22 3.1.3 Đề xuất một số định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan tới hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty ..... Từ việc vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến c Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty TNHH kvc logitics trading Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty TNHH kvc logitics trading
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Các thông tin chung về công ty
Công ty Trách nhiệm hữu hạn KVC Logistics & Trading (KVC) được thành lập vào ngày 30 tháng 9 năm 2016 bởi ông Jin Byung Hoon và là một công ty forwarder của Hàn Quốc Trụ sở chính của công ty tại tầng 26, khối A, Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Công ty có tên gọi quốc tế là KVC Logistics and Trading Company Limited (hay còn gọi là KVC Logistics & Trading Co.,Ltd)
Với logo màu đỏ phối cùng tên KVC màu trắng nổi bật, công ty KVC luôn mong muốn có thể kết nối Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc với nhau, phấn đấu để trở thành công ty logistics toàn diện tốt nhất Việt Nam dựa trên lòng tốt, sự đa dạng và sự tự tin Và đó cũng chính là slogan của KVC - Kindness - Variety - Confidence
Là một công ty về logistics, KVC cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển và đường hàng không tới mọi khu vực trên thế giới Trong đó luôn lấy con người và công nghệ làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội Luôn có trách nhiệm hết mình cho công việc, KVC sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, cam kết mang lại giá trị dịch vụ và chi phí tốt nhất
Hình 1.1 Logo Công ty Trách nhiệm hữu hạn KVC Logistics & Trading
(Nguồn: Công ty TNHH KVC Logistics & Trading)
1.1.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển
Công ty TNHH KVC Logistics & Trading được thành lập vào năm 2016, hoạt động trong lĩnh vực Logistics và xuất nhập khẩu Mặc dù thời gian hoạt động của công ty chưa lâu, nhưng Công ty TNHH KVC Logistics and Trading tự hào trở thành một mắt xích quan trọng góp phần kết nối và thúc đẩy kinh tế phát triển Công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ về dịch vụ vận chuyển đường hàng biển, vận chuyển
5 đường hàng không, vận tải đường bộ, các dịch vụ của kho bãi, đóng kiện, đóng gói, dịch vụ khai báo hải quan và các dịch vụ khác liên quan tới xuất nhập khẩu, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, chi phí cạnh tranh và tuyến hàng chủ yếu là các tuyến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc Ngoài ra, KVC cũng luôn cố gắng chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên nòng cốt và chuyên nghiệp nhằm đem lại nhiều giá trị cho công ty
Trải qua gần 8 năm xây dựng, hình thành và phát triển bền vững, hiện tại công ty TNHH KVC Logistics & Trading đã khẳng định được thương hiệu của mình, tự tin mở rộng quy mô Công ty đã xây dựng được mạng lưới với trụ sở chính tại Hà Nội cùng với hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, công ty cũng thuê công ty Vietfracht Đà Nẵng để hỗ trợ lấy và phát lệnh cho một vài khách hàng trực tiếp
Hình 1.2 Bản đồ trụ sở chính và văn phòng đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn KVC Logistics and Trading
(Nguồn: Công ty TNHH KVC Logistics & Trading)
Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường
1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Bảng 1.1: Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty KVC
Mã ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doah
5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
(Nguồn: Trang web mã số thuế về Công ty TNHH KVC Logistics và Trading)
Công ty TNHH KVC Logistics and Trading kinh doanh các dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu Khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2019, KVC đã thực hiện một số lô hàng xuất nhập khẩu hàng gỗ, hàng hạt nhựa, đá Dịch vụ logistics bao gồm các dịch vụ về vận tải hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không, dịch vụ hải quan, dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ, các dịch vụ khác liên quan tới vận tải như bốc xếp, giao nhận, cân hàng …
Vận chuyển đường biển: Là một trong những thế mạnh của KVC Đối với hàng nguyên container (FCL), công ty có mối quan hệ hợp tác tốt với các hãng tàu lớn như Pan Continental, Heung-A Line, Namsung …
Vận chuyển đường hàng không: Là một trong các loại hình vận tải hiện đại và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây Tại KVC dịch vụ vận tải đường hàng không là một sự lựa tối ưu cho khách hàng với thời gian giao hàng nhanh chóng Mức chi phí phí sẽ cao hơn đường biển tuy nhiên công ty KVC vẫn giữ tiêu chí hỗ trợ khách hàng với mức chi phí hợp lý
Dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ: KVC cung cấp cho khách hàng các tuyến vận chuyển nội địa đi khắp Việt Nam với mức chi phí phải chăng, giá xe tải tốt và cam kết đảm bảo an toàn cho hàng hoá
Dịch vụ hải quan: KVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ khai báo, thông quan hải quan với nhiều mặt hàng
Các dịch vụ khác liên quan tới vận tải: KVC cung cấp các dịch vụ như xin cấp chứng chỉ CO ( Certificate of Origin), dich vụ đóng gói hàng hóa, thanh lý tờ khai tại cảng và kho bãi, bốc xếp hàng, thủ tục cân hàng … Phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi nhà máy, KVC luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ trên chất lượng và giá cả cạnh tranh tốt nhất
- Thị trường mục tiêu: Hàn Quốc và Trung Quốc
- Thị trường trọng điểm: Hàng xuất nhập khẩu đi Hàn Quốc, tập trung ở 2 thành phố lớn là Incheon và Busan.
Cơ cấu tổ chức
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty Trách nhiệm hữu hạn KVC Logistics & Trading
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH KVC Logistics và Trading)
Hiện nay KVC có 14 nhân viên KVC bao gồm tổng giám đốc, đội ngũ quản lý và các nhân viên, đều có trách nhiệm cao và nghiêm túc trong công việc KVC cam kết đào tạo, giáo dục và phát triển nhân viên, tạo điều kiện làm việc chuyên nghiệp, tận tâm khi gia nhập công ty
Tổng giám đốc: Quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của công ty Đồng thời, giám đốc cũng sẽ đảm nhiệm trực tiếp bộ phận tìm kiếm khách hàng, chào hàng Sau khi, khách hàng cung cấp thông tin về hàng hoá, giám đốc sẽ chuyển thông tin khách hàng đến bộ phận chứng từ và chăm sóc khách hàng để thực hiện dịch vụ
Phòng chứng từ và chăm sóc khách hàng (Doc & Cus): Phòng chứng từ và chăm sóc khách hàng sẽ chịu trách nhiệm liên hệ, thực hiện các quy trình cho hàng xuất, hàng nhập Đảm bảo rằng chứng từ được làm đúng theo quy định pháp luật, chính xác, đầy đủ, nhanh chóng trong thời hạn quy định
Phòng giám sát hiện trường (Ops): có trách nhiệm giám sát hiện trường, thực hiện các thủ tục tại cảng Hải Phòng và Hồ Chí Minh
Phòng kế toán và tài chính: Quản lý mọi hoạt động tài chính – kế toán của công ty; cung cấp cho giám đốc các thông tin, số liệu, chỉ tiêu tài chính nhằm hỗ trợ phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Lập dự toán, quản lý
8 sổ sách, đưa ra báo cáo chi tiết về hoạt động tài chính trong doanh nghiệp Có trách nhiệm chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên.
Các nguồn lực của công ty
1.4.2 Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Mạng lưới tài sản: Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội và có hai văn phòng đai diện tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh
Phương tiện vận tải & bốc dỡ: Công ty thuê ngoài
Thiết bị phục vụ văn phòng: Hệ thống máy tính cho nhân viên và các thiết bị in ấn nhằm phục vụ nghiệp vụ sale, chứng từ hàng hoá và nghiệp vụ hải quan
Tổng số lao động của doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng 01 năm 2024 là
14 nhân viên Trong đó các nhân viên đều có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên và có chuyên môn cao Ngoài ra KVC cũng có các đối tác tin cậy là các forwarder ở Hàn Quốc và Trung Quốc, cùng nhau kết nối, hợp tác trong quá trình làm hàng hóa
Bảng 1.1: Số lượng và tỷ lệ lao động theo các tiêu chí
STT Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
(Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên danh sách nhân sự Công ty KVC năm 2024)
Một số kết quả kinh doanh chủ yếu
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của công ty 3 năm gần đây (2021 – 2023) Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Doanh thu 87,811,453,512 78,582,683,022 27,379,922,265 Chi phí 75,539,310,285 66,976,299,933 21,231,925,962 Lợi nhuận 12,272,143,227 11,606,383,089 6,147,996,303
(Nguồn: Phòng kế toán công ty KVC từ năm 2021 – 2023)
Năm 2021 là năm nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 xảy ra ở năm 2020 Hậu Covid 19 là tiền đề cho sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và phương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) Chi phí vận tải biển vẫn tiếp tục tăng cao, tăng kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng lại, do đó đó mà kết quả doanh thu từ năm 2021 có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn Tuy nhiên, từ năm 2023 thị trường xuất nhập khẩu có dấu hiệu giảm nhẹ đồng thời mức giá cước biển có sự giảm mạnh rõ rệt Tuy có sự cố gắng và nỗ lực trong thời điểm thị trường có nhiều biến động nhưng công ty vẫn không thể tránh khỏi sự sụt giảm trong doanh thu Từ bảng số liệu trên ta có thể so sánh được sự thay đổi qua các năm như sau:
Bảng 1.4 So sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa ba năm 2021, 2022, 2023 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2022 so với năm 2021
Doanh thu -9.039.590.715 -61.196.316.350 -52.156.725.635 Chi phí -11.304.548.098 -55.422.840.437 -45.118.292.331 Lợi nhuận -665.760.138 -6.124.146.924 -5.458.386.786
(Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu bảng kết quả kinh doanh phòng kế toán)
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng năm 2021 công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ tuy nhiên đến năm 2022, 2023 lại có sự sụt giảm doanh thu và giảm mạnh nhất ở năm 2023 Từ năm 2021 đến năm 2022, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục và xuất hiện những biến thể mới do đó gây tác động nhiều đến thị trường xuất nhập khẩu, giá cước
10 biển tăng kỷ lục chưa từng có Không những vậy, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng mạnh do sự gia tăng của mua sắm điện tử cùng với sự gia tăng nhu cầu mua các thiết bị thiết yếu để phục vụ phòng chống dịch bệnh Nhìn chung, năm 2021 và 2022 công ty KVC đã có hai năm kinh doanh trong môi trường vĩ mô ổn định và tăng trưởng cao, qua đó đạt được những thành tích, mức tăng trưởng nhất định Tuy nhiên, đến năm 2023, khi dịch bệnh đã ổn định, thế giới đều trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng khó tránh khỏi nền kinh tế tăng trưởng chững lại Từ đó mới bắt đầu có sự sụt giảm về nhu cầu vận chuyển hàng hóa Đó là lý do vì sao có sự thay đổi đáng kể về doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây.
Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập
Với những kiến thức được học tại Đại học Thương Mại về quy trình chứng từ hàng xuất nhập khẩu cùng với các hoạt động về logistics, quy trình giao nhận hàng xuất,… đồng thời trong quá trình đi học tôi cũng tích lũy cho bản thân các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng,… nên tôi có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc cũng như công việc mà tôi được giao Trong quá trình thực tập tôi được làm tại phòng chứng từ và chăm sóc khách hàng Tại bộ phận này tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lô hàng hàng nhập đường biển cụ thể như sau:
Bảng 1.5 Khái quát nội dung công việc khi thực tập tại công ty KVC
STT Thời gian Nội dung công việc
1 15-01-2024 KVC nhận email Pre Alert từ đại lý WooSung Shipping, sau đó, KVC gửi House Bill cho hai nhà máy nhà máy tại Việt Nam: Nhà máy Thiên An Phú và nhà máy dệt may Huế
2 17-01-2024 KVC nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu Wanhai, khai
Manifest và thanh toán Local charge cho hãng tàu
3 18-01-2024 KVC nhận được thanh toán chi phí địa phương từ Nhà máy
4 19-01-2024 Wanhai phát lệnh E-D/O qua email
KVC nhận Delay Notice từ hãng tàu và thông báo cho khách hàng
5 20-01-2024 KVC phát lệnh e-D/O cho nhà máy Thiên An Phú
6 22-01-2024 KVC kiểm tra kế hoạch kéo hàng và gửi POD (Proof of
Delivery) cho đại lý Woosung
(Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên quá trình thực tập tại công ty KVC)
Công ty CP Hansae (Hàn Quốc) tiến hành xuất nguyên liệu vải cho hai nhà máy dệt may tại Đà Nẵng, Việt Nam là Công ty CP Dệt May Huế và Công ty CP Dệt May Thiên An Phú, qua một công ty forwarder là Woosung Shipping (Hàn Quốc), xuất theo điều kiện CFR Đà Nẵng, tức là Hansae sẽ chịu trách nhiệm và thanh toán cước biển (Busan - Đà Nẵng) và chi phí địa phương tại Hàn Quốc Công ty KVC được thông báo có một lô hàng nhập từ đại lý Woo Sung Shipping Khi nhận được email Pre-alert, tôi tiến hành kiểm tra lại thông tin trên bill, nhập hệ thống và gửi cho nhà máy House Bill cùng lịch dự kiến ngày tàu cập cảng Với lô hàng này, 1 Master Bill gồm 2 House Bill, có những thông tin như sau:
- Mã vận đơn MBL: 005EX00639
- Mã vận đơn HBL: WSS100108079 ( Thiên An Phú) & WSS100108080 (Dệt may Huế)
- Ngày dự kiến tàu đi (ETD) : 15/01/2024
- Ngày dự kiến tàu về (ETA): 20/01/2024
- Cảng xếp hàng: Busan, Korea
- Cảng dỡ hàng: Đà Nẵng, Việt Nam
Trước 1-2 ngày dự kiến tàu về, KVC nhận được Giấy Báo hàng đến từ hãng tàu Wanhai Tôi tiếp tục kiểm tra các thông tin giữa vận đơn và giấy báo hãng tàu, khai manifest trên trang Một cửa Quốc Gia và phát hành Giấy báo hàng cùng Debit Note chi phí địa phương để gửi cho hai nhà máy Tôi tiến hành gửi thông tin cho phòng kế toán để thanh toán cho hãng tàu Wanhai các chi phí địa phương xong, nhận D/O qua email và tiến hành tách vận đơn trên trang Cảng điện tử Cảng Đà Nẵng, tải
12 file E-D/O để gửi cho nhà máy Với lệnh giao hàng điện tử đó, nhà máy sẽ kéo container về khai thác.
BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH KVC LOGISTICS &
Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty
logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty
Năm 2021, trải qua một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, bổ sung thêm các phụ phí vận chuyển trong phòng chống dịch SARS – CoV2 như phụ thu xét nghiệm Covid, quần áo bảo hộ cho lái xe, nếu phát sinh lưu xe sẽ cho xe di chuyển ra ngoài vùng dịch và chi phí lưu sẽ phát sinh cao, chi phí ăn ở tại chỗ cho lái xe di chuyển qua vùng dịch, kết hợp với bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu, giá dầu diezen liên tục tăng đã đạt mức 13.840đ/lít (Tăng 20% so với cùng kỳ năm
2020) Nhằm bù đắp chi phí do giá dầu tăng nhanh và đảm bảo chất lượng dịch vụ vận chuyển do đó giá cước vận tải liên tục tăng
Năm 2022, dịch bệnh kéo dài nên các nhà máy lọc dầu giảm sản xuất, nguồn dự trữ sản phẩm giảm, trong khi hiện nay nhu cầu xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao do phục hồi sản xuất, cùng với các biến động chính trị, ngay khi Mỹ tuyên bố cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga đã khiến thị trường thế giới tiếp tục biến động mạnh theo hướng khan hiếm nguồn cung, tác động trực tiếp tới châu u, sau đó lan sang các khu vực khác trên thế giới, kéo giá lên cao
Năm 2023, tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp và khó lường do chịu ảnh hưởng từ hậu quả của đại dịch Covid-19 kéo dài, tiếp theo là sự xung đột ở Ukraine – Nga Tổng cục trưởng Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước Đặc biệt về xuất nhập khẩu thương mại, theo Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9% Đối với hoạt động xuất khẩu, mặc dù đã có sự cải thiện tích cực trở lại trong những tháng
13 gần đây do được hỗ trợ bởi các yếu tố như hoạt động xúc tiến xuất khẩu được đẩy mạnh, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt hơn dự kiến, hàng tồn kho tại các thị trường tiêu thụ chính có xu hướng giảm Tuy nhiên, đà phục hồi nhìn chung vẫn còn tương đối chậm và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới bởi các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng, trong khi tiêu dùng toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự phục hồi rõ nét Về nhập khẩu hàng hóa, dù đã tăng trở lại trong những tháng gần đây nhưng do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất giảm nên tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8% Trong đó, Trung Quốc, Hàn quốc là hai thị trường nhập khẩu chủ chốt của Việt Nam
Môi trường chính trị ổn định bao gồm thể chế chính trị, sự kiện an toàn của hệ thống luật pháp và sự quản lý của nhà nước Tại Việt Nam, hệ thống chính trị luôn là một trong những yếu tố giúp cho thu hút đầu tư cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Cùng với đó là nền chính trị luôn luôn ổn định và được đánh giá là một trong những quốc gia phát triển nhanh tại khu vực
Hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ, luôn được kiện toàn đáp ứng cho các hoạt động thương mại như luật về thuế, hải quan, xuất cảnh, nhập cảnh,… hay các hiệp định thương mại song và đa phương giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu Đây là cơ sở và nền tảng ổn định giúp KVC phát triển được hoạt động kinh doanh của mình
⸭ Môi trường nhân khẩu học
Ngành Logistics vẫn luôn là một trong những ngành thu hút nhiều cơ hội việc làm Nhiều doanh nghiệp dịch vụ nhỏ lẻ được xây dựng từ những đơn vị , tổ chức của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Vì thế các doanh nghiệp này luôn dồi dào nguồn nhân lực trẻ Tuy nhiên, do sự tiếp cận của ngành vẫn còn mới, trong khi lĩnh vực về logistics rất rộng, nên mặc dù có một lượng nguồn nhân lực trẻ nhưng họ còn thiếu nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn cao Tuy nhiên, Việt Nam có
14 một thuận lợi rất lớn đó là đang trong thời kỳ dân số trẻ KVC tận dụng được lợi thế đó, nhờ vào những chính sách thu hút nhân tài nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác
Giữa năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, và logistics là một trong 8 ngành nhận được ưu tiên từ Chính phủ Các hệ thống phân loại tự động hóa ứng dụng công nghệ 4.0 đang được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong các doanh nghiệp để hỗ trợ các hoạt động vận chuyển, kho bãi, bốc dỡ, hải quan,… KVC có thể tận dụng những đổi mới về công nghệ này để gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như xây dựng được hệ thống dịch vụ vận tải một cách hiệu quả nhất Cụ thể, công ty KVC đã và đang áp dụng một số công nghệ mới như:
Nghiên cứu áp dụng e-DO (Giấy giao hàng điện tử cho hàng biển và hàng không, e-Port được tiến hành tại một vài cảng, điển hình như Tân Cảng Sài Gòn để khách hàng chủ động theo dõi các thông tin và khai báo
Quản lý vận tải với hệ thống định vị GPS nhằm cung cấp kịp thời thông tin lô hàng và lộ trình cho khách hàng một cách chính xác
Thứ nhất về đối thủ cạnh tranh, là một trong những thị trường sôi động trong thời điểm hiện tại, các đối thủ cạnh tranh của KVC có thể kể đến như LX Pantos, DELTA, Hanaro TNS, Tralinks… Các đơn vị này đều nằm trong top những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi tốt tại Việt Nam Họ có nhiều lợi thế về chiến lược, dịch vụ, cơ sở vật chất giúp họ giành được những vị trí đứng nhất định trong ngành
Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp này, KVC cần phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng phải nâng cao năng lực doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trường
Thứ hai, về khách hàng, là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công của các doanh nghiệp hiện nay Và đối với KVC khách hàng đã góp một phần rất quan trọng vào sự thành công tại thời điểm hiện tại của công ty Khách hàng bao gồm khách hàng cá nhân, tổ chức với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ Khách hàng của KVC chủ yếu là các khách hàng chuyên về xuất nhập khẩu, các công ty thương mại,
15 nhà máy… Công ty luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất để có thể giữ chân khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới
Thứ ba, về nhà cung ứng, KVC có quan hệ với các tổ chức khác nhau như các hãng tàu vận tải (Pan Continental, Heung-A, Namsung, SML,…), các đại lý hãng bay (ACT, SME, PVG, Leaders …) các bên làm hải quan, các bên làm trucking (Trung Nghĩa, A2Z, Đại Dương Xanh, …), các công ty forwarder (D.I Shipping, SL Global Logix, Woosung Shipping, Samsung Shipping, Shanghai Transtar Global Logistics, ), các đại lý tại Hàn Quốc và Trung Quốc, … Công ty luôn chú trọng vào việc phát triển mối quan hệ thân thiết bền chặt với các nhà cung ứng để có thể đem đến một dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1 Theo loại hình sản phẩm/dịch vụ
Công ty TNHH KVC Logistics and Trading là một công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics, được thành lập gần 8 năm bởi những nhân lực đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề Công ty cung cấp bao gồm đa dạng các loại hình dịch vụ như: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế; Giao nhận/vận chuyển hàng hóa nội địa; Dịch vụ khai báo hải quan và làm các giấy tờ xuất nhập khẩu; Dịch vụ bốc xếp, dỡ, kiểm đếm hàng hóa; Hoạt động dịch vụ khác liên quan tới vận tải
Về vận tải quốc tế, trước hết là với dịch vụ vận chuyển bằng đường biển cho các đơn hàng vận chuyển xuất nhập khẩu đi các nước trên khắp thế giới Tùy thuộc vào tuyến đường, đặc tính, khối lượng, trọng lượng của hàng hóa, công ty sẽ tính toán và làm việc với các bên vận chuyển nước ngoài sao cho tối ưu nhất dựa vào các hình thức vận chuyển như hàng lẻ đóng ghép container (LCL), vận chuyển hàng nguyên container (FCL), vận chuyển hàng rời (Buil Cargo),… Đặc biệt KVC có thế mạnh trong vận chuyển hàng nguyên container (FCL) – đặc biệt là các tuyến xuất/ nhập khẩu Hàn Quốc (Incheon, Busan, Kwangyang) với mặt hàng vải, may mặc, giày, gạch men, thiết bị vệ sinh, máy tạo ẩm Ngoài ra, một số tuyến dịch vụ khác cũng khá tương đối tại KVC như những tuyến xuất/ nhập Hải Phòng – Thượng Hải/ Ningbo/ Shenzhen/ Hạ Môn Trung Quốc ( mặt hàng linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc); Hồ Chí Minh đi Manzanillo, Mexico (Mặt hàng màng bọc thực phẩm); Quy Nhơn đi Nhật Bản (Mặt hàng đá Granit) Trải qua đại dịch Covid, giá cước thay đổi đột biến,
16 số lượng vỏ container ngày càng khan hiếm hơn, nhưng với tinh thần luôn hỗ trợ khách hàng, tạo sự tin tưởng và rõ ràng trong quá trình làm việc giữa các bên, KVC luôn chủ động đàm phán để có được giá cước tốt nhất cho khách hàng, hạn chế tối đa chi phí phát sinh khác, đảm bảo về số lượng vỏ container nhất định Khi công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đó sẽ là nút thắt trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững Với nhu cầu đặt chỗ hàng lẻ (LCL), KVC luôn tìm kiếm, lựa chọn lịch tàu linh hoạt, nhiều nhất là các tuyến Hải Phòng/Hồ Chí Minh đi Incheon, Busan, Qingdao, tư vấn cho khách hàng những con tàu với lịch trình ngắn nhất
Tiếp đến là dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không cho các đơn hàng vận chuyển xuất nhập khẩu đi các nước trên thế giới, chủ yếu là tuyến xuất/nhập Incheon/ Busan, Hàn Quốc Sau đại dịch covid, tuyến Busan bị dừng khai thác nên hiện nay khách hàng hướng tới xuất nhập cảng hàng không Incheon Đa số nhập khẩu hàng air qua KVC là những mặt hàng nguyên vật liệu cần gấp, hàng mẫu,… Tuy chưa phải là thế mạnh của công ty KVC, nhưng hiểu được đặc thù yêu cầu vận chuyển của đường hàng không là nhanh chóng, công ty tập trung về xử lý hàng hóa trên kho hàng không, hỗ trợ khách hàng trong các trường hợp cần giao hàng gấp như giao hàng đêm, giao hàng vào những ngày nghỉ lễ, Bên cạnh đó, đối với các lô hàng xuất khẩu, công ty luôn đàm phán với đại lý hãng bay để cung cấp và tư vấn cho khách hàng mức chi phí tối ưu nhất
Thứ hai là vận tải nội địa, là một loại hình vận tải phổ biến và được sử dụng nhiều tại Việt Nam hiện nay Tại công ty KVC, vận chuyển nổi địa bằng đường thủy không nhiều Với việc vận chuyển bằng đường bộ, những tuyến hoạt động nhiều nhất tại KVC là Hà Nội/ Hải Phòng với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa; Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Dương, Long An Đặc biệt, KVC luôn chủ động theo dõi và cập nhật cho khách hàng quá trình di chuyển của xe sớm nhất Điều này khẳng định tốt giá trị dịch vụ chăm sóc khách hàng khi sử dụng dịch vụ của KVC Ngoài ra, KVC có cung cấp các tuyến vận tải với các mặt hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ… KVC cung cấp đa dạng các loại hình vận chuyển đến khách hàng như: dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door/Door) , từ kho đến cảng (Door/CY), từ cảng đến cảng (CY/CY) và ngược lại cho các loại hình vận tải
17 hàng hóa bằng đường bộ hay đường thủy nội địa Đối với hàng lẻ, KVC cung cấp vận chuyển bằng xe tải cho các đơn vị có hàng xuất nhập khẩu
Cuối cùng là dịch vụ hải quan, trong lĩnh vực này, KVC sẽ tư vấn cho khách hàng mã HS hàng hóa, thuế nhập khẩu, quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu cho từng loại mặt hàng riêng biệt Trong giai đoạn 2021 và 2022, giày thể thao và các nguyên vật liệu làm giày như đế giày, mũi giày, khuôn; các linh kiện máy tính như bàn phím, bo mạch chủ, mô-đu camera là các mặt hàng chủ yếu mà KVC mở tờ khai Ví dụ về một khách hàng mà KVC cung cấp lâu dài là nhà máy SY VINA gia công giày thể thao cho các nhãn hàng như Fila, K-Swiss, tại Tam Dương, Vĩnh Phúc Để thuận tiện trong quá trình làm việc, KVC được sắp xếp nhân viên khai báo hải quan làm việc ngay tại nhà máy theo yêu cầu của khách hàng sao cho mọi việc xử lý thuận tiện Các công đoạn sau đó sẽ được tiến hành nhanh chóng, làm thanh lý hải quan cho đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng Ngoài ra, KVC cung cấp dịch vụ xin Chứng nhận xuất xứ (C/O) cho khách hàng này
2.2.2 Theo khách hàng và thị trường chính
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của KVC chính là khách hàng
Vì vậy nên KVC đã có những chiến lược kinh doanh để tìm kiếm những khách hàng cho công ty Những khách hàng mục tiêu mà KVC chủ yếu hướng tới sẽ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các mặt hàng liên quan tới may mặc, vải, giày dép, gạch,… KVC đóng vai trò vận chuyển, đóng góp cho quá trình xuất nhập khẩu giữa các bên đối tác được diễn ra thuận lợi Hơn nữa, KVC luôn tạo dựng sự tin tưởng với khách hàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và hỗ trợ tối đa chi phí trong dịch vụ làm hàng Có thể liệt kê một số khách hàng lớn của KVC như: công ty gia công giày Samil
Hà Nội Vina, công ty gạch nền Mikado, công ty vật liệu xây dựng Viglacera, công ty sứ Hảo Cảnh, công ty về các sản phẩm nhựa Samyoung Chemical, công ty công Asus (Việt Nam)…
Ngoài ra, công ty hợp tác với nhiều hãng tàu lớn trên thế giới Mỗi hãng tàu sẽ được phân chia theo các tuyến hàng của KVC để đảm bảo số lượng tải hợp lý như Pan Continental, Heung-a, Namsung, SML, (tuyến hàng Hàn Quốc), Wanhai (tuyến hàng Mexico), COSCO, SITC (tuyến Trung Quốc), CMA-CGM (tuyến Nhật Bản),
Dongjin và RCL (Singapore)… Nhờ đó, KVC sẽ có lợi thế về việc đám phán giá, đem lại lợi ích về giá cho khách hàng
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, công ty KVC tiến hành triển khai phân chia các tập khách hàng của mình thành những nhóm khác nhau như khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết,… để có những chính sách hợp tác phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty
2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty
KVC luôn luôn kiểm soát về vấn đề các nhà cung ứng, số lượng, phương tiện, hành trình vận tải,… một cách chính xác để giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh nhằm đảm bảo hiệu quả dịch vụ Vì vậy, công ty rất chú trọng vào vấn đề liên kết giữa các thành viên trong chuỗi bao gồm nhà các nhà cung cấp và khách hàng giúp cho hàng hoá được vận chuyển một cách trơn tru nhất tránh xảy ra các sự cố phát sinh không mong muốn
Hình 2.1 Quy trình cung ứng lô hàng xuất của công ty KVC
(Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên quá trình thực tập) Đối với hàng xuất khẩu, đầu tiên nhà máy A sẽ gửi đơn đặt hàng cho Nhà máy
B Sau đó, nhà máy B (khách hàng) sẽ liên hệ KVC để cung cấp số lượng hàng và ngày dự kiến đóng hàng, yêu cầu đặt booking Tiép theo, KVC kiểm tra lịch và chỗ trên tàu/máy bay Đồng thời, KVC thông báo với FWD nước ngoài về lô hàng và lịch tàu/bay dự kiến FWD nước ngoài thông báo lần nữa cho Nhà máy A về việc nhận thông tin như trên Nếu có sự khác nhau sẽ thông báo về cho KVC, yêu cầu kiểm tra lần nữa KVC nhận Commercial Invoice & Packing list từ nhà máy B (khách
19 hàng), nhập dữ liệu trên hệ thống, phát hành vận đơn House Bill, gửi Shipping Instruction cho hãng tàu, phát hành Master Bill Cuối cùng, KVC tập hợp toàn bộ chứng từ gửi FWD.tra lần nữa, tiến hành xuất hàng
Hình 2.2 Quy trình cung ứng lô hàng nhập của công ty KVC
(Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên quá trình thực tập) Đối với hàng nhập khẩu, khi KVC nhận được Pre-alert từ FWD nước ngoài, bao gồm Master Bill, House Bill, CI & PKL (Nếu có) sau đó gửi House Bill cho nhà máy B (khách hàng), thông báo về ngày dự kiến tàu/ máy bay cập cảng Hãng tàu gửi Giấy thông báo hàng đến và chi phí địa phương cho KVC và khai báo Manifest trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia, thanh toán các chi phí cho hãng tàu Cuối cùng KVC phát hành gửi Giấy Báo Hàng đến và hóa đơn chi phí địa phương cho nhà máy B Sau khi nhận được thanh toán, KVC phát hành EDO cho nhà máy B, nhà máy B nhận lô hàng nhập
Trên đây là hai sơ đồ vận chuyển hàng xuất/nhập theo hình thức FCL của công ty KVCN áp dụng với hầu hết các lô hàng Các thành viên đóng vai trò chính trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà xuất khẩu, trucking, hãng tàu, hải quan, đại lý nước ngoài,… Các thành viên sẽ hợp tác với nhau trong suốt quá trình vận chuyển của hàng hoá vì thế nên cần phải có sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các bên một cách thật chính xác và trung thực để đem lại hiệu quả cao nhất
2.3.2 Thực trạng hoạt động logistics của công ty
Thực trạng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động logistics của công ty
Lập kế hoạch là một trong những hoạt động quan trọng đối với các công ty nói chung và với công ty kinh doanh nói riêng Với các công ty kinh doanh dịch vụ cần
20 phải đặt ra những định hướng, mục tiêu chiến lược một cách thật cụ thể để tránh tình trạng làm việc không có kế hoạch dẫn đến đi sai hướng
KVC luôn yêu cầu khách hàng và đại lý cung cấp kế hoạch đóng hàng (đối với hàng xuất khẩu) , chứng từ hàng nhập nháp (đối với hàng nhập khẩu) sớm nhất để kiểm tra trước khi tiến hành hoạt động Luôn cập nhật thị trường và thông báo sớm nhất cho khách hàng để khách hàng nắm bắt được biến động của thị trường, dễ dàng tư vấn cho khách hàng hơn KVC chia khách hàng theo người phụ trách, không chia phụ trách theo giai đoạn Do đó, khách hàng sẽ chỉ do một người phụ trách, họ sẽ theo sát được khách hàng, thấu hiểu khách hàng từ đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Trong trường hợp cần người hỗ trợ, trưởng nhóm/quản lý văn phòng sẽ là người backup công việc Ngoài ra, KVC cũng đang dần thực hiện triển khai việc liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển dịch vụ logistics mở rộng hơn
Thực trạng dịch vụ khách hàng và quá trình đáp ứng đơn hàng
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia đứng đầu tại bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 theo thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam Song song với đó, Việt Nam cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các nước trên thế giới Đây cũng vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nói chung và với KVC nói riêng Công ty sẽ cần phải ngày càng hoàn thiện, củng cố và đầu tự vào dịch vụ khách hàng cũng như quá trình vận chuyển một cách hiệu quả nhất Để làm được điều đó, hiện nay tại KVC luôn tập trung vào việc chăm sóc khách hàng, luôn chủ động giữ liên hệ với khách hàng, giúp thuận tiện trong quá trình trao đổi công việc Đối với những lô hàng xảy ra sự cố, KVC sẽ cập nhật liên tục để luôn tạo sự tin tưởng và an tâm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có thể vận chuyển hàng hoá một cách an toàn, nhanh chóng và chi phí tiết kiệm nhất
Thực trạng quản lý nguồn cung Để đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, KVC luôn chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp KVC luôn chủ động đàm phán, trao đổi với nhà cung cấp để có thể có được giá tốt nhất, đảm bảo có chỗ trên tàu biển và
21 máy bay Trong đó, các nhà cung cấp chính của KVC phải kể đến như các hãng tàu bao gồm PANCON, WANHAI, NAMSUNG, Ngoài ra, công ty cũng giữ mối quan hệ tốt với các bên làm trucking và hải quan để đảm bảo hàng hoá được tạo điều kiện giao nhận tốt nhất
Thực trạng quản trị vận tải
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất của toàn bộ quy trình, KVC luôn chú trọng đầu tư vào việc quản trị vận tải để đạt hiệu quả tốt nhất Công ty luôn đưa ra cho khách hàng những mức chi phí vận tải hợp lý đặc biệt với vận tải biển, KVC có thể đưa cho khách hàng mức phí cước biển tốt hơn so với mức giá thị trường nhờ vào các các mối quan hệ thân thiết với nhiều hãng tàu lớn trên thế giới Hơn nữa, KVC có thể đáp ứng khách hàng thời gian vận chuyển một cách nhanh chóng nhất có thể và đảm bảo độ tin cậy đối với khách hàng Không chỉ vậy trong quá trình vận tải công ty cũng luôn đảm bảo độ an toàn cho hàng hoá tránh những rủi ro không đáng có phát sinh bằng cách luôn theo dõi quá trình của xe và các tuyến đường
Thực trạng hệ thống hạ tầng logistics của công ty
Trải qua hơn 7 năm hoạt động, KVC đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành logistics Công ty có mạng lưới thị trường hoạt động ở Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng Tuy nhiên, KVC chưa hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động dịch vụ như kho bãi, vận chuyển hàng hoá quá khổ quá tải, xếp dỡ hàng hoá,… Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu kho bãi và phương tiện vận tải công ty đều thuê ngoài
Trong thời gian tới, công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hệ thống hạ tầng logistics nhằm nâng cao được chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn cho khách hàng Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường
Thực trạng hệ thống thông tin logistics
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty
- KVC đã hợp tác được với rất nhiều các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước từ những công ty chuyên về sản xuất, các nhà máy hay các công ty về forwarder, logistics
- Dịch vụ vận tải tại KVC luôn đạt chất lượng tốt được nhiều khách hàng tin tưởng Đặc biệt, công ty đạt được nhiều thành tích về hàng biển đi Hàn Quốc, Trung Quốc nhờ vào sự hợp tác với nhiều hãng tàu lớn trên thế giới
- KVC cũng đã xây dựng được đội ngũ cốt cán với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhờ đó mà luôn đem lại được chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất
- Thời gian gần đây, khi dịch Covid tạm ổn định và thế giới đã trở về trạng thái bình thường mới, hầu hết các nhà máy đều giảm số lượng đơn hàng do đó dẫn đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, KVC vì thế cũng chịu ảnh hưởng khi lượng khách hàng ngày càng ít hơn
- Trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ sẵn sàng để nguồn thu nhập ít đi để có giá tốt hơn từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn Vì vậy KVC gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng
- Nhiều doanh nghiệp lớn mở rộng hệ sinh thái, họ tham gia vào thị trường logistics, tự chủ hoạt động giao hàng nhờ có phát triển thương mại điện tử, nên các công ty FWD nói chung và công ty KVC nói riêng đều bị thu hẹp phạm vi khách hàng vì đều bị động trong việc tìm kiếm khách hàng
- Khách hàng của KVC chủ yếu được chỉ định từ phía nước ngoài nên đó cũng là điều bất lợi trong việc chào hàng và cung cấp các dịch vụ của công ty
- Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành logistics của công ty còn hạn chế, do đó, chưa có đa dạng các mặt hàng dịch vụ
- Nguồn nhân lực của công ty KVC hiện nay có kiến thức, có kinh nghiệm nhưng sẽ vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng mềm khác và kinh nghiệm với những mặt hàng khác lạ, ngoài những mặt hàng chủ đạo của KVC Như vậy, nhân lực cũng cần phải có thêm những kiến thức để đối phó với nhiều tình huống hoặc rủi ro có thể xảy ra
- KVC là một công ty khá nhỏ do đó đội ngũ tuyền thông của công ty còn hạn chế, marketing nhận diện thương hiệu còn chưa mạnh
3.1.3 Đề xuất một số định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan tới hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty
- Nâng cấp thiết bị cơ sở vật chất để đáp ứng được quá trình giao nhận vận tải cũng như ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin để đảm bảo hàng hoá được lưu thông một cách hiệu quả nhất
- Cần phải nâng cao mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ như hải quan, trucking, đại lý,… để hai bên ngày càng phát triển và cùng có lợi
- Tăng cường liên kết với các công ty hoặc đối tác trong cùng ngành nghề để đảm bảo thực hiện tối đa các công việc theo yêu cầu của khách hàng
- Đẩy mạnh hoạt động marketing giúp dịch vụ logistics tại công ty được phổ biến với độ nhận diện thương hiệu cao hơn từ đó sẽ giúp KVC có thể thu hút được nhiều các khách hàng tiềm năng, mở rộng quy mô công ty, từ đó cũng thu hút được nhiều nhân tài mới gia nhập công ty.
Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Công ty KVC nhờ nỗ lực không ngừng đã đạt được nhiều thành tựu kinh doanh tốt Mặc dù hiện nay có rất nhiều các công ty về giao nhận vận chuyển xuất hiện trên thị trường nhưng với hơn 7 năm kinh nghiệm KVC vẫn có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như vậy Tuy nhiên trong điều kiện phát triển chung cùng với những thuận lợi tôi đã đưa ra ở trên thì công ty vẫn còn tồn đọng 1 số khó khăn, thách thức
Vì vậy, tôi đã quyết định chọn 2 định hướng cho đề tài khóa luận tốt nghiệp như sau:
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ xuất khẩu đường biển tại Công ty TNHH KVC Logistics & Trading
- Giải pháp tối ưu hóa quy trình cung ứng dịch vụ nhập khẩu tại Công ty TNHH KVC Logistics & Trading