Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- TRẦN THỊ BÍCH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN QUA LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA HƯỚNG DƯƠNG (HELIANTHUS ANNUUS L.) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Thị Bích LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Th.S Triệu Thy Hòa – cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. - Quý thầy cô giáo trong tổ bộ môn Sinh đã cho phép tôi sử dụng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. - Gia đình và bạn bè đã ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả Trần Thị Bích DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTĐC: Công thức đối chứng CT1: Công thức 1 CT2: Công thức 2 CRD: Complety randomisied design FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Food and Agriculture Organization of the United Nations FDA: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Food and Drug Administration SVĐC: So với đối chứng USA: Hoa Kỳ United States of America Xഥ : Trung bình mẫu SD : Độ lệch chuẩn P : Probability value DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Lượng phân bón cho cây hoa hướng dương 21 3.1 Số lá trên cây của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá 24 3.2 Diện tích lá (dm2 ) của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá 26 –27 3.3 Chiều cao cây (cm) hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá 28 3.4 Đường kính thân cây (cm) của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá 30 –31 3.5 Thời gian ra nụ của cây hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá 32 3.6 Thời gian ra hoa của cây hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá 33 3.7 Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng hoa hướng dương TN282 34 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Số hiệu hình Biểu đồ Tên hình (biểu đồ) Trang 1.1 Bản đồ tỉnh Quảng Nam 3 1.2 Cây hướng dương 6 2.1 Ô đất thí nghiệm 20 3.1 Số lượng lá trên cây hoa 25 3.2 Diện tích lá của cây hoa 27 3.3 Chiều cao cây hoa 29 3.4 Đường kính thân cây hoa 31 3.5 Thời gian ra nụ của cây hoa 32 3.6 Thời gian ra hoa của cây hoa 33 3.7 Tỷ lệ nở hoa của cây hoa 35 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1.Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ............................................................... 3 1.2. Sơ lược về cây hoa hướng dương ................................................................. 5 1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương ........ 7 1.4. Giá trị của cây hoa hướng dương ................................................................ 7 1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hướng dương ................................... 8 1.6. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương .................................................................................. 14 1.7. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón qua lá trên cây trồng và cây...... 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................... NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 19 2.2. Nội dung nghiên cứu. .................................................................................. 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 19 2.4. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu ........................................................... 23 Chương3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ................................ 24 3.1. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ tiêu sinh trưởng cây hoa hướng dương TN282. ...................................................................................................... 24 3.1.1. Số lá trên cây............................................................................................... 24 3.1.2. Diện tích lá ................................................................................................ 26 3.1.3. Chiều cao cây ............................................................................................ 28 3.1.4. Đường kính thân ...................................................................................... 30 3.2. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ tiêu phát triển của cây hoa hướng dương TN282. ......................................................................................... 32 3.2.1. Thời gian ra nụ và ra hoa ........................................................................ 32 3.2.2. Năng suất, chất lượng hoa ....................................................................... 34 III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 36 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 36 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 37 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 38 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Hoa là một loại sản phẩm vừa có giá trị hàng hóa vừa có giá trị tinh thần. Chơi hoa và tặng hoa là nét đẹp truyền thống văn hóa, thú vui tao nhã của người dân. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu hoa tươi cho cuộc sống càng đòi hỏi cao cả về chất và lượng. Ở nước ta, nghề trồng hoa có từ lâu đời. Trước kia, hoa trồng mang tính tự cung tự cấp. Những năm gần đây nghề trồng hoa đã trở thành nghề sản xuất hàng hóa có giá trị cao, mang lại nguồn thu lớn cho nhiều nông hộ. Nhiều vùng hoa chuyên canh, tập trung đã được hình thành trên cả nước và sản xuất các loại hoa có sức mua cao như: hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn… Trong đó hoa hướng dương là loài hoa rất được ưa chuộng trên thế giới cũng như ở nước ta bởi vẻ đẹp và ý nghĩa mà loài hoa mang trong mình. Hoa hướng dương còn có nhiều công dụng đối với y học. Hoa hướng dương dễ trồng, hoa bền, màu sắc phong phú có thể trồng nhiều vụ trong năm rất thuận tiện cho đầu tư khoa học công nghệ và sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nước ta có một khí hậu ôn hòa và đất đai có độ phì cao, đa số cư dân sống bằng nghề nông nghiệp, nguồn lao động nhiều rất thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển. Do đầu tư kỹ thuật chưa đúng mức nên năng suất, chất lượng hoa còn thấp, chưa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo thông báo của FAO, phân bón làm tăng năng suất cây trồng 35-45, phần còn lại do giống và các yếu tố khác, trong đó phân bón qua lá chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp sạch và thâm canh tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay đa số các vùng trồng hoa nước ta đều lạm dụng việc sử dụng phân hóa học, nhất là phân đa lượng N, P, K làm cho cây phát triển không cân đối, độ bền hoa thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, ngoài ra còn làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí đặc biệt nếu sử dụng nhiều thì đất canh tác sẽ bị thoái hóa, tái chua, đông cứng… Vì vậy phân bón qua lá là giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây trồng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự sinh trưởng và phát triển của cây 2 hoa hướng dương (Helianthus annuus L.) tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hướng dương. - Xác định được loại phân bón phù hợp và thời gian bón phân thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu - Giống hoa hướng dương TN282 của công ty giống Trang Nông. + Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được thực hiện trong vụ Đông – Xuân, tại vườn thực nghiệm Sinh – Bảo vệ thực vật, khoa Lý – Hóa – Sinh, trường Đại học Quảng Nam. + Thời gian nghiên cứu - Từ 1592015 – 142016 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu Phương pháp xử lí số liệu 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị và nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lí: 150 34’30” vĩ độ Bắc, 1080 28’30” kinh độ Đông. Phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Đông. Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và phong trào cách mạng. Hiện nay thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 4 xã đó là: phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và các xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh) với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha; dân số 109.888 người (tính đến cuối năm 2011) 18. Hình 1.1. Bản đồ thành phố Tam Kỳ 4 1.1.2. Đặc điểm địa hình Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc. Khu vực đô thị của thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình của nội thị từ 2 đến 4. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ + 2,0m đến +4,0m. Địa hình khu vực phía Tây của thành phố có cao độ> + 6,0m và những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m. Thành phố Tam Kỳ có địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thêm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Đất đai có dạng đồi thấp, đồng bằng được tạo thành do bồi tích của sông, biển và quá trình rửa trôi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông. Nhìn chung địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang 18. 1.1.3. Chế độ khí hậu thời tiết Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. 1.1.3.1. Nhiệt độvà độ ẩm Nhiệt độ + Nhiệt độ trung bình năm: 260 C + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28-29,70 C + Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21-22 0 C + Biên độ nhiệt trung bình tháng: 7 0 C Độ ẩm + Độ ẩm trung bình trong năm: 86. + Mùa Mưa (tháng 10 đến tháng 12): độ ẩm trung bình tháng 82 + Mùa Khô (tháng 2 đến tháng 8): độ ẩm trung bình 75-81 5 1.1.3.2. Lượng mưa Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 10 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75 lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất 434mm. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25-30 lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm 12mm. + Lượng mưa trung bình năm: 2.010mm + Lượng mưa lớn nhất trung bình năm: 3.307mm + Lượng mưa nhỏ nhất trung bình năm: 1.111mm18. 1.2. Sơ lược về cây hoa hướng dương 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại 1.2.1.1. Nguồn gốc Hướng dương (Helianthus annuus L.) là một trong những loại cây trồng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Những người Châu Âu đầu tiên quan sát thấy hướng dương được trồng ở nhiều nơi từ Nam Canada đến Mexico. Hướng dương có lẽ được đưa đến Châu Âu qua Tây Ban Nha và lan khắp Châu Âu như một sự tò mò cho đến khi nó đến Nga, nơi nó dễ dàng thích nghi. Người Nga phát triển hai giống hướng dương Mammoth Rusian và Rusian Giant để cung cấp hạt, năm 1893 đưa trở lại USA. Tuy nhiên, phải đến khi phát hiện ra hệ thống gen bất thụ đực và gen phục hồi thì các dòng lai mới trở nên khả thi và làm tăng mối quan tâm về mặt thương mại lên hướng dương. Chi Helianthus có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp “helios anthos”, nghĩa là “hoa mặt trời”. Tên loài annuus nghĩa là “hàng năm”. Hướng dương được trồng nhiều ở những vùng bán khô hạn của thế giới, từ Argentina tới Canada và từ Trung Phi đến Liên Xô cũ 9. 6 1.2.1.2. Phân loại Tên khoa học: Helianthus annuus L. Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Asterales Họ: Asteraceae Chi: Helianthus Loài: Helianthus annuus L. 4. 1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây hoa hướng dương Hình 1.2. Cây hoa hướng dương Hướng dương là cây lá rộng thường niên với một rễ cái to và nhiều rễ phụ lan rộng. Thân thẳng và nhám , nhiều lông, cao từ 0,6–3m. Ban đầu, thân hướng dương có dạng tròn, sau đó trở nên góc cạnh hơn và có chất gỗ, thường không phân nhánh. Lá rộng, mọc xen kẽ, hình trứng hay tam giác, có răng cưa hoặc không. Hoa hướng dương không phải là một hoa đơn độc như tên gọi của nó mà là tập hợp gồm 1000 đến 2000 bông hoa nhỏ đính chung trên một đế hoa gọi là cụm hoa đầu. Cụm hoa đầu có đường kính 7,5–15cm và ở tận cùng của nhánh. Các cụm hoa xung quanh vòng tròn là hoa bìa (disk flower), có cánh nhưng không có 7 nhị và nhụy. Các hoa còn lại là hoa hoàn chỉnh (đầy đủ nhị và nhụy), gọi là hoa đĩa. Sự nở hoa bắt đầu từ ngoại vi và lan dần vào trung tâm cụm hoa 3. Hoa hướng dương thích hợp với khí hậu ấm nóng, thời tiết đã qua mùa sương giá và có độ ẩm tương đối. Nhiệt độ phù hợp để trồng hoa hướng dương là từ 21 -320 C. Nhiệt độ nảy mầm từ 21 – 28 0 C 16. 1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương Giai đoạn nảy mầm + Hạt nảy mầm thành cây con với lá đầu tiên trên hai lá mầm dài không quá 4cm. Giai đoạn sinh trưởng + Giai đoạn này được xác định bằng cách đếm số lá thật dài ít nhất 4cm. Nếu các lá bên dưới bị hư thì đếm vết lá để lại trên cây (ngoại trừ vết lá mầm) để xác định giai đoạn thích hợp. Ngoài ra, có thể xác định bằng cách đo chiều cao của cây. Giai đoạn sinh sản : chia thành nhiều giai đoạn nhỏ + Chồi đỉnh hình thành một đầu hoa nhỏ, không phải một nhóm lá như bình thường. Khi nhìn từ trên xuống, các lá bắc còn non tạo thành dạng sao với rất nhiều đầu nhọn. + Các chồi hoa non kéo dài, khoảng cách từ chồi hoa đến lá gần nhất còn đính với thân là 0,5 – 2cm, không kể những lá đính trực tiếp bên dưới chồi. + Chồi hoa non gia tăng khoảng cách hơn 2cm so với lá gần nhất. + Hoa bắt đầu nở. Khi nhìn từ trên cao có thể thấy các hoa bìa chưa trưởng thành. + Hoa nở hoàn toàn và hoa bìa bắt đầu héo. + Đế hoa bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt nhưng lá bắc vẫn còn xanh. + Lá bắc chuyển sang vàng nâu. Giai đoạn này xem như đã trưởng thành về mặt sinh lý 16. 1.4. Giá trị của cây hoa hướng dương Hoa hướng dương thường được dùng để trang trí bởi vẻ đẹp rực rỡ của nó. Ngoài ra, hướng dương còn là một trong ba cây lấy dầu quan trọng nhất, bên cạnh đậu nành (Glycine max L.) và cải dầu (Brassica napus L.). Hàm lượng dầu trung bình trong hạt là 40 - 50 (tính cả vỏ hạt) và 50 - 60 (không tính vỏ 8 hạt), trong đó hơn 90 là acid oleic và acid linolenic. Hàm lượng protein trung bình trong hạt là 20 - 30. Tinh dầu hướng dương được dùng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… Theo FDA (2006), các thành phần của hướng dương có thể dùng để điều trị các bệnh về phổi, thận, da liễu, thấp khớp, hạ sốt, trị các vết thương ngoài da, vết cắn hay kích thích ngon miệng. Bên cạnh đó, hướng dương còn được dùng làm chất nhuộm hay tham gia vào công nghiệp sợi, công nghiệp giấy và xua đuổi côn trùng 3. Toàn bộ các bộ phận của hoa hướng dương đều được dùng làm thuốc. Theo Đông y và kinh nhiệm dân gian, thì: + Hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, ninh tâm an thần. Dùng để chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được. + Vỏ hạt có thể dùng để chữa ù tai. + Hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. + Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp. + Lõi thân cành có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn. + Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng 10. 1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hướng dương 1.5.1.Giống và thời vụ - Giống: giống hoa hướng dương có rất nhiều loại. Việc chọn giống hoa hướng dương tùy thuộc vào nhu cầu của người trồng. Có hoa hướng dương cây cao khoảng 3m; loại trung bình từ 1,8m đến 3m hoặc có hướng dương loại lùn. - Thời vụ: hoa hướng dương có thể trồng ở nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để ươm mầm hoa hướng dương là cuối xuân và đầu mùa hè. Nếu gieo hạt quá sớm thì phải đảm bảo đã qua mùa sương giá mới gieo hạt hoặc phải trồng hoa trong nhà vì hướng dương không chịu được sương và giá lạnh19. 9 1.5.2. Chuẩn bị đất Do hướng dương có bộ rễ chùm, phát triển mạnh và nhiều rễ phụ nên đất thích hợp nhất cho hướng dương là đất thịt nhẹ, tơi xốp hay đất sét có pha nhiều mùn, có tầng canh tác dày, tương đối bằng phẳng, hơi dốc về một phía, có hệ thống tưới tiêu và độ pH hợp lí. Chọn đất ở nơi có ánh sáng đầy đủ, thông thoáng, không bị cớm nắng, nên có chế độ luân canh thích hợp giữa các loại hoa gieo trồng bằng hạt hay giâm cành. Đất trồng hướng dương phải được cày sâu, bừa kỹ rồi phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, làm đất giữ nước, giữ phân tốt. Không nên làm đất quá nhỏ, quá vụn sẽ phá vỡ cấu tượng, dễ bị đóng bánh khi mưa hoặc tưới đẫm làm ảnh hưởng đến bộ rễ. Trước khi trồng phải đảo lại rồi mới lên luống cao 25 – 30cm nhưng tùy theo mùa vụ mà lên luống cao hay thấp. Phân lót gồm có phân chuồng hoai mục và phân lân. Nên tăng cường bón phân chuồng để làm cho đất thuần thục, cải tạo kết cấu của đất. Khi chuẩn bị đất trồng hướng dướng cần chú ý khoảng cách giữa các luống là 90cm cho những cây hướng dương lớn, 60cm cho những cây cỡ trung bình và 30cm cho những cây cỡ nhỏ. Nếu có điều kiện, nên chọn đất trồng ngoài những tiêu chuẩn trên cần phải gần nguồn nước, nguồn phân và giao trông thuận tiện 1. 1.5.3. Phân bón Việc bón phân cho cây cần dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phân bón phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, hàm lượng phải cân đối để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc, hoa nhỏ, dễ bị sâu bệnh hại… Nếu thừa phân thân cây sẽ bị vống cao, dễ đổ, khả năng chống chịu kém… Việc cung cấp cho cây thừa hay thiếu phân bón đều không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất Các loại phân bón mà cây hướng dương cần: phân vô cơ, phân hữu cơ, phân vi lượng… 10 - Phân vô cơ + Đạm (N) Đạm là thành phần cơ bản của nguyên sinh chất trong tế bào, quyết định tốc độ sinh trưởng của cây, tham gia cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính cho sự quang hợp. Vai trò của đạm đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, có liên quan đến màu sắc, kích thước của hoa. Thiếu đạm cây hoa cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu. Nhưng nếu bón thừa đạm, cành nhánh sẽ phát triển nhiều, thân mập, có thể không có hoa. Đạm dùng để bón lót cho cây vào giai đoạn đầu, giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây. Tùy theo loại đạm mà cách sử dụng cũng khác nhau. + Lân (P) Photpho là nguyên tố rất cần thiết để hình thành chất nucleotit của nhân tế bào, toàn bộ cơ thể hoa, quả đều cần. Cây đủ lân bộ rễ sẽ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, sớm ra hoa, giúp cây hút nhiều đạm hơn. Cây thiếu lân thì cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu sắc hoa nhợt nhạt, hoa ra muộn. Đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì hàm lượng lân thường cao hơn. Lân dùng để bón lót cho cây hoa. Việc bón phân lân cần dựa vào từng loại phân và điều kiện bón phân. + Kali (K) Kali giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chịu chống sâu bệnh. Cây thiếu K thì màu sắc hoa không tươi thắm, hoa mau tàn. Cây hướng dương cần nhiều K vào thời kỳ cây kết nụ, ra hoa. Việc sử dụng phân vô cơ cây hấp thụ dễ dàng, cho hiệu quả cao, nhanh. Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo đất, làm đất chua, trở nên chai cứng. Do đó, trong sản xuất cần kết hợp bón phân hữu cơ cho cây. - Phân hữu cơ Phân hữu cơ gồm các loại phân xanh, phân bắc, xác bã của các động thực vật. Phân này vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời cung cấp các chất 11 mùn cải tạo lý tính của đất. Phân bắc, nước giải có hiệu quả nhanh vì đạm ở dưới dạng dễ tiêu, nhưng chú ý bón phân bắc trong nhiều năm sẽ làm cho đất chua, chai cứng nên phải kết hợp với phân chuồng. Phân chuồng phải ủ hoai mục để vi sinh vật có ích hoạt động, loại bỏ mầm mống gây bệnh ảnh hưởng đến môi trường sống. phân hữu cơ cây hấp thu chậm nên cần bón lót trước khi trồng. - Phân vi lượng Phân vi lượng tuy cây cần ít nhưng không thể thiếu, không thể thay thế. Phân không bón thẳng vào đất mà bón qua lá vào thời kỳ cây con. - Phương pháp sử dụng phân bón qua lá cho một số cây trồng Phân bón qua lá bổ sung thêm thức ăn, đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón qua lá có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa cao hơn so với ở trên lúa. Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như Bo (B), Mangan (Mn), Kẽm (Zn)…. Người ta đã chứng minh các nguyên tố này là vô cùng cần thiết cho cây, là các chất kích thích và các loại phân bón chứa chúng được gọi là các loại phân xúc tác hoặc phân kích thích, chúng đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật 2, 6. 1.5.4. Kỹ thuật trồng cây hoa hướng dương Đầu tiên, ngâm hạt hướng dương vào nước ấm khoảng 8–9 giờ đồng hồ, nên để hạt hướng dương ở nơi thoáng mát và được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhẹ. Đổ đất trồng hữu cơ đầy 34 chậu ươm cây giống. Loại chậu ươm cây giống sinh học được làm từ sơ dừa đặc biệt hữu ích, bởi vì chúng có khả năng tự phân hủy khi gặp đất. Do đó, có thể trồng thẳng chậu cây giống khi nảy mầm xuống đất hoặc chậu cảnh. Có thể dùng chậu nhựa để ươm cây. Khi cây lớn, đưa cây ra đất, chỉ cần rạch phần vỏ và đem cây cùng với phần đất ra trồng giúp cây không bị đứt rễ chết. Gieo hạt giống hướng dương, chú ý mỗi chậu chỉ gieo một hạt. Lấy tay ấn nhẹ hạt hướng dương khuất dưới bề mặt đất hoặc có thể phủ thêm khoảng 2cm đất trồng bên trên. Hạt giống hoa hướng dương có thể gieo trực tiếp trong vườn bằng cách gieo hạt trong những lỗ sâu khoảng 2,5cm, cách nhau khoảng 12- 12 18cm. khoảng cách giữa các luống là khoảng 90cm cho những cây hướng dương cao, 60cm cho những cây cỡ trung bình và 30cm cho những cây cỡ lùn. Nhưng ươm cây con thì khả năng thành công cao hơn và cây cũng khỏe mạnh hơn13. Khi hạt giống nảy mầm, nên tưới nước phun sương cho cây để giữ ẩm cho đất và cung cấp nước cho cây con, tưới đều đặn hàng ngày. Tránh tưới nước quá nhiều cây sẽ bị úng, thối rễ và chết. Quan sát rễ cây non bắt đầu mọc qua đáy chậu ươm thì có thể mang ra trồng vào chậu cảnh hay ngoài vườn cần được bón thêm phân hữu cơ để tiếp chất dinh dưỡng cho cây non. Để giúp cây cứng cáp, không bị gãy đổ có thể cắm một cây tre hay thanh gỗ nhỏ, dùng dây buộc phần thân của hoa vào chúng bên cạnh mỗi gốc hoa hướng dương 14. 1.5.5. Chăm sóc cây hoa hướng dương Kích thích sự phát triển tối đa của hướng dương bằng cách giữ ẩm đất và bón phân hai tuần một lần. Bắt các loại sâu bệnh như sâu bướm và bọ cánh cứng trong suốt quá trình phát triển của cây, đồng thời ngắt những lá úa. Hoa hướng dương rất dễ trồng và cần ít thời gian chăm sóc nên đây là loại cây thường được dùng để trẻ em quen với việc làm vườn. Thường xuyên bón phân NPK, phân bón lá giúp cây sinh trưởng tốt nhất. Kiểm soát cỏ dại, diệt nấm mốc, vi khuẩn bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật khi thấy các dấu hiệu bất thường trên cây 14. 1.5.6. Phòng trừ sâu bệnh 1.5.6.1. Bệnh đốm mắt cua Bệnh này do nấm Cerrospora sp gây ra. Bệnh này có thể phát sinh, phát triển và gây hại ngay từ khi cây hoa còn nhỏ, nhưng thường gây hại nặng từ khi cây bước vào giai đoạn cây ra hoa trở đi. Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ, sau đó lan rộng thành những đốm hình tròn đường kính cỡ vài mm, rìa vết bệnh hơi gồ lên, giữa vết bệnh chuyển sang màu xám trắng. Khi gặp điều kiện ẩm ướt thì mọc ra nấm mốc màu đen. Những ruộng đất xấu, ít bón phân làm cho cây thiếu dinh dưỡng, cằn cỗi, 13 cây sinh trưởng và phát triển kém, đất có độ ẩm cao, có mưa và đặc biệt những vùng đất trũng, thoát nước kém bệnh thường gây hại nhiều. Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống và trong tàn dư của cây bị bệnh, đây là nguồn bệnh ban đầu ở các vụ sau. Bào tử nấm phân tán xa nhờ gió, không khí, bám dính lên trên lá cây, khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ nảy mầm xâm nhập vào bên trong mô cây. Biện pháp phòng bệnh + Không lấy hạt những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau. + Trước khi gieo trồng, cần thu gom sạch sẽ tàn dư hướng dương ở vụ trước đi tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu ở đầu vụ. Đồng thời cày bừa xới xáo ruộng cho kỹ để chôn vùi nguồn bệnh trên đồng ruộng. + Tăng cường bón thêm phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, bón cân đối đạm, lân, kali, bón thêm vôi bột. Tưới nước đầy đủ đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cho ruộng, tạo điều kiện cho cây hoa luôn sinh trưởng và phát triển xanh tốt. + Không gieo trồng quá dày. Nếu cần có thể tỉa bớt một số lá dưới gốc, để tạo cho ruộng luôn thông thoáng, mặt ruộng luôn khô ráo, không bị ẩm thấp. + Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp diệt trừ bệnh kịp thời bằng các thuốc như Topsin M 70WP, Top 50SC….12. 1.5.6.2. Bệnh thối gốc héo rũ Bệnh do một số nấm và vi khuẩn gây ra như Fusarium oxysporum, F. Lycopesici… Nấm bệnh thường tấn công vào dưới gốc của cây giáp với mặt đất. Ban đầu, vết bệnh chỉ là một đốm nhỏ có màu nâu, hơi lõm vào. Sau đó, phát triển rộng dần ra bảo quanh gốc rồi lan xuống tận rễ dưới mặt đất. Chỗ bệnh bị thối và phân hủy dần. Sau đó, rễ chuyển sang màu nâu đen và thối mục. Bệnh làm cho những lá dưới gốc bị héo vàng và rụng, sau đó các lá phía trên héo rũ và chết khô. Khi gặp điều kiện ẩm ướt chỗ bị bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc màu trắng sau đó sẽ phát triển thành hạch nấm. 14 Biện pháp phòng trừ: + Đem toàn bộ tàn dư của cây hướng dương sau khi thu hoạch ra khỏi ruộng. Trước khi trồng, cần phải dọn sạch tàn dư còn sót lại và tàn dư của tất cả các cây khác một lần nữa, đem tiêu hủy hoàn toàn. + Cày bừa, xới xáo đất cho kỹ để chôn vùi nguồn bệnh trên ruộng. + Lên liếp cao ráo, đánh rãnh để ruộng thoát nước tốt mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều nước. + Tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, bón thêm vôi bột. + Tưới nước đầy đủ, đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cho ruộng, tạo điều kiện cho cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt. + Không gieo trồng quá dày. Nếu cần có thể tỉa bớt một số lá dưới gốc, để tạo cho ruộng luôn thông thoáng, mặt ruộng luôn khô ráo, không bị ẩm thấp. + Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp diệt trừ bệnh kịp thời bằng các thuốc như: Topsin M 70WP, Topan 70WP, Vizincop 50BTN…12. 1.6. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương 1.6.1. Nhiệt độ Hướng dương chịu được cả nhiệt độ thấp và cao nhưng chịu đựng tốt hơn ở nhiệt độ thấp. Hạt có thể nảy mầm ở 180 C, nhưng nhiệt độ tối thiểu từ 21 đến 280 C cần thiết cho sự nảy mầm hoàn chỉnh. Hạt không bị ảnh hưởng bởi sự thọ hàn trong các giai đoạn sớm của quá trình nảy mầm. Cây con trong giai đoạn nảy mầm. Cây con trong giai đoạn lá mầm vẫn sống sót ở nhiệt độ thấp hơn -5 0 C. Nhiệt độ băng giá vào các giai đoạn sau có thể làm hại cây. Nhiệt độ dưới -2 0 C có thể làm chết cây hướng dương trưởng thành. Nhiệt độ thích hợp để tăng trưởng là 210 C đến 280 C, nhưng quãng nhiệt rộng hơn (18 0 C đến 330 C không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng, nhiệt độ cao làm giảm hàm lượng tinh dầu, chất lượng và sự nảy mầm của hạt) 9. 15 1.6.2. Nước Hướng dương là cây dùng nước không hiệu quả. Lượng nước thoát ra của phần nằm trên mặt đất trên mỗi gam trọng lượng khô là 577 (g H2 Og DM), so với 349 ở bắp và 304 ở cây lúa miến. Hoa hướng dương không được coi là cây chịu hạn, nhưng thường cho ra kết quả khả quan khi các cây trồng khác bị hư hỏng trong quá trình chịu hạn. Rễ cái phân nhánh rộng của nó xâm nhập 2m trong lòng đất, giúp cho cây trong tình trạng thiếu nước. Một thời gian rất quan trọng đối với tình trạng thiếu nước là khoảng thời gian 20 ngày trước và sau khi ra hoa. Nếu gây căng thẳng trong thời kỳ này, khi tưới lại sẽ làm tăng năng suất, tỷlệ dầu và kiểm tra trọng lượng, nhưng làm giảm tỷ lệ protein. Hệ thống tưới tiêu đầy đủ cho đất rất cần thiết cho việc trồng hướng dương, nhưng loài cây trồng này không có khả năng chịu ngập 9. 1.6.3. Đất Hướng dương rất dễ trồng, có thể trồng trên nhều loại đất, bao gồm cả đất kém dinh dưỡng, chỉ cần thoát nước tốt. Nhưng cây phát triển đất giàu dinh dưỡng và có tầng canh tác dày. Cây mọc yếu trên đất axit nặng hoặc đất bị úng nước. Cây hướng dương chịu được đất có độ pH rộng từ 4,5–8,7. Yêu cầu pH trung tính hoặc hơi kiềm (5–7) và có thể trồng trên đất đá vôi. Do có hệ thống rễ mạnh, chúng có thể trồng trong đất khô, có khả năng kháng hạn, ngoại trừ lúc ra hoa. Nhu cầu khoáng đa lượng của hướng dương không cao bằng bắp, lúa mì hay khoai tây. Cũng như những cây trồng ngũ cốc khác (ngoài đậu), nitrogen là yếu tố đầu tiên giới hạn sản lượng. Thân cây hướng dương chứa một lượng lớn các yếu tố này, điều này có nghĩa hướng dương sử dụng đạm không hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn khoáng này được trả lại vào đất thông qua rơm. Phân bón đạm có xu hướng làm giảm hàm lượng dầu trong hạt, thay đổi cân bằng amino acid và làm tăng diện tích lá. Ở vùng khô hạn, người ta bón phân đạm bằng cách ước tính hàm lượng nitrate nitrogen trong đất. Ở vùng ẩm ướt, điều này được thực hiện dựa trên chất hữu cơ trong đất và tiền sử mùa vụ trước. Nếu mùa trước đất bỏ hoang hay trồng cây họ đậu thì cần khoảng 18 lb Nacre, 16 đậu nành hay ngũ cốc thì cần 60 lb Nacre và nếu mùa trước trồng bắp hay củ cải đường thì mùa này cần 80–100 lb Nacre. Trên đất có hàm lượng hữu cơ cao nên giảm lượng nitrogen. Bổ sung lân và kali ...
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tam Kỳ là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Nam, tọa lạc tại tọa độ 15°34’30” vĩ Bắc và 108°28’30” vĩ Đông Thành phố này giáp huyện Núi Thành ở phía Nam, huyện Phú Ninh và Thăng Bình ở phía Bắc, huyện Phú Ninh ở phía Tây, và biển Đông ở phía Đông Tam Kỳ không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học của tỉnh Quảng Nam mà còn nổi bật với bề dày truyền thống yêu nước và phong trào cách mạng.
Thành phố Tam Kỳ hiện nay bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó có 9 phường và 4 xã, cụ thể là phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân cùng với các xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng và Tam Thanh Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 9.263,56 ha, với dân số đạt 109.888 người tính đến cuối năm 2011.
Hình 1.1 Bản đồ thành phố Tam Kỳ
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Hoa hướng dương TN282 của công ty giống Trang Nông
- Các loại phân sử dụng:
+ Phân đầu trâu 501 có tỷ lệ thành phần dinh dưỡng:
N:P2O5:K2O0:15:10, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng như sau: Mg: 0,05% Cu: 0,05% αNAA: 100ppm
+ Phân Humate có tỷ lệ thành phần dinh dưỡng:
Axit amin tự do (Lysine, Histidine, Cystine, Tyrosine): 0,5%
Các chất vi lượng bố sung:
MgO: 1500ppm Mn: 55ppm Mo: 1ppm
Cu: 65ppm Fe: 20ppm Vitamin B1: 8ppm Zn: 65ppm Co: 7ppm pH: 8 - 9
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số chỉ tiêu về hình thái, chất lượng hoa hướng dương
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây hoa hướng dương
- Nghiên cứu loại phân bón qua lá tốt nhất đối với cây hoa hướng dương để có hiệu quả cao nhất.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u tài li ệ u
Nghiên cứu thông tin liên quan đến ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến cây trồng là rất quan trọng Cần tìm hiểu các tài liệu như sách, báo, và tạp chí khoa học để có cái nhìn tổng quát Bên cạnh đó, việc khảo sát các đề tài đã được nghiên cứu trong và ngoài nước sẽ giúp làm rõ hơn về tác động của phân bón Ngoài ra, các đặc điểm của cây hoa hướng dương cũng cần được tìm hiểu qua các trang mạng để bổ sung kiến thức cho nghiên cứu.
2.3.2 Ph ươ ng pháp thí nghi ệ m đồ ng ru ộ ng
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD trong diện tích 22,7m 2 với 3 công thức, lặp lại 3 lần
+ CTĐC: Không bổ sung phân bón lá
- Tổng số ô thí nghiệm: 3 công thức x 3 lần lặp lại = 9 ô thí nghiệm
- Diện tích mỗi ô: 1,6m x 1,2m= 1,92 m 2 Các ô cách nhau 30cm
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Cây hoa hướng dương có khả năng thích ứng với nhiều loại đất, nhưng phát triển tốt nhất trên đất nhẹ, tơi xốp và thông thoáng, giúp cây đạt năng suất cao.
Sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục và phân NPK với tỉ lệ hợp lý để bón lót cho cây con Theo dõi và kiểm tra cây con hàng ngày, nếu cây chết cần dặm cây ươm dự trữ vào buổi chiều mát và tưới nước để tránh héo Phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ hiệu quả Khi cây có 2-3 lá thật, phun thuốc Moceren để phòng ngừa nấm thối rễ Giai đoạn cây ra hoa, nếu thời tiết xấu và có mưa phùn, phun thuốc Patas để diệt sâu và rệp, đồng thời xới đất để tạo độ thoáng, vun gốc, làm cỏ và bón thúc cho cây Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây theo bảng hướng dẫn.
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho cây hoa hướng dương
Loại phân Tổng lượng phân bón (kg/ha)
Song song với đó là việc sử dụng các phân bón qua lá trong những ngày thứ
10, 25, 35 và 45 sau khi chuyển cây từ vườn ươm ra đất đến khi cây bắt đầu ra nụ với liều lượng các loại phân như sau:
2.3.3 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u các ch ỉ tiêu v ề sinh tr ưở ng và phát tri ể n
Tiến hành phân tích và thu mẫu trong 4 giai đoạn
- Khi phun phân bón qua lá lần 1: 10 ngày
- Khi phun phân bón qua lá lần 2: 25 ngày
- Khi phun phân bón qua lá lần 3: 35 ngày
- Khi phun phân bón qua lá lần 4: 45 ngày
2.3.3.1 Nghiên cứu về chỉ tiêu sinh trưởng của lá
* Nghiên cứu về số lá của cây hoa hướng dương
- Dùng phương pháp đếm thông thường 10 ngày, 25 ngày, 35 ngày, 45 ngày sau khi trồng
* Nghiên cứu về diện tích lá của cây hoa hướng dương
- Diện tích lá được xác định bằng phương pháp cân nhanh
Để tính diện tích của lá cây, đầu tiên, cắt một miếng giấy có diện tích 1dm² và cân nó để có khối lượng m1 Sau đó, vẽ hình lá cây trên miếng giấy đó, cắt theo hình dáng lá và cân miếng giấy đã cắt để có khối lượng m2 Từ hai khối lượng m1 và m2, ta có thể tính được diện tích của lá cây.
(dm 2 ) Trong đó: m1 là khối lượng miếng giấy 1dm 2 m2 là khối lượng hình lá cắt đem cân
2.3.3.2 Nghiên cứu về chỉ tiêu sinh trưởng của thân
* Nghiên cứu về chiều cao của cây hoa hướng dương
- Dùng thước dây để đo chiều cao của cây từ gốc đến ngọn sau 10 ngày, 25 ngày, 35 ngày, 45 ngày sau khi trồng, tính theo đơn vị cm
* Nghiên cứu đường kính thân của cây hoa hướng dương
- Dùng thước dây để đo đường kính thân của cây sau 10 ngày, 25 ngày, 35 ngày, 45 ngày sau khi trồng, tính theo đơn vị cm
2.3.3.3 Nghiên cứu về các chỉ tiêu phát triển của cây hoa
* Nghiên cứu về thời điểm ra nụ và ra hoa của cây hoa hướng dương
- Tính thời gian từ ngày trồng đến khi 50% số cây xuất hiện nụ và nở hoa
* Nghiên cứu về số hoa trên cây của cây hoa hướng dương
- Được xác định bằng cách đếm trực tiếp trên cây vào giai đoạn ra hoa
* Nghiên cứu về đường kính hoa của cây hoa hướng dương
- Dùng thước dây để đo đường kính của hoa khi hoa đã nở hoàn toàn, tính theo đơn vị cm
* Nghiên cứu về độ bền hoa của cây hoa hướng dương
- Tính thời gian từ khi cây ra hoa đến khi hoa tàn
* Nghiên cứu tỷ lệ nở và màu sắc hoa của cây hoa
- Dùng mắt quan sát thông thường tỷ lệ hoa nở ở các công thức và màu sắc hoa khi nở
2.3.4 Ph ươ ng pháp x ử lí s ố li ệ u
- Số liệu thu thập được xử lí bằng phương pháp thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel
- Thống kê sinh học với các thông số
Trong đó: là trung bình mẫu là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu
Trong đó: σ là độ lệch chuẩn làtrung bình mẫu là giá trị quan sát thứ i n là số lượng mẫu
Trong đó: là trung bình mẫu σ là độ lệch chuẩn n là kích thước mẫu à là giả thuyết kiểm định
Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ tiêu sinh trưởng cây hoa hướng dương TN282
Số lá trên mỗi cây là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện mức độ sinh trưởng và đặc tính di truyền của giống cây trồng Nghiên cứu cho thấy số lá/cây được ghi nhận ở các giai đoạn khác nhau, cụ thể là ở giai đoạn đầu tiên sau 10 ngày và giai đoạn thứ hai.
Thời gian cây bắt đầu ra nụ sau khi chuyển từ vườn ươm ra đất là khác nhau, cụ thể là 25 ngày cho lần 1, 35 ngày cho lần 3 và 45 ngày cho lần 4, cho thấy sự tăng dần qua từng giai đoạn Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.1 Số lá trên cây của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá
Công thức Lần đo ±SD % SVĐC P
Biểu đồ 3.1 Số lá trên cây hoa
Kết quả từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy sự khác biệt về số lượng lá ở các công thức Trong giai đoạn 1, sau 10 ngày trồng, số lá/cây giữa các công thức không có sự chênh lệch lớn, với CTĐC 7,32, CT1 7,43 và CT2 7,37, do cây đang trong giai đoạn bén rễ và khả năng hấp thu dinh dưỡng còn yếu Việc sử dụng phân bón qua lá trong giai đoạn này chủ yếu giúp cây phục hồi và thích ứng Sang giai đoạn 2, số lá/cây tăng lên, với CTĐC có số lá thấp nhất 14,78, CT1 cao nhất 16,78 và CT2 15,67 Ở giai đoạn 3 và 4, số lá/cây tăng nhanh, phản ánh sự phát triển chiều cao và quá trình quang hợp mạnh mẽ Trong giai đoạn 3, số lá/cây của CTĐC là 19,44, CT1 23,78 và CT2 21 Đến giai đoạn 4, khi cây phân nhánh, số lá/cây đạt cao nhất với CT1 26,67, CT2 24 và CTĐC 23,11.
Giai đoạn ĐCCT1CT2
Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại phân bón qua lá đều thúc đẩy sự tăng trưởng lá cây hoa hướng dương, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng loại phân là khác nhau Trong số đó, phân Đầu trâu 501 nổi bật với tác dụng mạnh mẽ nhất nhờ chứa các chất dinh dưỡng như GA3, αNAA, và βNOA, giúp kích thích sinh trưởng Phân Humate cũng cho thấy hiệu quả tích cực trong việc tăng số lượng lá của cây.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, số lượng lá, mật độ cây trồng và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến diện tích phiến lá, phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Chỉ số diện tích lá thay đổi theo loài, giống cây, mùa vụ và trình độ thâm canh cũng như dinh dưỡng khoáng Diện tích lá không chỉ thể hiện tiềm năng quang hợp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây Việc tăng diện tích lá giúp mở rộng bề mặt và khả năng hấp thụ ánh sáng của hệ sắc tố, từ đó nâng cao khả năng quang hợp và năng suất Kết quả thí nghiệm cho thấy diện tích lá ở từng công thức là khác nhau, được ghi lại trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.2.
Bảng 3.2 Diện tích lá (dm 2 ) của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá
Công thức Lần đo ±SD % SVĐC P
Biểu đồ 3.2 Diện tích lá của cây hoa
Kết quả từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy diện tích lá hoa hướng dương ở giai đoạn 1 không có sự chênh lệch lớn, với diện tích lá ở CTĐC là 0,08 dm², CT1 là 0,135 dm² và CT2 là 0,12 dm² do cây mới được đưa từ vườn ươm ra và chưa sinh trưởng mạnh Ở giai đoạn 2, diện tích lá tăng chậm với CTĐC đạt 0,35 dm², CT1 0,48 dm² và CT2 0,47 dm² Đến giai đoạn 3, phân bón qua lá đã thúc đẩy sự sinh trưởng của lá, khiến diện tích lá tăng nhanh, với CTĐC đạt 1,05 dm², CT1 cao nhất là 1,535 dm² (tăng 46,19% so với CTĐC) và CT2 là 1,48 dm² (tăng 40,95% so với CTĐC).
Giai đoạn 4, diện tích lá tăng mạnh, thấp nhất vẫn là CTĐC 2,13dm 2 ; cao
Giai đoạn ĐCCT1CT2
Phân bón qua lá, đặc biệt là phân Đầu trâu 501, có tác động tích cực đến diện tích lá cây Diện tích lá lớn không chỉ giúp cây quang hợp hiệu quả hơn mà còn tăng cường khả năng tích lũy chất hữu cơ, từ đó hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Chiều cao cây là một đặc trưng hình thái quan trọng để phân biệt các giống cây trồng Đặc tính này không chỉ mang tính di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và chế độ thâm canh Ngoài ra, chiều cao cây còn phản ánh chính xác tình hình sinh trưởng và khả năng phân cành, có liên quan đến sự ra hoa của cây.
Kết quả về chiều cao cây qua các giai đoạn thu được kết quả được trình bày trong bảng 3.3 và biểu đồ 3.3
Bảng 3.3 Chiều cao cây (cm) của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá
Công thức Lần đo ±SD % SVĐC P
Biểu đồ 3.3 Chiều cao cây hoa
Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy, sau 10 ngày trồng, chiều cao cây ở các công thức không có sự chênh lệch lớn Cụ thể, chiều cao cây ở CTĐC đạt 6,22cm, CT1 là 6,56cm và CT2 là 6,39cm Nguyên nhân là do cây con vừa được chuyển từ vườn ươm ra môi trường sản xuất, nên cần thời gian để thích nghi, đồng thời khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn hạn chế do bộ rễ chưa phát triển đầy đủ.
Sau 25 ngày trồng, chiều cao cây ở các công thức đã có sự tăng trưởng rõ rệt, trong đó CT1 đạt 16,83 cm, cao nhất so với CTĐC (11,89 cm) và CT2 (13,72 cm) Đến ngày 35, chiều cao cây tiếp tục tăng, với CT1 đạt 30,28 cm, CT2 là 25,89 cm, và CTĐC thấp nhất với 21,42 cm Giai đoạn này đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của cây, với thời gian chiếu sáng tăng, quá trình quang hợp diễn ra tích cực, và dinh dưỡng từ phân bón được hấp thu qua các lỗ khí khổng, cung cấp nguyên liệu cho quá trình đồng hóa, giúp cây phát triển nhanh chóng.
Sau 45 ngày trồng, cây bắt đầu ra nụ và đạt chiều cao tối đa, với CTĐC cao nhất là 55,68cm, tiếp theo là CT2 với 52,89cm, và thấp nhất là CTĐC với 39,67cm Thời điểm này đánh dấu giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của cây.
Giai đoạn ĐCCT1CT2
Qua 45 ngày theo dõi chỉ tiêu chiều cao của cây cho thấy: khi áp dụng các loại phân bón khác nhau thì chiều cao của cây ở các công thức cũng khác nhau Nhìn chung, chiều cao của cây thường tăng mạnh qua nhiều lần bón thúc Thời gian đầu, chiều cao của cây tăng lên do sự hình thành các đốt thân nên chiều cao tăng chậm Thời gian từ ra nụ chiều cao tăng lên do sự vươn dài của các lóng đốt và thân dưới hoa nên chiều cao của cây tăng nhanh hơn Trong 3 công thức nghiên cứu thì CT1 có chiều cao tăng mạnh nhất, đến CT2 và cuối cùng là CTĐC
Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển chiều cao cây, phân bón Đầu trâu 501 cho thấy hiệu quả tốt nhất nhờ chứa thành phần GA3, một chất kích thích tăng trưởng Ngược lại, phân Humate có tác động thấp hơn đối với sự phát triển này.
3.1.4 Đường kính thân Đường kính thân cũng là một trong những chỉ tiêu thể hiện sự sinh trưởng của cây Đường kính thân cây dường như không có sự sai khác nhiều giữa các công thức thí nghiệm Đường kính thân tăng qua các giai đoạn Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4
Bảng 3.4 Đường kính thân cây (cm) của hoa hướng dương TN282 sau khi phun phân bón qua lá
Công thức Lần đo ±SD % SVĐC P
Biểu đồ 3.4 Đường kính thân cây hoa
Theo bảng 3.4 và biểu đồ 3.4, từ khi trồng đến ngày thứ 45, đường kính thân cây ở cả hai công thức đều vượt trội hơn so với đối chứng Cụ thể, CT1 cao hơn CTĐC 1,4 cm, tương đương 8,53%, trong khi CT2 cao hơn CTĐC 1,37 cm, tương đương 6,2%.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở trên, tôi rút ra một số kết luận sau:
1 Phân bón qua lá Đầu trâu 501 và phân Humate có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa hướng dương TN282 Cụ thể là phân bón qua lá Đầu trâu 501 và phân Humate ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao của cây, đường kính thân, số lá/cây và diện tích lá Các công thức thí nghiệm hầu đều cho kết quả chiều cao lớn hơn so với đối chứng
2 Phân bón qua lá Đầu trâu 501 và phân Humate có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phát triển của cây hoa hướng dương TN282 Việc bổ sung phân bón qua lá Đầu trâu 501 và phân Humate đã thúc đẩy thời gian ra nụ và thời gian ra hoa của cây hoa hướng dương so với công thức đối chứng, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế
- Phân bón qua lá Đầu trâu 501 giúp thời gian ra nụ của cây là 42, 33 ngày nhanh hơn 7 ngày so với CTĐC 49,33; phân Humate là 47 ngày cũng sớm hơn CTĐC
Thời gian ra nụ sớm sẽ làm cho cây ra hoa nhanh hơn Cụ thể, thời gian ra hoa khi sử dụng phân Đầu trâu 501 là 67,89 ngày, phân Humate là 73,67 ngày và công thức Đặc biệt CTĐC là 77,11 ngày.
3 Việc bổ sung phân bón qua lá Đầu trâu 501 và phân Humate cũng góp phần làm tăng năng suất thu hoạch Cụ thể, ở các công thức thí nghiệm có bổ sung phân bón qua lá Đầu trâu 501 và phân Humate đều có số lượng hoa và đường kính hoa cao hơn so với đối chứng
- Đường kính bông hoa lớn nhất ởcông thức cóbổ sung phân Đầu trâu 501 là 19,55cm; công thức bổ sung phân Humate là 18,3cm;thấp nhất ở CTĐC 16,89cm
- Số hoa/đơn vị diện tích ở công thức bổ sung phân Đầu trâu 501 là lớn nhất 14,11; công thức bổ sung phân Humate là 12,89 và thấp nhất là CTĐC 11,89
4 Các loại phân bón lá khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương TN282 Phân bón qua lá Đầu trâu
501 có ảnh hưởng cao hơn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương TN282
5 Trong quá trình nghiên cứu gặp không ít khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa gió kéo dài và hiện tượng sương muối nhiều ngày ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây hoa Song song với đó là điều kiện đất canh tác cũng không được tốt, đất thiếu chất dinh dưỡng và có nhiều vụn đá còn sót lại Đồng thời, hệ thống thoát nước kém nên cây hoa bị ngập úng và dễ bị đỗ và hư hại.
KIẾN NGHỊ
Cần thực hiện nghiên cứu với nhiều loại phân bón qua lá khác nhau nhằm xác định loại phân mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương.
Thí nghiệm nên được thực hiện vào các thời vụ khác nhau, trên nhiều loại đất và với các giống hoa khác nhau để xác định vai trò của công thức phân bón lá bổ sung.
Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu quy mô lớn để đánh giá chính xác ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự sinh trưởng và phát triển, cũng như nâng cao năng suất của cây hoa hướng dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Linh, (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa,NXB Nông nghiệp
Hà Nội, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp việt nam
[2] Nguyễn Bá Lộc (chủ biên) và Trương Văn Lung, (2011), Giáo trình sinh lí học thực vật, NXB Đại học Huế
[3] Lê Thị Trang Nhã, (2010), Tổng quan về cây Hướng dương, luận văn Thạc sĩ
[4] Hoàng Thị Sản, (2003), Phân loại Thực vật, NXB Giáo Dục
Nghiên cứu của Vũ Thị Tâm (2009) tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã chỉ ra tác động của phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cúc trong vụ Xuân – Hè Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng cho việc tối ưu hóa kỹ thuật canh tác hoa Cúc, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
[6] Vũ Văn Vụ, (2001), Sinh lí học thực vật, Nhà xuất bản giáo dục
[7] http://tinphanbon.com/cac-loai-phan-bon/phan-vi-luong.html
Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sản xuất của cây hoa cúc đã chỉ ra rằng việc lựa chọn loại phân bón phù hợp có thể tăng cường sự phát triển của cây Các loại phân bón khác nhau tác động đến sự sinh trưởng của cây hoa cúc theo những cách khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa Việc áp dụng đúng kỹ thuật bón phân không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quý giá cho nông dân trong việc lựa chọn phân bón và quản lý cây trồng hiệu quả hơn.
[9] https://hort.purdue.edu/newcrop/afcm/sunflower.html
(tên khoa học: ***Helianthus annuus***) là loài hoa thuộc họ Cúc, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ Cây hướng dương là cây thảo sống một năm, cao từ 1-3 mét, có lá to hình trứng và cụm hoa lớn, thường nở vào mùa đông và mùa xuân Hoa hướng dương có khả năng quay theo hướng Mặt Trời nhờ vào đồng hồ sinh học, giúp cây tối ưu hóa việc thu hút côn trùng thụ phấn Cây cũng có khả năng chịu mặn, làm cho nó trở thành lựa chọn tốt cho những vùng đất nhiễm mặn Hướng dương thường được trồng để lấy hạt, nhưng ở Việt Nam, điều kiện khí hậu không phù hợp để sản xuất hạt chất lượng cao, chủ yếu hạt được nhập khẩu Cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam nằm ở Nghệ An, nơi cây được trồng từ năm 2010 để làm thức ăn cho bò.
[13].http://www.hoasaigon.com.vn/hoa-tuoi/ky-thuat-cham-soc-bao-quan-va- trong-hoa/ki-thuat-trong-va-cham-soc-hoa-huong-duong.html
[14] http://khoahoc.tv/ky-thuat-trong-hoa-huong-duong-trong-chau-57497
[15].http://danviet.vn/nha-nong/cham-hoa-huong-duong-ban-tet-503332.html
[16].http://vuahatgiong.vn/tu-van/tin-tuc/huong-dan-trong-hoa-huong-duong.html [17].http://iasvn.org/upload/files/4BPT6HLCNJ30.%20BHHien-ok.pdf
[18].http://tamky.gov.vn/QTIUpload/ThuTucHanhChinh/2014129/130527_2 Hien_trang_vn.pdf
[19].http://thienduongcacanh.com/threads/cach-trong-va-cham-soc-hoa-huong- duong.89
Hình 2: Cây con lúc ươm Hình 1 Phân bón qua lá
Hình 4: Cây xử lí lần 2
Hình 3: Cây xử lí lần 1
Hình 5: Cây xử lí lần 3
Hình 7: Cây ra nụ Hình 6 Cây xử lí lần 4
Hình 9: Cây chịu ảnh hưởng của thời tiết
Hình 9 Cây chịu ảnh hưởng thời tiết
VI NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN