1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 1 đàm phán mỹ triều tiên

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên
Tác giả Nhóm 1
Thể loại tiểu luận cuối kỳ
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Dù là kết quả của những cuộc đàm phán sâu rộng, tất cả các thỏa thuận trong quá khứ cuối cùng đều rơi vào tình huống bất khả thi hoặc sụp đổ.Về vấn đề này, tình hình phát triển trong tươ

Trang 1

Ọ Ệ Ạ

m trư

Đ

Đ

Trang 2

MỤC LỤC

1 Các nhân tố chính của đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên 3

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 tại Singapore 5

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội 5

3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên 6

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết trong sáu thập kỷ kể từ khi nước này, với sự hỗ trợ của Liên Xô, bắt đầu xây dựng các cơ sở hạt nhân đầu tiên tại Yongbyon vào đầu những năm 1960 Trong suốt những thập kỷ qua, mỗi chính quyền Mỹ,

từ Clinton cho đến Trump, đã ký kết những thỏa thuận riêng của mình (song phương hoặc

đa phương) với Bình Nhưỡng: đặc biệt là Khung thỏa thuận 1994, Tuyên bố chung 19/9 của Cuộc đàm phán Sáu bên năm 2005, và Tuyên bố chung mới nhất tại Singapore 2018 Dù là kết quả của những cuộc đàm phán sâu rộng, tất cả các thỏa thuận trong quá khứ cuối cùng đều rơi vào tình huống bất khả thi hoặc sụp đổ

Về vấn đề này, tình hình phát triển trong tương lai của Bán đảo Triều Tiên vô cùng đáng lo ngại với nguy cơ quay trở lại vòng luẩn quẩn đối đầu trong bối cảnh cơ hội ngoại giao ngày càng thu hẹp bởi sự khác biệt, thiếu linh hoạt trong đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên

Bên cạnh đó, vũ khí hạt nhân là thứ vũ khí có sức hủy diệt diện rộng khủng khiếp

Vũ khí hạt nhân không chỉ có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực chính trị - an ninh - quốc phòng

mà còn là câu hỏi lớn đặt ra để thách thức lương tâm, đạo đức con người một khi chúng được đưa vào sử dụng ở thực tế Ngược dòng lịch sử, thế giới đã từng chứng kiến sự kiện hai thành phố lớn của Nhật Bản cuối Thế chiến II - Hiroshima và Nagasaki - hoàn toàn bị tàn phá chỉ trong vòng vài phút bởi hai quả bom nguyên tử của Mỹ, gây ra thiệt hại khổng

lồ về người và tài sản Do vậy, nhằm tránh những cuộc xung đột, chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra trong tương lai, phi hạt nhân hóa là mục tiêu chung và cấp thiết của toàn nhân loại, và nếu đạt được, thế giới nói chung và khu vực bán đảo Triều Tiên nói riêng sẽ trở nên

ổn định, hòa bình và có cơ hội, động lực cùng phát triển ở những vấn đề quan trọng khác

Và để đạt được mục tiêu đó, đàm phán là kênh quan trọng giúp các bên giải quyết vấn đề

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm 1 xin phép lựa chọn đề tài “Đàm phán

Mỹ - Bắc Triều Tiên” là đề tài viết tiểu luận cuối kỳ, từ đó rút ra bài học về sự thành công

cũng như điểm hạn chế trong Đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên

2 Câu hỏi nghiên cứu

Tại sao đàm phán Mỹ - Triều Tiên lại đi vào bế tắc ?

3 Giả thuyết nghiên cứu

Đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên đi vào bế tắc vì hai bên không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề đàm phán

4 Khung phân tích

Bài tiểu luận được phân tích dựa trên mô hình đàm phán, các nhân tố chi phối và chiến lược đàm phán của mỗi bên

2

Trang 4

5 Tình hình nghiên cứu

Ở một số bài nghiên cứu như “The Breakdown of the US-North Korea Summit Meeting and Future Prospects: An Analysis from the Structural Factors of

“Denuclearization” của Akiyama Nobumasa, hay “US-North Korea Negotiations: From Infancy to Maturity” của Ruediger Frank, các tác giả tập trung chủ yếu vào phân tích bối

cảnh đương thời, diễn biến và kết quả của cuộc đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên Các bài nghiên cứu mới chỉ tập trung vào cuộc đàm phán này qua khía cạnh chính trị quốc tế và ngoại giao Do vậy, bài tiểu luận của nhóm 1 sẽ tổng hợp và phân tích các yếu tố của cuộc đàm phán trên phương diện lý thuyết cơ bản về đàm phán quốc tế

NỘI DUNG CHÍNH

1 Các nhân tố chính của đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên

Các bên tham gia đàm phán: Đây là cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và Bắc

Triều Tiên

Các vấn đề cần đàm phán: Vấn đề quan trọng nhất là phi hạt nhân hóa bán đảo

Triều Tiên kèm theo đó là đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm vận, thiết lập cơ chế hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên, thiết lập mối quan hệ ngoại giao song phương giữa 2 nước Mỹ -Triều Tiên, trao trả tù binh chiến tranh và hài cốt cho Mỹ

2 Diễn biến đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên

2.1 Giai đoạn 1 (1993-1997): Thấy được những mối hiểm họa đang tiềm tàng ở bán

đảo Triều Tiên khi Triều Tiên dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Tổng thống Clinton đã bí mật cậy nhờ người tiền nhiệm Jimmy Carter âm thầm đến Triều Tiên để đàm phán không chính thức với Chủ tịch Kim Il-sung về tìm giải pháp xuống thang căng thẳng có thể giữ thể diện cho tất cả Đàm phán với Triều Tiên là biện pháp cuối cùng chính phủ Mỹ chọn Đàm phán đưa ra được một thỏa thuận có tên gọi “Agreed Framework” (Thỏa thuận khung) Theo đó, Triều Tiên nhất trí đóng băng và cuối cùng sẽ

dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân với điều kiện Mỹ hỗ trợ xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ chủ yếu phục vụ mục đích dân sự

Kết quả: Một tổ chức bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu

được lập ra với tên gọi Tổ chức phát triển năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) có nhiệm

vụ chính là giám sát việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ cho Bình Nhưỡng Trong 4 năm kể từ khi Thỏa thuận khung được ký kết, không ghi nhận được bất kỳ vụ phóng tên lửa nào của Bình Nhưỡng

Tồn đọng: Triều Tiên vẫn luôn được điều hành bởi những chính sách độc tài và khó

lường trước nền trong lúc đang đàm phán Mỹ thì Triều Tiên có thể hoàn toàn xây dựng những nhà máy bí mật Mỹ chưa hoàn toàn dứt khoát trong quá trình đàm phán và cũng có những mối lo ngại về việc những nhà máy được giấu kín kia nên đã mềm mỏng hơn Chính

Trang 5

vì những lý do này đã khiến cuộc đàm phán hai bên vẫn phải tiếp diễn, mọi thỏa thuận ở thời điểm bấy giờ chỉ là những biện pháp tạm thời nhằm xoa dịu mối quan hệ hai bên

2.2 Giai đoạn 2 (1998-2010): Năm 1998, Triều Tiên lần đầu phóng tên lửa đạn đạo

tầm xa Taepodong-1 (có tầm bắn 1.700 km - 2.200 km)1 Cùng năm đó, Mỹ phát hiện Triều Tiên có một cơ sở ngầm dưới đất và yêu cầu được thanh sát, nhưng Triều Tiên từ chối Quốc hội Mỹ đã từ chối chuẩn y dự toán tài chính dành cho Tổ chức Phát triển năng lượng trên Bán đảo Triều Tiên (KEDO) Ngày 16/3/1999, sau các cuộc đàm phán, hai bên đạt được Hiệp định, trong đó Triều Tiên chấp nhận để IAEA thanh sát, đổi lại Mỹ cung cấp 900.000 tấn lương thực và 1000 tấn khoai tây giống Lúc này, Triều Tiên đồng ý tạm ngừng thử tên lửa tầm xa và tầm trung miễn là đàm phán với Mỹ vẫn tiếp diễn Năm 2000 mở ra cục diện mới với việc Tổng thống Hàn Quốc Kim Đại Trọng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madeleine Albright đã tới Bình Nhưỡng và thực hiện hành động tương tự Cuối năm 2002, Triều Tiên yêu cầu các thanh sát viên IAEA rời đất nước Thỏa thuận khung sụp đổ Tháng 1/2003, quan hệ Mỹ-Triều xuống một nấc thang thấp lịch sử khi Triều Tiên chính thức rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

Tháng 8/2003, các cuộc đàm 6 bên (gồm Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga) về chương trình hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu tại Bắc Kinh (Trung Quốc), trải qua nhiều khó khăn bất đồng đã đạt được một Tuyên bố chung sáu điểm (19-9-2005), khẳng định thực hiện có tính nguyên tắc về các vấn đề then chốt như: CHDCND Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các kế hoạch hạt nhân hiện thời; Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của CHDCND Triều Tiên; không triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; không có ý định tiến công Triều Tiên

Một thời gian ngắn sau, 16/01/2007 - 18/01/2007 Bắc Triều Tiên và Mỹ tổ chức hội đàm tại Berlin để tìm kiếm biện pháp nối lại vòng đàm phán hạt nhân sáu bên Tháng 6-2007: Triều Tiên phá hủy các cơ sở hạt nhân, để đổi lại việc nhận được viện trợ về kinh tế

và nhượng bộ về ngoại giao Ngày 12/06/2009, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ra Nghị quyết 1874 kêu gọi cấm vận đối với Bắc Triều Tiên Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên tuyên bố

sẽ vũ khí hóa toàn bộ lượng plutonium mới được chiết xuất và khởi động chương trình làm giàu uranium

Kết quả: Trải qua thời gian dài với rất nhiều lần đàm phán xen kẽ những xung đột

xảy ra giữa các bên tưởng, cuối cùng kết quả Triều Tiên cương quyết vận hành lại các nhà máy hạt nhân cũng như phóng thử tên lửa đạn đạo

Tồn đọng: Do hai nước thường xuyên có những bất đồng trong đàm phán, cũng như

những chính sách bảo thủ, không nhất quán, của Triều Tiên đã khiến cho những cuộc đàm

http://world.kbs.co.kr/special/northkorea/contents/history/nucleus_history.htm?lang=v#his1990, truy cập ngày 23/11/2021.

4

Trang 6

phán phải diễn ra trong khoảng thời gian rất dài nhưng cuối cùng cũng không đi đến kết quả như các bên mong muốn Thêm vào đó, hành động của tổng thống Bush trong vòng thứ năm của đàm phán sáu bên có chút vội vàng Cụ thể là 5 bên đồng ý thảo luận giúp Triều Tiên xây dựng lò phản ứng nước nhẹ và viện trợ năng lượng cho Triều Tiên Triều Tiên đề xuất chủ trương “lời hứa đổi lấy lời hứa, hành động đổi lấy hành động”.Nhưng rồi chính quyền Bush ra lệnh cấm vận, phong tỏa tài chính đối với Triều Tiên vì lý do “buôn lậu, rửa tiền”

2.3 Giai đoạn 3 (2018-2019):

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore

● 8/3/2018: Chủ tịch Triều Tiên gửi Tổng thống Mỹ thư mời gặp mặt thông qua trung gian Hàn Quốc Tổng thống Mỹ nhận lời

● 18/4/2018: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi đó là giám đốc Cơ quan tình báo trung ương bí mật sang Bình Nhưỡng thiết lập những tiến trình đầu tiên cho cuộc gặp thượng đỉnh

● 10/5/2018: Hai bên nhất trí cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore

● 12/5/2018: Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punghe-ri

● 17/5 - 21/5/2018: Những nghi kị và bất đồng giữa 2 bên đe dọa tương lai cuộc gặp thượng đỉnh Tổng thống Mỹ gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên yêu cầu hủy cuộc gặp

● 25/5/2018: Triều Tiên gửi một tuyên bố mang tính hòa giải với Mỹ, khẳng định sẵn sàng ngồi lại với Mỹ để giải quyết vấn đề hạt nhân vào bất cứ thời điểm nào, bằng bất

cứ phương thức nào

● 26/5/2018: Tổng thống Mỹ khẳng định lại cuộc gặp vẫn diễn ra như dự kiến

● 12/6/2018: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra tại Singapore

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần 2 tại Hà Nội: Tổng thống Mỹ Donald Trump

và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau tại Hà Nội ngày 27/2/2019 trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Ngày đầu tiên của hội nghị, lãnh đạo Mỹ-Triều có cuộc thảo luận riêng trong khoảng 20 phút, trước khi dùng bữa tối tại khách sạn Metropole Bước sang ngày làm việc thứ hai, hai nhà lãnh đạo đã có các cuộc họp kín, họp mở rộng Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức một cuộc họp báo riêng tại khách sạn Marriott, cho biết hai bên đã không đồng tình về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên

Kết quả: Sau hai lần đàm phán ở Singapore và Việt Nam, hai bên đã có những bước

tiến thực sự trong quan hệ hai nước, đã hạn chế được khả năng thử các loại vũ khí hạt nhân nhưng chưa thể tiến tới việc xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân cũng như việc dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên

Trang 7

Tồn đọng: Do sự khác biệt trong thể chế chính trị, quan điểm nên hai bên chưa thể đi

đến kết quả cuối cùng như đã đề ra ban đầu Những quyết định được đề ra trên bàn hội nghị chỉ mang tính chất tạm thời bà có thể có và có thể bị thay đổi trong tương lai

3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên

3.1 Tương quan lực lượng

Về phía Mỹ, kể từ sau sự tan rã của Liên Xô, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn

tồn tại trên thế giới hiện nay với tầm ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu về cả quyền lực cứng và quyền lực mềm Với tiềm lực mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng sâu rộng, Mỹ đảm nhận những nghĩa vụ đặc biệt liên quan đến việc duy trì trật tự quốc tế và trở thành một thành viên quan trọng và chủ chốt, nắm địa vị đặc quyền trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế

Về phía Triều Tiên, do vẫn giữ nguyên mô hình kinh tế - chính trị cũ và chính sách

ngoại giao không cải thiện với phương Tây, kết hợp cùng với sự phong tỏa và cấm vận về kinh tế của Liên hiệp quốc, Triều Tiên bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế Chính việc không gian hợp tác chính trị quốc tế của Triều Tiên bị thu hẹp đã khiến cho kinh tế Triều Tiên bị đình trệ khi gặp khó khăn trong việc thông thương với các quốc gia khác Ngoài ra, việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân thường được miêu tả như một phản ứng “duy lý” trước các đòi hỏi chiến lược về an ninh quốc gia và sự tồn vong của chế độ Triều Tiên 2

Nhìn chung, đây là cuộc đàm phán giữa hai quốc gia có khoảng cách quyền lực rất

lớn (bất cân xứng): nước nhỏ với siêu cường duy nhất của thế giới Theo như những nguyên tắc về tác động của tương quan lực lượng đối với đàm phán quốc tế do William Zartman và Feffrey Rubin tổng kết được, cuộc đàm phán Mỹ - Triều Tiên sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được thỏa thuận do khoảng cách quyền lực giữa đôi bên rất lớn 3

3.2 Nhân tố chi phối

Bối cảnh quốc tế

Lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc: Tính đến tháng 3/2019, Triều Tiên phải chịu

khoảng 11 biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc4 Nhìn chung, Triều Tiên càng tiến hành nhiều vụ hạt nhân thì Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ càng áp đặt nhiều các biện pháp trừng phạt hơn Những biện pháp trừng phạt trên được cho là tác động không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống của người dân Triều Tiên

tấn xã Việt Nam, 01/03/2019

https://baotintuc.vn/ho-so/nhung-lenh-trung-phat-chinh-cua-lien-hop-quoc-ap-dat-voi-trieu-tien-20190 301123900717.htm

trang 3-281.

https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korea-nuclear-program-invasion-by-christopher-r-hill-2017-06, truy cập ngày 23/11/2021.

6

Trang 8

Hàn Quốc: Dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung, Hàn Quốc đã áp dụng Chính sách

Ánh dương (1998 - 2008) nhằm theo đuổi mối quan hệ hòa bình hơn với Triều Tiên Tuy nhiên, do gặp nhiều chỉ trích, Chính sách Ánh dương về sau đã bị chấm dứt, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng trở nên thù địch hơn và bắt đầu khởi sắc dưới thời tổng thống Moon Jae-in Thời điểm giữa năm 2017, với bối cảnh Mỹ - Triều đang cao trào căng thẳng, là đồng minh của Mỹ, chính quyền Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in đương nhiên sẽ bị lôi kéo vào cuộc chơi “gây sức ép tối đa” của Mỹ lên Triều Tiên Tuy nhiên, với quan điểm “bình tĩnh” hướng đến mục tiêu hòa bình, ông Moon Jae-in ủng hộ đối thoại và hòa giải, tuyên bố Hàn Quốc sẽ phải ngồi vào vị trí chèo lái để điều hướng cho “cuộc chơi” đầy khốc liệt giữa Mỹ - Triều và bày tỏ niềm tin sẵn sàng đi bất cứ nơi nào cho hòa bình của bán đảo này

Trung Quốc: Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng ở khu vực bán đảo

Triều Tiên - Thái Bình Dương Về phía Triều Tiên, đất nước này từ lâu đã coi việc trở thành đồng minh của Trung Quốc là điều hiển nhiên, bởi họ nhận thấy được nhu cầu địa chính trị của Trung Quốc trong việc duy trì Triều Tiên như một bước đệm ổn định Năm 2018, với sự xuất hiện của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã khiến cho mối quan hệ ba bên càng trở nên phức tạp

Bối cảnh nội bộ

Về phía Mỹ, với vị thế siêu cường duy nhất còn tồn tại, nhân dân và nước Mỹ không

muốn bất cứ một quốc gia nào có đủ quyền lực thách thức sự lãnh đạo của Mỹ Việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp các lệnh cấm vận trong những năm qua đã cản trở việc Mỹ mở rộng toàn diện tầm ảnh hưởng ra khu vực Đông Bắc Á Hoàn cảnh này đòi hỏi

Mỹ cần phải đạt được một thỏa thuận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên để củng cố vị thế trên trường quốc tế và ảnh hưởng một cách toàn diện và sâu rộng lên khu vực Đông Bắc Á Đồng thời, một kết quả tích cực đến từ cuộc đàm phán Mỹ - Triều Tiên cũng gây tác động đối với các cuộc bầu cử tổng thống trong nước Mỹ Bất cứ đảng phái hay chính quyền tổng thống nào đạt được một thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ từ cuộc đàm phán này, đều sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân Mỹ và có triển vọng thắng thế trong các cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo

Về phía Triều Tiên, do theo đuổi chương trình hạt nhân, Bình Nhưỡng liên tục vấp

phải những nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Người ta hy vọng rằng những biện pháp này sẽ bóp nghẹt nền kinh tế của Triều Tiên đến mức buộc Triều Tiên phải ngồi vào bàn đàm phán Chính hoàn cảnh cấm vận này đòi hỏi Triều Tiên cần phải đạt được một thỏa thuận có lợi về việc dỡ bỏ cấm vận các loại hàng hóa, bình thường hóa quan

hệ ngoại giao và đảm bảo an ninh để tập trung phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân Triều Tiên Đồng thời, việc đạt được thỏa thuận có lợi cũng giúp cho chính quyền họ Kim củng cố chế độ trị vì ở Triều Tiên

3.3 Mô hình đàm phán

Trang 9

Ngưỡng tối đa

Về phía Mỹ, mong muốn quyết liệt nhất xuyên suốt tiến trình đàm phán của nước này

với Bắc Triều Tiên là đạt được mục tiêu giải trừ hạt nhân bao gồm giải trừ những chương trình sau: Chương trình sản xuất vật liệu phân hạch, chương trình vũ khí hóa hạt nhân, hệ thống cung cấp vũ khí hạt nhân, và chương trình phổ biến và trao đổi bất hợp pháp Bên cạnh đó là yêu cầu giải trừ quân bị bao gồm: Hủy bỏ vũ khí sinh học, hóa học mang tính

hủy diệt cao (Chemical and Biological Weapons of Mass Destruction); khả năng tấn công mạng (Offensive cyber capabilities) Thêm vào đó, Mỹ cũng yêu cầu Triều Tiên tìm kiếm

và hồi hương hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên.5

Về phía Triều Tiên, mục tiêu cao nhất của nước này là đạt được sự gỡ bỏ hoàn toàn

lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc, Mỹ, Liên Minh Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản từ đó có

cơ sở và điều kiện thích hợp để khôi phục nền kinh tế, thương mại vốn bị đình trệ Bên cạnh

đó, Triều Tiên muốn thành lập mối quan hệ song phương và hợp tác với Mỹ lâu dài - thiết lập quan hệ ngoại giao, Triều Tiên muốn “duy trì liên lạc thường xuyên hơn”, còn Mỹ sẵn sàng đi xa hơn, tức là sẵn sàng thiết lập văn phòng liên lạc Vấn đề thứ ba là thiết lập cơ chế hòa bình và an ninh với sự trợ giúp từ phía Mỹ: Chính thức kết thúc chiến tranh bằng một hiệp ước hòa bình có giá trị pháp lý, thêm vào đó là sự chấm dứt các cuộc tập trận Mỹ -Hàn tại bán đảo Triều Tiên và ngoài khơi, đảm bảo an ninh các bên

Ngưỡng tối thiểu

Về phía Mỹ, điều kiện tối thiểu để cuộc đàm phán diễn ra là Triều Tiên sẵn sàng thảo

luận những bước đi tiếp theo trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, dưới sự giám sát của Mỹ và các tổ chức quốc tế liên quan

Về phía Triều Tiên, điều kiện tối thiểu để cuộc đàm phán diễn ra là việc Mỹ gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt, cấm vận và sẵn sàng thảo luận về cơ chế hòa bình

ZOPA

Cả hai bên đều mong muốn xây dựng một cơ chế hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, mở ra kỉ nguyên mới cho quan hệ song phương Mỹ - Triều

GAP

Mỹ muốn đơn phương hủy bỏ chương trình hạt nhân một cách không thể đảo ngược,

được kiểm chứng và hoàn toàn (Complete, Verifiable and Irreversible Dismantlement),

trong khi Triều Tiên chọn cách tiếp cận lần lượt, từng bước trong giải trừ hạt nhận sau khi đạt được mục tiêu gỡ bỏ các lệnh trừng phạt về kinh tế và đền bù tài chính và yêu cầu lợi ích cho cả hai bên chứ không chấp nhận động thái đơn phương của Mỹ

Mỹ đã tuân thủ định nghĩa về phi hạt nhân hóa một cách hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID), hoặc cuối cùng là cách khác, mục tiêu được xác

Peninsula, đăng tại CNAS Reports, 6/2019.

8

Trang 10

minh phi hạt nhân hóa hoàn toàn (FFVD), điều này đòi hỏi việc phá hủy có giám sát tất cả

vũ khí hạt nhân cũng như các phương tiện sản xuất và chuyển giao các vũ khí hạt nhân này Mặt khác, Triều Tiên dường như không chỉ tuân theo một định nghĩa thiếu bao quát về việc phi hạt nhân hóa của riêng mình, mà thậm chí là xem việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hàm ý là bao gồm việc rút các tài sản chiến lược của Mỹ và xung quanh Hàn Quốc, loại bỏ Ô hạt nhân của Mỹ Hơn nữa, Triều Tiên coi một chế độ hòa bình là đòi hỏi sự đảm bảo an ninh quân sự từ Mỹ, không chỉ bao gồm hiệp ước hòa bình mà còn là sự chấm dứt các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc và cắt giảm hoặc loại bỏ quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc Việc không tìm được các định nghĩa chung về các thuật ngữ quan trọng trong đàm phán dẫn đến sự mất lòng tin cũng như ngăn cản việc thiết lập một lộ trình.6

Về phía Mỹ, các cuộc đàm phán kép tiến xa hơn là Mỹ đã yêu cầu Triều Tiên trước

tiên phải cam kết thực hiện các biện pháp phi hạt nhân hóa quan trọng trước khi đưa ra các biện pháp tương tự, chẳng hạn như biện pháp trừng phạt Đề xuất của Triều Tiên trong Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội chỉ đề cập đến các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon Tuy nhiên, việc

dỡ bỏ nó sẽ vẫn để lại cho Triều Tiên một kho vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và khả năng sản xuất uranium cấp độ vũ khí tại các địa điểm thứ cấp Do đó, đối với Mỹ, ưu tiên hàng đầu trong các cuộc đàm phán là xác nhận Triều Tiên sẵn sàng phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước Mỹ lo ngại về kết quả của một "thỏa thuận tồi" với Triều Tiên có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), cho phép nước này duy trì một chương trình bí mật Do đó, cho đến nay, Mỹ ủng hộ việc duy trì một "thỏa thuận lớn" một lần nữa để phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong khi Triều Tiên thích một cách tiếp cận từ từ hơn, loại bỏ các yếu tố trong chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy nhượng bộ

Từ quan điểm của Triều Tiên, quá trình phi hạt nhân hóa không chỉ là một cam kết

đơn phương về phía họ, mà còn phụ thuộc vào các biện pháp song song của Mỹ trong việc

dỡ bỏ cái gọi là "chính sách thù địch" về áp lực ngoại giao, quân sự và kinh tế Triều Tiên tuyên bố họ đã thực hiện một số bước tiến tới việc phi hạt nhân hóa, chẳng hạn như phá hủy các địa điểm hạt nhân và chiến trường về các vụ thử hạt nhân và ICBM, nhưng Mỹ đã không nhượng bộ Vào tháng 1 năm 2020, cựu đặc phái viên hạt nhân của Triều Tiên Kim Kye-gwan tuyên bố rằng đối thoại với Mỹ chỉ có thể nối lại khi Washington hoàn toàn chấp nhận các yêu cầu của Triều Tiên.7

Institute for Security and Development Policy,

https://isdp.eu/publication/u-s-north-korea-denuclearization-negotiations-an-irresolvable-issue/?fbclid=I wAR1e5GMTwRbrUvzaiwPt37caYgdP971SFuZLYagkaamTJGK6rLVJtbm7Yc0, truy cập ngày 27/11/2021.

trang Institute for Security and Development Policy,

https://isdp.eu/publication/u-s-north-korea-denuclearization-negotiations-an-irresolvable-issue/, truy cập ngày 27/11/2021.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Christopher R. Hill (2017). “North Korea’s real strategy”, trang Project Syndicate, https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korea-nuclear-program-invasion-by-christopher-r-hill-2017-06, truy cập ngày 23/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: North Korea’s real strategy
Tác giả: Christopher R. Hill
Năm: 2017
7. Arms Control Association (2021). “Negotiating With North Korea: An interview with former U.S. Deputy Secretary of State Syephen Biegun”, https://www.armscontrol.org/act/2021-06/interviews/negotiating-north-korea-interview-former-us-deputy-secretary-state-stephen, truy cập ngày 30/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Negotiating With North Korea: An interviewwith former U.S. Deputy Secretary of State Syephen Biegun
Tác giả: Arms Control Association
Năm: 2021
8. Arms Control Association (2021). “Chronology of U.S.-North Korean Nuclear and Missile Diplomacy”, https://www.armscontrol.org/factsheets/dprkchron, truy cập ngày 30/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chronology of U.S.-North Korean Nuclear andMissile Diplomacy
Tác giả: Arms Control Association
Năm: 2021
9. Lisa Collins (2021). “25 years of Negotiations and Provocations: North Korea and the United States”, trang Beyond Parallel,https://beyondparallel.csis.org/25-years-of-negotiations-provocations, truy cập ngày 30/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 years of Negotiations and Provocations: North Korea andthe United States
Tác giả: Lisa Collins
Năm: 2021
11. Owen Miller (2017). “Trump’s game of Chicken with North Korea”, trang SocialistWorker.org,https://socialistworker.org/2017/12/19/trumps-game-of-chicken-with-north-korea,truy cập ngày 28/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trump’s game of Chicken with North Korea
Tác giả: Owen Miller
Năm: 2017
12. Yoon Young-kwan (2017). “A dangerous game of Chicken”, trang Chinausfocus, https://www.chinausfocus.com/peace-security/a-dangerous-game-of-chicken, truy cập ngày 28/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A dangerous game of Chicken
Tác giả: Yoon Young-kwan
Năm: 2017
13. Sangsoo Lee (2020). “U.S.-North Korea Denuclearization Negotiations: An Irresolvable Issue?”, trang Institute for Security and Development Policy, https://isdp.eu/publication/u-s-north-korea-denuclearization-negotiations-an-irresolvable-issue/, truy cập ngày 27/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: U.S.-North Korea Denuclearization Negotiations: AnIrresolvable Issue
Tác giả: Sangsoo Lee
Năm: 2020
15. Daniel Wertz (2018). “The U.S., North Korea, and Nuclear Diplomacy”, trang NCNK,https://www.ncnk.org/resources/briefing-papers/all-briefing-papers/history-u.s.-dprk-relations, truy cập ngày 27/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The U.S., North Korea, and Nuclear Diplomacy
Tác giả: Daniel Wertz
Năm: 2018
16. Lê Ánh (2019). “Những lệnh trừng phạt chính của Liên hợp quốc áp đặt với Triều Tiên”, Báo Tin tức Thông tấn xã Việt Nam,https://baotintuc.vn/ho-so/nhung-lenh-trung-phat-chinh-cua-lien-hop-quoc-ap-dat-voi-trieu-tien-20190301123900717.htm, truy cập ngày 26/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lệnh trừng phạt chính của Liên hợp quốc áp đặt với TriềuTiên
Tác giả: Lê Ánh
Năm: 2019
17. Christopher R. Hill (2017). “North Korea’s real strategy”, trang Project Syndicate,https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korea-nuclear-program-invasion-by-christopher-r-hill-2017-06, truy cập ngày 23/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: North Korea’s real strategy
Tác giả: Christopher R. Hill
Năm: 2017
18. KBS World Radio (2020). “Diễn biến vấn đề hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên”, http://world.kbs.co.kr/special/northkorea/contents/history/nucleus_history.htm?lang=v#his1990, truy cập ngày 23/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến vấn đề hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên
Tác giả: KBS World Radio
Năm: 2020
14. Trần Việt Thái (2019). “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’, trang Nghiencuuquocte,http://nghiencuuquocte.org/2019/03/03/thuong-dinh-my-trieu-muu-su-tai-nhan-thanh-su-tai-thien/, truy cập ngày 27/11/2021 Link
3. William Zartman and Feffrey Rubin (2000). Power and negotiation, University of Michigan Press, trang 3-281 Khác
5. Ihn-hwi Park (2020). Two-Level Game and Politics of the United States–North Korea Negotiation, đăng tại The Korean Journal of Defense Analysis, Vol. 32, No3, trang 437-456 Khác
6. Duyeon Kim (2019). Negotiating towards a Denuclearization-Peace Roadmap on the Korean Peninsula, đăng tại CNAS Reports, 6/2019 Khác
10. Ihn-hwi Park (2020). Two-Level Game and Politics of the United States–North Korea Negotiation, đăng tại The Korean Journal of Defense Analysis, Vol. 32, No3, trang 437-456 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w