1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Lý luận và thực tiễn

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự - Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Đức Hoàng
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Vinh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 39,47 MB

Nội dung

Với mong muốn được tìm hiểu khái quát về độ tuổi chịu TNHS so vớithực trạng áp dụng hiện nay, đồng thời đóng góp một vài ý kiến nhằm hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Quang Vinh

TRUNG TAM THONG TIN THU \; |

TRUONG ĐẠI HỌC L UAT HA NO,

PHÒNG Đọc 4123

Trang 2

Tôi xin chân thành cam ơn TS Truong Quang Vinh đã giúp đỡ cho tôi hoàn

thành luận văn này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan đoàn thê đã cung câp cho tôi các sô liệu đê có thê hoàn thành luận văn này,

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sô liệu nêu

trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai

công bồ trong bat kỳ công trình nào khác

Tac gia luận văn

Nguyễn Đức Hoàng

Trang 3

BLHS: Bộ luật Hình sự

NXB: Nhà xuất bản

TNHS: Trách nhiệm hình sự

Trang 4

PHAN MO ĐÂU 22252222 t1 ceerec |

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - 222221222112 |

2 Tình hình nghiên cứu đề tài -. :22222222222222.cctrrrrrrrree |

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 222-ss 22221211221 re 2

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Z

5 Mục dich và nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài 2

6 Những đóng góp mới của luận văn - 5:5 552 222tr 3

7 Kết cau của luận văn - 2210212020021 ecrree 3

CHƯNG | 5G 212211211 T1 111211 TT 1110 1110122111212112121 1 11 rreg 4

NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE TUOI CHIU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 41.1 Khái niệm tuôi chịu trách nhiệm hình sự :22++st22222222 4

1.2 Cơ sở của việc quy định tudi chịu trách nhiệm hình sự 7

1.2.1 VỀ cơ sở tâm |ý -ccc 221112222 E1Errerereesaeerree 81.2.2 Về cơ sở thực HEN cccccccccccccsssssssvsvsesssssssvsvssvsssssssssssisisevesessssssiesssnueteseeen 1Í1.3 Mối quan hệ giữa độ tudi và năng lực trách nhiệm hình sự 131.4 Pháp luật hình sự của một số nước trên thé giới quy định về độ tudi

chịu TNH Hung ve 15

CHƯƠNG 2 - S1 THỰ 5 1 11212121212 t1 2e 22TUOI CHIU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA 22PHAP LUAT HINH SỰ VIET NAM 2 222221 re 222.1 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tuôi chịu trách

nhiệm hình sự - S c Tà ST 2E nn H1 n TH HH ng g2 HH tt rêu 22

2.1.1 Giai đoạn trước năm I94Š Q.22 2c TH Hy 3)

2.1.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 198523

2.1.3 Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1985 đến trước khi ban hànhBLHS 1999

Trang 5

2.3 Tình hình thực tiễn về van đề tuối chịu TNHS theo BLHS Việt Nam năm 1999

khi xét xử các vụ án hình sự và một số vướng mắc còn tôn tại 30

2.3.1 Tình hình thực tiễn về van dé tuổi chịu TNHS theo BLHS Việt

Nam năm I990 chờ 33

2.3.2 Một số vướng mắc COMMON fại E1 35CHƯƠNG 3 2222221222212 re 48MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CUA

BỘ LUẬT HINH SỰ NĂM 1999 VE TUOI CHIU TRÁCH NHIEMHÌNH SU iieecccccccccccccssscceesssccssssssssvcsssessssvessssesssssssvessessssstsnusessesssesesesesesssssssesiesseseetsaneeee 483.1 Giải pháp dé khắc phục những vướng mac về mặt ly luận 50

3.2.Giải pháp dé khắc phục những vướng mắc về thực tiễn áp dụng 5 I3.3.Giai pháp để khắc phục những vướng mắc về quy định của pháp

PUA eee 52

3.4.Giải pháp de khắc phục những vướng mắc trong việc van dụng tudi

chịu TNHS đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia 52

3.5.Giải pháp để khắc phục những vướng mắc trong việc xác định đúng

tuôi của người chưa thành niên phạm tội 2222 222cc 54

3.6 Nang cao trình độ can bộ công chức lam công tac đăng ky quan ly ho

tịch, hộ khẩu va người tiễn hành tố tụng 54

KET LUẬẬN - Ăn ST HT 121 121112111101 1111121111111 rreg 56

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 1222221112111 xxx 58

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Tuổi chịu TNHS là một dấu hiệu quan trọng trong chủ thể của tội phạm.Xác định tuổi chịu TNHS phải được thực hiện trên cơ sở khả năng nhận thức vàkhả năng điều khiển hành vi của con người, khả năng cải tạo giáo dục của người

đó và chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong việc chăm sóc và bảo vệ

thanh, thiếu niên Đồng thời phải căn cứ vào thực trạng tình hình phạm tội củangười chưa thành niên dé từ đó quy định độ tuổi chịu TNHS hợp ly trong các tộiphạm cụ thể Hơn nữa BLHS cần phải quy định nguyên tắc xác định độ tudi chịuTNHS để dam bảo áp dụng pháp luật hình sự một cách thống nhất

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua nhà nước Việt Nam đã

ban hành Bộ luật Hình sự với quy định về tuổi chịu TNHS tại Điều 12 BLHS

Với mong muốn được tìm hiểu khái quát về độ tuổi chịu TNHS so vớithực trạng áp dụng hiện nay, đồng thời đóng góp một vài ý kiến nhằm hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tuối chịu TNHS, tôi

đã quyết định chọn đề tài: “Van dé tuổi chịu trách nhiệm hình sự - lý luận và

thực tién” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật của mình với mong muốnđóng góp một phần nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp

luật hình sự trong lĩnh vực tuổi chịu TNHS

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về tuổi chịu TNHS là một van dé rộng và luôn là vấn đề thời sự

Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu pháp luật trong lĩnhvực nay, ví dụ như: Tran Thị Hoàng Lan (2012) “Những van dé lý luận và thựctiên về tuôi chịu trách nhiệm hình sự theo luật Hình sự Việt Nam”, Luận vănThạc sỹ luật học, Khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Dũng(2003) “Trach nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật hoc, Trường đại học Luật Ha Nội;Viện Khoa học xét xử (2012) “Báo cáo tong quan VỀ CO sở ly luận và thực tiễncua sự cần thiệt thành lập Toa án chuyên trách đôi với người chưa thành niên ở

Trang 7

Việt Nam” va một sd công trình khác nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và chủthé của tội phạm trong đó có những phần nhỏ liên quan đến tuổi chịu TNHS.

Việc nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố này cho thấy,với những mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau, những công trình nghiên cứu này

chủ yếu đề cập đến van đề pháp luật về tuổi chịu TNHS tuy nhiên chưa làm sáng

tỏ một cách day đủ, có hệ thống và sâu sắc pháp luật về tuổi chịu TNHS

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đây đủ, có hệ thống và sâu sắcchế định pháp luật về tuổi chịu TNHS, đồng thời đưa ra những giải pháp gópphần hoàn thiện pháp luật về tuổi chịu TNHS là một đòi hỏi cấp bách và cần

thiết đối với khoa học pháp ly ở nước ta

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu đề tài đã chọn là những van dé lý luận và thực tiễn và

sự liên quan đến quy định tuôi chịu TNHS trong BLHS năm 1999, đồng thờiluận văn cũng nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cũng nhưtrong khu vực quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhằm rút ra những bàihọc kinh nghiệm cho nước ta trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự nói

chung cũng như hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tuổi chịu

TNHS nói riêng ở Việt Nam trong những năm sắp tới

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

Mac — Lê nin và chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời kết hợp với chính sách

Hình sự của Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Ngoài

ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương phápphân tích; phương pháp chứng minh; phương pháp diễn giải; phương pháp lịchsử; phương pháp thống kê; phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh; v.v

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.

Mục đích của việc nghiên cứu dé tài này là lập luận một cách có sứcthuyết phục về việc cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hànhtrong lĩnh vực tuổi chịu TNHS; đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số giảipháp cụ thể, có tính khả thi dé áp dụng một cách có hiệu quả các quy định của

Trang 8

pháp luật liên quan đến tuổi chịu TNHS, cũng như hoàn thiện các quy định của

pháp luật hình sự về tuổi chịu TNHS

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là từ việc trình bay một cách có

hệ thống, phân tích, chứng minh một cách có căn cứ các quy định của pháp luậtHình sự trước đây cũng như hiện tại về lĩnh vực tuổi chịu TNHS để thấy đượcquá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện từng bước qua từng giai đoạn của

pháp luật Hình sự về chịu TNHS ở nước ta

6 Những đóng góp mới của luận văn.

- Luận văn thể hiện sự phân tích sâu sắc một số chế định thuộc lĩnh vực

tuổi chịu TNHS với kết quả là chỉ rõ những ưu điểm cũng như nêu rõ những bấtcập của các quy định hiện hành về tuổi chịu TNHS

- Luận văn nghiên cứu và phân tích một số quy định pháp luật trong lĩnhvực tuổi chịu TNHS của một số nước trên thế giới, từ đó, rút ra những kinhnghiệm phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tuổi chịu TNHS

trong điều kiện và hoàn cảnh của nước ta

- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tuổichịu TNHS trong giai đoạn hiện nay.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài lời Mở đầu, Kết luận cùng Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận về tuổi chịu TNHS

Chương 2: Tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật Hình sự ViệtNam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật

Hình sự năm 1999 về tuổi chịu TNHS

Trang 9

CHUONG 1:

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TUOI CHIU TRÁCH NHIEM HÌNH SỰ1.1 Khái niệm tuôi chịu trách nhiệm hình sự

Tại Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1989) có quy định:

“Trong phạm vì của công ước này trẻ em có nghĩa là người dưới l8 tuổi, trừtrường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quyết định tuổi vị thành niên sớm

hơn.” [13] Hoặc tại Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc ápdụng pháp luật đối với người chưa thành niên (còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh),

được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29-11-1985 nêu rõ: "Người

chưa thành niên là trẻ em hay người it tuổi tu) theo từng hệ thống pháp luật cóthể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thúc khác với việc xét xử người lớn"(Quy tắc số 2.2 mục a); [26] Quy tắc tối thiểu phố biến của Liên Hợp Quốc vềbảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thông qua ngày 14-12-1990

nêu cụ thé: "Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Giới hạn tuổi dướimức này cân phải được pháp luật xác định và không được tước quyên tự do củangười chưa thành niên" (Quy tắc 2.1 mục a) [27]

Như vậy hiểu theo tỉnh thần trên, thuật ngữ người chưa thành niên sẽ bị

chi phối bởi độ tuổi Cụ thé Liên Hợp Quốc quy định tuổi của người chưa thànhniên là dưới 18 tuổi

Tại sao lay mốc dưới 18 tuổi để quy định tuổi của người chưa thành niên?

Trên lý thuyết và cả trong thực tế, sự hình thành và phát triển của một con ngườicho thấy độ tuổi 18 là độ tuổi đánh dấu bước phát triển về mặt sinh học cũng

như mặt xã hội, mặt nhận thức của một con người Bước vào tuổi 18 con người

phát triển toàn diện và hầu như đầy đủ về mặt thể lực Mọi cơ quan sinh học đều

đã được hình thành vững chắc, đảm bảo một sự sông lâu bén cho cơ thé Trongkhi đó song song với quá trình phát triển thể lực là trí lực Sự nhận thức của con

người về thế giới khách quan cũng toàn diện, đầy đủ và tăng dần lên Con người

lúc này đã kiểm soát được hành vi của mình, nhận biết được sự vật, hiện tượng

tự nhiên, xã hội và nhận thức được những điều sai — đúng, trái - phải Có thé nói

trong giai đoạn nay con người đã thực sự phát triên một cách toàn diện về mặt

Trang 10

sinh hoc cũng như xã hội, nên bước sang ngưỡng tuôi 18 họ hoản toàn được xácđịnh và công nhận là người đã thành niên.

Theo nguyên tắc trên, Liên Hợp Quốc đưa ra quy định về độ tuôi ngườichưa thành niên là dưới 18 tuổi Ở độ tuổi dưới 18 này khi có hành vi trái pháp

luật sẽ có một cơ chế giải quyết riêng, như trong báo cáo của Ủy ban quyền trẻ

em Liên Hợp Quốc về công tác tư pháp người chưa thành niên đã xác định:

“Mọi quốc gia đều có những khó khăn trong việc thực hiện Công ước đối với

những người chưa thành niên làm trái pháp luật”.

Tuy nhiên một van dé đặt ra là TNHS đặt ra đối với người chưa thànhniên xác định dưới 18 tuổi nhưng độ tuôi tối thiểu phải chịu TNHS là bao nhiêu?

Có nghĩa với mức tối đa là dưới 18 tuổi nhưng mức tối thiểu dé xác định ngườichưa thành niên phạm tội có tuổi thấp nhất là bao nhiêu? Điều này được nêu ra

trong quy tắc tối thiêu phổ biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành

niên bị tước quyền tự do “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, giới hạntuổi dưới mức này can phải được pháp luật quốc gia xác định” [27]

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản chất là nhà nướccủa dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, một nhà

nước lấy tiêu chí dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minhlàm mục tiêu phan dau xây dựng Với ban chất đó, nhà nước ta thực sự là nhà

nước dân chủ và nhân đạo Bản chất dân chủ và nhân đạo được thể hiện trên

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt thê hiện rõ trong hệ thống pháp luật.Trong đó pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén hữu hiệu dé dau

tranh phòng ngừa và chống tội phạm bảo đảm cho mọi người được sống trongmột môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao.

Với tư tưởng nhân đạo sâu sắc đó việc truy cứu TNHS đối với người chưa thànhniên ở độ tuôi nào, trong những trường hợp nao va với những loại tội phạm nao,

được nhà nước cân nhắc nghiên cứu và dựa trên những cơ sở khoa học nhấtđịnh.

Việc xác định một người là chủ thé của tội phạm phải dựa vào nhiều điềukiện, yêu tô khác nhau được luật hình sự quy định mật cách chặt chẽ Trong các

Trang 11

yêu tô đó, độ tuổi chịu TNHS là một trong những yếu tổ rất quan trọng, nó phảnánh khá rõ nét chính sách hình sự của Nhà nước Trong báo cáo tổng kết hộinghị công tác xét xử 4 năm (1965 — 1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã nêu:

“Nếu chỉ xét riêng về khía cạnh năng lực TNHS thì đổi với các trường hợp cábiệt cũng có thé đặt ra van dé truy cứu TNHS của các em dưới 14 tuổi Nhưngkhông nên đơn thuân chỉ nhìn vào vấn dé này dưới giác độ “năng lực tráchnhiệm hình sự” mà điều chủ yếu phải nhìn cả dưới giác độ "yêu cầu của xã hộidoi với nhiệm vụ giáo dục thiếu niên nữa.” [44] Như vậy, việc xác định độ tuổichịu TNHS không chỉ là cơ sở để xác định năng lực TNHS mà còn xuất phát từ

cơ sở xã hội nhất định, từ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta Ở độ

tuôi chưa thành niên, do đặc điểm tâm lý phát triển chưa hoàn thiện, tính tự chủcòn thấp vì vậy họ dễ bị lôi kéo, nhưng do khả năng tiếp thu sự giáo dục ở họcòn dễ dàng cho nên đường lối xử lý chủ yếu của nhà nước ta là giáo dục, phòngngừa Chỉ trong những trường hợp nhất định do tính chất nghiêm trọng của hành

vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa chung cũng như phòng ngừa riêng

mới buộc phải truy cứu TNH§ đối với người chưa thành niên Điều 69 BLHS

quy định: “Việc xử ly người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo duc,giúp đỡ họ sửa chữa sai lâm, phát triển lành mạnh và trở thành công dan có ích

cho xã hội” Nguyên tắc xử lý trên vừa thể hiện tính khoa học trong việc áp

dụng TNHS, đồng thời thé hiện tính nhân đạo sâu sắc trong đường lối đấu tranh

và phòng ngừa tội phạm.

Con người bam sinh không phải đã có năng lực TNHS Năng lực TNHS

là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của các cáthể về mặt tự nhiên và xã hội “Chi trong ý thức, con người mới tách mình và

độc lập với thể giới xung quanh, xác định vị trí của mình trong những quan hệ

tự nhiên và xã hội Từ đó hình thành nên ca nhân những chu thể có y thức đây

đủ về hoạt động của mình." [36] Ö mỗi con người bình thường đều có khả năng

hình thành và phát triển ý thức và tự ý thức Nhưng phải trải qua quá trình giáodục và hoạt động trong điều kiện xã hội, khả năng đó mới trở thành hiện thực

Như vay, năng lực TNHS chi hình hành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định

Trang 12

và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển hình thành trong thời gian nhất định tiếptheo Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ trườnghop cá biệt — những trường hợp mà Luật hình sự coi là tình trạng không có nănglực TNHS (Điều 13 BLHS) [36]

Mặc dù tuổi chịu TNHS là một trong những đặc điểm quan trọng của tộiphạm, nhưng rất tiếc nó vẫn chưa được chính thức ghi nhận trong định nghĩa

pháp lý của khái niệm tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam Đồng thời, cho

đến nay khái niệm “người đủ tuổi chịu TNHS” là người như thé nào? Phải

chăng có những tiêu chí gì cũng vẫn chưa được làm sáng tỏ về mặt lý luận Điều

12 BLHS hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc quy định ở độ tuổi nào thì một người

thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ phải chịu TNHS hay ở độ tuổi naomột người bắt đầu có năng lực TNHS Theo GS.TSKH Lê Cảm thì: “Du uổi

chịu TNHS - đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội

phạm dé có thé có khả năng nhận thức được đây đủ tính chất thực tế và tínhchất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng diéu khiển

được đây đủ hành vi ay” [8]

Trên cơ sở những phân tích, lập luận nêu trên, có thể đưa ra khái niệm

tuổi chịu TNHS: “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được luật Hình sựquy định nhằm xác định sự phát triển của một con người mà khi đến độ tuổi đó

mới có kha năng phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trách nhiệm hình sự và

mức trách nhiệm hình sự) về hành vi phạm tội do mình gây ra

1.2 Cơ sở của việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Một nhà nước khi có nhiều người chưa thành niên bị xét xử trước tòa án,phần nào đã phản ánh đặc tính xã hội, nền văn minh xã hội của nhà nước đó

Một xã hội văn minh, nhân đạo không thể là xã hội có nhiều tù nhân, đặc biệt là

tù nhân trẻ em, những người chưa thành niên bị nhà nước coi là tội phạm Bởi

nhà nước cũng phải coi con người vi phạm là một phan tử sống của nhà nước

Trong đó có máu của trái tim nhà nước đang chảy, là một người lính bảo vệ tô

quốc, là người chủ trong gia đình mà sự tồn tại that là thiêng liêng và cudi

cùng chủ chôt nhât là rnột công dân của Nhà nước Nhà nước không thé gat bo

Trang 13

mộ: thành viên của mình ra khỏi tat cả những chức năng đó Bởi vi mỗi lần biếnmột công dân thành một kẻ tội phạm thì Nhà nước đã cắt bỏ những bộ phận rakhói thân mình.[8] Tham nhuan tu tưởng đó, pháp luật hình sự Việt Nam luôncoi trọng giá tri và pham giá của con người Việc xác định một người là chủ thécủa tội phạm phải dựa vào nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác nhau được luậthình sự quy định một cách chặt chẽ Trong các yếu tố đó, độ tuổi chịu TNHS làmột trong những yếu tố rất quan trọng, nó phản ánh tương đối rõ nét chính sách

hình sự của nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội Với quan điểm,đường lối xử lý nêu trên đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nóichung và tội phạm nói riêng là một trong các cơ sở dé nhà nước xác định độ tuổi

chịu TNHS một cách hợp lý.

1.2.1 Về cơ sở tâm lý

Việc xác định độ tuổi chịu TNHS không chỉ xuất phát từ cơ sở xã hội, từchính sách hình sự của Đảng và nhà nước đối với người chưa thành niên mà cònphái xuất phát từ những cơ sở tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên Mỗicon người bình thường đều chứa đựng cơ sở dé phát triển ý thức và tự ý thức, đó

là bộ não con người Nhưng ý thức và tự y thức không phải con người sinh ra đã

có mà phải trải qua một thời gian nhất định Trong khoảng thời gian đó con

người dan trưởng thành cả về vật chất lẫn tinh thần thông qua việc tham gia các

hoạt động và giao lưu xã hội Quá trình hoạt động xã hội là quá trình con người

thục hiện các quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài, thé giới tự nhiên và xã

hội Đặc biệt những người chưa thành niên, họ được học tập, được giáo dục

trong gia đình, nhà trường, được giao lưu với bạn bè, tiếp thu những kinh

nghiệm, những tri thức của lớp người di trước thông qua sách vở báo chí Từ

đó dan hình thành và mở rộng nhận thức về tự nhiên và xã hội Từ trên cơ sởchuẩn mực về đạo đức, về pháp luật, về lối sống và nhận thức được chính bản

thân họ cũng như hành vi của họ đã thực hiện Khi con người có khả năng nhận

thức về hành vi của mình cả về ý nghĩa thực tế và ý nghĩa xã hội của hành vi,

biết được hành vi đó là đúng hay sai, là vi phạm pháp luật hay không vi phạmphap luật, là nguy hiểm hay không nguy hiểm cho xã hội Do đó họ mới cókha năng điêu khién hành vi của họ trước sự tác động của các yêu tô ngoại cảnh.

Trang 14

Kha năng điêu khiên hành vi của con người được hiệu là kha năng tự kiêm chê

hành vi của mình hoặc đó là khả năng lựa chon, quyết định, thực hiện hành vinhằm dat được những mục đích nhất định Dé có được những khả năng nêu trên,

con người phải đạt đến độ tuôi nhất định Nhiều công trình nghiên cứu về sựphát triển tâm lý con người đã đưa ra kết quả về quá trình hình thành, phát triển

nhân cách con người cho đên nay vân rât phù hợp như sau:

Trích từ “Bản tổng quan sự hình thành và phát triển nhân cách con người”[45]

a , Nét “trội” trong mục

Lứa tuôi Hoạt động chủ đạo | Đặc trưng tâm lý ;

tiéu can chu y giao duc

_ Giai đoạn Ï Thời kì

7 - Lĩnh hội nên - Phương pháp học tập

Nhi đồng tảng của tri thức | và phẩm chất trí tuệ

từ 6-7 tuổi | Học tập phát triển | và phương pháp, | - “Lễ phải”

đến 11-12 | trí tuệ công cụ nhận - Su dụng công cu

tuôi thức nhận thức phô thông

- Ham tim tòi

khám phá

- Hiểu động, - Dậy thì - Mat thăng bang tâm

Tuôi học :

Thiéu niên - Quan hệ tâm lý

sinh

từ II-12 | Học tập giao lưu | tình bạn bè - Xây dựng nhóm bạn

tuổi đến | “nhóm bạn thân” |- “Cải tổ nhân | bè tốt14-15 tuổi cách và định hình

bản ngã

- Muốn được đối

xử như người lớn

- Hoàn thành thé | - Y thức công dân

| Thanh Hoạt động xã hội | giới quan - Ý thức nghé nghiệp

Trang 15

| 14-15 tudi chuan bi nghé - Tinh ban, tinh yéu

của cá nhân về những van dé xung quanh Ở độ tuổi này đã bắt đầu có ý thức

về nghề nghiệp, ý thức về chính bản thân họ và bắt đầu có hiểu biết về tráchnhiệm và nghĩa vụ Họ có thé hiểu được một số van dé mà luật pháp ngăn cam,pháp luật cho phép Song ở độ tuổi từ 14 đến 15 tuổi mức độ nhận thức cònhạn chế Đến độ tuổi từ 15 đến 16 tuổi, con người đã có một số hoạt động mangtính nghề nghiệp, có nhận thức nhất định về các chuẩn mực đạo đức xã hội, có

thé hiểu được một số van dé của xã hội như quyên, nghĩa vụ của minh trong tậpthé, trong trường học đặc biệt là sự nhận thức về bản thân họ, về hành vi mà

họ đã thực hiện Tuy vậy hoạt động tâm lý trong thời kì này vẫn còn đang trong

thời kì dần dần hoàn thiện Cho nên đặc điểm tâm lý trong thời kì này dễ biếnđộng, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, tính chủ động thấp, dễ bị kịchđộng, rủ rê, lôi kéo của bạn bè Vì vậy việc nhận thức đánh giá các chuẩn mực

đạo đức, các chuẩn mực của hành vi dễ bị thay đổi, dễ lẫn lộn giữa đúng và saiv.v Chính vì đặc điểm tâm lý nay mà có ảnh hưởng đến năng lực TNHS, ảnhhướng đến mức độ tội lỗi Cho nên luật hình sự Việt Nam chỉ buộc người từ đủ

14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS trong những trường hợp phạm tội nhấtđịnh.

Việc xác định tuôi bắt đầu phải chịu TNHS tù đủ 14 tuổi theo Luật Hình

sự Việt Nam hiện nay là có cơ sở khoa học Tuv nhiên do trình độ dân trí nước

Trang 16

ta ngày càng phat triển, nhận thức về thé giới xung quanh của con người ngàycàng được nâng cao nên việc xác định độ tuổi chịu TNHS theo quy định của

pháp luật nước ta cần được sửa đôi, b6 sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn

biệt là độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong những năm trước đó đều có

xu hướng gia tăng ngày càng cao Vì vậy, mặc dù nguyên tắc chung xử lý ngườichưa thành niên chủ yếu là giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm song việc áp dụng biện

pháp hình sự là cần thiết để phòng ngừa và chống tội phạm

Với bối cảnh thực tiễn trong thời kì đó, việc xác định độ tuổi cần thiết đểtruy cứu TNHS theo quy định từ đủ 14 tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và từ đủ

16 tudi trở lên được coi là người có năng lực TNHS day đủ là phù hợp với tình

hình thực tế Việc xác định người đủ 14 tuổi bat đầu phải chịu TNHS về một sốtội phạm cũng phù hợp với thực tiễn trên thé giới thời kì đó

Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây cónhiều biến đối căn bản thì tình hình tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa

thành niên thực hiện nói riêng cũng có những diễn biến phức tạp Xu hướngchung là các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ngày càng tăng về cả

quy mô và tính chất

Theo báo cáo tình hình phạm tội trong lứa tuổi chưa thành niên, từ năm

2006 đến 2010 cả nước phát hiện gần 500 nghìn vụ vi phạm với gần 76 nghìn

em vi phạm pháp luật, tăng hơn 3.000 vụ so với 5 năm trước đó Xét về mặt cơ

cấu, tội phạm do nhóm này thực hiện có đủ loại từ trộm cắp, Cướp giật, xâm

phạm sở hữu, cướp, giét người đến các tội về kinh tê, kê cả tham nhũng cũng

Trang 17

tham gia (mặc dù chưa phải là chủ thể nhưng có vai trò phối hợp cung cấp thôngtin), đặc biệt là trong tội phạm công nghệ cao, tội phạm về môi trường và các tộixâm phạm an toàn công cộng Gần đây tội phạm trong thanh thiếu niên có tính

chất tô chức lại gia tăng, việc sử dụng hung khí, vũ khí nóng trở nên phổ biến

Theo tài liệu thống kê của Bộ Công an, đối tượng nam giới chiếm 73.000

em (96,4%), nữ giới chiếm hơn 2.700 em (3,6%) Số vụ án do người chưa thành

niên gây ra chiếm 20% so với tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn quốc.Địa phương xảy ra nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh (hơn 3.300 vụ), Đồng Nai

(hơn 2.200 vụ), tiếp đến là các tinh Khánh Hoa, Đắk Lắk và Hà Nội Tình hình

phạm tội ở lứa tuôi chưa thành niên tăng, một số loại án tăng cao là “cướp giậttài sản” chiếm 63,85%; giết người tăng 38,7% về số người vi phạm pháp luật

Trung bình hằng năm xảy ra trên 10.000 vụ vi phạm pháp luật với trên 13.000

đối tượng Trong đó, số trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi 16 - 18 chiếm đến67,1% [46]

Đáng chú ý, đối tượng gây án chủ yếu là những em bỏ học, bỏ nhà sốnglang thang (40,9%); số thanh, thiếu niên tụ tập thành băng nhóm, bạo lực họcđường diễn ra phức tạp Số vụ án do người chưa thành niên phạm tội lần 2 trở

lên chiếm tỷ lệ cao (44,8%) Trẻ em nghiện ma tuý, trẻ bị nhiễm HIV, mang

thai sớm, bỏ học, vi phạm pháp luật khác vẫn diễn ra nhiều nơi, với diễn biến

và tính chất ngày càng nghiêm trọng [46]

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong

năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là người chưathành niên, trong đó 1.600 vụ học sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những

năm trước kể về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án

Theo Bộ Công an, năm 2010 số vụ phạm pháp hình sự do người chưa

thành niên gây ra tuy giảm so với năm 2009, nhưng mức độ phạm tội nghiêmtrọng hơn Các vụ án do đối tượng chưa thành niên gây ra không chỉ xuất hiện ở

thẻnh phó, thị xã mà còn ở cả các xã, bản làng miễn núi, vùng sâu, vùng xa.

- Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18

Trang 18

tudi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lé cao nhat, khoảng 60%; từ

đủ 14 tudi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng

8% trong tông số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện

- Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của VKSND Tối cao và CụcCảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình

sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm

sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân pham và danh dự con người, một

số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Trong đó tội danh trộm

cap tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người

chiếm 1,4% trong tổng SỐ tội phạm do người chưa thành niên thực hiện [47]

- Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do ngườichưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phó, thị xã mà còn xảy

ra ở các vùng nông thôn, ké cả vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên, ở những thành phốlớn thì tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm ty lệ

cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn

Theo số liệu gần đây về tội phạm chưa thành niên, Bộ trưởng Công an

Trần Đại Quang cho biết: năm 2012, trong số 122.277 bị can bị khởi tố có tới

9904 bị can dưới 18 tuổi (chiếm 8,1%, tăng 7,4% so với năm 2011) [51]

Tổng kết sơ bộ của tong cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công

an) cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15000 vụ phạmpháp hình sự, xử lý trên 22000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếunién.

1.3 Mối quan hệ giữa độ tuỗi va năng lực trách nhiệm hình sự

Nang lực TNHS là điều kiện cần thiết dé có thể xác định con người có lỗi

khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Chỉ người có năng lực TNHS mới

có thé là chủ thê của tội phạm Khoản 1 Điều 8 BLHS nêu: “Tội phạm là hành vi

nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS

thực hiện một cách có ý hay vô ý ” Như vậy, năng lực TNHS là một dấu hiệu

được nêu trong định nghĩa tội phạm, là dau hiệu không thể thiếu được của chủthé của tội phạm

Trang 19

Có thé nói năng lực TNHS là năng lực của người có trang thái bìnhthường đề hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất thực tế (tính nguyhiểm cho xã hội) và tính chất pháp lý (tính chất trái pháp luật hình sự) của hành

vi do mình thực hiện hay điều khiển được hành vi Ấy

Con người sống trong xã hội với cấu tạo sinh học đặc biệt vốn đã có

khuynh hướng hình thành và phát triển năng lực nói trên Nhưng phải trải quaquá trình hoạt động và giáo dục nhất định trong môi trường xã hội, khả năng đómới trở thành hiện thực Đây chính là một trong những lý do của việc quy định

tuổi chịu TNHS [36]

Qua những phân tích trên có thé thấy năng lực TNHS là khả năng của mộtcon người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất

nguy hiém cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được

hành vi đó Con người khi mới sinh ra chưa thể có năng lực TNHS mà năng lựcnày là năng lực của sự tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của

con người Dé có được những kha năng nêu trên con người cần phải có một thời

gian nhất định dé học tập, dé tích lũy những hiểu biết, những kinh nghiệm về tựnhiên và xã hội Từ đó mới có thể nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ

của mình trong cộng đồng xã hội và mới nhận thức được tính chất xã hội củahành vi của chính mình Vì vậy độ tuổi là điều kiện cần thiết, là cơ sở của năng

lực TNHS.

Một người muốn có năng lực TNHS thì trước hết phải đạt độ tuổi nhất

định, độ tuổi là điều kiện bắt buộc cần có của năng lực TNHS Do vậy có ý kiến

cho rằng một người được coi là năng lực TNHS thì người đó đã thỏa mãn về độtuổi Cho nên dấu hiệu chủ thé của tội phạm chỉ cần có năng lực TNHS màkhông cần dấu hiệu độ tuổi chịu TNHS Da số ý kiến lại cho rằng độ tuổi tuy làđiều kiện dé có năng lực TNHS nhưng độ tuổi và năng lực TNHS có tính độc

lập tương đối Bởi vì thực tế có trường hợp đạt độ tuổi theo quy định của phápluật thì có năng lực TNHS nhưng cũng có trường hợp đạt độ tuổi theo quy địnhcủa pháp luật lạt không có năng lực TNHS Ví dụ như các trường hợp bị bệnhtâm thần Hoặc ngược lại có những trường hợp tuy độ tuôi chưa dat theo luật

Trang 20

định nhưng lại có khả năng nhận thức về hành vi nguy hiểm cho xã hội và cókhả năng điều khiển hành vi đó, do sự phát triển sớm về năng lực trí tuệ Nhưng họ vẫn không được coi là chủ thể của tội phạm xuất phát từ chính sáchhình sự của Nhà nước Cho nên có thé nói độ tuổi của chủ thể của tội phạmkhông chỉ có ý nghĩa là cơ sở, là điều kiện cần của năng lực TNHS mà nó còn có

ý nghĩa phản ánh chính sách hình sự của nhà nước đối với người chưa thành

niên phạm tội Vì vậy độ tuổi là dấu hiệu có tính độc lập đối với người chưa

thành niên phạm tội Xuất phát từ mối quan hệ giữa độ tuổi và năng lực TNHS

mà luật hình sự hiện nay coi con người khi đạt đến độ tuổi theo luật định nói

chung là người có năng lực TNHS Chỉ trừ những trường hợp cá biệt có đầy đủcác điều kiện luật định (Điều 13 BLHS) thì người đủ tuổi theo quy định mới

được coi là người không có năng lực TNHS Điều 12 BLHS quy định “7 Người

từ du 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 2 Người từ

du 14 tudi trở lên, nhưng chưa ai 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội

phạm rat nghiêm trọng do cô ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong” Theo quy

định này luật hình sự Việt Nam đã mặc nhiên coi mọi người từ đủ 14 tuổi bắtdau có năng lực TNHS Với độ tuổi đó luật hình sự luôn coi họ có thể nhận thứcđược tính chất xã hội của một số hành vi nguy hiểm nghiêm trọng khi họ cố ý và

như vậy người từ đủ ¡4 tuổi đến dưới 16 tuổi được coi là người có năng lực

TNHS chưa đây đủ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tộiphạm và họ được coi là người có năng lực TNHS day đủ

Hai dấu hiệu độ tuổi và năng lực TNHS là hai dấu hiệu bắt buộc trongkhái niệm chủ thể của tội phạm tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưngcũng có tính độc lập tương đói.

1.4 Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới quy định về độ

tuôi chịu TNHS

Việc xác định độ tuôi từ đủ 14 tuổi bắt đầu phải chịu TNHS về một số tộiphạm là khá phủ hợp với thực tiễn trên thế giới Tuy nhiên mỗi nhà nước đều cóchính sách hình sự riêng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nước.Ngay trong mỗi nhà nước việc xác định độ tuổi chịu TNHS cũng có thé thay đổi

Trang 21

tùy theo tình hình đấu tranh phòng ngừa va chống tội phạm cũng như chính sách

hình sự của nhà nước trong từng thời kì nhất định Tham khảo thực tiễn một sốnước trên thé giới hiện nay việc xác định độ tuổi chịu TNHS là rất khác nhau

Theo thông kê của viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp năm 1999 thì quy định về

độ tuổi bắt đầu phải chịu TNHS của một số nước như sau: [40]

Quốc gia Tuổi

Kết quả tham khảo trên cho thấy tỷ lệ số nước lựa chon từ đủ 14 tuổi bat

đầu phải chịu TNHS trong thời kì đó là khá cao

Trong những năm gần đây thì quy định về độ tuổi chịu TNHS ở các nướctrên thế giới như sau: [48]

Độ tuối chịu trách nhiệm hình sự của

một số quốc gia trên thé giới

* 6-12 |

Bangladesh | E7 |

Mexico

Trang 22

| Vuong quéc Anh (Anh) 10 ~

_ Vương quốc Anh (xứ Wales)| 10

Trang 23

_-Nhật Bản | 14 |

Nea ia

CViệNam 14

Ai Cập fs |

Hiện nay, Luật Hình sự của các nước đều dựa trên cơ sở kết quả các công

trình nghiên cứu, khảo sát về tâm lý cũng như căn cứ vào chính sách hình sự củamình mà quy định độ tuổi bat đầu có năng lực TNHS và tuổi có năng lực TNHS

đầy đủ Mức tuổi cụ thé của tuôi bắt đầu có năng lực TNHS và của tuổi có nănglực TNHS đây đủ được xác định ở mỗi nước và có thể ở mỗi thời gian nhất định

của mỗi nước không giống nhau Đây là van dé mà không phải moi quốc gia đều

cùng chung một ý kiến Mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một độ tuổi thíchhợp dé áp dụng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, tinh chất, vị trí địa lý, đặc điểm, tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán, văn hóa mà đưa ra các tiêu

chuẩn khác nhau Ví dụ như Nhật Bản, Liên bang Nga, Ruwanda, Rumani, Italyquy định mức tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 14 tuổi (BLHS Nhật Ban, Điều

44 quy định: “hành vi của người dưới 14 tuổi không bị xử phạt”; [2] BLHS

Liên bang Nga, Điều 88 quy định: “Người chưa thành niên là người lúc thực

hiện tội phạm đã au 14 tuổi nhưng chưa du 18 tuổi”; [5] BLHS Ruwanda xácđịnh tuổi chịu TNHS là 14 tuổi nhưng từ 14 đến dưới 18 tuổi chỉ chịu TNHS

hạn chế Tại Rumani, 14 tuổi là tuổi giới hạn thấp nhất phải chịu TNHS.BLHS

của Italy cũng quy định tuổi chịu TNHS là 14 tuổi) Như vậy có thé thấy các

quốc gia có thể lựa chọn độ tuổi chịu TNHS trong khuôn khổ mà Liên HợpQuốc cho phép Và trên một phương diện nào đó các quốc gia có sự tương đồng

trong việc lựa chọn độ tuôi chịu TNHS

Tuy nhiên cũng có một SỐ quốc gia lựa chọn độ tuổi chịu TNHS khác vớiquy định trong luật hình sự Việt Nam như: Singapore, Nigeria, Sip, Gana quy

định là 7 tuổi; Indonexia, Mianma, Scotlen quy định là 8 tuổi; Anh, Nê Pan,Ucraina quy định là 10 tuôi; Hàn Quốc, Canada, Jamaica quy định là 12 tuổi;

Trang 24

Pháp, Ba Lan quy định là 13 tuổi Đây là những quốc gia xác định độ tuôi chịu

TNHS thấp hơn so với Việt Nam (dưới 14 tuổi) Có những quốc gia quy định độtuổi rất thấp (7 tuổi) Điều nay cho thấy sự khác biệt rất lớn trong quy định về

tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên phạm tội của các quốc gia trên théĐIỚI.

Một số quốc gia quy định độ tuổi tối thiểu chịu TNHS cao hơn so với Việtnam (trên 14 tuổi) như: Thụy Điển, NaUy, Lào quy định là 15 tuổi Cụ thể Điều

6 chương I BLHS Thụy Điển quy định: “Không áp dụng hình phạt đối với

người phạm tội chưa đủ 15 tuổi” [4] Điều 17 BLHS Lao quy định: “Ngườichưa du 15 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi phạm toi thì không phải chịuTNHS”; [6] Cu Ba, Bỏ Đào Nha, Achentina xác định tuổi chịu TNHS là 16 tuổi;

Braxin, Colombia, Peru quy định là 18 tuổi

Tại sao mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau khi lựa chọn độ

tuôi chịu TNHS như trên? Sở di có sự khác nhau như vậy là do mỗi quốc gia cómột truyền thống lịch sử, văn hóa, quan niệm về đạo đức, phong tục tập quán

khác nhau Mặt khác còn do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị,

xã hội, sự khác biệt về đặc điểm sinh học của từng chung người cũng như chínhsách hình sự và yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở mỗi

quốc gia

Dựa trên cơ sở pháp lý nào để các quốc gia có thể tự mình lựa chọn độ

tuổi chịu TNHS như trên? Bởi lẽ trong sự cố gắng dé xây dựng các quy tắc cho

nên hành chính tư pháp với người chưa thành niên, Liên Hợp Quốc đã gặp lúng

túng khi xác định độ tuổi tối thiểu chịu TNHS Do nhiều nước thậm chi khôngchấp nhận quan niệm về độ tuổi chịu TNHS của Liên Hợp Quốc nên Liên Hợp

Quốc phải chuyển sang giải pháp đưa ra một quy định mềm và hướng dẫn

chung Theo quy tắc tối thiểu về việc áp dụng pháp luật với người chưa thànhniên thì trong hệ thống pháp luật thừa nhận khái niệm độ tuổi chịu TNHS của

người chưa thành niên không được quy định quá thấp độ tuổi bắt đầu phải chịu

TNHS, có tính đến thực tế của độ tuổi trưởng thành về trí tuệ, tinh thần và tình

cảm.

Trang 25

Như vậy theo quy tắc trên các quốc gia có quyền lựa chọn độ tuổi tốithiểu chịu TNHS Tuy nhiên Liên Hợp Quốc vẫn nhắn mạnh việc khuyến nghịcác nước áp dụng độ tudi chịu trách nhiệm quá thấp theo hướng dẫn nâng cao độtuôi đó lên nhằm phát huy tỉnh thần nhân đạo trong xử lý người chưa thành niênphạm tội.

Lý giải vì sao ở các nước như Singapore, Nigeria, Sip, Gana lại xác định

độ tuổi chịu TNHS quá thấp (7 tuổi) so với các quốc gia khác? Điều này xuất

phat từ yếu tố lịch sử, chính trị, tôn giáo của các quốc gia Đây là những nướctheo đạo Hỏi, do có ý thức về con người rất lớn, nhiều quy định của pháp luật

hình sự có nguồn gốc từ Kinh Koran nên rất hà khắc Quan niệm lấy lý tưởngcủa đạo Hồi làm lẽ sống nên việc con người nào đó làm điều sai trái sẽ không

được chấp nhận, bị xem như một tội đồ và phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc

Hay với lý do lịch sử như trường hợp của Singapore Do những lý do lịch sử,

luật hình sự và tố tụng hình sự của Singapore chịu ảnh hướng chủ yéu của pháp

luật hình sự và tổ tụng hình sự của An Độ Dau thé ki 19 theo một đạo luật củaNghị viện Hoàng gia Anh, toàn bộ bang vùng eo biển (gồm Singapore, Malacca,Penan) được đặt dưới sự điều hành của chính quyền Anh tại An Độ Trong suốt

40 năm, vùng eo biên tuân thủ nền hành chính — tư pháp An Độ Từ năm 1876

vùng eo biển mới chuyên sang trực thuộc sự kiểm soát của bộ thuộc địa tại Luân

Đôn và trở thành thuộc địa của Hoàng gia cho đến năm 1946

So với quy định của Luật Hình sự Việt Nam thì Luật Hình sự Đức lại có

cách tiếp cận khác đối với độ tuổi chịu TNHS của cá nhân.BLHS Đức khôngquy định tuổi chịu TNHS mà chỉ quy định độ tudi không có nang lực TNHS Tai

Điều 55 BLHS Đức, người không có năng lực chịu TNHS là người khi thực hiệntội phạm chưa đủ 14 tuổi.Cần lưu ý rằng cụm từ “dé tudi không có năng lực

TNHS” cũng được sử dụng rộng rãi trong sách báo khoa học pháp lý hình sự của nước nay [1]

Ở nước Pháp, van đề TNHS của người chưa thành niên được quy định

trong đạo luật về “vị phạm pháp luật của người chưa thành niên ` được banhành ngày 02/02/1945 Còn tại điều 12 BLHS Pháp, nhà làm luật quy định rằng

Trang 26

những người chưa thành niên khi phạm tội có độ tudi trên 13 tuổi trở lên bị ápdụng các biện pháp có tính chất phòng ngừa, giúp đỡ, các biện pháp giám sát và

các biện pháp cưỡng chế mang tính giáo dục [3]

Có thé thấy những yếu tố lịch sử, chính trị, tôn giáo đã ảnh hướng lớn, sâusắc đến việc quy định độ tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên Điều nàycho thấy với mỗi quốc gia có hoàn cảnh khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội,

đạo đức thì việc quy định về tuổi chịu TNHS sẽ rất khác nhau

Qua đối chiếu với bảng thống kê về độ tuổi chịu TNHS và phân tích cáchtiếp cận giải quyết van đề về độ tuổi chịu TNHS được thé hiện trong pháp luậtHình sự nước ta và các nước khác trên thé ĐIỚI CÓ thé thay, mặc du cách tiếp cậnkhác nhau về giới hạn tuổi chịu trách nhiệm hình sự, song đều giống nhau ở chỗchỉ rõ giới hạn tuôi thấp nhất mà một người khi thực hiện tội phạm phải chịuTNHS Điều đó cho thấy có sự giao thoa tiếp cận các giá trị pháp lý của nhau

trong các hệ thống pháp luật mà chúng ta đang phân tích

Trang 27

CHƯƠNG 2:

TUOI CHIU TRÁCH NHIEM HÌNH SU THEO QUY ĐỊNH CUAPHAP

LUAT HINH SU VIET NAM2.1 Lich sir lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tuổi chịu trách

nhiệm hình sự.

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1945,

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam qua thư tịch cô, chúng ta có thé

biết được bộ luật thành van đầu tiên của nước ta có từ thời Ly thé ki thứ XI vacòn ghi rõ “nh the” được ban hành vào thoi Ly Thai Tông 1042 Nhưng

những bộ luật này không còn tổn tại và chỉ được nhắc trong sử sách mà thôi

Hiện nay còn lại Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là “Quốc triều hình luật”

và Bộ luật Gia Long, trong đó Bộ Luật Hồng Đức là bộ luật tiêu biểu nhất của

pháp luật các triều đại phong kiến Việt Nam Theo quy định của Bộ Luật này thì

những người có hành vi xâm hại đến sự tồn tại, đến trật tự xã hội của chế độ

phong kiến đều coi là tội phạm Quan điểm của nhà nước phong kiến coi conngười cụ thé đạt đến độ tuổi nhất định thì có thé bat tội Ví dụ điều 16 Bộ luậtHong Đức nêu: “Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng nhữngngười bị phế tật, phạm từ tội lưu đày trở xuống đều cho chuộc bằng tiên, phạm

tội thập ác thì không theo luật này Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùngnhững người bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì

cũng phải tâu vua để vua xét định, ăn trộm, đánh người bị thương thì cho chuộc,

còn ngoài ra thì không bắt tội Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dâu có bị tội

chết cũng không hành hình ”

Hoặc điều 21 quyển III Bộ Luật Gia Long cũng quy định “Người tu 90

tuôi trở lên, 7 tuổi trở xuống du có phạm tội chết cũng không chịu hình phạt

nào `.

Trong pháp luật Hình sự phong kiến ngoài dấu hiệu độ tuổi cũng nêu vấn

đề năng lực TNHS của chủ thể nhưng không nêu trực tiếp mà chỉ đề cập đến lỗi

của người phạm tội Điều 47 Bộ luật Hồng Đức quy định: “ Người phạm tội tuy

tên gọi giống nhau nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lam lỡ hay có ÿ, phải xét

Trang 28

tội nặng nhẹ mà thêm bới, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình

dn” hay “Tha người lâm lỡ không kề tội nặng, bat tội người có ý không kể tội

nhẹ `

Như vậy pháp luật hình sự phong kiến coi chủ thê tội phạm là con người

cụ thê có hành vi xâm phạm đến lợi ích của chế độ phong kiến, con người phải

có lỗi và đạt độ tuổi nhất định

2.1.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 1985

Sau cách mạng thang 8 — 1945 chế độ thuộc địa - phong kiến ở Miền Bắc

bị xóa bỏ, chính quyền dân chủ nhân dân được xây dựng Ở Miền Nam, Pháp và

Mỹ đã dựng lên chính quyền Nguy Sai Gòn Thời kì này hệ thông pháp luật của

Chính Phủ Việt Nam cộng hòa bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật của Mỹ và

Pháp, trong luật Hình sự đã quy định chủ thé của tội phạm bao gồm cả thể nhân

và pháp nhân và được chia thành 2 loại, chủ thể thụ động và chủ thể hoạt độngcủa tội phạm Chủ thé thụ động của tội phạm là bên bị hại, là nạn nhân “Người

ta có thể gọi nạn nhân là chủ thé thụ động cua tội phạm Con chủ thể hoạt động

của tội phạm là “những người giữ vai trò tích cực trọng việc diễn tiễn thi hành

tội phạm Đó là những kẻ thủ phạm, đồng phạm và tong phạm ” Những chủ théhoạt động là người có “năng luc hình sự” đó là năng lực pháp lý để thi hành

một tội phạm, dé trở thành một thủ phạm

Luật Hình sự của chế độ Việt Nam cộng hòa cũng nêu rõ: “Nguyên cớ vô

trách nhiệm ` tức là trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự, “Can

phạm chỉ có trách nhiệm khi nào có tri thức và có te đo” Vì vậy không có trách

nhiệm nếu “can phạm không đủ năng lực tri thức tinh than dé phán biệt phảitrái" và "thiểu nhỉ từ 13 tuổi trở xuống được coi là vô trách nhiệm” tức là

không phải chịu TNHS.

Qua nghiên cứu nội dung trên cho thay chúng ta thay luật Hình sự của chế

độ Việt Nam cộng hòa trước đây coi chủ thể của tội phạm là thể nhân và phápnhân, trong đó thé nhân — con người cụ thé phải có năng lực TNHS và đạt trên

13 tuổi

Trang 29

O Miễn Bắc, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời với quanđiểm nhân đạo và khoa học, nhà nước ta chỉ coi con người cụ thé có những hành

vi nguy hiểm cho xã hội va đạt đến độ tuổi nhất định mới là chủ thé của tội

phạm Ở độ tuổi đó con người mới có khả năng nhận thức được về tính chất

nguy hiểm của hành vi cũng như có khả năng điều khiển hành vi đó Do đó tráchnhiệm hình sự áp dụng đối với họ mới mang lại kết quả cải tạo giáo dục con

người Bởi vì dưới chế độ mới, hình phạt trong luật hình không mang nặng tính

trừng trị, tính uy hiếp răn đe như pháp luật phong kiến mà chủ yếu nhằm mục

đích cải tạo, giáp dục người phạm tội Ngay những năm đầu của chế độ mới, nhànước ta coi tội phạm là “một hành vi nguy hiểm cho những quan hệ XHCN,

chống đối pháp luật, tội lỗi và phải chịu hình phat” và xác định độ tuéi TNHS

là "Nếu quá 16 tuổi thi xử lý như đối với người lớn Nếu trẻ em dưới 16 tuổicân phân biệt như sau:

a) Nếu phạm pháp có ý thức thi cũng có thé bị truy to trước tòa án và xử

phạt nặng, nhẹ tùy theo tội trạng, tuy nhiên mức phạt nhẹ hơn doi với người lớnphạm pháp.

b) Nếu phạm pháp không có ý thức thì không bị truy tô trước Tòa án

nhưng có thé hoặc giao cho cha mẹ bảo lĩnh về nuôi hoặc đưa đến cơ quan cứu

tế xã hội nuôi dưỡng giáo dục `

Van dé năng lực TNHS tuy chưa được quy định rõ ràng nhưng thể hiện

qua quan điểm về lỗi và thể hiện qua những quy định về các trường hợp can

giám định để xác định có tội phạm hay không Thông tư số 2795 HCTP ngày22/12/1956 của Liên bộ tư pháp — y tế quy định:

1 Các trường hợp cần giám định pháp y

= ee

b)

c) Người phạm pháp tinh nghi có bệnh điên.

Như vậy những quy định trên đây cho thấy con người phạm tội là ngườibình thường (không mắc bệnh điên), có lỗi và từ đủ 1ó tuổi trở lên bị truy cứuTNHS như người lớn, dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu TNHS trong những trường

Trang 30

hợp "phạm pháp có y thc” Nội dụng trên đã thể hiện rõ quan điểm về chủ thể

của tội phạm là con người cụ thé, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định

Đến thời kì 1965 — 1968 trong tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao đã

nêu: “Chung ta biét rang tré em phai dat đến độ tuổi nhát định mới có thé có ý

thực, có kha năng nhận thức và tự chu về hành động của mình do đó mới cónăng lực TNHS Ÿ thức này được mở mang dan di đôi sự phát triển của cơ thể

và phụ thuộc vào tình hình tham gia hoạt động xã hội và tình hình giáo

đục ”,[26] Tòa án nhân dân tối cao đề ra độ tuôi có tính nguyên tắc là từ 14 tuôitrở lên coi là có trách nhiệm về mặt hình sự, nhưng “nói chung đối với lứa tuổi

14 đến 16 thì chỉ nên truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm những tộinghiêm trọng như giét người, cướp của, hiếp dam ” [44] Đến năm 1976, trong

Chuyén dé so két kinh nghiém về việc xét xử các vụ án về người chưa thành

£

niên phạm tội, Tòa án nhân dân tối cao đã nhắc lại “ không xử lý hình sự

những trẻ em dưới 14 tuổi chủ trương nói trên về cơ bản là đúng dan” nhưngcăn cứ tình hình thực tế trong giai đoạn đó tòa án nhân dân tối cao tạm thời

thống nhất như sau:

“Đối với trường hợp người chưa thành niên từ 13 đến 14 tuổi có nhữnghành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tính mệnh sức khỏe của người khác gâyảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an nếu căn cứ vào mọi tình tiết có thểkết luận được rằng người chưa thành niên đó đã nhận thức được tính nguy hiểm

và chống đối xã hội của hành vi của mình và nếu dự luận quan chung dac biét

căm phan thì cá biệt có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và mức án toi dakhông quá 10 năm” [44] Nhu vậy hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao nêutrên đã thé hiện rõ chủ thé của tội phạm là thể nhân — con người cụ thể, đạt đến

độ tuổi nhất định mà cu thé ở đây có thời kì từ đủ 13 tuổi có thé bị truy cứu

TNHS, đồng thời con người đó là người “có kha năng nhận thức và tự chủ vềhành động của mình nhận thức được tính nguy hiểm và chống đổi xã hội của

hành vi của mình `.

Trang 31

2.1.3 Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1985 đến trước khi ban hành

BLHS 1999

Đến ngày 01/01/1986 BLHS Việt Nam có hiệu lực pháp luật đã quy địnhrõ: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do

người có năng lực TNHS thực hiện một cách có ý hoặc vô ý ” (Điều 8 BLHS)

và Điều 58 BLHS năm 1985 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa

đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về những tội phạm nghiêm trọng do có ý” Đồng thờiĐiều 12 BLHS quy định tình trạng không có năng lực TNHS

Những quy định nêu trên thể hiện đầy đủ cụ thể quan điểm của nhà nước

ta về chủ thể của tội phạm Đó là con người cụ thể, có năng lực TNHS và dat từ

đủ 14 tuổi trở lên đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có thể phải chịu

TNHS trong những trường hợp nhất định Nguyên tắc chỉ truy cứu TNHS khingười đó có lỗi là một nguyên tắc cơ bản trong luật Hình sự Việt Nam Về điềukiện dé có lỗi thì người đó phải có năng lực TNHS, tức là có khả năng nhận

thức, khả năng điều khiển hành vi của mình Chỉ khi con người có khả năng

nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có khả năng cũngnhư điều kiện cân nhắc, lựa chọn xử sự của mình và họ đã lựa chọn, quyết định

và thực hiện một xử sự gây thiệt hại cho xã hội trong khi họ đủ điều kiện để lựa

chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội thì

họ được coi là người có lỗi Như vậy để có điều kiện có lỗi chủ thể của tội phạm

trước hết là con người cụ thể có năng lực TNHS Nang lực TNHS không phảicon người sinh ra đã có, ma để có năng lực TNHS này con người phải trải qua

một thời gian nhất định, con người được giáo dục, học tập, được hoạt động vàgiao lưu tích lũy dần dan các kiến thức mới hình thành nên năng lực TNHS

Cho nên để có năng lực TNHS con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định Độtuổi này ở mỗi Nhà nước có quy định khác nhau tùy thuộc vào tâm lý con người

trong hoàn cảnh xã hội nhất định và chính sách hình sự của nhà nước đó đối với

người chưa thành niên.

Trang 32

Nhu vậy theo bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985, tudi bat đầu có nănglực TNHS là đủ 14 tuôi, dưới 14 tuổi không bị truy cứu TNHS trong mọi trường

hợp.

Độ tuổi không chỉ là cơ sở để xác định một người có năng lực TNHS mà

nó còn phản ánh chính sách hình sự của nhà nước đối với người chưa thành niên

phạm tội Dấu hiệu độ tuổi là một trong những dấu hiệu pháp lý bắt buộc mọi

chủ thể của tội phạm.Dấu hiệu này có trong tất cả các cầu thành tội phạm

2.2 Tuôi chịu TNHS theo quy định của BLHS Việt Nam năm 1999

Theo quy định tại Điều 12 BLHS 1999 quy định thì: “Người từ đủ 16 tuổitrở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm Người từ du 14 tuổi trở lên nhưng chưa

đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cô ý hoặc tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng `.

Nhu vậy theo quy định này, người từ đủ 14 tuổi được tính từ ngày người

đó sinh ra cho đến ngày thực hiện tội phạm Thời điểm đủ 14 tuổi mặc nhiênđược coi là bắt đầu có năng lực TNHS và phải chịu TNHS trong một số trường

hợp mà Luật hình sự quy định Còn người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thực

hiện ở độ tuổi dưới 14 luôn luôn không phải chịu TNHS và được xử ly bằng các

biện pháp khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về những tộiphạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Việc quyđịnh như vậy vừa mang tính nguyên tắc và là cơ sở pháp lý cho vấn đề xác địnhTNHS của những người chưa thành niên phạm tội

Như phần trên đã phân tích, năng lực TNHS của mỗi người không phải đã

có ngay từ khi sinh ra, mà nó được hình thành trong quá trình phát triển của mỗicon người Trong quá trình đó con người học tập để tích lũy những hiểu biết,những kinh nghiệm về tự nhiên và xã hội Cho đến khi đạt độ tuổi nhất định con

người mới có thể nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong

xã hội, nhận thức được tính chất xã hội của hành vi của mình Vì vậy độ tuổi làđiêu kiện cân thiệt, là cơ sở của năng lực TNHS.

Trang 33

Một người được coi là có năng lực TNHS khi ho dat độ tuôi nhất định Độtuổi là điều kiện bắt buộc, cần có của năng lực TNHS tuy nhiên độ tuổi và năng

lực TNHS lại có tính độc lập tương đối Xuất phát từ mối quan hệ giữa năng lựcTNHS và độ tuổi, Luật hình sự không trực tiếp quy định thế nào là năng lực

TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS và quy định thé nào là người trong tình

trạng không có năng lực TNHS Với việc quy định này Luật hình sự Việt Nammặc nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu TNHS nói chung là người

có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS) Và như vậy trong thực tiễn áp dụng các cơ

quan có trách nhiệm không đòi hỏi phải đánh giá từng trường hợp một là có

năng lực TNHS hay không mà chỉ phải xác định độ tuổi và cá biệt nếu có sự

nghỉ ngờ thì mới cần phải kiểm tra có phải là trường hợp trong tình trạng không

có năng lực TNHS hay không [36]

Luật hình sự Việt Nam quy định từ đủ 14 tuổi là người bắt đầu có nănglực TNHS và từ đủ 16 tuổi là người có năng lực TNHS day đủ Cụ thể, Điều 12BLHS quy định: “¡ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự

về mọi tội phạm 2 Người từ du 14 tuổi trở lên, nhưng chưa du 16 tuổi phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cỗ y hoặc tội phạm đặc

biệt nghiêm trọng `.

Người từ đủ 14 tuôi đến chưa đủ 16 tuổi được coi là người đã có năng lựcTNHS nhưng thực tiễn xét xử cho thấy năng lực TNHS của họ còn hạn chế,

chưa day du, vì vậy đối với những người trong độ tuổi này TNHS không đặt ra

trường hợp họ thực hiện những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng

(dù các tội này được thực hiện bằng bất cứ hình thức lỗi nào) và chỉ chịu TNHSđối với tội rất nghiêm trọng do có ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong Nhuvậy những người thực hiện tội phạm ở độ tuôi này chỉ phải chịu TNHS khi họthực hiện tội phạm rất nghiêm trọng được quy định trong BLHS (mức cao nhất

của khung hình phat là đến mười lam năm tù) với lỗi cố ý Còn đối với trườnghợp họ thực hiện những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì cho dù họ thực hiện

với lỗi có ý hay vô ý đều phải chịu TNHS

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Các Mác — Ang ghen Toàn tập - tập I (1979) ~ NXB sự that HaNội, trang 179;ae R SY Khác
19. Lưu Đình Nghĩa (2000); Xác định tuôi của người chưa thành niên như thế nào cho đúng?; Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01/2000 Khác
20. Đinh Văn Qué (2000); Bình luận khoa học BLHS năm 1999 — Phần chung: NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 2000 Khác
21. Dinh Văn Qué (2006); Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự năm 1999 phân chung; Nxb.Thành phó Hồ Chính Minh Khác
22. Quéc hội (1985); Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1985 Khác
23. Quốc hội (1992); Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 Khác
24. _ Quốc hội (1999); Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bd sung năm 2009) Khác
25. Quốc hội (2003); Bộ luật tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 Khác
26. Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh), được Dai hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29-11-1985 (số 2.2 mục a) Khác
27. Quy tắc tối thiểu phố biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thông qua ngày 14-12-1990 (Quy tắc 2.1mục a) Khác
28. Quy tắc tối thiêu phổ biến của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên ngày 29-11-1985 (Các quy tắc Bắc Kinh) (Mục 4 Phan1) Khác
29. Lê Thi Son (2004); Quốc Triều hình luật lịch sử hình thành, nộidung và giá trị NXB Khoa học xã hội Khác
30. Đặng Thị Thanh (2000); Trách nhiệm hình sự của người chưa thànhniên phạm tội và nguyên tắc xử lý của BLHS năm 1999; Tạp chí Tòa án nhân dân; số 06/2000 Khác
31. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005); Nhân thân người phạm tệ! với việc quyết định trách nhiệm hình sự; Tạp chí Toa án nhân dan; số 8/2005 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w