1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023

91 8 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh năm 2023
Trường học Cao đẳng Y tế Quảng Ninh
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,68 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Đại cương về bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng (14)
      • 1.1.1. Khái niệm (14)
      • 1.1.2. Phân loại (14)
    • 1.2. Bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng (16)
      • 1.2.1. Nạn nhân, đối tượng và lý do gây hấn trong môi trường lâm sàng (16)
      • 1.2.2. Bản chất của bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng (18)
      • 1.2.3. Thực trạng bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng (19)
    • 1.3. Khung nghiên cứu (28)
    • 1.4. Địa điểm nghiên cứu (29)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (30)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (30)
    • 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (30)
    • 2.5. Các biến số nghiên cứu (31)
    • 2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (33)
    • 2.7. Phân tích phân tích số liệu (35)
    • 2.8. Vấn đề đạo dức trong nghiên cứu (35)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu (36)
    • 3.2. Thực trạng bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (37)
    • 3.4. Ứng phó của sinh viên điều dưỡng với bạo lực (44)
    • 3.5. Tác động của bạo lực đến sinh viên (50)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (55)
    • 4.1. Đặc điểm chung (55)
    • 4.2. Thực trạng bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng (55)
    • 4.3. Cách ứng phó của sinh viên với bạo lực (59)
    • 4.4. Tác động của bạo lực (61)
    • 4.5. Hạn chế của nghiên cứu (64)
  • KẾT LUẬN (3)
    • 1. Thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng (65)
    • 2. Ứng phó của sinh viên với bạo lực trong môi trường lâm sàng (65)
    • 3. Tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên (65)

Nội dung

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra mức độ phổ biến, các yếu tốliên quan và tác động của bạo lực lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng.1 Mô tả thực trạng bạo lực trong môi trường lâm

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: các sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Ninh

-Tiêu chuẩn chọn: những sinh viên đã hoàn thiện ít nhất 01 khóa thực tập lâm sàng tại các cơ sở thực hành lâm sàng của Trường.

-Tiêu chuẩn loại trừ: các sinh viên không đồng ý tham gia.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ 12/2022 - 10/2023, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 4 - 6/2023 Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Cao đẳng Y tế QuảngNinh.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu tuân thủ hướng dẫn STROBE cho các nghiên cứu cắt ngang.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu: áp dụng công thức cho 1 tỷ lệ trong quần thể Áp dụng cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ theo hướng dẫn của WHO.

Trong đó: n là số lượng sinh vên điều dưỡng Z(1-α/2) là giá trị Z thu được từ bảng

Z tương ứng với giá trị α; trong nghiên cứu này lấy α = 0,05 với Z(1-α/2) = 1,96. p: ước lượng tỷ lệ bạo lực nơi trong môi trường lâm sàng của điều dưỡng, do chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở Việt Nam trước đây nên chọn p = 0.5 để có p(1-p) là lớn nhất d là mức sai số tuyệt đối, trong nghiên cứu này chọn d= 0,07.

Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu là 196 sinh viên.

Chọn mẫu: Tổng số sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Trường Cao Đẳng

Y tế Quảng Ninh đã hoàn thiện ít nhất 1 vòng thực tập lâm sàng trong thời gian từ 5-6/2023 là 248 sinh viên, trừ đi 30 sinh viên tham gia thử nghiệm công cụ, số sinh viên còn lại là 218 Do cỡ mẫ u và quần thể chênh nhau không quá lớn nên áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ Toàn bộ 218 sinh viên điều dưỡng đáp ứng trong tiêu chuẩn lựa chọn hoàn thiện phiếu khảo sát.

Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

TT Biến số Định nghĩa

1 Giới Giới tính khi sinh chia thành: Nam và nữ

2 Tuổi Tuổi tính đến năm 2023

3 Năm học Sinh viên đang học năm thứ mấy

4 Đào tạo bạo lực Là việc sinh viên đã được đào tạo/tập huấn về kiểm soát bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng chưa

Bảng 2.2 Các biến số mô tả tình trạng bạo lực nơi làm việc

TT Biến số Định nghĩa/cách tính

Là việc sinh viên bị tấn công bạo lực thể chất trong

1 Bạo lực thể chất kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Là việc sinh viên gặp ít nhất 1 trong các loại bạo

2 Bạo lực phi thể chất lực lời nói, bắt nạt, quấy rối tình dục, kỳ thị dân tộc trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Là việc sinh viên gặp ít nhất 1 trong các loại bạo

3 Bạo lực chung lực thể chất, phi thể chất (lời nói, bắt nạt, quấy rối tình dục, kỳ thị dân tộc/tôn giáo).

4 Đối tượng gây ra bạo Là đối tượng đã gây ra BL thể chất/phi thể chất cho lựcsinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

TT Biến số Định nghĩa/cách tính

5 Tần suất bị bạo lực Là mức độ thường xuyên sinh viên bị BL phi thể phi thể chất chất trong trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Là những vấn đề sức khỏe mà sinh viên gặp phải

6 Tác động của bạo lực sau khi bị bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Bảng 2.3 Các biến số mô tả cách ứng phó của sinh viên với bạo lực

TT Biến số Định nghĩa/cách tính

1 Phản ứng/ứng phó của sinh Là cách thức mà sinh viên đã ứng phó khi bị viên với bạo lực bạo lực thể chất/ phi thể chất

2 Báo cáo về bạo lực Là việc sinh viên có báo cáo sau khi bị bạo lực thể chất/ phi thể chất không

3 Lý do không báo cáo về Là lý do tại sao sinh viên không báo cáo sau bạo lực khi bị bạo lực thể chất/ phi thể chất

Bảng 2.4 Các biến số mô tả tác động của bạo lực đến sinh viên

TT Biến số Định nghĩa/cách tính

1 Tác động đến cảm xúc Là tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đến cảm xúc cá nhân của sinh viên

2 Tác động đến quá trình học Là tác động của bạo lực trong môi trường lâm tập sàng đến quá trình học tập của sinh viên

3 Tác động đến thực hành Là tác động của bạo lực trong môi trường lâm chăm sóc sàng thực hành chăm sóc của sinh viên

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

Bộ công cụ gồm 3 phần:

-Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, trình độ, …

- Phần 2: Bộ công cụ đánh giá tình trạng bạo lực của sinh viên trong môi trường lâm sàng được xây dựng dựa trên 02 thang đo: thang đo “Survey Questionnaire Workplace Violence in the Health Sector” được biên soạn bởi 04 tổ chức: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Dịch vụ Công Quốc tế (PSI) và Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) [41]; thang đo do Zhu L và cộng sự xây dựng [74] Thang đo gồm 02 phần (BL thể chất và BL phi thể chất) các câu hỏi để đánh giá trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng về tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng sau 1 vòng thực tập tính đến thời điểm tham gia khảo sát Phần mô tả về bạo lực thể chất gồm 06 câu hỏi Phần mô tả về bạo lực phi thể chất gồm 18 câu hỏi, với 04 loại gồm bạo lực bằng lời nói, bắt nạt/ăn hiếp, quấy rối tình dục và kỳ thị chủng tộc/tôn giáo Sinh viên bị bạo lực khi gặp ít nhất 1 trong các loại bạo lực thể chất, phi thể chất (lời nói, bắt nạt, quấy rối tình dục …).

-Phần 3: Thang đo đánh giá tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng được xây dựng dựa trên thang đo của Deirdre Hewett [50] và của Amoo S.A cùng cộng sự [4] Các tác động được đề cập ở 03 lĩnh vực: cảm xúc cá nhân, quá trình học tập và hoạt động chăm sóc Mức độ xuất hiện các vấn đề gồm 04 mức: Không bao giờ xuất hiện, hiếm khi xuất hiện (Occasionally), thỉnh thoảng xuất hiện (Sometime), thường xuyên xuất hiện Dựa trên điểm trung bình của thang đo tác động của bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng được chia thành 04 loại: 1 = không ảnh hưởng; > 1- < 2 ảnh hưởng thấp, 2 – 3 ảnh hưởng mức trung bình; > 3 – 4 ảnh hưởng mức độ cao.

Các bộ công cụ được sử dụng làm tham chiếu cho việc xây dựng thang đo trong nghiên cứu này được công bố trên tạp chí theo hệ thống truy cập mở (Creative

Commons (CC BY)) Nhóm tác giả cam kết đã tuân thủ đúng các quy định về chính sách truy cập mở Công cụ sử dụng cho nghiên cứu có bản gốc bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt bởi 1 tiến sĩ điều dưỡng tốt nghiệp từ một trường đại học của Thái Lan, đã có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu > 5 năm, đã có các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín.

Sau khi được chuyển ngữ, bộ công cụ được gửi đến 02 điều dưỡng và 01 giảng viên đều đã có kinh nghiệm trên 5 năm hướng dẫn sinh viên thực hành lâm sàng để kiểm tra tính giá trị Chỉ số giá trị nội dung của thang đo có thể được tính cho từng tiểu mục (item-level CVIs (I-CVIs)) và của cả thang đo (overall scale CVI (S-CVI)). I-CVI thể hiện tỷ lệ đồng ý về mức độ liên quan của từng mục I-CVI của mỗi tiểu mục được tính bằng trung bình cộng điểm sau mã hóa của 03 chuyên gia (phụ lục 2). S-CVI được định nghĩa là “tỷ lệ của tổng số mục được đánh giá là có nội dung hợp lệ” hoặc “tỷ lệ các mục trên một công cụ đạt được xếp hạng 3 hoặc 4 bởi các chuyên gia” S-CVI được tính qua giá trị UA (universal agreement) - tính thống nhất của các chuyên gia về mỗi tiểu mục Nếu tất cả điểm sau mã hóa của 01 chuyên gia là 1 thì

UA = 1, nếu 1 trong số các câu trả lời của 03 chuyên gia có điểm sau mà hóa là 0 thì

UA = 0 S-CVI là điểm trung bình cộng giá trị UA của các tiểu mục Kết quả kiểm định cho thấy giá trị I-CVI của 04 tiểu mục (04 câu hỏi) < 0,875, các câu hỏi này bị loại khỏi bộ công cụ Sau khi loại 04 câu hỏi này kết quả kiểm định cho thấy giá trị I- CVI của tất cả các tiểu mục đều =1 và giá trị SCVI =1 (phụ lục 3) Như vậy có thể thấy thang đo sử dụng trong nghiên cứu này đảm bảo tính giá trị nội dung tương đối.

Sau khi bộ công cụ được kiểm tra tính giá trị nội dung, bộ công cụ tiếp tục được gửi tới 30 sinh viên của Trường cao đẳng Y tế Quảng Ninh để kiểm tra độ tin cậy Áp dụng phương pháp test và retest (thời gian gửi phiếu cách nhau 07 ngày) để kiểm tra độ tin cậy Sử dụng phân tích tương quan biến tổng điểm của thang đo giữa

2 lần phỏng vấn để đánh giá độ tin cậy Kết quả phân tích cho thấy hệ số Kappa 0,963 đảm bảo độ tin cậy của thang đo (Phụ lục 4).

2.6.2 Ph ươ ng pháp thu th ậ p s ố li ệ u Điều tra viên đọc từng câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu, giải thích những từ ngữ mà đối tượng không rõ Điều tra viên chỉ giải thích câu hỏi, không gợi ý trả lời.

Sử dụng ứng dụng Kobotool Box để h ỗ trợ điều tra.

Phân tích phân tích số liệu

Dữ liệu chúng tôi thu thập thông qua ứng dụng Kobotool Box đã được xuất sang Microsoft Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 trước khi phân tích.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời cũng như các đặc điểm của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng Các biến phân loại được biểu thị dưới dạng tần suất và tỷ lệ phần trăm Sử dụng giá trị χ 2 test để kiểm định sự khác biệt về tình trạng bạo lực giữa các nhóm sinh viên.

Vấn đề đạo dức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu được thông qua và đồng ý của Hội đồng khoa học thông qua đề cương nghiên cứu, Hội đồng đạo đức của (Số 937 /GCN-HĐĐĐ) Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo và quyết định tự nguyện tham gia vào nghiên cứu hay không Các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác và hoàn toàn được giữ bí mật.Kết quả từ nghiên cứu này không gây ra tổn hại nào đến đối tượng nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n!8)

Biến số Đặc tính Số lượng Tỷ lệ %

Năm thứ 3 88 40,4 Đã được đào tạo về Có 122 60 kiểm soát bạo lực Không 96 40

Trong tổng số 218 đối tượng nghiên cứu thì sinh viên năm thứ 2 có 130(59,6%), năm thứ 3 có 88 (40,4%) Tỷ lệ giới tính là 79,4% (nữ) so với 20,6% (nam) phù hợp với tỷ lệ tổng số học sinh đăng ký tham gia các chương trình học tại trường.Trong tổng số 218 đối tượng nghiên cứu có tới 60% sinh viên đã biết về tình trạng bạo lực, 40% sinh viên chưa biết về tình trạng bạo lực.

Thực trạng bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Bạo lực thể chất Bạo lực phi thể chất Bạo lực Chung

Biểu đồ 3.1 Tình trạng bạo lực của sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (n!8)

Bạo lực chung là khi sinh viên gặp ít nhất 1 trong các loại bạo lực: bạo lực thể chất, bạo lực lời nói, bắt nạt/ăn hiếp, lạm dụng tình dục, kỳ thị tôn giáo/dân tộc Tổng có 69/218 = 31,7% sinh viên bị bạo lực Bạo lực phi thể chất là khi sinh viên gặp nhất

1 trong các loại bạo lực: bạo lực lời nói, bắt nạt/ăn hiếp, lạm dụng tình dục, kỳ thị tôn giáo/dân tộc Tổng có 63/218 = 31,2% sinh viên bị bạo lực.

Bảng 3.2 Tình trạng Bạo lực phi thể chất của sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (n!8)

Loại bạo lực Số lượng Tỷ lệ %

Bạo lực lời nói Bắt nạt/ăn hiếp Lạm dụng tình dục

Tỷ lệ sinh viên bị bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng chủ yếu gặp phải là tình trạng bạo lực về lời nói chiến 28,9%, tình trạng bắt nạt/ăn hiếp chiếm 14,2%, bạo lực về thể chất và bạo lực về quấy rối tình dục chiếm 1,8%.

Bảng 3.3 Tần suất xuất hiện các loại hình bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất của sinh viên (tính theo tỷ lệ %)

Bạo lực Bạo lực Bắt nạt, Quấy rối Tần suất thể chất lời nói ăn hiếp tình dục

Bạo lục bằng lời nói là phổ biến nhất, với 73% thỉnh thoảng xảy ra, 23,8% đôi khi và một tỷ lệ nhỏ trong số đó xảy ra thường xuyên hoặc liên tục 1,6% Bắt nạt xuất hiện ít thường xuyên hơn, với phần lớn các trường hợp 54,8% thỉnh thoảng xảy ra, trong khi 38,7% đôi khi xảy ra Về quấy rối tình dục, tất cả các trường hợp được báo cáo chỉ thỉnh thoảng xảy ra (100%)

Bảng 3.4 Số lượng loại bạo lực mà sinh viên trải nghiệm trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (n!8)

Số lượng Số lượng Tỷ lệ %

Bảng trên cho thấy trong số 69 sinh viên bị bạo lực có 14,2% số sinh viên bị 02 loại bạo lực và 0,5% sinh viên có trải nghiệm bị 3 loại bạo lực.

Bảng 3.5 Đối tượng gây ra bạo lực thể chất sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 4 sinh viên) Đối tượng Số lượng Tỷ lệ %

Người bệnh và thân nhân người bệnh là nhóm người gây ra bạo lực thể chất chủ yếu cho sinh viên Mặc dù vậy vẫn có 1 ca bạo lực ở sinh viên do nhân viên y tế là người gây ra.

Bảng 3.6 Đối tượng gây ra bạo lực bằng lời nói đối với sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 63 sinh viên) Đối tượng Số lượng Tỷ lệ %

Nhân viên y tế là với tỷ lệ lên tới 84,1%. cho sinh viên với tỷ đối tượng chủ yếu gây ra bạo lực lời nói đối với sinh viên Thân nhân người bệnh là nhóm thứ hai hay gây ra bạo lực lệ là 33,3%; tiếp theo là người bệnh với tỷ lệ 31,7%.

Bảng 3.7 Đối tượng bắt nạt, ăn hiếp đối với sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 31 sinh viên) Đối tượng Số lượng Tỷ lệ %

Nhân viên y tế là đối tượng chủ yếu bắt nạt, ăn hiếp sinh viên trong quá trình thực tập lâm sàng với tỷ lệ lên tới 87,1% cao hơn rất nhiều so với thân nhân người bệnh chỉ có 29% và người bệnh là 19,4% Giảng viên hướng dẫn lâm sàng cũng là nhóm người tham gia bắt nạt với tỷ lệ là 19,4%.

Bảng 3.8 Đối tượng quấy rối tình dục sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 4 sinh viên) Đối tượng Số lượng Tỷ lệ %

Khác 1 25,0 Đối tượng quấy rối tình dục chủ yếu đối với sinh viên trong quá trình thực tập là nhân viên y tế.

Bảng 3.9 So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo nhóm tuổi (n!8)

Có bị bạo lực Không bị bạo lực Giá trị p

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % (χ 2 test)

Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng bị bạo lực với tuổi của sinh điều dưỡng.

Bảng 3 10 So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo giới tính (n!8)

Giới Có bị bạo lực Không bị bạo lực OR và Giá trị p

(χ 2 test) tính Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 95%CI

Kết quả cho thấy sinh viên nữ bị bạo lực cao hơn sinh viên nam Mức chênh này qua giá trị độ lớn của OR lên tới 13.

Bảng 3 11 So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo năm học (n!8)

Có bị bạo lực Không bị bạo lực

OR và Giá trị p Năm học

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 95%CI (χ 2 test)

Bảng 3.12 So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo kinh nghiệm đào tạo về bạo lực (n!8) Đạo tạo về Có bị bạo lực Không bị bạo lực OR và Giá trị p bạo lực Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 95%CI (χ 2 test)

Chưa tìm thấy mối liên hệ giữa kinh nghiệm đào tạo về kiểm soát bạo lực với tình trạng bạo lực.

Bảng 3.13 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo nhóm tuổi (n!8)

Có bị bạo lực Không bị bạo lực Giá trị p

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Chưa tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với tình trạng bạo lực phi thể chất của sinh viên.

Bảng 3 14 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo giới tính (n!8)

Giới Có bị bạo lực Không bị bạo lực OR và Giá trị p tính Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 95%CI (χ 2 test)

Tỷ lệ sinh viên nữ đã có trải nghiệm bạo lực là 38,2% cao hơn nhiều so với nam giới chỉ có 4,4% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3 15 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo năm học (n!8)

Có bị bạo lực Không bị bạo lực

OR và Giá trị p Năm học

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Các sinh viên năm thứ 3 có tỷ lệ bạo lực là 35,2% cao hơn so với năm thứ 2 chỉ có 28,5% Mặc dù vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với giá trị p 0,05.

Ứng phó của sinh viên điều dưỡng với bạo lực

Bảng 3.17 Cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực thể chất

(Số lượng: 4 sinh viên bị bạo lực thể chất)

Phương pháp ứng phó Số lượng %

Cố gắng tự vệ bản thân, cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho thủ phạm 3 75

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ an ninh bệnh viện và hoặc những

Chia sẻ với gia đình, bạn bè, người yêu 1 25

Chia sẻ với giảng viên hướng dẫn lâm sàng 1 25

Chia sẻ với thầy, cô giáo ở Trường 1 25

Chia sẻ với nhân viên y tế bệnh viện 1 25

Chia sẻ trạng thái cảm xúc trên mạng xã hội 1 25

Sử dụng rượu/bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích để

Uống thuốc an thần để giảm căng thẳng 1 25

Xin nghỉ học tạm thời 1 25

Không có phản ứng gì 1 25

Sinh viên đã sử dụng nhiều biện pháp để úng phó khi bị bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng về thể chất Trong số đó, phương pháp được áp dụng nhiều nhất cố gắng tự vệ bảo vệ bản thân và giải thích cho đối tượng hiểu (75%) Mặc dù vậy vẫn còn sinh viên cũng không có phản ứng gì khi đối diện với bạo lực thể chất do đối tượng gây ra (25%).

Bảng 3 18 Cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân người bệnh gây ra (Số lượng: 35)

Phương pháp ứng phó Số lượng %

Cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho thủ phạm 26 74,3

Chia sẻ với gia đình, bạn bè, người yêu 10 28,6

Chia sẻ với giảng viên hướng dẫn lâm sàng 9 25,7

Không có hành động gì 9 25,7

Tranh luận trực tiếp với người gây ra bạo lực 7 20

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ an ninh bệnh viện và hoặc những

Chia sẻ với thầy, cô giáo ở Trường 3 8,6

Chia sẻ với nhân viên y tế bệnh viện 3 8,6

Chia sẻ trạng thái cảm xúc trên mạng xã hội 2 5,7

Uống thuốc an thần để giảm căng thẳng 1 2,9

Kết quả cho thấy khi bị bạo lực về lời nói do người bệnh và người nhà gây ra thi hầu hết sinh viên cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích (74,3%), bên cạnh đó là sinh viên chia sẻ gia đình, bạn bè và giảng viên hướng dẫn sàng (28,6%; 25,7%) Bên cạnh đó là vẫn còn một số sinh viên không có hành động gì (25,7%), không có sinh viên nào tìm kiếm sự giúp đỡ của anh ninh bệnh viện và sử dụng chất kích thích.

Bảng 3 19 Cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực phi thể chất do giảng viên và nhân viên y tế gây ra (số lượng = 63)

Phương pháp ứng phó Số lượng Tỷ lệ

Cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho thủ phạm 33 52,4

Không có hành động gì 20 31,7

Chia sẻ với giảng viên hướng dẫn lâm sàng 17 27,0

Chia sẻ với gia đình, bạn bè, người yêu 13 20,6

Tranh luận trực tiếp với người gây ra bạo lực 7 11,1

Chia sẻ với thầy, cô giáo ở Trường 6 9,5

Chia sẻ với nhân viên y tế bệnh viện 1 1,6

Chia sẻ trạng thái cảm xúc trên mạng xã hội 1 1,6

Uống thuốc an thần để giảm căng thẳng 1 1,6

Kết quả cho thấy khi bị bạo lực về lời nói do giảng viên và nhân viên y tế gây ra thi hầu hết sinh viên cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích (52,4%), bên cạnh đó là sinh viên chia sẻ gia đình, bạn bè và giảng viên hướng dẫn sàng (20,6%; 27%) Bên cạnh đó là vẫn còn một số sinh viên không có hành động gì (31,7%), không có sinh viên nào tìm kiếm sự giúp đỡ của anh ninh bệnh viện và sử dụng chất kích thích.

Bảng 3.20 Tình trạng báo cáo bạo lực tại nơi thực tập

Bạo lực phi thể chất Bạo lực phi thể chất

Tình Bạo lực thể chất do người bệnh và do người hướng dẫn trạng người nhà lâm sàng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Khi bị bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng hầu hết sinh viên không báo cáo tình trạng xảy ra cho.

Bảng 3.21 Lý do không báo cáo việc bị bạo lực thể chất (Số lượng: 4)

Lý do không báo cáo Số lượng Tỷ lệ %

Chưa đủ quan trọng để báo cáo 4 100

Sợ bị trả thù, tiếp tục bị bạo lực 1 25

Không biết báo cáo cho ai và làm thế nào để báo cáo 1 25 Đó là một phần của quá trình thực tập lâm sàng hoặc

Không có hành động/phản ứng nào được thực hiện khi

1 25 tôi báo cáo Được khuyên rằng nên chấp nhận việc bị bạo lực trong

Là nỗi tủi nhục, xấu hổ nên không muốn cho ai biết 1 25

Không có ai động viên trình báo sự việc 1 25 Đó là lỗi của tôi 1 25

Bảng 3 22 Lý do không báo cáo về việc bị bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân gây ra (Số lượng: 27)

Lý do không báo cáo Số lượng Tỷ lệ (%)

Không có hành động/phản ứng nào được

27 100 thực hiện khi tôi báo cáo

Không có ai động viên trình báo sự việc 27 100 Được khuyên rằng nên chấp nhận việc bị bạo

26 96,3 lực trong môi trường lâm sàng Đó là lỗi của tôi 26 96,3

Là nỗi tủi nhục, xấu hổ nên không muốn cho

Không biết báo cáo cho ai và hoặc làm thế nào để báo cáo 22 81,5

Sợ bị trả thù, tiếp tục bị bạo lực 21 77,8 Đó là một phần của quá trình thực tập lâm sàng hoặc nghề nghiệp 20 74,1

Chưa đủ quan trọng để báo cáo 7 25,9

100% số sinh viên bị bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân gây ra không khai báo cho rằng không có hành động/phản ứng nào được thực hiện khi họ báo cáo và không có ai động viên trình báo sự việc Lý do tiếp theo sinh viên đưa ra giải thích cho việc không báo cáo là vì họ được khuyên rằng nên chấp nhận việc bị bạo lực trong môi trường lâm sàng Ngoài ra cũng có tới 96,3% sinh viên cho rằng đó là lỗi của họ và 92,6% cho rằng bị bạo lực là nỗi tủi nhục, xấu hổ nên không muốn cho ai biết.

Bảng 3 23 Lý do không báo cáo về việc bị bạo lực phi thể chất do nhân viên y tế và giảng viên hướng dẫn lâm sàng gây ra (Số lượng: 52)

Lý do không báo cáo Số lượng Tỷ lệ (%) Đó là lỗi của tôi 51 98,1

Là nỗi tủi nhục, xấu hổ nên không muốn cho

50 96,2 ai biết Được khuyên rằng nên chấp nhận việc bị bạo

49 94,2 lực trong môi trường lâm sàng

Không có hành động/phản ứng nào được

48 92,3 thực hiện khi tôi báo cáo

Không có ai động viên trình báo sự việc 48 92,3 Đó là một phần của quá trình thực tập lâm

Không biết báo cáo cho ai và hoặc làm thế nào để báo cáo 46 88,5

Sợ bị trả thù, tiếp tục bị bạo lực 41 78,8

Chưa đủ quan trọng để báo cáo 21 40,4

Kết quả cho thấy 98,1% số sinh viên không báo cáo khi bị bạo lực phi thể chất do giảng viên và nhân viên y tế tham gia hướng dẫn lâm sàng vì cho rằng đó là lỗi của họ 96,2% sinh viên cũng cho rằng đó nỗi tủi nhục, xấu hổ nên không muốn cho ai biết Cũng có tới 94,2% số sinh viên khai báo được khuyên rằng nên chấp nhận việc bị bạo lực trong môi trường lâm sàng Ngoài ra, 92,3% sinh viên cho rằng nếu họ có báo cáo thì cũng không có hành động/phản ứng nào được thực hiện.

Tác động của bạo lực đến sinh viên

Bảng 3 24 Thứ hạng các tác động của bạo lực đến sinh viên về cảm xúc (Số lượng: 69 sinh viên báo cáo bị bạo lực gồm cả thể chất và phi thể chất)

Các tác động xuất thoảng xuất xuyên xuất xuất hiện hiện hiện hiện

Nghi ngờ giá trị bản thân 50,7 14,5 27,5 7,2

Cảm giác không an toàn 37,7 26,1 29,0 7,2

Nghiên cứu xác nhận bạo lực trong môi trường lâm sàng đã gây ra ít nhất 10 tác động về mặt cảm xúc đên sinh viên, mặc dù mức độ và tần suất khác nhau giữa các sinh viên Trong đó cảm xúc xuất hiện hiện nhiều nhất là căng thẳng (53,5% thỉnh thoảng xuất hiện; 15,9% thường xuyên xuất hiện), tiếp theo là tức giận (49,3% thỉnh thoảng xuất hiện; 10,1% thường xuyên xuất hiện), chán nản (46,1% thỉnh thoảng xuất hiện; 14,5% thường xuyên xuất hiện) Các cảm xúc ít xuất hiện hơn gồm cảm giác không an toàn, nghi ngờ giá trị bản thân và cảm thấy xấu hổ.

Bảng 3 25 Thứ hạng các tác động của bạo lực đến sinh viên về học tập (Số lượng: 69 sinh viên báo cáo bị bạo lực gồm cả thể chất và phi thể chất)

Các tác động xuất thoảng xuất xuyên xuất xuất hiện hiện hiện hiện

Không muốn tiếp tục đi

40,6 20,3 31,9 7,2 thực hành lâm sàng Động lực học tập, ý thức

52,2 17,4 26,1 4,3 thành tích cá nhân giảm sút

Không biết có hoàn thành

Giảm lòng tự trọng đối với

Xin vắng mặt, nghỉ học tạm

Có ý định bỏ nghề điều

31,9 30,4 26,1 11,6 dưỡng Ảnh hưởng tiêu cực đến kết

Ngại thực hiện các hoạt

49,3 17,4 29,0 4,3 động thực hành tay nghề

Hạn chế giao tiếp với nhân

43,5 30,4 21,7 4,3 viên y tế và giảng viên

Có ý định bỏ nghề điều dưỡng tác động lớn nhất đến sinh viên sau khi bị bạo lực khi mà có đến 11,6% sinh viên thường xuyên có ý nghĩ này Các tác động tiếp theo bao gồm: giảm lòng tự trọng đối với nghề nghiệp; không muốn tiếp tục đi thực hành lâm sàng, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.

Bảng 3 26 Thứ hạng các tác động của bạo lực đến hoạt động chăm sóc (Số lượng: 69 sinh viên báo cáo bị bạo lực gồm cả thể chất và phi thể chất)

Các tác động xuất thoảng xuất xuyên xuất xuất hiện hiện hiện hiện Ảnh hưởng tiêu cực đến

52,2 26,1 15,9 5,8 cách làm việc với Ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu

Hạn chế thực hiện các hành

Hạn chế giao tiếp với người

Không tự tin khi thực hiện

Ngại kiểm tra các yêu cầu

Ngại kiểm tra các yêu cầu chăm sóc khi không chắc chắn là tác động mạnh nhất của bạo lực đến hoạt động chăm sóc với 7,2% sinh viên thường xuyên và 14,5% sinh viên thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác này Các tác động tiếp theo bao gồm ảnh hưởng tiêu cực đến cách làm việc với người khác và không tự tin khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc người bệnh.

Cảm xúc Học tập Chăm sóc

Biểu đồ 3 2 Điểm trung bình theo nhóm tác động của bạo lực đến sinh viên (Số lượng: 69 sinh viên bị bạo lực gồm cả thể chất và phi thể chất)

Kết quả cho thấy bạo lực ảnh hưởng nhiều nhất đến cảm xúc của sinh viên với điểm trung bình là 2,2 điểm Tác động của bạo lực đến hoạt động chăm sóc người bệnh và hoạt động học tập là ngang bằng với điểm trung bình là 1,9 điểm.

Bảng 3 27 Phân loại tác động của bạo lực đến cảm xúc của sinh viên

Tác động của bạo lực Số lượng Tỷ lệ %

Bảng 3 28 Phân loại tác động của bạo lực đến học tập của sinh viên

Tác động của bạo lự c Số lượng Tỷ lệ %

Bảng 3 29 Phân loại tác động của bạo lực đến hành vi chăm sóc của sinh viên (số lượng 69 sinh viên)

Tác động của bạo lực Số lượng Tỷ lệ %

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 218 sinh viên Điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh chủ yếu là sinh viên năm thứ 2 (130 sinh viên) và năm thứ 3 (88 sinh viên) Điều này phù hợp với sinh viên các trường Cao đẳng Y tế trong toàn quốc vì các sinh viên trường Cao đẳng Y đào tạo về điề u dưỡng bắt đầu đi thực tập lâm sàng bắt đầu vào cuối năm thứ nhất và chủ yếu thực tập lâm sàng vào năm thứ 2 và năm thứ 3.

Về giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần sinh viên giới tính là nữ chiếm 79,4% (173/218) và nam chiếm tỷ lệ là 20,6% (45/218) trong đó năm thứ 2 có

34 nam, 96 nữ; năm thứ 3 có 11 nam, 77 nữ Kết quả này có thể do đặc thù ngành học là điều dưỡng Khi nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học ở sinh viên điều dưỡng,nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh viên nữ luôn cao hơn so với sinh viên nam [32], [38].

Thực trạng bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng

Thực trạng bạo lực của sinh viên trong quá trình thực tập lâm sàng là một vấn đề đáng báo động Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạo lực trong môi trường bệnh viện là một vấn đề phổ biến, trong đó nạn nhân chủ yếu là nhân viên y tế, bao gồm cả sinh viên y khoa và điều dưỡng[68] Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tần suất bạo lực trong môi trường lâm sàng ở sinh viên điều dưỡng cũng như cách sinh viên ứng phó với bạo lực và tác động của bạo lực đến cảm xúc, đến học tập và thực hành chăm sóc của sinh viên điều dưỡng.

Trong nghiên cứu này, đã có 31,7% trong tổng số 218 sinh viên điều dưỡng cho biết đã trải nghiệm bị bạo lực ít nhất một lần trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất.Các tài liệu hiện có cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ bạo lực trong môi trường lâm sàng ở sinh viên điều dưỡng Trong một nghiên cứu ở Vương quốc Anh, gần một nửa số sinh viên tham gia (42,18%) cho biết họ đã từng bị bắt nạt/quấy rối trong năm trước khi thực tập lâm sàng Ở Nam Phi, bạo lực bằng lời nói (lạm dụng bằng lời nói, đe dọa, la hét và gọi tên) được báo cáo nhiều lên tới 65% [65] Ở Ả-rập Xê-út, hơn 83,8% trong số 130 sinh viên đã trải qua các hình thức bắt nạt khác nhau [51], và ở Ai Cập, một nửa trong số 95 sinh viên điều dưỡng đã bị bắt nạt trong quá trình học lâm sàng từ 2 đến 3 lần do kỹ năng giao tiếp không hiệu quả

[20] Kết quả của một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở Hồng Kông [38] cho thấy 30,3% sinh viên từng bị bạo lực lâm sàng trong quá trình giáo dục.

Khoảng cách giữa phát hiện của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trong cùng thời kỳ về tỷ lệ sinh viên bị BL trong môi trường thực hành lâm sàng có thể được lý giải bởi một số lý do Trước tiên, một nguyên nhân có thể là sự không đồng nhất về công cụ đo lường trong các cuộc điều tra khác nhau Các nghiên cứu khác nhau có thể sử dụng các công cụ đo lường khác nhau để xác định tỷ lệ sinh viên bị bạo lực, dẫn đến sự khác biệt trong kết quả Thứ hai, sự khác biệt cũng có thể do thời gian hồi cứu trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng về bạo lực Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét thời gian hồi cứu trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (khoảng 2-4 tuần trước phỏng vấn) Điều này có thể khác biệt so với nhiều nghiên cứu khác có thời gian hồi cứu là 12 tháng [38], [51], [65] Thời gian hồi cứu càng dài thì tỷ lệ bị bạo lực càng tăng Các khác biệt về các yếu tố được kiểm soát cũng có thể tạo ra sự không tương đồng trong kết quả của nghiên cứu Các bằng chứng đã chỉ ra rằng môi trường làm việc trong bệnh viện/khoa tâm thần và khoa cấp cứu có nguy cơ bị bạo lực cao nhất [74] Cuối cùng, sự không đồng nhất có thể liên quan đến sự khác biệt trong môi trường chăm sóc sức khỏe, văn hóa cũng như nhận thức hoặc định nghĩa về bạo lực giữa những cá nhân và nền văn hóa khác nhau Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến cách mà bạo lực được hiểu và báo cáo trong các môi trường chăm sóc sức khỏe khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số sinh viên (n!8) tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ sinh viên bị bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng chủ yếu gặp phải là tình trạng bạo lực về lời nói Kết quả nghiên cứu này có sự tương tương đồng so với nghiên cứu của Jung-Eun Paik và cộng sự [55], các tác giả đã kết luận tỷ lệ bạo lực bằng lời nói (85,2%) là loại bạo lực thường gặp nhất Kết quả nghiên cứ cũng phù hợp với nghiên cứ của Lingyan Zhu và cộng sự [43], trong số các loại bạo lực, tỷ lệ bạo lực lời nói cao hơn nhiều so với bạo lực thể chất Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Kin Cheung và cộng sự [38] cho thấy tỷ lệ lạm dụng bằng lời nói (30,6%) cao hơn đáng kể so với bạo lực thể xác (16,5%) Các mô hình tương tự cũng đã được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây [46], [22].

Một trong những lý do khiến sinh viên điều dưỡng dễ bị bạo lực lời nói là vì họ được coi là "người mới" trong môi trường chăm sóc sức khỏe Điều này có thể khiến họ trở thành mục tiêu của những câu hỏi và chỉ trích từ những người có kinh nghiệm hơn[38] Sinh viên điều dưỡng thường được coi là mắt xích thấp nhất trong hệ thống phân cấp nghề nghiệp Điều này có thể khiến họ cảm thấy bị hạ thấp, ít được trao quyền và dễ bị bắt nạt hơn [55] Trong nhiều trường hợp, các điều dưỡng dường như sử dụng các hành vi bắt nạt để duy trì trật tự phân hạng; hoặc cho rằng họ đang cố gắng giúp đỡ sinh viên và sự tổn hại đó là vô ý Sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc người bệnh, trong khi đó họ thường được yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn cao về kiến thức và kỹ năng Điều này có thể tạo ra căng thẳng và khiến họ dễ bị chỉ trích hơn [43] Ngoài ra có thể có thể là do đối tượng thường nghĩ rằng họ sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt pháp lý nào khi có hành vi bạo lực lời nói với người khác Đối tượng dễ thực hiện hành vi bạo hành bằng lời nói và hầu hết thời gian, loại bạo lực này sẽ không để lại cho nạn nhân bằng chứng cụ thể để hành động chống lại [74].

Về đối tượng bạo lực, kết quả chỉ ra rằng hầu hết bạo lực mà sinh viên điều dưỡng phải trải qua lần lượt đến từ nhân viên y tế, gia đình người bệnh, người bệnh và điều dưỡng viên hướng dẫn Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hopkins và cộng sự [32], nghiên cứu của Budden và cộng sự [9] là nhân viên y tế (36,4%), người hỗ trợ lâm sàng (25,9%), giảng viên (24,6%) Nhân viên y tế thường là đối tượng chủ yếu gây ra bạo lực cho sinh viên có thể là do tính chất căng thẳng của môi trường làm việc Các điều dưỡng có thể không tận tâm với công việc của mình và họ có thể chỉ coi sinh viên điều d ưỡng như một phương tiện để giảm bớt khối lượng công việc hoặc coi việc bắt nạt như một quy chuẩn, một nghi thức thông thường [9] Trong môi trường lâm sàng quá căng thẳng, nhân viên điều dưỡng phải chịu trách nhiệm chăm sóc nhiều người bệnh có tình trạng bệnh lý phức tạp cũng như rất nhiều công việc khác Với những nhiệm vụ khó khăn này, một số điều dưỡng có thể không nhận thức được rằng họ đã thực hiện hành vi bắt nạt và hoặc bạo lực lời nói với sinh viên Tuy nhiên, thực hành lâm sàng là một quá trình quan trọng đối với giáo dục điều dưỡng Không chỉ những người hướng dẫn lâm sàng mà cả các điều dưỡng cũng nên xây dựng một hình mẫu tích cực cho sinh viên điều dưỡng và hỗ trợ họ trong bối cảnh lâm sàng [32] Khi mức độ cảm giác thuộc về nghề nghiệp của sinh viên tăng lên, mức độ học tập lâm sàng của họ cũng tăng lên.

Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sinh viên nữ có tỷ lệ bị bạo lực cao hơn nam giới Tỷ số bạo lực ở nữ/nam giới đối với bạo lực chung là 38,7/4,4 còn ở bạo lực phi thể chất là 38,2/4,4 Kết quả của nghiên cứu này có điểm tương đồng so với nghiên cứu của Eilidh J Hunter và cộng sự [34], khi các tác giả đã kết luận rằng trải nghiệm bạo lực phổ biến hơn ở phụ nữ và nữ giới có nguy cơ bị bạo lực thể xác cao hơn gần bốn lần so với nam giới Tình trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam cũng đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu trước đây [2], [38] Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam vẫn tồn tại văn hóa “Trọng Nam khinh Nữ” đây là một trong các yếu tố làm nữ sinh điều dưỡng dễ bị bạo lực hơn nam sinh Ngoài ra các chuẩn mực và định kiến về giới có thể góp phần tạo ra sự đối xử và kỳ vọng khác biệt đối với nam giới và phụ nữ Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vai trò giới truyền thống có thể dẫn đến nhận thức rằng phụ nữ phù hợp hơn với vai trò nuôi dưỡng và chăm sóc, trong khi nam giới được cho là phải quyết đoán và có thẩm quyền Những thành kiến về giới này có thể tạo ra sự mất cân bằng quyền lực và làm tăng tính dễ bị tổn thương của phụ nữ trước bạo lực trong môi trường nghề nghiệp của họ[28] Một số cơ sở chăm sóc sức khỏe nhất định,chẳng hạn như khoa cấp cứu hoặc đơn vị tâm thần, có thể dễ xảy ra bạo lực hơn do tính chất công việc Các y tá, bất kể giới tính, có thể phải đối mặt với nguy cơ bạo lực cao hơn trong những môi trường này Tuy nhiên, phụ nữ có thể gặp thêm những tổn thương khác do nhận thức của xã hội về sức mạnh thể chất và khả năng tự vệ của họ[74] Ngoài ra nữ sinh viên điều dưỡng có thể gặp phải rào cản khi trình báo các vụ việc bạo lực hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ Sợ bị trả thù, lo ngại về danh tiếng nghề nghiệp và sự kỳ thị của xã hội đối với nạn nhân có thể khiến phụ nữ không dám lên tiếng hoặc hành động quyền[34] Điều này có thể duy trì nền văn hóa im lặng và tạo điều kiện cho bạo lực tiếp diễn.

Cách ứng phó của sinh viên với bạo lực

Có thể thấy, cách ứng phó phổ biến nhất của SV khi bị BL thể chất là cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho thủ phạm Điều này cho thấy sinh viên thường có xu hướng cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình và tránh xung đột Thứ hai là không có phản ứng gì Điều này có thể là do sinh viên bị sốc, sợ hãi hoặc không biết phải làm gì khi bị bạo lực Các cách ứng phó khác được sinh viên sử dụng ít hơn, bao gồm: cố gắng tự vệ bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ từ an ninh bệnh viện và hoặc những người xung quanh, chia sẻ với gia đình, bạn bè, người yêu, giảng viên hướng dẫn lâm sàng, thầy, cô giáo ở Trường, nhân viên y tế bệnh viện, chia sẻ trạng thái cảm xúc trên mạng xã hội, sử dụng rượu/bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích để giảm căng thẳng, uống thuốc an thần để giảm căng thẳng Kết quả của nghiên cứu này cũng có nhiều điểm tương đồng so với các nghiên cứu trước đây [34], [63] Tuy nhiên, các chiến lược ứng phó này thiên về cảm xúc hơn là đi giải quyết gốc rễ của vấn đề [32]. Trong trường hợp bị BL, việc không giải quyết vấn đề cùng người có liên quan cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên cần được phát triển Sinh viên cần được đào tạo các chiến lược đối phó với hành vi bạo lực trong môi trường thực hành chuyên nghiệp và nên được khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm của mình mà không nhận được phản hồi tiêu cực

Theo kết quả nghiên cứu, cách ứng phó phổ biến nhất của sinh viên khi bị bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân người bệnh gây ra là cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho đối tượng (74,3%) Đây là một cách ứng phó tích cực, thể hiện sự kiềm chế và thiện chí Tuy nhiên, cách ứng phó này đôi khi có thể không hiệu quả, đặc biệt là khi đối tượng đang trong trạng thái kích động[9] Một số sinh viên khác lựa chọn cách tranh luận trực tiếp với người gây ra bạo lực (20%) Cách ứng phó này có thể dẫn đến xung đột và làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn [74].

Một số sinh viên khác tìm kiếm sự giúp đỡ từ an ninh bệnh viện và hoặc những người xung quanh (8,6%) Cách ứng phó này có thể giúp sinh viên cảm thấy an toàn và được bảo vệ Ngoài ra, nhiều sinh viên cũng chia sẻ trải nghiệm của mình với gia đình, bạn bè, người yêu (28,6%), giảng viên hướng dẫn lâm sàng (25,7%), thầy, cô giáo ở Trường (8,6%), nhân viên y tế bệnh viện (8,6%) hoặc trên mạng xã hội (5,7%). Cách ứng phó này giúp sinh viên được lắng nghe và chia sẻ, từ đó giảm bớt căng thẳng và tổn thương tinh thần Bên cạnh đó là vẫn còn một số sinh viên không có hành động gì (25,7%), không có sinh viên nào tìm kiếm sự giúp đỡ của anh ninh bệnh viện và sử dụng chất kích thích Đây cũng là những cách ứng phó đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu trước đây [5], [34] Nhìn chung, cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân người bệnh gây ra còn khá thụ động và chưa hiệu quả Cần có sự giáo dục và hướng dẫn từ các cơ quan chức năng, nhà trường và gia đình để giúp sinh viên có những cách ứng phó tích cực và hiệu quả hơn khi gặp phải tình huống này.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cách ứng phó phổ biến nhất của sinh viên khi bị bạo lực phi thể chất do giảng viên và nhân viên y tế gây ra là cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho đối tượng (52,4%) Đây là một cách ứng phó tích cực, thể hiện sự kiềm chế và thiện chí của sinh viên Một số sinh viên khác lựa chọn cách tranh luận trực tiếp với người gây ra bạo lực (11,1%) Một số sinh viên khác tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, người yêu (20,6%), giảng viên hướng dẫn lâm sàng (27%),thầy, cô giáo ở Trường (9,5%), nhân viên y tế bệnh viện (1,6%) hoặc trên mạng xã hội (1,6%) Cách ứng phó này giúp sinh viên được lắng nghe và chia sẻ, từ đó giảm bớt căng thẳng và tổn thương tinh thần Bên cạnh đó là vẫn còn một số sinh viên không có hành động gì (31,7%), sinh viên không tìm kiếm sự giúp đỡ của anh ninh bệnh viện và sử dụng chất kích thích Kết quả này cũng nhất quán so với các nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu các ứng phó của sinh viên với bạo lực mình [34], [63]

Một trong những phát hiện đánh lo ngại trong nghiên cứu này đó là tỷ lệ sinh viên điều dưỡng báo cáo có trải nghiệm từng bị bạo lực là khá thấp (0% với bạo lực thể chất; 22,9% % với bạo lực phi th ể chất do người bệnh, người nhà; 17,5% với bạo lực phi thể chất do nhân viên y tế và giảng viên) Kết quả này cũng cũng tương đồng so với nhiều nghiên cứu trước đây [34], [63] Các lý phổ biến do sinh viên đưa ra để giải thích cho việc không báo cáo khi bị bạo lực gồm: Chưa đủ quan trọng để báo cáo; không có hành động/phản ứng nào được thực hiện khi tôi báo cáo; được khuyên rằng nên chấp nhận việc bị bạo lực trong môi trường lâm sàng; đó là lỗi của tôi; là nỗi tủi nhục, xấu hổ nên không muốn cho ai biết; không biết báo cáo cho ai và hoặc làm thế nào để báo cáo.

Quan điểm cho rằng bạo lực là một phần trong hoạt động chăm sóc điều dưỡng và chỉ nên được báo cáo khi một sự kiện nghiêm trọng xảy ra, dẫn đến việc thiếu sự hỗ trợ của thể chế và che giấu mức độ nghiêm trọng của vấn đề[63] Bằng cách sử dụng phương pháp đối phó "không làm gì cả và giữ im lặng", các nạn nhân đã cung cấp cho thủ phạm bạo lực một dấu hiệu rõ ràng rằng hành vi này có thể chấp nhận được [9] Do đó, không phản ứng trước sự việc hoặc giả vờ như không có chuyện gì xảy ra hoặc phản ứng chỉ giới hạn ở mức tự vệ hoặc yêu cầu thủ phạm dừng lại, sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bạo lực và khiến việc phát hiện trở nên khó khăn hơn Điều quan trọng là các sinh viên điều dưỡng phải nhận diện các loại bạo lực khác nhau mà họ có thể gặp phải trong quá trình thực hành lâm sàng và báo cáo những sự cố này, vì chúng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và quá trình học tập của họ.

Tác động của bạo lực

Có thể thấy, các tác động về cảm xúc của bạo lực đối với sinh viên là rất nghiêm trọng, như căng thẳng, tức giận, chán nản, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, thất vọng, cảm giác không an toàn, nghi ngờ giá trị bản thân và xấu hổ Kết quả nghiên cứu cho thấy trong đó các tác động về cảm xúc thi căng thẳng, tức giận và chán nản là những tác động phổ biến nhất Điều này cho thấy bạo lực có thể gây ra những căng thẳng, bức bối, khó chịu và chán nản cho sinh viên Các cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, sinh hoạt và tâm lý của sinh viên Kết quả nhiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Jung-Eun Paik và cộng sự [55] khi mà phản ứng cảm xúc thường gặp nhất của sinh viên sau khi bị bạo lực là “giận dữ”, tiếp theo là “cáu kỉnh tăng cao” “chán nản” và “sốc” Cũng theo nghiên cứu của Mohammad Fathi và cộng sự [52], phản ứng cảm xúc của sinh viên sau khi trải qua bạo lực là lo lắng, thất vọng và tức giận.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các tác động của bạo lực đối với sinh viên về học tập ở mức trung bình thấp (điểm trung bình của thang đo là 1,9/4 điểm), bao gồm cả những tác động tiêu cực đến ý định nghề nghiệp, lòng tự trọng, kết quả học tập, động lực học tập, giao tiếp và khả năng hoàn thành chương trình học Trong đó, có ý định bỏ nghề điều dưỡng/bỏ học theo học một ngành nghề khác là tác động nghiêm trọng nhất Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên mất niềm tin vào nghề nghiệp và muốn từ bỏ ước mơ trở thành điều dưỡng [38] Giảm lòng tự trọng đối với nghề nghiệp là tác động tiếp theo Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên cảm thấy tự ti và không xứng đáng với nghề nghiệp của mình[48] Không muốn tiếp tục đi thực hành lâm sàng, miễn cưỡng đi thực hành lâm sàng là tác động thứ ba Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên sợ hãi và không muốn tiếp xúc với người bệnh và môi trường bệnh viện Ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập/kết quả học tập kém là tác động thứ tư Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên mất tập trung, khó khăn trong học tập và dẫn đến kết quả học tập kém [67].

Ngoài ra, bạo lực cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực khác đến sinh viên về học tập, bao gồm: ngại thực hành tay nghề, hạn chế giao tiếp với các nhân viên y tế, giảng viên hướng dẫn, động lực học tập, ý thức thành tích cá nhân giảm sút, không biết có hoàn thành chương trình học hay không và xin vắng mặt, nghỉ học tạm thời.Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập và sự nghiệp của sinh viên[36], [65] Do đó, cần có các biện pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực trong môi trường giáo dục, đặc biệt là trong các trường đào tạo ngành y tế.

Bạo lực cũng có thể tác động tiêu cực đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc của sinh viên như thiếu sự tự tin, cách làm việc, tiêu chuẩn chăm sóc và giao tiếp với người bệnh Trong đó, không tự tin khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc người bệnh là tác động nghiêm trọng nhất, với điểm trung bình là 1,81 Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên mất tự tin vào khả năng của mình và lo lắng khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc[32] Ảnh hưởng tiêu cực đến cách làm việc với người khác là tác động tiếp theo, với điểm trung bình là 1,75 Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên trở nên khép kín, ngại giao tiếp và khó hợp tác với người khác[65] Khiến tôi ngại kiểm tra các yêu cầu chăm sóc khi tôi không chắc chắn là tác động thứ ba, với điểm trung bình là 1,72 Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên sợ mắc sai lầm và ngại hỏi ý kiến của người khác Ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu chuẩn chăm sóc cho người bệnh là tác động thứ tư, với điểm trung bình là 1,65 Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên giảm bớt sự chú ý và cẩn thận trong việc chăm sóc người bệnh Hạn chế giao tiếp với người bệnh là tác động thứ năm, với điểm trung bình là 1,65 Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên sợ hãi và không muốn tiếp xúc với người bệnh Hạn chế thực hiện các hành vi chăm sóc cho người bệnh là tác động thứ sáu, với điểm trung bình là 1,54 Điều này cho thấy bạo lực có thể khiến sinh viên không muốn thực hiện các hành vi chăm sóc cần thiết cho người bệnh Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng chăm sóc của sinh viên.

Những trải nghiệm bị bắt nạt của sinh viên điều dưỡng cần được xem xét nghiêm túc vì chúng có tác động lâu dài đến lòng tự trọng và bản sắc, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp điều dưỡng trong tương lai của các em Bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng là do các tình huống hoàn cảnh khác nhau gây ra chứ không phải do nạn nhân Môi trường làm việc điều dưỡng tiêu cực và văn hóa tổ chức phân cấp là những ví dụ về những điều kiện hoàn cảnh đó[65] Trải nghiệm bắt nạt trong quá trình thực tập lâm sàng có thể tăng cường văn hóa dung túng bắt nạt trong quá trình xã hội hóa tổ chức của sinh viên điều dưỡng [60] Nếu vòng luẩn quẩn này có thể được giải quyết, sinh viên sẽ được thực hành trong một môi trường được hỗ trợ nhiều hơn và văn hóa bắt nạt trong nghề điều dưỡng sẽ giảm bớt.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
26. N. Hallett, C. Wagstaff and T. Barlow (2021), "Nursing students' experiences of violence and aggression: a mixed-methods study", Nurse education today. 105, page. 105 - 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nursing students' experiencesof violence and aggression: a mixed-methods study
Tác giả: N. Hallett, C. Wagstaff and T. Barlow
Năm: 2021
27. S. Han, C. M. Harold, I. Oh et al. (2022), "A meta‐analysis integrating 20 years of workplace incivility research: Antecedents, consequences, and boundary conditions", Journal of Organizational Behavior.43(3), page. 497-523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A meta‐analysis integrating 20 years of workplace incivilityresearch: Antecedents, consequences, and boundary conditions
Tác giả: S. Han, C. M. Harold, I. Oh et al
Năm: 2022
28. K. Hay, L. McDougal, V. Percival et al. (2019), "Disrupting gender norms in health systems: making the case for change", Lancet. 393(10190), page. 2535- 2549 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disrupting gender norms inhealth systems: making the case for change
Tác giả: K. Hay, L. McDougal, V. Percival et al
Năm: 2019
29. B. Heckemann, A. Zeller, S. Hahn et al. (2015), "The effect of aggression management training programmes for nursing staff and students working in an acute hospital setting. A narrative review of current literature. ", Nurse education today. 35(1), page. 212 - 219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect of aggressionmanagement training programmes for nursing staff and students working in anacute hospital setting. A narrative review of current literature
Tác giả: B. Heckemann, A. Zeller, S. Hahn et al
Năm: 2015
30. D. Hewett (2010), Workplace violence targeting student nurses in the clinical areas, Stellenbosch: University of Stellenbosch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workplace violence targeting student nurses in the clinical areas
Tác giả: D. Hewett
Năm: 2010
31. P. A Hinchberger (2009), Violence against female student nurses in the workplace, Nursing forum, Wiley Online Library, page. 37-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nursing forum
Tác giả: P. A Hinchberger
Năm: 2009
32. M. Hopkins, C. M Fetherston and P. Morrison (2014), "Prevalence and characteristics of aggression and violence experienced by Western Australian nursing students during clinical practice", Contemporary nurse. 49(1), page.113-121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence andcharacteristics of aggression and violence experienced by Western Australiannursing students during clinical practice
Tác giả: M. Hopkins, C. M Fetherston and P. Morrison
Năm: 2014
33. T. Hostetler (2019), "Violence against nursing students: A review of potential literature", Journal of Education Development. 3(2), page. 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Violence against nursing students: A review of potential literature
Tác giả: T. Hostetler
Năm: 2019
34. E. J. Hunter, C. E. Eades and J. M. M. Evans (2022), "Violence experienced by undergraduate nursing students during clinical placements: An online survey at a Scottish University", Nurse Education in Practice. 61, page.103323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Violence experiencedby undergraduate nursing students during clinical placements: An onlinesurvey at a Scottish University
Tác giả: E. J. Hunter, C. E. Eades and J. M. M. Evans
Năm: 2022
35. L. Jianxin , G. Yong, J. Heng et al. (2019), "Prevalence of workplace violence against healthcare workers: a systematic review and meta-analysis",Occupational environmental medicine. 76(12), page. 927-937 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence of workplace violenceagainst healthcare workers: a systematic review and meta-analysis
Tác giả: L. Jianxin , G. Yong, J. Heng et al
Năm: 2019
36. D. R. Jonas-Dwyer, O. Gallagher, R. Saunders et al. (2017), "Confronting reality: A case study of a group of student nurses undertaking a management of aggression training (MOAT) program. ", Nurse education in practice. 27, page. 78 - 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Confrontingreality: A case study of a group of student nurses undertaking a managementof aggression training (MOAT) program
Tác giả: D. R. Jonas-Dwyer, O. Gallagher, R. Saunders et al
Năm: 2017
38. C. Kin, S.Y. Shirley, S. H. N. Cheng et al. (2019), "Prevalence and impact of clinical violence towards nursing students in Hong Kong: a cross-sectional study", BMJ open. 9(5), page. e027385 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence and impact ofclinical violence towards nursing students in Hong Kong: a cross-sectionalstudy
Tác giả: C. Kin, S.Y. Shirley, S. H. N. Cheng et al
Năm: 2019
39. N. Kousar, A. Perveen, M. Fatima et al. (2022), "Impact of bullying on clinical performance among nursing students at clinical setting", Journal of Social Sciences Advancement. 3(3), page. 98-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of bullying on clinicalperformance among nursing students at clinical setting
Tác giả: N. Kousar, A. Perveen, M. Fatima et al
Năm: 2022
41. P. Lanxia, Z. Zhuoqi, L. Mengdi et al. (2022), "Bullying Experience of Student Nurses During Clinical Placement", American Journal of Nursing Science. 11(3), page. 93-97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bullying Experience ofStudent Nurses During Clinical Placement
Tác giả: P. Lanxia, Z. Zhuoqi, L. Mengdi et al
Năm: 2022
42. T. Levett-Jones and J. Lathlean (2008), "Belongingness: a prerequisite for nursing students' clinical learning", Nurse Educ Pract. 8(2), page. 103-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Belongingness: a prerequisite for nursing students' clinical learning
Tác giả: T. Levett-Jones and J. Lathlean
Năm: 2008
44. K. H. Maaari, C. M. Amjad and M. I. Ansari (2017), "Workplace violence towards nurses of intensive care areas and emergencies at civil hospital Karachi.", Journal of University Medical &amp; Dental College. 8(4), page. 36- 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workplace violencetowards nurses of intensive care areas and emergencies at civil hospitalKarachi
Tác giả: K. H. Maaari, C. M. Amjad and M. I. Ansari
Năm: 2017
45. N. Magnavita (2014), "Workplace violence and occupational stress in healthcare workers: A chicken‐and‐egg situation—results of a 6‐year follow‐ up study", Journal of nursing scholarship. 46(5), page. 366-376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workplace violence and occupational stress in healthcare workers: A chicken‐and‐egg situation—results of a 6‐year follow‐ up study
Tác giả: N. Magnavita
Năm: 2014
46. N. Magnavita and T. Heponiemi (2011), "Workplace violence against nursing students and nurses: an Italian experience", Nurs Scholarsh. 43(2), page.203-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workplace violence against nursingstudents and nurses: an Italian experience
Tác giả: N. Magnavita and T. Heponiemi
Năm: 2011
47. N. Magnavita, T. Heponiemi and F. Chirico (2020), "Workplace violence is associated with impaired work functioning in nurses: an Italian cross‐ sectional study", Journal of nursing scholarship. 52(3), page. 281-291 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Workplace violence is associated with impaired workfunctioning in nurses: an Italian cross‐ sectional study
Tác giả: N. Magnavita, T. Heponiemi and F. Chirico
Năm: 2020
48. H. Martin, M. F. Catherine and M. Paul (2018), "Aggression and violence in healthcare and its impact on nursing students: A narrative review of the literature", Nurse education today. 62, page. 158-163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aggression and violence inhealthcare and its impact on nursing students: A narrative review of theliterature
Tác giả: H. Martin, M. F. Catherine and M. Paul
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4. Các biến số mô tả tác động của bạo lực đến sinh viên - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 2.4. Các biến số mô tả tác động của bạo lực đến sinh viên (Trang 32)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=218) (Trang 36)
Bảng 3.2. Tình trạng Bạo lực phi thể chất của sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.2. Tình trạng Bạo lực phi thể chất của sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (n=218) (Trang 37)
Bảng trên cho thấy trong số 69 sinh viên bị bạo lực có 14,2% số sinh viên bị 02  loại bạo lực và 0,5% sinh viên có trải nghiệm bị 3 loại bạo lực. - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng tr ên cho thấy trong số 69 sinh viên bị bạo lực có 14,2% số sinh viên bị 02 loại bạo lực và 0,5% sinh viên có trải nghiệm bị 3 loại bạo lực (Trang 38)
Bảng 3.3. Tần suất xuất hiện các loại hình bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất của sinh viên (tính theo tỷ lệ %) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.3. Tần suất xuất hiện các loại hình bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất của sinh viên (tính theo tỷ lệ %) (Trang 38)
Bảng 3.5. Đối tượng gây ra bạo lực thể chất sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 4 sinh viên) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.5. Đối tượng gây ra bạo lực thể chất sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 4 sinh viên) (Trang 39)
Bảng 3.6. Đối tượng gây ra bạo lực bằng lời nói đối với sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 63 sinh viên) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.6. Đối tượng gây ra bạo lực bằng lời nói đối với sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 63 sinh viên) (Trang 39)
Bảng 3.7. Đối tượng bắt nạt, ăn hiếp đối với sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 31 sinh viên) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.7. Đối tượng bắt nạt, ăn hiếp đối với sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 31 sinh viên) (Trang 40)
Bảng 3. 11. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo năm học (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3. 11. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo năm học (n=218) (Trang 41)
Bảng 3.9. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo nhóm tuổi (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.9. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo nhóm tuổi (n=218) (Trang 41)
Bảng 3. 10. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo giới tính (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3. 10. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo giới tính (n=218) (Trang 41)
Bảng 3.12. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành  lâm sàng gần nhất theo kinh nghiệm đào tạo về bạo lực (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.12. So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo kinh nghiệm đào tạo về bạo lực (n=218) (Trang 42)
Bảng 3. 14. So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo giới tính (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3. 14. So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo giới tính (n=218) (Trang 42)
Bảng 3.13. So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực  hành lâm sàng gần nhất theo nhóm tuổi (n=218) - thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023
Bảng 3.13. So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo nhóm tuổi (n=218) (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w