Hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường .... Dự báo các tác động môi trường chính, các chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án .... Các công tr
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
BAN QLDA ĐTXD CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
-
-BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO HOÀNG LIÊN
KẾT NỐI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI VỚI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU
Địa điểm: tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai
Lai Châu, năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ của Dự án 1
1.1 Thông tin chung về Dự án 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi 5
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 5
1.3.1 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 5
1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 7
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 7 2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 7
2.1.1 Các văn bản pháp lý 7
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 11
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 11
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 12
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12
3.1 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Lai Châu 12
3.2 Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường: 13
3.3 Tiến trình thực hiện ĐTM 13
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 15
4.1 Các phương pháp ĐTM 15
4.2 Các phương pháp khác 16
5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 29
5.1 Thông tin về dự án 29
5.1.1 Thông tin chung 29
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 30
5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường 31
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường 31
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, các chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 32
5.3.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải 32
5.3.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải 32
5.3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 33
5.3.4 Tiếng ồn và độ rung 33
Trang 45.3.5 Tác động đến đa dạng sinh học 34
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 35
5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 35
5.4.2 Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 36
5.4.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn 37
5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 38
5.4.5 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 40
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án 42
5.5.1 Chương trình quản lý và giám sát môi trường giai đoạn thi công 42
5.5.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 42
Chương 1 43
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 43
1.1 Thông tin về dự án 43
1.1.1 Tên dự án 43
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 43
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 43
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 50
1.1.4.1 Nhu cầu sử dụng đất của Dự án 50
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 51
1.1.6.1 Mục tiêu của dự án 52
1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của dự án 52
1.2 Các hạng mục công trình của dự án 53
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 53
1.2.1.1 Phần tuyến 53
1.2.1.2 Thoát nước 57
1.2.1.3 Thiết kế gia cố phòng hộ và an toàn giao thông 58
1.2.1.4 Cầu trên tuyến 59
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 69
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 70
a Các hạng mục bảo vệ môi trường giai đoạn thi công, xây dựng 70
- Đối với nước thải sinh hoạt: 70
1.2.4 Các hoạt động của dự án 71
1.2.5 Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn 72
1.2.6 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 72
1.2.7 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 72
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 73
1.3.1 Nguyên, vật liệu sử dụng thi công các hạng mục của dự án 73
1.3.2 Nhiên liệu sử dụng thi công các hạng mục của dự án 77
1.3.3 Nguồn cung cấp nước và các sản phẩm của dự án 79
1.3.4 Sản phẩm của dự án 80
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 80
1.4.1 Giai đoạn thi công 80
Trang 51.4.2 Giai đoạn vận hành dự án 80
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 80
1.5.1 Thực hiện giải phóng mặt bằng 80
1.5.2 Biện pháp thi công chủ đạo 81
1.5.2.1 Nguyên tắc chung 81
1.5.2.5 Tổ chức giao thông trong quá trình thi công 96
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 97
1.6.1 Tiến độ dự án 97
1.6.2 Tổng mức đầu tư 98
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 98
Chương 2 100
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 100
2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội 100
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 100
2.1.1.1 Điều kiện địa lý 100
2.1.1.2 Điều kiện địa chất 101
2.1.1.5 Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án 103
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 103
2.1.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh 103
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 112 2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 112
2.2.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường 112
2.2.1.2 Hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án 114
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 119
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 119
Chương 3 120
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 120
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 120
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 120
3.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải 120
3.1.1.1.1 Tác động do nước thải trong quá trình thi công 120
3.1.1.1.2 Tác động do bụi, khí thải 123
3.1.1.2 Đánh giá các tác động môi trường không liên quan đến chất thải 146
c Tác động đến đa dạng sinh học 167
3.1.1.3 Các tác động khác 177
3.1.1.4 Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của Dự án 181
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 185
3.1.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải 185
3.1.2.2 Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí do bụi, khí thải 188
Trang 63.1.2.3 Giảm thiểu tác động của chất thải 192
3.1.2.4 Biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động không liên quan đến chất thải 194
a Đối với hoạt động phát sinh ồn, rung trong thi công của Dự án 198
3.1.2.4.3 Giảm thiểu tác động đến tài nguyên sinh học 200
3.1.2.4.4 Biện pháp giảm thiểu tác động tổng thể đến Vườn Quốc gia Hoàng Liên 201
3.1.2.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác: 203
a Đối với nguy cơ ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường 203
3.1.2.6 Phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố giai đoạn thi công 209
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn dự án đi vào vận hành 216
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 216
3.2.1.1 Tác động đến môi trường do nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 216
3.2.1.2 Tác động do nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 219
3.2.1.4 Tác động xói lở, sụt trượt 225
3.2.1.5 Đánh giá tác động của rủi ro, sự cố giai đoạn vận hành 226
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 227
3.2.2.7 Các biện pháp giảm thiểu khác 228
a Giảm thiểu tác động do xói lở, bồi lắng 228
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 230
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 230
3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 231
3.3.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 232
3.3.3.1 Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục còn lại của Dự án 232
3.3.3.2 Trong giai đoạn vận hành Dự án 235
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 235
3.4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 235
3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá 236
Chương 4 239
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 239
Chương 5 240
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 240
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 240
5.2 Chương trình giám sát môi trường 248
5.2.1 Chương trình quản lý và giám sát môi trường giai đoạn thi công 248
5.2.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 248
Chương 6 249
KẾT QUẢ THAM VẤN 249
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 249
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) 250
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 251
Trang 71 Kết luận 251
2 Kiến nghị 252
3 Cam kết 252
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 256
I TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 256
II TÀI LIỆU TIẾNG ANH 257
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia ĐTM 14
Bảng 1.1 Bảng so sánh các phương án tuyến 49
Bảng 1.2 Tổng hợp quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 50
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu thiết kế hình học của Tuyến 53
Bảng 1.4 Tổng hợp các cầu trên tuyến 60
Bảng 1.5 Lựa chọn tĩnh không thiết kế bên trong hầm giai đoạn 1 65
Bảng 1.6 Khối lượng thi công phần tuyến 73
Bảng 1.13 Khối lượng VLNCN sử dụng thi công 95
Bảng 1.23 Tiến độ dự kiến thực hiện các hạng mục công trình 98
Bảng 1.14 Tổng mức đầu tư Dự án 98
Bảng 2.11 Vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường 114
Bảng 2.12 Kết quả phân tích chất lượng không khí 115
Bảng 2.13 Kết quả phân tích chất lượng không khí 115
Bảng 2.14 Kết quả đo đạc tiếng ồn 116
Bảng 2.16 Kết quả đo đạc độ rung 116
Bảng 2.18 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 117
Bảng 2.20 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất 118
Bảng 2.22 Tổng hợp phân tích kết quả chất lượng đất 119
Bảng 3.1 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 121
Bảng 3.2 Dự báo số lượt xe tham gia vận chuyển của Dự án 124
Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm 125
Bảng 3.4 Hệ số của các loại mặt đường, mặt đất 125
Bảng 3.5 Kích thước bụi 125
Bảng 3.6 Tổng tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển 126
Bảng 3.7 Dự báo phát tán bụi và khí độc từ hoạt động vận chuyển 127
Bảng 3.8 Tổng hợp khối lượng đào đắp 128
Bảng 3.9 Tải lượng bụi phát sinh do đào, bốc xúc, san gạt 129
Bảng 3.10 Tải lượng bụi tổng hợp từ hoạt động đào đắp 129
Bảng 3.11 Phân loại khí quyển theo phương pháp Pasquill 130
Bảng 3.12 Hệ số khuếch tán ô nhiễm 130
Bảng 3.13 Nồng độ bụi phát sinh theo khoảng cách 130
Bảng 3.15 Khối lượng bụi phát sinh do hoạt động khoan, nổ mìn 132
Bảng 3.16 Tải lượng bụi phát sinh do hoạt động khoan, nổ mìn 132
Bảng 3.17 Tổng hợp nồng độ bụi ước tính phát sinh do quá trình nổ mìn phá đá 133
Bảng 3.19 Tải lượng hơi VOC từ hoạt động thi công mặt đường 138
Bảng 3.20 Nồng độ hơi VOC từ hoạt động thi công mặt đường 138
Bảng 3.21 Phế thải phát sinh do phá dỡ công trình cũ 141
Bảng 3.22 Sinh khối của 1 ha loại thảm thực vật 142
Bảng 3.23 Tổng hợp loại đất, loại rừng trong ranh giới của dự án 142
Bảng 3.24 Lượng sinh khối phát sinh từ quá trình phát quang thực vật 143
Trang 9Bảng 3.25 Tổng lượng đất, đá loại từ hoạt động đào đắp đưa về bãi lưu giữ 144
Bảng 3.26 Khối lượng và thành phần một số CTNH phát sinh chủ yếu 146
Bảng 3.27 Mức ồn nguồn phát sinh từ các thiết bị máy thi công san nền 151
Bảng 3.28 Mức ồn nguồn phát sinh từ các thiết bị, máy thi công xây dựng cơ bản 151 Bảng 3.29 Kết quả dự báo mức ồn lan truyền phát sinh từ thiết bị thi công san nền 153
Bảng 3.30 Kết quả dự báo mức ồn lan truyền phát sinh từ thiết bị thi công xây dựng 154
Bảng 3.31 Giới hạn ồn của một số thiết bị làm việc tại đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên 156
Bảng 3.32 Kết quả dự báo mức ồn lan truyền phát sinh từ thiết bị thi công 156
Bảng 3.33 Tổng hợp kết quả đánh giá ô nhiễm rung động tại nguồn phát sinh đối với các trang thiết bị, máy móc tham gia thi công san nền 158
Bảng 3.34 Tổng hợp kết quả đánh giá ô nhiễm rung động tại nguồn phát sinh đối với các trang thiết bị, máy móc tham gia xây dựng cơ bản 159
Bảng 3.35 Mức rung gây phá hoại các công trình [18] 160
Bảng 3.36 Mức rung lan truyền theo khoảng cách từ các thiết bị thi công san nền 161 Bảng 3.37 Mức rung lan truyền theo khoảng cách từ các thiết bị thi công xây dựng 162
Bảng 3.38 Tổng hợp mức rung cộng hưởng khi vận hành đồng thời thiết bị thi công 163
Bảng 3.39 Đặc tính rung chấn của các nguồn gây tác động 164
Bảng 3.40 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 174
Bảng 3.42 Tổng hợp các sự cố khi thi công đoạn tuyến qua núi đá 182
Bảng 3.43 Bán kính vùng nguy hiểm do mảnh đất đá văng xa 185
Bảng 3.44 Biện pháp chủ đạo giảm thiểu hệ sinh thái trong quá trình thi công 202
Bảng 3.45 Dự báo lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến 217
Bảng 3.46 Hệ số ô nhiễm không khí của các loại xe 217
Bảng 3.47 Tải lượng thải của các chất ô nhiễm không khí phát sinh trên tuyến 217
Bảng 3.48 Đặc điểm hoá học của lớp đất bẩn trên mặt đường 218
Bảng 3.49 Mức ồn của các loại xe cơ giới 219
Bảng 3.50 Mức ồn tương đương trung bình ở với điều kiện chuẩn (LA7TC) 220
Bảng 3.51 Dự báo mức ồn nguồn từ dòng xe vào giờ cao điểm 220
Bảng 3.52 Kết quả dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách (dBA) 220
Bảng 3.54 Tổng hợp khối lượng công trình phòng hộ 229
Bảng 3.55 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án 230
Bảng 3.56 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 231
Bảng 3.57 Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức quản lý môi trường trong giai thi công của Dự án 233
Bảng 5.1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 240
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 10Hình 1.1 Sơ đồ vị trí hướng tuyến của Dự án 44
Hình 1.2 Mặt cắt ngang điển hình nền đường đào 54
Hình 1.3 Mặt cắt ngang điển hình nền đường nửa đào, nửa đắp 55
Hình 1.4 Mặt cắt ngang điển hình nền đường đắp 55
Hình 1.5 Mặt cắt ngang thuộc tuyến nối D1 thuộc đường chính khu vực theo quy hoạch Thị xã Sa Pa 56
Hình 1.6 Sơ đồ các 2 ống hầm giai đoạn 1 62
Hình 1.7 Sơ đồ các 2 ống hầm hoàn thiện 62
Hình 1.8 Sơ đồ các 2 ống hầm theo phương án tiết diện lệch 63
Hình 1.9 Sơ đồ các 2 ống hầm hoàn thiện 63
Hình 1.10 Tĩnh không bên trong hầm 65
Hình 1.11 Hình ảnh 3D tiết diện hầm lánh nạn nhỏ hơn hầm lưu thông 66
Hình 1.12 Mặt bằng thiết kế vị trí dừng xe khẩn cấp và lối thoát hiểm, được bố trí trong ống hầm (phương án ống hầm lánh nạn tiết diện nhỏ) 68
Hình 1.13 Mặt bằng vị trí dừng xe khẩn cấp và lối thoát hiểm, được bố trí trong ống hầm (phương án ống hầm lánh nạn bằng ống hầm lưu thông) 68
Hình 1.14 Các bộ phận cơ bản trong ống hầm được khai thác trong Giai đoạn 1, bố trí phương tiện lưu thông 02 chiều xe chạy trong 01 ống hầm 68
Hình 1.15 Sơ đồ tóm tắt các hoạt động của Dự án kèm dòng thải 71
Hình 1.16 Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 99
Hình 3.4 Mặt bằng quy trình xử lý nước thải thi công 187
Hình 3.5 Sơ họa biện pháp gia cố bãi chứa 208
Hình 3.6 Sơ đồ thực hiện quản lý môi trường dự án giai đoạn thi công 233
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
A
B
C
D
Đ
E
G
Trang 13XLNT Xử lý nước thải
R
S
W
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của Dự án
1.1 Thông tin chung về Dự án
Lai Châu là tỉnh biên giới miền núi Tây Bắc, giàu bản sắc văn hoá với 20 dân tộc sinh sống và có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng Tỉnh là địa phương có diện tích lớn thứ 10 (906.872,76 ha) trong số 63 tỉnh thành của cả nước, có mật độ dân số tương đối thấp, với tổng dân số là 470.341 người, chiếm 0,48% dân số
cả nước Là một trong các tỉnh còn khó khăn nhất cả nước, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, sinh sống chủ yếu nhờ vào hoạt động nông nghiệp
Hệ thống giao thông bằng đường bộ là con đường duy nhất để tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong khu vực, giúp kết nối Lai Châu với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các điểm du lịch lớn như Sa Pa (Lào Cai), Điện Biên Phủ (Điện Biên) nhằm huy động và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói riêng và các Vùng trung du miền núi Bắc Bộ nói chung so với cả nước
Tuy nhiên, Lai Châu nằm ở vị trí khá xa các cực tăng trưởng lớn của đất nước và điều kiện kết nối về giao thông còn chưa được đồng bộ, thuận lợi Đó cũng chính là yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế của Lai Châu khi chia cắt nhiều ngày Lai Châu với các hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội và tam giác tăng trưởng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Trong đó tuyến quốc lộ 4D còn nhiều hạn chế Đặc biệt còn đoạn tuyến qua Đèo Hoàng Liên là đỉnh đèo cao nhất có cao độ >2.000m; dài nhất; đẹp nhất; nguy hiểm nhất trong tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam, đoạn qua đèo Hoàng Liên có chiều dài khoảng 30km với địa hình hiểm trở (điển hình là 05 khúc cua nguy hiểm tại khu vực đỉnh đèo Cổng Trời - Ô Quý Hồ; vị trí khúc cua quay đầu tại Cầu Kính Rồng Mây và khoảng 30 khúc cua tay áo nguy hiểm với độ dốc >10% và một số đoạn lên tới 15%) đặc biệt vào những tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 (cũng là những tháng cuối năm có nhu cầu giao thương lớn) thường xuyên có sương mù quanh năm và có băng tuyết gây ách tắc, tê liệt hệ thống giao thông qua đèo trong nhiều ngày, gây nhiều tai nạn giao thông (theo số liệu thống kê phòng CSGT đường bộ tỉnh Lai Châu tính riêng trên QL4D trong năm 2020 đã xảy ra tới 71 vụ tai nạn giao thông trong đó có 14 ca tử vong gây thiệt hại lớn về người và tài sản) Thời gian di chuyển qua đèo Hoàng Liên trung bình 50 phút đối với xe con (với vận tốc trung bình 35-40km/h) và khoảng 120 phút đối với xe tải vận chuyển hàng hóa (với vận tốc trung bình 10-15 km/h)
Khi công trình hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sẽ tạo ra được các lợi thế sau:
- Thứ nhất: Tạo đột phá về hạ tầng giao thông huyết mạch kết nối tỉnh Lai Châu với các hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội và tam giác tăng trưởng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Sau khi đưa vào sử dụng Dự án Hầm Hoàng Liên kết nối thị xã Sapa
Trang 16với huyện Tam Đường tại đèo Hoàng Liên (độ cao Đèo là trên 2.094m so với mực nước biển) sẽ thay thế được 22km đường đèo nguy hiểm nhất trên tuyến Quốc lộ 4D, rút ngắn thời gian di chuyển qua đèo trước đây từ khoảng 50 phút với các xe ô tô con
và khoảng 120 phút với các xe tải chở nặng Khi công trình hoàn thành thì thời gian di chuyển còn 11 phút khi lưu thông qua tuyến hầm
Sau khi đưa vào sử dụng Dự án Hầm Hoàng Liên kết nối thị xã Sapa với huyện Tam Đường tại đèo Hoàng Liên (độ cao Đèo là trên 2.094m so với mực nước biển) sẽ thay thế được 22km đường đèo nguy hiểm nhất trên tuyến Quốc lộ 4D, rút ngắn thời gian di chuyển qua đèo trước đây từ khoảng 50 phút với các xe ô tô con và khoảng 2 tiếng với các xe tải chở nặng xuống còn 11 phút đối với các phương tiện giai thông khi lưu thông qua tuyến hầm
Như vậy, thời gian di chuyển giữa thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ chỉ còn khoảng 2 giờ đồng hồ và loại bỏ được các đoạn đường cong cua nguy hiểm, độ dốc cao qua đoạn đèo Hoàng Liên (Ô Quy Hồ)
Theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2020 - 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến QL4D là tuyến chính yếu khu vực phía Bắc tuyến Vành đai 1
Trong tương lai, khi hoàn thành tuyến đường nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai thì đây vẫn là tuyến đường chính yếu ngắn nhất để kết nối các tỉnh Điện Biên, Lai Châu với Sa Pa, Lào Cai và cao tốc Nội Bài - Lào Cai
- Thứ hai: Dự án được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để giao thương, phát triển dịch vụ logictics, kinh tế biên mậu, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thuỷ Hà (Trung Quốc) (đã được Chính phủ phê duyệt lên cửa khẩu quốc tế tại Nghị quyết số 63/NQ-CP, ngày 07/5/2020) và tạo điều kiện cho các hộ dân ở khu vực biên giới, khó khăn có việc làm, chuyển từ hình thức nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân đảm bảo an sinh xã hội
Dự án sẽ tạo kết nối thuận lợi từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua cặp cửa khẩu quốc tế đến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, góp phần thúc đẩy phát triển thông thương giữa hai nước; đồng thời thúc đẩy dịch vụ logictics và xuất nhập khẩu giữa hai cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, tỉnh Lào Cai và Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu trong trường hợp Trung Quốc điều tiết hàng hóa thông qua chính sách biên mậu Công trình hầm Hoàng Liên còn góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia
- Thứ ba: Là động lực để thúc đẩy, thu hút đầu tư, khách du lịch để phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Lai Châu (nằm giữa tuyến kết nối các khu, điểm du lịch nổi tiếng Sapa, Điện Biên); Tỉnh Lai Châu có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là địa bàn các huyện gần Thị xã Sapa như: huyện Tam Đường, Thành phố Lai Châu, huyện Tân Uyên, huyện Phong Thổ Thời gian vừa qua Tỉnh mới kêu gọi, thu hút được một số dự án du lịch du lịch như: cầu kính Rồng Mây, cổng trời (huyện Tam Đường), phát triển các điểm bản thành điểm du lịch cộng đồng (huyện Tam Đường, huyện Phong Thổ),… Khi có tuyến hầm lượng khách du lịch từ Thị xã Sapa sang tỉnh
Trang 17Lai Châu và ngược lại sẽ ngày càng tăng, từ đó thu hút được các nhà đầu tư và từng bước định hướng phát triển du lịch cho tỉnh
Đồng thời, dự án được đầu tư sẽ tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, du lịch sẽ giúp người dân thay đổi tư duy, quyết tâm thay đổi cuộc sống và làm giàu, đây là định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025
+ Tỉnh Lào Cai đang đầu tư và sắp hoàn thành tuyến đường kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Thị xã Sapa, khi tuyến đường hoàn thành thời gian di chuyển từ thành phố Lào Cai đến Thị xã Sapa còn 40 phút, giảm 20 phút so với hiện nay
+ Dự án Hầm kết nối thị xã Sapa với huyện Tam Đường tại đèo Hoàng Liên sẽ thay thế được đường đèo nguy hiểm nhất trên tuyến Quốc lộ 4D, rút ngắn thời gian di chuyển, giảm được cao độ qua đèo là hơn 500m và giảm được 40 khúc cua tay áo gây mất ATGT cho người tham gia giao thông
- Thứ tư: Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ nâng cao lưu lượng khách du lịch
từ Sơn La, Điện Biên sang Lào Cai, góp phần đẩy mạnh thông thương hàng hóa từ Lào Cai đi các tỉnh Lai Châu, Điện Biện, Sơn La… Ngoài ra công trình hầm còn là điểm nhấn về công trình kiến trúc;
Do vậy, trong giai đoạn tới, để Lai Châu, Lào Cai và các tỉnh lân cận phát triển theo hướng nhanh và bền vững, đảm bảo nâng cao mức sống cho nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, cần nghiên cứu đề xuất cho Lai Châu định hướng phát triển theo đó
có thể hạn chế và vượt qua những khó khăn, thách thức và khai thác, phát huy tối đa lợi thế so sánh của tỉnh
Với những phân tích trên cho thấy việc đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là hết sức cần thiết trong giai đoạn 2022 – 2025
Dự án chiếm dụng 71,97 ha đất các loại (phía tỉnh Lai Châu khoảng 34,94 ha, phía tỉnh Lào Cai khoảng 37,03 ha) trong đó diện tích phần ảnh hưởng đến vườn Quốc Gia Hoàng Liên dự kiến là khoảng 8,75ha (chiếm khoảng 0,029% diện tích phần vùng lõi của VQG) Trong đó, diện tích đất rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng dự kiến: địa phận tỉnh Lai Châu (khoảng 5,07 ha đất rừng tự nhiên); địa phận tỉnh Lào Cai (khoảng 3,6 ha đất rừng sản xuất; khoảng 8,75 đất rừng đặc dụng) Tuyến dự án được nghiên cứu và lựa chọn phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí về điều kiện địa hình, kỹ thuật, kinh tế-xã hội
Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (sau đây gọi là Dự án) là Dự án mới, được đầu tư theo hình thức đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 09/3/2023 Dự án thuộc nhóm I theo phân loại của Luật bảo vệ môi trường, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường (thuộc Nhóm 7 của Phụ lục III kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ),
Trang 18thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm quyền thẩm định
và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên khoảng 5,07 ha; đất rừng đặc dụng khoảng 8,75 ha (là diện tích đất thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên) và thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Lai Châu (được UBND tỉnh Lai Châu giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư Dự án tại Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/6/2023) đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự
án Để phục vụ cho việc lập báo cáo ĐTM, Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát môi trường và đo đạc chất lượng môi trường dọc chiều dài tuyến và
tổ chức tham vấn cộng đồng tại các địa phương trong phạm vi Dự án, hoàn chỉnh báo cáo ĐTM trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định, báo cáo ĐTM của Dự án là cơ sở để phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt Dự án đầu tư theo quy định
* Phạm vi báo cáo ĐTM của dự án bao gồm:
(1) Công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Lai
Châu Diện tích GPMB: 34,94 ha, trong đó: đất đồi núi chưa sử dụng 7,56 ha; đất giao
thông 0,36 ha; đất khoanh nuôi phục vụ rừng phòng hộ 21,95 ha; đất rừng tự nhiên (diện tích đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác) là 5,07 ha (2) Hoạt động thi công xây dựng:
- Phạm vi Dự án:
Dự án có chiều dài khoảng 8,8 km (trong đó 2,5 km là tuyến hầm) với 4,65 km thuộc địa phận tỉnh Lai CHâu và 4,15 km thuộc địa phận tỉnh Lào Cai, có điểm đầu (Km0+000) kết nối với QL.4D tại Km78+000 thuộc khu vực huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Tọa độ địa lý: 22°21'18.56"N; 103°43'32.10"E; điểm cuối (Km8+800) kết nối vào trục đường D1 theo Quy hoạch chi tiết Khu dân cư tổ 13 phường Ô Quy Hồ, thị xã Sa Pa được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 29/6/2020 Tọa độ địa lý: 22°21'43.56"N; 103°48'11.05"E
- Quy mô dự án:
+ Tuyến đường: đầu tư tuyến với quy mô cấp III miền núi theo TCVN 4054-05 cho toàn bộ tuyến; vận tốc thiết kế 60km/h; bề rộng nền đường Bnền = 10 m; trong đó, đầu tư xây dựng hệ thống cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực theo TCVN 11823-2017, tải trọng thiết kế HL-93, bề rộng mặt cầu bằng bề rộng nền đường; hệ thống kè, công trình thoát nước, cọc tiêu, biển báo, công trình phòng hộ đầy đủ
+ Công trình hầm: gồm 02 ống hầm cách nhau dự kiến 30 m, chiều dài mỗi ống hầm 2,5 km; thiết kế theo tiêu chuẩn hầm xuyên núi của Nhật Bản, kết hợp với tiêu chuẩn TCVN 4528:1988 (hầm đường sắt và hầm đường ô tô - quy phạm thi công, nghiệm thu) cùng với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005
Trang 19++ Hầm chính: đào, gia cố và hoàn thiện đầy đủ thiết bị để khai thác với 02 làn
xe cơ giới lưu thông hai chiều; thiết kế vĩnh cửu, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, chiều rộng hầm Bhầm=9,75m, đảm bảo yêu cầu về tĩnh không đứng là 5m
++ Hầm phụ: đào thông và gia cố kết cấu chống đỡ tại những vị trí cần thiết, chiều rộng hầm Bhầm=4,7m và được liên kết với hầm chính qua hệ thống hầm thông ngang để phục vụ chức năng lánh nạn
+ Xây dựng trung tâm cứu hộ, cứu nạn và vận hành hầm phù hợp với quy mô để vận hành công trình
+ Xây dựng 10 cầu trên tuyến (địa phận Lai Châu 06 cầu, phía Lào Cai 04 cầu) + Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng (cửa ra vào hầm
và trong hầm), tường chắn, hệ thống an toàn giao thông
(3) Giai đoạn vận hành khai thác: tổ chức giao thông trên tuyến và hoạt động bảo dưỡng định kỳ các công trình trên tuyến trong giai đoạn vận hành
* Phạm vi ĐTM không bao gồm: các hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng, tái
định cư phần diện tích thuộc địa phận tỉnh Lào Cai; hoạt động khai thác nguyên vật liệu phục vụ thi công; trạm trộn bê tông nhựa
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi
- Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 09/3/2023
- Cấp quyết định đầu tư Dự án: UBND tỉnh Lai Châu
- Cơ quan phê duyệt BCNCKT: UBND tỉnh Lai Châu
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.3.1 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
(1) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang dự thảo trình hoàn thiện, phê duyệt (Phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia và Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Theo Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định về phân vùng môi trường, “Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” thuộc điểm đ khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 (phân vùng bảo
vệ nghiêm ngặt) do chuyển đổi khoảng 8,75 ha đất rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Trang 20Diện tích chuyển đổi rừng đặc dụng là 8,75 ha tương đương với 0,029% diện tích phần vùng lõi và nằm gần với ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm của VQG Hoàng Liên Với việc đầu tư tuyến đường, đối với phương án làm hầm xuyên qua núi giảm tác động đáng kể đến hệ sinh thái rừng tại dãy núi Hoàng Liên Sơn do công trình hầm xuyên qua lòng núi; Khi các các phương tiện giao thông qua hầm giảm được 500m cao độ so với vượt đèo do đó giảm thiểu tác động môi trường về khí thải, bụi và tiếng ồn khi đi qua Đồng thời với vị trí địa lý sát biên giới, đỉnh Đèo Hoàng Liên là một vị trí quan trọng trong thế trận quốc phòng an ninh Dự án đầu tư góp phần tăng tính cơ động của vị trí chiến lược do cải tạo được yếu tố hình học của tuyến đồng thời công trình hầm là công trình lưỡng dụng có thể sử dụng để tăng tính bí mật cho hoạt động triển khai củng cố quốc phòng - an ninh, phục vụ tốt cho chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo pháp luật về di sản văn hóa; không đi qua các khu vực nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III; không ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho cấp nước sinh hoạt (được nêu cụ thể tại Văn bản số 2331a/SVHTTDL-QLVH&GĐ ngày 25/12/2022 của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lai Châu)
(2) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký ban hành quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 Sau khi Dự án hoàn thành: Khả năng lưu thông trên QL4D được giảm tải, sẽ ít xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông Vận tốc di chuyển được tăng cao, giảm thiểu tình trạng ùn tắc (trong tương lai) đồng nghĩa với giảm phát thải khí nhà kính qua đó làm giảm nhẹ các vấn đề môi trường liên quan đến bụi và ồn (3) Quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh:
- Dự án phù hợp với các quy hoạch phát triển, quy hoạch giao thông vận tải trên khu vực theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn 2050 Tuyến hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên nằm trong quy hoạch thuộc tuyến các Quốc lộ 4D với chiều dài 6.954km “ tuyến chính yếu khu vực phía Bắc tuyến vành đài 1” (gồm QL4, 4B, 4B,4C, 4D, 4H có điểm đầu tư Cảng Mũi Chùa, Tiên Yên, Quảng Ninh đến cửa khẩu A PA chải, Điện Biên);
- Tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định “Phát triển
nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch”
- Dự án phù hợp với quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 07/12/2023 được nêu rõ tại điểm a, tiểu mục 1 “Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải” của mục VI “Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật”
Trang 211.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của
pháp luật có liên quan
a Mối quan hệ với các dự án khác
Theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2020-2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến QL4D là tuyến chính yếu khu vực phía Bắc tuyến Vành đai 1
- Trong tương lai, khi xây dựng tuyến đường cao tốc Bảo Hà-Lai Châu thì đây vẫn là tuyến đường chính yếu ngắn nhất để kết nối các tỉnh Điện Biên, Lai Châu với
Sa Pa, Lào Cai và cao tốc Nội Bài - Lào Cai
b Phù hợp với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021:
Theo Qquyuy hoạch mạng lưới đường bộ (QH 1454/QĐ-TTg) do Chính phủ phê duyệt thì hệ thống đường bộ cao tốc, hệ thống quốc lộ, đường ven biển có danh mục kèm theo; đối với quy hoạch các đường bộ giao thông địa phương thực hiện theo phương án phát triển giao thông trong quy hoạch tỉnh (khoản 1 Mục IV)
(2) Quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Đường:
- Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Tam Đường đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 08/6/2021, theo đó tại Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 tỷ lệ 1:25000, bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ
tầng giao thông cũng đã xác lập tuyến Dự án (xem bản đồ đính kèm phần phụ lục)
(3) Đối với Quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia:
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai lập Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Tuy nhiên, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Do đó, theo nội dung thứ tự số 22, Mục I Phụ lục Bảng tổng hợp nội dung giải đáp khó khăn, vướng mắc của địa phương kèm theo Văn bản số 1425/TCLN-PCTT ngày 13/9/2019 của Tổng Cục Lâm nghiệp giải đáp, hướng dẫn
thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Lâm nghiệp như sau: Do hiện nay chưa
có quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia nên việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng hoặc theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp lý
* Văn bản liên quan đến lập báo cáo ĐTM:
Trang 22- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 10/01/2022)
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP trong ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
* Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực đa dạng sinh học, lâm nghiệp
- Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008
- Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi Điều
- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/08/2017 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
- Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 03/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định về quản lý rừng bền vững
Trang 23- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh
- Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về Phân định ranh giới rừng
- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích
* Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Xây dựng
- Luật Xây dựng ngày 17/6/2020
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng
- Quyết định 79/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15/02/2017 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
* Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Đất đai
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Trang 24- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 về quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
* Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Tài nguyên nước
- Luật Tài nguyên nước ngày 21/06/2012
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và
xử lý nước thải
- Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định về quản
lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hàng lang bảo vệ nguồn nước
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ
về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
* Văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực PCCC
- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10; Luật Phòng cháy chữa cháy
số 40 ngày 22 tháng 11 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001
- Nghị định 136/2020/NĐCP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 5/12/2018 của Bộ Công an sửa đổi Thông
tư 66/2014/TT- BCA của Bộ Công an hướng dẫn nghị định số 79/2014/NĐ-CP
* Các văn bản pháp luật khác:
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH 14 ngày 24/11/2017
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 1/1/2021
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Luật sửa đổi một số điều của Luật đầu tư công, luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, luật đầu tư, luật nhà ở, luật đấu thầu, luật điện lực, luật doanh nghiệp, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật thi hành án dân sự số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội
Trang 25- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/213; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 03:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng đất
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
- QCVN 08:2023/BTNMT - Qquy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
- QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích
- TCVN 7210:2002, Rung động và va chạm Rung động do phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư
- QCVN 01:2019/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ
- Các tiêu chuẩn môi trường của các Tổ chức Quốc tế và khu vực xây dựng như
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền liên quan đến dự án
a Các văn bản liên quan đến chủ trương đầu tư dự án:
Trang 26- Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 09/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu quyết định chủ trương đầu tư Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
- Văn bản số 1281/VPCP-CN ngày 01/3/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc Đầu
tư Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án do Đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện
- Báo cáo tổng hợp đánh giá tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu vực
dự án do Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện
- Các tài liệu, số liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu và Lào Cai;
- Số liệu khí tượng của các trạm thuộc tỉnh Lai Châu và Lào Cai;
- Số liệu khảo sát Tài nguyên Môi trường, Kinh tế - xã hội khu vực Dự án của Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Các số liệu khảo sát môi trường khu vực Dự án do Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo hợp đồng với Chủ Dự án bao gồm các hạng mục về chất lượng môi trường không khí, ồn, rung, chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất và trầm tích Vị trí, thông số, tần suất, thời gian đo đạc, khảo sát và lấy mẫu các hạng mục này được trình bày chi tiết tại chương 2, phần hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý, trong đó sơ đồ vị trí khảo sát chất lượng môi trường được trình bày kèm trong chương 2 Tham vấn cộng đồng cũng được thực hiện đối với UBND tỉnh Lai Châu và Lào Cai; Vườn Quốc gia Hoàng Liên và các tổ chức chuyên môn gồm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; chi tiết được trình bày tại chương 6
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Lai Châu được UBND tỉnh Lai Châu giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư Dự án tại Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/6/2023 Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Lai Châu chủ trì với
sự tư vấn của Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Báo cáo ĐTM được lập theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 - Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày
10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.1 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Lai Châu
- Đại diện: ông Hà Văn Phong; - Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Trang 27- Điện thoại: 02133 876 952 - Fax : 02133 791 545
3.2 Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường:
- Đại diện: ông Phạm Anh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: số 236, đường Võ Nguyên Hiến, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: 02383.250236 - Fax: 02383.592198
- Bước 2: Sau khi nắm rõ các nội dung chính của Dự án và các tài liệu liên quan,
Tư vấn Môi trường lập kế hoạch và tiến hành khảo sát sơ bộ dọc khu vực dự án và chụp ảnh thị sát
- Bước 3: Tư vấn môi trường làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến)
- Bước 4: Tư vấn Môi trường lập kế hoạch và phối hợp với Chủ dự án tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, hệ thuỷ sinh, ), điều tra kinh
tế - xã hội dọc tuyến của Dự án
- Bước 5: Sau khi có kết quả khảo sát môi trường và lập báo cáo ĐTM sơ bộ, Chủ dự án gửi văn bản xin tham vấn ý kiến của UBND tỉnh có Dự án đi qua, gồm: UBND tỉnh Lào Cai và Lai Châu; Vườn Quốc gia Hoàng Liên và các tổ chức chuyên môn gồm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (lấy ý kiến tham vấn tác động của dự án tới đa dạng sinh học) Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự án lọc lại lần cuối cùng các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh
- Bước 6: Chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tham vấn các đối tượng cộng đồng dân
cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự
án gây ra gồm các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
- Bước 7: Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ và gửi Chủ dự án kiểm soát trước khi trình nộp báo cáo ĐTM tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin thẩm định và phê duyệt
Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của Dự án được trình bày trong bảng 1
Trang 28Bảng 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia ĐTM
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM
I Thành viên của Chủ dự án
1 Hà Văn
Phong
Phó Giám đốc Ban
Ks Cầu đường bộ
- Chỉ đạo các đơn vị, thành viên phối hợp thực hiện lập báo cáo ĐTM
- Chủ trì hạng mục ĐTM
(Đã kí tại trang phụ bìa)
2 Văn Tú Phùng Viên chức QLDA1
Ks Xây dựng cầu đường
- Cung cấp tài liệu;
- Phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện tham vấn cộng đồng tại các địa phương
Ths kỹ thuật môi trường
Tiến sĩ
Điều tra rừng;
đa dạng sinh học
- Tham gia hạng mục Điều tra rừng;
đa dạng sinh học tại chương 2
- Tham gia đánh giá tác động; đề xuất BPGT liên quan đến ĐDSH tại chương 3
Thạc sỹ
Đa dạng sinh học; Thực vật rừng
- Tham gia hạng mục Điều tra rừng;
đa dạng sinh học tại chương 2
- Tham gia đánh giá tác động; đề xuất BPGT liên quan đến ĐDSH tại chương 3
Thạc sỹ
Đa dạng sinh học; Động vật rừng
- Tham gia hạng mục Điều tra rừng;
đa dạng sinh học tại chương 2
- Tham gia đánh giá tác động; đề xuất BPGT liên quan đến ĐDSH tại chương 3
Kỹ sư môi trường
- Tham gia lập phần Mở đầu;
chương 1; chương 2 và chương 3 của báo cáo
Thạc sỹ Điều tra rừng;
GIS và viễn thám
- Tham gia hạng mục Điều tra rừng;
đa dạng sinh học tại chương 2
- Tham gia đánh giá tác động; đề xuất BPGT liên quan đến ĐDSH tại chương 3
Trang 29Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM
Kỹ sư môi trường
- Tham gia khảo sát hiện trường
- Tham gia lập chương 2; chương
3 và chương 5 của báo cáo
CN Môi trường
- Tham gia khảo sát hiện trường
- Tham gia lập chương 2; chương
3 và chương 5 của báo cáo
Kỹ sư môi trường
- Tham gia lập chương 2, 3, 5 và chương 6 của báo cáo và phần Kết Luận
Kỹ sư Hóa phân tích
- Tham gia khảo sát hiện trường
- Tham gia lập chương 2; chương
3 và chương 5 của báo cáo
Thạc sỹ Sinh học thực nghiệm
- Tham gia khảo sát hiện trường
- Tham gia lập chương 2, 3, 5 và chương 6 của báo cáo
Kỹ sư môi trường
- Tham gia khảo sát hiện trường
- Tham gia lập chương 2; chương
3 và chương 5 của báo cáo
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Các phương pháp ĐTM
a Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list)
Được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính Phương pháp này áp dụng cho việc xác định quy mô tác động, nhận dạng tác động (Áp dụng trong nội dung chương 3)
b Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment)
Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của Dự án dựa vào các hệ số ô nhiễm,…
- Đối với môi trường không khí:
Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất
ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án, áp dụng trong nội dung chương 3 Việc tính toán tải lượng chất ô nhiễm dựa trên hệ số ô nhiễm như sau:
Trang 30- Đối với môi trường không khí, sử dụng hệ số ô nhiễm do tổ chức y tế thế giới (WHO) và cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) công bố; Sử dụng hệ số ô nhiễm trong tài liệu của Phạm Ngọc Đăng: Môi trường không khí - Lý thuyết cơ bản, ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí độc hại, ô nhiễm nhiệt, biến đổi khí hậu, ô nhiễm tiếng ồn, nguy cơ hiểm hoạ môi trường và các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm NXB Khoa học và
Kỹ thuật - Hà Nội 2003; phương pháp được áp dụng tại Mục 3.1.1.1
- Đối với tiếng ồn, độ rung sử dụng hệ số ô nhiễm của Ủy ban Bảo vệ Môi trường
Mỹ và Cục đường bộ Hoa Kỳ tính toán mức độ ồn, rung của phương tiện, máy móc thiết bị thi công theo khoảng cách Từ đó đưa ra được tác động đến các đối tượng xung quanh như khu vực dân cư, trường học, đoạn qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên; phương pháp được áp dụng tại Mục 3.1.1.1
- Đối với nước thải phát sinh sử dụng TCVNXD 33:2006 về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng; phương pháp được áp dụng tại Mục 3.1.1.1
- CTR xây dựng phát sinh thi công xây dựng có định mức hao hụt vật liệu trong quá trình thi công tại định mức sử dụng vật liệu xây dựng
c Các phương pháp mô hình hóa
Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian Đây là một phương pháp có mức
độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong
tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm
Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3, bao gồm:
- Sử dụng mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gauss áp dụng cho nguồn đường để
dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO, NO2 và HC
- Phương pháp dự báo mức ồn nguồn và suy giảm theo khoảng cách được trích dẫn từ giáo trình "Môi trường không khí" của GS TSKH Phạm Ngọc Đăng - NXB KHKT 2003
tế Chi tiết được trình bày tại chương II và III của báo cáo
c Phương pháp điều tra xã hội
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các xã, thị trấn về tình hình kinh tế xã hội, vấn đề môi trường ở địa phương, tình hình ngập úng dọc tuyến cũng như nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án Chi tiết được trình bày tại chương 6 của báo cáo
Trang 31- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án cũng như vấn đề về chiếm dụng đất đai Các ý kiến của các hộ dân về bảo vệ môi trường cũng như đền bù và tái định cư được trình bày chi tiết tại chương 3 của báo cáo
d Phương pháp đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường
Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Theo đó, các chỉ tiêu được đo đạc và lấy mẫu chất lượng môi trường như sau:
- Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí:Dùng máy POCKET WEATHER TRACKER 4500, hãng Kestrel (Mỹ) để xác định các chỉ tiêu nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió;
Đo đạc các chỉ tiêu ồn và rung: Dùng máy đo ồn tích phân NL-42EX+NX42RT, hãng rion (Nhật Bản) để đo tiếng ồn và Dùng máy đo rung tích phân VM53A (Nhật Bản) để đo độ rung
- Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước mặt: Lấy mẫu nước bằng dụng cụ lấy mẫu nước của Mỹ Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN6663-14:2000, ISO5667-14:1998; Sử dụng máy WARTER QUALITY CHECKER MODEL WQC-22A, của hãng DKK-TOA CORPORATION (Nhật Bản) để xác định các chỉ tiêu không bền như: nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ đục và DO
đ Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Các phương pháp phân tích mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất và trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001 Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu Phân tích, đính kèm trong phần Phụ lục Phòng thí nghiệm phân tích môi trường mã số VILAS499 VIMCERTS 004 và được Văn phòng công nhận chất lượng - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng chỉ thực hiện phân tích chất lượng môi trường
e Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để đánh giá tác động
Phương pháp được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước thị sát lập đề cương, xác định quy mô nghiên cứu, những vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình quan trắc môi trường
f Phương pháp điều tra hiện trạng rừng
Chủ dự án đã hợp đồng với Trung tâm điều tra khảo sát thiết kế Nông nghiệp và PTNT thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Lai Châu thực hiện Báo cáo Kết quả điều tra rừng khu vực Dự án; Báo cáo là một chuyên đề của báo cáo ĐTM của Dự án
Các phương pháp thực hiện gồm:
(i) Điều tra, khảo sát thực địa
Trang 32 Phương pháp gián tiếp:
Trên cơ sở thông tin từ các loại bản đồ ranh giới dự án, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ diễn biến rừng, từ các loại bản đồ trên sẽ chồng ghép và biên tập và đồng thời kết hợp ảnh vệ tinh để xác định diện tích có rừng, không có rừng, trạng thái, loại đất, loại rừng
Phương pháp điều tra trực tiếp:
- Trên diện tích đất có rừng tiến hành lập các ô đo đếm xác định trữ lượng rừng
- Diện tích các ô tiêu chuẩn tối thiểu bằng 2% diện tích lô
- Mỗi lô trạng thái chọn vị trí lập ô đo đếm điển hình sao cho song song và vuông góc với đường đồng mức, cạnh dài của ô đo đếm trùng với đường tuyến
- Quy cách ở tiêu chuẩn:
+ Rừng tự nhiên: Ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2
hình chữ nhật (kích thước (25m x 20m);
+ Rừng trồng: Ô tiêu chuẩn có diện tích 200 m2
hình chữ nhật (kích thước 20m x 10m);
- Thu thập số liệu trong ở tiêu chuẩn:
+ Xác định độ tàn che lô rừng, trường hợp là rừng trồng xác định thêm phương thức trồng, tuổi hoặc năm trồng;
+ Xác định phẩm chất cây theo 3 cấp: tốt (A), trung bình (B), xấu (C);
* Cây có phẩm chất A: Cây có thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành không có u bướu, khuyết tật trên thân;
* Cây có phẩm chất B: Là cây có u bướu, khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể lợi dụng được từ 50-70% thể tích thân cây;
* Cây có phẩm chất C: Là cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn hoặc rỗng ruột chỉ
sử dụng <50% thể tích thân cây
+ Đường kính: Do ở vị trí D1.3 tất cả các cây trong ô, đo một lần theo hướng xuyên tâm ô đo đếm
+ Đo chiều cao vút ngọn: Đo chiều cao vút ngọn của tất cả các cây đã đo đường kính
* Rừng gỗ trồng: Bắt đầu đo cây có D1.3≥ 5cm và đo theo cấp 2cm
(ii) Phương pháp đánh giá hiện trạng rừng:
Hiện trạng rừng được đánh giá thông qua các tiêu chí được quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Cụ thể: một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được các tiêu chí sau:
Trang 33+ Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên
+ Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
(1) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
(2) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
(3) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
(4) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên
+ Tiêu chí rừng trồng:
Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:
(1) Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên
(2) Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên
(3) Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
o Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
o Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
o Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên
- Trạng thái rừng được xác định theo quy định tại Thông tư số BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTN Quy định về điều tra, kiểm
33/2018/TT-kê và theo dõi diễn biến rừng
(iii) Xử lý, tính toán tổng hợp số liệu
+ Nội dung thể hiện ranh giới khu điều tra, tiểu khu, khoảnh, ranh giới hành chính, ranh giới các loại đất lâm nghiệp, loại rừng và các yếu tố địa hình, địa vật khác
Trang 34- Tính toán diện tích: Sử dụng công cụ trong phần mềm Mapinfo để tính toán diện tích các loại đất, loại rừng, sau đó xuất ra dạng file có định dạng xls để tổng hợp lập các bảng biểu Đơn vị tính là ha, lấy 03 số lẻ
- Tính toán trữ lượng:
+ Đối với gỗ, đơn vị tính là m3
; + Thể tích của từng cây gỗ được tính theo công thức: V=G.H.F Hình số F= 0,5 đối với rừng gỗ trồng;
+ Từ trữ lượng bình quân các ô tiêu chuẩn, tính trữ lượng bình quân trên ha, trữ lượng của mỗi lô trạng thái;
+ Tính toán các chỉ tiêu lâm học M/ha, G/ha, N/ha, D1.3bq, Hvnbq;
+ Trữ lượng bình quân trên ha của mỗi lô trạng thái tính trữ lượng của từng lô trạng thái theo khoảnh, tiểu khu và chủ quản lý;
+ Sử dụng phần mềm Exel để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng
g Phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học
Chủ dự án đã hợp đồng với Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện Báo cáo tổng hợp đánh giá tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu vực dự án; Báo cáo là một chuyên đề của báo cáo ĐTM của Dự án Các phương pháp thực hiện gồm:
(i) Phân loại và điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
Dựa theo đặc điểm môi trường sống và thành phần loài, nhóm loài sinh vật chiếm
ưu thế trong sinh cảnh đó để phân chia các hệ sinh thái trong khu vực dự án theo các tài liệu hướng dẫn khoa học
Các hệ sinh thái rừng khu vực thực hiện dự án được nhận biết và phân loại thành các dạng: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái ao hồ/mặt nước dựa vào bản đồ và các tài liệu thứ cấp đã được thu thập Các hệ sinh thái này được phân loại và khoanh vẽ trực tiếp trên các nguồn dữ liệu bản đồ thứ cấp như bản đồ sử dụng đất của tỉnh, bản đồ hiện trạng rừng và sau đó đối chiếu với các nguồn ảnh vệ tinh có độ phân giải trung bình mới nhất (ảnh Landsat 8, Sentinel 2, ảnh Google Earth) Sau khi giải đoán bằng ảnh vệ tinh, tiến hành kiểm chứng và khoanh vẽ bổ sung trên thực địa đối với các trạng thái sai khác so với thực tế
- Công tác điều tra hệ sinh thái được tập trung vào các hệ sinh thái rừng phân bố trên diện tích thực hiện Dự án Hệ sinh thái rừng được điều tra phân cấp thành cấp hệ sinh thái/trạng thái rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều
tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
- Sau khi phân loại được sơ bộ các trạng thái rừng trên bản đồ, tiến hành lập các
ô tiêu chuẩn (OTC) để điều tra chi tiết tính đa dạng trên các trạng thái rừng, OTC điều
tra có diện tích 1.000 m2
Trang 35(ii) Phương pháp điều tra đa dạng sinh học thực vật rừng
- Điều tra đa dạng sinh học thực vật rừng được thực hiện trên các tuyến điều tra
và trong các ô tiêu chuẩn
- Xác định tuyến và ô điều tra Tuyến điều tra được xác định trên bản đồ hiện trạng rừng mới nhất của khu vực thực hiện dự án sao cho tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng, sinh cảnh, thảm thực vật rừng, tuyến đi từ chân lên đỉnh theo hướng Tây, Bắc, Đông, Nam Tổng chiều dài của tuyến cần điều tra là 35 km
- Trên các tuyến bố trí các ô điều tra có diện tích 1.000 m2, đại diện cho các trạng thái Trong các ÔTC, lập các ô dạng bản (ODB) hoặc ô có kích thước nhỏ hơn để điều tra, mô tả thảm thực vật dưới tán, thảm cỏ, đánh giá khả năng tái sinh Số lượng gồm 5 ODB cho mỗi OTC được thiết lập
- Thu thập số liệu trên tuyến điều tra và trong ô tiêu chuẩn Trên tuyến ghi chép toàn bộ các loài thực vật đã gặp Trong ô tiêu chuẩn điều tra ghi chép theo từng nhóm thực vật thân gỗ, nhóm cây bụi, thảm tươi dưới tán và nhóm dây leo, thực bì
+ Đối với thảm thực vật thân gỗ: Ô tiêu chuẩn điều tra đa dạng thực vật được bố trí kết hợp với điều tra đa dạng thực vật
Số lượng ô tiêu chuẩn cho từng trạng thái rừng, số lượng ÔTC phân bố đều trong các trạng thái rừng, bảo đảm theo TT 33/2018 Trong các ô tiêu chuẩn điều tra thành phần loài (tổ thành cây gỗ), các chỉ tiêu sinh trưởng, phẩm chất cây, tình hình sinh trưởng Toàn bộ cây trong ô được xác định tên loài bằng phương pháp chuyên gia dựa trên các tài liệu phân loại thực vật hiện hành
Đường kính thân cây (D1.3, cm) tại vị trí ngang ngực được đo tại vị trí 1.3m trên thân cây bằng thước đo vanh có độ chính xác đến mm
Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) được đo từ mặt đất đến vị trí chóp đỉnh cây bằng thước đo cao (Blumleiss) có độ chính xác đến 0,5 m
+ Đối với thảm thực vật thân thảo: thực vật thân thảo được điều tra trong ô tiêu chuẩn, hệ thống trên tuyến cắt qua thảm thực vật thân thảo Diện tích ô điều tra 25 m2, trong ô điều tra tên loài, độ che phủ, số lượng cá thể loài
+ Nhóm thực vật ngoại tầng (dây leo, cây phụ sinh, bì sinh ) Điều tra thực vật ngoại tầng được điều tra trong ô điều tra thảm thực vật cây gỗ Điều tra nhóm thực vật ngoại tầng trong các ô điều tra cây gỗ gồm có xác định tên loài, tầng phân bố, số lượng + Định danh và giám định mẫu vật nếu hiện trường chưa xác định chính xác loài
- Xác định danh pháp khoa học và phân loại bảo vệ thực vật loài nguy cấp, quý hiếm theo các tài liệu khoa học phân loại trong và ngoài nước:
+ Sách Đỏ Việt Nam (2007) phần II Thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam);
+ IUCN Redlist of Plants - 2017;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã gồm: Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán
Trang 36quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thông báo
số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc phụ lục Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- Xử lý, tính toán số liệu và viết báo cáo:
+ Lập bản đồ đa dạng thực vật rừng khu vực thực hiện dự án bằng các phần mềm chuyên dụng (MapInfo, ArcGIS) Bản đồ đa dạng thực vật rừng được xây dựng trên nền bản đồ thảm thực vật
+ Tổng hợp và phân tích số liệu: Toàn bộ số liệu đều được tổng hợp, phân tích,
so sánh trong quá trình tính toán, phân tích số liệu, rà soát kiểm tra kết quả định loại và xây dựng danh lục, xác định mức độ bảo tồn, tính toán các chỉ số thống kê, các chỉ số
𝑛̅OTC là số cây bình quân trong 1 OTC điều tra
Sinh trưởng đường kính ngang ngực trung bình (𝐷̅, cm) được tính theo công thức:
𝐷̅ = ∑𝑛𝑖=1𝐷𝑖
𝑛Trong đó: 𝐷̅ là đường kính ngang ngực trung bình (cm);
Di là đường kính ngang ngực cây thứ i;
n là số cây trong OTC điều tra
Chiều cao vút ngọn trung bình (𝐻̅𝑣𝑛, m) được tính theo công thức
𝐻̅𝑣𝑛 =∑ 𝐻𝑖
𝑛 𝑖=1
𝑛 Trong đó: 𝐻̅𝑣𝑛 là chiều cao vút ngọn trung bình (m);
Hi là chiều cao vút ngọn cây thứ i;
n là số cây trong OTC điều tra
Tiết diện ngang bình quân (G1.3, m2) được tính theo công thức:
𝐺̅1.3 =∑𝑛𝑖=1𝐺𝑖
𝑛 Trong đó: 𝐺̅1.3 là tiết diện ngang trung bình (m);
Trang 37Gi là tiết diện ngang cây thứ i (Gi = π/4 * (D1.3)2);
n là số cây trong OTC điều tra
Tỷ lệ % theo số cây được xác định theo công thức:
Ni% = (Ni/ NOTC) * 100%
Trong đó: NOTC số lượng cây trong OTC
Thể tích thân cây (V%) được tính theo công thức:
Vi = G1.3,i * Hvn * F Trong đó: Vi thể tích thân cây của cây i;
G1.3,I Tiết diện ngang của cây I;
Hvn chiều cao vút ngọn cây I;
Fhình số tự nhiên (0,45: rừng tự nhiên; 0,5 cho rừng trồng) Chỉ số Shannon-Wiener (H') (Shannon, 1948) được sử dụng để đánh giá mức độ ĐDSH cho thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu, được tính theo công thức:
+ IV%: là tỷ lệ % tổ thành của một loài nào đó so với tổng số loài cây
+ N%: là tỷ lệ % theo số cây của một loài trong quần xã thực vật
+ G%: là tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của một loài trong quần xã thực vật Theo tác giả, những loài cây nào có giá trị IV% >5% là những loài cây có ý nghĩa về mặt sinh thái Thái Văn Trừng cho rằng, nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế Đây là
cơ sở để xác định loài cây ưu thế
Xác định hệ số tổ thành tầng cây cao, tầng cây tái sinh theo công thức:
A= 10
n
m
Trong đó: + A là hệ số tổ thành tầng cây cao, tầng cây tái sinh
+ m là số cá thể mỗi loài trong ô tiêu chuẩn
Trang 38+ n là tổng số cây trong ô tiêu chuẩn
(iii) Phương pháp điều tra đa dạng động vật rừng
Điều tra đa dạng khu hệ thú, chim, lưỡng cư, bò sát, cá nước ngọt và côn trùng được được thực hiện thông qua điều tra hiện trường theo tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn điều tra/điểm điều tra được lập trên tuyến và thông qua phỏng vấn người dân địa phương Trên các tuyến điều tra thành phần và phân bố loài, số lượng cá thể Định danh bằng phương pháp chuyên gia và dựa vào các tài liệu nhận biết và hệ thống phân loại của Việt Nam và khu vực
Xác định danh pháp khoa học và phân loại bảo vệ động vật loài nguy cấp, quý hiếm theo các tài liệu khoa học phân loại trong và ngoài nước: Sách Đỏ Việt Nam (2007) phần Động vật (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - 2007); IUCN Redlist of Animal - 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã gồm: Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Phương pháp điều tra từng khu hệ động vật được thực hiện cụ thể như sau:
(iv) Phương pháp điều tra đa dạng thú
Phương pháp điều tra khu hệ thú gồm phỏng vấn người dân địa phương và khảo sát thực địa
+ Phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn: Phỏng vấn thợ săn, người dân địa phương được tiến hành trước khi điều tra thực địa Các câu hỏi phỏng vấn nên là các câu hỏi mở, đơn giản và rõ ràng, và tập trung vào tìm hiểu chung về các loài động vật
có trong khu vực
+ Điều tra trên tuyến điều tra động vật:
Tuyến điều tra được thiết kế dựa trên đặc điểm sinh cảnh ưa thích của đối tượng cần điều tra, mỗi tuyến dài từ 1,5 - 6,0 km tùy thuộc địa hình Các tuyến điều tra được thiết kế theo đường thẳng nhằm đảm bảo điều tra số lượng chính xác nhất
Tuyến điều tra ban ngày được thực hiện để quan sát trực tiếp các loài động vật nghiên cứu (thú, chim, bò sát, côn trùng) hoặc các dấu vết hoạt động của chúng (lối đi, phân, hang tổ, tiếng kêu, v.v…) Các tuyến điều tra xuyên qua các dạng sinh cảnh khác nhau của mỗi khu vực khảo sát và thường có chiều dài 1,5-6km mỗi tuyến tùy thuộc vào điều kiện địa hình
Tuyến điều tra ban đêm được thực hiện ở những nơi điều kiện cho phép (địa hình, thời tiết thuận lợi) sẽ tiến hành khảo sát ban đêm để quan sát các loài động vật hoạt động về đêm (Thú, bò sát, ếch nhái và một số loài chim)
Trang 39+ Điều tra theo điểm: Một số điểm điều tra sẽ được thiết lập để điều tra các loài động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm vượn Các điểm nghe được thiết lập trên dông hoặc đỉnh núi để bao phủ được diện tích lớn Thời gian điều tra từ 5h sáng đến 10h sáng
- Một số tài liệu liệu nhận diện nhanh các loài thú có hình ảnh minh họa ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (South-East Asian):
“A Photographic Guide to Mammals of South-East Asia” của tác giả Francis, C
Ngoài ra, có 3 cuốn tài liệu được viết cho 3 VQG, gồm: Sổ tay ngoại nghiệp
nhận diện thú khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, 2000),
Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú lớn của KBTTN Pù Mát (Phạm Nhật,
Nguyễn Xuân Đặng, 2000) và Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú của VQG
Cát Tiên (Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng và Gert Polet, 2001)
- Các thông tin cần thu thập bao gồm: vị trí phát hiện, tên loài, dấu hiệu ghi nhận,
số lượng, khoảng cách, góc phương vị Tọa độ vị trí ghi nhận được xác định bằng máy định vị GPS
(v) Phương pháp điều tra đa dạng chim
- Điều tra khu hệ chim áp dụng hai phương pháp điều tra ngoài thực địa và phỏng vấn người dân địa phương
+ Điều tra ngoài thực địa:
Điều tra theo tuyến: Tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh khác nhau Trên tuyến quan sát bằng mắt hoặc ống nhòm về hình thái các loài chim gặp, nghe tiếng hót, ghi
âm và chụp ảnh chim (nếu có thể) để đối chiếu, định loại sau này Xác định số lượng
cá thể bằng đếm hoặc ước lượng
Điều tra theo điểm: Một số điểm điều tra sẽ được thiết lập để điều tra các loài chim Các điểm nghe được thiết lập trên dông hoặc đỉnh núi để bao phủ được diện tích lớn Thời gian điều tra từ 5h sáng đến 10h sáng
+ Phỏng vấn người dân: Phỏng vấn người dân có kinh nghiệm, hiểu biết về chim trong vùng Sử dụng các bộ ảnh màu để nhận biết trong quá trình phỏng vấn Thông qua phỏng vấn thu thập các thông tin về các loài phổ biến, thời gian xuất hiện và tình hình săn bắt chim ở địa phương,
- Người điều tra đi dọc trên các tuyến với tốc độ 1-2km/h, quan sát kỹ lưỡng và lắng nghe tiếng kêu của con vật Tại các điểm nghi ngờ và bãi trống, người điều tra sử dụng ống nhòm cầm tay quan sát Ngoài ra, người điều tra tiến hành sử dụng máy ảnh
để chụp hình ảnh của con vật Các thông tin cần thu thập khi bắt gặp con vật bao gồm:
vị trí phát hiện, tên loài dự kiến, dấu hiệu ghi nhận, số lượng, khoảng cách, góc
Trang 40phương vị Các thông tin này sẽ được ghi vào biểu điều tra được thiết kế sẵn Tọa độ
vị trí ghi nhận được xác định bằng máy định vị GPS
Căn cứ vào các dấu hiệu ghi nhận (quan sát trực tiếp đặc điểm hình thái của chim, thú; tiếng kêu, tiếng hót) tiến hành định danh loài theo các tài liệu nhận diện Một số tài liệu liệu nhận diện nhanh các loài chim có hình ảnh minh họa ở Việt Nam
và khu vực Đông Nam Á (South-East Asian):
“Chim Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cử, Lê Trải và Phillips, K, (2000; 2005);
“Birds Southeast Asia” của tác giả Craig Robson (2005);
“A Field guide to the Birds of South - East Asia” của tác giả Craig Robson
(2008);
“Các loài chim Việt Nam” của Lê Mạnh Hùng và cs (2020)
Việc xây dựng danh sách các loài chim, thú tuân theo trình tự sắp xếp các bộ, họ, loài (thứ tự loài) đúng theo tài liệu sử dụng phân loại Tên phổ thông, tên khoa học và hệ
thống phân loại các loài chim được sử dụng theo tài liệu cập nhật tiêu biểu như: “Các loài
chim Việt Nam” của Lê Mạnh Hùng và cộng sự (2020) Tên phổ thông, tên khoa học và
hệ thống phân loại các loài thú được sử dụng theo tài liệu cập nhật tiêu biểu như “Phân
loại học lớp thú (Mammalia)” của tác giả Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009)
(vi) Phương pháp điều tra đa dạng lưỡng cư, bò sát
Điều tra đa dạng khu hệ lưỡng cư, bò sát giới hạn điều tra đối với các loài trên cạn Điều tra đa dạng lưỡng cư, bò sát trên cạn được thực hiện trên tuyến điều tra và thông qua phỏng vấn thu thập thông tin
+ Điều tra theo tuyến: Tuyến điều tra đa dạng lưỡng cư, bò sát trên cạn được thiết
kế đảm bảo đi qua các sinh cảnh, các tuyến song song, cách đều nhau Trên tuyến điều tra quan sát dấu vết (chân, phân ) của các loài và lập các ô tiêu chuẩn để điều tra thành phần loài, mức độ phong phú về cá thể và xác định các nhân tố ảnh hưởng + Phỏng vấn người dân địa phương: Thu thập thông tin thông qua phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn về các loài phổ biến ở địa phương, khu vực, thời gian xuất hiện loài
+ Định loài lưỡng cư bò sát bằng phương pháp chuyên gia và dựa vào các hình ảnh của các tài liệu nhận dạng lương cư bò sát
Trong ngày, thời gian điều tra bò sát trên tuyến được thực hiện cả ban ngày và ban đêm tùy thuộc vào nhóm loài điều tra (các loài rắn lục, Cạp nong, Cạp nia…thường kiếm ăn vào ban đêm nhưng nhiều loài kiếm ăn ban ngày như Sọc dưa,
Hổ châu, Rắn ráo…) Thời gian điều tra ban ngày được thực hiện từ 7:00 - 17:00, điều tra đêm được thực hiện từ 18:00 - 22:00 Người điều tra đi chậm trên các tuyến
đã được định sẵn với tốc độ 1,0 - 1,5 km/h, quan sát kỹ lưỡng vào các điểm quan trọng và lắng nghe tiếng kêu của con vật Trong quá trình điều tra trên tuyến, người điều tra quan sát trực tiếp bằng mắt thường trên mặt đất, trên thân cây, cành lá, dưới nước để phát hiện loài qua hình dạng, màu sắc, cách di chuyển
Khi quan sát thấy con vật, người điều tra sử dụng máy ảnh chụp lại hình ảnh; thu thập dữ liệu ghi vào sổ tay ngoại nghiệp hoặc biểu ghi mẫu: tọa độ ghi nhận, độ