1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tái Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Tác giả Nguyen Văn Dương
Người hướng dẫn TS. Trần Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 45,57 MB

Nội dung

Đề tài này đã nghiên cứu thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệulực pháp luật theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và đưa ra nhữngkiến nghị, giải pháp nhăm hoà

Trang 1

NGUYEN VĂN DƯƠNG

TAI THẤM TRONG TO TUNG

DAN SU VIET NAM

Chuyén nganh : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã sô : 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

TS TRAN PHƯƠNG THẢO

Hà Nội - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cúc sô liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kêt luận khoa học của luận

văn chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN VĂN DƯƠNG

Trang 3

1 BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

a PLTTGQCTCLD Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp

lao động

3 PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

4 PLTTGQCVAKT | Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

5 TAND Tòa án nhân dân

6 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

7 TTTDS Tố tụng dân sự

8 VKSND Viện kiểm sát nhân dân

9 VKSNDTC Vién kiểm sát nhân dan tối cao

10 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

CHUONG I: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE TAI THAM TRONG

TO TUNG DAN SU VIET NAMuvssscsssssssssssssssssssesssssssssssssessssssssssssessessssssssssesseesees 5

1 Khái niệm của tái thẫm -°-5- << sES£SsEsES£EsEsEEeEsEseEsEsesersesesersrsree 5

2 _ Đặc điểm của tái thẤm 5 ° 5- < s£ <©s£ 9s sESSEsESSEsEEsEseEsEsersessrsessse 8

3 Ý nghĩa của tái tham escesssssssescessessssscssssessessssssssssessessessssucsecsecscssssscseesesees 13

4 Lich sử hình thành các quy định của pháp luật về tái tham trong to tụng

ni sự Viet NHTflureaasnobigitig116111140010014131560043180034G100440100411414046131314811016183130488 5144 16 4.1 Thời kì trước cach mạng tháng Tám năm I945Š eetteceeenees 16

4.2 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm I98] - ++c+kSEEE E2 212121 1E rree 174.3 Thời kì từ sau năm 1981 đến trước khi ban hành BLTTDS 2004 194.4 Thời kì từ khi BLTTDS năm 2004 được ban hành đến nay - 20KET LUẬN CHƯNG | - ¿Set tESESEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEErkrkrrrrs 22CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰVIỆT NAM HIỆN HANH VE TAI THAM DAN SỰ -5 55 <<: 23

1 Tính chất của tái thẩm 2 s+SE+EESEE£EEEEE221121121122117121 712121 xe 23

2 Khang nghị tái thẩm - 52s SE E1 1811212112151111111111 111111 1x xe 262.1 Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tdi tHẲHH - c5 5S eEeEeererrkerered 262.2 Thẩm quyền kháng nghị tái tHẲHH - - 5 St E E111 ke 302.3 Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục tái thẲM - - 5c 5scSeceeccserexez 322.4 Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái fHHẲHH 5-55 ce+terreererereerees 32

3 Xt XUr nh 343.1 Thẩm quyên tái thiẲHH 5S SE E E3 1521112121121 0e 343.2 Hội dONg túi thẨHH o- 5 e< sẻ se S9ES£EsESSESEESESEESESEESESEESEEEESEEEeEEsreersrsee 353.3 Thủ tục xét xử tái thẳm AGN SỊP eee<o<ce<cecesEseEsetseEsetsEssesetsersersessrserssre 35

4 Quyết định tái thẩm - 5-5 5° s©s£ s2 Ss£SsEseSsEsEsESeEsEseEsesrsersssersese 42ADVE DAN 1 .nnnnn"nớ" ốố À 424.2 Về nội dung của quyết định túi tHẲH 5 2-55 ESE2ESE2EEEEEEEEerrkerkrree 43

Trang 5

TUNG DAN SU VIET NAM VE TAI THAM VA NHUNG KIEN NGHI NHAMNANG CAO HIEU QUA TAI THÁM TRONG TO TUNG DAN SỰ VIỆT

NAM sisson nan mo en TNR ER 50

1 Thue tiễn thi hành các quy định của pháp luật về tái thẩm dan sự trong tố

tụng CAM SựY do (GG G9 9 9 0 0 l0 00.0000.0000 000049 50

1.1 Một số kết quả của công tác tái thẩm dân Sự - 255cc 501.2 Một số hạn chế của công tác tái thẩm dân sựy - sees 2©cccsccscerercee 55PIN na 582.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục tái thẩm 2©cccs+cscsd 582.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thit tục tái thẩmm 5-55 ccersrterreered 66KET LUẬN CHƯNG III - - c6 E+E‡EEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrkrkrrers 69KET LUAN 20177 .ÔỎ 70

Trang 6

Năm 2004, BLTTDS dau tiên ra đời đã đánh dấu một bước chuyên lớn tronglịch sử tố tụng dân sự Việt Nam, khăng định sự nỗ lực của Việt Nam trong việc đôimới và hội nhập Với hệ thống những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng:trình tự, thủ tục khởi kiện, thủ tục xét xử, sự tham gia tố tụng dân sự của các chủthê được BLTTDS quy định nhằm mục đích giải quyết các vụ việc dân sự đượcchính xác, công bằng và đúng pháp luật Nhưng hoạt động xét xử là hoạt động củanhững con người cụ thé nên không tránh khỏi sai sót khiến những phán quyết củaTòa án không đúng, không sát với sự thật khách quan Những sai sót này có thể xuấtphat từ yếu tố khách quan, cũng có thé từ những nguyên nhân chủ quan dẫn đếnnhững bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vẫn không đúng pháp luật mặc dùđược xét xử qua nhiều cấp.

Hiện nay, tình hình khiếu nại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án ngày càng gia tăng Nhiều bản án, quyết định của Tòa án chưa thê hiệnđúng quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp, không đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọngcủa các đương sự, nên hiện tượng khiếu nại kéo dài càng trở lên phức tạp

Hơn nữa, sau 10 năm thi hành BLTTDS đã cho thấy nhiều quy định về thủ tụctái tham chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế: Vấn đề kháng nghị tái thấm, hiệu lựccủa quyết định tái thâm, phiên tòa tái thâm, thẩm quyền tái thâm Chính nhữngquy định chưa rõ ràng, thống nhất trong BLTTDS dẫn đến vấn đề áp dụng còn nhiềuvướng mắc, hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng xét xử.Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu của Cải cách tư pháp, Bộ chính trị đã ban hànhNghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm2020” nhằm “cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bìnhđăng, công khai, minh bach, chặt chế” và “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảođảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền conngười” đòi hỏi các nhà lập pháp phải nghiên cứu, sửa đối, bổ sung, hoàn thiện cácquy định về thủ tục tái thâm còn hạn chế hiện nay

Trang 7

Liên quan đến đề tài, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này,tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến “thủ tục xét lại bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật”, “thủ tục giám đốc thầm dân sự” cũng có nhiều nét

tương đồng với “thủ tục tái thâm”, cụ thê:

- Thu tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo phápluật tổ tụng dân sự Việt Nam của Ngô Anh Dũng, Luận văn thạc sỹ luật học năm

1996 Đề tài này đã nghiên cứu thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệulực pháp luật theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và đưa ra nhữngkiến nghị, giải pháp nhăm hoàn thiện thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã

có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, luận văn đã được thực hiện từ năm 1996, thời điểm

mà BLTTDS chưa ra đời.

- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giảm đốc thẩm vụ án dân sựcủa Dương Thị Thanh Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2000 Trong tácphẩm này, tác giả đã giải quyết một số van đề như: Khái niệm, sự hình thành thủ tụcgiám đốc thâm, thực trạng giải quyết dân sự theo thủ tục giám đốc thâm và đưa ramột số kiến nghị như: Quy định theo hướng cấp xét xử cao nhất theo thủ tục giámđốc thâm, tái thâm là Ủy ban thâm phán TANDTC, còn Hội đồng thấm phánTANDTC là cơ quan tong kết và hướng dẫn xét xử Tuy nhiên, tác phẩm này đượcviết trên cơ sở PL TTGQCVADS nên nhiều van dé tác giả đề cập đã được BLTTDSgiải quyết triệt để khi ra đời

- Thủ tục giảm đốc thẩm trong to tụng dân sự Việt Nam do Tiên sỹ Tran VănTrung làm chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp bộ của Viện khoa học kiểm sát —Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2003 Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu vềgiám đốc thâm tố tụng dân sự Việt Nam trong bối cảnh BLTTDS chưa ra đời

- Thu tục xét lại ban an, quyết định của Toa an đã có hiệu lực pháp luật trong

to tụng kinh tê, dân sự ở Việt Nam cua Dao Xuân Tiên, luận án tiên sỹ luật học năm

Trang 8

lại bản án, quyết định về kinh tế, dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Đồngthời, luận án cũng đưa ra một số giải pháp nhăm hoàn thiện thủ tục xét lại bản án,quyết định về kinh tế, dân sự đã có hiệu lực pháp luật.

- Giám đốc thẩm dân sự - Một số vấn đề ly luận và thực tiễn của Mai NgọcDương, Luận án tiến sỹ luật học năm 2010 Luận án giải quyết một số vấn đề lý luận

về giám đốc thâm trong tố tụng dân sự như: Bản chất, khái niệm, tính chất, ý nghĩacủa giám đốc thâm và nêu lên thực trạng công tác giám đốc thâm của ngành Tòa án

Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự vềphần quy định giám đốc thâm Tuy nhiên, luận án chưa đưa ra được sự so sánh giữathủ tục giám đốc thâm và thủ tục tái thâm

- Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên tạp chí củacác tác giả như: Nguyễn Quang Lộc, Nguyễn Quang Tiến, Trần Anh Tuan, Dinh Văn

Quế được đăng trên các tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học,

3 Muc dich, nhiệm vụ và phạm vi nghién cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu hệ thống những quy định củapháp luật về thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theoBLTTDS, nhận diện những mặt tích cực, những mặt còn ton tại trong thực tiễn côngtác xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của ngành TAND nóichung va vấn đề tái tham dân sự nói riêng nhằm hoàn thiện các quy định của phápluật về chế định này

Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyếtnhững van dé cụ thé sau:

- Giải quyết một số vấn đề lý luận về thủ tục tái thâm như: Khái niệm, đặc điểmcủa tái thâm, ý nghĩa của tái thâm, lịch sử hình thành các quy định của pháp luật vềtái thâm

- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về tái thâm, trong

đó phân tích và so sánh những điểm tương đồng, những điểm khác biệt với thủ tục

Trang 9

các quy định trong BLTTDS 2004 về tái thẩm; Thực tiễn công tác tái thâm trên cảnước từ năm 2008 đến năm 2014 của ngành Tòa án và đề xuất những kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật TTDS về tái thâm.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triếthọc Mác - Lênin về Nhà nước pháp quyền; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và

pháp luật; học viên cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như:

phương pháp phân tích tông hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thông

kê và phương pháp lịch sử.

5 Những đóng gop của luận van

Luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất của chế định tái thâm, trong

đó các van đề như: Khái niệm, đặc điểm pháp lý, ý nghĩa pháp lý Luận văn đã giúpngười đọc hiểu được bản chat của tái thâm đồng thời phân biệt được với thủ tục giámđốc thấm Thêm nữa, luận văn cũng giúp người đọc hình dung được thực tiễn côngtác tái thâm của ngành Tòa án trong những năm qua, những mặt còn tồn tại, nguyênnhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tái thấm

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

- CHƯƠNG I: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE TAI THÂMTRONG TO TUNG DAN SU VIET NAM

- CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT TO TUNG DAN

SỰ VIET NAM HIEN HANH VE TAI THAM DAN SỰ

- CHƯƠNG III: THUC TIEN THI HANH QUY ĐỊNH CUA PHAPLUAT TO TUNG DAN SU VIET NAM VE TAI THAM VA NHUNG KIENNGHỊ NHẰM NANG CAO HIỆU QUA TAI THAM TRONG TO TUNG DAN

SU VIET NAM

Trang 10

1 Khái niệm của tái tham

Pháp luật luôn được coi là công cụ hữu hiệu nhất của nhà nước dé quản lý xãhội Việc thực hiện pháp luật làm sao cho đúng không những là dé nang cao chatlượng quan ly xã hội mà hon thế nó còn giúp nâng cao uy tín, quyền uy của Nhanước Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước, thực hiện một trong những quyền lựccủa Nhà nước là quyền Tư pháp Khi thực hiện việc xét xử, với tư cách là chủ thé áp

dụng pháp luật Tòa án không được xét xử một cách tùy tiện mà phải dựa trên các quy

định của pháp luật cả về nội dung và hình thức tố tụng A.F Konhi (Luật gia Liên Xôcũ) đã khang định: “Đối với hoạt động tư pháp, sẽ là một điều bat hạnh khi trongban an và quyết định phụ thuộc vào sự tùy tiện ca nhán ” [45.,tr 146] Đề thực hiện tốtnhất chức năng tư pháp của Tòa án và loại bỏ sự tùy tiện của cá nhân thì tại BLTTDS

2004 và Luật tô chức Tòa án nhân dân năm 2002 đã quy định Tòa án thực hiện haicấp xét xử để đảm bảo cho vụ án được xét xử đúng quy định pháp luật, đảm bảoquyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự

Thực hiện chế độ hai cấp xét xử là điều kiện dé Tòa án cấp trên trực tiếp khắcphục những sai sót có thé có của Tòa án cấp sơ thâm Mặc dù các quy định của phápluật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng đã tạo ra một cơ chế nhưtrên để phòng ngừa và khắc phục những khuyết điểm có thể xảy ra trong quá trìnhxét xử các vụ án dân sự, nhưng cơ chế này cũng chưa bảo đảm chắc chắn mọi bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp hoàn toàn đúng pháp luật nhưmong muốn của toàn xã hội Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án vẫn có thé có những sai lầm hoặc không có căn cứ pháp luật Khi phát hiệnnhững vi phạm pháp luật hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, pháthiện các tình tiết mới của vụ án thì các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thâm hoặc tái thẩm

Nhìn vào các quy định pháp luật của một số các quốc gia trên thế giới ta có thể

nhận thây một sô vân đê như sau:

Trang 11

án “Khi bản án trở thành chính thức, không có một Tòa án nào được phép diéu

chính cho di có sai sót” [44, tr.267]

Một số quốc gia đã từng quy định thủ tục xem xét lại bản án nhưng sau đó xóa

bỏ quy định này sau một thời gian áp dụng như Tây Úc Một số quốc gia phân biệt vàquy định tách riêng thành hai thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga Một số quốc gia lại chỉ quyđịnh về thủ tục giám đốc thâm như Đan Mạch, Trung Quốc Ngược lại, một sỐ quốcgia lại chỉ quy định về thủ tục tái thâm như: Na Uy Ở Việt Nam, BLTTDS năm

2004 phân biệt và quy định tách biệt hai thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án là tái thẩm và giám đốc thâm

Về khái niệm tái thâm, trước hết tại Từ điển Tiếng Việt không có giải thích mộtcách chính xác thế nào là “tái thâm” mà chúng ta phải hiểu nó bằng cách ghép nghĩacủa các từ: “tái” có nghĩa là “lại một lần nữa”, “thâm” có nghĩa là “xét kỹ” [76,tr.718,781] Ghép lại chúng ta có thê hiểu nghĩa Hán Việt của từ “tái thâm” là “xét

kỹ lại một lần nữa” Như vậy, rất khó dé có thé cắt nghĩa và hiểu một cách chính xác

về “tái thẩm” theo từ điển Tiếng Việt

Trong khoa học pháp lý cũng có nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệmtái thâm

- Quan điểm thứ nhất là quan điểm được nêu tại Điều 304 BLTTDS năm

2004 về tinh chat của tái thẩm: “Tdi thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làmthay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự khôngbiết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó ”[L]

Mặc dù đây là quan điểm pháp lý chính thống được quy định trong Luật vàđược nhiều người công nhận nhưng quan điểm này không có tính mới và chưa được

cụ thể bởi nó chưa thê hiện được một góc nhìn về tái thâm: Tái thâm là một chế định

Trang 12

nhất có tính chất cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

- Quan điểm thứ hai, nhìn sang phía các quan điểm về tái thâm trong TTHS.Trong đó tiêu biểu là quan điểm được trình bày trong Luận văn thạc sĩ “Thu tuc táithẩm trong tô tụng hình sự Việt Nam” của Đặng Thị Thùy Vân: “Thu tuc tải thẩm làhình thức pháp lý mà Tòa án có thẩm quyển áp dung dé xét lại bản án hoặc quyếtđịnh hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyên kháng nghị vì cónhững tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản ánhoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, nhằmdam bao sự thật cua vụ an được xác định khách quan, toàn điện và đây du” [5,tr.17]

Có thé thay, quan điểm này tiếp cận khái niệm tái thắm trên phương diện là mộtthủ tục trong tố tụng và có một cái nhìn đầy đủ, khá toàn diện về khái niệm tái thâm.Khái niệm đã nêu được tính chất, mục đích, đối tượng, thâm quyền tái thâm Là haingành Luật khác nhau, có phạm vi điều chỉnh khác nhau Nhưng cả TTDS và TTHSViệt Nam đều có các quy định về tái thấm gần giống nhau Vi thế, các quan điểmpháp lý về tái thâm của TTHS có tác dụng lý luận lớn đối với việc nghiên cứu, pháttriển hoàn thiện các quy định về tái thâm trong TTDS và ngược lại

Như vậy, có thê khái quát “Tdi thẩm là việc Tòa án có thẩm quyên xem xét lạibản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyên kháng nghị vì cónhững tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án,quyết định mà Toà án không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó nhằmdam bao sự thật của vụ an được xác định khách quan, toàn điện va đây du”

Day là khái niệm mang tính khái quát chung về tái thâm Do đối tượng điềuchỉnh, phương thức điều chỉnh khác nhau nên khái niệm tái thâm trong TTHS và táithâm trong TTDS là khác nhau Ở trên, chúng tôi cũng đã có trích dẫn khái niệm táithâm trong TTHS mà theo chúng tôi là mới nhất, đầy đủ nhất Vậy tái thâm trongTTDS là gì? Dựa vào khái niệm mang tính khái quát trên, theo chúng tôi “Tdi thẩmtrong TTDS là việc Tòa án có thẩm quyên xem xét lại bản án, quyết định dân sự đã

Trang 13

đó nhằm đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và day đủ”Xét trên khía cạnh khoa học pháp lý, tái thâm có thể được nhìn nhận với nhiềugóc độ khác nhau Có quan điểm nhìn nhận nó với góc nhìn của một thủ tục đặc biệttrong tố tụng dân sự Có những quan điểm lại nhìn nhận nó với góc nhìn của một chếđịnh pháp luật Có những quan điểm lại nhìn nhận và cho rằng nó là một giai đoạn

xét xử Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với phạm vi của luận văn, tác giả sẽ

nhìn nhận và nghiên cứu tái thấm với tư cách là một chế định pháp luật Theo đó

“Chế định tái thẩm trong pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam là tổng hợp các quyđịnh của pháp luật to tụng dan sự Việt Nam quy định về việc Tòa án có thẩm quyênxem xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩmquyên kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơbản nội dung của bản án, quyết định dân sự mà Toà án, các đương sự không biếtđược khi Toà an ra ban án, quyết định dân sự đó nhằm đảm bảo sự thật của vụ ánđược xác định khách quan, toàn diện và day đu ””

2 Dac điểm của tái thẩm

- Đối tượng của tái thẩm: Là các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện ra những tình tiết mới Khác vớixét xử sở thâm và phúc thẩm, tái thắm không phải là một cấp xét xử Đối tượng của

nó cũng không phải là nội dung vụ án mà là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệulực pháp luật Từ đó đối tượng của tái thấm có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Thứ nhất, đỗi tượng của tái thẩm cũng giống như đối tượng của giám đốcthâm là bản án hoặc quyết định của của Tòa án chứ không phải là vụ án như ở cấp sơthâm va phúc thẩm Tòa án có thâm quyền tái thắm không xem xét, đánh giá và kếtluận lại những van đề về nội dung vụ án vì đó thuộc về thẩm quyền tuyệt đối của cáccấp xét xử sơ thâm và xét xử phúc thâm Đối tượng của tái thâm do vậy không phải

là các vụ án mà chỉ là các bản án hoặc quyêt định thê hiện két quả xét xử của các Tòa

Trang 14

dung pháp luật không trong khi xét xử” [12, tr.36] Có thé nói, đây là đặc điểm quantrọng dé phân biệt giữa tái thâm và xét xử sơ thầm, phúc thâm.

+ Thứ hai, đối tượng của tái thẩm phải là các bản án hay quyết định có hiệu lựcpháp luật Tức là các bản án, quyết định sơ thâm không có kháng cáo, kháng nghịphúc thâm; các bản án đã được xét xử qua hai cấp sơ thẩm, phúc thâm Các bản ánchưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị cũng không phải là đối tượng của táithấm Đặc điểm này là một trong những đặc điểm cơ bản làm nên tính chất đặc biệtcủa tái thâm

Theo nguyên tắc truyền thống, các bản án và quyết định đã có hiệu lực phápluật phải được coi “như là chân lý” và phải được thi hành Ở hầu hết ở quốc gia trênthế giới đều có quy định đảm bảo thi hành đối với bản án và quyết định đã có hiệulực Ở Việt Nam cũng xác định đây là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản.Những người chống lại bản án, quyết định, không thi hành bản án, quyết định củaTòa án có thê bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn đãchứng minh không phải bản án, quyết định nào có hiệu lực pháp luật đều đúng đắn

Vì vậy, dé đảm bao tính chính xác và hợp pháp của các bản án, quyết định của Tòa

án, luật TTDS Việt Nam hiện hành cho phép xem xét lại các quyết định, bản án đã có

hiệu lực pháp luật nếu phát hiện tình tiết mới có tác động đến nội dung bản án vàquyết định của Tòa án theo thủ tục tái thâm

+ Thứ ba, không phải mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đều làđối tượng của tái thẩm Chi các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bikháng nghị vi phát hiện ra những tình tiết mới có thé làm thay đổi cơ bản nội dungcủa bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hay quyết định đó.Đây chính là điểm khác biệt cơ bản của tái thâm và giám đốc thẩm Đối tượng củagiám đốc thâm là các bản án, quyết định mà theo đánh giá của người có thâm quyền

kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật phải có vi phạm pháp luật nghiêm trọng [13.tr.22]

Trang 15

- Mục đích của tái thâm: Mục đích của tái thâm là nhằm đảm bảo hoạt động xét

xử của Toà án đúng pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp của các bản án và quyết địnhcủa Tòa án, đảm bảo pháp chế trong hoạt động xét xử Hoạt động xét xử là một hoạtđộng thể hiện tính quyền lực Nhà nước để giải quyết các tranh chấp Vì thế nên hoạtđộng này cần phải được giám sát một cách thật sự chặt chẽ Luật TTDS đã có quyđịnh về sự giám sát của Viện kiểm sát, quyền khiếu nại tố cáo của đương sự vànhững người liên quan, sự giám sát của các cơ quan dân cử Tái thâm chính là mộthình thức kiểm tra xét xử, một hình thức giám sát nội bộ của Tòa án Nói cách khác

nó là sự kiểm tra xét xử của Tòa cấp trên đối với Tòa cấp dưới

Tái thâm là thủ tục pháp lý xem xét lại tính có căn cứ của các bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà bị kháng nghị Nếu bản án, quyết định

đó không có căn cứ thì sẽ bị hủy và phải khôi phục lại thủ tục tố tụng Tòa án cóthâm quyên tái thâm không xét xử lại vụ việc mà chỉ xem xét xem tình tiết mới pháthiện có thể làm thay đổi bản án, quyết định không? Đây cũng là mục đích của táithầm trong luật TTDS của một nước khác Ví dụ các nhà làm luật Pháp xác định “Vaitrò của Tòa phá án là đảm bảo sự giải thích thong nhất các văn bản pháp luật”

[8,tr.147]

- Thẩm quyên tái thẩm: Do đôi tượng xét lại của tái thẩm là các ban án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Vì thế việc xem xét lại phải hết sức thậntrọng, phải có các quy định hạn chế về các phương diện đối với tái thâm, kế cả hạnchế về thấm quyền tái thẩm Đa số các quốc gia trên thế giới đều quy định thâmquyền tái thâm một cách rất hạn chế Hau hết, thầm quyền tái thâm chỉ thuộc về mộtcấp Tòa là Tòa phá án hoặc Tòa tối cao Các quốc gia có nền Tư pháp phát triển nhưPháp, Nhật Bản, Hàn Quốc đều quy định theo hướng này Việc quy định như vậygiúp thé hiện tính quyền lực tối cao của Tòa án cấp cao nhất trong việc kiểm tra,giám sát xét xử qua việc xem xét các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củacác Tòa án cấp dưới Đồng thời, nếu dé nhiều cấp có quyền tái thẩm sẽ dẫn đến tìnhtrạng “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng” Điều này làm ảnh hưởng nghiêm

trọng đên chat lượng xét xử và uy tín của cơ quan xét xử.

Trang 16

BLTTDS năm 2004 không có điều luật điều chỉnh trực tiếp về “thâm quyên táithâm” và được áp dụng theo quy định tại Điều 291 quy định về “Thâm quyền giámđốc thâm” theo dẫn chiếu của Điều 310 BLTTDS năm 2004.

Theo đó thâm quyên tái thâm về cơ ban được xác định theo nguyên tắc Tòa áncấp trên trực tiếp có thâm quyền tái thâm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án cấp dưới Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi không cần xác địnhtheo nguyên tắc này mà nên tập trung thẩm quyền tái thâm cho TANDTC vì những

ly do đã trình bày ở trên.

- Bản chất pháp lý của tái thẩm: Như đã nói ở trên, tái thâm không xét xử lại

vụ án mà là xem xét tình tiết mới được phát hiện có thê làm thay đổi cơ bản nội dung

của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Như vậy, nội dung

cũng như phạm vi của tái thâm gồm hai vấn đề:

+ Thứ nhất, xem xét tình tiết được phát hiện có phải là tình tiết mới hay không?Tình tiết được coi là mới khi thỏa mãn các điều kiện sau: Tình tiết đó tồn tại trước

khi Tòa án ra bản án, được phát hiện sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

và Tòa án không biết được tình tiết đó khi ra bản án, quyết định Nếu không đáp ứngđược đầy đủ các điều kiện trên thì không được coi là tình tiết mới Nếu nó tồn tại saukhi Tòa án đưa ra bản án, quyết định thì nó không phải là tình tiết có tác dụng giảiquyết vụ án Nếu nó được phát hiện trước khi ra bản án, quyết định và Tòa án biết rõtình tiết đó nhưng không giải quyết theo quy định của pháp luật thì việc xem xét phảiđược giải quyết theo các quy định của pháp luật về Giám đốc thắm chứ không phảitái thẩm (do có vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện xét xử)

+ Thứ hai, xem xét ý nghĩa của tình tiết mới đối với vụ án Tình tiết mới phải

có ý nghĩa làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án thì mới là căn cứ để có thê làmphát sinh tái thâm Nếu như yếu tô thứ nhất là yếu tố cần thì yếu tố thứ hai này đượccoi là yếu tố đủ Tình tiết mới đó chỉ được xem là căn cứ kháng nghị tái thẩm nếutình tiết đó có tác động thay đổi cơ bản nội dung vụ án, làm thay đổi nội dung bản

án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước đó Nếu tình tiết được phát

Trang 17

hiện chỉ là một tình tiết nhỏ, không có tác động đến nội dung bản án, quyết định củaTòa án thì không đủ điều kiện để xem xét làm căn cứ tái thẩm.

- Cơ sở phát sinh tái thẩm: Cơ sở làm phát sinh tái thâm là kháng nghị táithâm Do tính chất đặc biệt của đối tượng tái thâm nên kháng nghị tái thâm cũng cónhững điểm khác biệt, thể hiện ở sự chặt chẽ và hạn chế về thâm quyền kháng nghị,

căn cứ kháng nghị, thời hạn va thủ tục kháng nghi.

Co sở làm phát sinh thủ tục tái thâm theo quy định của Luật TTDS Việt Namchỉ có thé là kháng nghị của những người tiến hành tố tụng có thẩm quyên Đối vớithủ tục phúc thâm, căn cứ làm phát sinh thủ tục phúc thâm không chỉ là kháng nghịcủa cơ quan nhà nước có thâm quyền mà còn là kháng cáo của các đương sự Theoquan điểm của các nhà làm luật tại Việt Nam thì sau hai cấp xét xử các đương sựkhông còn các quyền tô tụng, quyền kháng cáo đối với các bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật Các khiếu nại của các đương sự, người tham gia tố tụng chỉ có ýnghĩa tham khảo như một nguồn thông tin dé kiểm tra, xác minh nhằm kháng nghị táithâm

Đã cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc nên mở rộng quyền kháng nghịtái thâm cho các đối tượng khác nhăm nâng cao hiệu quả tái thẩm Tuy nhiên, theo ýkiến của chúng tôi việc quy định như hiện nay về quyền kháng nghị tái thâm là hợp

lý bởi ý thức người dân ở Việt Nam còn thấp và cách nhìn truyền thống của ngườidân Việt Nam về pháp luật và pháp đình Do chúng ta phải trải qua 1000 năm Bắcthuộc, pháp luật khi đó được sinh ra để cai trị và đàn áp người dân nên người dânluôn có tư tưởng sống đối lập với pháp luật, không tin tưởng pháp luật và nghi ngờtính chính xác của các quyết định, bản án của các cơ quan xét xử Vì thế, nếu quyđịnh quyền kháng nghị tái thẩm cho các đương sự sẽ dẫn đến những kháng nghịkhông chính xác gây quá tải cho các Tòa án có thâm quyền tái thâm Điều này chăngnhững không làm nâng cao chất lượng tái thâm mà còn làm tái thâm trở lên khônghiệu quả Nhiều quốc gia trên thế giới quy định về việc mở rộng quyền kháng nghịcho các đương sự trong các vụ án dân sự như: Nga, Pháp Vì thế vấn đề này cũng là

Trang 18

van dé đáng lưu tâm của các nhà nghiên cứu lập pháp trong tương lai Còn với thựctrạng xã hội hiện tại tại Việt Nam, chúng tôi cho răng quy định như vậy đã là hợp lý.

3 Ý nghĩa của tái thẩm

a Ý nghĩa chính trị, xã hội của tai thẩm

e_ Ý nghĩa chính trị của tai thẩm

Quy định về tái thâm là cơ chế đảm bảo nâng cao trách nhiệm của Nhà nướcđối với công dân, đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, bảo

vệ triệt để các quyền cơ bản của công dân Chế định tái thâm còn góp phần bảo đảm

hiệu quả hoạt động và tính độc lập của các cơ quan tư pháp, qua đó bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, công dân Đây là những nhân tố

cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong công cuộcđổi mới của nước ta hiện nay

Dấu hiệu nồi bật của Nha nước pháp quyền đó là tính hợp hiến của các thé chế,

tô chức, chính sách và toàn bộ hệ thống pháp luật Tái thâm có nhiệm vụ xét lại cácbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, vô hiệu hóa các bản án, quyết định khi

vụ án có thêm những tình tiết mới để đảm bảo việc xét xử hợp pháp, đảm bảo mọicông dân đều công bằng trước pháp luật Với mục đích đó, tái thâm góp phần đảmbảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính 6n định, thốngnhất của pháp luật cũng như dam bảo tính 6n định, thống nhất của Nhà nước

Việc bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân là yêu cầu quan trọngcủa nhà nước pháp quyền Thông qua hoạt động tái thâm Tòa án đảm bảo việc xét xửđúng đắn, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Khi phát hiện cáctình tiết mới có ảnh hưởng đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án cóthâm quyền tái thâm hủy bản án và yêu cầu xét xử lại, khôi phục lại những quyền vàlợi ich hợp pháp của công dân bị vi phạm Nói cách khác, thủ tục tái thẩm góp phanlàm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, đảm bảo quyền công bằngcho người dân trước pháp luật, đảm bảo cho pháp luật ngày càng đóng vai trò tốithượng trong đời sống Nhà nước cũng như đời sống xã hội

Trang 19

e_ Ý nghĩa xã hội của tái thẩm

Tái thấm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân dânvào hệ thống pháp luật, cơ quan xét xử, góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan xét xử

nói chung và Tòa an nói riêng.

Như đã phân tích ngay từ đầu, ở Việt Nam cách nhìn nhận về pháp luật của

người dân còn lệch lạc do các ảnh hưởng từ các giai đoạn lịch sử trước Trải qua hơn

1000 năm Bắc thuộc, trải qua các cuộc xâm lăng thống trị của các quốc gia phươngTây, nên ở giai đoạn này, pháp luật được tao ra chủ yêu là dé cai trị, đàn áp nhândân Vì thế, trong một phạm vi nào đó người dân thường đặt mình vào vị trí đối lậpvới Nhà nước và pháp luật, không tin tưởng vào hệ thống pháp luật Việc xây dựngcác quy định về tái thâm va áp dụng trên thực tế giúp củng cố lòng tin của người danvào hệ thống pháp luật, cơ quan xét xử

Đây không phải là công việc của một sớm một chiều, cũng không chỉ là nhiệm

vụ riêng của tái thâm Tuy nhiên, để một xã hội được ồn định và phát triển thì phápluật phải luôn đóng vai trò là nền tảng Không có Nhà nước nào, không có đất nướcnào phát trién được khi người dân không tin tưởng vào hệ thống pháp luật, không tin

tưởng vào vai trò của Nhà nước Vì thế, việc kiểm tra nâng cao chất lượng xét xử,

đảm bảo tính công bằng và chính xác của bản án, quyết định chính là điều kiện phải

có để nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật

b Ý nghĩa pháp lý của tai thẩm

Thứ nhất, tái thâm có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm,hướng dẫn xét xử, góp phân giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử

Công tác hướng dẫn xét xử là công tác rất quan trọng của ngành Tòa án Cácquyết định giám đốc thâm là nguồn tư liệu sống động, phong phú và thực tế nhất déTòa án cấp cao nhất là TANDTC có điều kiện tổng kết rút kinh nghiệm xét xử nhằmnâng cao chất lượng xét xử, giảm dần những sai sót của Tòa án các cấp Thực tế chothay, nếu không sử dụng kết quả tái thẩm dé tổng kết rút kinh nghiệm, ban hành cáctài liệu hướng dẫn xét xử thì có thể những sai lầm đó sẽ tiếp tục được diễn ra ở các

Tòa câp dưới và trên diện rộng Như vậy, các án dân sự được xét xử chưa đúng ngày

Trang 20

càng tăng, nhiệm vụ của các Tòa cấp trên càng trở lên nặng nề va quá tải dẫn đếnhiệu quả xét xử thấp Do vậy, tái thâm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớiTòa án, nhất là TANDTC trong việc hướng dẫn xét xử đối với các Tòa cấp dưới.Hiện tại, các quyết định tái thâm đều được công bố một cách công khai Đâychính là một nguồn tư liệu quý giá để các thâm phán tự nghiên cứu và hoàn thiện kỹnăng xét xử của bản thân Cũng là nguồn tài liệu quý giá để phô biến tuyên truyềnpháp luật trên thực tế.

Thứ hai, tái thâm là cơ sở pháp ly dé khang định hiệu lực của ban án, quyết

Tái thấm là một biện pháp tổ tụng bảo đảm cho vụ án dân sự được giải quyếtđúng pháp luật Tái thâm đã góp phan thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật t6 tụng dân sự: Mọi công dân đều bình đăng trước Hiến pháp và phápluật; bảo đảm quyền, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự Từ việc kiểm tralại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Tòa án khôi phục vàbảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi phát hiện các tình tiết mới liênquan đến vụ án

Thứ ba, tái thâm có ý nghĩa quan trọng trong công tác giải thích pháp luật.Một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của TANDTC là giảithích pháp luật Thông qua hoạt động tái thâm, thực hiện quyền quyết định tối caocủa mình đối với các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật thìTANDTC đã tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giải thích pháp luật Kết quả

Trang 21

tái thẩm của TANDTC thé hiện việc van dụng các quy định của pháp luật vào giảiquyết các vụ việc của Tòa án.

Tuy nhiên, tái thâm chỉ thực sự có những ý nghĩa to lớn như đã phân tích ở trênkhi hoạt động tái thầm được thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế Hiệu quả củamột hoạt động là mức độ thực tế của kết quả đạt được so với mục đích đề ra Mụcđích của tái thâm là đảm bảo tính hợp pháp của các bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án, đảm bảo không để sót bất cứ tình tiết nào của vụ án, thực hiện

nghiêm chỉnh chính sách xét xử của ngành Tòa án nói riêng và Tư pháp nói chung.

Dé đánh giá hiệu quả tái thâm trên thực tế cần phải dựa vào những tiêu chí cụ thénhư: chất lượng, số lượng, thời hạn tiến hành và các tiêu chí khác Về nội dung nàyxin được trình bày kỹ hơn về hiệu quả tái thâm trên thực tế ở Chương III của Luận

văn.

4 Lich sử hình thành các quy định của pháp luật về tái tham trong tố tụng dân

sự Việt Nam

4.1 Thời kì trước cách mang thang Tam năm 1945

Nhìn chung ở giai đoạn phát triển xã hội phong kiến không có những quy định

cụ thể về vấn đề này Do tổ chức nhà nước phong kiến là Nhà nước quân chủ chuyênchế, mọi quyền hành đều năm trong tay nhà vua Mọi phán xét của nhà vua được coi

là tối cao, là mệnh lệnh buộc phải thi hành Các tài liệu hiện còn cũng là rất ít ỏi nênviệc tìm hiểu van đề này rất khó khăn

Đến triều Lê, khi Bộ luật Hồng Đức ra đời cũng mới chỉ quy định về trình tựxét xử nhiều cấp tại Điều 672: Nếu quan xã không xử được thì đưa lên Huyện quan,

Huyện quan không xử được thì đưa lên phủ quan, phủ quan không xử được thì đưa

lên Đạo quan (lộ), quan đạo mà không xử được mới được đưa lên Kinh Tuy nhiên,

cũng không có bất cứ quy định nào liên quan đến việc xem xét lại các bản án của cấp

dưới xét xử.

Đến triều Nguyễn với đỉnh cao là sự ra đời của Hoàng triều luật lệ cũng đã bắtđầu có những quy định mang tinh chi tiết hơn Cũng đã bắt đầu có quy định về cáccấp xét xử và quyền giám đốc thẩm các vụ án có hình phạt tử hình, phạt đồ trở lên

Trang 22

Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật phong kiến không có sự phân biệt rõ ràng giữa tốtụng dân sự và tố tụng hình sự Pháp luật thời này cũng đã có quy định xem xét lạicác bản án của cấp dưới nhưng mới chỉ tồn tại một số quy định rất hạn chế về giámđốc thẩm trong lĩnh vực hình sự Còn chưa có bat cứ quy định mang tính cụ thé nào

về tái thầm đặc biệt là trong tố tụng dân sự

Đến thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ này thực dân Pháp thực hiện chính sách chia đểtrị nên chúng cho áp dụng ba bộ luật khác nhau ở ba miền đất nước Cụ thê là ở cáctỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp ban hành Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 theo tinh thần

Bộ luật dân sự Pháp nhưng rất đơn giản Ở miền Bắc, thực dân Pháp cho áp dụng BộDân luật Bắc kỳ năm 1931 Ở miền Trung, thực dân Pháp cho áp dụng Bộ Hoàng

Việt Trung kỳ năm 1936 Qua nghiên cứu các văn bản này cùng với các công trình

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu pháp lý về vấn đề này chúng tôi thấy rằng: Trong

giai đoạn nay, mặc dù đã có sự phân biệt mang tính cơ bản giữa hai ngành luật TTDS

và TTHS Tuy nhiên, mục đích của việc áp dụng ba bộ luật này là để mị dân, trị dân,

“chia dé tri” nên hiệu quả từ các văn bản này là không cao Đồng thời, các quy định

về TTDS ở thời kỳ này cũng không được trú trọng với mục đích xét xử tùy nghi nênkhông có quy định rõ ràng Cũng chính vì thế mà các quy định của pháp luật thời kỳnày không có bat cứ quy định nào về tái thẩm trong TTDS

Như vậy, thời kỳ trước năm 1945, TTDS chưa được trú trọng phát triển Cácquy định của TTDS thời kỳ này mang ít ý nghĩa và không được cụ thé Mới chi cócác quy định mang tính hạn chế về Giám đốc thâm trong lĩnh vực hình sự

4.2 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1981

Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, ngay sau khi giành được chính quyền,Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL ngày24/01/1946 về tô chức Toà án và ngạch thâm phán đã ghi nhận nguyên tắc “Toà ánthực hiện hai cấp xét xử” Ngày 09/01/1946, Quốc hội ban hành Hiến pháp đầu tiên

tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và quản lý bộ máy nhà nước, trong đó có ngành

Toà án Tuy nhiên, trong giai đoạn này chưa có văn bản pháp luật nào quy định về

Trang 23

tham quyén cua Toa án trong việc xét lại bản an, quyết định của Toà án đã có hiệu

lực pháp luật.

Ngày 22/5/1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85/SL mới có quy định vềthủ tục tiêu án Ngày 12/02/1958, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 321/VHH-CT yêu cầucác Toà án phải nghiên cứu các đơn thư khiếu nại về các bản án đã xử chung thẩm.Ngày 13/01/1959, Bộ Tư pháp đã phối hợp với TANDTC ra Thông tư số 002/TT vàThông tư 04/TT quy định về thâm quyền và thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có

hiệu lực pháp luật.

Theo tinh thần của Thông tư số 002/TT va 04/TT nói trên thì Tòa án chi xemxét lại các bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc xét lại

các bản án, quyết định dân sự thì chưa được đề cập đến Mặc dù các quy định trên

mới chỉ điều chỉnh trong lĩnh vực tố tụng hình sự, các quy định cũng vẫn còn sơ sài

và chưa thật đầy đủ nhưng nó là tiền đề và cơ sở cho việc xây dựng và phát triển cácquy định về tái thâm trong tô tụng dân sự sau này

Ngày 31/12/1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959 Nhưng trong Hiếnpháp năm 1959 cũng chỉ mới quy định về thâm quyền giám đốc thâm của Toà án màchưa quy định về thẩm quyên và thủ tục tái thẩm: “Toà án nhân đân tối cao là cơquan xét xử cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Toà án nhân dân lốicao giám đốc việc xét xử của Toà án nhân dân địa phương, Toà án quận sự và Toà

án đặc biệt” [15] Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 đã quy định khá đầy đủcác nguyên tắc trong việc xét xử, phân định thâm quyền của Toà án các cấp Bêncạnh việc xét xử hai cấp như trước đây, Toà án đã áp dụng một thủ tục xét xử mớiđặc biệt, đó là thủ tục giám đốc thâm Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm

1960 quy định: “Đối với các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệulực pháp luật, nếu phát hiện có sai lam thì Chánh án TANDTC dua ra Uỷ ban thẩm

phan TANDTC xét dinh” [19]

Một trong những van ban pháp luật trong giai đoạn nay có quy định về xét laibản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là Pháp lệnh ngày 23/3/1961của Uy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thé về tổ chức của TANDTC và các Tòa

Trang 24

án nhân dân địa phương Trong Pháp lệnh này có quy định về nhiệm vụ, quyền hạncủa Chánh án TANDTC và một trong những nhiệm vụ, quyền hạn đó là việc khángnghị những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấpnhưng phát hiện có sai lầm.

Như vậy, qua tìm hiểu các quy định thời kỳ này thì đã có các quy định về việcxem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Lần đầu tiên giámđốc thẩm trong TTDS được “luật hóa” Luật tổ chức Tòa án năm 1960 đã tạo mộtbước ngoặt mới trong việc phát triển hệ thống Tòa án tại Việt Nam bằng việc cho rađời TANDTC Pháp luật TTDS Việt Nam thời kỳ này mặc dù mới chỉ quy định vềgiám đốc thấm, cũng mới chỉ được quy định trong Luật t6 chức Tòa án và VKS chứchưa được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật tố tụng Các quy định cũng vẫncòn sơ sài nhưng nó là bước nền móng quan trọng trong việc “luật hóa” các quy định

về tái thẩm trong TTDS Việt Nam

Đến năm 1981, Luật tổ chức TAND năm 1981 được Quốc hội thông qua Cơcầu tô chức của các cấp Tòa án có sự thay đổi lớn Đây cũng là lần đầu tiên tái thâmđược quy định trong Luật Theo đó thâm quyền của TANDTC được quy định tạiĐiều 21: “Giám đốc thẩm hoặc tải thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấptương đương” Uy ban thâm phán — TANDTC có thẩm quyền giám đốc thâm và táithấm các vụ án do TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử Hội đồngthâm phán — TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thâm quyền giámđốc thâm, tái thâm các vụ án do TAND cấp huyện, thành phó trực thuộc tỉnh xét xử.Như vậy, đến năm 1981 tại Luật tổ chức TAND tái thâm lần đầu tiên được quyđịnh một cách cụ thé trong luật Tuy cũng mới chỉ dừng lại ở việc được quy địnhtrong luật tô chức TAND, chưa được cụ thể hóa trong các văn bản tố tụng nhưng nócũng đánh dau sự phát triển mới của Luật TTDS ở Việt Nam

4.3 Thời kì từ sau năm 1981 đến trước khi ban hành BLTTDS 2004

Trong giai đoạn này, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được quy định tại bapháp lệnh: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được Hội đồng Nhà nước

Trang 25

thông qua ngày 29 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực ké từ ngày 01 tháng 01 năm1990; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được Ủy ban Thường vụ Quốchội thông qua ngày 16 tháng 03 năm 1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấplao động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 11 tháng 04 năm 1996.Các pháp lệnh này đã đánh dấu bước phát triển mới về chất của pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam Lần đầu tiên quy trình thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự

được quy định trong văn bản pháp luật riêng có giá trị pháp lý cao Bên cạnh sự phát

triển mang tính tổng thể thì các quy định về tái thâm trong các văn bản này cũngđược chỉ tiết và phát triển hơn Các quy định về tái thâm đã được chỉ tiết và hệ thốnghơn Day là kết quả của quá trình tông hợp đúc rút kinh nghiệm của hàng chục nămthực hiện công tác tái thẩm và tham khảo các quy định cũng như kinh nghiệm lậppháp của các quốc gia khác

Mặc dù đã có sự thay đổi về chất nhưng Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989,

Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994, Pháp lệnh TTGQTCLD năm 1996 cũng mới

chỉ quy định các nguyên tắc mang tính cơ bản của việc kháng nghị bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật Các quy định về vấn đề này nói chung và về tái thâmnói riêng vẫn còn rất hạn chế Mặc dù được tách ra quy định riêng thành một chươngtrong Pháp lệnh (Chương XIII), nhưng toàn bộ quy định về tái thẩm trong Pháp lệnhTTGQCVADS năm 1989 chi von vẹn qua 05 diéu luat Quy dinh về kháng nghị táithâm cũng chỉ được quy định trong 03 điều luật Hơn nữa, thủ tục tái thẩm trong giai

đoạn này do được quy định trong 03 pháp lệnh khác nhau nên các quy định còn riêng

rẽ chưa thống nhất trong khi về mặt bản chất nó là một Điều này làm cho hệ thốngcác quy định về TTDS nói chung và về tái thâm công kénh, thiếu hiệu quả

4.4 Thời kì từ khi BLTTDS năm 2004 được ban hành đến nay

Qua một thời gian áp dụng 03 pháp lệnh trên, những bắt cập trong việc áp dụngtrên thực tế cùng với yêu cầu pháp điển hóa pháp luật đã dẫn đến sự ra đời củaBLTTDS năm 2004 được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004 và có hiệulực ngày 01 tháng 01 năm 2015 Đây là lần đầu tiên các quy định về tố tụng dân sự

Trang 26

được quy định trong một văn ban có giá trị pháp lý cao, có tính pháp điển hóa cao là

Bộ luật.

Riêng đối với tái thâm, BLTTDS năm 2004 đã có những quy định mang tính cụthé chi tiết mà ở các pháp lệnh trước đó chưa có Trong khi Pháp lệnh TTGQCVADSmới chỉ có von vẹn 5 điều luật điều chỉnh về tái thẩm thì ở BLTTDS năm 2004 đã có

7 điều luật điều chỉnh trực tiếp và 22 điều quy định về giám đốc thâm được áp dụngtương tự Hàng loạt các van đề được bô sung, cụ thé hóa như: điều khoản về tính chatcủa tái thâm, các quy định về kháng nghị tái thâm, các quy định về phiên tòa táithâm, các quy định về quyết định tái thẩm Việc quy định này đã đáp ứng được nhucầu thực tế của hoạt động tái thấm dân sự

Ngày 29 tháng 03 năm 2011, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam khóa XII đã thông qua Luật sửa đối, bố sung một số điều của BLTTDS nhằmhoàn thiện một số các quy định còn thiếu sót Trong quá trình áp dụng BLTTDS năm

2004, các quy định của BLTTDS năm 2004 đã bộc lộ một số hạn chế như: một sốquy định không tương thích với các văn bản khác, một số quy định không còn phùhợp, một số quy định không phù hợp với nhu cầu thực tế hiện tại

Ngày 29 tháng 03 năm 2011, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳhọp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004.Theo đó BLTTDS năm 2004 đã có một số thay đổi trong các quy định về thời hạnkháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; việc xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, táithâm của Hội đồng thẩm phán TANDTC Các quy định cu thé sẽ được chúng tôi

phân tích ký hơn ở Chương II của luận văn này.

Trang 27

KET LUẬN CHUONG I

- Thu tuc xét lai ban an, quyét định đã có hiệu lực pháp luật là một trong nhữngthủ tục nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các bản án và quyết định của Tòa án, khắcphục những sai lầm trong hoạt động xét xử, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân và lợi ích chung của xã hội.

- Ở Việt Nam, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bịkháng nghị được quy định cụ thể tại BLTTDS năm 2004 Theo đó, việc xem xét lạibản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị đượcquy định thành 02 thủ tục khác nhau: Giám đốc thâm và tái thâm Với phạm vi củaluận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật TTDS ViệtNam về tái thâm

- Đặc điểm của tái thâm thể hiện ở những dấu hiệu đặc trưng về: Đối tượng củatái thâm, mục đích của tái thấm, co sở phát sinh của tái thấm, thâm quyền tái thâm,thủ tục giải quyết Qua việc nêu và phân tích các đặc điểm trên giúp chúng ta cómột cái nhìn toàn diện về tái thâm cũng như phân biệt được tái thấm với một thủ tụckhác cũng xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khác

- Trong hệ thống pháp luật TTDS Việt Nam, các quy định về tái thâm có lịch

sử hình thành và phát triển tương đối Tái thâm lần đầu tiên được quy định tại Luật tổchức Tòa án nhân dân năm 1981, sau đó được quy định tại Luật tô chức Tòa án nhân

dân năm 1992, PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT, PLTTGQCTCLD Sau đó

được pháp điển hóa, quy định một cách chi tiết tai BLTTDS năm 2004 được bổ sungsửa đổi năm 2011

Trang 28

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ

VIET NAM HIỆN HANH VE TAI THẤM DAN SỰ

1 Tính chat của tai tham

Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989(PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994(PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996

(PLTTGQCTCLD) được ban hành trước đây không có những quy định mang tinh

định nghĩa về thủ tục tái thâm Đến năm 2004, BLTTDS ra đời thì các quy địnhmang tính định nghĩa này của thủ tục tái thấm đã được chi nhận tại Điều 304

BLTTDS.

Điều 304 BLTTDS quy định về tính chất của tái thâm như sau:

“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khángnghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dungcủa bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản

án, quyết định do”

Thủ tục tái thẳm cũng là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự nhằm xét lạiban án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện thaynhững tình tiết mới quan trọng liên quan trực tiếp đến việc xem xét và giải quyết vụ

án mà Tòa án hoặc đương sự trước đó không thể biết Thủ tục tái thẩm khác thủ tụcgiám đốc thâm ở chỗ các cơ quan tiến hành t6 tụng, người tiến hành tổ tụng đã làmhết trách nhiệm trong quá trình giải quyết vụ án và không có vi phạm pháp luậtnghiêm trong, các đương sự cũng đã xuất trình đầy đủ các chứng cứ dé chứng minhcho yêu cầu của mình, nhưng sau khi vụ án đã được giải quyết và bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện có tình tiết mới có ý nghĩa quyếtđịnh đến việc thay đôi một cách cơ bản về nội dung của vụ án mà trước đó cả Tòa áncũng như các bên đương sự đều không thể biết được

Nếu thủ tục giám đốc thâm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtnhưng phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong quá trình giải

quyết vụ án, sự sai sót này có thê xảy ra ở bât cứ giai đoạn nào; thì thủ tục tái thâm

Trang 29

lại là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị

khi phát hiện những tình tiết mới, những tình tiết này làm thay đổi nội dung cơ bảncủa bản án, quyết định của Tòa án

Vi du: [34] Trong nội dung vụ án “kiện đòi nha cho ở nhờ” giữa ông Bùi Văn Năm và Bùi Thanh Nghị của Tòa án nhân dân huyện An Lão, Hải Phòng dưới đây:

Năm 1986, thực hiện quyết định của UBND thành phố Hải Phòng, UBND xã

Mỹ Đức, huyện An Lão tiến hành làm thủ tục xin giao đất cho 40 hộ dân làm nhà ởtại khu vực thôn Quán Rẽ Tại thời điểm đó, ông Nghị đang lao động tại Đức nên đãnhờ ông Năm làm thủ tục xin cấp đất và xây nhà Ông Năm làm thủ tục xin cấp đất

và được UBND xã Mỹ Đức cấp 195m? (5m x 39m) theo Quyết định số 40 ngày02/01/1986 đứng tên ông Bùi Thanh Nghị, sau đó ông Năm tiến hành xây nhà (nay làngôi nhà số 302 thôn Quán Rẽ)

Trong quá trình xây dựng nhà số 302, ông Năm lấn chiếm đất liên kề và xâynhà trên điện tích đất lấn chiếm (nay là ngôi nhà số 304 thôn Quán Rẽ) UBND xã

My Đức phạt ông Năm ba lần về việc lan chiếm đất làm nhà được thé hiện thông quacác phiếu thu: số 111 ngày 29/03/1986; số 198 ngày 24/10/1986; số 214 ngày24/11/1986 Cả ba lần trên ông Năm đều là người trực tiếp nộp tiền phạt, song tạiphiếu thu số 111 ông Năm đã dé nghị ghi tên ông Bùi Thanh Nghị là người nộp tiền.Năm 1989, vợ chồng ông Năm bàn giao cho vợ chồng ông Nghị ngôi nhà 302cùng quyết định số 40 ngày 02/01/1986 cùng phiếu thu số 111 ngày 29/03/1986 cònông Năm vẫn sử dụng ngôi nhà số 304 Ngày 29/08/1989, UBND xã Mỹ Đức lậpbiên bản xử lý hộ làm nhà không có giấy phép đối với ông Năm nhưng vẫn giao choông Năm sử dung 375m? và buộc ông Năm phải bồi thường tiền đền bù hoa lợi đất208.000đ và thủ tục địa chính phí 12.000đ (phiếu thu số 80 ngày 15/09/1989)

Ngày 16/09/1989, ông Pham Đình Hồng — phó chủ tịch UBND xã Mỹ Đức kýquyết định chuyên quyền sử dụng đất thổ cư không có số cho ông Năm, quyết định

đã thu hồi toàn bộ 355m? nhưng giao lại cho ông Năm 210m2 có giáp ranh cụ thé,trong đó phía đông giáp đất thổ cư của ông Nghị (dai 3m)

Trang 30

Ngày 06/05/2003, Tòa án nhân dân huyện An Lão thụ lý vụ án tranh chấp vềngôi nhà số 304 giữa ông Nghị và ông Năm Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ

án ông Năm chỉ cung cấp cho Tòa án bản photo không có công chứng các tài liệu:quyết định chuyển quyền sử dụng đất thé cư không có số cho ông Năm ngày16/09/1989 do ông Phạm Đình Hồng ký, biên bản xử lý hộ làm nhà không có giấyphép ngày 29/08/1989, biên bản phân định ranh giới đất ở ngày 16/09/1989 Tòa áncấp sơ thẩm yêu cầu ông Năm nộp bản gốc nhưng ông Năm không cung cấp được vìtại thời điểm đó ông Năm đã dé thất lạc mất giấy tờ trên Do vậy, Tòa án cấp sơ thầmcho rằng tai liệu trên là thiếu khách quan nên đã không được coi là chứng cứ dé giảiquyết vụ án Từ đó, Bản án số 03/2004/DS-ST ngày 27/07/2004 của Tòa án nhân dânhuyện An Lão, TP Hải Phòng căn cứ vào phiếu thu số 111 ngày 29/03/1986 mangtên người nộp phạt Bùi Thanh Nghị đã xác định ngôi nhà số 304 trên 195m? là củaông Nghị, buộc ông Năm phải trả nhà và đất cho ông Nghị

Năm 2011, ông Năm tìm thấy toàn bộ tài liệu gốc (có dấu đỏ quốc huy và chứcdanh lãnh đạo ký) gồm: 02 phiếu thu nộp phat lan chiếm đất số 198 ngày24/10/1986, số 214 ngày 24/11/1986; phiếu thu bồi thường hoa lợi số 80 ngày15/09/1989: quyết định chuyển quyên sử dụng dat thé cư không có số cho ông Nămngày 16/09/1989 do ông Pham Đình Hồng ky; biên ban xử lý hộ làm nhà không cógiấy phép ngày 29/08/1989: biên bản phân định ranh giới đất ở ngày 16/09/1989.Ngày 01/06/2011, ông Năm có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thâm đối vớibản án sơ thâm nêu trên vì ông Năm cho rằng các tài liệu gốc nêu trên là các tình tiết

mới phát hiện.

Như vậy, vấn đề đặt ra là toàn bộ các tài liệu gốc mà ông Năm tìm thấy có phải

là “tình tiết mới” không? Trong quá trình xem xét lại bản án trên theo thủ tục táithâm, cũng có quan điểm cho rằng đây không phải là các tình tiết mới bởi thực tế tất

cả tài liệu trên Tòa án cũng như các đương sự đã biết (đều có bản photo trong hồ sơ

vụ án) nhưng đã không được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thâm.Tuy nhiên, cần có nhận thức thống nhất rằng Tòa án và các đương sự chỉ mới biết

được nội dung của các tài liệu trên còn việc các tài liệu trên có tôn tại thực tê và có

Trang 31

hợp pháp hay không thì cả Tòa án và các đương sự không thể biết vì ông Năm chỉcung cấp bản photo không có công chứng, chứng thực Tại thời điểm giải quyết vụ

án, ngay chính bản thân ông Năm cho rang các tài liệu trên đã bị mat nên không thé

chứng minh tính hợp pháp, tính xác thực của các tài liệu này Do vậy, việc ông Năm

tim thấy các tài liệu gốc đã chứng minh sự tôn tại thực tế cũng như hợp pháp của cáctài liệu trên nên vẫn được coi là tình tiết mới

Do đó, ngày 31/08/2011, Viện kiểm sát nhân thành phố đã ban hành Khángnghị số 01/QĐ-KNTT-P5 kháng nghị Bản án số 03/2004/DS-ST ngày 27/07/2004của Tòa án nhân dân huyện An Lão, TP Hải Phong theo thủ tục tái thẩm theo hướnghủy Bản án sơ thâm nêu trên để xét xử lại và được Ủy ban thấm phán Tòa án nhândân thành phô Hải Phòng chấp nhận

is Khang nghi tai tham

Dé bao dam việc giải quyết các vụ án dân sự một cách khách quan, công bằng

và theo đúng quy định của pháp luật thì người có thâm quyền của Tòa án, Viện kiểmsát khi phát hiện được các tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án dân sự có quyềnyêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đó thông qua việc khangnghị theo thủ tục tái thầm

2.1 Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Về học lý, sự khác biệt về tính chất của các căn cứ kháng nghị là cơ sở chủ yếucho việc thiết lập hai thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực phápluật tương ứng là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm Thông thường những sai lầm, viphạm pháp luật của Tòa án có nguồn gốc từ chính sự nhận thức, đánh giá khôngđúng về sự việc hoặc về pháp luật do sự ngộ nhận hoặc thiếu can trọng của thầmphán, hội thầm nhân dân đối với chứng cứ, tài liệu của vụ việc hoặc đối với các quyđịnh của pháp luật về nội dung, về tố tụng dân sự Ngoài ra, sai lầm về sự việc củaTòa án có thé do yếu tô ngoại cảnh tác động (đương sự hoặc Tòa án không thê biếtđược) như thiếu những tình tiết, sự kiện cần thiết hoặc các tình tiết, sự kiện mà Tòa

án dựa vào đó để giải quyết vụ việc đã bị giả mạo được kết luận không đúng

[7.tr.252]

Trang 32

Xét về ban chat, kháng nghị tái thâm là việc đặt bản án, phan quyết của Tòa án

đã có hiệu lực pháp luật trước sự phán xét lại của Hội đồng tái thâm Điều này sẽ tạo

ra sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự đã được phán quyết trongbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trước đó Chính vi vậy, pháp luật tố tụngdân sự đã đưa ra những căn cứ chặt chẽ khi muốn kháng nghị bản án, quyết định của

Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại Điều 305 BLTTDS, bản án quyết định của Tòa án đã có hiệulực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thâm khi có một trong những căn cứ sau

đây:

- Mới phát hiện được tinh tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thê biếtđược trong quá trình giải quyết vụ án;

- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dich của người phiên dịch

không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

- Tham phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc

có ý kết luận trái pháp luật;

- Ban án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa áncăn cứ vào đó dé giải quyết vụ án đã hủy bỏ

So với Pháp lệnh TTGQVADS năm 1989, BLTTDS vẫn giữ các căn cứ đểkháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự và có sự thay đổi va cụ thé hóa hon nhămbảo đảm việc kháng nghị được chính xác và bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sựkịp thời, đúng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự được coi

án ra bản án, quyết định đó Tuy nhiên, hiện nay van chưa có văn bản hướng dan cụ

Trang 33

thé nào quy định thé nào là “tình tiết mới” được coi là căn cứ kháng nghị theo thủ tục

tái thâm Theo đó, việc xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực

pháp luật còn gặp nhiều hạn chế Chính vì vậy, cần phải có những nhận định cụ thê

về “tình tiết mới” dé làm căn cứ xác đáng cho việc kháng nghị tái thâm:

Thứ nhất, tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết biết được sau khi

đã có quyết định hoặc ban án có hiệu lực pháp luật [34] Day là một trong những

điều kiện quan trọng và tiên quyết để xác định căn cứ “tình tiết mới” trong vụ án dân

sự Nếu những tình tiết này đã được xem xét trong quá trình giải quyết vụ án hoặcnhững tình tiết này đã không được Tòa án áp dụng dẫn đến việc ra quyết định hoặcbản án không đúng pháp luật thì đây không phải là căn cứ dé kháng nghị tái thâm.Thứ hai, những tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng

có giá trị làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án khôngbiết được khi ra bản án hoặc quyết định đó [34] Về vấn đề này, pháp luật tô tung dân

sự cũng chưa quy định cụ thé và rõ ràng nhưng chúng ta có thé hiểu, “làm thay đôi

cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định” có nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn hoặcthay đổi lớn về nội dung của bản án hoặc quyết định đó, ảnh hưởng trực tiếp đếnquyên và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án dân sự

Một điều đáng lưu ý, các tình tiết này phải là các tình tiết mà đương sự đãkhông thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án Điều này mới là căn cứ cụ thê

để xem xét kháng nghị tái thâm có chính xác hay không, đồng thời nâng cao tráchnhiệm của những người có thâm quyền xem xét việc kháng nghị tái thẩm trong việcphán xét lại các bản án, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật

b Có cơ sở chứng mình kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch

không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

Bang chứng, kết luận của người giám định, lời dich của người phiên dich làmột trong những căn cứ quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án Thậmchí, trong nhiều trường hợp, đây là những yếu tô đặc biệt quan trọng, mang tính chấtquyết định đối với kết quả của vụ án Do vậy, khi có những cơ sở, căn cứ chứngminh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là không đúng sự

Trang 34

thật hoặc có sự giả mạo chứng cứ thì phải tiến hành thủ tục kháng nghị tái thầm

[7,tr.348,349]

Pháp lệnh TTGQVADS năm 1989 quy định đã một trong những căn cứ kháng

nghị tái thấm là đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận giám định

hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo

băng chứng BLTTDS đã hủy bỏ lời khai của người làm chứng trong căn cứ đểkháng nghị tái thâm và thay đổi thuật ngữ “đã xác định” thành thuật ngữ “có cơ sởchứng minh” kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràngkhông đúng sự thật hoặc có giả mao băng chứng Việc thay đổi và quy định mới củaBLTTDS về van dé này là điều hợp lý, bởi nó sẽ mở rộng phạm vi và tạo điều kiệnđưa các kết luận của người tham gia t6 tụng đó thành căn cứ dé kháng nghị tái thâmkhi có cơ sở xác định kết luận đó là không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng

c Thẩm phản, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố y làm sai lệch hồ sơ vụ ánhoặc cô ý kết luận trái pháp luật;

Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên là những người tiễn hành tốtụng có trách nhiệm quan trọng trong giải quyết vụ án dân sự Họ là những ngườixem xét, giải quyết vụ án dân sự theo đúng quy định của pháp luật Tuy nhiên, nếunhững người tiễn hành tổ tụng này cố tình vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp,

có ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hay cố tình kết luận trái pháp luật thì phải kháng nghịxét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thâm.Một điều đáng lưu ý, khi xác định “Thâm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sátviên cô tinh làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật” làm căn cứ

dé kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng trước khikháng nghị Bởi trên thực tế, có thể không phải do xuất phát nguyên nhân từ nhữngngười tiến hành tổ tung, mà các đương sự không đồng tình với phán quyết của Tòa

án, họ “cố tình vu khống” có sự sai phạm quá trình giải quyết vụ án dân sự Do đó,chỉ kháng nghị theo thủ tục tái thâm khi có căn cứ xác định có hành vi lạm quyền, viphạm các quy tắc xét xử, đạo đức nghề nghiệp của Tham phán, Hội thâm nhân dân

và Kiểm sát viên trong tiễn trình giải quyết vụ án [7,tr.349]

Trang 35

Trong thủ tục giám đốc thâm, một trong các căn cứ để kháng nghị giám đốcthâm là có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Xét về bản chất, “Sailầm nghiêm trọng trọng việc áp dụng pháp luật” trong giám đốc thâm và “cỗ ý kếtluận trái pháp luật” trong tái thâm đều là hình thức áp dụng pháp luật không đúng.Tuy nhiên, căn cứ kháng nghị trong hai thủ tục này cũng có sự khác biệt Nếu nhưcăn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm là xuất phát từ nhận thức của Thâmphán về việc áp dụng pháp luật, Thâm phán cho răng việc áp dụng pháp luật là đúngnhưng thực tế thì không đúng: còn căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là Thamphán biết rõ việc kết luận của mình là không đúng pháp luật nhưng vẫn cứ kết luận.

d Ban an, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước màTòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã hity bỏ

Dé xác định các căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị tái thâm

có thé dựa trên cơ sở những tin tức nhận được, của các đương sự, các công dân vànhững nguồn tin cậy khác và phản ánh của Tòa án đã giải quyết vụ án

2.2 Thẩm quyên kháng nghị tái thẩm

Kháng nghị tái thấm là một trong những thủ tục đặc biệt của tô tụng dân sự, xétlại vụ án khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nên cách thứctiễn hành rất chặt chẽ Thêm vào đó, dé nâng cao trách nhiệm của những người cóthầm quyền trong tô chức kiểm tra, giám sát việc xét xử, pháp luật tô tụng dân sự đãquy định chỉ có những người có trách nhiệm nhất định mới có quyền kháng nghị bản

án, quyết định của Tòa án theo thủ tục tái thâm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 307 BLTTDS, Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục táithâm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ các quyếtđịnh của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 307 BLTTDS, Chánh án tòa án nhân dân cấptỉnh, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện

Trang 36

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 307 BLTTDS, người đã kháng nghị bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản

án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thâm

Điều 80 Pháp lệnh TTGQVADS năm 1989 trước đây quy định:

“a Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tốicao có quyên kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa áncác cáp

b Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyênkháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án cấp huyện ”Như vậy, so với Pháp lệnh TTGQVADS năm 1989, thắm quyền kháng nghị táithâm trong BLTTDS đã có sự thay đổi tiến bộ hơn rất nhiều Thứ nhất, nếu như trongPháp lệnh TTGQVADS năm 1989, Chánh án tòa án nhân dân tối cao được kháng

nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực của các Tòa án các cấp thì trong BLTTDS,

Chánh án tòa án nhân dân tối cao không được ky kháng nghị tái thâm các quyết địnhcủa Hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao Xét về bản chất, vẫn đề trên đượccoi là hợp lý bởi Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử caonhất trong hệ thống tòa án xét xử tại Việt Nam, phán quyết của cơ quan này là phánquyết cuối cùng và cao nhất Hơn nữa, việc bỏ thâm quyền kháng nghị tái thẩm đốivới quyết định của Hội đồng thấm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ giảm tải đượcviệc xét xử nhiều lần trong cùng một vụ án dân sự, tăng tính trách nhiệm đối với từng

cá nhân có thâm quyên trong việc kiểm tra, giám sát xét xử lại ban án đã có hiệu lựcpháp luật đó Thứ hai, BLTTDS còn quy định người đã kháng nghị bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án,quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thâm Đây là điểm mới hơn so với Pháplệnh TTGQVADS năm 1989, quyết định đó đã thé hiện rõ ràng, cu thể quyền hạncủa đối tượng này không chỉ đơn thuần có quyền kháng nghị thủ tục tái thâm mà còntạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định; tạo thuận lợi cho đương sự được tạm dừngthi hành quyền và nghĩa vụ của bản án, quyết định đã có hiệu lực và tạo điều kiện

Trang 37

phục vụ cho cơ quan có thâm quyên trong quá quá trình xem xét, nghiên cứu trướckhi đưa ra quyết định tái thâm đối với bản án, quyết định.

2.3 Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Tái thâm là việc Tòa án xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật nhưng bi kháng nghị do phát hiện tình tiết mới có thé làm thay đối cơ bản nộidung của bản án, quyết định đó và các đương sự không thể biết được khi giải quyết

vụ án dân sự Vì vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì đối tượng củakháng nghị tái thẩm phải là các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứkhông phải là các vụ án Cụ thé, đối tượng của tái thâm là những bản án, quyết định

đã có hiệu lực pháp luật như: bản án, quyết định cấp sơ thâm có hiệu lực pháp luật;bản án, quyết định cấp phúc thâm có hiệu lực pháp luật; quyết định của giám đốcthâm cũng là đối tượng của tái thâm

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thâm cũng có nét tương đồng với đốitượng kháng nghị giám đốc thâm, bao gồm tất cả bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật trừ các quyết định giám đốc thâm của Hội đồng thâm phán Tòa án nhândân tối cao So với thủ tục giám đốc thâm, đối tượng kháng nghị theo thủ tục táithâm cũng có những nét khác biệt rõ ràng, cụ thể như sau: Nếu như đối tượng khángnghị giám đốc thâm là những bản án, phán quyết có sự vi phạm pháp luật nghiêmtrọng trong việc giải quyết vụ án dân sự thì đối tượng khánh nghị theo thủ tục táithâm là những bản án, quyết định không có sự sai sót, vi phạm pháp luật Nếu khôngphát hiện ra được những tình tiết mới, quan trọng của vụ án dân sự mà Tòa án,đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án và không xác định được mốiliên quan của nó với việc ra bản án, quyết định thì những bản án, quyết định đó vẫnđược coi là đúng đắn và có giá trị

2.4 Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tai thẩm

Đề xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thâm một cách hiệu quả, phát hiện

ra những tình tiết mới có thé làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự thì yêu cầu việckháng nghị cần được tiễn hành trong một thời hạn nhất định

Trang 38

Việc xây dựng các quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thầm

và tái thâm phải đáp ứng được hai yêu cau tạo điều kiện cho đương sự có thé bảo vệquyền, lợi ich của mình và bảo đảm tính 6n định của bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật Do vậy, quy định về thời han kháng nghị giám đốc thẩm, tái thâm là sựkết hợp một cách hài hòa hai yếu tố này trên cơ sở xác định hợp lý mốc tính thời hạnkháng nghị và độ dai của thời gian mà người có thâm quyền có thé thực hiện việc

kháng nghị [7,tr.255,256]

So với thủ tục giám đốc thấm, thời hạn kháng nghị của thủ tục giám đốc thâm

là ba năm ké từ ngày ban án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Thời hannay so với thời hạn kháng nghị tái thẩm là quá dài Tại Điều 308 BLTTDS quy định

về thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thấm như sau:

Điều 308 Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tải thẩm

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, ké từ ngày người cóthẩm quyên kháng nghị biết được căn cứ dé kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quyđịnh tại Điều 305 của Bộ luật này

Theo quy định trên thời hạn kháng nghị tái thâm là mét năm kê từ ngày người

có thấm quyền kháng nghị biết được căn cứ dé kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.Như vậy, thời hạn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi phát hiện

có căn cứ kháng nghị là một năm Việc quy định thời hạn như thế sẽ có những lợi thế

và khó khăn nhất định Theo đó, với thời hạn một năm sẽ có nhiều cơ hội để người

có thầm quyền ra quyết định yêu cầu kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủtục tái thâm Tuy nhiên thời hạn tương đối dai là một năm nhiều khi sẽ làm cho cáchoạt động thi hành án gặp nhiều khó khăn Trong thời hạn một năm để cho người cóquyền kháng nghị cân nhắc thực hiện việc kháng nghị có thể bản án, quyết định đãthi hành xong, đồng thời khi đó các quan hệ xã hội dân sự đã phan nào 6n định.Không những vậy, thời hạn tương đối dài sẽ làm mắt tác dụng của việc hướng dẫn ápdụng thống nhất pháp luật và nâng cao chất lượng của hoạt động tái thâm Xuất phát

từ lý do là những tình tiết mới có thé làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyếtđịnh cần được xem xét, tiễn hành giải quyết sớm dé đạt được hiệu quả tốt nhất

Trang 39

3 Xét xử tái thấm

Xét về mặt khách quan, tái thâm dân sự và giám đốc thâm là hai thủ tục tố tụngdân sự độc lập Về bản chất, trong tô tụng dân sự thủ tục tái thấm va thủ tục giámđốc thâm thì đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa

án đã có hiệu lực pháp luật và bị kháng nghị Do đó, BLTTDS quy định các vẫn đề

về thầm quyền, thời hạn, phạm vi và phiên tòa tái thâm như thủ tục giám đốc thâm

3.1 Tham quyển tái thẩm

Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thâm quyền giám đốc thâm và táithấm dân sự có sự đồng nhất Theo quy định định tại Điều 291 và Điều 310BLTTDS thì thâm quyên giám đốc thâm, tái thâm các bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật bị kháng nghị thuộc về HĐTPTANDTC, các Tòa chuyên trách củaTANDTC và Ủy bản thấm phán Tòa án cấp tỉnh

Theo pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới thì phán quyết củaTòa phá án là phán quyết cuối cùng Tuy nhiên, Luật sửa đổi bé sung hiện nay đãphát triển pháp luật theo hướng ghi nhận thâm quyền của HDTPTANDTC đối vớiphán quyết của chính minh theo thủ tục đặc biệt (Khoản 52 Điều 1) Việc xây dựngquy định này trong pháp luật tố tụng dân sự cũng có nhiều quan điểm khác nhau.Quan điểm thứ nhất cho rằng việc xét xử cần có điểm dừng [26], do vậy cần cânnhắc thận trọng Quan điểm thứ hai đi theo hướng ghi nhận thâm quyền củaHĐTPTANDTC trong việc xét lại các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của chínhmình theo một thủ tục tố tụng đặc biệt Quan điểm thứ hai này xuất phát từ thực tiễncông tác giám đốc thâm của TANDTC và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củacác đương sự nên cần có cơ chế mở [26]

Hiện nay, theo quy định của BLTTDS thì thâm quyền tái thâm được xác định

như sau:

- Ủy ban thấm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những ban án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23. Quyết định tái thẩm số 33/2008/DS-TT ngày 26/11/2008 về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranhchấp quyền sử dụng đất
32. Trần Anh Tuấn (2005), “Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn dé dat ra trong việc thi hành”, Tap chí Luật hoc. Trường Dai học Luật Ha Nội, Số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự/2005, tr. 94 — 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn dédat ra trong việc thi hành
Tác giả: Trần Anh Tuấn
Năm: 2005
33. Trần Minh Giang (2015) “Công tác giải quyết don dé nghị giám đốc thẩm, tai thẩm của TAND - Nhiễu chuyển biến tích cực”, Bao công lý, số ra ngày11/1/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giải quyết don dé nghị giám đốc thẩm,tai thẩm của TAND - Nhiễu chuyển biến tích cực
34. Trần Thị Hồng Trinh - Phòng 5 Viện kiểm sát nhân dân thành phó, “Tinh tiết mới làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tai thẩm trong to tụng dân sự”, Công thông tin điện tử Viện kiểm sát thành phố Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh tiếtmới làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tai thẩm trong to tụng dân sự
35. Trần Văn Quảng (2003), “Hod giải các vụ án dân sự trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 2/2003,tr. 20 - 21, 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hod giải các vụ án dân sự trong giai đoạn xét xửgiám đốc thẩm, tái thẩm
Tác giả: Trần Văn Quảng
Năm: 2003
14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 Khác
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1959 Khác
16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 Khác
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 Khác
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 Khác
19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Tòa ánnhân dan năm 1960 Khác
20. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ludt tổ chức Tòa ánnhân dan năm 1981 Khác
21. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ludt tô chức Tòa ánnhán dán năm 1992 Khác
22. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ludt tô chức Tòa ánnhân dân năm 2002 Khác
24. Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK ngày 1/2/2008 của TANDTC Khác
25. Tòa án nhân dân tôi cao, Báo cáo số 151/BC-BTP ngày 15/7/2013 của Bộ tư pháp về báo cáo tổng kết thi hành bộ luật dân sự 2005 Khác
26. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo số 21⁄BC-TANDTC ngày 1/9/2010, Bản tong hợp ý kiến bộ, ngành về Dự án sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS2004 Khác
27. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật to tụngdán sự năm 2010 Khác
28. Toa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành và phương hướngnhiệm vụ công tác ngành Toa an năm 2011 Khác
29. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cdo tổng kết công tác ngành và phương hướngnhiệm vụ công tác ngành Toa an năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w