Theo IAS VÀ VAS một tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó - Nguyên giá tài s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
VIÊN
(Nhóm trưởng)
Trang 3DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại đãđưa môn học Kế toán quốc tế vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Vũ Trọng Quang đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thờigian tham gia lớp học, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần họctập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này
Bộ môn Kế toán quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuynhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thểtránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét
và góp ý để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện hơn
Trang 5MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 6
B NỘI DUNG 7
I Lý luận 7
1 Những vấn đề chung của kế toán TSCĐ 7
1.1 Khái niệm 7
1.2 Đặc điểm, phân loại 7
1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ 12
2 Kế toán TSCĐ theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế 13
2.1 Về ghi nhận ban đầu (xác định nguyên giá theo từng nguồn hình thành) 13
2.2 Về ghi nhận sau ban đầu (khấu hao, sửa chữa, nâng cấp, thanh lý, nhượng bán, đánh giá lại TSCĐ) 15
2.3 Dừng ghi nhận (ghi giảm) nhà xưởng, máy móc, thiết bị 18
3 So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về ghi nhận kế toán TSCĐ 19
II Thực trạng 25
C KẾT LUẬN 28
Trang 6A LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua những năm tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nềnkinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực: thươngmại, tài chính, kế toán, kiểm toán, Cùng với chiến lược công nghiệp hoá - hiện đạihoá, trong một tương lai không xa, đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp và
có khả năng chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Hộinhập kinh tế là một xu thế khách quan và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó.Nhận thức rõ Kế toán là một bộ phận của nền kinh tế, là công cụ hội nhập nên việchoàn thiện hệ thống kế toán sao cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán Quốc tế đang
là mối quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp
Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trựctiếp thì tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS củadoanh nghiệp, có giá trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổchức tốt công tác hạch toán TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ
về số lượng và giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối
đa hoá giá trị của doanh nghiệp Khi TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức hạchtoán TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu quả TS hiện có của doanh nghiệp Nhận thức rõ vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở lớp và sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo hướng dẫn - khoa kế toán, chúng em xin chọn đề tài: “ Phân tích kế toán tài sản cố định hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế ”
Trang 7Theo IAS VÀ VAS một tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn
4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
1.2 Đặc điểm, phân loại
- Hao mòn hữu hình của TSCĐ
Đây là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong quá trình chúng tồn tại
và sử dụng Hình thức hao mòn này được biểu hiện dưới hai khía cạnh:
+ Về mặt hiện vật: giá trị sử dụng của TSCĐ giảm đi thể hiện ở sự thay đổi trạngthái vật lý, sự giảm sút về chất lượng và tính năng công dụng ban đầu Nếu quá trình
Trang 8này cứ tiếp diễn thì đến một lúc nào đó TSCĐ sẽ không còn sử dụng được nữa Muốnkhôi phục lại giá trị sử dụng của nó thì phải sửa chữa, hoặc thay thế.
+ Về mặt giá trị: hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị của TSCĐ và phần giátrị hao mòn này thường được các nhà quản lý tính toán và hạch toán vào chi phí kinhdoanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do các tác động cơ, hóa học xảy ra vớiTSCĐ khi chúng tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và do tác độngcủa điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của môi trường sử dụng TSCĐ.Mức độ hao mòn hữu hình phụ thuộc vào cường độ sử dụng TSCĐ, việc chấp hànhcác quy trình kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ
Đối với TSCĐ hữu hình, hao mòn hữu hình được thể hiện cả về mặt hiện vật vàgiá trị Tuy nhiên, đối với TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện về mặt giá trị
mà thôi
- Hao mòn vô hình của TSCĐ
Hao mòn vô hình là sự giảm đi thuần tuý về mặt giá trị (hay giá trị trao đổi) củaTSCĐ do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật Có một số nguyên nhân cơ bản saudẫn đến hao mòn vô hình TSCĐ:
+ Một là, TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do sự xuất hiện của TSCĐ như cũ nhưngvới giá rẻ hơn Nguyên nhân cơ bản của hình thức hao mòn này là do tiến bộ khoa họcđược áp dụng vào sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả là giá thànhsản xuất TSCĐ giảm xuống, từ đó doanh nghiệp sản xuất ra TSCĐ có điều kiện để hạgiá bán
+ Hai là, TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện những TSCĐ mới, hoàn thiện
và hiện đại hơn về tính năng kỹ thuật Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là dotiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất đã tạo ra những TSCĐ hoàn thiện và hiệnđại hơn và có thể thay thế TSCĐ cũ, từ đó làm cho giá trị trao đổi của TSCĐ cũ bịgiảm
+ Ba là, TSCĐ bị mất hoàn toàn giá trị trao đổi do sự kết thúc chu kỳ sống sảnphẩm, dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm đó cũng bị lạchậu, mất tác dụng Kể cả trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ cònnằm trên các dự án thiết kế song đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó Do vậy, hao mòn
vô hình xảy ra đối với cả TSCĐ hữu hình và vô hình
Nguyên nhân của hiện tượng kể trên trước hết là do sự phát triển của khoa họccông nghệ dẫn đến sự xuất hiện những sản phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳsống của sản phẩm cũ, hậu quả là những TSCĐ dùng để sản xuất ra những sản phẩm
cũ bị lạc hậu, giảm hoặc mất tác dụng Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sự kết thúcchu kỳ sống của sản phẩm không phải do tiến bộ khoa học kỹ thuật mà do các nguyênnhân khác như thay đổi thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng Tuy vậy, nguyên nhân
Trang 9cơ bản và bao trùm hiện tượng hao mòn vô hình TSCĐ là do sự phát triển của tiến bộkhoa học kỹ thuật.
Việc nghiên cứu các loại hao mòn TSCĐ và nguyên nhân gây ra chúng là căn cứquan trọng để đề ra các biện pháp hạn chế và khắc phục hao mòn Đồng thời, đây cũng
là một trong những cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư¬, khai thác sửdụng, quản lý, trích khấu hao và đổi mới TSCĐ phù hợp với tình hình của doanhnghiệp
- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản thoả mãn các điều kiện để ghi nhận là
TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụngTSCĐHH được phân chia thành những nhóm sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửahàng, nhà để xe, chuồng trại chăn nuôi, giếng khoan, bể chứa, sân phơi, cầu cống,đường sá
+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và cácloại máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: ôtô, máy kéo, tàu thuyền, canô dùng trong vậnchuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi, ôxy, khí nén, hệ thống đường dây dẫnđiện, hệ thống truyền thanh… thuộc tài sản của doanh nghiệp
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý kinhdoanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiêm
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (càphê, chè, cao su, vườn cây ăn quả ), súc vật làm việc và cho sản phẩm (trâu, bò,ngựa )
+ TSCĐHH khác: gồm các loại TSCĐ chưa được xếp vào các loại tài sản nói trên(tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật )
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ
nhưng không có hình thái vật chất, căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụngTCSĐVH được chia thành những nhóm sau:
+ Quyền sử dụng đất: là giá trị quyền sử dụng đất được hình thành do doanhnghiệp bỏ chi phí ra để mua, đền bù san lấp, cải tạo nhằm mục đích có được mặtbằng sử dụng cho sản xuất kinh doanh
Trang 10+ Quyền phát hành: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chỉ ra để cóquyền phát hành.
+ Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các côngtrình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng sáng chế hoặc doanh nghiệpmua lại bản quyền bằng sáng chế, bản quyền tác giả (bản quyền tác giả là chi phí tiềnthù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành vàbán các tác phẩm của mình)
+ Nhãn hiệu hàng hoá: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chỉ ra liênquan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá
+ Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để
có phần mềm máy vi tính
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanhnghiệp đã chi ra để có giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đónhư giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất một loại sản phẩm mới
+ TSCĐ vô hình khác: là những TSCĐ vô hình khác chưa được phản ảnh ở cácloại trên như quyền sử dụng hợp đồng, quyền thuê nhà (là các chi phí sang nhượngchuyển quyền mà doanh nghiệp phải trả cho người thuê nhà trước đó để được thừa kếcác quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng ký kết với Nhà nước hoặc các tổ chức, đơn vị
và cá nhân khác)
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện giúp người quản lý có một cách nhìntổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Đây là một căn cứ quan trọng để xâydựng các quyết định hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư phù hợp với tình hình thực
tế, cách phân loại này còn giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý tài sản, tính toánkhấu hao khoa học, hợp lý đối với từng loại tài sản
Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chitiết, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khẩu bao phù hợp với từngloại từng nhóm TSCĐ
Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu
Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loạiTSCĐ thuộc quyền sở hữu và TSCĐ thuê ngoài
- Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu là các TSCĐ được xây dựng mua sắm và hìnhthành từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, các khoản nợ
- Tài sản cố định thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh theo hợp đồng đã ký kết Căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng,TSCĐ thuê được chia làm hai loại:
Trang 11+ TSCĐ thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớnrủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyển sở hữu tài sản
có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê, các trường hợp thuê tài sản dưới đâythường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính:
(a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạnthuê
(b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tàisản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.(c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tếcủa tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu
(d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiềnthuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.(e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụngkhông cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào
Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoảmãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:
(a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việchủy hợp đồng cho bên cho thuê
(b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại củatài sản thuê gắn với bên thuê
(c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuêvới tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường
Do TSCĐ thuê tài chính đã có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liềnvới quyền sở hữu nên cũng được coi như TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
và doanh nghiệp có trách nhiệm, quản lý, sử dụng và trích khấu hao
+ Thuê hoạt động: là những TSCĐ thuê mà nội dung của hợp đồng thuê tài sảnkhông có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản Trong phân loại tài sản thuê thì trường hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đấtđược xác định là thuê hoạt động vì: quyền sử dụng đất thường có thời gian sử dụngkinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạnthuê Số tiền thuê tài sản là quyền sử dụng đất được phân bổ dần cho suốt thời gianthuê
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức hạch toánTSCĐ được chặt chẽ, chính xác, thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao nhất
Các tiêu thức phân loại khác
Ngoài các tiêu thức phân loại các TSCĐ nói trên, trong quản lý và hạch toán còn
có thể phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau:
Trang 12- Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp: TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm hai loại:
+ TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh
+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh (không mang tính chất sản xuất)
- Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ củatừng thời kỳ, TSCĐ được chia thành các loại:
1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ
1.3.1 Yêu cầu quản lý TSCĐ
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh trong các doanh nghiệp, do đó cần được quản lý chặt chẽ nhằm phát huyđược hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng Trong quá trình quản lý, sử dụng tàisản cố định cần phải được thực hiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, phải nắm được toàn bộ tài sản cố định hiện có đang sử dụng ở doanh
nghiệp cả về hiện vật và về giá trị Để thực hiện được yêu cầu này doanh nghiệp phải
tổ chức theo dõi tài sản cố định về mặt hiện vật và giá trị, có phương pháp xác địnhchính xác giá trị của tài sản Việc xác định giá trị của tài sản phải dựa trên nhữngnguyên tắc đánh giá nhất định, từ đó cung cấp được các thông tin tổng quát về toàn bộnăng lực của tài sản cố định phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế Phải có tiêu thức phânloại hợp lý để có thể quản lý một cách chặt chẽ, và cung cấp thông tin một cách chínhxác về tình hình hiện có của tài sản cố định trong doanh nghiệp
- Thứ hai, phải nắm chắc được tình hình sử dụng tài sản cố định trong các bộ phậncủa doanh nghiệp, cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sửdụng tài sản cố định và đảm bảo an toàn cho tài sản cố định trong quá trình sử dụng
Để thực hiện được yêu cầu này trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được quy chếtrách nhiệm vật chất đối với người bảo quản, sử dụng tài sản Phải có phương pháp đểtheo dõi tài sản cố định hiện đang sử dụng ở từng bộ phận trong doanh nghiệp cả vềhiện vật và giá trị Khi thực hiện yêu cầu này, doanh nghiệp sẽ có các thông tin cụ thểchi tiết về tài sản cố định hiện đang ở các bộ phận sử dụng tài sản, từ đó có biện pháp
Trang 13xử lý kịp thời để phát huy được năng lực tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinhdoanh.
- Thứ ba, tài sản cố định phải được quản lý từ khi đầu tư, xây dựng, mua sắm, đếnquá trình sử dụng tài sản và cả cho đến khi không còn sử dụng (hư hỏng, thanh lý,nhượng bán) Do chi phí để có một tài sản cố định thường rất lớn, trong quá trình sửdụng phải phân bổ chi phí đã đầu tư ban đầu, nếu xét thấy tài sản sử dụng không hiệuquả do không thích ứng với hoạt động của doanh nghiệp hoặc tài sản bị lỗi thời ,doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý như nhượng bán để thay thế bằng tài sản cố địnhkhác Hoặc khi tài sản cố định hư hỏng và thanh lý, phải xác định được giá trị thanh lícủa tài sản, phần giá trị thanh lí sẽ giảm được phí tổn đã đầu tư vào tài sản của doanhnghiệp
- Thứ tư, trong quá trình quản lí và sử dụng, TSCĐ phải luôn được xác định theo 3chỉ tiêu là nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại
1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sauđây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịpthời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyểnTSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảoquản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp
- Tính toán phân bổ chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ trong quá trình sử dụngvào chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với đối tượng sử dụng tài sản
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánhchính xác chi phí thực tế sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phísửa chữa TSCĐ
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra TSCĐ trong doanh nghiệp, đánh giá lại TSCĐ khicần thiết Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp
2 Kế toán TSCĐ theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế
2.1 Về ghi nhận ban đầu (xác định nguyên giá theo từng nguồn hình thành)
a) Giá mua tài sản
Tài sản mua trả ngay
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵnsàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban
Trang 14đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạythử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Tài sản mua trả góp
Nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạchtoán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyêngiá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hànhchính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác… nếu không liênquan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thìkhông được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình
Tài sản được mua dưới dạng trao đổi lấy một tài sản khác không phải bằng tiền
- Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý bất kể tài sản tham gia trao đổi cótương tự nhau hay không
- Thời điểm ghi nhận FV của tài sản: khi bên mua có được quyền kiểm soát tài sảnmua về
Tài sản tự xây dựng, chế tạo
- Nguyên giá được xác định theo cùng một nguyên tắc như tài sản được hình thànhqua mua sắm
- Không được tính vào nguyên giá của tài sản:
+ Mọi khoản lãi nội bộ
+ Các chi phí nguyên vật liệu lãng phí: chi phí lao động hoặc các khoản chi phíphát sinh khác phát sinh vượt mức bình thường trong quá trình tự xây dựng
b) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng
- Chi phí cho lợi ích của nhân viên
- Chi phí mặt bằng, bốc xếp, lắp đặt
- Chi phí thử nghiệm
- Chi phí nghề nghiệp chuyên môn
Tính vào nguyên giá của tài sản
c) Ước tính chi phí tháo d:, di dời và kh漃Ȁi phục