1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục

80 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thay Đổi Tuân Thủ Điều Trị Của Người Bệnh Tăng Huyết Áp Điều Trị Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa Năm 2023 Sau Can Thiệp Giáo Dục
Trường học Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Ngọc Lặc
Chuyên ngành Y Học
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Tổng quan về tăng huyết áp (12)
    • 1.2. Thực trạng tăng huyết áp (16)
    • 1.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp (18)
    • 1.4. Các biện pháp nâng cao sự tuân thủ điều trị ở NB tăng huyết áp (24)
    • 1.5. Khung lý thuyết (27)
    • 1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu (29)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (30)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (30)
    • 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu (30)
    • 2.5. Công cụ thu thập số liệu (31)
    • 2.6. Công cụ can thiệp (33)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu (35)
    • 2.8. Quy trình thu thập số liệu (38)
    • 2.9. Phương pháp phân tích số liệu (38)
    • 2.10. Sai số, hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục (39)
    • 3.1. Một số đặc điểm chung của người bệnh THA (40)
    • 3.2. Kết quả thay đổi sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (42)
    • 3.3. Kết quả đạt huyết áp mục tiêu của người bệnh trước và sau can thiệp 40 Chương 4: BÀN LUẬN (48)
    • 4.1. Một số đặc điểm chung của người bệnh THA (49)
    • 4.2. Hiệu quả can thiệp về tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (51)
  • KẾT LUẬN (4)

Nội dung

2 Đánh giá sự thay đổi về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2023 sau can thiệp giáo dục sức khỏe

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Là người mắc bệnh tăng huyết áp đang điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa.

+Được chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp từ 1 tháng trở lên.

+Có khả năng trả lời phỏng vấn bộ câu hỏi.

Người mắc tăng huyết áp nặng thường phải nhập viện để điều trị nội trú Tuy nhiên, một số bệnh nhân tăng huyết áp đã tham gia đầy đủ chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe về tăng huyết áp trước đó Chương trình giáo dục này đã trang bị cho bệnh nhân kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc, giúp họ kiểm soát tốt huyết áp tại nhà, hạn chế nguy cơ biến chứng và nhu cầu phải nhập viện.

+Không đồng ý tham gia nghiên cứu

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023.

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa.

Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe trên một nhóm có so sánh trước - sau.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức như sau [13]:

[ Z(1-α) ) p0(1-p0) + Z(1-β) ) p1(1-p1) ] 2 n (p1 – p0) 2 p0: Tỷ lệ tuân thủ điều trị THA đạt trước can thiệp, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2022) là 44,8% [17]. p1: Tỷ lệ tuân thủ điều trị THA sau can thiệp 1 tháng đạt, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2022) là 68,8% [17].

Với độ tin cậy 90%, công thức Z(1-β) = 1,29 Do nghiên cứu đánh giá tuân thủ điều trị chung nên ước tính thấp hơn là 68,8% Mục tiêu cải thiện sau can thiệp là 15%, theo đó p1 = p0 + 0,15 = 0,598.

Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện

Công cụ thu thập số liệu

- Bộ câu hỏi gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung của người bệnh gồm: tuổi, giới, trình độ, nghề nghiệp, địa chỉ, trình độ học vấn, sống cùng ai, tiền sử bệnh.

+ Phần 2: Bộ công cụ về tuân thủ điều trị ở NB tăng huyết áp thang điểm Hill-Bone tuân thủ điều trị THA [32].

Bộ công cụ sau khi xây dựng được gửi đến 05 cán bộ của bệnh viện để xin ý kiến chỉnh sửa, kiểm định CVI = 0,83 (phụ lục 4) Đã có 30 người bệnh tham gia thử nghiệm độ tin cậy của công cụ (sẽ loại khỏi đối tượng nghiên cứu khi điều tra chính thức) Kết quả cho thấy hệ số Cronbach Alpha của thang đo là 0,851 (phụ lục 5).

Thang đo tuân thủ điều trị tăng huyết áp tập trung vào ba lĩnh vực hành vi chính: giảm lượng natri ăn vào, tái khám đúng hẹn và uống thuốc Thang đo này bao gồm 14 mục được phân chia thành ba phạm vi nhỏ, mỗi mục là thang đo loại Likert bốn điểm, với số điểm thấp hơn phản ánh mức độ tuân thủ kế hoạch điều trị tăng huyết áp kém hơn và số điểm cao hơn phản ánh mức độ tuân thủ cao hơn.

Hệ thống tính điểm của công cụ này như sau; mỗi mục là một mức 4 điểm.

Các tùy chọn phản hồi bao gồm Mọi lúc = 1; Hầu hết thời gian = 2; Đôi khi 3; Không bao giờ = 4.

Bộ công cụ này đã được dịch ra tiếng Việt và hiệu chỉnh bởi các tác giả trước [17], [18], do vậy trong nghiên cứu này sau khi xin ý kiến tác giả bộ cung cụ sẽ sử dụng phiên bản tiếng Việt để là bộ công cụ thu thập số liệu của nghiên cứu.

Thang đo có tổng điểm tối đa: 56, mức độ tuân thủ của người bệnh được đánh giá như sau:

+ Giảm lượng natri ăn vào (3 mục): C3, C4, C5, tổng điểm tối đa: 12, tối thiểu: 3, tuân thủ: ≥ 10 điểm, không tuân thủ: < 10 điểm.

+Tái khám đúng hẹn (2 mục): C6, C7, tổng điểm tối đa: 8, tối thiểu: 2, tuân thủ: ≥ 7 điểm, không tuân thủ: < 7 điểm.

+ Uống thuốc (9 mục): C1,2,8,9,10,11,12,13,14; Tổng điểm tối đa: 36, tối thiểu: 9; tuân thủ: ≥ 29 điểm, không tuân thủ: < 29 điểm.

+ Tuân thủ chung: từ 80% tổng số điểm trở lên (tương đường từ 45 điểm trở lên) được coi là tuân thủ điều trị và dưới 80% số điểm (tương đương với từ 45 điểm trở xuống) được coi là không tuân thủ điều trị [17].

Phân độ huyết áp HA tâm thu HA tâm trương

HA bình thường 120 - 129 và/hoặc 80 - 84

HA bình thường cao 130 - 139 và/hoặc 85 - 89

Nếu HA tâm thu và tâm trương không cùng mức thì chọn mức cao hơn để phân độ

Công cụ can thiệp

Những người tham gia trong nhóm can thiệp đã nhận được chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe ngoài việc chăm sóc thông thường Chương trình được thực hiện bởi điều dưỡng theo nội dung như sau:

-Buổi tư vấn đầu tiên bắt đầu bằng một cuộc phỏng vấn về tuân thủ điều trị ở người bệnh Dựa trên các thông tin thu được, nghiên cứu viên sẽ:

(1) Cung cấp thông tin về bệnh

(2) Cung cấp các yêu cầu cần tuân thủ điều trị đối với NB tăng huyết áp

(3) Hướng dẫn về cách giải quyết những khó khăn vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình chăm sóc tại nhà.

Buổi tư vấn đầu tiên tiếp tục với việc thảo luận về bệnh THA và cách điều trị của những người tham gia, đồng thời cung cấp thông tin phù hợp về các nguy cơ tiềm ẩn của chứng tăng huyết áp, sử dụng thuốc và lối sống lành mạnh Theo đó, sự hiểu biết của người tham gia về tăng huyết áp và nhu cầu được nhận thức phải tuân thủ điều trị hạ huyết áp sẽ được tăng lên, điều này được nhấn mạnh là quan trọng để đạt được sự tuân thủ thuốc lâu dài [25] Sau đó, người tham gia nhận được một bản tóm tắt về cuộc tư vấn bao gồm các thông tin và khuyến nghị được cung cấp Thời gian cho buổi tư vấn là 45 phút tại phòng chờ khi NB ngồi chờ lấy kết quả xét nghiệm Tổng 94 người bệnh, phỏng vấn và giáo dục sức khỏe trong 10 ngày.

- Học viên trực tiếp thực hiện GDSK để đảm bảo tính thống nhất.

- Người bệnh được phát trước tài liệu kèm hình ảnh minh họa để nghiên cứu trước trong khoảng 5 - 10 phút.

- Nghiên cứu viên trọng tâm vào nhấn mạnh tầm quan trọng, nội dung của việc tuân thủ điều trị THA, đồng thời dựa trên đánh giá sơ bộ phiếu trả lời của người bệnh, những gì mà người bệnh trả lời thực hiện chưa tốt được giải thích và hướng dẫn.

- Khuyến khích người bệnh đặt các câu hỏi và giải thích cặn kẽ để người bệnh hiểu trong khoảng 10 phút.

Trình tự của một buổi can thiệp GDSK như sau:

- Gặp gỡ, chào hỏi người bệnh.

- Giới thiệu mục đích, yêu cầu.

- Tóm tắt kết quả phỏng vấn trước can thiệp.

- Phát tài liệu để người bệnh nghiên cứu trước.

- Nhấn mạnh các trọng tâm.

- Thảo luận, giải đáp các thắc mắc của người bệnh.

- Tóm tắt, cảm ơn và kết thúc cuộc tư vấn – GDSK

Tư vấn theo dõi qua điện thoại trong vòng 1 tháng sau lần tư vấn đầu tiên, hàng tuần nghiên cứu viên thực hiện 1 cuộc gọi điện trong vòng 30 phút qua zalo (mỗi ngày trung bình 10 cuộc gọi) để thảo luận về việc thực hiện và kinh nghiệm của những người tham gia với các thông tin và khuyến nghị được thảo luận Như vậy trong 1 tháng người bệnh được tư vấn 3 lần.

Các biến số nghiên cứu

STT Tên biến Định nghĩa biến Loại pháp biến thu thập

A1 Giới tính Giới tính người bệnh là nam Nhị Phỏng hay nữ phân vấn

A2 Tuổi Tuổi của người bệnh tính theo Liên Phỏng năm dương lịch tục vấn

A3 Địa chỉ Khu vực sinh sống của người Nhị Phỏng bệnh ở nông thôn hay thành thị phân vấn

A3 Trình độ học vấn Trình độ học vấn cao nhất của Phân Phỏng người bệnh là gì loại vấn

A4 Nghề nghiệp Nghề nghiệp của người bệnh là Phân Phỏng gì loại vấn

A5 Sinh sống cùng ai Người bệnh đang sống một Nhị Phỏng mình hay cùng gia đình phân vấn

B THÔNG TIN TIỀN SỬ CỦA BỆNH

B1 Số đo HA hiện tại Số đo huyết áp hiện tại (điều Liên Máy đo dưỡng viên đo) là bao nhiêu tục huyết áp

B2 Gia đình có ai Gia đình có ai mắc bệnh THA Nhị Phỏng mắc bệnh THA không phân vấn

Thời gian phát Thời gian phát hiện mắc bệnh Nhị Phỏng B3 hiện mắc bệnh THA >=1 năm hay < 1 năm phân vấn

B4 Biến chứng nào Người bệnh có gặp phải biến Phân Phỏng của bệnh chứng nào của bệnh THA loại vấn

STT Tên biến Định nghĩa biến Loại pháp biến thu thập

Số đo HA sau can Số đo huyết áp sau can thiệp 1 Liên Máy đo B5 thiệp 1 tháng tháng (đ iều dưỡng viên đo) là tục huyết áp bao nhiêu

C TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THA

Người bệnh có thường xuyên quên uống thuốc hạ huyết áp? Câu trả lời là KHÔNG Việc dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng Bỏ quên một liều thuốc có thể khiến huyết áp tăng trở lại, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và suy thận Người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ chế độ dùng thuốc để đảm bảo sức khỏe tim mạch của mình.

C3 Ăn mặn Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng ăn mặn không bậc vấn

Rắc muối vào Người bệnh có thường rắc muối Thứ Phỏng C4 thức ăn trước khi vào thức ăn trước khi ăn không bậc vấn ăn

C5 Ăn đồ ăn nhanh Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng ăn đồ ăn nhanh không bậc vấn Đặt lịch hẹn tiếp Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng

C6 theo đặt lịch hẹn tiếp theo trước khi bậc vấn rời phòng khám của bác sĩ không

Bỏ lỡ các cuộc Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng C7 hẹn với bác sĩ bỏ lỡ các cuộc hẹn đã lên lịch bậc vấn với bác sĩ không

STT Tên biến Định nghĩa biến Loại pháp biến thu thập

C8 Quên mua thuốc Người b ệnh có thường xuyên Thứ Phỏng theo đơn quên mua thuốc theo đơn không bậc vấn

C9 Hết thuốc Người b ệnh có thường xuyên Thứ Phỏng hết thuốc hạ huyết áp không bậc vấn

Bỏ thuốc trước Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng C10 khi đến bệnh viện bỏ thuốc hạ huyết áp trước khi bậc vấn đến bệnh viện không

Bỏ uống thuốc Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng C11 khi khỏe hơn bỏ uống thuốc hạ huyết áp khi bậc vấn cảm thấy khỏe hơn không Quên uống thuốc Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng

C12 khi ốm quên uống thuốc hạ huyết áp bậc vấn khi cảm thấy ốm không Uống thuốc của Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng C13 người khác uống thuốc hạ huyết áp của bậc vấn người khác không Quên uống thuốc Người bệnh có thường xuyên Thứ Phỏng C14 do bất cẩn quên uống thuốc hạ huyết áp do bậc vấn bất cẩn không

Quy trình thu thập số liệu

Can thiệp GDSK trực tiếp, phát tài liệu và tư vấn theo dõi qua điện thoại

Bước 1: Xây dựng bộ câu hỏi và tài liệu giáo dục sức khỏe

Bước 2: Nghiên cứu viên phỏng vấn người bệnh tại thời điểm người bệnh đến khám (T0)

Bước 3: nghiên cứu viên phỏng vấn sau 1 tháng (T1)

Bước 4: Phân tích số liệu đánh giá trước và sau can thiệp tư vấn giáo dục sức khoẻ.

Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập liệu bằng phần mềm

Epidata 3.1 và được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0.

- Kết quả nghiên cứu trình bày theo tần số, tỷ lệ % của các biến số để mô tả thông tin chung, tuân thủ điều trị THA của người bệnh.

Để đánh giá hiệu quả can thiệp đối với sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp (THA), cần kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến định lượng Nếu phân phối chuẩn, sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Ngược lại, nếu không phân phối chuẩn, sử dụng giá trị trung vị, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất Tiếp theo, tiến hành kiểm định chi bình phương và kiểm định t-test độc lập để so sánh sự thay đổi về tuân thủ điều trị THA trước và sau can thiệp Hiệu quả can thiệp có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.

Sai số, hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

Sai số, hạn chế của nghiên cứu:

- Người bệnh không quay lại bệnh viện khám.

- Trước ngày tái khám, nghiên cứu viên gọi điện nhắc người bệnh đến tái khám đúng hẹn.

2.11 Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Đảm bảo bí mật danh tính và thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu.

- Các đối tượng được giải thích về mục đích nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện và có thể dừng việc trả lời câu hỏi bất cứ khi nào nếu cảm thấy muốn.

Nghiên cứu đã được thông qua và cấp phép bởi Hội đồng đạo đức theo Quyết định số 889/GCN-HĐĐĐ ngày 18/4/2023 của Hội đồng đạo đức và Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã phỏng vấn 94 người bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và tham gia đầy đủ các hoạt động của nghiên cứu Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu đều được đánh giá lại sau can thiệp giáo dục sức khỏe bằng phương pháp tư vấn giáo dục sức khỏe trực tiếp và gọi điện tư vấn trong

1 tháng Qua phân tích số liệu, chúng tôi thu được các kết quả như sau:

Một số đặc điểm chung của người bệnh THA

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Trung cấp, cao đẳng 14 14,9 Đại học trở lên 5 5,3

Nơi sinh sống Thành thị 30 31,9

Hiện tại sống Một mình 19 20,2 cùng ai Gia đình 75 79,8

Một nghiên cứu khảo sát được thực hiện với 94 bệnh nhân từ 39 đến 78 tuổi Tỷ lệ nam giới (54,3%) cao hơn nữ giới (45,7%), và nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (73,4%) Về trình độ học vấn, bệnh nhân có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (36,2%),其次是初中 (21,3%), trong khi trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 5,3% Phần lớn bệnh nhân có nghề nghiệp là nông dân (38,3%) hoặc đã nghỉ hưu (28,7%) Đáng chú ý, khoảng 2/3 bệnh nhân sống ở nông thôn (68,1%) và sống cùng gia đình (79,8%).

Bảng 3.2 Đặc điểm về tiền sử bệnh THA của đối tượng nghiên cứu

Tiền sử gia đình Có 53 56,4 về bệnh THA Không 41 43,6

Phân độ huyết áp THA độ I 19 20,2

THA độ II 63 67 khi mới điều trị

Thời gian phát ≤ 1 năm 38 40,4 hiện mắc bệnh

Biến chứng mắc Bệnh tim mạch khác 7 7,4 kèm bệnh THA Bệnh thận 52 55,3

Hơn ẵ người bệnh cú gia đỡnh mắc bệnh THA (56,4%) Khi mới điều trị, 67% người bệnh mắc THA độ II, 20,2% THA độ I, 12,8% THA độ III.Trong đó, 59,6% người bệnh phát hiện bệnh THA > 1 năm Các biến chứng mắc kèm THA: bệnh thận (55,3%), bệnh mạch máu não (31,9%), bệnh tim mạch khác (7,4%), có 5,3% không mắc bệnh kèm.

Kết quả thay đổi sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp

Bảng 3.3 Điểm trung bình tuân thủ điều trị THA trước và sau can thiệp

Thời điểm đánh Điểm đạt p giá Thấp nhất Cao nhất Trung bình

(t-test) (Min) (Max) (Mean ± SD)

Trước can thiệp giáo dục sức khỏe, điểm trung bình tuân thủ điều trị của

94 người bệnh tham gia nghiên cứu đạt 35,7 ± 8,6 điểm trên tổng số 56 điểm.

Sau can thiệp 1 tháng, điểm trung bình tuân thủ điều trị tăng lên đạt 47,6 ± 4,49 điểm Tăng điểm ở các thời điểm sau can thiệp so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với các giá trị p < 0,05.

Bảng 3.4 Kết quả tuân thủ điều trị THA của người bệnh trước và sau can thiệ p

Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp 1 tháng p

Trước can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh ở mức thấp chiếm 34% Sau can thiệp 1 tháng, tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng lên là 72,3% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.5 Kết quả tuân thủ điều trị THA của người bệnh theo nhóm biệ n pháp

Tuân thủ giảm Tuân thủ 21 22,3 68 72,3

Không 73 77,7 26 27,7 lượng natri ăn vào tuân thủ

Tuân thủ tái khám Tuân thủ 28 29,8 56 59,6

Không 66 70,2 38 40,4 0,001 đúng hẹn tuân thủ

Tuân thủ dùng Tuân thủ 38 40,4 57 60,6

Trước can thiệp, tỷ lệ người bệnh tuân thủ giảm lượng natri ăn vào, tuân thủ giữ cuộc hẹn với bác sĩ, tuân thủ dùng thuốc đều ở mức thấp lần lượt là 22,3%, 29,8%, 40,4% Sau can thiệp 1 tháng, tỷ lệ tuân thủ tăng lên đáng kể lần lượt là 72,3%, 59,6%, 60,6% Tăng lên giữa trước can thiệp so với sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.6 Kết quả tuân thủ giả m lượng natri ăn vào của người bệnh

Trước can thiệp Sau can thiệp

Mọi lúc 12 12,8 0 0 Ăn mặn Hầu hết thời gian 30 31,9 9 9,6 Đôi khi 39 41,5 43 45,7

Hầu hết thời gian 32 34 8 8,5 thức ăn trước Đôi khi 35 37,2 33 35,1 khi ăn

Mọi lúc 4 4,3 0 0 Ăn đồ ăn Hầu hết thời gian 31 33 5 5,3 nhanh Đôi khi 47 50 31 33

Tuân thủ giảm lượng natri ăn vào 21 22,3 68 72,3

Theo thang đo Hill-Bone, tỷ lệ tuân thủ giảm lượng natri ăn vào của người bệnh ban đầu khá thấp (22,3%), nhưng sau can thiệp đã tăng đáng kể lên 72,3% Cụ thể, sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh không bao giờ ăn mặn, không rắc muối vào thức ăn và không ăn đồ ăn nhanh đã tăng lên đáng kể lần lượt là 44,7%, 56,4% và 61,7%.

Bảng 3.7 Kết quả tuân thủ tái khám đúng hẹn của người bệnh

Trước can thiệp Sau can thiệp

Mọi lúc 24 25,5 45 47,9 Đặt lịch hẹn Hầu hết thời gian 39 41,5 34 36,2 tiếp theo Đôi khi 23 24,5 8 8,5

Bỏ lỡ các cuộc Hầu hết thời gian 13 13,8 5 5,3 hẹn với bác sĩ Đôi khi 63 67 25 26,6

Tuân thủ giữ cuộc hẹn với bác sĩ 28 29,8 56 59,6

Với thang đo Hill-Bone, việc tuân thủ điều trị giữ cuộc hẹn với bác sĩ của người bệnh được đánh giá qua 2 câu hỏi Trước can thiệp, tỷ lệ tuân thủ giữ cuộc hẹn với bác sĩ là 29,8%, sau can thiệp tỷ lệ tăng lên 59,6% Cụ thể, trước can thiệp 8,5% không bao giờ đặt lịch tiếp theo với bác sĩ trước khi rời phòng và 19,1% không bao giờ bỏ lỡ các cuộc hẹn với bác sĩ Sau can thiệp, tỷ lệ không bao giờ đặt lịch tiếp theo với bác sĩ trước khi rời phòng giảm xuống còn 7,4%, tỷ lệ không bao giờ bỏ lỡ các cuộc hẹn với bác sĩ tăng 59,6%.

Bảng 3.8 Kết quả tuân thủ dùng thuốc của người bệnh

Trước can thiệp Sau can thiệp

Quên uống thuốc Hầu hết thời gian 25 26,6 12 12,8 Đôi khi 11 11,7 22 23,4

Quyết định KHÔNG Hầu hết thời gian 42 44,7 9 9,6 dùng thuốc Đôi khi 19 20,2 37 39,4

Quên mua thuốc theo Hầu hết thời gian 30 31,9 3 3,2 đơn Đôi khi 27 28,7 38 40,4

Hết thuốc Hầu hết thời gian 31 33 9 9,6 Đôi khi 18 19,1 38 40,4

Bỏ thuốc trước khi Hầu hết thời gian 27 28,7 17 18,1 đến bệnh viện Đôi khi 22 23,4 35 37,2

Trước can thiệp Sau can thiệp

Bỏ uống thuốc khi Hầu hết thời gian 33 35,1 5 5,3 khỏe hơn Đôi khi 39 41,5 41 43,6

Quên uống thuốc khi Hầu hết thời gian 33 35,1 11 11,7 ốm Đôi khi 21 22,3 50 53,2

Uống thuốc của Hầu hết thời gian 36 38,3 5 5,3 người khác Đôi khi 22 23,4 43 45,7

Quên uống thuốc do Hầu hết thời gian 35 37,2 5 5,3 bất cẩn Đôi khi 17 18,1 47 50

Kết quả tuân thủ dùng thuốc 38 40,4 57 60,6

Tuân thủ điều trị thuốc theo thang đo Hill-Bone bao gồm 9 câu như trên về thói quen dùng thuốc hàng ngày của người bệnh Trước can thiệp, 40,4% tuân thủ dùng thuốc với tỷ lệ không bao giờ quên uống thuốc, quyết địnhKHÔNG dùng thuốc, quên mua thuốc theo đơn, hết thuốc, bỏ thuốc trước khi đến bệnh viện, bỏ uống thuốc khi khỏe hơn, quên uống thuốc khi ốm, uống thuốc của người khác, quên uống thuốc do bất cẩn chiếm tỷ lệ rất thấp Sau can thiệp 1 tháng, 60,6% tuân thủ dùng thuốc với các nội dung có tỷ lệ tăng lên đáng kể so với trước can thiệp.

Kết quả đạt huyết áp mục tiêu của người bệnh trước và sau can thiệp 40 Chương 4: BÀN LUẬN

Trước can thiệp Sau can thiệp

T0 T1 n % n % Đạt huyết áp Đạt 53 56,4 62 66 mục tiêu Không đạt 41 43,6 32 34

Trước can thiệp, có 53 người bệnh (56,4%) tham gia nghiên cứu đạt được huyết áp mục tiêu Sau can thiệp 1 tháng, có thêm 9 người đạt huyết áp mục tiêu, nâng tỷ lệ người bệnh đạt huyết áp mục tiêu 66%.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đạt huyết áp mục tiêu và tuân thủ điều trị Đạt huyết áp mục tiêu Trước can thiệp Sau can thiệp

Trước can thiệp, 53 người bệnh đạt huyết áp mục tiêu trong đó 14 người bệnh tuân thủ điều trị THA, 39 người bệnh không tuân thủ điều trị.

Sau can thiệp, 62 người bệnh đạt huyết áp mục tiêu trong đó 46 người bệnh tuân thủ điều trị, 16 người bệnh không tuân thủ điều trị.

Một số đặc điểm chung của người bệnh THA

Nghiên cứu khảo sát 94 người bệnh, trong đó phần lớn người bệnh ≥ 60 tuổi chiếm 73,4% Điều này phù h ợp với thực trạng THA phổ biến ở những người bệnh cao tuổi Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn [5] Tuổi là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng Nhiều nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi có nguy cơ cao đối với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA Tuổi cũng ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh Theo nghiên cứu của Trần Song Hậu (2021) cho thấy nhóm tuổi từ 50-69 (OR=2,17) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ điều trị chung [7].

Theo nghiên cứu, tỷ lệ nam (54,3%) nhiều hơn nữ (45,7%) Kết quả gần tương đồng với nghiên cứu tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2021, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ lần lượt là 46,1% và 34,4%

Các nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ mắc bệnh tăng huyết áp Nghiên cứu của Anna Paczkowska (2021) cho thấy tỷ lệ nam cao hơn nữ, trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2022) ngược lại Ngoài ra, giới tính cũng ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị bệnh Nghiên cứu của Trần Song Hậu (2021) cho thấy nam giới có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn nữ giới.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa chủ yếu phục vụ đồng bào các dân tộc trong huyện Ngọc Lặc và các huyện miền núi phía Tây

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân THA chủ yếu sống tại nông thôn (68,1%), có trình độ học vấn thấp (tiểu học: 36,2%, THCS: 21,3%, đại học trở lên: 5,3%) Tỷ lệ bệnh nhân về hưu cao (28,7%) do đặc điểm bệnh THA thường gặp ở người cao tuổi.

Người bệnh sống cùng gia đình chiếm đa phần (79,8%) Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với văn hóa xã hội Việt Nam là đa số người già sống cùng gia đình để con cháu có điều kiện chăm sóc, báo hiếu ông bà, cha mẹ Tỷ lệ này có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.

Theo các nghiên cứu, bệnh tăng huyết áp (THA) có yếu tố di truyền rõ rệt Những người có ông bà, cha mẹ mắc THA có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể, lên đến 56,4% Do đó, nếu có tiền sử gia đình bị THA, việc chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Khi mới điều trị, người bệnh mắc THA độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (67%), chỉ có 20,2% THA độ I, 12,8% THA độ III Kết quả có sự khác biệt với nghiên cứu tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2021, tỷ lệ THA độ I chiếm tỷ lệ cao nhất là 67,6%, THA độ II là 29,4% và THA độ

III là 3,0% [11] Điều này có thể giải thích do nghiên cứu của chúng tôi khảo sát tại bệnh viện, là nơi tập trung những người bệnh đến khám và theo dõi thường xuyên khi bệnh có diễn biến nặng, còn nghiên cứu tại Hải Dương năm

2021 khảo sát người dân tức bao gồm cả người bệnh và người không bị bệnh, do đó mức độ mắc THA nhẹ hơn.

Bệnh THA là bệnh mạn tính có thời gian điều trị lâu dài Theo nghiên cứu, 59,6% người bệnh phát hiện bệnh THA > 1 năm Kết quả tương đồng với nghiên cứu tại tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2021, Tỷ lệ mắc THA đã được phát hiện từ trước là 51,1%, đa số người dân phát hiện THA khi khám sức khỏe định kỳ (61,8%) [11].

THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức …[9] Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố tim mạch nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và mù lòa… THA là nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não Ước tính có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não hàng năm Nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là do tăng huyết áp (chiếm 10,2%), sau đó là do bệnh van tim do thấp (0,8%) [2].Kết quả cũng cho thấy người bệnh có các biến chứng mắc kèm THA như: bệnh thận (55,3%), bệnh mạch máu não (31,9%), bệnh tim mạch khác (7,4%), có5,3% không mắc bệnh kèm Như vậy phác đồ điều trị cho người bệnh THA có bệnh mắc kèm sẽ phức tạp hơn so với những người bệnh chỉ mắc bệnh THA.Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh khi vừa phải điều trị bệnh THA vừa phải điều trị bệnh mắc kèm.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Đoàn Văn Khôi (2021). Thự c trạng tăng huyết áp ở người 40 tuổi trở lên tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2021. Tạp chíY học dự phòng, 32(1), 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí"Y"học dự phòng
Tác giả: Đoàn Văn Khôi
Năm: 2021
17. Nguyễn Thị Thúy (2022). Đánh giá thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố Yên Bái sau giáo dục sức khỏe. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng - Tập 05 - Số 04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Điều dưỡng
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Năm: 2022
20. Anna Paczkowska (2021). Impact of patient knowledge on hyperten- sion treatment adherence and efficacy: A single-centre study in Poland.International journal of medical sciences. 18(3): 852–860 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of medical sciences
Tác giả: Anna Paczkowska
Năm: 2021
22. Chu-Hong Lu (2015). Community-based interventions in hypertensive patients: a comparison of three health education strategies. BioMed Central public health. 2015 Jan 29;15:33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BioMedCentral public health
Tác giả: Chu-Hong Lu
Năm: 2015
23. Costa E, Giardini A, Savin M, Menditto E, Lehane E, Laosa O, Peco- relli S, Monaco A, Marengoni A. Interventional tools to improve medi- cation adherence: review of literature. Patient Prefer Adherence. 2015 Sep 14;9: 1303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patient Prefer Adherence
24. Danielle M. van der Laan (2017). Effectiveness of a Patient-Tailored, Pharmacist-Led Intervention Program to Enhance Adherence to Anti- hypertensive Medication: The CATI Study. Front Pharmacol. 9: 1057 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Front Pharmacol
Tác giả: Danielle M. van der Laan
Năm: 2017
25. D E Morisky (1986). Concurrent and predictive validity of a self- reported measure of medication adherence. Medical care. 24(1):67-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medical care
Tác giả: D E Morisky
Năm: 1986
26. D Meyer (1985). The GRASP system. The Journal of nursing admin-istration. 15(12):6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of nursingadmin-istration
Tác giả: D Meyer
Năm: 1985
28. E A Leventhal (1984). Aging and the perception of illness. Research on aging. 6(1):119-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Researchon aging
Tác giả: E A Leventhal
Năm: 1984
29. Ester Amado Guirado (2011). Knowledge and adherence to antihyper- tensive therapy in primary care: results of a randomized trial. Gaceta Sanitaria. Volume 25, Issue 1, January–February 2011, Pages 62-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GacetaSanitaria
Tác giả: Ester Amado Guirado
Năm: 2011
30. Jamshed J Dalal (2021). Therapeutic adherence in hypertension: Cur- rent evidence and expert opinion from India. Indian heart journal.73(6):667-673 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian heart journal
Tác giả: Jamshed J Dalal
Năm: 2021
31. Liam G Glynn (2006). Interventions used to improve control of blood pressure in patients with hypertension. The Cochrane database of sys-tematic reviews. 2010 Mar 17;(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Cochrane database ofsys-tematic reviews
Tác giả: Liam G Glynn
Năm: 2006
32. Mary Jayne Johnson (2002). The Medication Adherence Model: a guide for assessing medication taking. Research and theory for nursing practice. 16(3):179-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research and theory for nursingpractice
Tác giả: Mary Jayne Johnson
Năm: 2002
33. Mohammed A. Alsofyani, Adel O. Aloufi (2022). Factors related to treatment adherence among hypertensive patients: A cross-sectional study in primary healthcare centers in Taif city. Journal of family &amp;community medicine. 29(3): 181–188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of family &"community medicine
Tác giả: Mohammed A. Alsofyani, Adel O. Aloufi
Năm: 2022
34. Mona Nili (2020). A systematic review of interventions using health behavioral theories to improve medication adherence among patients with hypertension. TBM; 10:1177–1186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TBM
Tác giả: Mona Nili
Năm: 2020
35. M T Kim (2000). Development and testing of the Hill-Bone Compli- ance to High Blood Pressure Therapy Scale. Progress in cardiovascu- lar nursing. 15(3):90-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Progress in cardiovascu-lar nursing
Tác giả: M T Kim
Năm: 2000
37. Selma Boratas (2018). Evaluation of medication adherence in hyperten- sive patients and influential factors. Pakistan journal of medical sci- ences. 34(4):959-963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pakistan journal of medical sci-ences
Tác giả: Selma Boratas
Năm: 2018
38. Simao Alves Pinho (2021). Improving medication adherence in hyper-tensive patients: A scoping review. Faculdade De Mecinia Universidade Do Porto. Marỗo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improving medication adherence inhyper-tensive patients: A scoping review
Tác giả: Simao Alves Pinho
Năm: 2021
40. Tadesse Melaku Abegaz (2017). Nonadherence to antihypertensive drugs: A systematic review and meta-analysis. Medicine. 96(4):e5641 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medicine
Tác giả: Tadesse Melaku Abegaz
Năm: 2017
43. Zhao Ni (2018). An mHealth intervention to improve medication ad- herence among patients with coronary heart disease in China: Devel- opment of an intervention. International Journal of Nursing Sciences. Volume 5, Issue 4, 10 October 2018, Pages 322-330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of NursingSciences
Tác giả: Zhao Ni
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp [3]. - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp [3] (Trang 12)
Hình 1.1: Mô hình tuân thủ dùng thuốc: lý thuyết về hành vi có kế hoạch - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Hình 1.1 Mô hình tuân thủ dùng thuốc: lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Trang 29)
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Số lượng - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Số lượng (Trang 40)
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh THA của đối tượng nghiên cứu Số lượng - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh THA của đối tượng nghiên cứu Số lượng (Trang 41)
Bảng 3.3. Điểm trung bình tuân thủ điều trị THA trước và sau can thiệp - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.3. Điểm trung bình tuân thủ điều trị THA trước và sau can thiệp (Trang 42)
Bảng 3.4. Kết quả tuân thủ điều trị THA của người bệnh trước và sau can thiệ p - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.4. Kết quả tuân thủ điều trị THA của người bệnh trước và sau can thiệ p (Trang 43)
Bảng 3.5. Kết quả tuân thủ điều trị THA của người bệnh theo nhóm biệ n pháp - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.5. Kết quả tuân thủ điều trị THA của người bệnh theo nhóm biệ n pháp (Trang 43)
Bảng 3.6. Kết quả tuân thủ giả m lượng natri ăn vào của người bệnh - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.6. Kết quả tuân thủ giả m lượng natri ăn vào của người bệnh (Trang 44)
Bảng 3.8. Kết quả tuân thủ dùng thuốc của người bệnh - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.8. Kết quả tuân thủ dùng thuốc của người bệnh (Trang 46)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đạt huyết áp mục tiêu và tuân thủ điều trị - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đạt huyết áp mục tiêu và tuân thủ điều trị (Trang 48)
Bảng phân độ tăng huyết áp - thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hoá năm 2023 sau can thiệp giáo dục
Bảng ph ân độ tăng huyết áp (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w