Trong chủ nghĩa quốc tế vô sản của C.Mác, đã không có chỗ cho các nhà nước - dân tộc.Bất chấp sự khác biệt về quốc gia, chủng tộc hay văn hóa, giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-TI
ỂU LUẬN MÔN HỌC: XÂY DỰNG ĐẢNG
ĐỀ TÀI: Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh viên: Nguyễn Hoài Thu Trang
Mã số sinh viên: 2055270100
Lớp: Quản lý kinh tế A2 K40
Trang 2Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2021
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4
2 Mục đích và nhiệm vụ 5
2.1 Mục đích 5
2.2 Nhiệm vụ 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Cơ sở lý luận 6
4.2 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN NỘI DUNG 7
I Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản 7
1.Khái niệm về chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa quốc tế vô sản 7
2 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là ý thức về sự thống nhất lợi ích giai cấp của những người vô sản trên toàn thế giới 9
3 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là ý thức về sự thống nhất lợi ích giai cấp của những người vô sản trên toàn thế giới 11
Trang 34 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự thống nhất về mục tiêu quốc tế của giai cấp công nhân với việc họ trở thành giai cấp đại biểu cho lợi ích của dân
tộc 12
5 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự thống nhất nhận thức lý luận về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân 13
6 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự phối hợp hành động cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước trên toàn thế giới 14
II Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam 16
1 Vận dụng, phát triển sáng tạo về lực lượng cách mạng 16
2 Vận dụng, phát triển nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ 16
PHẦN KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa, chủ nghĩa quốc tế hiện đang có được nền tảng hiện thực để bám rễ và phát triển Chúng ta đang đối mặt với một thực tế là: bên cạnh những tương tác giữa các nhà nước, quan hệ quốc tế còn được cấu thành từ mạng lưới quan hệ và trao đổi hoạt động của các chủ thể xuyên quốc gia, các chủ thể phi nhà nước (nonstate actors) đến từ hai khu vực: dân sự và thị trường
Những người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc tế có thể kể đến như I Kant với phương án “hòa bình vĩnh viễn” (Chủ nghĩa thế giới/ Cosmopolitanism - mô hình nhà nước thế giới) hay mô hình xã hội toàn cầu của những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng
Tuy nhiên, chỉ đến C.Mác, chủ nghĩa quốc tế mới thật sự phát triển lên một cấp độ mới về chất Bởi đây là mô hình không dựa vào “nhà nước - dân tộc”, không lấy “nhà nước - dân tộc” làm trung tâm và làm đơn vị của hệ thống - như
đã từng có trước đây Thay vào đó, Ông coi giai cấp vô sản là một chủ thể quan
hệ quốc tế cơ bản Mạng lưới liên kết xuyên quốc gia của những người công nhân sẽ tạo ra sức mạnh để xóa bỏ hệ thống quan hệ quốc tế đương thời vốn lấy nhà nước - dân tộc làm trung tâm Mệnh đề “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã trở thành khẩu hiệu của Quốc tế
Trang 5cộng sản I do C.Mác sáng lập Trong chủ nghĩa quốc tế vô sản của C.Mác, đã không có chỗ cho các nhà nước - dân tộc
Bất chấp sự khác biệt về quốc gia, chủng tộc hay văn hóa, giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có lợi ích giống nhau Họ (giai cấp công nhân) đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, có tính xã hội hóa cao, vượt ra khỏi khuôn khổ nhỏ hẹp được vạch ra bởi các đường biên giới quốc gia, và do đó, họ đối lập với bên kia là giai cấp tư sản - những người đại diện cho quan hệ sản xuất dựa trên tư hữu và được hậu thuẫn bởi nhà nước - dân tộc
Chính vì lẽ đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam ” là đề tài tiểu luận kết thúc học phần Xây Dựng Đảng
2 Mục đích và nhiệm vụ
2.1 Mục đích
Nghiên cứu quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản, từ đó nghiên cứu sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh, giành lại độc lập chủ quyền, xây dựng đất nước
2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích rõ quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản
- Phân tích sự vận dụng quan điểm về chủ nghĩa vô sản của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 6Bài luận nghiên cứu về nội dung quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản và ý nghĩa của nó, sự vận dụng nó vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nội dung quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen,
V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản và nội dung sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Bài luận nghiên cứu trong khoảng thời gian thế kỉ
XX
- Phạm vi không gian: Bài luận nghiên cứu quan điểm của C.Mác –
Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế vô sản trên toàn thế giới và
sự vận dụng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu.
4.1 Cơ sở lý luận
Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài luận sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, so sánh
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
I Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênnin về chủ nghĩa quốc tế
1 Khái niệm về chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa quốc tế vô sản
Trong khoa học chính trị, khái niệm “chủ nhĩa quốc tế”/ (Internationalism) dùng để chỉ quan điểm và thực tiễn của sự hợp tác xuyên/liên quốc gia hoặc hợp tác toàn cầu
Thứ nhất, những người theo quan điểm chủ nghĩa quốc tế cho rằng: loài người có những lợi ích chung vượt qua khuôn khổ về chủng tộc, dân tộc, nhà nước, văn hóa; đơn cử như các lợi ích đến từ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị nhân đạo, tính đa dạng văn hóa, sức khỏe cộng đồng, xóa đói nghèo, chống bất bình đẳng giới Bởi vậy, sự hợp tác vượt qua những ranh giới nói trên để thực hiện những lợi ích chung là một xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại; chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi
Thứ hai, họ cũng cho rằng: hợp tác tạo ra sức mạnh và lợi ích nhiều hơn so với những gì xung đột mang lại Điều này đã được chứng thực bởi trạng thái của các xã hội nằm trong lòng nhà nước - dân tộc (nation-state): các xã hội có liên kết ổn định, hòa bình luôn tốt hơn các xã hội xung đột và chiến tranh Tuy nhiên, sự liên kết và hợp tác như vậy lại chưa được áp dụng thỏa đáng trong môi trường quan hệ quốc tế truyền thống Cho đến nay, quan hệ giữa các nhà nước -dân tộc về cơ bản vẫn mang nặng sắc thái “vô chính phủ”, “tự lực” và “cạnh
Trang 8tranh”…Ý tưởng này của chủ nghĩa quốc tế đã đặt nền móng cho sự hình thành Quốc Hội Liên (trước đó) và Liên Hợp quốc (hiện nay)
Trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa, chủ nghĩa quốc tế hiện đang có được nền tảng hiện thực để bám rễ và phát triển Chúng ta đang đối mặt với một thực tế là: bên cạnh những tương tác giữa các nhà nước, quan hệ quốc tế còn được cấu thành từ mạng lưới quan hệ và trao đổi hoạt động của các chủ thể xuyên quốc gia, các chủ thể phi nhà nước (nonstate actors) đến từ hai khu vực: dân sự và thị trường
Những người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc tế có thể kể đến như I Kant với phương án “hòa bình vĩnh viễn” (Chủ nghĩa thế giới/ Cosmopolitanism - mô hình nhà nước thế giới) hay mô hình xã hội toàn cầu của những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng
Tuy nhiên, chỉ đến C.Mác, chủ nghĩa quốc tế mới thật sự phát triển lên một cấp độ mới về chất Bởi đây là mô hình không dựa vào “nhà nước - dân tộc”, không lấy “nhà nước - dân tộc” làm trung tâm và làm đơn vị của hệ thống - như
đã từng có trước đây Thay vào đó, Ông coi giai cấp vô sản là một chủ thể quan
hệ quốc tế cơ bản Mạng lưới liên kết xuyên quốc gia của những người công nhân sẽ tạo ra sức mạnh để xóa bỏ hệ thống quan hệ quốc tế đương thời vốn lấy nhà nước - dân tộc làm trung tâm Mệnh đề “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã trở thành khẩu hiệu của Quốc tế cộng sản I do C.Mác sáng lập Trong chủ nghĩa quốc tế vô sản của C.Mác, đã không có chỗ cho các nhà nước - dân tộc
Bất chấp sự khác biệt về quốc gia, chủng tộc hay văn hóa, giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có lợi ích giống nhau Họ (giai cấp công nhân) đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, có tính xã hội hóa cao, vượt ra khỏi khuôn khổ nhỏ hẹp được vạch ra bởi các đường biên giới quốc gia, và do đó, họ đối lập với bên kia là giai cấp tư sản - những người đại diện cho quan hệ sản xuất dựa trên tư hữu và được hậu thuẫn bởi nhà nước - dân tộc
Trang 9Đây là cơ sở khách quan để giai cấp vô sản có được chủ nghĩa quốc tế đích thực; điều mà giai cấp tư sản không thể có, bởi tính quy định cố hữu của giai cấp tư sản là “tư hữu” mà không phải là “xã hội”
Cũng theo lôgic trên, để cuộc cách mạng vô sản thành công, đòi hỏi phải có
sự phối hợp quốc tế (toàn thế giới) của những người công nhân Cách mạng vô sản không thể nổ ra ở một nước mà phải diễn ra đồng loạt trong sự tương tác và
hỗ trợ lẫn nhau trên toàn thế giới Ý tưởng này đã thúc đẩy C.Mác khởi xướng một cơ chế phối hợp hành động cho giai cấp vô sản của các nước trên thế giới
-đó chính là Quốc tế Cộng sản I
Như vậy, có thể thấy quan niệm của C.Mác về chủ nghĩa quốc tế khác hẳn với các lý thuyết về quan hệ quốc tế lấy nhà nước - dân tộc làm trung tâm Về thực chất nó là lý thuyết nhằm xóa bỏ hệ thống này để thay vào đó là trao quyền lực cho mạng lưới xuyên quốc gia của giai cấp vô sản nhằm thực hiện một sứ mệnh cao cả là xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, xóa bỏ giai cấp, và dĩ nhiên là xóa bỏ luôn công cụ trấn áp của giai cấp thống trị dưới hình thái nhà nước
Có thể khái quát những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ
nghĩa quốc tế vô sản như sau: “ Sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và đội ngũ của
giai cấp công nhân chính là nội dung cơ bản, nguyên tắc hàng đầu ” Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen thay mặt Liên đoàn những
người cộng sản viết và được công bố vào tháng 3-1848 có lời kết như lời kêu gọi và cũng là mệnh lệnh hành động của tất cả những người vô sản trên thế giới: Công nhân toàn thế giới hãy liên hiệp lại! Đây là điểm mà những người nghiên cứu về chủ nghĩa Mác đều thống nhất khi đề cập đến nội dung của chủ nghĩa quốc tế vô sản
2 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là ý thức về sự thống nhất lợi ích giai cấp của những người vô sản trên toàn thế giới.
Trang 10Ý thức về sự thống nhất này xuất phát trước hết từ địa vị kinh tế xã hội của họ Mác chỉ ra rằng chính phương thức sản xuất đại công nghiệp TBCN là nguyên nhân khách quan của thuộc tính này
“Nói chung, công nghiệp lớn tạo ra ở khắp nơi những quan hệ như nhau giữa các giai cấp xã hội và do đó xóa bỏ tính chất riêng biệt của những dân tộc khác nhau Và sau hết, trong khi giai cấp tư sản của mỗi dân tộc còn duy trì những lợi ích dân tộc riêng biệt thì công nghiệp lớn lại tạo ra một giai cấp cùng
có những lợi ích như nhau trong tất cả các dân tộc, một giai cấp không còn tính riêng biệt dân tộc nữa ”
Lênin đã làm rõ vấn đề này thông qua việc phân tích tính chất xã hội hóa
ở phạm vi thế giới của công nghiệp hiện đại: “Thực vậy, việc sản xuất cho một thị trường rộng lớn ở trong nước và trên thế giới, việc phát triển mối liên hệ thương nghiệp chặt chẽ về mua bán nguyên liệu và vật liệu phụ giữa các miền trong nước và giữa các nước với nhau, bước tiến bộ vĩ đại về kỹ thuật, việc tập trung sản xuất và nhân khẩu trong những xí nghiệp lớn, truyền thống cổ hủ của chế độ gia trưởng bị phá vỡ, lớp dân cư di động được tạo ra, mức nhu cầu và trình độ văn hóa của công nhân được nâng cao, - tất cả những cái đó đều là những nhân tố của quá trình tư bản chủ nghĩa, quá trình làm cho sản xuất ở trong nước ngày càng được xã hội hóa, và do đấy, làm cho người tham gia sản xuất cũng ngày càng được xã hội hóa”
Sự thống nhất đó cũng làm thành nền tảng cho mối liên hệ bình đẳng về lợi ích, tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp chung của giai cấp công nhân ở các quốc gia - dân tộc: “Muốn cho các dân tộc có thể thực sự đoàn kết lại thì họ phải có những lợi ích chung Muốn cho những lợi ích của họ trở thành lợi ích chung thì những quan hệ sở hữu hiện có phải bị thủ tiêu, bởi lẽ những quan hệ
sở hữu hiện có tạo điều kiện cho một số dân tộc này bóc lột một số dân tộc khác; chỉ có giai cấp công nhân là thiết tha với việc thủ tiêu những quan hệ sở hữu hiện tồn Duy chỉ có mình nó mới có thể làm được việc này Giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư sản đồng thời còn có nghĩa là khắc phục tất cả những
Trang 11cuộc xung đột dân tộc và xung đột công nghiệp hiện nay đang sinh ra sự thù hằn giữa các dân tộc Vì vậy mà thắng lợi của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản đồng thời còn là dấu hiệu giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức”
3 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự thống nhất về tư tưởng trong giai cấp công nhân
Mác khẳng định: “Sự thống trị của tư bản là có tính chất quốc tế Chính
vì thế, cuộc đấu tranh của công nhân ở tất cả các nước để tự giải phóng, chỉ có thể thành công được, nếu công nhân cùng nhau đấu tranh chống lại tư bản quốc tế”
Sự thống nhất về tư tưởng có được không phải chỉ từ sự đồng cảm của những người cùng bị tư bản bóc lột, mà còn từ sự phát triển trí tuệ, từ cuộc đấu tranh tư tưởng nội bộ thông qua tranh luận Trong Lời tựa viết cho bản tiếng
Đức của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, tái bản năm 1890, Ph.Ăngghen đã
nhấn mạnh: “Để đạt tới thắng lợi cuối cùng của những nguyên lý đã đề ra trong
“Tuyên ngôn”, Mác chỉ tin tưởng vào sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân, sự phát triển mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang lại”
Nó còn xuất hiện từ sự giáo dục lâu dài, chu đáo và kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân Lênin viết: “ muốn cho cách mạng vô sản thắng lợi thì phải giáo dục lâu dài cho công nhân tinh thần bình đẳng và hữu nghị dân tộc đầy đủ nhất”(6) Lênin còn nói: “Thắng lợi của cách mạng vô sản thế giới đòi hỏi giai cấp công nhân các nước tiên tiến phải hết sức tin cậy lẫn nhau, đoàn kết anh em hết sức chặt chẽ với nhau và phải hết sức nhất trí trong các hành động cách mạng của họ”
Và sự thống nhất ấy có được, còn từ chiều sâu của nhận thức về nhu cầu phát triển của nhân loại: “ đối lập với xã hội cũ cùng với sự bần cùng về kinh
Trang 12tế và sự điên rồ về chính trị của nó đang xuất hiện một xã hội mới mà nguyên tắc quốc tế phải là hòa bình, bởi vì cùng một nguyên tắc giống nhau ngự trị ở tất
cả các dân tộc - lao động!”
4 Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự thống nhất về mục tiêu quốc tế của giai cấp công nhân với việc họ trở thành giai cấp đại biểu cho lợi ích của dân tộc
Đó là sự thống nhất về ý chí và hành động của công nhân Ăngghen viết:
“Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”, một khẩu hiệu công khai tuyên bố tính chất quốc tế của cuộc đấu tranh, và ngày nay, “giai cấp vô sản chiến đấu ở tất cả các nước đều ghi khẩu hiệu đó trên lá cờ của mình”(9) Và theo đó: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã”
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân phù hợp cơ bản về lợi ích và với những xu hướng tiến bộ của vấn đề dân tộc hiện đại Trong Lời tựa cho lần
xuất bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Ý năm 1893, Ăngghen coi
nhiệm vụ giải quyết vấn đề độc lập dân tộc như một tiền đề để giai cấp công nhân thực hiện tốt chủ nghĩa quốc tế: “Không khôi phục lại độc lập và thống nhất cho từng dân tộc thì về phương diện quốc tế, không thể thực hiện được sự đoàn kết của giai cấp vô sản và sự hợp tác hòa bình và tự giác giữa các dân tộc
đó để đạt tới mục đích chung ” Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã phát hiện ra sự gắn bó về lợi ích giữa giai cấp công nhân và các dân tộc trong quá trình đấu tranh để tự giải phóng Từ đó Người đã phát triển khẩu hiệu hành động
chiến lược của Tuyên ngôn thành: Giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức
trên toàn thế giới hãy đoàn kết lại! “Đối lập với thế giới cũ, cái thế giới của áp
bức dân tộc, của sự phân tranh dân tộc hoặc của sự tách biệt giữa các dân tộc, công nhân đưa ra một thế giới mới, một thế giới trong đó những người lao động