Như Zeus là vị thần của bầu trời, Poseidon đại diện cho biển cả, Demeter thần của mùa màng, v.v… có thể tương tác với sinh viên ở dưới→ Phản ánh nhận thức của con ngứoi về thề gi
Trang 1Nhận thức
1 NGUỒN GỐC CỦA NHẬN THỨC
[HÂN]
- Trước khi triết học xuất hiện, thế giới quan thần thoại đã chi phối hoạt động nhận thức
của con người
+ VD: thần thoại Hy Lạp: Khi trình độ phát triển của xã hội còn thấp, vẫn chưa có triết học để lý giải cuộc sống, người Hy Lạp đã dùng thần thoại Hy Lạp (thể hiện dưới hình thức truyền thuyết, những câu chuyện hoang đường) để lý giải Mỗi vị thần đều đại diện cho 1 khía cạnh của tự nhiên, xã hội, con người Như Zeus là vị thần của bầu trời, Poseidon đại diện cho biển cả, Demeter thần của mùa màng, v.v… (có thể tương tác với sinh viên ở dưới)
→ Phản ánh nhận thức của con ngứoi về thề gioi xứng qứanh
→ Vậy nhận thức là gì?
- Nhận thức chính là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác, và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người dựa trên cơ sở thực tiễn, nhằm mục đích để có thể thông qua
đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó
- Sau khi xuất hiện, Triết học Mác – Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới
và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức
- Không phải ý thức của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người, đó là nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức. Triết học Mác -Lênin khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người (Nhận thức thế giới là 1 nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người.)
[ĐỨC]
- Nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng lực khái quát trong nhận thức của con người Đến 1 giai đoạn nhất định tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới phải được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết… đù sức phổ quát để giải thích thế giới Nên triết học ra đời đáp ứng nhu cầu đó của nhận thức
- Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan
của con người càng ngày hoàn thiện hơn; năng lực tư duy logic không ngừng được hoàn
1
Trang 2thiện và phát triển; các phương tiện nhận thức càng ngày hiện đại, có tác dụng "nối dài" các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới
Ví dụ: Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng BẮT NGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.
2 BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người:
a) Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm: Đây là 1 quá trình biện chứng, có sự tác động qua lại giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong đó:
+ Chủ thể nhận thức là con người, với những đặc điểm sinh lý, tâm lý và kinh nghiệm sống của mình Chủ thể nhận thức là người thực hiện quá trình nhận thức; là người trực tiếp tác động vào khách thể nhận thức để thu nhận thông tin; là con ng có thể là cá nhân (đc hiểu như 1 tầng lớp, 1 giai cấp…,được tính trong lịch sử cụ thể)
+ Khách thể nhận thức là thế giới khách quan, bao gồm các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên và xã hội Khách thể nhận thức là cái mà chủ thể nhận thức hướng tới, là cái mà chủ thể nhận thức cần tìm hiểu, khám phá; là thực tại khách quan trong đối tượng của chủ thể
+ Quá trình nhận thức là quá trình chủ thể nhận thức tác động vào khách thể nhận
thức để thu nhận thông tin, hình thành tri thức về khách thể đó Quá trình nhận thức được thực hiện thông qua các hình thức nhận thức khác nhau, như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng,
- Chủ thể (của nhận thức) như nào thì khách thể (của nhận thức) tác động như vậy, không phải chủ thể nào nhận thức được khách thể giống nhau
➔ Chủ thể nào khách thể đấy
Ví dụ: 1 khách thể: ghềnh đá đĩa (ko thay đổi); 60 con người (thay đổi → mỗi con ng khác nhau→ nhận xét về ghềnh đá đĩa khác nhau)
: sau khi học 4 năm đại học, khách thể sẽ khác so với cấp 3, sẽ rộng hơn
b) Đặc điểm của nhận thức:
- Tính chủ quan của nhận thức : nhận thức được thực hiện bởi con người, chịu sự chi
Trang 3phối của các yếu tố sinh lý, tâm lý và kinh nghiệm sống của con người, do đó nhận thức của con người có những khác biệt nhất định Tuy nhiên, tính chủ quan của nhận thức không làm mất đi tính khách quan của nhận thức
+ Ví dụ: Khi chúng ta nhìn thấy một bức tranh, mỗi người sẽ có một cách cảm nhận khác nhau về bức tranh đó Điều này là do nhận thức của mỗi người chịu sự chi phối của các yếu tố sinh lý, tâm lý và kinh nghiệm sống của mỗi người.
- Tính tích cực, sáng tạo của nhận thức: nhận thức không chỉ là phản ánh những gì có
sẵn trong thế giới khách quan mà còn phát hiện ra những cái mới, những quy luật mới trong thế giới khách quan
+ Ví dụ: Nhà khoa học Isaac Newton đã phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn, một quy luật mới về mối quan hệ giữa lực hấp dẫn và vật chất Quy luật này không có sẵn trong tự nhiên mà được nhà khoa học sáng tạo ra trong quá trình nhận thức của mình.
c Quá trình phản ánh của nhận thức về hiện thực khách quan vào bộ óc con người Quá
trình này tạo thành tri thức về thế giới khách quan Nhận thức bao gồm các quy trình như là
tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
- Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh: quá trình này mang tính hai chiều
và có định hướng, mục đích và có sự chọn lọc, biến đổi
- Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần, mã hóa các đối tượng vật chất trở thành hình ảnh tinh thần
- Chuyển mô hình từ tư duy ra thực hiện khách quan là quá trình thực hiện hóa tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn, quá trình lao động để biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến ý tưởng thành các dạng vật chất ngoài hiện thực
Ví dụ: Như trong xây dựng, khi ta xây một ngôi nhà, trước hết ta cần lấy thông tin về kích thước của mảnh đất ta định xây, sau đó lấy thông tin về nhu cầu của người chủ nhà như kiểu nhà, số vốn, nội thất, từ đó dựa trên các thông tin thì người kỹ sư sẽ hình thành nên ý tưởng về ngôi nhà thông qua bản vẽ Sau đó từ bản vẽ thì tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh qua quá trình xây dựng
II Thực tiễn
1 Khái niệm:
Trang 4- là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người , nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhân loại tiến bộ
2 Các dạng tồn tại của thực tiễn
- Thứ nhất, là hoạt động sản xuất vật chất:
+ là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái Đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại
+ là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người
➔ Nếu không có hoạt động này, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển, nó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất
cả các hoạt động sống khác của con người
+ Ví dụ: những hoạt động sản xuất thường ngày của con người như: người nông dân dùng máy gặp để gặt lúa trên đồng hay người ngư dân dùng lưới để đánh bắt cá trên biển
- Thứ hai, là hoạt động chính trị xã hội
+ là hoạt động thực tiễn, thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, Bao gồm những hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình dân chủ, ….vì mục đích chung để thúc đẩy
xã hội phát triển
+ Nếu không có hoạt động này, con người cũng không thể phát triển bình thường được
+ Ví dụ: đất nước ta đã trải qua 1000 năm đấu tranh chống bắc thuộc và hơn 100 năm đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để dành được nền độc lập và phát triển như ngày hôm nay
- Thứ ba, là hoạt động thực nghiệm khoa học
+ là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, vì trong hoạt động này, con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học Từ đó, vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị- xã hội, cải tạo các quan hệ
+ Ví dụ: trong thời kỳ đại dịch covid 19 diễn biến căng thẳng đã thúc đẩy con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của virus corona rồi từ đó điều chế ra vaccine ngừa covid 19 tiêm chủng cho mọi người.
- Tóm lại: 3 hình thức biện chứng này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định 2 hình thức thực tiễn kia còn 2 hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất vật chất
Trang 53 Vai trò của thực tiễn
- Là cơ sở, động lực của nhận thức:
+ Qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người
+ Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức, vì thế nó luôn luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn giúp quá trình nhận thức của con người tốt hơn
+ Ví dụ: Chẳng hạn như toán học ra đời từ nhu cầu thiết thực của con người Cụ thể như
“ tính toán hàng hóa, đo diện tích, đo thể tích cái bình, tính thời gian và sản xuất máy móc”.
- Là mục đích của nhận thức
+ Tất cả các lý luận, tri thức trên thực tiễn đều sẽ chỉ có giá trị khi các lý luận, tri thức này được vận dụng vào thực tiễn, nhằm mục đích từ đó giúp cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của con người và cũng như giúp có thể cải thiện đời sống của người dân chính các nhu cầu vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải nhận thức về thế giới xung quanh
+ Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn, không đi đôi với thực tiễn thì nhận thức đó cũng chỉ là lý luận mà thôi Còn đối với các lý luận được áp dụng vào thực tiễn thì mới là lý luận chính xác Cũng chính vì nguyên nhân đó mà ta có thể đánh giá thực tiễn là mục đích của nhận thức
+ Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới nhất trong việc khám phá và giải mã bộ gen người
để hiểu rõ về cơ chế bên trong cơ thể cũng ra đời từ chính thực tiễn Vì mục đích chữa bệnh nan y hay là phục vụ cho những dự án nghiên cứu.
- Là tiêu chuẩn của chân lý
+ là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân
lý hoặc phủ định một sai lầm nào đó
+ C.Mác khẳng định: "Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới tính chân
lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực
Trang 6+ Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra chân
lý khác nhau, có thể bằng thực nghiệm khoa học, có thể áp dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội Tuy nhiên, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối, vừa có tính chất tương đối:
● Tính tuyệt đối của thực tiễn với tư cách tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn là
tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra, khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ chứng minh được chân lý, bác bỏ được sai lầm
● Tính tương đối của thực tiễn với tư cách tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn có
quá trình vận động, biến đổi, phát triển Do đó không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy như thế nào đi chăng nữa
+ Ví dụ : Nhà bác học Galilê đã phát minh ra định luật về sức cản của không khí ( tuyệt đối)
➔ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó
Ví dụ: như con người tham gia vào quá trình sản xuất từ thời xa xưa lấy đá, cây gỗ để chế
tạo công cụ thô sơ để cày cuốc và sử dụng sức lao động của con người là chính nên rất nặng nhọc và vất vả thì ngày nay, sự đi lên của thời đại cách mạng công nghiệp, công việc sản xuất với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị tiên tiến đã giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên
III NỘI DUNG CỦA BIỆN CHỨNG QUÁ
TRÌNH NHẬN THỨC
Theo Triết Mác- Lênin: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”
Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là 2 giai đoạn có thuộc tính khác nhau TUY NHIÊN lại bổ sung nhau trong quá trình nhận thức của con người về thế giới
Trang 7➔ Như vậy, nhận thức gồm 2 khâu: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
1 Nhận thức cảm tính (cảm giác; tri giác; biểu tượng)
- Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn ra dưới 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng
+ Ví dụ: Bằng nhận thức cảm tính, người đầu bếp có kinh nghiệm nghề nghiệp có thể bằng mắt nêm nếm gia vị, hay giáo viên có thể biết được ý thức học tập của học sinh sau lưng mình.
: Thầy bói xem voi
+ Cảm giác: tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện tượng
lên các giác quan cụ thể của con người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp, đơn giản nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật.
● Nguồn gốc và nội dung của cảm giác đó chính là thế giới khách quan, còn bản chất của cảm giác thì đó lại là hình ảnh chủ quan về thế giới đó
● Ví dụ: Khi ra ngoài trời nắng, mắt ta sẽ phản ứng nheo lại.
: hay trong truyện thầy bói xem voi, mỗi thầy chỉ sờ vào 1 phần của con voi nên cảm giác mỗi người về nó cũng khác nhau
+ Tri giác: là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan
của con người Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác
● Ví dụ: Pepsi Cola ra đời sau CocaCola chỉ 2 năm, nhưng điều đó đủ khiến cho hãng nước ngọt “đàn em” này tốn chi phí khổng lồ cho việc xây dựng thương hiệu trong con mắt
người tiêu dùng Ở bức hình này, chúng ta có thể thấy hình ảnh của hai thương hiệu, được đại diện là logo, thể hiện qua từng giai đoạn phát triển Khoảng 30 – 50 năm đầu tiên, sự khác biệt về kiểu chữ là không đáng kể của Pepsi Cola so với CocaCola, nhưng
sử dụng màu sắc đặc trưng là có dụng ý rõ ràng để tạo ra nét riêng biệt Tuy nhiên, càng
về sau, chúng ta có thể thấy, hai thương hiệu là hai sự khác nhau CocaCola trung thành với gam màu đỏ, trắng kể từ năm 1950 và trở thành đặc điểm nhận dạng không thể nhầm
lẫn với các hãng nước giải khát khác trên toàn cầu Đây là một t hành công lớ n của
CocaCola Đối với Pepsi Cola, xác định tính cách trẻ trung, năng động và phải khác biệt
với thương hiệu ra đời trước đó, màu xanh nước biển cùng đỏ và trắng cũng đã tạo nên sự thành công cho hãng nước ngọt này.
Trang 9+ Biểu tượng: hình thành dựa vào sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và có sự tham gia của các yếu tố như: phân tích, trừu tượng và khả năng ghi nhận thông tin của não người, khi sự vật đó không trực tiếp tác động vào giác quan con người
Biểu tượng là khâu trung gian từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
● ví dụ: khi nhắc đến kinh tế vi mô, chúng ta sẽ hình dung ra Những đối tượng nghiên cứu
cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm việc làm lạm phát tăng trưởng chu , , , ,
kỳ kinh tế , vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ…
: 30/4/1975 khi nhắc đến ngày đó, chúng tớ sẽ nhớ đến ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
: khi nhắc đến Thuyết âm dương cho thấy mọi sự biển thể sinh diệt, sống chết
đều do sự vận động của hai khí âm và dương.Sự biến hoá theo quy luật không ngừng nghỉ
của sự vật sớm được phát hiện qua việc thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng,
tứ tượng sinh bát quái Cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp
đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau Tức là vừa trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau trong đối lập.
: Khi nhắc đến lá cờ Việt Nam, chúng ta sẽ nghĩ đến lá cờ đỏ có sao vàng ở giữa
2 Nhận thức lý tính (khái niệm; phán đoán; suy luận)
- Bắt nguồn từ trực quan sinh động và những lý luận truyền lại Nhận thức lý tính phản ánh sâu sắc, chính xác và đầy đủ hơn về khách thể nhận thức, dưới các hình thức: Khái niệm, phán đoán, suy lý
+ Ví dụ: Trong lịch sử Việt Nam, một ví dụ chung về nhận thức lý tính có thể là suy luận
về sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị đến sự thay đổi trong xã hội và chính sách của quốc gia Dưới đây là một ví dụ cụ thể:
● Trước đây, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và ngư nghiệp Tuy nhiên, sau cuộc Chiến tranh Việt Nam và quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế truyền thống
sang một nền kinh tế hướng xuất khẩu và công nghiệp hóa.
➔ Suy luận trong nhận thức lý tính có thể giúp chúng ta hiểu rằng quá trình này không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế như đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, mà còn liên quan đến các yếu tố xã hội và chính trị như chính sách cải cách, sự thay đổi trong ý thức của người dân và ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử và văn hóa.
Trang 10+ Khái niệm: là kết quả của sự tổng hợp, khái quát biện chứng những tài liệu thu nhận
được trong hoạt động thực tiễn Do đó, khái niệm là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng,nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, kết cuộc, khuynh hướng, nguồn gốc
● Ví dụ: Phân phối rời rạc là phân phối thống kê biểu diễn xác suất của các kết quả có
giá trị là hữu hạn Phân phối thống kê có thể là rời rạc hoặc liên tục, khi tung một đồng xu đồng chất, kết quả có thể có chỉ có thể là mặt sấp hoặc mặt ngửa, vì vậy giá trị hữu hạn là hai.
● ví dụ: Kafkaesque; chỉ những tình huống quái gở, oái ăm và phi lý, tựa như cơn ác mộng mà bạn đang cố gắng đánh bại trong tuyệt vọng.
● ví dụ: Trong triết học Marx , giai cấp tư sản ( tiếng Pháp : bourgeoisie) là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh
tế độc tôn của họ trong xã hội Giai cấp tư sản luôn chống lại giai cấp quý tộc và [1] giáo hội Kitô (hóa thân)
+ Phán đoán: thực hiện việc liên kết các khái niệm lại với nhau để nhằm mục đích có thể
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn
ngữ thành một mệnh đề ( chủ ngữ, vị ngữ, hệ từ), Trong đó, Hệ từ giữ vị trí quan trọng nhất trong một mệnh đề phán đoán vì nó biểu thị mối quan hệ của sự vật được phản ánh
● ví dụ: Trong lĩnh vực kinh tế, một ví dụ tương tự trong nhận thức lý tính theo triết học
đó doanh nghiệp là chủ từ, lực lượng sản xuất chủ yếu là vị từ; 'là' là hệ từ."
● ví dụ: Một ví dụ về kinh tế chính trị thế giới có thể là: "Hoạt động của Tổ chức
Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi và quyền hạn của các quốc gia thành viên; trong đó WTO là chủ từ, quyền lợi và
quyền hạn của các quốc gia thành viên là vị từ; 'ảnh hưởng đến' là hệ từ."
+ Suy luận: là phán đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết
luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề Có 2 loại suy lý chính: diễn dịch
và quy nạp
● ví dụ: Chúng ta đã thu thập dữ liệu từ một cuộc khảo sát dư luận và có thông tin về tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn và khu vực cư trú của mỗi người trong nhóm.
● Ví dụ, sau khi phân tích dữ liệu, chúng ta có thể nhận thấy rằng có một mối quan hệ giữa tuổi, trình độ học vấn và sự ủng hộ cho ứng cử viên Chúng ta có thể suy luận rằng nhóm người trẻ tuổi và có trình độ học vấn cao có xu hướng ủng hộ ứng cử viên nhiều hơn so với nhóm người lớn tuổi và có trình độ học vấn thấp.