1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam

222 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
Tác giả Hoàng Hương Thủy
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Văn Độ, TS. Lê Lan Chi
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 57,29 MB

Cấu trúc

  • CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU (0)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................... -- - 5 5+ * + ‡+svxseseeressxssss 11 1. Nhóm công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ quyền con người và các nội dung bảo vệ quyền có liên quan đến phụ nữ (19)
      • 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự ....................... -. 5 55s *+ssseexseseerssrsss 13 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người của phụ nữ với tư cách là chủ thể tội phạm hay là nạn nhan/bi hại trong vụ án hình Sự...................... 0001010111 g0 HH 17 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................ ---- --- + s+scsexseseeerrsrseeers 22 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ quyền con người và các nội dung bảo vệ quyền có liên quan đến phụ nữ (21)
      • 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự ........................... - --- 55+ S+x*++rseerseseerssrreres 24 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người của phụ nữ với tư cách là chủ thể tội phạm hay là nạn nhân/bị hại trong vụ án 101002175. ad (32)
    • 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án................ 32 1. Những kết quả nghiên cứu được kế thừa .........................---:-2- ¿©cx++c++cx+ecxs 32 2. Những van dé cần được tiếp tục nghiên cứu...............---------c+sz+cs+cs+zxzss 33 1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu........................----222222E2xveccrrrrrtrrrrtke 34 (40)

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu của dé tài: làm sâu sắc hơn những van đề lý luận về bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự; đồng thời làmrõ thự

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

Tình hình nghiên cứu trong nước - 5 5+ * + ‡+svxseseeressxssss 11 1 Nhóm công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ quyền con người và các nội dung bảo vệ quyền có liên quan đến phụ nữ

Qua nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án đã công bó, chúng tôi thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thống các nội dung liên quan đến bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS Các nhà khoa học chủ yêu tập trung nghiên cứu ba nhóm vấn đề (phân nhóm theo thứ tự từ xa đến gần với dé tài luận án): Mot la: nhóm công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ QCN và các nội dung có liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ; Hai là: nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự; Ba la: nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người của phụ nữ với tư cách là người bị buộc tội hay là nạn nhân/bị hại trong vụ án hình sự.

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ quyền con người và các nội dung bảo vệ quyền có liên quan đến phụ nữ

1.1.1.1 Nghiên cứu lý luận về quyên con người, quyên con người của phụ nữ Ở nước ta, việc nghiên cứu về QCN và các nội dung liên quan đến bảo vệ QCN được bắt đầu được chú trọng từ cuối thập ky 80 của thế kỷ XX Ở góc độ lý luận chung về quyền con người, có thể kế đến các các công trình đã được xuất bản với hình thức sách chuyên khảo, giáo trình nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, tiêu biểu như Giáo trình giảng day sau đại học “Quyển con người” của Võ Khánh Vinh; “Giáo trình Ly luận và pháp luật về Quyển con người ” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và “Giáo trình Lý luận về quyển con người ” do Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn [130]; [35]; [48] dù được tiếp cận theo những hướng khác nhau, nhưng nhìn chung các giáo trình đều tập trung giới thiệu về những van dé lý luận mang tính chất cốt lõi của QCN như: khái niệm, đặc trưng, nội dung, nguồn gốc, lịch sử phát triển của tư tưởng về QCN, luật pháp quốc tế và quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QCN Bên cạnh những nội dung mang

11 tính lý luận chung, các quy định liên quan đến bảo vệ QCN trong hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế [123]; [12, tr 39-43]; [49] cũng được nhiều học giả tiếp cận dưới góc độ đa ngành như pháp luật hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, an sinh xã hội khi nghiên cứu về các quan điểm, cách tiếp cận, mối quan hệ giữa QCN và quyền công dân, vấn đề bảo đảm, bảo vệ QCN trong Nhà nước pháp quyền [129]; [34]; [36]; [37]; [53]; [41] Tuy không đề cập chi tiết đến việc bảo vệ QCN của phụ nữ, nhưng các công trình nghiên cứu này cũng đã xây dựng được cơ chế bảo đảm QCN trong Nhà nước pháp quyền và hình thành hệ thong các luận điểm cũng như giải pháp nhằm thực thi QCN góp phan quan trọng trong nghiên cứu về bảo vệ QCN của phụ nữ trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể. Nghiên cứu sinh có thé kế thừa kết quả nghiên cứu này dé hình thành khung lý thuyết về quyền con người của phụ nữ và các biện pháp bảo vệ quyền con người.

Bàn về khái niệm QCN, trong hầu hết các công trình này, các tác giả đều thừa nhận đây là phạm trù rất rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, pháp lý, đạo đức, kinh tẾ VÌ vậy nó được nghiên cứu, xem xét và định nghĩa theo các góc độ tiếp cận khác nhau Hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý đều thống nhất quan niệm QCN là những giá trị đã được nhân loại thừa nhận chung mang tính phô biến và tính đặc thù nhưng không thé bị tước đoạt và phân chia, được ghi nhận, bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế Khái niệm QCN (human rights) được đưa ra khá cụ thé, chi tiết trong nhiều tài liệu nhưng các tác phẩm này chưa đề cập đến khái niệm về QCN của phụ nữ (women’s human rights) [130]; [35]; [120]; [128]; [129]; [48] Lan dau tién trong luận án Tiến sỹ của minh, Tran Thị Hồng Lê đưa ra khái niệm về QCN của phụ nữ chính là quyền phụ nữ, các quyền này phan ánh đặc điểm giới tính vốn có của mọi phụ nữ, trong đó bao gồm các QCN đặc thù mà chỉ riêng phụ nữ mới có và các QCN dé bị tổn thương do chủ sở hữu là phụ nữ [66] Tác giả đã tiếp cận QCN của phụ nữ trong phạm vi hẹp với 2 nội dung là các quyền đặc thù của phụ nữ như quyền mang thai, sinh nở, quyền được bảo hộ thiên chức làm mẹ, phân biệt với các QCN nói chung và nhóm các QCN dễ bị tốn thương như quyền bình đăng giới,

12 quyền tự do và an toàn về tinh dục, quyền tự do và an ninh cá nhân, tự do hôn nhân. Trong khi đó, nếu tiếp cận ở phạm vi rộng, xuất phát từ quan niệm phụ nữ trước hết là một con người nên phụ nữ có tất cả những quyền được thừa nhận cho mọi con người thì quyền phụ nữ chỉ là một nội dung của QCN chứ không thể bao hàm toàn bộ khái nệm QCN của phụ nữ.

1.1.12 Nghiên cứu da ngành luật học về bảo vệ quyên con người của phụ nữ Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cần đặt van dé bảo vệ QCN trong cách tiếp cận đa ngành và đa ngành luật học để có cái nhìn đa chiều khi đưa ra các phương thức bảo vệ đồng bộ tốt nhất [129] Liên quan đến các nội dung bảo vệ QCN của phụ nữ, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm về bảo vệ QCN của phụ nữ mà các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quyền của phụ nữ thuộc nhóm người dễ bị tốn thương được ghi nhận trong văn kiện quốc tế và luật pháp của Việt Nam [35, tr 229]; [25]; [40, tr 12-21] Các tác giả xem xét QCN của phụ nữ dưới góc độ là một bộ phận của nhóm người yếu thế trong xã hội có những nội dung, tính chất đặc điểm cụ thé cần được bảo vệ: bàn luận nhiều về quyền bình đăng và cắm phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động việc làm, giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, hôn nhân gia đình, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ Trong đó, một số công trình cũng đã ít nhiều khai thác vấn đề về bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trong một giai đoạn của TTHS, tập trung vào giai đoạn xét xử

[35]; [128]; [34]; [37]; [36]; [109]; [39] nhưng chưa hệ thống hóa các quy định pháp luật hay đưa ra được các biện pháp bảo vệ QCN của phụ nữ Như vậy, nghiên cứu về bảo vệ quyền con người của phụ nữ đưới góc độ pháp lý vẫn còn là khoảng trồng cần được bàn luận và xem xét thấu đáo.

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Từ góc độ bảo vệ QCN trong lĩnh vực tư pháp nói chung có nhiều công trình được công bố ở các cấp độ khoa học khác nhau từ sách chuyên khảo, luận án tiễn sỹ, nghiên cứu khoa học đến bài đăng tạp chí chuyên ngành Những công trình

13 nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các nội dung lý luận và thực trạng, quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo QCN trên các bình diện của lĩnh vực tư pháp như quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, quản lý và cải cách tư pháp, các cơ quan nhà nước trong hệ thống tư pháp của Việt Nam [54]; [114]; [8]; [60, tr 70-78]. Trong đó có đề cập đến nội dung bảo vệ QCN trong lĩnh vực tư pháp hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế [50]; [2]; [39]; [111].

Liên quan đến QCN trong lĩnh vực TPHS phải kê đến 03 công trình tiêu biểu: Một là sách chuyên khảo do Nguyễn Ngọc Chí chủ biên[ 16] đã làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm QCN trong TPHS, cũng như các co chế bảo đảm QCN trong TPHS; tác phẩm nay còn dé cập đến tat ca những van đề lý luận và thực tiễn của QCN trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, trong đó đi sâu tìm hiểu QCN được thé hiện trong các quy định pháp luật trong lĩnh vực TPHS, dé từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn Hai là cuốn chuyên khảo do trường Dai học Luật thành phố Hồ Chí Minh [111] biên soạn, tập hợp 18 công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia về các nội dung liên quan đến những van dé chung về bảo vệ QCN bằng pháp luật trong lĩnh vực tô tụng hình sự Việt Nam, trong đó có đề cập đến các đối tượng là người bi tình nghi, bi can, bi cáo, người bị hại trong quá trình tham gia TTHS cũng như phân tích những van dé thực tiễn nhằm dé xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Trong các công trình này có bàn luận về các đối tượng trẻ em, người chưa thành niên nhưng chưa tác phẩm nào đề cập đến QCN của phụ nữ trong TPHS Việt Nam Ba là cuốn chuyên khảo của tác giả Lê Lan Chi về bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự bàn luận về các quy định pháp luật và hoạt động của người hành nghề luật trong bảo vệ quyền của phạm nhân nữ trong thi hành án phạt tù [13].

Các nội dung về bảo vệ QCN trong lĩnh vực TPHS được quan tâm nhiều hơn ở cấp độ bài viết trong các tạp chí khoa học chuyên ngành [9, tr 147-154]; [6, tr 12-18]; [83, tr 61-64]; [74], các Hội thảo trong nước va quốc tế, các nghiên cứu đã phân tích và đưa ra những luận cứ khoa học trên nhiều bình diện nhằm

14 chứng minh QCN trong lĩnh vực TPHS cần phải bảo vệ bằng pháp luật hình sự (HS), pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) và pháp luật thi hành án hình sự (THAHS) [52, tr 28-36]; [126]; [111]; [25]; [81] Trong từng ngành luật cụ thể, các công trình khoa học đề cập theo mức độ, phạm vi khác nhau như:

Báo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, đã có nhiều công trình trao đổi về bảo vệ QCN nói chung bằng pháp luật hình sự được công bố từ sách chuyên khảo, luận án tiến sỹ, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học Trong các công trình này, các tác giả nghiên cứu việc bảo vệ QCN qua đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm QCN theo các tội danh được quy định trong BLHS Việt Nam [126]; [124]; [64, tr 31-34]; [101], phân tích các nguyên tắc của BLHS Việt Nam [4]; [98] và các nội dung về hình phạt được nghiên cứu dưới góc độ bảo vệ QCN [108]; [74] cũng như trên phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và nghiên cứu dé xuất hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam [125]; [7] Với quan điểm phụ nữ có day đủ các QCN nói chung do vậy nghiên cứu sinh có thé kế thừa tất cả các kết quả nghiên cứu này cho nội dung bảo vệ QCN cơ bản của phụ nữ băng chế định pháp luật hình sự.

Bao vệ quyền con người bằng pháp luật to tụng hình sự, có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề QCN và bảo vệ QCN có tham khảo các chuẩn mực của pháp luật quốc tế về bảo vệ QCN trong TTHS Các nghiên cứu này đã làm sáng tỏ về mặt nội dung, đặc điểm, tính chất của các QCN trong TTHS Việt

Nam Theo đó tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn [83; tr.61-64] của việc bảo vệ QCN trong TTHS, bàn luận về các nguyên tắc như suy đoán vô tội, Thâm phán và Hội thâm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc suy đoán không phạm tội [82, tr 36-39];

Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 32 1 Những kết quả nghiên cứu được kế thừa -:-2- ¿©cx++c++cx+ecxs 32 2 Những van dé cần được tiếp tục nghiên cứu . -c+sz+cs+cs+zxzss 33 1.4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 222222E2xveccrrrrrtrrrrtke 34

Qua nghiên cứu tông quan tai liệu, công trình khoa học trong và ngoài nước đã hình thành nên hệ thống tri thức khoa học nền tảng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến QCN của phụ nữ trong TPHS cho việc triển khai nghiên cứu đề tài này, nghiên cứu sinh thống nhất các vấn đề sau có thể kế thừa:

Một là, xác định QCN của phụ nữ là tong hợp các QCN phổ quát dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính và các QCN đặc thù, riêng có của phụ nữ xuất phát từ đặc thù giới và nhu cầu giới (nữ giới) của phụ nữ.

Hai là, xác định bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS là bảo vệ những QCN phổ quát và đặc thù, riêng có của phụ nữ khi tham gia vào các giai đoạn của quá trình TTHS với tư cach là người bi hai cũng như người bi buộc tội Trong đó, với tư cách là chủ thể của tội phạm khi tham gia vào quá trình TTHS với các tư cách người bị buộc tội, bị tạm giữ, tạm giam, người bị kết án, phạm nhân phụ nữ được đảm bảo các quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền được tôn trọng về phẩm giá và nhạy cảm giới cũng như sự bảo hộ đối với thiên chức làm mẹ của phụ nữ Mặt khác, khi tham gia TTHS với tư cách là người bị hại, phụ nữ không những được bảo vệ bằng

32 pháp luật về các quyền bảo toản về tính mạng, sức khoẻ, thân thé, tu do ma con được dam bảo quyền tiếp cận công lý trong quá trình giải quyết vụ án, được tôn trọng danh dự, nhân phẩm và thực hiện các quy trình tố tụng có nhạy cảm giới.

Ba là, khẳng định bảo vệ QCN của phụ nữ trong lĩnh vực TPHS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, của việc hiện thực hoá các quy định của hiến pháp về tôn trọng, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bình dang giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.

Trong các công trình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước mà tác giả có cơ hội được tiếp cận, bảo vệ QCN được nghiên cứu theo các hình thức và mức độ khác nhau, trong đó QCN của phụ nữ được đề cập rất hạn chế Đánh giá tổng quan các công trình này cho thấy, mặc dù đã có những sản phẩm khoa học đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu thực trạng pháp luật nhằm bảo vệ QCN nói chung và QCN của phụ nữ nói riêng nhưng những nội dung về lý thuyết và phương thức bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS chưa được bàn luận một cách thấu đáo Từ đó, chưa có công trình nghiên cứu nào hướng đến đề xuất giải pháp mang tính đồng bộ, từ hoan thiện pháp luật đến thực tiễn áp dụng, nhằm bảo vệ QCN của phụ nữ dù là nạn nhân hay là chủ thé của tội phạm khi tham gia vào các giai đoạn của quá trình tổ tụng.

1.3.2 Những van đề cần được tiếp tục nghiên cứu Cho đến nay, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến những vấn đề lý luận về bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS, dé làm rõ những nội dung đã nêu ở trên, luận án cần tiếp tục nghiên cứu và tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Về mặt lý luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ: khái niệm, đặc điểm

QCN của phụ nữ trong TPHS; khái niệm, cơ sở, phương thức và ý nghĩa của việc bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS; vẻ nghiên cứu luật thực định: cần tiếp tục nghiên cứu các quy định về QCN của phụ nữ trong pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự của Việt Nam hiện nay, nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS, từ đó đối sánh và xác định những vấn đề đặt ra đối với hệ

33 thống pháp luật trong lĩnh vực TPHS của Việt Nam tìm ra những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam, những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế, tương đồng với truyền thống pháp luật Việt Nam dé đề xuất hoàn thiện các quy định nhằm bảo vệ QCN của phụ nữ phù hợp với pháp luật quốc tế và yêu cầu cải cách TPHS.

Vẻ mặt thực tiễn, các vấn dé can tiép tục nghiên cứu gốm: luận án cũng cần nghiên cứu, làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành trong lĩnh vực TPHS nhằm bảo vệ QCN của phụ nữ với tư cách là nạn nhân của tội phạm và người phạm tội (theo luật hình sự) hay tư cách người bi hại và người bị buộc tội, bi kết án (theo luật tố tụng hình sự).; tìm ra những hạn chế, VƯỚng mắc làm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện các quy định về bảo vệ QCN trong lĩnh vực này. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật: Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trên cơ sở những phát hiện từ thực trạng, theo yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền, luận án đưa ra những kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS.

1.4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Dé dat được mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

1/ Quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự được hiểu như thé nào? Có khác biệt gì so với quyền con người nói chung trong tư pháp hình sự? Việc bảo vệ quyền con người của phụ nữ được thực hiện như thế nào trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Việt Nam hiện nay?

2/ Quyền con người của phụ nữ trong TPHS được bảo vệ như thế nào trong hệ thong phap luat hinh su, t6 tụng hình sự và thi hành án hình sự Việt Nam? So với chuẩn mực quốc tế thì có những khoảng trống pháp luật nào trong việc công nhận, bảo đảm và bảo vệ các QCN của phụ nữ khi là nạn nhân hay chủ thể của tội phạm tham gia trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?

3/ Có những bat cập, hạn chế nào trong hệ thống pháp luật tư pháp hình sự và thực tiễn áp dụng trong bảo vệ quyền con người của phụ nữ? Những giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS ở Việt Nam hiện nay?

Trên cơ sở các câu hoi, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:

1/ Lý luận về bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự tuy đã được đề cập nhưng chưa hình thành khung lý thuyết hoàn chỉnh, cần phải phát triển và hệ thống.

2/ Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự về bảo vệ quyền con người của phụ nữ còn những khoảng trong và bất cập cần được làm 16.

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3 Đánh giá thực tiễn bảo vệ quyền của bị can/bị cáo là phụ - Luận án tiến sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
Bảng 3.3 Đánh giá thực tiễn bảo vệ quyền của bị can/bị cáo là phụ (Trang 8)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát quan điểm xử ly các vụ án hình sự - Luận án tiến sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát quan điểm xử ly các vụ án hình sự (Trang 123)
Bảng 3.3. Đánh giá thực tiễn bảo vệ quyền của bị can/bị cáo là phụ nữ trong quá trình tham gia to tụng - Luận án tiến sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
Bảng 3.3. Đánh giá thực tiễn bảo vệ quyền của bị can/bị cáo là phụ nữ trong quá trình tham gia to tụng (Trang 125)
Bảng 1: Số liệu hình sự giai đoạn 2010-2019 - Luận án tiến sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
Bảng 1 Số liệu hình sự giai đoạn 2010-2019 (Trang 172)
BC2: Hình phạt 26 tháng tù - Luận án tiến sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
2 Hình phạt 26 tháng tù (Trang 197)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w