1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. LIÊN HỆ VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

29 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Điểm Đặc Sắc Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Nhà Nước Việt Nam. Liên Hệ Với Việc Xây Dựng Nhà Nước Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nhóm Thực Hiện 05
Người hướng dẫn Vũ Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 245,25 KB

Nội dung

Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam vôcùng toàn diện và sâu sắc, chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lýluận và thực tiễn đối với cách mạng Vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

–&— ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LIÊN HỆ VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : VŨ THỊ THU HÀ

Hà Nội – 03/2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác- Lênin, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dântộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ýnghĩa thời đại, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra ở hiện nay Tưtưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng Đảng và nhànước đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam

Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam vôcùng toàn diện và sâu sắc, chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lýluận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam, là cẩm nang cho sự nghiệp đổimới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc

tế Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam cung cấpcho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước,xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại

bỏ những sai phạm trong bộ máy nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích của nhândân

Dựa vào những cơ sở trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Phân tích những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Liên

hệ với việc xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu Trong quá

trình nghiên cứu, thảo luận khó tránh khỏi sai sót rất mong nhận được các nhậnxét, góp ý của cô để bài tiểu luận được thêm hoàn thiện Em xin chân thành cảmơn

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề cơ bản liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam

1.1 Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng

định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc đó, tư tưởng

về nhà nước chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Hiện nay, việc nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn đốivới việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, dodân, vì dân, một nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh và hiệu quả Hồ ChíMinh đã nhận thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về: “Vấn đềchính quyền nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng” Người đãxác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường của cách mạng vô sản vànhìn nhận vấn đề chính quyền nhà nước như một nội dung cơ bản của cách mạngViệt Nam

1.2 Quá trình hình thành và phát triển nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềviệc lực chọn và xây dựng Nhà nước Việt Nam:

Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt phản nhân tính của nhà nước thựcdân phong kiến Đó là hình thức nhà nước xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân loại từng

biết đến, nhưng lại là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới.

Từ đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ nhà nước thối nát đó,nhưng bằng cách nào, con đường nào, lấy gì để thay thế nó thì Người chưa có sẵnmột câu trả lời Trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước và nhu cầu giải phóng dân tộc,

Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin Trong quá trình khảo cứu, Hồ ChíMinh chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản mànhững đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ Cáchmạng Tháng Mười 1917

Trang 4

Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặc dù

đã xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo,nhưng về thực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu

số, đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nướcthuộc địa, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thùcủa nhân dân lao động Vì vậy, mục đích giải phóng và phát triển của xã hội ViệtNam không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó Đối lập với nhà nước tư sản,nhà nước Xô Viết còn non trẻ nhưng đã bộc lộ sức sống và ưu thế nổi trội củamình, hướng vào phục vụ lợi ích cho quần chúng công-nông-binh Đây chính làloại hình nhà nước của chế độ xã hội mới mà cách mạng Việt Nam phải đi theo.Như vậy, Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường Cách mạng ThángMười, kiểu nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin

Tính chất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là việc vận dụng kinh nghiệm XôViết để kiến tạo, xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Năm 1941, trong quátrình xây dựng căn cứ địa cách mạng, Hồ Chí Minh thành lập Ủy ban Việt minh,

Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, liên tỉnh Giữa năm 1945,khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chính quyền hoàn chỉnh Bằng công tácthực tiễn chu đáo, thiết thực, các ủy ban nhân dân, chính quyền kiểu mới cắm rễtrong lòng quần chúng, tạo nên uy tín và sức mạnh

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa Sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử ngày 2-9-1945, Hồ ChíMinh công bố danh sách Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Dưới sựlãnh đạo của Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu tiên, chính quyền mới đãhướng vào giải quyết và thỏa mãn các nhu cầu tối cần thiết của Nhân dân

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam ngày càng được củng cố

và hoàn thiện về các mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhà nước thật sự làcông cụ quyền lực của Nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng củatoàn dân tộc Trong xây dựng và lãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh đã tuân thủ cácnguyên tắc cơ bản, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có phân công, phân

Trang 5

hạnh phúc Người đã chỉ đạo tổ chức bộ máy nhà nước gọn, nhẹ, thích hợp đủnăng lực và trí tuệ quản lý đất nước.

Chương 2: Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam:

2.1 Nhà nước dân chủ:

2.1.1 Bản chất của nhà nước dân chủ:

* Nhà Nước Việt Nam là nhà nước dân chủ và mang bản chất của giai cấp côngnhân, được thể hiện qua các nội dung sau:

- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền Lời nói đầu

của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng định: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủNhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnhđạo” Ngay trong quan điểm về nhà nước dân chủ, nhà nước do Nhân dân là ngườichủ nắm chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nòng cốt của Nhân dân là liênminh công – nông – trí, do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo

- Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã

hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh Việcgiành lấy chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam mới, chính là để giai cấp côngnhân và Nhân dân lao động có được một tổ chức mạnh mẽ nhằm thực hiện mụctiêu nói trên

- Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức

và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh rất chú ý đến

cả hai mặt dân chủ và tập trung trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơquan nhà nước Người nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát huy cao độ dân chủ,đồng thời cũng nhấn mạnh phải phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tậptrung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về Nhân dân ‘

* Bản chất của giai cấp công nhân thống nhất với tính Nhân dân và tính dân tộcthể hiện cụ thể như sau:

Trang 6

- Một là, Nhà nước Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian

khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Từ giữa thế kỉXIX, khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp Nhân dân Việt Nam, hết thế hệ nàyđến thế hệ khác đã không quản hi sinh xương máu chiến đấu cho độc lập, tự docủa Tổ quốc Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành lực lượng lãnhđạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với chiến lược đại đoàn kết đúng đắn, sứcmạnh của toàn dân tộc đã được tập hợp và phát huy cao độ, chiến thắng ngoạixâm, giành lại độc lập, tự do, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -Nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á Nhà nước Việt Nammới, do vậy, không phải của riêng giai cấp, tầng lớp nào, mà là thuộc về Nhândân

- Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì,

nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của Nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nềntảng Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định quyền lợi cơ bảncủa giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của Nhân dân lao động và của toàndân tộc Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉcho lợi ích của giai cấp cấp công nhân mà còn của Nhân dân lao động và của toàndân tộc

- Ba là, trong thực tế, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn

thể dân tộc giao phó là tổ chức Nhân dân tiến hành của cuộc kháng chiến để bảo

vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộcủa thế giới Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản

là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp chínhcủa Nhà nước

2.1.2 Nhà nước của Nhân dân:

- Trong nhà nước của dân, thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dânchủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụtuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các thiết

Trang 7

Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định:

“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước làcủa toàn thể Nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo,giai cấp, tôn giáo” “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra Nhândân phán quyết”

- Trong nước ta, Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhànước do Nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền, thựchiện ý chí nguyện vọng của Nhân dân, trở thành công bộc của Nhân dân

Hồ Chí Minh đã viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là Nhân dân làm chủ.Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đếntỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớtrung thành của Nhân dân” Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấpbóc lột dùng để thống trị và áp bức Nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là “cha

mẹ dân”, đè đầu cưỡi cổ dân Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ nói: “Dân làm chủ thìChủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày

tớ cho Nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”

- Nhà nước dân chủ Nhân dân do Nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông quatổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của Nhân dân không chỉ thể hiện

ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi miễn,kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu Cơ chế dân chủ này nhằm làm choQuốc hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động Người khẳngđịnh “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhândân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”

- Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện Nhân dân lao động làm chủ Nhà nướcthì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với Nhân dân; thoát lymối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên đầu Nhândân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước kiểu mới Là ngườilàm chủ Nhà nước, Nhân dân có quyền, thông qua cơ chế dân chủ thực thi quyền

Trang 8

lực, nhưng đồng thời Nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Nhà nước,làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh.

- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dânchủ,bthể hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thựcthi quyền lực của Nhân dân lao động

2.1.3 Nhà nước do Nhân dân:

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do Nhân dân trước hết là nhà nước doNhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của mỗi người cáchmạng là phải làm cho dân hiểu, dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làmchủ, trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình Theo quan điểm Hồ ChíMinh “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phậncông dân, giữ đúng đạo đức công dân” Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôivới trách nhiệm, nghĩa vụ

- Trong nhà nước do Nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để Nhândân được thực thi những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởngdụng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình

- Nhà nước do Nhân dân cần coi trọng việc giáo dục Nhân dân, đồng thời Nhândân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ củamình

- Không chỉ tuyên bố quyền làm chủ của Nhân dân, cũng không chỉ đưa Nhân dântham gia công việc nhà nước, mà còn chuẩn bị và động viên Nhân dân chuẩn bị tốtnăng lực làm chủ, quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ ChíMinh

2.1.4 Nhà nước vì Nhân dân:

- Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục

Trang 9

tiêu, tất cả đều vì lợi ích của Nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nàokhác

- Hồ Chí Minh, Người đã từng nói: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằmvào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người Cho nên Chínhphủ Nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy Việc gì có lợicho dân thì làm Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”

- Trong nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đầy tớ nhưng đồng thời vừa là người lãnhđạo Nhân dân Là đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chícông vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệhơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi Nhân dân, trọngdụng người tài

 Như vậy, để làm người thay mặt Nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừahiền lại vừa minh

2.2 Nhà nước pháp quyền:

Nhà nước pháp quyền Việt Nam được thiết lập theo Hiến pháp nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với đặc điểm chính là chủ nghĩa xã hội và chính trịđơn chủng Dưới đây là một số điểm nổi bật về nhà nước pháp quyền Việt Nam:

Trang 10

5 Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được thể hiện trong việc đặt lợiích của nhân dân lên hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh tình yêu quê hương, chốngngoại xâm, và xây dựng xã hội công bằng

Trang 11

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước hợp pháp, hợp hiến phải được Nhândân thừa nhận thông qua Tổng tuyển cử, đồng thời phải có Hiến pháp và hệ thốngpháp luật riêng, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Vì vậy, sau khichúng ta giành được chính quyền, mặc dù Chính phủ lâm thời được Nhân dân ủng

hộ và tin tưởng; trước sự chống phá quyết liệt của “thù trong, giặc ngoài”, Chủtịch Hồ Chí Minh đã chủ trương và kêu gọi Nhân dân đi bầu cử để thành lập Nhànước hợp hiến, hợp pháp Điều này thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của một vĩnhân, nhất là việc xử lý khéo léo, hiệu quả những vấn đề phức tạp, căng thẳng, những âm mưu phá hoại và can thiệp của cả bên trong và bên ngoài ở thời điểmlịch sử đó

Tư tưởng của Bác Hồ về nhà nước hợp pháp và hợp hiến là nền tảng triết lý chínhtrị của Người, phản ánh cam kết sâu sắc đối với xây dựng một quốc gia dân chủ,công bằng, và tự chủ Bác nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thiết lập một nhànước tuân theo pháp luật, tôn trọng quyền lực của hiến pháp, và bảo vệ quyền lợicủa công dân Trong quá trình cách mạng, Bác không chỉ khuyến khích sự thamgia tích cực của nhân dân mà còn đề xuất các cơ chế tự quản và tự chủ ở cấp địaphương, nhằm thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự chủ của nhân dân Người coiviệc xây dựng hệ thống lập pháp và thực thi pháp luật là cực kỳ quan trọng để duytrì trật tự và công bằng trong xã hội Tổng cộng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh về nhà nước hợp pháp và hợp hiến không chỉ là một khía cạnh quan trọngcủa tư tưởng chính trị mà còn là hướng dẫn cho sự phát triển bền vững và đồngđều của đất nước Việt Nam

2.2.2 Nhà nước thượng tôn pháp luật:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước thượng tôn pháp luật được xây dựng dựa trênmột số nguyên tắc quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng Việt Nam

Chấp nhận và tôn trọng pháp luật

Hồ Chí Minh vững tin vào việc nhà nước phải tuân theo pháp luật và tỏ ra tôntrọng đối với hệ thống pháp luật Người thấy rằng một xã hội chỉ có thể tồn tại vàphát triển bền vững khi nhà nước được xây dựng trên cơ sở của quy luật vànguyên tắc chính trị được đặt ra bởi pháp luật

Trang 12

Chủ động thiết lập và duy trì pháp luật

Hồ Chí Minh không chỉ coi việc tuân theo pháp luật là quan trọng mà còn khuyếnkhích sự chủ động trong việc thiết lập và duy trì hệ thống pháp luật Bác thấy rằngnhà nước phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển pháp luật đểđảm bảo tính công bằng và tự chủ cho mọi công dân

Công bằng và bảo vệ quyền công dân

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước thượng tôn pháp luật đặt nặng mục tiêucông bằng và bảo vệ quyền lợi của công dân Bác coi đó là tiền đề cần thiết để xâydựng một xã hội vững mạnh, nơi mà mọi người đều có quyền và trách nhiệm

Không được phép miễn trách nhiệm

Hồ Chí Minh không chấp nhận sự miễn trách nhiệm của nhà nước trước pháp luật.Bác nỗ lực xây dựng một hệ thống pháp luật mạnh mẽ và công bằng, nơi mà ngay

cả các quan chức cấp cao cũng phải tuân theo và chịu trách nhiệm trước pháp luật

Liên kết giữa nhà nước và nhân dân thông qua pháp luật

Hồ Chí Minh coi việc xây dựng nhà nước thượng tôn pháp luật không chỉ là vấn

đề của chính quyền mà còn là một phương tiện để tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữanhà nước và nhân dân Qua việc đảm bảo sự công bằng và tuân thủ pháp luật,Người hy vọng xây dựng lòng tin và sự đồng thuận trong cộng đồng Tư tưởngcủa Bác Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nhân nghĩa là một phần quan trọngcủa triết lý chính trị của Bác

2.2.3 Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa:

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền là giá trị phổquát, là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ, gian khổ của quần chúngnhân dân trong quá trình phá bỏ mô hình nhà nước độc tài, chuyên chế để xâydựng mô hình nhà nước kiểu mới, mà ở đó “ý chí của người dân được nâng lênthành luật”

Trang 13

Nhà nước Pháp luật

Bác Hồ hướng tới việc xây dựng một nhà nước dựa trên nguyên tắc pháp luật.Ngài coi pháp luật là nguồn gốc và cơ sở của quyền lực, và đề xuất việc thiết lậpcác quy tắc và quy định rõ ràng để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợicủa người dân

Pháp quyền và Nhân quyền

Bác Hồ hỗ trợ ý tưởng về pháp quyền và nhân quyền, coi chúng là những giá trịcốt lõi của xã hội Bác nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm quyền tự do vàquyền lợi của công dân thông qua việc thiết lập và duy trì hệ thống pháp luật côngbằng

Nhân nghĩa và Quốc gia

Bác Hồ coi nhân nghĩa là nguyên tắc hướng dẫn cho hoạt động chính trị và xãhội Bác khuyến khích tinh thần đoàn kết và trách nhiệm xã hội, coi quốc gia nhưmột cộng đồng mà mỗi cá nhân đều đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ chung

Dân chủ và Tự chủ

Trong tư tưởng Bác Hồ, dân chủ và tự chủ là nguyên tắc quan trọng Ngườikhuyến khích sự tham gia của nhân dân trong quá trình ra quyết định và quản lýcông việc xã hội và Bác coi đây là cơ sở của nhà nước dân chủ và tự chủ

Quyền lực và Trách nhiệm

Bác Hồ nhấn mạnh trách nhiệm của quyền lực Bác xem người lãnh đạo cần phảichịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật Quyền lực không được lạm dụng

mà phải được sử dụng vì lợi ích chung và tiến bộ của xã hội

Tóm lại, tư tưởng nhà nước pháp quyền nhân nghĩa trong triết lý chính trị của Bác

Hồ Chí Minh thể hiện sự cam kết của ông với quyền lực công bằng, nhân quyền,

và sự phát triển xã hội bền vững, trong đó nhân dân được đặt lên hàng đầu

Trang 14

2.3 Nhà nước trong sạch, vững mạnh:

2.3.1 Kiểm soát quyền lực nhà nước:

Để giữ vững bản chất của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước hoạt động có hiệuquả, phòng chống thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ Nhà nước, Hồ ChíMinh rất chú trọng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu Các

cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, dù ít hay nhiều đều nằm giữ quyền lực trongtay Quyền lực này là do Nhân dân ủy thác cho Nhưng một khi đã nắm giữ quyềnlực, cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước đều có thể trở nên lạm quyền Ngườichỉ rõ: “dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy quyền vì cái tật ngông nghênh, cậythế, cậy quyền Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của ViệtMinh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng” Vì thế, để đảmbảo tất cả mọi quyền lực thuộc về Nhân dân, cần kiểm soát quyền lực nhà nước

Về hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước, theo Hồ Chí Minh, trước hết, cầnphát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng là đội tiềnphong của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc, là Đảngcầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính vì vậy, Đảng có quyền và có tráchnhiệm kiểm soát quyền lực Nhà nước Để kiểm soát có kết quả tốt, cần có hai điềukiện là việc kiểm soát phải có hệ thống và người kiểm soát phải là người có uy tín.Vấn để kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy nhànước và việc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhànước Hiến pháp năm 1946 ghi rõ một số hình thức kiểm soát bên trong Nhà nước,trong đó nổi bật là kiểm soát của Nghị viện nhân dân có quyền “Kiểm soát và phêbình chính phủ”, “Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từchức”

Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, vì thế, Nhân dân có quyềnkiểm soát quyền lực Nhà nước Người nhấn mạnh: “Phải tổ chức sự kiểm soát, màmuốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được” Nhân dânđóng vai trò hết sức quan trọng, nếu không có nhân dân giúp sức thì đảng không

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 05 - PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. LIÊN HỆ VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
05 (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w