viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội,thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, tương tự, luật hình sự Việt Nam
Khái niệm về hình phat c.ccccccccccscssessesssssessessessessessesssssssesseeseeseeses 8 1.1.2 Ý nghĩa của QDHP tù chung than va tử hình . -5-+¿ 14 1.1.3 Đặc điểm của QDHP tù chung thân và tử hình . - 5s 17 1.1.4 Nguyên tắc QDHP ti chung thân và tử hình -2- 5z sz=5e+ 18 1.2 Căn cứ QDHP tù chung thân va tử hình .- + ô<<<+ 21 1.3 Quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt
- Khái niệm chung về hình phạt: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đổi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích của người, pháp nhân thương mai đó” [25].
Hệ thống Pháp luật nước ta đã quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau như xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ trừng trị, trừng phạt thì hình phạt là loại biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất vì hình phạt tước bỏ hoặc hoặc hạn chế quyên, lợi ich của người phạm tội, ví dụ như quyền tự do thân thê hay nặng hơn có thể là quyền được sống — là một trong những quyền quan trọng nhất của con người Hình phạt được bảo đảm thi hành bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước
Lần đầu tiên, khái niệm hình phạt được quy định trong Điều 26 BLHS
1999, đây là điểm mới so với BLHS 1985, đến BLHS 2015 thì hình phạt được quy định trong BLHS ở cả Phan chung và Phan các tội phạm và do Toà án áp dụng Việc quy định này không những bảo đảm nhận thức hình phạt trong khoa học, mà còn nhiều mục đích khác như: giáo dục, cải tạo người phạm tội, bảo đảm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật hình sự, cũng như yêu cầu dau tranh phòng, chống tội phạm.
Hình phạt được quy định cụ thể và rõ ràng trong luật, các chủ thể không có quyên thỏa thuận các chế tài khác với quy định của luật như ở một số ngành luật khác (như Hình phạt không thé được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật), tương tự, luật hình sự Việt Nam không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù sự chấp hành thay nay là hoàn toàn tự nguyện.
Theo quy định tại Điều 32 BLHS thì hệ thống hình phạt đối với người phạm tội được phân chia thành hình phạt chính (gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam gI1ữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình) và hình phạt bổ sung (gồm: Cam đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cam cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính) Các hình phạt chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định từ nhẹ đến nặng và từ ít nghiêm khắc đến nghiêm khắc Mặc khác, ở nội dung các hình phạt khác nhau có những hình phạt không tước đi sự tự do, điều này đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của nhà nước ta là đi từ việc giáo dục, cải tạo đến trừng tri nghiêm minh đối với người phạm tội theo quy định của Nhà nước Về bản chất hình phạt không phải là sự trả thù hay loại bỏ một cá nhân, pháp nhân phạm tội nào của nhà nước mà mục đích hướng tới là giáo dục, giúp người phạm tội trở thành một công dân tốt, có thể quay về hòa nhập và trở thành người có ích cho xã hội
- Khái niệm về hình phạt tù chung thân
Tù chung thân là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt đối với người phạm tội, "Ta chung thân là hình phạt tà không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xu phạt tử hình" [21, tr 183] Tu chung thân là hình phat tù không thời han, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích thiết thân của người bị kết án Người bị két án sẽ bi giam giữ trong cơ sở giam giữ, nơi có chê độ giam giữ và cải tạo rất chặt chẽ và nghiêm khắc Có nghĩa là, tù chung thân là hình phạt tước đi quyền tự do của người bị kết án đến hết đời, cách ly họ vĩnh viễn khỏi môi trường sống bình thường, hay có thé gọi là tù suốt đời Tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thé hiểu là những trường hợp tội phạm xâm hại đến những khách thể rất quan trọng của pháp luật hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi người phạm tội rất lớn, việc thực hiện tội phạm gây ra hậu quả đặc biệt lớn về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sở hữu tài sản (theo Điều 9 BLHS hiện hành, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm td, tù chung thân hoặc tử hình) Tuy nhiên “không áp dụng hình phạt tù chung thân với người đưới 18 tuổi phạm tội” [25] trên co sở phân tích, có thé đưa ra khái niệm hình phạt tù chung thân như sau: Tù chung thân là hình phạt tù tước quyền tự do của người bị kết án đến hết đời, được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt lớn cho xã hội, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Tù chung thân là hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ không có thời hạn, được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
- Khái niệm về hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt nước ta, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma tuý, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác [25]
Và có lịch sử phát triển lâu dài trong quá trình phát triển của xã hội loài người kể từ khi có phân chia giai cấp, có nhà nước và có pháp luật.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhằm bảo vệ thành
10 quả của cách mạng, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về hình phạt tử hình như Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945; Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946; Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946, Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 theo những văn bản này, nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình quy định chưa rõ rang và cụ thể BLHS đầu tiên của nước ta năm 1985 quy định cụ thể về hình phạt tử hình với 44 trên tông số 280 điều luật quy định hình phạt tử hình (chiếm hơn 20%) Khi mới ra đời, hình phạt này đã được các nhà nước áp dụng với cường độ rất lớn dé đấu tranh với các loại tội phạm khác nhau nhằm bảo vệ chế độ xã hội và chế độ nhà nước nhất định Hiện nay, hình phạt tử hình cũng được các quốc gia khác nhau trên thế giới nhìn nhận và đánh giá khác nhau, do vậy có những quan điểm đánh giá khác nhau về việc áp dụng hay không áp dụng hình phạt này Dù tại các BLHS trước đây và hiện hành đã có những khái niệm cơ bản về hình phạt tử hình nhưng trong các BLHS đều chưa đề cập cụ thê vấn đề “tước bỏ quyền sống của người bị kết án” trong khái niệm.
Do đó khái niệm hình phạt tử hình vẫn còn chưa thật sự rõ nghĩa.
Từ những phân tích trên có thé khái quát về hình phạt tử hình như sau:
Tử hình là loại hình phạt đặc biệt, và nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định Hình phạt tử hình được quy định trong luật hình sự và do Tòa án quyết định.
- Khái niệm về QĐHP tù chung thân và tử hình
QDHP là hoạt động thực tiễn của Toà án (của HDXX) được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh dé tìm ra biện pháp xử lý tương xứng với
11 tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bị cáo đã thực hiện.
Theo tác giả Dinh Văn Quế: “QÐHP là việc Tòa án lựa chọn hình phạt buộc người kết án phải chấp hành Toà án lựa chọn loại hình phạt nào, mức phạt bao nhiêu, phải tuân thủ những quy định cua BLHS” [21, tr 215] Định nghĩa này đã chỉ ra nội dung quan trọng của QDHP là hoạt động của Toa án, là việc
Toà án lựa chọn hình phạt, đồng thời chi ra căn cứ pháp ly của QDHP đó chính là các quy định của BLHS Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu cũng có tác giả cho răng khái niệm QDHP cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Một số ý kiến cho rang, quan điểm về QDHP như trên chỉ là theo nghĩa hep Còn theo nghĩa rộng thì QDHP bao gồm các hoạt động: xác định người phạm tội có được miễn TNHS hay miễn hình phạt hay không, xác định khung hình phạt, xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt hoặc dưới khung đó Chúng ta có thé nhận định, QDHP được đặt ra với những trường hợp phạm tội phải chịu TNHS và bị áp dụng hình phạt, và
Tòa án sẽ lựa chọn các hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo các quy định cụ thể Trong đó định khung hình phạt cũng là hoạt động QDHP Vì thực tiễn xét xử việc áp dụng pháp luật trong xét xử thường thông qua các bước: xác định tội danh, xác định khung hình phạt và cuối cùng là QDHP Trong đó việc định khung hình phạt được thực hiện ngay sau khi tội danh đã được thực hiện hoàn thành, định tội danh là hoạt động dựa trên cơ sở cau thành tội phạm cơ bản (không xác định tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ) Sau khi đã định tội danh xong, mới phải xác định khung hình phạt nếu điều luật về tội phạm cụ thể quy định nhiều khung hình phạt Khi định khung hình phạt, cần dựa vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ dé định khung Do đó, nếu coi việc xác định khung hình phạt là một hoạt động thuộc về định tội danh là không hợp lý. Chúng ta đều biết, việc xác định khung hình phạt là hoạt động đầu tiên xác định giới hạn tối thiểu và tối đa của hình phạt theo khung hình phạt áp dụng, nếu định khung hình phạt sai thì sẽ dan đến hậu quả QDHP sai (có thé là quá
Quy định của BLHS 2015 về QDHP tù chung thân và tử hình
Khái quát về tội phạm tại Hà Giang 2s s+cs+rxsrsersee 34 2.1.2 Tình hình thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ án hình sự
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh
Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Lao Cai và Yên Bái Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.929,5 km? [8].
Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị tran và 177 xã, có 19 dân tộc anh, trong đó dân tộc thiêu số chiếm trên 87%, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, chưa đồng đều, một số phong tục tập quán lạc hậu trong vùng dân tộc thiêu số vẫn còn tồn tại, nhiều vụ việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua đã có sự thay đôi, phục hồi nhưng vẫn còn rất khó khăn, vẫn là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước, điều đó cũng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, lạc hậu vẫn xảy ra Đặc biệt với vị trí địa lý nhiều đồi núi, đường biên giới kéo dài với Trung Quốc nên Hà Giang là nơi tội phạm ở các nơi khác đặc biệt là tội phạm về mua bán nguol, tổ chức người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, các loại tội phạm về ma túy lựa chọn làm nơi hoạt động Do đó, trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp, khó lường.
Từ năm 2018 đến năm 2022, TAND hai cấp tỉnh Hà Giang phải giải quyết là 2.041 vụ, với 3.946 bị cáo Theo báo cáo tổng kết của ngành, tội phạm tình hình tội phạm chủ yếu thuộc các tội danh: Tội trộm cắp tài sản
346 vụ; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 165 vụ; Tội có ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác 152 vụ; Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 120 vụ; Tội đánh bạc 104 vụ; Tội giết người 90 vụ; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 72 vụ Qua đây có thé thay một số loại tội phạm diễn ra phức tạp, sé lượng lớn như Trộm cắp tài sản; Tang trữ trái phép chat ma túy, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại đến sức khoẻ người khác [29].
Trong tổng số 1.848 vụ án với 3.550 bị cáo đã xét xử, hình phạt mà
Toà đã tuyên đối với các bị cáo gồm: phạt tiền 97 bị cáo, chiếm 2,73%, cải tạo không giam giữ 441 bị cáo, chiếm 12,42%, phạt tù cho hưởng án treo
658 bị cáo, chiếm 18,53%, phạt tù có thời hạn 2.330 bị cáo, chiếm 65,63% chiếm, tù chung thân 19 bị cáo, chiếm 0,54%, tử hình 5 bị cáo, chiếm 0,14% Qua số liệu nay chúng ta có thê thay hình phạt tù có thời han chiếm phần lớn trên tổng số đã xét xử (65,63%), sau đó đến hình phạt tù cho hưởng án treo (18,535), hình phạt tử hình là hình phạt được áp dụng ít nhất (0,14%) sau đó đến hình phạt chung thân (0,54%), điều đó cho thấy tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại tinh Ha Giang tương đối én định, các tội phạm chủ yếu là tội phạm giản đơn, các vụ trọng án, các vụ việc gây chấn động dư luận ít, mặt khác đối với các tội phạm về ma tuý cũng không nhiều và khối lượng cũng ít hơn so với một số tỉnh Tây bắc khác [29].
2.1.2 Tình hình thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ án hình sự TAND hai cấp tinh Hà Giang có 17 đơn vi, cấp tỉnh 06 đơn vị và cấp huyện 11 đơn vị, cụ thé: Cấp tỉnh có 03 Tòa chuyên trách là Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính và 03 Phòng là Văn Phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án Tổng số biên chế hiện có là: 39/42 công chức, trong đó
35 có 09 Tham phán, 09 Thâm tra viên, 14 Thu ký và 07 chức danh khác; về trình độ chuyên môn: 01 tiến si, 07 thạc sĩ; 26 đại hoc; 05 cao đăng, trung cấp; về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, Cao cấp 09, trung cấp 08; 05 hợp đồng lao động.
TAND cấp huyện, thành phố gồm: 11 đơn vi với tông số 80/81 công chức, trong đó: Có 30 Tham phan; 08 Tham tra vién; 29 Thu ký; 13 chức danh khác; về trình độ chuyên môn: 04 thạc sĩ; 67 đại học; 01 cao đăng, 08 trung cấp; về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 11, trung cấp 15 Có 33 hợp đồng lao động Có 11 Chi bộ đảng.
Ban cán sự đảng có 02 đồng chí; Đảng bộ TAND tỉnh với 40 đảng viên sinh hoạt tại 05 Chi bộ trực thuộc, BCH Đảng bộ có 6 đồng chí; có 02 tổ chức đoàn thể là Công đoàn, Doan Thanh niên và 01 Chi hội Luật gia [29].
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị tại địa phương thì
TAND hai cấp tỉnh Hà Giang còn tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, Tham phán và căng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc. Được sự quan tâm của TAND tối cao, cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, tập thể lãnh đạo và công chức, người lao động ngành Toà án tinh Hà Giang luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao trong công việc Từ năm 2018 đến năm 2022 TAND hai cấp tỉnh Hà Giang luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như góp phan hoàn thành các chỉ tiêu công tác của ngành.
Tình hình thụ lý, xét xử các vụ án hình sự từ năm 2018 đến năm 2022 của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang được thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây:
Bang 2.1 Số vụ án, bị cáo đã thụ lý và xét xử sơ thẩm của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang srr} Năm Kết quả thụ lý Kết quả xét xử Ghi chú
(vụ/bị cáo) (vụ/bị cáo)
(Nguôn: TAND tỉnh Hà Giang) Qua bảng số liệu chúng ta thấy, trong 05 năm từ 2018 đến năm 2022, TAND hai cấp tỉnh Hà Giang đã thụ lý 2.041 vụ với 3.946 bị cáo, đã giải quyết, xét xử được I.848 vụ với 3.550 bị cáo, đạt tỉ lệ 91% Như vậy trung bình một năm TAND tỉnh Hà Giang xét xử 370 vụ với 710 bị cáo Số lượng bị cáo phạm tội hàng năm từ năm 2018 đến năm 2022 có sự tăng giảm thất thường qua các năm năm 2018 có 551 bị cáo bị xét xử, năm 2019 có tăng lên 634 bị cáo, năm
2020 giảm xuống còn 590 bị cáo, năm 2021 tăng lên 968 bị cáo, và năm 2022 giảm xuống còn 807 bị cáo Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trong thời gian 5 năm qua TAND hai cấp tỉnh Hà Giang cho thấy TAND hai cấp nói chung và TAND tỉnh Hà Giang nói riêng đã thực hiện tốt công tác xét xử án hình sự với số lượng án thụ lý, giải quyết đạt tỷ lệ cao, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự điểm nói riêng đáp ứng yêu cầu phục vụ mục đích chính trị, xã hội tại địa phương Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không dé xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như vi phạm thời han tam giam trong giai đoạn chuan bị xét xử Các vụ án nói chung, các vụ án được du
37 luận xã hội quan tâm được đây nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thoi, nghiêm minh; nhất là chủ động, tích cực tổ chức xét xử nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ, đúng pháp luật đối với các vụ án thuộc diện Ban Chi đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, trong công tác giải quyết xử loại tội phạm nay, TAND tỉnh chú trọng đến công tác thu hồi tài sản đã chiếm đoạt. TAND hai cấp tỉnh Hà Giang đã chủ động xây dựng các phiên toà rút kinh nghiệm, chủ động lựa chọn các vụ án có yếu tố tuyên truyền phổ biến giáo duc pháp luật cao dé đưa ra xét xử lưu động, trong đó tập trung ở những dia ban đông đồng bào dân tộc thiêu số, đồng bào khu vực biên giới, chính vì vậy đã có tác động tích cực lên nhận thức chung.
2.2 Tình hình QĐHP tù chung thân và tử hình ở Hà Giang
Bảng 2.2 Số liệu QĐHP tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022
Số bị cáo Co Tỷ lệ % so với tong số
STT Năm Tổng số bị tuyên _ bị cáo cáo đã xét xử oe han hinh ee Tứ hình
Tinh hình QDHP tù chung thân và tử hình ở Hà Giang
Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn QDHP tù chung thân và tử hình - -c- 6 cv v11 1 HH TH ng Hàn HH nh 55 2.2.4 Nguyên nhân của những han chế, vướng mắc
Qua nghiên cứu thực tiễn tại TAND tỉnh Hà Giang trong 05 năm trở lại đây, các bản án bị tuyên tù chung thân và tử hình không có bản án nào có kháng nghị của VKS, có rất ít bản án có kháng cáo (trong số 24 bị cáo bị tuyên tù chung thân va tử hình thi chỉ có 6 bi cáo kháng cáo) Tuy nhiên, thực tiễn công tác xét xử cũng đã cho thấy những khó khăn, vướng mắc trong QDHP tù chung thân và tử hình, cu thé như sau:
Thứ nhất, Quy định về hình phạt tử hình theo Điều 40 BLHS hiện nay chưa đưa ra được khái niệm đầy đủ về hình phat tử hình cũng như chưa nhấn mạnh các điều kiện chặt chẽ để ADHP tử hình.
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một sé tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do
Bộ luật này quy định [25].
Khái niệm này được hiểu một cách chung chung, chưa thật sự rõ nghĩa, chưa toát lên được định nghĩa là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là loại hình phạt tước đi quyền được sống của con người được ghi nhận trong Hiến pháp nước CHXHCNVN và cũng chưa làm rõ được tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với người phạm tội Việc quy định một ranh giới cụ thé dé áp dụng hình phạt tử hình là cần thiết, nhăm bảo đảm cho việc QDHP được chính xác, bao đảm công bằng, nghiêm minh.
Thứ hai, quy định về đối tượng áp QĐHP tù chung thân và tử hình trong BLHS hiện hành vừa không linh hoạt, vừa chưa đầy đủ, còn gây nhiều tranh cãi.
Xuyên suốt quá trình xây dựng pháp luật từ những bộ luật đầu tiên, nhà nước luôn dành cho trẻ em những sự quan tâm nhất định chính vì thế chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội cũng có những quy định riêng để phù hợp với tâm sinh lý, phù hợp với pháp luật quốc tế Tuy nhiên, những năm gần tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta ngày một gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ của tội phạm ngày càng đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm Năm 2021, theo thống kê toàn quốc có xảy ra 12.361 vụ, gồm 17.589 trẻ em Trong năm 2022, cả nước ta có 14.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng khá nhiều lần so với những năm trước, đặc biệt là những vụ trọng án Theo sô liệu của các cơ quan hữu quan
56 thì các vụ án do người chưa thành niên thực hiện chiếm khoảng 20% số vụ án hình sự cả nước Độ tuổi phạm tội ngày càng được trẻ hoá, theo đó lứa tuổi l6 đến dưới 18 thực hiện hành vi phạm phạm tội cao nhất, chiếm khoảng 60%, từ 14 đến dưới 16 chiếm khoảng 32%, dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
Theo báo cáo mới nhất của các cơ quan chức năng thì hành vi tội phạm
(vi phạm pháp luật hình sự) của người chưa thành niên thường ở các nhóm tội xâm phạm sở hữu; an toản trật tự công cộng; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người cụ thé tội trộm cắp tài sản chiếm khoảng 38%, có ý gây thương tích chiếm khoảng 11%, một tội đặc biệt nguy hiểm là giết người chiếm khoảng 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Trong đó cũng không ít người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, cô ý gây thương tích, phá hủy các công trình quốc gia cùng với việc sử dụng vũ khí và hung khí nguy hiểm như dao, lê, mã tau dé đâm chém nhau, gây rối trật tự công cộng diễn ra ngày càng phức tạp Có những đối tượng phạm tội nhiều lần mà lần phạm và lần sau có mức độ nghiêm trọng hơn lần trước Không ít những đối tượng lần đầu phạm tội nhưng hành vi hết sức di man, tàn bạo Trong một số vụ án đồng phạm, việc chỉ chênh nhau vài ngày tuổi thì đã có mức hình phạt hoàn toàn khác nhau (có bi cáo chưa đủ 18 tuổi, có bị cáo vừa tròn 18) dù nhận thức của họ về hành vi nguy hiểm cho xã hội là như nhau Trong những năm gần đây, nhiều vụ trọng án do người chưa thành niên gây ra mức án là chưa tương xứng với hành vi phạm tội, nhiều người dân khi biết được bị cáo chưa thành niên nên đã biết trước mức án đối đa là bao nhiêu năm tù Vụ án Lê Văn Luyện xảy ra ở Tiệm vàng Ngọc Bích (tỉnh Bắc Giang) là một ví dụ:
Ngày 24/8/2011, Lê Văn Luyện với mục đích cướp tài sản, Luyện đã tìm cách đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích Khi bị chủ nhà phát hiện hắn
57 dùng hung khí mang theo giết chết hai vợ chồng chủ nhà và con gái út mới 18 tháng tuổi, cô con gái lớn may mắn sống sót nhưng bị thương tật 76% Sau đó, Luyện phá tủ kính tủ lay toàn bộ số vàng, bỏ trốn tới tỉnh Lạng Sơn, đến ngày 31/8/2021 thì bị bắt giữ Quá trình điều tra xác định, Luyện đã cướp hơn
200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động Tổng gia tri tài sản gần 1,3 tỷ đồng Với hành vi giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng Ngoc Bích, cùng con gái mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho con gái lớn, Luyện bị đề nghị truy tố về các tội: giết người, cướp tài sản, lam dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Cơ quan điều tra xác định, Luyện là thủ phạm duy nhất gây án giết người Khi thực hiện hành vi phạm tội, Lê Văn Luyện còn thiếu hon 1 tháng mới đủ 18 tuổi Tại phiên tòa xét xử sơ thâm, TAND tinh Bắc Giang đã xét xử Lê Văn Luyện 18 năm tù về tội giết người, cướp tài sản và tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Vụ án này khi sảy ra đã gây phan nộ đối với nhân dân cả nước, nhiều người dé nghị Nhà nước phải sửa luật dé ap dụng hình phat tử hình với Luyện vì hành vi quá dã man, tàn bạo.
Việc không quy định hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người dưới 18 tuổi là phù hợp với thông lệ chung của pháp luật các quốc gia cũng như quốc tế hướng đến chính sách bảo vệ trẻ em, phù hợp với các nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, căn cứ vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên Ban thân tác giả cũng đồng tình với quan điểm đó, tuy vậy, cũng cần nghiên cứu một cách tổng thé, toàn diện khi áp dụng hình phạt này đối với người đưới 18 tuổi, đặc biệt là những vụ án giết nhiều người và đối với người dưới 18 tuổi có tiền án, tiền sự, thân nhân rất xấu.
Thứ ba, quy định nhiều chế tài trong phần các tội phạm của BLHS ở các tội phạm có quy định áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình chưa thật sự hoàn thiện.
Ví dụ khoản 1 Điều 93 BLHS hiện hành quy định: “Người nào giết
58 người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, ti chung thân hoặc tử hình " [25] Việc quy định một tình huống phạm tội và liệt kê một số trường hợp có thể áp dụng một trong ba loại hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và hình phạt tử hình như Điều 93 BLHS là không đảm bảo hữu hiệu quyền và lợi ích của người bị kết án Hơn nữa, mặc dù việc QĐHP bắt buộc phải dựa trên những nguyên tắc và những căn cứ QĐHP mà pháp luật đã quy định, nhưng ranh giới về điều kiện quyết định áp dụng giữa hình phạt tù 20 năm, hình phạt tù chung thân và tử hình là không rõ rang, rành mạch Nên chi một sự tùy tiện, ý chí chủ quan của người
QDHP sẽ không dat được mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng của việc áp dụng hình phạt hoặc sẽ trả giá bằng cả cuộc đời của người bị kết án Vì vậy, cần tạo ra một cơ chế tương đối cụ thé dé hạn chế đến mức thấp nhất khả năng có thé "tùy tiện" trong việc áp dụng hình phat.
Thứ tu, trong khi QDHP đối với vụ án cụ thé, do tâm lý sợ bị oan, sai nên có những vụ Tòa án còn tuyên hình phạt nhẹ hơn tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra, áp dụng chưa đúng tỉnh thần Nghị quyết của HĐTP TANDTC, còn có tâm lý e dè khi QĐHP tối đa của khung hình phạt, đặc biệt là hình phạt tử hình.
Trong các Nghị quyết về xây dựng Nhà nước pháp quyền (Nghị quyết
Giải pháp về nhận thức . - 2 2 s+E+£E+£E££E£E2EE2EEerkerxerkerree 69 3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chính sách hình sự hướng thiện, coi trọng phòng ngừa, mục đích hình phạt và vai trò hình phạt tù Một mục đích quan trọng của hình phạt nói chung và hình phạt tù chung thân và tử hình nói riêng là giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội Làm sao dé bản thân người phạm tội nhận ra lỗi lầm của mình Điều này đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan có thâm quyền để xây dựng lên các chương trình, tập huấn về chính sách hình sự hướng thiện trong xử lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phòng ngừa theo chỉ đạo của Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/06/2005; Nghị quyết số 27-
NQ/TW ngày 09/11/2022 của Bộ Chính trị cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Nhận thức mục đích của hình phạt, vai trò của hình phạt tù.
Chỉ có nhận thức và hiểu rõ mục đích hình phạt hướng tới cũng như vai trò của hình phạt tù chung thân và tử hình chúng ta mới có thể thực hiện được chính sách hình sự hướng thiện, đề cao được tính phòng ngừa Cần phải làm cho không chỉ những những người trực tiếp QDHP mà cả người dân đều hiểu
69 và nhận thấy được bản chất và lợi ích của chính sách hình sự hướng thiện. Tăng cường nghiên cứu khoa học, tuyên truyền pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội về chính sách hình phạt ở nước ta Việc thay đổi tư duy nhận thức của người dân hay những người áp dụng pháp luật không thể hoàn thành trong thời gian ngắn mà cần quá trình lâu dài Đòi hỏi các cơ quan chức năng có thâm quyền phải có kế hoạch tuyên truyền khoa học để phổ biến quan điểm về chính sách hình sự hướng thiện tới toàn dân để người dân hiểu và đồng tình với các quyết định sau này của Tòa án.
3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS
Dé nâng cao chất lượng áp dụng hình phat tù chung thân va tử hình, yêu cầu những người tiến hành tố tụng phải nắm chắc các quy định của BLHS, luôn cập nhật các văn bản hướng dẫn pháp luật đồng thời đưa ra các đề xuất, giải pháp hoàn thiện phù hợp với quy định và chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước Quyết định của bản án phải đảm bảo có đủ căn cứ, thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật Đối với pháp luật hình sự, dù đã qua nhiều lần sửa đôi, b6 sung nhưng vẫn còn những bat cập hạn chế so với đòi hỏi của thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm BLHS năm 2015, sửa đối, b6 sung năm 2017 tuy rằng mới được ban hành nhưng cũng không tránh khỏi có những bat cập, hạn chế Vì vậy, trong thời gian tới đây cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đôi cho thật khoa học, có hệ thống, đồng bộ, cụ thể và chặt chẽ hơn trong phần chung và phần các tội phạm, trình tự áp dụng hình phạt chung thân và tử hình, bảo đảm quy định của pháp luật vừa chính xác, công bằng, nhân đạo va dé áp dụng Các chế tài về hình phạt phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đảm bảo cho việc quyết định phạt đúng; hoàn thiện các căn cứ áp dụng hình phạt phải đúng mục đích của hình phạt, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; QDHP trong những trường hợp đặc biệt: Phạm tội chưa đạt, đồng phạm, miễn hình phạt cụ thể:
- Quy định về khoảng cách tối thiểu và tối đa trong một khung hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình.
Hiện nay, quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đã trong một khung hình phạt vẫn còn quá rộng, tối thiêu là 12 năm và tối đa là tử hình Ưu điểm khi quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa rộng là trong nhiều trường hợp khác nhau xảy ra, HĐXX có thé áp dụng linh hoạt mức hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện sau khi xem xét, cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo Tuy nhiên, nó cũng mang đến nhược điểm đó là sự áp dụng tùy tiện, không thống nhất, thiếu chính xác trong việc áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình, không đảm bảo tính công bang, quyền con người và yêu cầu dau tranh, phòng chống tội phạm Vì vậy, chế tài quy định đối với các tội phạm cụ thé cần được hoàn thiện theo hướng rút ngăn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối mức tối đa của khung hình phạt, chia nhỏ các khung hình phạt, tăng cường chế tài tùy nghi lựa chọn giữa các hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình.
Chang hạn, tại khoản 1 Điều 123 quy định “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; q) Vì động cơ đê hen”.
Nếu quy định như trên thì theo điểm a, Điều 123 BLHS bắt cứ người nảo giết 02 trở lên người cũng có thể bị xử phạt 12 năm hoặc tử hình, rất dễ dẫn đến cảm tính khi áp dụng, cụ thê, giết 2 người cũng trong khung 12 năm đến tử hình, mà giết giết 5 -7 người cũng ở trong khung đó, điều đó phụ thuộc vào nhận định của Toà án (HDXX).
Tương tự, tại khoản 4 Điều 250 về tội vận chuyền trái phép chất ma túy quy định:
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên; d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; ứ) Cỏc chat ma tỳy khỏc ở thộ lỏng cú thể tớch 750 mililit trở lờn; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tông số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điêm từ điêm a đên điêm g khoản này.
Quy định như vậy, theo điểm đ thì người nào vận chuyển 150 kilôgam hoặc vận chuyển 1500 kilôgam, cũng đều trong một khung hình phat.
Vì vậy, nên chăng có thể tách ra trong trong điểm đ Điều 250 theo hướng “từ 150 kilôgam đến dưới 500 kilôgam thì bị phạt tù đến 20 năm, trên
500 ki l6gam thì phạt tù chung thân hoặc tử hình.
- Hoàn thiện giải pháp liên quan đến việc quy định nhiều chế tài trong phần các tội phạm của BLHS ở các tội phạm có quy định áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình. Đê hạn chế đến mức thấp nhất khả năng áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình chưa tương xứng với hành vi nguy hiểm của người phạm tội,
72 tránh sự tùy tiện, góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt tù chung thân và tử hình chúng ta có thé đưa ra kiến nghị để khắc phục nhược điểm nảy như đề nghị cơ quan có thâm quyền đưa ra hướng dẫn cụ thê đối với các tội phạm có hình phạt tù chung thân, tử hình rằng trong trường hợp nào có thể xử phạt tù chung thân và trường hợp nào có thê xử tử hình.
- Hoàn thiện Điều 40 BLHS về hình phạt tử hình:
Cần hoàn thiện Điều 40 BLHS 2015 theo hướng định nghĩa rõ hơn về hình phạt tử hình được nêu trong điều luật đảm bảo được ghi nhận trong BLHS qua đó chỉ rõ bản chất của loại hình phạt này là theo hướng: “Tir hình là hình phạt đặc biệt, tước đi quyền được sông của người bị kết án theo quy định của pháp luật, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp việc áp dụng các hình phạt khác không đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm, thudc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham những và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định). Đồng thời bố sung cần sửa lại điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân tại Điều 39 BLHS, huỷ bỏ điều kiện “chưa đến mức bị xử phạt tử bình”, có như vậy mới thể hiện được tử hình là hình phạt nghiêm khác nhất trong hệ thống phát luật Việt Nam, được áp dụng với những tội phạm đặc biệt.
Cùng với đó tiếp tục nghiên cứu có thé bổ sung loại hình phạt tù
“chung thân không giảm án” hoặc “hình phạt tử hình được hoãn thi hành một thời gian nhất định” (như BLHS Trung Quốc có quy định trường hợp hoãn thi hành án tử hình 2 năm) vào BLHS dé áp dụng cho một số tội phạm về tham nhũng (Tội “Tham ô”, “Nhận hối lộ”) trong những trường hợp không thi hành án tử hình có điều kiện, tăng khả năng thu hồi tài sản cũng như điều tra các hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội có liên quan (áp dụng đối với trường hợp chưa nộp đủ 3/4 tài sản tham nhũng khi xét xử).
- Bồ sung thêm tiêu chí về áp dụng hình phạt tử hình:
Cũng về hình phạt tử hình ngoài về mặt khái niệm, do là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên cũng cần có những điều kiện khác dé lượng hình khi QDHP Mục đích của hình không chỉ nhằm trừng tri người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sông, hình phạt tử hình là hình phạt tước đi quyền sống, chính vì vậy cần phải quy định thêm việc “chỉ áp dụng hình phạt tử hình khi thấy rằng áp dụng các hình phạt khác (tù có thời hạn, tù chung thân) không đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm”, như vậy mới đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm và cải cách tư pháp.
- Đảm bảo tính công băng trong các vụ án về ma tuý:
Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết rút kinh nghiệm trong QDHP tù chung thân và tử hình ô+ 74
nghiệm trong QDHP tu chung thân và tir hình
Quốc hội đã thông qua BLHS va BLTTHS sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành hai Bộ luật trên còn chưa đầy đủ nên khi áp dụng sẽ không tránh khỏi những khó khăn trong việc hiểu và áp dụng đúng tinh thần của điều luật Mặt khác, các quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành với Tòa án còn nhiêu bât cập, chưa đông bộ
74 dẫn tới thời gian xét xử vụ án kéo dài, gặp nhiều khó khăn Do văn bản hướng dẫn cho hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND tối cao chưa đầy đủ nên thực tiễn xét xử các TAND có sự vận dụng các hướng dẫn của TAND tối cao theo những cách khác nhau thậm chí trong cùng một TAND hoặc giữa các cấp TAND ở trong tỉnh Bên cạnh đó là trình độ chuyên môn của đội ngũ HTND chưa đáp ứng day đủ yêu cầu xét xử Do đó, đòi hỏi trong thời gian tới cần tiếp tục đối mới công tác xây dựng pháp luật tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ, dé thực hiện Uy ban Thường vụ Quốc hội phải tăng cường công tác giải thích pháp luật TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình riêng một cách thống nhất trên cơ sở tổng kết thực tiễn Tổng kết kinh nghiệm xét xử là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống Tòa án nói chung và hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang nói riêng Thông qua hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm về những van đề đã làm được, những vấn đề còn vướng mic, bất cập chúng ta mới rút ra được bài học kinh nghiệm đặc biệt về việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, xem xét, kiến nghị bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa đầy đủ, có cách hiểu khác nhau Hang năm ngoài việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời dé đảm bảo và nâng cao chất lượng áp dung hình phạt chung thân và tử hình cần phải mở thường xuyên hơn nữa các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ Thâm phán, HTND Đối với TAND hai cấp tỉnh Hà Giang, hàng năm đều tô chức tổng kết rút kinh nghiệm, mở các lớp tập huấn nghiệp vu, tổ chức cho cán bộ công chức tham gia các buổi tập huấn trực tuyến do TAND tối cao tô chức Vì vậy, nhìn chung chất lượng xét xử các vụ án hình sự, trong đó có chất lượng hoạt động áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình được nâng cao.
Mặt khác, do việc quy định khoảng cách tối đa và tối thiểu trong khung hình phạt có sự chênh lệch lớn, không thống nhất giữa các Tòa án, cùng một
75 điều luật có cách hiểu khác nhau và và các hành vi phạm tội xảy ra theo chiều hướng phúc tạp mà các quy định của pháp luật chưa điều chỉnh hết Vì vậy, dé có cách hiểu thống nhất và đáp ứng yêu cầu đấu tranh kịp thời với tội phạm cần xây dựng và ban hành các án lệ Ngày 28/10/2015 HDTP TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HDTP về quy trình công bố, lựa chọn va áp dụng án lệ Theo đó áp dụng án lệ dé giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chat, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, van đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục bố sung các án lệ của các vụ án hình sự dé dam bao cho việc xét xử án hình sự của các tòa án đạt kết quả cao hơn nữa.
3.2.4 Nâng cao chất lượng của Tham phán, HTND.
Bên cạnh việc xây dựng, ban hành các quy định cho việc áp dụng hình phạt nói chung hay trong việc áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình nói riêng thì một yếu tố rất quan trọng dé nâng cao chất lượng QDHP tù chung thân và tử hình đó là con người mà cụ thê là Thâm phán và HTND Chủ thể trực tiếp thực hiện áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình Hình phạt tù chung thân tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, tước quyền tự do của người bị kết án đến hết đời hoặc loại bỏ họ khỏi đời sống xã hội Vì vậy, QDHP tù chung thân và tử hình đòi hỏi phải có những Thâm phán, HTND có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức pháp luật cũng như phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với công việc, hiểu biết đúng đăn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật và trên hết là lợi ích của người
76 dân Do đó, yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ Thâm phán, HTND là yêu cầu cấp thiết.
Dé có trình độ chuyên môn vững vàng, trước hết Tham phán, HTND phải có trình độ cử nhân Luật hoặc tương đương trở lên, có kinh nghiệm sống phong phú, được đào tạo qua các lớp học về kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng hòa giải, tâm lý tội phạm, tâm lý trẻ vi thành niên Việc QDHP nói chung va
QDHP phat tù chung thân va tử hình nói riêng không phải là sự áp đặt máy móc các quy định của pháp luật mà đòi hỏi Thâm phán, HTND phải vận dụng một cách linh hoạt trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành Ngoài yếu tố năng lực chuyên môn, người Thâm phán, HTND còn phải đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Đây là yếu tố luôn song hành cùng với yếu tố năng lực chuyên môn Chúng bổ sung cho nhau giúp chủ thê áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đưa ra được mức hình phạt đúng, đảm bảo cả yêu tô trừng trị và yếu tố giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội. Đề nâng cao chất lượng của Thâm phán, HTND trước hết cần chú trọng đến quá trình đào tạo, lựa chọn, bổ nhiệm Tham phán, khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian, vật chất để thâm phán được học ở bậc cao hơn Tổ chức các kỳ thi tuyển chọn Thâm phán một cách nghiêm túc, công bằng Khi bau HTND cần ưu tiên lựa chọn những người có trình độ pháp lý hoặc đã làm công việc liên quan đến pháp luật Tiếp đó cần phải tổ chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng, các khóa đảo tạo ngắn và trung hạn bằng nhiều hình thức khác nhau về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức thành các chuyên đề chuyên sâu, về kỹ năng xét xử, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác xét xử, hướng dẫn thông nhất áp dụng pháp luật dé không ngừng nâng cao năng lực, trình độ và kinh nghiệm xét xử cho các Tham phan va HTND Tham phán và HTND phải thường xuyên đổi mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tra cứu, trao đổi nghiệp vụ cùng đồng nghiệp; sau khi thực
77 hiện áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình phải tự đánh giá rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng khắc phục những điểm còn thiếu sót nếu có, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử, bảo đảm thống nhất nhận thức pháp luật và thống nhất áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án Không xử oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và đảm bảo pháp luật được tuân thủ tuyệt đối Các Tham phán, HTND cũng phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, giữ vững quan điểm lập trường tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công tác, bảo đảm trong hoạt động xét xử Thâm phán và HTND phải độc lập và tuân theo pháp luật, bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án ngày càng được nâng cao.
Ngoài những giải pháp để nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn nêu trên, cần thực hiện thêm các giải pháp như sau:
- Bao dam tính độc lập trong xét xử của Tỉ ham phán, Hội thấm Để áp dụng hình phạt tù có thời hạn chính xác thì Tham phan, HTND phải không chịu bat kỳ sự can thiệp nào từ cá nhân, tổ chức nào đó Phải tao ra môi trường dé Thâm phán và Hội thấm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa ra nguyên tắc Thâm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đồng thời quy định đường lối xử lý đối khi cá nhân, cơ quan, tổ chức can thiệp vào việc xét xử của Tham phán, HTND, theo đó: Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử dưới bắt kỳ hình thức nào sẽ bị xử kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi Đây không phải là nguyên tắc mới, nhưng trong thực tiễn xét xử thì nguyên tắc này vẫn còn bị vi phạm Vẫn còn những cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng địa vị, môi quan hệ ràng buộc vê một mặt nào đó đê can
78 thiệp vào quá trình xét xử Vì vậy, để đảm bảo tính độc lập của Thâm phán, HTND khi áp dụng hình phạt chung thân và tử hình cần tạo cơ chế hoạt động đặc thù cho hệ thống Tòa án, không chịu sự quản lý, kiểm tra của cơ quan khác về mặt tô chức
- Bảo đảm chính sách đãi ngộ cho Thẩm phán, HTND Chính sách tiền lương, chế độ đại ngộ đối với cán bộ Tòa án nói chung, đối với Thâm phán, HTND nói riêng hiện nay chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và tính đặc thù của công tác Tòa án Vì vậy, cần đổi mới chính sách tiền lương, hệ thống thang, bảng lương của cán bộ, công chức Tòa án cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cấp trụ sở làm việc, đặc biệt cần xây dựng đội ngũ an ninh riêng dé bao dam an toàn cho cán bộ, công chức tòa án khi làm việc, bao dam cho việc xét xử được diễn ra an toàn, nghiêm túc.
- Tang cường kiém tra, giám sát; thực hiện giám đốc việc xét xử Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: "Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định" Qua thực tiễn xét xử cho thấy, đa số các bản án đã xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, thì vẫn còn một số bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai sót như: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, áp dụng không đúng pháp luật, quyết định mức hình phat không đúng gay thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bỏ sót những tình tiết quan trọng
79 của vụ án dẫn đến giải quyết không đúng bản chất của nội dung vụ án Ngoài việc giám đốc, kiểm tra của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới, hoạt động xét xử nói chung, áp dụng hình phạt nói riêng của Toà án cần được kiểm sát từ phía VKS các cấp; được giám sát từ phía các cơ quan dân cử và toàn xã hội; đặc biệt là cơ quan truyền thông Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu qua của hoạt động xét xử, QDHP tù chung thân và tử hình cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện hoạt động giám đốc việc xét xử của TAND nhằm đảm bảo cho mọi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là chính xác, xử lý đúng người, đúng tội phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi do tội phạm thực hiện.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng QDHP tù chung thân và tử hình tại TAND tỉnh Hà Giang trong Chương 2, Chương 3 của luận văn đã đưa ra các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình, bao gồm: Các yêu cầu về: Cải cách tư pháp; bảo đảm quyền con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm Về giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự; tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật, tông kết rút kinh nghiệm áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình; nâng cao chất lượng của Tham phán, Hội thâm và một số giải pháp khác Các giải pháp đưa ra nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình trong thực tiễn.
Việc bảo vệ quyền con người không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Quyền con người là thành quả của công cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại lịch sử của nhân dân lao động và các dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam của chúng ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt chống dé quốc Pháp, Mỹ xâm lược, biết bao người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của tổ quốc và đó cũng chính là đấu tranh dé bao vệ quyền sống của mình và của dân tộc Đấu tranh bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống, quyền tự do là dau tranh bảo vệ giá trị của nhân loại Quan điểm định hướng nêu trên bao hàm cả nghĩa rộng là hình phạt phải được quyết định đúng, trong đó có việc QĐHP tù chung thân và tử hình phải được Tòa án áp dụng đúng trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.