Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH --- LÊ MINH ĐĂNG NGUYỄN MINH HOÀNG ĐINH MẠNH HÙNG NGUYỄN KIM TIẾN DŨNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QU
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhiều người dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều đang phải chịu đựng những căng thẳng, vấn đề về cảm xúc, nỗi buồn và lòng tự trọng kém trong thời đại hiện nay Tuổi tác hay giới tính không phải là yếu tố phân biệt các bệnh này Nhiều người trẻ thiếu kỹ năng phát triển bản thân và có thể mất phương hướng về tương lai Các triệu chứng tương tự cũng xảy ra ở những người trung niên, những người bị trầm cảm và choáng ngợp trước nhịp độ bận rộn của cuộc sống, những cam kết với gia đình và công việc của họ Các vấn đề về tâm lý ngày càng phổ biến hơn ở người Việt Nam ở mọi lứa tuổi trong những năm gần đây Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc rối loạn tâm lý thường gặp ở Việt Nam là 14,9%, tương đương khoảng 15 triệu người Trong đó, tỷ lệ mắc trầm cảm là 2,7%, tương đương khoảng 3 triệu người
Với tình hình đang diễn ra ngay trước mắt và ngày càng trở nên nghiêm trọng Chúng tôi đang nghiên cứu cho công ty A Happier Me - doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực giáo dục năng lực cảm xúc xã hội, hướng đến nuôi dưỡng nội lực lành mạnh của những cá nhân và đóng góp cho những cộng đồng lành mạnh hơn Chuyên về cung cấp những công cụ giúp nuôi dưỡng những thói quen mang lại sự thay đổi tích cực cho cuộc sống, giúp bạn hiểu & khám phá bản thân, rèn luyện tâm trí tự vấn, năng lực cảm xúc xã hội, phát huy các tiềm năng và trở thành phiên bản tốt hơn của mình Sau 2 năm kinh doanh, công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu nhất định có thể kể đến như những dự án phát triển bản thân và năng lực cảm xúc xã hội cho những ba ̣n trẻ khó khăn thuộc các dự án thiện nguyện củ a Chum & Giving Circle, quỹ cộng đồng ủng hộ những dự án phi lợi nhuận hướng đến giải quyết những thách thức đi ̣a phương và phát triển cộng đồng bền vững, tập trung vào các chủ đề giáo du ̣c, môi trường, giáo dục & sức khỏe tinh thần Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được của Happier Me, công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức Theo thông kê, cuốn số tay A Happier Me đã được sản xuất với sô lượng lớn nhưng doanh số không như kì vọng Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm đến từ các công ty khác trong cùng lĩnh vực như cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie, Khóa học Cognitive Behavioral Therapy của David J Burns,…
Sở dĩ doanh nghiệp chưa đạt được doanh thu như mong muốn là do doanh nghiệp chưa hiểu rõ được mong muốn của khách hàng trong việc quyết định chọn mua sản phẩm Song, chỉ khi doanh nghiệp năm bắt được đối tượng khách hàng chú tâm vào sản phẩm của mình thì mới đạt được sự kì vọng mong muốn
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đóng góp nhiều bài viết, nghiên cứu có giá trị lớn cho các doanh nghiệp, cho ngành liên quan đến quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng có thể kể đến như Nguyễn Kim Phước (2007), Phạm Thụy Hạnh Phúc (2009), Hà Minh Trí (2022) ở trong nước và Iskandar Ahmaddien (2020), Yuni Sitta, M Alkadri Perdana (2021), Tegar Mulya Aji R (2023) ở nuóc ngoài Tuy nhiên, cho đến hiện nay, tác giả vẫn chưa tìm thấy các nghiên cứu liên quan đến đề tài Chính vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả của nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng cho nhà doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu chi tiết Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu chi tiét sau đây:
Xác định các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm số tay Happier Me tại
Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh;
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh;
Dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra đề xuất hàm ý cho nhà quản trị của công ty có thể tham khảo nhằm có sự thay đổi khi muốn thu hút khách hàng mua sản phẩm.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau đây để đạt được các mục tiêu đã nêu ở trên:
Có bao nhiêu tài liệu, nghiên cứu liên quan tới quyết định chọn mua ?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng ?
Mức độ các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng ?
Những hàm ý quản trị nào có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề ?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện thông qua kết hợp hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua việc tham khảo ý kiến từ Tiến sĩ Huỳnh Nhựt Nghĩa kết hợp với các nhà quản trị của doanh nghiệp A Happier Me về việc xây dựng mô hình và thang đo để có thể điều chỉnh một cách phù hợp trước khi đưa ra bảng khảo sát hoàn thiện
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi chi tiết Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất Dữ liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ được tác giả xử lý bằng việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích thêm để xác đinh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng Từ đó đưa ra các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp phát triển.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng khảo sát: khách hàng đã mua sản phẩm sổ tay Happier Me
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Quận Bình Thạnh, thành phố
Đối với dữ liệu thứ cấp: tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp trong phạm vi
Đối với dự liệu sơ cấp: tác giả dự kiến đi khảo sát trong tháng 12/2023
Nội dung: Chỉ quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me.
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng với sản phẩm sổ tay của Happier Me có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp, trong đó có A Happier Me, hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng Từ đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp A Happier Me nâng cao hiệu quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu sẽ giúp A Happier Me xác định được các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quyết định mua của khách hàng Từ đó, A Happier Me có thể tập trung phát triển các yếu tố ảnh hưởng tích cực và cải thiện các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực Điều này sẽ giúp A Happier Me thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận.
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Báo cáo này được trình bày gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu Trình bày khái quát lý do nghiên cứu, sau đó sẽ xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiện luận văn, cuối cùng là ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của luận văn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này, tác giả trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi người tiêu dùng, giá trị cảm nhận Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trong chương ba, tác giả đề cập đến cách thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, cách thức phân tích dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương bốn trình bày khái quát về sản phẩm sổ tay Happier Me, thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị Chương cuối cùng, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng Đồng thời, tác giả nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
KHÁI NIỆM VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA
Theo AllBusiness Networks(2000): Quyết định mua hàng là một chuỗi các quyết định bắt đầu khi người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng Sau đó, người tiêu dùng cần quyết định mua ở đâu, mua nhãn hiệu, mẫu mã và kích cỡ nào, chi tiêu bao nhiêu và sử dụng phương thức thanh toán nào Các nhà tiếp thị cố gắng tác động đến quyết định của mọi người bằng cách cung cấp thông tin có thể ảnh hưởng đến quá trình đánh giá của người tiêu dùng
“Quyết định mua là một loạt các lựa chọn, bao gồm lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thương hiệu, lựa chọn đại lý, định thời gian mua, định số lượng mua.” (Philip
Quyết định mua là trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng xem xét các lựa chọn thay thế khác nhau và quyết định sử dụng một hoặc nhiều lựa chọn thay thế dựa trên những cân nhắc cụ thể được đưa ra trong quá trình mua hàng Người tiêu dùng sẽ xem xét mọi thứ sẽ được sử dụng khi họ cân nhắc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ Điều này bao gồm sản phẩm, giá cả, địa điểm và các ưu đãi Người tiêu dùng cũng xem xét các yếu tố như kinh tế, công nghệ, xã hội và văn hóa (Armstrong và Kotler, 2020)
“Quyết định mua là một quá trình mà một cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn hoặc mục tiêu của họ.” (Russell W Belk,2013)
Trước khi mua một thứ gì đó, người tiêu dùng đưa ra một loạt các quyết định, bao gồm địa điểm, nhãn hiệu, mẫu mã, số lượng, thời gian, chi phí và cách thanh toán Người tiêu dùng đưa ra các quyết định liên quan đến quyết định mua (Hanaysha,
Vậy trong nghiên cứu này khái niệm về quyết định mua là một khái niệm quan trọng trong marketing Các khái niệm về quyết định mua của các chuyên gia trong và ngoài nước đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về quyết định mua của người tiêu dùng, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1 Lý thuyết hành vi tiêu dùng
Nói về lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (Kotler và Keller, 2012): Hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về cách thức các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và định đoạt hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ
Các yếu tố môi trường Đặc điểm người mua
Quá trình ra quyết định mua
Các đáp ứng của người tiêu dùng
Kinh tế Công nghệ Pháp luật Văn hoá
Nhận thức vấn đề Tìm kiếm thông tin Đánh giá Quyết định hành vi mua
Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm
Lựa chọn nơi mua Định thời gian mua
Số lượng, tần suất mua
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi người tiêu dùng
2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định TPB
Lý thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1980) TPB được coi là một trong những lý thuyết quan trọng nhất để dự đoán hành vi con người trong nghiên cứu tâm lý xã hội Theo TPB, có ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
Kiểm soát hành vi cảm nhận
Chuẩn chủ quan Hành vi thực sự
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định
2.2.3 Lý thuyết hành động hợp lý TRA
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) là một lý thuyết tâm lý xã hội được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen(1967) Lý thuyết này giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi Theo TRA, ý định hành vi là yếu tố quyết định hành vi Ý định hành vi được xác định bởi thái độ cá nhân đối với hành vi và chuẩn chủ quan của hành vi
(Nguồn: Martin Fishbein và Icek Ajzen, 1967)
CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Dưới đây là một số các nghiên cứu liên quan đến đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sổ tay Happier Me của khách hàng” được tác giả tìm thấy
Niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm
Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên mua sản phẩm Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm
Hình 2.3 Mô hình thuyết hành động hợp lý
Nghiên cứu của tác giả Nguyen Tuan Duong (2020) về đề tài: "Factors influencing the consumer’s intention to buy fashion products made by recycled plastic waste " Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng năm 2019 Kết quả cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mua sản phẩm thời trang ở từ rác thải nhựa : (1) Giá cả sản phẩm, (2) Niềm tin, (3) Nhận thức tính dễ sử dụng, (4) Phục vụ cộng đồng, (5) Thương hiệu
Nhận thức tính dễ sử dụng
Quyết định mua sản phẩm thời trang ở từ rác thải nhựa
Hình 2.4.: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua đồ dùng văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh của người tiêu dùng
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn Anh (2019): “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sách giáo khoa của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu tiến hành khảo sát 176 người tiêu dùng mua sách giáo khoa tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sách giáo khoa gồm: (1) Nhóm tham khảo, (2) Giá cả sản phẩm, (3) Chất lượng sản phẩm, (4) Phục vụ cộng đồng, (5) Thương hiệu, (6) Hoạt động chiêu thị
Hình 2.5.: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sách giáo khoa của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn Anh, 2019)
Quyết định mua sách giáo khoa tại TP.HCM
Nghiên cứu của Huỳnh Định Lệ Thu, Tran Nguyen Anh và Hà Nam Khánh Giao (2021) về đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng TP.HCM” Các phương pháp được sử dụng bao gồm phương pháp phân tích EFA, sau khi thu thập mẫu khảo sát của 254 người tiêu dùng về việc quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến Qua nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến bao gồm: (1) Dịch vụ khách hàng, (2) Thương hiệu, (3) Tính hữu ích, (4) Địa điểm bán hàng, (5) Nhận thức rủi ro, (6) Sản phẩm
Hình 2.6.: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua văn phòng phẩm của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên
(Nguồn: Huỳnh Định Lệ Thu, Tran Nguyen Anh và Hà Nam Khánh Giao, 2021)
Nhận thức rủi ro Địa điểm bán hàng
Quyết định mua sách tại thành phố Long Xuyên
Nghiên cứu của Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto (2021): “Factors Influencing Purchase Intention in Buying G-Star’s Pencil” Nghiên cứu này khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bút chì G-Star tại Indonesia Để hoàn thành các mục tiêu của nghiên cứu, một mẫu 300 người tiêu dùng đã được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bút chì bao gồm: (1) Tính hữu ích, (2) Chất lượng sản phẩm, (3) Giá cả sản phẩm, (4) Giá trị cảm nhận, (5) Hoạt động chiêu thị, (6) Sản phẩm
(Nguồn: Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto, 2021)
Nghiên cứu của Nguyễn Phạm Thanh Phương (2022): “Research on consumers' decision to buy school supplies products in Hanoi” Nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng năm 2021 dựa vào nguồn dữ liệu khảo sát gồm mẫu 140 người tiêu dùng Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố
Quyết định mua bút chì G-Star
Hình 2.7.: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua bút chì
(Nguồn: Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto, 2021) ảnh hưởng đến quyết định mua đồ dùng học tập tại Hà Nội gồm: (1) Chất lượng sản phẩm, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Giá cả sản phẩm, (4) Nhóm tham khảo, (5) Độ tin cậy sản phẩm, (6) Hoạt động chiêu thị
(Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Phương, 2022)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các lý thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan
Nhân tố/lý thuyết và các nghiên cứu
Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko
H.Đ.L Thu, Tran Nguyen Anh và H.N.K Giao
Hoạt động chiêu thị Độ tin cậy sản phẩm
Quyết định mua đồ dùng học tập tại Hà
Hình 2.8.: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua đồ dùng học tập
(Nguồn Nguyễn Phạm Thanh Phương, 2022)
Chất lượng sản phẩm x x x x Địa điểm x x
Kiểm soát hành vi cảm nhận x
Giá trị cảm nhận x Thương hiệu x x x
Nhận thức tính dễ sử dụng x
Nhận thức rủi ro x Độ tin cậy sản phẩm x
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào bảng tổng hợp trên và tổng hợp các bài nghiên cứu có liên quan của tác giả, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, trong đó yếu tố được đề cập là:
Giá của một sản phẩm là số tiền mà người mua phải trả để có được sản phẩm đó Một giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và đạt được mục tiêu kinh doanh, và đặc biệt giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng vì đây là yếu tố quan trọng yếu tố đánh giá giá trị sản phẩm Khách hàng thường sẽ cân nhắc về giá cả và giá trị sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng Tầm quan trọng của yếu tố này đã được trình bày bởi tác giả Kotler và Keller và nhóm tác giả Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto; Nguyen Tuan Duong; Nguyễn Minh Tuấn Anh; Nguyễn Phạm Thanh Phương trong bài viết nghiên cứu của họ, cho rằng yếu tố niềm tin có tác động đến việc ra quyết định mua hàng của khách hàng chủ đích Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng yếu tố niềm tin ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Từ những lập luận trên ta có giả thuyết H1
Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm có tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng của một sản phẩm là mức độ mà nó đáp ứng các mong đợi của khách hàng hiện tại hoặc tương lai Do đó, chất lượng của sản phẩm được định nghĩa về các thuộc tính của sản phẩm và phản ứng của người mua với những thuộc tính đó Các nhà quản lý cần phải biết làm thế nào khách hàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm được cung cấp bởi công ty của họ (Mentzer và cộng sự, 2001) Dựa trên kiến thức này, các nhà tiếp thị cung cấp cho khách hàng của họ những gì họ dự đoán khách hàng cần (Anderson,
1983) Trong các nghiên cứu của Kotler và Keller và nhóm tác giả Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto; Nguyễn Minh Tuấn Anh; Nguyễn Phạm Thanh Phương đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa Chất lượng sản phẩm và quyết định mua
Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H2:
Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm tham khảo là một nhóm người hoặc một cá nhân mà thái độ, hành vi của họ được người khác coi như là chuẩn mực cho thái độ và hành vi của bản thân Nhóm tham khảo có thể là một nhóm chính thức, chẳng hạn như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc một nhóm không chính thức, chẳng hạn như một nhóm nhạc, một đội thể thao, hoặc một cộng đồng trực tuyến Các nhà tiếp thị có thể sử dụng các thông tin về nhóm tham khảo để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng Từ đó, xây dựng các chiến lược tiếp thị phù hợp để tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Trong các nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn Anh và Nguyễn Phạm Thanh Phương đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa Nhóm tham khải và quyết định mua Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H3:
Giả thuyết H3: Nhóm tham khảo tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động chiêu thị là tập hợp các hoạt động nhằm thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp Cách đo lường hiệu quả của hoạt động chiêu thị sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng tỷ lệ nhận biết thương hiệu, thì doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đo lường tỷ lệ nhận biết thương hiệu Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số bán hàng, thì doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đo lường số lượng bán hàng Trong các nghiên cứu của Kotler và Keller và nhóm tác giả Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto; Nguyễn Minh Tuấn Anh; Nguyễn Phạm Thanh Phương đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa Hoạt động chiêu thị và quyết định mua Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H4:
Giả thuyết H4: Hoạt động chiêu thị tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Phục vụ cộng đồng là một trong những hoạt động marketing quan trọng của doanh nghiệp Đây là hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức và thiện cảm của cộng đồng đối với doanh nghiệp Chiến lược phục vụ cộng đồng là một chiến lược hiệu quả để các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược này một cách chân thành và có trách nhiệm, thay vì chỉ đơn giản là lợi dụng nó để phục vụ cho mục đích tiếp thị Trong các nghiên cứu của Nguyen Tuan Duong và Nguyễn Minh Tuấn Anh đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa Phục vụ cộng đồng và quyết định mua Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H5:
Giả thuyết H5: Phục vụ cộng đồng tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhận thức tính hữu ích bao hàm sự tiện lợi, sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, thông tin phong phú Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian là những lý do chính thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trực tuyến Thực tế đã chứng minh, việc tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ qua Internet nói chung và các trang TMĐT nói riêng sẽ nhanh chóng, tiện lợi và giảm nhiều công sức cũng như chi phí Cùng một thời gian, có thể khám phá ra nhiều loại hàng hóa, nhiều thương hiệu khác nhau, đây là điểm khác biệt so với mua sắm truyền thống (Tunsakul, 2020) Trong các nghiên cứu của Kotler và Keller và nhóm tác giả Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto; Huỳnh Định Lệ Thu, Tran Nguyen Anh và Hà Nam Khánh Giao đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa Tính hữu ích và quyết định mua Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H6:
Giả thuyết H6: Tính hữu ích tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhận thức dễ sử dụng là “Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989, tr.320) Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và cộng sự, 1989)
Về mặt lý thuyết, dễ sử dụng được nhận thức khi người tiêu dùng cảm thấy hệ thống thanh toán điện tử không khó hiểu, học hỏi và sử dụng Vì lý do này, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ mới của người tiêu dùng
Trong bối cảnh thanh toán điện tử, một hệ thống dễ sử dụng cần có các giao diện thân thiện như các bước rõ ràng và dễ thấy, nội dung phù hợp và bố trí đồ họa, các chức năng hữu ích, các thông báo lỗi, các lệnh rõ ràng và dễ hiểu Trong các nghiên cứu của Nguyen Tuan Duong đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa Tính dễ sử dụng và quyết định mua Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H2:
Giả thuyết H7: Tính dễ sử dụng tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Thương hiệu khi mua sắm trên thương mại điện tử là tập hợp các yếu tố liên quan đến một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm, bao gồm: Tên thương hiệu; Biểu tượng thương hiệu; Khẩu hiệu thương hiệu; Chất lượng sản phẩm; Dịch vụ khách hàng; Đánh giá của khách hàng có thương hiệu Thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàngđối với các sản phẩm thời trang vì nó giúp người tiêu dùng đánh giá được chất lượng, uy tín của sản phẩm Khi sản phẩm có thương hiệu uy tín, người tiêu dùng sẽ tin tưởng sản phẩm đó có chất lượng tốt và dịch vụ tốt Điều này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng mua nhiều hơn Tầm quan trọng của yếu tố này đã được trình bày bởi các tác giả Nguyễn Minh Tuấn Anh, Nguyen Tuan Duong, trong bài nghiên cứu của mình cho rằng yếu tố thương hiệu có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng yếu tố thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Giả thuyết H8: Thương hiệu tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Niềm tin thông qua thực tiễn và sự hiểu biết con người hình thành nên sự tin tưởng của bản thân vào sản phẩm Theo một số người giá cả đi đôi với chất lượng Họ không tin có giá cả rẻ mà chất lượng hàng hóa lại tốt Chính điều đó làm cho họ băn khoản khi mua hàng hóa có giá cả thấp hơn hàng hóa khác cùng loại Niềm tin của người tiêu dùng đối với một hãng sản xuất ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của hàng đó Niềm tin có thể nói rất khó để thay đổi, tạo nên thói quen khá bền vững cho người tiêu dùng Tầm quan trọng của yếu tố này đã được trình bày bởi các tác giả Nguyen Tuan Duong trong bài nghiên cứu của mình cho rằng yếu tố niềm tin cóảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng yếu tố thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Giả thuyết H9: Niềm tin tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Phục vụ cộng đồng là việc thực hiện các hoạt động nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, cải thiện đời sống của cộng đồng Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các giá trị xã hội và môi trường, thì phục vụ cộng đồng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua sản phẩm của họ Các doanh nghiệp nên coi trọng các hoạt động phục vụ cộng đồng như một cách để nâng cao giá trị thương hiệu, tăng cường lòng tin của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội Trong các nghiên cứu của Nguyen Tuan Duong và Nguyễn Minh Tuấn Anh đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa phục vụ cộng đồng và quyết định mua Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H10:
Giả thuyết H10: Phục vụ cộng đồng tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Nhóm tham khảo Phục vụ cộng đồng Thương hiệu
Quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier
Hình 2.9 Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sổ tay Happier Me
THANG ĐO
Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 Thang đo Giá cả sản phẩm
GCSP1 Giá sản phẩm sổ tay A Happier Me phù hợp với chất lượng sản phẩm
Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) GCSP2 Giá sản phẩm sổ tay A Happier Me được niêm yết rỏ ràng
Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) GCSP3 Giá cả sản phẩm sổ tay A Happier Me tương đối ổn định
Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) GCSP4 Giá cả sản phâm sổ tay A Happier Me phù hợp với thu nhập của tôi
Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) GCSP5 Giá cả sản phâm sổ tay A Happier Me hợp lý so với các sản phẩm cùng loại
2 Thang đo Hoạt động chiêu thị
HĐCT1 Sổ tay A Happier Me có trang web bán hàng riêng Zaeema và
Hassan (2016) HĐCT2 Có chương trình giảm giá cho sản phẩm sổ tay A happier Me tại trang web
Zaeema và Hassan (2016) HĐCT3 Tôi dễ dàng nhận biết sản phẩm sổ tay của doanh nghiệp A Happier Me
Zaeema và Hassan (2016) HĐCT4 Tôi được thông tin kịp thời về các chương trình khuyến mãi về sản phẩm sổ tay A Happier Me
Zaeema và Hassan (2016) HĐCT5 Sổ tay A Happier Me có quảng cáo trên các trang mạng xã hội
3 Thang đo nhóm tham khảo
NTK 1 Sổ tay A Happier Me được người thân, bạn bè sử dụng
Zaeema và Hassan (2016) NTK 2 Sản phẩm sổ tay nhật ký A Happier Me được chuyên gia tâm lý khuyên dùng
NTK 3 Sản phẩm sổ tay nhật ký A Happier Me được các bạn làm nội dung (Tiktoker) trong lĩnh vực giáo dục,phát triển bản thân khuyên dùng
NTK4 Tôi thường tham khảo các đánh giá sản phẩm trên phương tiện truyền thông trước khi quyết định mua sản phẩm
NTK5 Tôi được nhân viên bán hàng tư vấn mua sổ nhật ký
4 Thang đo dịch vụ khách hàng
DVKH1 Doanh nghiệp A Happier Me chăm sóc khách hàng tốt
DVKH2 Doanh nghiệp A Happier Me có thời gian xử lý đơn hàng nhanh và chính xác
DVKH3 Doanh nghiệp A Happier Me giao hàng nhanh chóng Le Quoc Dang
DVKH4 Doanh nghiệp A Happier Me có dịch vụ hỗ trợ khách hàng xử lý nhanh chóng, rỏ ràng khi gặp vấn đề về sản phẩm
DVKH5 Doanh nghiệp A Happier Me có hỗ trợ thanh toán online tiện lợi
Wu và Wang, (2005); Nguyễn Thế Phương,
SP1 sổ tay A Happier Me có bao bì đẹp Meghna Milesh Patel SP2 sổ tay A Happier Me có kích thước nhỏ gọn Le Quoc Dang
SP3 sổ tay A Happier Me có chất lượng tốt Le Quoc Dang
SP4 sản phẩm Happier Me có nhiều mặt hàng để lựa chọn Phạm Lê Hồng Nhung,
Phạm Thị Thảo, Đinh Công Thành và Lê Thị Hồng Vân(2012)
SP5 sổ tay A Happier Me có tính thời trang (Huang, X & Ge, J.,
6 Thang đo tính hữu ích
HI1 Sử dụng sổ tay A Happier Me có lợi cho tôi Riané Cherylise
Dalziel (2016) HI2 Tôi nghỉ việc viết nhật ký là một việc nên làm Riané Cherylise
Dalziel (2016) HI3 Sử dụng sổ tay A Happier Me giúp giảm trầm cảm Riané Cherylise
Dalziel (2016) HI4 Sử dụng sổ tay A Happier Me mang lại lợi ích cho quá trình tìm hiểu và phát triển bản thân
Zeki Atil Bulut (2015), Jun He (2011)
HI5 Happier Me giúp tôi rèn luyện được nhiều thói quen tốt
Trần Đại Anh Thư, Nguyễn Thị Thiện Trâm, Thái Khắc Minh
7 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng
DSD1 Việc tìm kiếm cách sử dụng sản phẩm sổ tay A
King, W.R (2006), Vankatesh và cộng sự
DSD2 Các câu hỏi gởi mở và các câu hướng dẫn trong sản phẩm sổ tay A Happier được thiết kế dễ hiểu, rỏ ràng, sinh động
King, W.R (2006), Vankatesh và cộng sự
(2012), Davis (1989) DSD3 Cách thức mua, thanh toán sổ tay A Happier Me dễ dàng
King, W.R (2006), Vankatesh và cộng sự
(2012), Davis (1989) DSD4 Tôi nghỉ rằng sổ nhật ký A Happier Me dễ sử dụng hơn các sản phẩm sổ nhật ký không có hướng dẫn khác
DSD5 sổ tay A Happier Me dễ sử dụng nhờ các câu hướng dẫn, câu hỏi gợi mở vấn đề
NT1 Tôi tin tưởng vào những thông tin mà A Happier Me cung cấp
Tạ Văn Thành và Đặng Xuân Ơn (2021)
NT2 Tôi tin rằng kênh bán hàng trực tuyến của công ty A
Happier Me đáng tin cậy
Zeki Atil Bulut (2015), Jun He (2011)
NT3 Tôi tin tưởng các thông tin được các bạn làm nội dung (Tiktoker) trong lĩnh vực giáo dục,phát triển bản thân cung cấp
Zeki Atil Bulut (2015), Jun He (2011)
NT4 Tôi tin vào sự đây đánh của nhiều người mua trước về sổ tay A Happier Me
Zeki Atil Bulut (2015), Jun He (2011)
NT5 Tôi tin tưởng vào những lợi ích mà sổ tay A Happier
9 Thang đo phục vụ cộng đồng
PVCD1 sổ tay A Happier Me rất hữu ích cho cộng đồng Nguyễn Đình Thọ PVCD2 sổ tay A Happier Me giúp mọi người ngày càng tốt hơn
PVCD3 Tôi rất thích những sản phẩm có tính phục vụ cộng đồng
PVCD4 Happier Me có công bố thông tin liên quan đến hoạt động phục vụ cộng đồng
PVCD5 Tôi thường xuyên ủng hộ những sản phẩm do doanh nghiệp phục vụ cộng đồng cung cấp
TH1 Thương hiệu A Happier Me dễ đọc, dễ nhớ Zaeema và Hassan
(2016) TH2 Thương hiệu A Happier Me có ý nghĩa rỏ ràng Zaeema và Hassan
TH3 Thương hiệu A Happier Me đáng tin cậy hơn thương hiệu khác
TH4 Thương hiệu A Happier Me cho tôi cảm giác được hạnh phúc
(2016) TH5 Thương hiệu A Happier Me rất ấn tượng Zaeema và Hassan
11 Thang đo quyết định mua sản phẩm A Happier Me
QDM1 Tôi nghỉ mua sản phẩm sổ tay A Happier Me là quyết định đúng đắn
Zaeema và Hassan (2016) QDM2 Tôi sẽ giới thiệu người thân, bạn bè mua sản phẩm sổ tay A Happier Me
Zaeema và Hassan (2016) QDM3 Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm tái bản tiếp theo của sổ tay A Happier Me
QDM4 Tôi tin rằng mua sổ tay A Happier Me đáng giá đồng tiền tôi bỏ ra
Zaeema và Hassan (2016) QDM5 Mua sổ tay A Happier Me là góp phần phục vụ cộng đồng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất)
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong phần này tác giả dựa trên các khó khăn thử thách của doanh nghiệp Từ đó nhìn rõ được những khó khăn đối với doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đó là các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm sổ tay Happier Me của doanh nghiệp
Bước 2: Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên vấn đề nghiên cứu tác giả đưa ra: Đề xuất mô hình nghiên cứu
Tìm tài liệu liên quan
Xác định vấn đề nghiên cứu
Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Viết báo cáo nghiên cứu
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha Tiến hành loại các biến hệ số tương quan
Loại các biến có trọng số nhân tố nhỏ
Kiểm tra yếu tố trích được và điều chỉnh mô hình
+ Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ nhật kí Happier Me của khách hàng Từ kết quả của nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị với mục tiêu tăng và thúc đẩy doanh số bán hàng cho nhà sản xuất
+ Mục tiêu chi tiết là:
- Tìm hiểu và xác định các yếu tố góp phần vào quyết định mua sản phẩm số tay Happier Me của khách hàng
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng về việc mua sản phẩm sổ nhật kí Happier Me
- Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp công ty giải quyết vấn đề cải thiện và tăng doanh số bán hàng của sản phẩm sổ nhật kí Happier Me
Bước 3: Tìm tài liệu liên quan Để tổng hợp triệt để các ý tưởng liên quan đến kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ tìm kiếm các bài báo, luận văn, tạp chí sử dụng Google Scholar, Mendely, Scispace và dùng từ khóa như “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua” Sau đó tác giả chọn lọc các bài liệu liên quan đến các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của sản phẩm
Bước 4: Xây dựng mô hình Ở bước này tác giả dựa trên tất cả các tài liệu có trong bước trước, có 18 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng Tuy nhiên, Tác giả chỉ lựa chọn 7 nhân tố dựa trên các nghiên cứu trước đây để đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài Từ đó, tác giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu dựa trên các yếu tố mà tác giả cho là có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ tay Happier Me
Bước 5: Thiết kế thang đo
Tác giả tiến hành thiết kế thang đo theo các yếu tố đã được chọn mà tác giả cho là có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sổ tay A Happier Me đã được chọn lọc ở phần xây dựng mô hình
Nhóm tác giả tạo bảng khảo sát online và thực hiện các buổi phỏng vấn offline Khảo sát online sẽ khảo sát thông qua google form và gửi cho người quen, bạn bè khảo sát Thực hiện khảo sát offline thông qua phỏng vấn sẽ đươc nhóm tác giả tiến hành tại khu vực nhóm tác giả chọn để khảo sát trực tiếp qua việc quay video và ghi âm cuộc khảo sát
Bước 7: Xử lí dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập và tổng hợp dữ liệu khảo sát online và offline, tác giả thực hiện quy trình mã hóa dữ liệu trên file excel Sau khi hoàn tất mã hóa, tác giả sử dụng phẩm mềm SPSS để xử lí thông tin
Bước 8: Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Sau quá trình xử lí và làm sạch dữ liệu Tác giả tiến hành kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của từng thang đo, sau đó tiến hành xử lí dữ liệu của từng thang đo thông qua hệ số tin cậy
Tác giả tiếp túc kiểm định EFA để xác định mô hình này có ý nghĩa
Bước 10: Viết báo cáo nghiên cứu
Trong bước này, tác giả dựa trên các bước đã thực hiện từ trước để tiến hành viết một báo cáo hoàn chỉnh.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CỠ MẤU
3.2.1 Phương pháp xác định cỡ mẫu
Theo Burn và Bush (1995) khi chọn mẫu cần 3 yếu tố: số lượng các thay đổi tổng thể, độ chính xác mong muốn, mức tin cậy cho phép trong các ước lượng tổng thể Công thức để tính quy mô mẫu là: n= z 2
− p: là ước lượng tính tỷ lệ % của tổng thể;
− e: là sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%);
− Z: là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị
Với sản phẩm sổ tay A Happier Me, đối tượng khảo sát chính sẽ nằm trong độ tuổi từ 16-
65 tuổi Vậy nên tỷ lệ p sẽ là 70% và q là 30%.Để đạt được mức độ tin cậy 95% với công thức trên thì cỡ mẫu cần phải đạt được cho nghiên cứu này là: n= z 2 = (1.96) 2 = 323
Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 10:1 Phương pháp này cho rằng để phân tích nhân tố thành công, cỡ mẫu tối thiểu cần gấp 10 lần số lượng biến quan sát Phương pháp nêu ra nếu bảng khảo sát có 30 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 30 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau) Áp dụng tỷ lệ 10:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 30 × 10 = 300
Theo Tabachnick và Fidell(1996) với cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*m, thì phân tích hồi quy đa biến sẽ có thể ước lược các hệ số hồi quy một cách chính xác với mức độ tin cậy mong muốn Với n là số lượng mẫu và m là số biến độc lập, vậy trong nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định mua sổ tay Happier Me có 7 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu cần là 50 + 8*7 = 116
Vì để mang lại sự chính xác và độ tin cậy cao cho bài nghiên cứu kèm các chi phí khác như thời gian và tiền bạc, tác giả sẽ thực hiện khảo sảt 323 người
Phương pháp chọn mẫu theo xác xuất:
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:
– Lập danh sách các phần tử và đánh số thứ tự
– Chọn ngẫu nhiên các phần tử từ danh sách Để đảm bảo tính ngẫu nhiên, có thể quay số, hoặc chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm máy tính
Ví dụ: kiểm tra chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất hàng loạt
Phương pháp chọn mẫu theo hệ thống:
– Lập danh sách các phần tử và đánh số thứ tự
– Chọn từ danh sách các phần tử có vị trí cách đều nhau sao cho đủ cỡ mẫu quy định
Phương pháp chọn mẫu phân tầng:
– Chia tổng thể thành các tổ theo một tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu
– Trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu
– Tỷ lệ mẫu lấy trong từng tổ bằng với tỷ lệ của tổ đó trong tổng thể
– Đối với chọn mẫu phân tầng: Phổ biến nhất vì tính chính xác và đại diện cao, ít tốn kém
Phương pháp chọn mẫu chùm: Là phương pháp chọn mẫu trong đó việc lựa chọn ngẫu nhiên các nhóm cá thể (được gọi là chùm) từ nhiều chùm trong một tổng thể nghiên cứu Trong trường hợp này đơn vị mẫu là các chùm chứ không phải là các cá thể
Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Là cách chọn mẫu mà người nghiên cứu chỉ cần chọn một đặc điểm phù hợp với nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn những người có thể tiếp xúc được Ví dụ: chọn mẫu nghiên cứu gần nhà, xung quanh người nghiên cứu, hoặc chọn mẫu đi ngang qua trong khu vực mà nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu phán đoán: Được nhà nghiên cứu chọn một cách chủ quan, dựa trên phán đoán, khi xác định các nhóm đối tượng quan trọng trong quần thể.Từ đó, xác định tỷ lệ chọn mẫu phù hợp cho các nhóm, với điều kiện các mẫu này có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu phát triển mầm: Phương pháp này tìm mẫu từ nguồn giới thiệu của mẫu đầu tiên, hoặc từ thông tín viên có mối liên hệ với đối tượng mẫu sẽ làm trung gian hỗ trợ tiếp cận mẫu nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ hiệu
Dữ liệu từ công ty
– Có nhiều kinh nghiệm triển khai những chương trình phát triên thanh niên, mentoring, đào tạo kỹ năng cảm xúc xã hội (SEL) & chánh niệm cho thanh niên & người lớn
– Tiếp cận dựa vào khoa học và chánh niệm
– Nghiên cứu của Nguyễn Phạm Thanh Phương (2022): “Research on consumers' decision to buy school supplies products in Hanoi” được lấy từ google scholar
– Nghiên cứu của Farida Komalasari, Antonny Christianto, Eko Ganiarto (2021): “Factors Influencing Purchase Intention in Buying G- Star’s Pencil” được lấy từ scispace
– Nghiên cứu của Huỳnh Định Lệ Thu, Tran Nguyen Anh và Hà Nam Khánh Giao (2021) về đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua văn phòng phẩm của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên” được lấy từ google scholar
– Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn Anh (2019): “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sách giáo khoa của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” được lấy từ google scholar
– Hình thức khảo sát offline: In phiếu khảo sát và đên các khu vực nhóm tác giả lựa chọn để thực hiện phỏng vấn khảo sát Các địa điểm khảo sát trong khu vực bao gồm quán café, công viên, trường học,… để phỏng vấn đối tượng
– Hình thức khảo sát online: Thiết lập bảng khảo sát thông qua google form Phiếu khảo sát gồm các các câu hỏi liên quan đến đối tượng biết hoặc chưa biết đến sản phẩm Bảng khảo sát còn bao gồm thang đo để đối tượng đánh giá các nhân tố
3.3.2 Phương pháp và xử lí dữ liệu
Tải dữ Tải dữ liệu : Trong bước này, tác giả tiến hành tải dữ liệu từ phiếu khảo sát google form
Mã hóa : Từ bảng khảo sát google form, tác giả thu được dữ liệu và tải về dưới dạng file excel Tiếp đến, tác giả mã hoá dữ liệu trong file excel
Nhập liệu : Tác giả nhập dữ liệu đã mã hóa từ file excel vào phần mềm SPSS
Khai báo biến : Bấm vào thẻ variable view trong SPSS, sau đó tiến hành khai báo các cột name, type, lable, value
Lọc dữ liệu (làm sạch) : Tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu theo các bước Analyze
Descriptive Frequence : chọn tất cả dữ liệu và đưa sang phải sau đó bấm
OK Tiếp đến kiểm tra hàng missing
Thống kê miêu tả : Tiến hành đưa các biến thông tin người trả lời ( độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…) cho phần mềm SPSS phân tích Sau đó tiến hành giải thích số liệu, nhận xét
Kiểm định độ tin cậy : Kiểm định độ tin cậy các biến trong tập dữ liệu dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha để theo từng nhóm yếu tố đã chọn lọc để làm thang đo – Với điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3 Nếu hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 thì thang đo đạt được độ tin cậy,
– Nếu hệ số tương quan biến tổng có một biến < 0,3 mà hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 thì tác giả có thể giữ lại hoặc bỏ biến đó
– Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6 và hệ số tương quan biến tổng < 0,3 thì tiến hành loại từng biến một, kiểm định lại hệ số Cronbach’s Alpha đã đạt được độ tin cậy chưa, nếu chưa thì tiếp tục loại biến tiếp theo Trong trường hợp đã loại hết biến nhưng thang đo vẫn chưa đạt đủ hệ số tin cậy thì phải loại bỏ thang đo đó
– Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến còn lại sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố sẽ kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO và giá trị thống kê Barlett Nếu chỉ số 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và mức ý nghĩa thống kê ( Sig < 0,05) thì phân tích nhân tố EFA là thích hợp và các biến quan sát có mối tương quan với nhau
– Ta tiến hành xác định các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố Giữ lại các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố ( Factor Loading ) ≥ 0,5 Tổng phương sai trích ≥ 50% thì thang đo được chấp nhận
Phân tích hồi quy, tương quan
– Phân tích tương quan: Thực hiện phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, nếu mức ý nghĩa thống kê của các hệ số Sig < 0,05 thì các hệ số tương quan có ý nghĩa thông kê và đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy – Phân tích hồi quy: Tiến hành sử dụng phương trình hồi quy với các biến để kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy Và kiểm định lại mô hình nghiên cứu đã đề xuất.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Doanh nghiệp xã hội Happier Me hoạt động trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội với mục đích phát huy sức mạnh nội tâm lành mạnh trong mỗi cá nhân và góp phần xây dựng cộng đồng khỏe mạnh hơn Những giá trị như sự ưu tú, lòng trắc ẩn, kết nối, chú tâm là những giá trị mà doanh nghiệp Happier Me hướng tới
Đội ngũ nhân viên gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý giáo dục và định hướng nghề nghiệp
Hơn 8 năm kinh nghiệm trong việc phát triển thanh niên, rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội và chánh niệm
Sản phẩm sổ tay A Happier Me của doanh nghiệp giúp người đọc khám phá bản thân, rèn luyện tâm trí tự vấn và tâm lý xã hội Giúp ta phát triển thanh một bản thân hoàn thiện hơn.
THỐNG KÊ MIÊU TẢ
Bảng 4.1 Thống kê miêu tả thu nhập
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Nghiên cứu từ kết quả khảo sát cho thấy, có 38 đối tượng khảo sát là nữ chiếm tỷ lệ 36,5% và nam chiếm tỷ lệ 63,5% với 66 người trả lời khảo sát.Số lượng mẫu có sự chênh lệch về giới tính, vậy nghiên cứu này phân tích đa số ý kiến là nam và có thể dùng để tham khảo đối với khách hàng nữ với 36,5% trong lượng mẫu khảo sát
Bảng 4.2 Thống kê miêu tả độ tuổi
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng khảo sát chủ yếu là từ 16-25 tuổi với 93 người khảo sát và chiếm 89,4% Tiếp theo là độ tuổi từ 26-35 tuổi chiếm 3,8% với 4 người khảo sát, nhỏ hơn 16 tuổi và từ 36-45 tuổi chiếm 2,9%(3 người khảo sát), và cuối cùng đối tượng từ 46-65 tuổi chiếm 1,7%(1 người khảo sát) Vậy kết quả nghiên cứu sẽ nghiên cứu đa số ý kiến của khách hàng từ 16-25 tuổi
Bảng 4.3 Thống kê miêu tả thu nhập
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả khảo sát ta thấy đa số đối tượng khảo sát có thu nhập dưới 5 triệu có 85 người chiếm 81,7%, thu nhập từ 5-10 triệu chiếm 11,5%( 12 người), thu nhập từ 10-15 triệu chiếm 2,9% với 3 người khảo sát Cuối cùng là thu nhập trên 15 triệu chiếm 3,8% với 4 người
Bảng 4.4 Thống kê mức độ nhận biết
Chưa biết đến sản phẩm 104 100%
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả khảo sát ta thấy được tất cả các đối tượng khách hàng đều chưa biết đên sản phẩm của Happier Me
Bảng 4.5 Thống kê miêu tả nhu cầu
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Thông qua nghiên cứu về bảng khảo sát, số người có nhu cầu mua sản phẩm để cải thiện vấn đề tâm lí, sức khỏe chiếm 81,7% với 85 người và không có nhu cầu chiếm 18,3%(19 người) Vậy hầu hết mọi người đều có nhu cầu mua một sản phẩm để có thể giải quyết vấn đề tâm lí của mình
Bảng 4.6 Thống kê miêu tả nền tảng mua sắm
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả khảo sát cho thấy, khách hàng mua hàng qua nền tảng Shopee chiếm 52,9%
(55 người), thông qua Tiki chiếm 15,4 %( 16 người), Tiktok chiếm 14,4% với 15 người và Lazada chiếm 10% (6 người), và 6 người lựa chọn mua trên nền tảng khác (5,8%) Vậy hầu hết các đối tượng khách hàng hiện giờ mua sắm online thông qua nền tảng mua sắm trực truyến của Shopee
Bảng 4.7 Phương thức thanh toán
Thanh toán khí nhận hàng (COD) 34 32,7
Thanh toán qua thẻ tín dụng 13 12,5
Thanh toán qua ví điện tử(Momo,ZaloPay,…) 28 26,9
Thanh toán chuyển khoản ngân hàng 18 17,3
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả nghiên cứu ta biết dược, khách hàng muốn thanh toán khi nhận hàng chiếm 32,7% với 34 người và thanh toán qua ví điện tử chiếm 26,9% với 28 người Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng chiếm tỷ lệ 17,3% (18 người), thanh toán qua thẻ tín dụng chiếm 12,5% (13 người) và 11 người thanh toán bằng phương thức khác (10,6%) Vậy đa số khách hàng bây giờ đều thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua ví điện tử và một số thanh toán chuyển khoản ngân hàng.
KIỂM ĐỊNH TIN CẬY THANG ĐO
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo giá cả
Bảng 4.8 Thống kê độ tin cậy thang đo giá cả
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy được hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,851 > 0,6, các hệ số tương quan biến tổng trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào để làm tăng hệ số tin cậy Vì vậy, các biến quan sát được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo hoạt động chiêu thị
Bảng 4.9 Thống kê độ tin cậy thang đo hoạt động chiêu thị
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 Không có cách nào để tăng hệ số tin cậy thêm bằng việc loại bỏ biến quan sát Vậy các biến quan sát trong thang đo này được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm tham khảo
Bảng 4.10 Thống kê độ tin cậy thang đo nhóm tham khảo
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả nghiên cứu hệ số Cronbach’s Alpha là 0,753 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng có một biến là NTK4 là 0,3 Tuy nhiên vì hệ số tin cậy đã đạt đủ nên tác giả quyết định giữ biến quan sát NTK4 lại và tiếp tục với các biến khác trong phân tích nhân tố
4.3.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo dịch vụ khách hàng
Bảng 4.11 Thống kê độ tin cậy thang đo dịch vụ khách hàng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Kết quả cho thậy hệ số tin cậy là 0,830 > 0,6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Việc loại biến quan sát không giúp hệ số tin cậy tăng lên vì thế các biến quan sát sẽ được giữ lại để tiếp tục trong phân tích nhân tố
4.3.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo sản phẩm
Bảng 4.12 Thống kê độ tin cậy thang đo sản phẩm
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả của việc phân tích, ta thấy hệ số tin cậy của thang đo > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 cũng như không thể loại biến quan sát nào giúp tăng hệ số tin cậy Vì vậy các biến quan sát trên được giữ lại và tiếp tục trong phân tích nhân tố
4.3.6 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hữu ích
Bảng 4.13 Thống kê độ tin cậy thang đo hữu ích
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy được hệ số Cronbach’s Alpha là 0,820 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng trong thang đo đều lớn hơn 0,3 Không có việc loại bỏ biến quan sát nào giúp hệ số tin cậy tăng lên vì thế các biến quan sát đều được giữ lại và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo
4.3.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo tính dễ sử dụng
Bảng 4.14 Thống kê độ tin cậy thang đo tính dễ sử dụng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả phân tích thì hệ số tin cậy của thang đo là 0,830 > 0,6 Các hệ số tương quan của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 và việc loại bỏ các biến quan sát không giúp độ tin cậy của thang đo tăng lên Nên các biến quan sát được giữ lại và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo
4.3.8 Kiểm địng độ tin cậy của thang đo niềm tin
Bảng 4.15 Thống kê độ tin cậy thang đo niềm tin
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Kết quả cho ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 Hệ số tin cậy sẽ không tăng lên dù có
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
DSD5 15,03 8,087 ,673 ,783 tiến hành việc lại bỏ các biển quan sát Nên các biên quan sát được giữ lại và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo
4.3.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo phục vụ cộng đồng
Bảng 4.16 Thống kê độ tin cậy thang đo phục vụ cộng đồng
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả của nghiên cứu, hệ số tin cậy của thang đo là 0,811 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0,3 Tiền hành loại bỏ các biến quan sát sẽ không tăng hệ số tin cậy vì vậy các biến quan sát được giữ lại và tiếp tục trong phân tích nhân tố
4.3.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thương hiệu
Bảng 4.17 Thống kê độ tin cậy thang đo thương hiệu
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả phân tích, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo > 0,6 Các biến quan sát trong thang đo có hệ số tương quan biến tổng >0,3, loại bỏ các biến quan sát sẽ không tăng hệ số tin cậy nữa Nên các biến quan sát sẽ không bị loại bỏ và tiếp tục trong phân tích nhân tố
4.3.11 Kiểm định độ tin cậy của thang đo quyết định mua
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Kết quả cho ta thấy hệ số tin cậy của thang đo trên > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 Hệ số tin cậy sẽ không tăng lên dù ta tiến hành loại bỏ các biển quan sát Vì vậy các biến quan sát sẽ được giữ lại và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
XOAY NHÂN TỐ
4.4.1 Xoay nhân tố biến độc lập
Theo kết quả từ Cronbach’s Alpha ta có 50 biến quan sát độc lập từ 10 thang đo đo lường quyết định mua sản phẩm sổ tay A Happier Me đủ yêu cầu về độ tin cậy Nên 50 biến quan sát này tiếp tục được đánh giá bằng phân tích nhân tố
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả phân tích ta thấy được hệ số KMO là 0,887 > 0,5 và mức ý nghĩa quan sát Sig < 0,001 Kết quả này nói lên rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố rất thích hợp
Hệ số KMO ( Kaiser - Meyer - Olkin) ,887 Kiểm định Bartlett Giá trị chi bình phương 2686,362 df 630
Giá trị Eigenvalues Phương sai trích % Total
Extraction Method: Principal Component Analysis
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Từ kết quả nghiên cứu trên, ta thấy được mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và phương sai trích là 66,410% > 50% Chính vì lý do trên, mức giá trị Eigenvalues và phương sai trích đã đạt yêu cầu
Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố nêu trên ta thấy thang đo các yếu tố độc lập đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy Nên thang đo đã đạt các yêu cầu tương ứng và sẽ được đưa vào các phần nghiên cứu tiếp theo
Bảng 4.19 Bảng xoay nhân tố
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
4.4.2 Xoay nhân tố biến phụ thuộc
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến phụ thuộc
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Hệ số KMO ( Kaiser - Meyer - Olkin) ,813 Kiểm định Bartlett Giá trị chi bình phương 167,774 df 10
Extraction Method: Principal Component Analysis
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Kiểm tra kết quả ta thấy hệ số KMO là 0,813 > 0,5 và mức ý nghĩa quan sát Sig 1 và phương sai trích là 58,484% > 50% Mức giá trị Eigenvalues và phương sai trích đạt đủ điều kiện, các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 Thang đo đạt yêu cầu
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
Bảng 4.21 Kết quả phân tích tương quan
QDM HDCT DSD SP AHXH DVKH HI
Giá trị Eigenvalues Phương sai trích % Total
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Phân tích tương quan sẽ phân tích giữa các biến phụ thuộc (QDM) và biến độc lập (HDCT,DSD,SP,AHXH,DVKH,HI).Qua phân tích ta thấy được mức ý nghĩa quan sát Sig là 0,000 và 0,001 < 0,05 nên các hệ số tương quan đạt đủ điều điện và có ý nghĩa để đưa vào phân tích hồi quy Các hệ số tương quan Pearson giữa các biến phụ thuộc và độc lập đều > 0,5 và < 1 nên giữa biến phụ thuộc và độc có mối quan hệ tuyến tính dương
4.5.2 Kiểm định sự phù hợp mô hình
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Trong bảng Model Summary trên ta thấy R2 hiệu chỉnh là 0,696 vậy 69,6 % sự biến thiên của QDM được giải thích bằng biến độc lập Sig < 0,001 vậy mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và đều có mức ý nghĩa trong thống kê là 5%
1 ,845 a ,714 ,696 ,39566 ,714 40,283 6 97