1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác lập thị trường tiêu của một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể phân tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing mix

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác lập thị trường tiêu của một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể? Phân tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix nhằm thích ứng với thị trường mục tiêu?
Tác giả Nhóm 12
Người hướng dẫn Đặng Phương Linh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Bài thảo luận quản trị marketing
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 573,2 KB

Nội dung

Công ty Coca-cola là công ty đã thực hiện thành công các hoạt động truyền thông marketing tích hợp và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của công ty và niềm tin đối với sản phẩm tiêu dùng củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 2

Đề tài: “Xác lập thị trường tiêu của một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể? Phân

tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix nhằm thích ứng với thị trường mục tiêu?

Nhóm 12 Lớp học phần: 2215MAGM0511

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Phương Linh

Hà nội, Tháng 4 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

PHẦN I.Giới thiệu khái quát công ty Coca cola và Xác lập thị trường mục tiêu của công ty 4

1.1 Giới thiệu công ty Coca cola 4

1.2 Xác lập thị trường mục tiêu của Cocacola 4

Phần II Phân tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix nhằm thích ứng với thị trường mục tiêu? 8

2.1 Phân tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp 8

2.1.1 Nhận diện khán giả mục tiêu 8

2.1.2Xác định mục tiêu truyền thông Marketing 9

2.1.3 Thiết kế truyền thông 9

2.1.4 Lựa chọn các kênh truyền thông trong môi trường truyền thống và môi trường số 13

2.1.5 Thiết kế tổng ngân sách Marcom 15

2.2 Phân tích mối quan hệ giữa quản trị truyền thông marketing tích hợp với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix 16

2.2.1 Mối quan hệ giữa quản trị truyền thông marketing tích hợp với quyết định quản trị sản phẩm: 16

2.2.2 Mối quan hệ giữa quản trị truyền thông marketing tích hợp với quyết định quản trị giá: 17

2.2.3 Mối quan hệ giữa quản trị truyền thông marketing tích hợp với quyết định quản trị phân phối: 18

2.3 Đánh giá mức độ hiệu quả của các quyết định quản trị truyền thông marketing tích hợp 19

Phần III.Đề xuất các phương án quản trị truyền thông marketing tích hợp 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hoạt động marketing là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt độngcủa một doanh nghiệp Một quyết định về marketing chính xác, đúng với thị trường mụctiêu phù hợp của doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho công ty kinh doanh trên cảmặt doanh số và lợi nhuận Chính vì vậy, ngày nay các nhà quản trị ngày càng nhận thấyvai trò quan trọng của các hoạt động quản trị marketing đặc biệt là các hoạt động quản trịtruyền thông marketing tích hợp Các công ty đã dành một phần lớn trong ngân sách củamình cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán, tổ chức sự kiện marketing trựctiếp và hiệu quả mà chúng đem lại có thể thấy được qua mức tăng trưởng trong doanh sốbán và tác động đến hình ảnh của công ty trong cảm nhận của người tiêu dùng Công tyCoca-cola là công ty đã thực hiện thành công các hoạt động truyền thông marketing tíchhợp và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của công ty và niềm tin đối với sản phẩm tiêudùng của hãng trong tâm trí người tiêu dùng trở thành nhà sản xuất lớn nhất và uy tínnhất dù có không ít đối thủ cạnh tranh đáng gờm Để đứng vững và vươn lên thành ngườidẫn đầu trong thị trường ngày càng khốc liệt thì việc định vị thị trường mục tiêu cũngnhư hoạt động quản trị truyền thông marketing tích hợp với các quyết định marketing mixđều phải làm rất tốt Vì vậy, với những kiến thức đã được học trong môn Quản trị

Marketing 2, nhóm 12 chúng em lựa chọn công ty Coca-cola để thực hiện với đề tài “Xác

lập thị trường mục tiêu của một doanh nghiệp cụ thể Phân tích quản trị truyền thông marketing tích hợp và mối quan hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing mix nhằm thích nghi với thị trường mục tiêu”

Trang 4

PHẦN I.Giới thiệu khái quát công ty Coca cola và Xác lập thị trường mục tiêu của công ty

1.1 Giới thiệu công ty Coca cola

- Công ty Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company), có trụ sở tại Atlanta,Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware, là một công ty đồ uống và là nhà sảnxuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ Công tynày được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu Coca-Cola, được dược sĩ John StithPemberton phát minh năm 1886 tại Columbus, Georgia Công thức và thương hiệu Coca-Cola được Asa Griggs Candler (ngày 30 tháng 12 năm 1851 – ngày 12 tháng 3 năm1929) mua lại năm 1889, sau đó thành lập Công ty Coca-Cola năm 1892 Công ty điềuhành một hệ thống phân phối nhượng quyền kinh doanh kể từ năm 1889, trong đó Công

ty Coca-Cola chỉ sản xuất nước siro đậm đặc, sau đó sản phẩm này được bán cho các nhàđóng chai khác nhau trên khắp thế giới, những người nắm giữ độc quyền kinh doanh trêntừng lãnh thổ Công ty Coca-Cola sở hữu các công ty làm máy đóng chai ở Bắc Mỹ, tên

nó là Coca-Cola

- Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới Ngày naytên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, khôngchỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới Công ty phấn đấu làm tươi mới thị trường, làmphong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thống công chúng Trênthế giới Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu

Á, Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á, công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc,

Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, HànQuốc và New Zealand), Khu vực Tây và Đông Nam Á (SEWA) Tại Việt Nam, công tyCoca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như:Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lựcSamurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu

1.2 Xác lập thị trường mục tiêu của Cocacola

- Về sản phẩm: Coca-Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống,

nước uống không cồn và nước uống có gas Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uốngvới mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Coke ítgas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây Trong thời gian vừa qua,

Trang 5

Công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ ngườitiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái câySunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứngthị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh Vềmặt bao bì và kiểu dáng của sản phẩm, mỗi loại có một thiết kế riêng Logo của CocaCola được sử dụng một cách uyển chuyển và sáng tạo hơn Quy cách đóng gói của sảnphẩm cũng thay đổi với nhiều hình dạng khác nhau từ lon 330ml, chai lớn 1,5 lít cho đếnchai nhỏ 330ml Coca Cola đã thường xuyên thay đổi bao bì và mẫu mã cho bắt mắt hơnmang đến sự độc đáo, mới lạ Đặc biệt là vào dịp tết Nguyên Đán, Coca Cola thường sửdụng hình tượng “chim én” làm chủ đạo Sắc đỏ vàng được sử dụng đặc trưng cho mùaTết khiến cho doanh số của sản phẩm ra tăng.

- Về khách hàng: Coca-Cola đã mở rộng thị trường của mình tại hơn 200 quốc gia, và

mỗi quốc gia khác nhau thì họ sẽ theo đuổi những chiến lược khác nhau Vì thế đối tượngkhách hàng tiềm năng của họ tại mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau do bị các yếu tố vănhóa, phong tục tập quán, kinh tế, khí hậu tác động Những đối tượng khách hàng tiềmnăng của Coca-Cola theo mức thu nhập rất đa dạng và bao trùm khách hàng có mức thunhập trung bình, thấp hoặc cao Coca-Cola cung cấp các loại sản phẩm của mình vớinhiều kiểu dáng, kích cỡ và bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau để có thể phùhợp với nhiều khách hàng tiềm năng có mức thu nhập đa dạng Phân khúc độ tuổi là mộttrong những tiêu chí quan trọng để Coca-Cola xác định và phân chia nhóm khách hàngmục tiêu của mình Trước đây, Coca-Cola xác định nhóm khách hàng mục tiêu theo độtuổi từ thanh thiếu niên đến đầu trung niên Tuy nhiên, việc ngày càng phát triển và nhìnthấy được nhiều xu hướng tiêu dùng nên Coca-Cola đã phân chia đối tượng khách hàngtheo độ tuổi thành 2 phân khúc chính

+ Ở phân khúc thứ nhất: Coca-Cola xác định hướng tới những đối tượng khách hàng

tiềm năng với độ tuổi từ 10 đến 35 Những đối tượng người tiêu dùng trẻ này chính làphân khúc mà Coca-Cola hướng tới từ khi hình thành và phát triển cho tới nay Nhữngsản phẩm nước ngọt chủ lực của ông lớn này luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng củanhững người trẻ Với phân bổ sản phẩm đa dạng, hợp vị giác của nhóm đối tượng kháchhàng trẻ thì dường như Coca-Cola chính là một phần quan trọng trong cuộc sống củanhững người trẻ tuổi Đây cũng chính là nhóm khách hàng tiềm năng mà Coca-Cola luônđầu tư để xây dựng chiến lược thu hút theo các trào lưu để khẳng định rằng dù đã tồn tại

Trang 6

rất lâu đời từ nhiều thế hệ nhưng Coca-Cola vẫn luôn có sức sống mới và bắt kịp được xuhướng thời đại.

- Đối với phân khúc khách hàng theo nhóm tuổi thứ 2: Thì Coca-Cola nắm bắt được

rằng những khách hàng trên 40 tuổi thường có xu hướng quan tâm nhiều tới sức khỏe vàkhông thích hợp với sản phẩm nước ngọt có ga của mình Do vậy, họ đã cho ra đời cácdòng sản phẩm Coca-Cola ăn kiêng, nguyên chất để thu hút phân khúc khách hàng này.Đây cũng là phân khúc nhóm tuổi với xu hướng tiêu dùng lành mạnh mà Coca-Colahướng tới Cũng nhờ đó ông lớn này đã thu hút được nhiều phân khúc khách hàng đadạng độ tuổi và những khách hàng tiềm năng có lối sống lành mạnh với xu hướng tiêudùng tốt cho sức khỏe được hướng tới ngày nay

- Cụ thể, như tại thị trường Việt Nam: Coca cola tập trung phân đoạn theo 2 tiêu thứcchính:

+ Về địa lý: Cocacola Việt Nam đã cố gắng phân phối với mạng lưới dày đặc từ

thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, từ nam ra bắc Nhưng vẫn chú trọngchính ở nơi tập trung đông dân cư các sản phẩm của Coca Cola xuất hiện khắp mọi nơi,

từ các quán ăn, quán giải khát lớn đến nhỏ, từ các đường phố đến các con hẻm, trải dài từBắc vào Nam

+ Về đặc điểm dân số học: Mặc dù các sản phẩm của Coca Cola được biết đến là

dành cho mọi lứa tuổi Tuy nhiên trên thực tế giới trẻ (có độ tuổi từ 16 – 35) lại mớichính là thị trường mà hãng muốn hướng đến Điều này được lý giải bởi giới trẻ có nhữngđặc điểm khác biệt đem lại nhiều cơ hội tiềm năng như: Mức độ sử dụng thường xuyên,thích tụ họp ăn uống, thích nước ngọt có gas hơn những lứa tuổi khác… Coca cola đãthành công ở nhiều nước trên thế giới nên khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam Cocacola vẫn chọn một chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường

Bước đầu, Coca cola tập trung vào những đoạn thị trường mà nhu cầu cũng như đặcđiểm về mật độ dân số có tỷ lệ cao Trong giai đoạn thâm nhập thị trường ở Việt NamCoca cola có trụ sở lần lượt là miền bắc (Hà Nội), miền trung (Đà Nẵng), miền nam (TP

Hồ chí Minh) và dần mở rộng ra các thành phố lân cận Sau khi đã nghiên cứu kỹ thịtrường Việt Nam, Coca cola nhận định đây là những thành phố mà có khả năng tiêu thụsản phẩm rất cao của họ Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam được đánh giá là

có nhiều tiềm năng Vì vậy mà Coca Cola đã bắt đầu thâm nhập từ 1960, và đến tháng2/1994 thì tiếp tục quay trở lại (sau khi hết lệnh cấm vận thương mại của Mỹ) Dự kiến

Trang 7

thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong những năm tới (2012 sẽ tăng 46% so với2007) Coca Cola đánh giá Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm tới, có thểvào top 25 thị trường tiềm năng nhất của hãng.

Như vậy, Coca cola thực hiện phân khúc thị trường chủ yếu theo địa lý (tập trung vàocác thành phố lớn nơi có mật độ dân số và tần suất sử dụng cao) và theo nhân khẩu (chủyếu đánh vào giới trẻ - đối tượng có nhu cầu sử dụng cao) Đây cũng chính là thị trườngmục tiêu của Coca cola

Trang 8

Phần II Phân tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp và mối quan

hệ giữa nó với các quyết định quản trị khác trong marketing-mix nhằm thích ứng với thị trường mục tiêu?

2.1 Phân tích nội dung quản trị truyền thông marketing tích hợp

2.1.1 Nhận diện khán giả mục tiêu

- Người mua tiềm năng và người sử dụng hiện tại của Coca Cola là những người tiêudùng trẻ thuộc độ tuổi từ 10 đến 35 Những sản phẩm nước ngọt chủ lực của ông lớn nàyluôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng của những người trẻ Tuy nhiên, sản phẩm Coca-Cola ăn kiêng lại được ưa thích bởi những người mắc bệnh tiểu đường, thường là nhữngngười trên 40 tuổi Đây cũng là nhóm tuổi với xu hướng tiêu dùng lành mạnh mà CocaCola hướng tới Cúng nhờ vậy mà Coca Cola đã thu hút được nhiều phân khúc kháchhàng đa dạng độ tuổi và những khách hàng tiềm năng có lối sống lành mạnh với xuhướng tiêu dùng tốt cho sức khỏe Coca-Cola cung cấp các loại sản phẩm của mình vớinhiều kiểu dáng, kích cỡ và bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau để có thể phùhợp với nhiều khách hàng có mức thu nhập đa dạng Với những kích cỡ sản phẩm khácnhau của sản phẩm cũng giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, phùhợp với nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập của mình Hơn thế nữa việc sản xuất sảnphẩm theo lon hay chai nhựa theo giá tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêudùng của khách hàng Coca-Cola đã mở rộng thị trường của mình tại hơn 200 quốc gia,

và mỗi quốc gia khác nhau thì họ sẽ theo đuổi những chiến lược khác nhau Vì thế đốitượng khách hàng của họ tại mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau do bị các yếu tố vănhóa, phong tục tập quán, kinh tế, khí hậu tác động Ví dụ cụ thể như thị trường Mỹ thì cácsản phẩm của Coca-Cola gần như phủ sóng ở khắp nơi trong khi đó ở thị trường TrungQuốc hay Nhật Bản thì Coca-Cola có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng lẫn đang trongquá trình thu hút khách hàng tiềm năng Lý do là vì ở Nhật và Trung quốc người tiêudùng thường có xu hướng uống trà hay vì nước ngọt do đó để có thể thích ứng với thịtrường tại đây thì Coca-Cola vẫn cần nghiên cứu và thực hiện nhiều chiến lược nữa Tổngquan, Coca-Cola nhắm đến khách hàng cả nam và nữ tuy nhiên giữa 2 phân khúc đốitượng này lại có khẩu vị và sở thích khá khác nhau Điển hình như, sản phẩm Coca Zerocủa thương hiệu này có hương vị mạnh và được nam giới ưa thích trong khi đó thì CocaLight lại khá phổ biến ở nữ giới Coca Cola xem xét nhiều yếu tố ví dụ như nhu cầu tiêu

Trang 9

dùng, sở thích, xu hướng tiêu dùng, cảm giác, lịch sử tiêu dùng, quy mô, đối tượng đểphân chia và xây dựng các chiến lược cụ thể phù hợp cho từng đối tượng.

2.1.2 Xác định mục tiêu truyền thông Marketing

- Mục tiêu truyền thông luôn gắn với mục tiêu Marketing: Mục tiêu Marketing

của Coca Cola chính là thông báo cho thị trường biết về sản phẩm mới, quảng bá hìnhảnh cũng như logo của mình để nó in sâu vào tâm trí của mọi người trên thế giới haychính là mở rộng nhận diện thương hiệu, nhận thức cho các chiến dịch quảng cáo trongtương lai và tăng cường quyền lực

- Mục tiêu theo vị trí tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm: Mục tiêu của

Coca Cola chính là những khách hàng của đối thủ cạnh tranh và những người chưa sửdụng sản phẩm trong ngành Khách hàng của Coca Cola đến từ độ tuổi từ 16-40 là nhữngngười trẻ và những người có lối sống lành mạnh trải dài trên 200 quốc gia đã cho thấy độnổi tiếng và chất lượng về sản phẩm mà Coca Cola mang lại không khiến người sử dụngthất vọng Khi thuyết phục các khách hàng của đối thủ cạnh tranh, những người chưa sửdụng sản phẩm thì cần thuyết phục họ dùng thử

2.1.3 Thiết kế truyền thông

Chiến lược thông điệp

Một số những chiến dịch truyền thông mang lại thành công lớn mà Coca Cola đã sử

dụng:

- Chiến dịch truyền thông Love Story: Vào năm 2017 Coca Cola tại anh Quốc đã

thực hiện chiến dịch quảng cáo tập trung vào chủ đề tái chế có tên “Love Story”

+ Yếu tố hấp dẫn: Chiến lược quảng cáo kể về câu chuyện tình yêu của hai chai nhựa

yêu nhau nhiều lần nhờ vào công nghệ tái chế

+ Chiến lược này thành công và thu hút cho Coca Cola một lượng khách hàng lớn

- Chiến dịch truyền thông Taste the Feeling: Năm 2016, Coca Cola đã triển khai

chiến dịch truyền thông tích hợp “Taste the Feeling”, một chiến dịch mở rộng cho slogan

“Open Happiness” trước đó của họ

+ Yếu tố hấp dẫn: Nhiều tổ chức quốc tế đã tham gia vào sự kiện này, bao gồm 10

quảng cáo truyền hình, quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo in ấn, quảng cáo ngoài trời, dịch

vụ giao hàng tại nhà và các sáng kiến cho người mua sắm Chủ đề của chiến lược này làcái nhìn sâu sắc về những khoảnh khắc và cảm xúc hàng ngày liên quan đến việc uống

Trang 10

Coca Cola đồng thời thể hiện sự đa dạng của những người thưởng thức Coca Cola trênkhắp thế giới.

- Chiến dịch quảng cáo London 2012: Đối với thế vận hội 2012, Coca Cola quyết

định nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng tuổi teen bằng cách tận dụng giá trị xã hội vốn

có của Thế vận hội mang cả thế giới gần nhau và tập trung vào một sự kiện Sự kiệntruyền thông này gọi là “Move To The Beat” với ý tưởng sử dụng âm nhạc như một yếu

tố chính để kể chuyện

+ Yếu tố hấp dẫn: Coca Cola đã hợp tác với nhà sản xuất Mark Ronson, ca sĩ Katie B

và năm vận động viên Olympic để tạo nên một bài hát vào

+ Cả chiến lược và bài hát đều đạt những kết quả ấn tượng

- Chiến dịch truyền thông Coca Cola #ThatsGold: Để chào mừng Thế vận hội

Rio 2016, Coca Cola Brazil đã phát động chiến dịch #ThatsGold Quảng bá cho sự kiệnnày có sự góp mặt của những người đoạt huy chương vàng nổi tiếng của Thế vận hộiOlympic trước đó và những vận động viên nổi tiếng Các quảng cáo cũng được điềuchỉnh cho phù hợp với các thị thị toàn cầu

+ Yếu tố hấp dẫn: Không chỉ quảng cáo kỹ thuật số và quảng cáo ngoài trời,

#ThatsGold còn bao gồm yếu tố trải nghiệm Công viên Olympic có một không gianCoca-Cola đặc biệt dành cho người hâm mộ đến thăm để chụp ảnh với đạo cụ và đồ lưuniệm có thương hiệu

+ Chiến lược marketing mix Coca Cola ấn tượng này đã mang đến những thành tựuđáng kể cho thương hiệu nước giải khát này

- Chiến dịch Super Bowl 2012: Năm 2012, chiến dịch quảng cáo Super Bowl của

Coca-Cola có sự tham gia của hai chú gấu Bắc Cực phản ứng theo thời gian thực với các

sự kiện trên sân

+ Người xem có thể tương tác với gấu Bắc Cực bằng cách đặt câu hỏi và đăng ảnhlên Facebook hoặc Twitter Khi những chú gấu phản hồi, họ lấy điện thoại thông minh ra

để tweet hoặc sử dụng máy tính bảng của mình để hiển thị hình ảnh do người hâm mộgửi

Trang 11

+ Tổng cộng 9 triệu người tiêu dùng đã theo dõi sự kiện này thông qua các nền tảngkhác nhau Đây là một trong những chiến lược marketing mix Coca Cola thành công,mang dấu ấn của hãng trên toàn cầu.

- Chiến dịch Share A Coke: Share A Coke là một trong những hoạt động tiếp thị

kỹ thuật số đáng chú ý nhất của Coca-Cola

+ Yếu tố hấp dẫn: Sự kiện này đã mang đến cho mọi người cơ hội đặt mua những

chai Coca được cá nhân hóa thông qua ứng dụng Facebook, và ở một số quốc gia / khuvực, nhãn mác đã được thay đổi hoàn toàn, vì vậy tất cả các sản phẩm Coke đều có tênkhác nhau

+ Chiến dịch marketing mix Coca Cola này ban đầu được thử nghiệm vào năm 2011

và doanh số bán hàng đã tăng 7% Nó cũng đã đạt được tổng cộng hơn 18 triệu lượt hiểnthị trên các phương tiện truyền thông, lưu lượng truy cập vào trang web Facebook củaCoca-Cola tăng 870% và lượt “thích” trang tăng 39%

- Chiến dịch We Do: Để quảng bá loại nước giải khát nổi tiếng của mình theo

hướng tích cực, Coca Cola đã khởi động chiến dịch “We Do” Chiến dịch marketing mixCoca Cola này thể hiện thông điệp về việc hãng đã giữ nguyên công thức thức uống trongsuốt 132 năm

+ Yếu tố hấp dẫn: Sự kiện có sự góp mặt của Elvis Presley trên phương tiện truyền

thông xã hội và ngoại tuyến bao gồm khẩu hiệu: “They don’t make them like they used

to We do.” Ngoài ra, Coca-Cola cũng đã thiết kế lại bao bì các sản phẩm của mình tạiVương quốc Anh, có màu đỏ đồng nhất, nhằm khuyến khích người tiêu dùng thử các lựachọn không đường

Như vậy, kể từ khi phát triển cho đến nay, Coca Cola không ngừng thay đổi chiếnlược truyền thông của mình Các chiến dịch quảng cáo của Coca Cola luôn đa dạng, độcđáo thu hút người xem và rất biết tận dụng những dịp đặc biệt Những chiến dịch truyềnthông mà Coca Cola sử dụng dù thành công hay không thành công đều mang một ý nghĩariêng giúp cho doanh nghiệp không thu thêm được khách hàng thì cũng là quảng bá thêm

về thương hiệu

Chiến lược sáng tạo:

- Lý tính:

Trang 12

+ Giải pháp đối với nhu cầu khách hàng: Coca Cola không ngừng cải tiến thiết kế,Logo, giá bán, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm để đáp ứng khách hàng một cách tốtnhất Ví dụ: Chai Coca Cola gồm có lon 330ml, thùng 330ml (24L/T), chai nhựa390ml… cho những khách hàng không muốn mua chai 1,5L Hay để thu hút phái nam thìtạo ra sản phẩm Coca Zero có hương vị mạnh và Coca Light được ưa chuộng bởi pháinữ, Hai sản phẩm Coca Zero và Coca Light đều có lượng đường và lượng calo cực ítdành cho những người đang muốn giảm cân hoặc ăn kiêng bạn thể chọn 1 trong 2 loạinước ngọt này thay cho nước ngọt không đường,

+ Sử dụng các nhân vật nổi tiếng để bảo hộ sản phẩm: Coca Cola đã sử dụng nhữngngười nổi tiếng trên thế giới, các nhân vật hoạt hình hay với mỗi quốc gia họ sẽ sử dụngngười nổi tiếng của quốc gia đó để quảng bá cho sản phẩm của mình

- Cảm tính:

+ Coca Cola đã có những chiến dịch quảng cáo đậm chất nhân văn Những quảngcáo đó không chỉ quảng bá hình ảnh thương hiệu mà còn mang lại những thông điệp ýnghĩa Ví dụ như chiến dịch truyền thông “Love Story” nói về chủ đề rác tái chế gây ônhiễm môi trường Hay có thể nói đến chiến dịch Tết năm nay tại Việt Nam, Coca Cola

đã truyền cảm hứng để mọi người gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều hơn, qua đó cảm nhậntrọn vẹn ý nghĩa của một mùa Tết diệu kỳ sau một năm nhiều biến động Theo đó, vớibiểu tượng cánh én vàng báo hiệu mùa xuân quen thuộc, Coca Cola phiên bản lon Tết

2022 gửi gắm thông điệp ý nghĩa “Gắn Kết - Sẻ Chia – Hy Vọng” Ngoài ra, người tiêudùng có thể tham gia tìm én vàng kỳ diệu bằng cách scan mã QR trên bao bì sản phẩmCOCA-COLA® Tết 2022, các biển quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo ngoài trời lẫnnhững điểm ăn uống và sự kiện… từ đó nhận những phần quà bất ngờ thú vị từ nhãnhàng…Công ty Coca-Cola cũng ủng hộ các khuyến cáo hiện nay của một số cơ quan y tếhàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) về việc khuyến cáo mọi người hạnchế lượng đường tiêu thụ, không nạp quá 10% trên tổng lượng tiêu thụ calo/năng lượngmỗi ngày bằng cách tạo ra những sản phẩm giảm lượng đường và calo,

Nguồn thông điệp:

Coca Cola phân phối trên 200 quốc gia, vì vậy, ngoài những người nổi tiếng khắpthế giới hay những nhân vật hoạt hình, họ sử dụng người nổi tiếng phù hợp với từng quốcgia với từng quảng cáo ở quốc gia đó

Ngày đăng: 28/04/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w