện hiệu quả của việc tống đạt văn bản tốtụng Ngày nay, doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân đều sử dụng hộp thư điện

tử dé giao tiếp và trao đổi thông tin Áp dụng việc tống đạt và thông báo vanbản TTDS qua PTĐT sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, và tiền bạc chocán bộ, công chức của TAND cũng như cá nhân, cơ quan, tô chức tham giavào quá trình tố tụng

Nhìn chung, việc pháp luật quy định tống đạt văn bản TTDS bằngPTĐT là một bước tiến quan trong trong việc hiện đại hóa hoạt động TTDS.Phương thức tống đạt này góp phan đảm bảo cho việc giải quyết VVDS đượcthực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và bảo vệ quyền

và lợi ich hợp pháp của các đương sự, cá nhân, tổ chức.

1.3 Các yếu tô tác động đến việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự bằng

phương tiện điện tử

Việc tống đạt văn bản TTDS bằng PTDT là một hoạt động tố tụng quantrọng, góp phần bao dam cho hoạt động TTDS được thực hiện kip thời, chínhxác và hiệu quả Tuy nhiên, hoạt động này cũng chịu sự tác động của nhiềuyếu tố, có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả thi của phương thức tống

Trang 31

Trước hết, các văn bản TTDS được tống đạt bằng PTĐT phải được banhành đúng thâm quyên, đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo về nội dung, hìnhthức theo quy định của pháp luật Điều này có nghĩa là các văn bản TTDSđược tống dat bằng PTĐT phải do người có thâm quyền ban hành, được ban

hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật TTDS năm 2015 và các

văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra, nội dung và hình thức của các văn bản

TTDS này cũng phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

Thứ hai, quá trình tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT phải được thựchiện đúng thâm quyền, đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và đảmbảo nguyên tắc của pháp luật TTDS Điều này có nghĩa là quá trình tống đạtvăn bản TTDS băng PTĐT phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền, theo

đúng quy trình, thủ tục quy định tại Bộ luật TTDS năm 2015 và các văn bản

hướng dẫn thi hành Ngoài ra, quá trình tống đạt này cũng phải đảm bảo cácnguyên tắc của pháp luật TTDS, bao gồm: Nguyên tắc khách quan, công bằng; Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Nguyên tắc bình đăng; Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm; Nguyên tắc tráchnhiệm chuyền giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án; Nguyên tắc bảo đảm tranh tụngtrong xét xử; Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo

Yếu tố pháp lý là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tống đạt vănbản TTDS băng PTĐT Để hoạt động này được thực hiện hiệu quả và đúngquy định của pháp luật, cần đảm bảo các yếu tố nêu trên

1.3.2 Yếu tố con người

Yếu tố con người là một trong những yếu tổ quan trọng tác động đến việc tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT Đề hoạt động này được thực hiện hiệu quả, cần dam bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất, dé đảm bảo người thực hiện tống đạt văn bản TTDS bằngPTĐT có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, can có các chương trình

23

Trang 32

đào tạo, bồi dưỡng bài bản, chuyên sâu Các chương trình đào tạo này cần tậptrung vào các nội dung sau: Kiến thức pháp lý về tống đạt văn bản TTDS bằngPTDT; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin dé tống đạt văn bản TTDS bangPTĐT; Kinh nghiệm thực tế trong việc tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT.

Thứ hai, tinh thần trách nhiệm Người thực hiện tống đạt văn bản TTDSbằng PTĐT cần có tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo thực hiện đúng quy địnhcủa pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Thư ba, sự phối hợp chặt chẽ Đề hoạt động tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT được thực hiện hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan

tiến hành tố tụng, người được cơ quan tiến hành tố tụng ủy quyền tống đạt,người nhận văn bản TTDS bằng PTĐT và các tổ chức cung cấp dịch vụ

viễn thông.

Yếu tố con người là yếu t6 quan trọng tác động đến việc tống đạt văn banTTDS bang PTDT Dé hoat động này được thực hiện hiệu quả, cần đảm bảo cácyêu tố nêu trên.

1.3.3 Các yếu to khác

Ngoài yếu tố pháp lý và yếu tố con người, còn có một số yếu tô khác tácđộng đến việc tống đạt văn bản TTDS bang PTĐT, như: Điều kiện tự nhiên, tạicác địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn, hay những vùng miền núi xa xôigiao thông đi lại không thuận lợi, việc sử dụng các PTĐT dé tong dat van banTTDS có thé gặp khó khăn Tình hình kinh tế xã hội, ở các địa phương có kinh

tế xã hội phát triển, người dan có trình độ dân trí cao, việc sử dụng các PTDT dé

tong dat văn bản TTDS sẽ thuận lợi hơn Bên cạnh đó là, co sở vật chất hạ tầng

ở các địa phương có thé ảnh hưởng đến việc sử dụng các PTĐT dé tống đạt vănbản TTDS Trình độ dân trí của người dân cũng có thé ảnh hưởng đến việc sửdụng các PTĐT dé tống đạt văn ban TTDS

24

Trang 33

1.4 Sơ lược về sự phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về tốngđạt văn bản tố tung dân sự bằng phương tiện điện tử

1.4.1 Giai đoạn trước ngày 01/01/2005

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990, việc tống đạt văn bản trongTTDS chưa được đặt ra một cách cụ thể trong pháp luật Trong thời kỳ này, hầu hết các văn bản pháp luật chỉ tập trung vào việc niêm yết công khai giấy gọi đương sự ra tòa và trích lục bản án Có một số văn bản như thông tư số 363/DSngày 17 tháng 4 năm 1961 của TAND tối cao hướng dẫn một số thủ tục tống đạtvăn bản tố tụng, nhưng chúng cũng chỉ tập trung vào khía cạnh niêm yết vàkhông mang tính hệ thống Vào năm 1977, TAND tối cao ban hành thông tư số53/TATC ngày 23 thang 6 năm 1977 về thủ tục tống đạt, nhưng dù đã cung cấpmột số hướng dẫn cụ thé hơn về loại giấy tờ cần tống đạt và thủ tục tống đạt,nhưng vẫn chưa đầy đủ và không mang tính hệ thống.

Trong giai đoạn từ năm 1990 cho đến trước khi Bộ luật TTDS có hiệu lực vào ngày 01/01/2005, việc giải quyết các VADS, kinh tế, lao động tại Tòa án phải tuân theo quy định của các Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VADS, Pháplệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ

án lao động Tuy nhiên, những pháp lệnh này không cung cấp quy định cụ thê vềtrình tự và thủ tục tống dat văn bản tố tụng cho các đương sự Trong giai đoạnnày, TAND tối cao đã phát hành một số nghị quyết và văn bản hướng dẫn thủtục áp dụng trong một số trường hợp, như trong trường hợp đương sự không đếntòa mà không có lý do chính đáng Căn cứ vào các văn bản này, có thê thấy,pháp luật TTDS giai đoạn này đã quy định một số phương thức tống đạt văn bảnTTDS, bao gồm: Tống đạt trực tiếp; Tống đạt qua bưu điện; Tống đạt qua Ủy ban nhân dân cấp xã; Tống đạt thông qua người thứ ba là thân nhân của đươngsự; Tống đạt băng hình thức niêm yết

25

Trang 34

Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thê như sau:Các quy định về tống đạt văn bản TTDS không được quy định trong các văn bản

luật mà chỉ được hướng dẫn rải rác trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của

TAND tối cao Điều này dẫn đến tính pháp lý của các quy định này chưa cao,khó áp dụng trên thực tế Các quy định về tống đạt văn bản TTDS còn thiếu tính

hệ thong, chưa bao quát được đầy đủ các van dé cần giải quyết trong hoạt động tống đạt Một số quy định về tống đạt văn bản TTDS chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng Ví dụ,quy định về tổng đạt thông qua phương tiện thông tin đại chúng của Công văn số16/1999/KHXX của TAND tối cao còn sơ sài, chưa quy định cụ thê thế nào làphương tiện thông tin đại chúng trung ương, việc đăng tải thông tin diễn ra maylần, theo trình tự thủ tục như thế nào Điều này khiến hướng dẫn của công văn

này rất khó được áp dụng trên thực tế.

1.4.2 Giai đoạn từ ngày 01/01/2005 đến nay

Từ ngày 01/01/2005, Bộ luật tố TTDS năm 2004 có hiệu lực, trong đó quy định về tống đạt văn bản TTDS tại Điều 173 Theo đó, tống đạt văn bản TTDS được thực hiện theo các phương thức sau: Trực tiếp; qua bưu điện; qua

Ủy ban nhân dân cấp xã; thông qua người thứ ba là thân nhân của đương sự; băng hình thức niêm yết So với các quy định trước đây, Bộ luật TTDS năm

2004 đã có một số điểm mới về tống đạt văn ban TTDS, cụ thé như sau: Quy định cụ thé về thời hạn niêm yết văn bản TTDS là 03 ngày, ké từ ngày niêmyết; quy định việc niêm yết văn bản TTDS phải được lập thành biên bản, cóchữ ký của người niêm yết, người chứng kiến và người được niêm yết (nếucó); quy định việc tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT theo yêu cầu củađương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử Tuy nhiên, các quy định về tống đạt văn bản TTDScủa Bộ luật TTDS năm 2004 vẫn còn một số hạn chế, bat cập, cụ thé như các

26

Trang 35

quy định về tống đạt văn bản TTDS còn chưa cụ thé, chưa rõ ràng, chưa đápứng được yêu cầu thực tiễn Một số quy định về tống đạt văn bản TTDS chưaphù hợp với xu thé hội nhập quốc tế.

Luật Giao dịch Điện tử năm 2023 đã đưa ra định nghĩa giao dịch điện

tử và PTĐT Các hoạt động thông qua PTĐT được coi là giao dịch điện tử.

Luật này đã tạo nên tảng cho việc sử dụng PTĐT trong giao dịch TTDS [17].Bên cạnh đó, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã cụ thể hóa quy định

về thi hành án dân sự và quy định về thủ tục thông báo thi hành án Luật Thihành án dân sự năm 2008 đã cung cấp hướng dẫn về thời gian niêm yết côngkhai và việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng Điều này đã làmcho việc cấp, tống đạt, và thông báo văn bản tố tụng trở nên hiệu quả hơn

Dé hỗ trợ hoạt động cấp, tổng đạt, thông báo văn bản TTDS được tốthơn, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12

về thi hành Luật thi hành án dân sự Nghị quyết này quy định việc thực hiệnthí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày01/7/2009 đến ngày 01/7/2012 Sau hơn 2 năm thí điểm, ngày 23/11/2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thựchiện thí điểm chế định Thừa phát lại và mở rộng phạm vi thí điểm ra cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Tính đến hết tháng 9/2020 cả nước có

99 văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại 34 tỉnh, thành phó trực thuộc

Trung ương với 634 Thừa phát lại [1].

Đề khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, ngày 25/11/2015, Quốc

hội đã thông qua Bộ luật TTDS năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày

01/07/2016 Bộ luật TTDS năm 2015 đã có nhiều điểm mới về tống đạt văn bản TTDS, cụ thể như sau: Điều 173 Bộ luật TTDS năm 2015 đã quy địnhnăm phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, bao gồm: trựctiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền; niêm yết công

27

Trang 36

khai; thông qua PTDT; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và các

phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật TTDS [5].

Việc bổ sung các quy định mới về tống đạt văn bản TTDS trong Bộ luậtTTDS năm 2015 đã góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của các quyđịnh trước đây, đảm bảo thực hiện tốt hoạt động này trong thực tế.

Các quy định của pháp luật về tống đạt văn bản TTDS đã được xâydựng hình thành và phát triển theo từng giai đoạn lịch sử và ngày càng hoànthiện hơn Việc áp dụng và tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật vềtống đạt văn bản TTDS không chỉ đảm bảo thực hiện tốt hoạt động này trongthực tế mà còn góp phần đây mạnh thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhànước pháp quyên xã hội chủ nghĩa

28

Trang 37

Kết luận Chương 1

Chương | của luận văn nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan

về các vấn đề lý luận liên quan đến tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT Kháiniệm tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là việc cơ quan tiến hành tố tụng,người có thẩm quyền tống dat văn bản TTDS cho đương sự, người tham gia

tố tụng khác thông qua PTĐT.

Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định tống đạt văn bản TTDS bang PTDT bao gom các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các quy định về tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT Cơ sở lý luận về quy định và

việc áp dụng công nghệ thông tin trong pháp luật được thảo luận, cùng với

các khía cạnh thực tế của việc áp dụng PTDT trong TTDS Các yếu tố tácđộng đến việc tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT bao gồm yếu tố pháp lý,yếu tố con người, và các yếu tố khác Các yếu tố này có thé ảnh hưởng đếnquy trình và hiệu qua của tố tụng điện tử Chương 1 luận văn cũng nghiên cứu

về sự phát triển của các quy định của pháp luật Việt Nam về tống đạt văn bảnTTDS bang PTĐT ở hai giai đoạn trước và sau ngày 01/01/2005 dé minh họa

sự tiến triển của quy định trong thời gian.

Chương 1 đã cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về tống đạt vănbản TTDS bằng PTĐT Những kiến thức này là nền tảng dé tiếp tục nghiên

cứu sâu hơn về vân dé này trong các chương tiép theo của luận văn.

29

Trang 38

Chương 2

THUC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT TO TUNG DAN SỰ

VIET NAM HIEN HANH VE TONG DAT VAN BAN TO TUNG DAN SU BANG PHUONG TIEN DIEN TU VA THUC TIEN AP DUNG

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật tố tung dân sự về tống đạt văn bản tổ tung dân sự bằng phương tiện điện tử

Bộ luật TTDS năm 2015 dành riêng Chương X để quy định về việccấp, tong dat, thong báo, tông đạt văn bản tô tụng Chương X quy định cụ thévề: Các loại văn bản cần được cấp, tổng dat, thông báo (Điều 170); Người

thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng (Điều 172); Tính hợp

lệ của việc cấp, tong đạt, thông báo văn bản tô tụng (Điều 174); Các phươngthức và thủ tục cấp, tống đạt, thông báo đối với mỗi phương thức (Điều 173, Điều 175, Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179, Điều 180) Trong quátrình thực hiện các quy định tại chương X, cần đảm bảo các nguyên tắc đượcquy định từ Điều 3 đến Điều 25 của Bộ luật TTDS năm 2015, đặc biệt lànguyên tắc trách nhiệm chuyền giao giấy tờ, tài liệu của Tòa án được quyđịnh tại Điều 22 của Bộ luật TTDS năm 2015: “Tòa án có trách nhiệm tốngđạt, chuyền giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và cácgiấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Bộ luật này” [5]

2.1.1 Chủ thé của hoạt động tong dat văn bản tô tung dân sự bằng phương

tiện điện tw

Tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là việc chuyên giao văn bản TTDS đến các chủ thé có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan thông qua PTĐT dé họ biết,thực hiện quyên, nghĩa vụ ấy Chu thể có nghĩa vụ tống đạt văn bản TTDSbằng PTĐT là cơ quan tiễn hành tố tụng, người có thẩm quyền Chủ thé nhậnvăn bản TTDS bằng PTĐT là đương sự, người tham gia tố tụng khác, cơ

30

Trang 39

quan, tổ chức có liên quan Vì vậy, chủ thể thực hiện hoạt động này bao gồmchủ thể có nghĩa vụ tống đạt văn bản TTDS và chủ thé nhận văn bản TTDS.

2.1.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ tổng đạt văn ban tổ tụng dân sự bằng phương

tiện điện tử

Theo nguyên tắc, cơ quan ban hành văn bản TTDS có nghĩa vụ thựchiện việc tống đạt cho những người tham gia TTDS và các cá nhân, cơ quan,

tổ chức có liên quan Căn cứ vào quy định của Điều 170 Bộ luật TTDS năm

2015, chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS gồm: “Tòa

án, Viện kiểm sát, co quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báovăn bản tô tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan,

tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có

liên quan” [5].

Theo Bộ luật TTDS, Toa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân

sự có nghĩa vụ chuyền giao văn bản tố tụng cho đương sự Trong phạm vi giải quyết VVDS của Tòa án, người có thẩm quyền ký ban hành văn bản tố tung làChánh án, Phó Chánh án, Tham phán hoặc Hội đồng xét xử Thư ký Tòa ánthường xuyên thực hiện nhiệm vụ tống đạt văn bản tố tụng Trong một sétrường hop, Tham phán được phân công trực tiếp giải quyết vu việc cũng cóthé là người tống đạt văn bản TTDS cho đương sự Quy định về người thựchiện hoạt động tống đạt văn bản tố tụng đã xác định trách nhiệm và vai tròchủ động của Tham phán, Thư ký Tòa án trong việc tống đạt văn bản tố tụng,nhằm hạn chế tình trạng Tòa án chỉ cung cấp van bản tố tụng khi đương sự

yêu cầu.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Phó thủ trưởng co quan thi

hành án dân sự, Chấp hành viên Trong quá trình thực hiện hoạt động thi hành

án, những người này phải ban hành các văn bản như quyết định thi hành án,giấy báo, giấy triệu tập Họ có trách nhiệm phải tống đạt các văn bản này

31

Trang 40

cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan Tùy tình hình thực tế,những người này cũng có thê giao cho cán bộ, nhân viên khác trong cơ quanthực hiện việc tống đạt văn bản TTDS thay minh.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành, Tòa án, Viện

kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể có nghĩa vụ tống đạt văn bản TTDS Các cơ quan tiễn hành tổ tụng, cơ quan thi hành án dân sự phải thông qua những chủ thé là người của cơ quan mình hoặc cơ quan, tổ chức khác déthực hiện nghĩa vụ tống đạt văn bản tố tung

2.1.1.2 Chủ thé được tong dat văn bản tô tụng dân sự bằng phương tiện

điện tử

Chủ thê được tống đạt văn bản TTDS bằng PTĐT là những cá nhân, cơquan, tô chức có liên quan đến VVDS mà văn bản TTDS đó được ban hành Căn cứ vao vi trí, vai trò của chủ thể đối với VVDS, có thé chia chủ thé được tống đạt văn bản TTDS thành hai nhóm chính:

Các chủ thé mà việc giải quyết nội dung VVDS liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ, gồm có: Nguyên đơn (người khởi kiện VADS); bịđơn (người bị kiện trong VADS); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến VADS; người được thi hành ántheo quyết định của cơ quan có thâm quyền; người phải thi hành án theoquyết định của cơ quan có thầm quyên

Các chủ thé không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc nhưng phảithực hiện tống đạt văn bản TTDS cho họ để làm rõ nội dung vụ việc cần giảiquyết, bao gồm: người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (luật sư, người đại diện của tô chức đại diện tập thé quyén va

lợi ich của đương su được bao vệ).

Vị dụ: Trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, Tòa án phải ban hành

thông báo sửa đổi, bố sung đơn khởi kiện, thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w