Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nhìn từ phạm trù lao động. Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động. Học viện Chính sách và Phát triển
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA CƠ BẢN
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Trang 2PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
kết luận giảng viên
Trang 3Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu được
về đề tài “Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD, nhìn từ phạm trù lao động” Có lẽ kiến thức là vô hạn nhưng khả năng tiếp thu của mỗi người lại có những giới
hạn riêng Vì vậy, trong quá trình viết bài tiểu luận, không thể tránh khỏi những sai sót Emrất mong nhận được những góp ý từ thầy, cô để giúp bài tiểu luận của em trở nên hoàn thiệnhơn
Kính chúc thầy cô ở Bộ môn Lý luận Chính trị sức khỏe dồi dào, luôn hạnh phúc, luônnhiệt huyết với nghề và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA
1.1 Khái niệm phạm trù
1.2 Phạm trù lao động
1.3 Việc làm thêm đối với sinh viên
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐI LÀM
2.1 Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động
2.2 Những thành tựu và hạn chế của việc đi làm thêm
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với sinh viên khi đi làm thêm
Chương 3 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN
3.1 Giải pháp đối với sinh viên
3.2 Giải pháp đối với Học viện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nơi mọi thứthay đổi từng ngày liên tục với tốc độ chóng mặt Chúng ta không ngừng học hỏi và tiếp thu các tưduy mới từ bạn bè trên toàn thế giới Do đó, xã hội vận động không ngừng nghỉ, tạo ra nhiều hiệntượng và vấn đề mới xảy ra Trong số đó, việc đi làm thêm của sinh viên đang là một vấn đề rấtđược quan tâm
Khi nói đến sinh viên Việt Nam, chúng ta thường nghĩ đến một thế hệ trẻ trung, đầy sứcsống, nhiệt tình và sáng tạo Sinh viên là một phần quan trọng của xã hội với số lượng lớn; đượcđào tạo toàn diện, chất lượng Điều này được chứng minh bởi việc sinh viên Việt Nam có cơ hộitiếp cận với nhiều ngành học khác nhau: khoa học, tự nhiên, xã hội, Họ không ngừng cố gắng đểnâng cao bản thân mỗi ngày, chuẩn bị cho công việc sau khi tốt nghiệp
Tuy nhiên, nhiều sinh viên đã nhận ra rằng có nhiều cách để phát triển bản thân ngoài việchọc trong giảng đường Do đó, ngày càng có nhiều sinh viên chọn học từ thực tế Điều này đượcthể hiện rõ nét qua việc làm thêm của sinh viên, nó trở thành một xu hướng gắn liền với cuộc sốnghọc tập, sinh hoạt của họ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên như : để kiếm thêmthu nhập, để trải nghiệm, học tập kinh nghiệm,… Và việc này tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cựccũng như tiêu cực đối với sinh viên Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu về vấn đề trên nên
em đã chọn đề tài :“Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD, nhìn từ phạm trù lao động”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích lý luận về việc đi làm thêm, phạm trù lao động, mục đích đề tài làphân tích thực trạng của sinh viên APD trong 6 tháng đầu năm 2023, từ đó tìm ra phương hướng,các giải pháp giúp sinh viên có một nhận thức đúng đắn về vấn đề đi làm thêm
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
* Về lý luận:
Làm rõ quan điểm về việc sinh viên đi làm thêm nhìn từ phạm trù lao động
Trang 6* Về thực tiễn:
- Đưa ra cái nhìn toàn diện về nhu cầu tìm việc làm của sinh viên APD
- Ứng dụng cho sinh viên trên toàn quốc về vấn đề đi làm thêm
- Đưa ra một số giải pháp hữu ích từ mặt tích cực và tiêu cực của việc làm thêm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về phạm trù lao động, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đi làmthêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách
và Phát triển
Thời gian: Trong 6 tháng đầu năm 2023
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện,quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn
5 Những đóng góp mới của đề tài
5.1 Về lý luận
Nghiên cứu về việc sinh viên Học viện tham gia vào các công việc bán thời gian giúp tahiểu rõ hơn về việc đi làm thêm trong các môi trường khác nhau Đồng thời nó cũng giải quyếtđược những vấn đề mà sinh viên đang phải đối mặt
5.2 Về thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu này sẽ mang đến những quan điểm mới về cả lợi ích và rủi rothông qua việc phân tích dữ liệu khảo sát Điều này sẽ giúp sinh viên Học viện có một hướng đi rõ
Trang 7ràng và chính xác trong việc tìm kiếm công việc đi làm thêm, từ đó hỗ trợ cho tương lai của họ.Điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng của sinh viên tốt nghiệp từ Học viện.
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từphạm trù lao động
Chương 2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc đi làm thêm của sinh viên APDnhìn từ phạm trù lao động
Chương 3 Giải pháp cho việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động
Trang 8NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, nhữngmối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.[2, tr 192]
Mỗi bộ môn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó
nghiên cứu Thí dụ, trong toán học có phạm trù “số”, “hình”, “mặt phẳng”, “hàm số”, v.v Trong vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”, “lực”, v.v [2, tr 193]
1.2 Phạm trù lao động
1.2.1 Khái niệm lao động
Có nhiều cách nhìn và giải thích về khái niệm lao động Lao động có thể được xem làcác hoạt động có mục tiện và ý thức của con người, nhằm biến đổi các đối tượng tự nhiên đểphù hợp với nhu cầu của mình Nói cách khác, lao động là sự vận động của sức lao độngtrong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợpcủa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người
Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên sinh viên hãy thực hiện “6 cái yêu”, trong đó có yêu
lao động Theo Người, “muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH thì phải yêu lao động”, vì lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mỗi người Một người trí thức nói yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH mà không yêu lao động, thì đó “chỉ là nói suông” [3, tr 173]
Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa Lao động là điều kiện cơ bản
đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người Ph.Ăngghen đã khẳng định:“Lao động đã sáng tạo
ra bản thân con người” [1, tr 64]
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu lao động là hoạt động của con ngườithông qua tri thức, bằng các hoạt động chân tay nhằm mang đến của cải, vật chất phục vụ
Trang 9cuộc sống Lao động có thể được biểu hiện qua việc sử dụng tay chân hoặc trí óc Nhữngngười thực hiện công việc lao động tay chân là những người dùng sức lực cơ bắp của mìnhkết hợp với các công cụ và phương tiện lao động để hoàn thành công việc Trái lại, nhữngngười thực hiện công việc trí óc là những người dùng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đãđược học hỏi, cùng với các công cụ, phương tiện và máy móc để tạo ra sản phẩm và vật chất.
1.2.2 Khái niệm phạm trù lao động
Phạm trù lao động là những mặt, những thuộc tỉnh, những mối liên hệ chung, cơ bảnnhất của các sự vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực lao động
- Lao động cũng là nhóm được hưởng lợi từ việc sản xuất - kinh doanh tạo ra lợinhuận, giá trị Khi nền kinh tế phát triển mạnh, người lao động được tăng lương, chất lượngcuộc sống được nâng cao
- Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Đầu tiên là theo trình độ
kỹ năng; cơ bản nhất là lao động phổ thông không qua đào tạo Mặc dù đó thường là laođộng chân tay, chẳng hạn như công nhân nông trại, nó cũng có thể là công việc phục vụ,chẳng hạn như nhân viên trông coi Loại tiếp theo là lao động bán kỹ năng, có thể yêu cầumột số giáo dục hoặc đào tạo
- Lao động cũng có thể được phân theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụnglao động Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương Điều này có nghĩa là họđược giám sát bởi một ông chủ Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặchàng tháng và thường xuyên nhận được
- Lao động được đo lường bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động Quy mô củalực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc
Trang 10vào khả năng của họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm Đó là số người trong một quốcgia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.
1.2.4 Ý nghĩa của hoạt động lao động
- Lao động đóng một vai trò không thể thiếu và toàn diện trong mọi khía cạnh củacuộc sống, từ kinh tế đến xã hội
- Lao động là nguồn gốc của tất cả các tài nguyên vật chất cần thiết để duy trì cuộcsống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng
- Lao động là cách để kiếm sống, giúp con người có cuộc sống ổn định
- Lao động giúp chúng ta phân chia công việc một cách hợp lý, biết cách tính toán vàsáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất, tiêu dùng một cách hợp lý và tiết kiệm Nhờ laođộng, mỗi cá nhân trong xã hội có thể duy trì sự cân bằng trong cuộc sống Hơn nữa, laođộng còn là quá trình sáng tạo không ngừng, tạo ra những thay đổi và cải tiến trong xã hội
- Lao động đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội loài người quahàng ngàn năm
1.3 Việc làm thêm đối với sinh viên
1.3.1 Khái niệm việc làm thêm đối với sinh viên
Khái niệm làm thêm ra đời khá sớm, cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, kháiniệm này ngày càng trở nên phổ biến Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô
tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất không chính thức, không thường xuyên, không
cố định bên cạnh một công việc chính thức, là việc làm mà người lao động tận dụng thờigian để tăng thêm thu nhập [6]
Ta có thể hiểu quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hội, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống”.
1.3.2 Phân loại các công việc làm thêm của sinh viên hiện nay dựa theo hình thức làm việc
Việc làm thêm toàn thời gian (full time) thường liên quan đến việc làm theo giờ hành
chính hoặc theo ca 8 tiếng mỗi ngày Do đặc điểm này, công việc full time thường phù hợp
Trang 11với những người đã đi làm, không thích hợp với học sinh, sinh viên Tuy nhiên, hiện nay cónhiều sinh viên chọn làm việc toàn thời gian miễn là công việc đó không xung đột với thờigian học của họ Công việc full time yêu cầu bạn làm việc trong một khung giờ cố định vàđạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong hợp đồng lao động hoặc KPI hàng tháng Bạn khôngđược phép đi trễ, về sớm, hoặc tự do điều chỉnh thời gian làm việc của mình.
Việc làm thêm bán thời gian (Part time) thường liên quan đến việc làm theo giờ hoặc
theo ca Thời gian làm việc của các ca thường được các tổ chức quy định, nhưng ít hơn sovới công việc toàn thời gian, thường từ 4-5 tiếng/ca/ngày, tức là 25-30 giờ/tuần Do đó, côngviệc này thường phù hợp với các đối tượng như học sinh, sinh viên, nội trợ những ngườimuốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập Khác biệt với công việc toàn thờigian, công việc bán thời gian không yêu cầu bạn phải tuân thủ một khung giờ cố định, khôngcần phải có mặt tại nơi làm việc mỗi ngày Bạn cũng có quyền chọn thời gian rảnh của mình
để nhà tuyển dụng có thể sắp xếp và phân công công việc phù hợp Đây chính là lợi ích lớnnhất của công việc bán thời gian
Việc làm theo thời vụ là khi người lao động ký hợp đồng với công ty hoặc doanh
nghiệp để thực hiện các công việc có tính chất tạm thời, thường kéo dài từ 3-6 tháng Theoluật lao động, thời gian làm việc theo thời vụ thường không quá 12 tháng Sau khi hoànthành công việc, người lao động sẽ không tiếp tục công việc cho đến khi công ty có nhu cầuthuê lại Việc làm theo thời vụ thường phù hợp với sinh viên hoặc những người lao động cầntìm việc làm thêm ngắn hạn, linh hoạt thời gian để tăng thêm thu nhập Mức lương củangười lao động thời vụ sẽ được trả theo mức lương thỏa thuận với công ty thuê, không theoquy định của nhà nước Người lao động thời vụ vẫn được hưởng chính sách bảo hiểm xã hộitheo quy định của luật lao động Việt Nam
1.3.3 Thu nhập của sinh viên từ việc làm thêm
Khác với các công việc chính thức thì thường có mức lương quy định cụ thể, nhưng đối vớicác công việc làm thêm hiện nay thì chưa có một quy định cụ thể nào, ở mỗi công ty, doanh nghiệphay cửa hàng sẽ có mức lương trả cho các công việc làm thêm là khác nhau nhưng đều có một điểmchung nhất định là mức lương của các công việc làm thêm thường thấp hơn so với mức lương củacác công việc chính thức Thông thường hiện nay mức lương của các công việc làm thêm hay tìmviệc làm bán thời gian thường được trả theo giờ làm việc giao động từ 20,000 đồng đến 30,000
Trang 12đồng/1 giờ làm việc hoặc có thể cao hơn theo thỏa thuận của hai bên Và mức tổng thu nhập hàngtháng cao hay thấp thì phải phụ thuộc vào tổng số giờ bạn đã làm việc trên tháng đó [5]
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG
2.1 Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động
2.1.1 Thực trạng làm thêm của sinh viên APD
Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, việc hội nhập về trithức có lẽ là ưu tiên hàng đầu, và thời gian học ở Học viện là giai đoạn thú vị để trải nghiệmcuộc sống và từng bước trưởng thành Việc làm thêm trong thời gian học sinh viên có thể làmột trải nghiệm rất thú vị hoặc cũng có thể là một lựa chọn sai lầm nếu chúng ta không hiểu
rõ nhu cầu của bản thân và định hướng đúng đắn về công việc làm thêm của mình Điều nàydẫn đến sự đa dạng trong cách nhìn nhận và hình thành nhiều quan điểm đối lập về vấn đề
“sinh viên làm thêm” Nhìn vào thực trạng đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách
và Phát triển, rồi đưa ra những quan điểm nhìn nhận, một cái nhìn toàn diện về vấn đề này
Hiện nay, có hai phần ba sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, rời xa gia đình
để sống cuộc sống tự lập hơn, và với số tiền gia đình gửi hàng tháng, đôi khi không đủ đểchi tiêu Chính vì vậy, đa số sinh viên từ năm nhất đến năm tư đã từng đi làm thêm, để kiếmthêm thu nhập riêng Ngoài ra, việc làm thêm còn giúp họ học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹnăng, mở rộng mối quan hệ xã hội
Một sinh viên năm nhất chia sẻ: “Tôi bắt đầu làm thêm từ sớm, một phần vì đam mê muốn trải nghiệm làm việc trong một môi trường doanh nghiệp tiên tiến, một phần để giải quyết nỗi lo về chi tiêu sinh hoạt Nhưng điều quan trọng là tôi đã nhận ra được công việc phù hợp với bản thân mình, từ đó có định hướng chính xác, điều chỉnh ngành học, và nhận thức được những lỗ hổng trong kiến thức của mình để có thể thay đổi.”
Dựa trên việc điền phiếu khảo sát sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển thôngqua việc làm phiếu khảo sát, dữ liệu thu được cho thấy rằng 34.8% sinh viên đã và đang đilàm thêm, trong khi phần lớn sinh viên không đi làm thêm Nhiều sinh viên không đi làmthêm vì muốn tập trung vào việc học Khi được hỏi về việc tham gia các hoạt động ở trường,tham gia các công tác xã hội, và đồ án thực tập, một số sinh viên cho biết họ chỉ tập trunghọc 100% để lấy tấm bằng xuất sắc, do đó không có thời gian để đi làm thêm
Trang 13Sinh viên là lực lượng lao động có sức khỏe tốt, vừa có tri thức và sức lao động taychân, do đó có thể làm thêm bất cứ ngành nghề nào phù hợp Tình trạng làm thêm của sinhviên không còn là một đề tài mới đối với xã hội, nhưng nó luôn là vấn đề nóng mà chúng ta
cần thảo luận, có một câu hỏi khó xuất hiện ở đây “sinh viên nên đi làm thêm hay không?”.
Chủ đề này sẽ cân nhắc việc được và mất của sinh viên khi làm thêm, từ đó đưa ra quyếtđịnh dựa trên thực tế của từng cá nhân
Phần lớn nguyên nhân khiến sinh viên không đi làm thêm là do họ chưa tìm đượccông việc phù hợp với bản thân Với sự phát triển của xã hội, trình độ khoa học - kỹ thuậtngày càng cao, phương thức sản xuất cũng thay đổi theo, công việc đòi hỏi đội ngũ ngườilao động phải có năng lực, trình độ nhất định Trong khi đó, việc đào tạo không theo kịpnhững thay đổi này, khiến cho sinh viên khi tìm việc làm thêm, không đủ khả năng phục vụcho công việc, họ cảm thấy khó khăn trước yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động Câu hỏi
“sinh viên nên đi làm thêm hay không?” luôn là vấn đề nóng cần thảo luận Chủ đề này sẽ
cân nhắc việc được và mất của sinh viên khi làm thêm, từ đó đưa ra quyết định dựa trên thực
tế của từng cá nhân
Một lý do khách quan khác mà sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển không đilàm thêm có thể là không tìm được công việc phù hợp với thời gian rảnh và kỹ năng củamình Trên thực tế, việc tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp không phải lúc nào cũng
dễ dàng, đặc biệt là khi sinh viên cần phải cân nhắc giữa thời gian học và thời gian làm việc
Đối với sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đã và đang tham gia vào côngviệc làm thêm, nhiều người đã bắt đầu đi làm từ rất sớm, thậm chí là ngay sau khi hoànthành năm học lớp 12 Việc sinh viên đi làm thêm không phải là ngẫu nhiên, có nhiều lý dogiải thích cho việc này Trong số đó, có những người chọn công việc bán thời gian trong giờrảnh để trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống,làm đẹp hồ sơ xin việc để khi ra trường dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí hơn, đồng thờimuốn có một trải nghiệm về môi trường làm việc thực tế
Sinh viên APD hiện nay rất năng động, nếu không có những trải nghiệm thực tế thì sẽkhó cạnh tranh trong công việc Càng có nhiều trải nghiệm tốt thì càng có cơ hội việc làm tạicác công ty lớn sau khi ra trường Ngoài ra, với nhiều sinh viên không đủ chi phí sinh hoạt,với mức tiền tiêu vặt được cho trong một tháng, đa số các bạn đã rất tiết kiệm, nhưng với
Trang 14mức phí chi tiêu ở Hà Nội khá cao nên, với nhiều bạn sinh viên số tiền được nhận định kia làkhông đủ, vậy nên làm thêm là muốn kiếm thêm thu nhập chi trả cho sinh hoạt phí của mình,cải thiện tài chính đỡ đần một phần nào đó cho gia đình.
Khi được hỏi “Tại sao bạn lại chọn đi làm thêm?”, một bạn sinh viên năm hai đã trả
lời : “Tôi chọn đi làm thêm vì nhiều lý do Đầu tiên, việc làm thêm giúp tôi kiếm thêm thu nhập để hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày và giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình Thứ hai, việc làm thêm cung cấp cho tôi cơ hội để trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, nâng cao kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống Cuối cùng, việc làm thêm giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân và định hướng nghề nghiệp cho tương lai Tôi tin rằng những kinh nghiệm và kỹ năng mà tôi học được từ việc làm thêm sẽ rất hữu ích cho tôi sau khi tốt nghiệp”.
2.1.2 Các vấn đề quan tâm của sinh viên APD khi đi làm việc thêm
Sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển khi đi làm thêm có nhiều mối quan tâm,bao gồm:
Hiệu suất học tập: Một trong những mối quan tâm lớn nhất khi sinh viên làm thêm là
ảnh hưởng đến hiệu suất học tập Việc phải cân nhắc giữa thời gian học và thời gian làm việc
có thể gây ra mệt mỏi và giảm sự tập trung, dẫn đến việc không duy trì được thành tích họctập tốt
Cuộc sống gia đình và xã hội: Ngoài việc học, sinh viên cũng có cuộc sống riêng với
gia đình và bạn bè Tuy nhiên, với việc làm chiếm phần lớn thời gian, cùng với việc học,thời gian dành cho người thân yêu trở nên ít ỏi
Thời gian cho bản thân: Một trong những điều quan trọng mà sinh viên cần tập trung
là thời gian cho bản thân Tuy nhiên, nếu phải cân nhắc giữa công việc và học tập, cũng nhưthời gian với người thân, việc ưu tiên cho bản thân trở nên khó khăn
Sức khỏe thể chất và tinh thần: Việc làm thêm trong khi phải đối phó với nhiều hoạt
động khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên
Quyền lợi lao động: Là một nhân viên bán thời gian, có khả năng bạn sẽ không được
hưởng các quyền lợi bổ sung mà nhân viên toàn thời gian có Điều này có nghĩa là không cóbảo hiểm, quyền lợi sức khỏe, ngày nghỉ ốm, hoặc ngày lễ