1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Toà án đối với các tranh chấp dân sự và thực tiễn tại Toà án nhân dân quận Thanh Xuân

69 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Quyền Theo Lãnh Thổ Của Tòa Án Đối Với Các Tranh Chấp Dân Sự Và Thực Tiễn Tại Tòa Án Nhân Dân Quận Thanh Xuân
Tác giả Bùi Duy Khánh
Người hướng dẫn Th.S. Vũ Hoàng Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật Quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 43,71 MB

Nội dung

KHAI NIEM THAM QUYEN THEO LANH THO CUA TOA AN DOI VOI CAC TRANH CHAP DAN SU Xác định thâm quyén giải quyết vu án của Tòa án là một trong những yêu cầuquan trọng của việc kiểm tra điều ki

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI DUY KHÁNH

441537

THÂM QUYEN THEO LANH THO CUA TOA

AN DOI VOI CAC TRANH CHAP DAN SU VA THUC TIEN TAI TOA AN NHAN DAN QUAN

THANH XUAN

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI DUY KHÁNH

441537

THẤM QUYEN THEO LANH THO CUA TOA

AN DOI VOI CAC TRANH CHAP DAN SU VA THUC TIEN TAI TOA AN NHAN DAN QUAN

THANH XUAN Chuyên ngành: Pháp luật Quốc tế

TH.S VU HOANG ANH

Ha Nội — 2023

Trang 3

Lời cam đoan và ô xác nhận của giảng viên hướng dẫn

LOI CAM DOAN

Toi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu cua riêng tôi, các kêt luận, sô liệu trong khóa luận tot nghiệp là trung thực, dam bao độ tin cậy./.

Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp

giảng viên hướng dân (Ký và ghi rõ họ tên)

li

Trang 4

DANH MỤC KI HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIET TAT

: Bộ luật Dan su nam 2015

: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: Tổ tụng dân sự

: Pháp luật Tố tụng dân sự: Tham quyền theo lãnh thé

: Toa án nhân dân

: Tòa án nhân dân Tối cao: Chứng nhận quyền sử dụng đất: Bất động sản

: Kinh doanh thương mại

: Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án Nhân dân

tối cao số 04/2017/NQ-HDTP ngày 05/05/2017 hướng dẫn một sô quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192

Bộ luật tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơnkhởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án

: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XIII số 27 ngày 09/11/2022 về tiếp tụcxây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt

Nam trong giai đoạn mới.

: Thông tư số 03/NCLP ngày 03/3/1966 của TAND tối

cao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn

: Văn bản của Hội đồng Thâm phán Tòa án Nhân dântối cao số 01/2017/GĐ-HĐTP ngày 07/04/2017 về giải

đáp một sô vân dé nghiệp vu.

Trang 5

MỤC LỤC Nội dung

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục kí hiệu hoặc các chữ cái viết tắt

Mục lục

MỞ DAU

Tính cấp thiết của đề tài

Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Kết cau của khóa luận

CHƯƠNG 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THAM QUYEN THEO

LANH THO CUA TOA AN DOI VOI CAC TRANH CHAP DAN SU

1.1 Khái niệm thâm quyền theo lãnh thé của tòa án đối với các tranh chap

dân sự

1.2 Đặc điểm của thâm quyền theo lãnh thô đối với các tranh chấp dân sự

1.3 Ý nghĩa của việc xác định thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé

1.4 Cơ sở khoa học của việc xây dựng thâm quyền theo lãnh thổ của tòa án

1.4.1 Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự thuận lợi khi giải quyết vụ việc dân

sự và quá trình thi hành án dân sự

1.4.2 Xuất phát từ yêu cầu phải đảm bảo giải quyết tranh chấp dân sự đúng

đắn, khách quan, công bằng

1.4.3 Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyên tự định đoạt của đương sự trong

quá trình giải quyết tranh chap dân sự

1.4.4 Xuất phát từ yêu cầu thấm quyền theo lãnh thổ phải phù hợp với loại

quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết

1.4.5 Xuất phát từ yêu cầu thể chế đường lối của Đảng về cải cách tư pháp

KET LUẬN CHUONG 1

IV

Số trangi ii 11 iv 01 01 02 03 04 04 05 05 06 07

07 12 13 14 14 15 16 17 17 18

Trang 6

CHUONG 2 THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUAT TO TUNG

DÂN SỰ VE THÂM QUYEN THEO LANH THO DOI VỚI CAC

TRANH CHAP DAN SU

2.1 Xác định tham quyền theo lãnh thé đối với các tranh chấp dân sự có đối

tượng là bât động sản

2.2 Xác định thắm quyền theo lãnh thé đối với các tranh chap dân sự có đối

tượng không phải bât động sản

2.2.1 Xác định thâm quyền theo lãnh thé đối với các tranh chấp theo sự thỏa

thuận của các bên đương sự

2.2.2 Xác định thâm quyền theo lãnh thé đối với các tranh chấp theo sự lựa

chọn của nguyên đơn

2.2.3 Xác định thâm quyền theo nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn

KET LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TO TUNG DAN

SU VE THẤM QUYEN THEO LÃNH THO TAI TOA ÁN NHÂN DÂN

QUAN THANH XUAN VA MOT SO KIEN NGHI HOAN THIEN

PHAP LUAT

3.1 Thue tién thuc hién

3.1.1 Tổng quan những kết qua đạt được

ch 1 2 Những hạn ché, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật

về thâm quyên cua Tòa án theo lãnh thô tại TAND quận Thanh Xuân

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về thầm quyền theo

lãnh thổ

3.2.1 Cụ thé hóa đối tượng của tranh chap là bat động san tại điểm c khoản

1 điêu 39 BLTTDS 2015

3.2.2 Cụ thé hóa quy định về thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, làm việc

của bị đơn là cá nhân, trụ sở của pháp nhân

3.2.3 Xây dựng quy định về thứ tự ưu tiên của các tiêu chí lựa chọn Tòa án

có thâm quyên giải quyêt theo lãnh thô

3.2.4 Quy định thêm điều kiện để lựa chọn Tòa án giải quyết trong trường

hợp có nhiêu Tòa án có thâm quyên giải quyêt

3.2.5 Quy định xác định thâm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong trường

hợp cân sự chuyên hóa vụ việc

3.2.6 Bồ sung các quy định về quyền thỏa thuận giữa các đương sự theo

hướng hợp lý và đây đủ hơn

3.2.7 Bồ sung quy định về thâm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án theo lãnh

thô đôi với các tranh châp thừa kê

KET LUẬN CHUONG 3

KET LUAN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

20

20 28 28 3l 34 39

4]

4] 4] 43 51 s2 53 54 33 56 56 57 af 58

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI

Trong lich sử hình thành va phat triển xã hội loài người từ xưa đến nay, quyềnlực luôn là vấn đề được quan tâm và tồn tại nhiều tranh luận bởi nhiều học giả, đặcbiệt là các luận giải về quyền lực Nhà nước Quyên lực Nhà nước lại được phân bổcho các cơ quan nhà nước và từ đó hình thành nên thâm quyền của chính các cơ quan

đó Các nhà kinh dién của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng mỗi cơ quan nhà nước cóthẩm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định! và cơ quan Tòa án cũng khôngngoại lệ Tư tưởng về thâm quyền của Tòa án đã xuất phát và hình thành lâu đời trênthé giới Khi mà nhà nước thông qua công cụ điều chỉnh xã hội là pháp luật trao cho

cơ quan công quyền hoặc cơ quan tài phán thực hiện những công việc nhất định hoặcthâm cứu và xét xử một vu kiện? Trải qua thời gian cùng với sự tiến bộ của tư duypháp lý hiện đại, các quy định về thâm quyền của Tòa án đều được các quốc gia thừanhận là quyền xem xét giải quyết vụ việc và quyền ra các quyết định khi giải quyết

vụ việc, từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa các nhóm quyền với nhau hìnhthành một hệ thống đầy đủ về thâm quyền của Tòa án

Ở Việt Nam, các co quan nhà nước có thẩm quyên xét xử lập thành hệ thốnggọi là “Tòa án nhân dân” (TAND) và nhà nước Việt Nam đã cụ thê thâm quyền củaTòa án dưới ba góc độ là thâm quyền theo loại việc, thâm quyền của Tòa án các cấp

và thâm quyền của Tòa án theo lãnh thỏ Khác với hai loại thâm quyền còn lại, thâmquyền của Tòa án theo lãnh thổ (TQTLT) thê hiện bản chất là giải quyết mỗi tươngquan giữa yêu cau đảm bảo thuận lợi cho Tòa án giải quyết tranh chấp và bảo damquyền tham gia tố tụng, quyền thỏa thuận hay tự định đoạt của các đương sự khi thamgia vào quan hệ pháp luật thuộc sự điều chỉnh của pháp luật Tố tụng dân sự(PLTTDS) Lí luận căn bản về TQTLT của Tòa án được ghi nhận từ sớm trong dòngchảy pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử ngay từ giai đoạn văn bản Bắc kìpháp viện biên chế năm 1921 đã xây dựng những nén tảng quy định cho đến Bộ luật

Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 chính thức có hiệu lực và đi vào đời sống

! Võ Trí Hào (1994), Tim hiểu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo Hién pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.11.

? Dalloz (2014), Lexique des termes juridiques, tr.122.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Tir điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb CAND, Hà Nội, tr.232,233.

4 Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Hữu Tiến (1923), Lược khảo về Bộ Luật mới ở Bắc Kì, Nxb H, Nhà in Kim Đức

Giang, Hà Nội, tr.19, 20.

1

Trang 8

Thực tiễn cho thấy, những quy định về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé cơbản đã đáp ứng được yêu cầu của thực tế nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, batcập trong quá trình áp dụng, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, hoàn thiện thêm nhằm đápứng được tình hình kinh tế xã hội đất nước ta hiện nay Từ đó có sự đánh giá chânthực về tính hợp lý của pháp luật và đề xuất những kiến nghị có giá trị hoàn thiệnpháp luật về vấn đề TQTLT của Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp dân sự.

Do đó, việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận, các vấn đề pháp lý vềTQTLT của Tòa án đối với các tranh chấp dân sự với mục tiêu bảo đảm việc hiểu và

áp dụng thống nhất các quy định pháp luật là một đòi hỏi bức thiết Từ đây, nội dungkhóa luận sẽ tập trung nghiên cứu và trình bày đề tài “7»ẩm quyền theo lãnh thổ củaTòa án đối với các tranh chấp dân sự và thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận ThanhXuân ” với hi vọng sẽ đóng góp một phần những giá trị khoa học được đúc kết từ cácnội dung lý luận cho đến góc nhìn thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

2 TÓM TAT TINH HÌNH NGHIÊN CUU DE TÀI

TQTLT cua Tòa án là một nội dung quan trọng cua PLTTDS Việt Nam Qua

quá trình nghiên cứu tìm hiểu, hiện nay đã có các công trình nghiên cứu chuyên sâu

về van đề thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thé nhưng số lượng không quá nhiều,được thê hiện dưới nhiều hình thức thê hiện khác nhau như sau:

- Trước khi BLTTDS 2015 được ban hành, một số công trình có thé kế đến như:Luận án tiến sĩ về “Phan cấp thẩm quyên giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thong

Toa an ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Thu Hà Luận án đã chỉ ra một

khái niệm khoa học về thâm quyên của Tòa án theo lãnh thổ, các quy định của phápluật thời kỳ đó về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thô và một số kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật về van đề này Ngoài ra, còn có luận văn thạc sĩ “Tham quyển

sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ quy định cua Bộ luật 1t 6 tung dan su 2004”của tac giả Nguyễn Kim Thịnh và Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyên sơ thẩm dân sự củaTòa án theo lãnh thổ và thực tiễn áp dụng tại Thành pho Ha Noi” cua tac gia Bé HoaiAnh Tiến sĩ Trần Anh Tuấn đã có bài viết “Thẩm quyên dân sự của Tòa án theo lãnhthổ đưới góc nhìn lịch sử và so sánh ” tại tạp chí Luật học số 10/2013 tập trung nghiên

cứu, phân tích những tiêu chí, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp

luật của một số nước về thâm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thé dé thấy được sựhợp lý và chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật về thâm quyền của Tòa án

Trang 9

theo lãnh thổ; Tác giả Vũ Thị Hồng Vân có bài viết “Về mở rộng thẩm quyên củaTòa án cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp, kinh doanh thương mại ” đăngtrên Tạp chí Kiểm sát, số xuân, tháng 1 năm 2006 Điểm chung của các công trình

nghiên cứu nêu trên là đã có sự tập trung nghiên cứu quy định pháp luật liên quan

đến nội dung đề tài theo văn bản BLTTDS năm 2004, tuy là văn bản pháp quy này

đã hết hiệu lực và có nhiều sự thay đôi, điều chỉnh nhưng dưới góc độ nghiên cứu vẫn

có giá trị tham khảo làm cơ sở dé phát triển nghiên cứu

- Sau khi BLTTDS 2015 được ban hành, tác giả Nguyễn Hải Yến đã công bốLuận văn thạc sĩ về “Tham quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thồ” Nộidung luận văn tác giả Hải Yến đã phân tích những van dé lý luận cơ bản bằng việcđưa ra khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thâm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ;phân tích quy định của pháp luật và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Trong vòng

5 năm trở lại đây, đã có thêm một sé công trình nghiên cứu như: Luan van thạc sĩ

“Thẩm quyên sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thực tiễn tại các Tòa dn ởtỉnh Sơn La” của tác giả Nguyễn Cảnh Vinh; Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyên dân sựcủa Tòa án theo lãnh thé tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng từ Khoa Luật

— Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhìn chung, các tác giả đã có định hướng nghiên cứu về nội dung nghiên cứucủa đề tài nhưng các bai viết, bài nghiên cứu mới chỉ tiếp cận ở một số khía cạnh, đốitượng của vấn đề thâm quyền xét xử sơ thâm nói chung và thâm quyền theo lãnh thổ

nói riêng, mà chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu đánh giá một cách hệ

thống về các quy định của pháp luật, thực trạng và hiệu quả thực thi pháp luật về thâmquyền của tòa án theo lãnh thé, đặc biệt là vẫn còn hạn chế trong việc liên hệ thựctiễn áp dụng pháp luật về TQTLT đối với cụ thể một TAND trên địa bàn các thànhphố lớn như Hà Nội

Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả, có thé thấy van đề thâm quyền củaTòa án theo lãnh thé là một van đề khá phức tạp, liên quan trực tiếp đến các quy địnhcủa pháp luật còn nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau nên cần được nghiên cứumột cách kỹ lưỡng, làm cơ sở dé Tòa án tiến hành thụ lý và giải quyết một cách hiệu

quả các tranh châp giữa các đương sự.

3 Y NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN CUA ĐÈ TÀI

Trang 10

- Về mặt lý luận khoa học: Đề tài đã đóng góp thêm một phần vào mảng lý luậnPLTTDS về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé vốn đang còn nhiều quan điểm

chưa thong nhat Day co thé được coi là những kiến thức lý luận căn bản và có hệ

thong về nguyên tắc xác định thẩm quyền, góp phan làm phong phú thêm hệ thống lý

luận của khoa học luật TTDS.

- Về hoạt động thực tiễn lập pháp: Những kết quả nghiên cứu của dé tài có théđược tiếp tục nghiên cứu tham khảo, vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn thiệncác định chế về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thô

- Về hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật: Nội dung của đề tài góp phần thúcđây việc nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện cơ chế áp dụng pháp luật trong việc xác địnhthâm quyền của Tòa án theo lãnh thé, đặc biệt là trong quá trình giải quyết tranh chấpcác vụ án trên thực tế tại các tòa án

4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là:

- Tìm hiéu các quan điêm, học thuyét của các nhà nghiên cứu liên quan đên TQTLT của Tòa án xây dựng hệ thông lý luận cơ bản vê thâm quyên của Tòa án nói chung và TQ TLT nói riêng.

- Nêu và làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở khoa học của việc xâydựng pháp luật về TQTLT của Tòa án Từ đó có sự rà soát toàn diện các quy định củapháp luật hiện hành về TQTLT nhằm đánh giá thực trạng của PLTTDS Việt Nam về

5 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận, các học thuyết cơbản liên quan đến TQTLT của Tòa án đối với các tranh chấp dân sự Xem xét các quyđịnh của pháp luật Việt Nam về TQTLT của Tòa án đối với các tranh chấp dân sự tại

Trang 11

BLTTDS năm 2015 đồng thời có sự so sánh đối chiếu với BLTTDS năm 2004 sửađôi năm 2011; thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật TTDS hiện hành vềthâm quyên giải quyết tranh chap dân sự theo lãnh thé của TAND quận Thanh Xuântrong vài năm gần đây, xác định những hạn chế, vướng mac trong thực tiễn thực hiệnpháp luật về vẫn đề này và rút ra nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc.

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong giới hạn nghiên cứu là một đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, việctiến hành thực hiện dé tài này tập trung vào nội dung thâm quyền của Toa án theolãnh thô đối với các tranh chấp dân sự mà không đi vào nghiên cứu vẫn đề thâm quyềncủa Tòa án với khía cạnh “quyền hạn” — tức là quyền ban hành các bản án, quyết định

để giải quyết các tranh chấp dân sự, không nghiên cứu vấn đề TQTLT của Tòa án

trong việc giải quyêt việc dân sự.

- Về văn bản pháp luật: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định củaBLTTDS 2015 so sánh đối chiếu với BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011

về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thổ; tìm ra những ưu điểm, hạn chế và dé ra giảipháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc xác định thâm quyên dân

sự của Tòa án theo lãnh thé

- Về không gian và thời gian: Khóa luận trình bày hoạt động áp dụng pháp luật

về xác định TQTLT của TAND quận Thanh Xuân và tập trung tới những tranh chấpdân sự nồi bật tại Tòa án Trong khoảng thời gian từ khi quy định về TQTLT của Tòa

án tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 cho đến Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 banhành và được đưa vào thi hành trên thực tế đến nay

7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Phương pháp luận: Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở vận dụng cácnguyên lý phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, quan điểm duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước qua các thời kì lịch sử.

* Phương pháp nghiên cứu: Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, khóaluận đã sử dụng những nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học Cụ thể, phươngpháp lịch sử được sử dụng đề nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của khái niệmTQTLT; phương pháp phân tích và bình luận được sử dụng dé đem lại góc nhìn đa

Trang 12

chiều và làm rõ các quy định về TQTLT của Tòa án trong pháp luật TTDS hiện hành;phương pháp so sánh được sử dụng để chỉ ra những điểm khác biệt về mặt quy định

TQTLT của Tòa án từ pháp luật TTDS Việt Nam qua các thời kì khác nhau từ đó làm

rõ những điểm tiến bộ và hạn chế của quy định pháp luật hiện hành; phương phápdiễn dịch, quy nạp và tong hop được người viết sử dụng dé khái quát các ý chính théhiện rõ trong từng van dé cụ thé, giúp cho các ý tưởng trong khóa luận được trình bàykhoa học và dễ tiếp cận

8 KET CẤU CUA KHÓA LUẬN

Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ngoài phần

mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung khóa luận đượckết cau thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận về thâm quyền theo lãnh thé của Tòa án đốivới các tranh chấp dân sự

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật Tố tụng dân sự về thâm quyền theolãnh thô đối với các tranh chấp dân sự

Chwong 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật Tổ tụng dân sự về thâm quyền theolãnh thô tại Tòa án nhân dân Quận Thanh Xuân và một số kiến nghị hoàn thiện pháp

luật.

Trang 13

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THÂM QUYEN

THEO LANH THO CUA TOA AN DOI VOI CAC TRANH CHAP DAN SU

1.1 KHAI NIEM THAM QUYEN THEO LANH THO CUA TOA AN DOI

VOI CAC TRANH CHAP DAN SU

Xác định thâm quyén giải quyết vu án của Tòa án là một trong những yêu cầuquan trọng của việc kiểm tra điều kiện thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự.Ngoài việc xác định rõ thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, theo cấp xét xử, theo

sự lựa chọn của nguyên đơn, thâm quyên giải quyết vụ án trong trường hợp chưa cóđiều luật để áp dụng thì việc xác định TQTLT là việc làm rất quan trọng Trước hết,cần làm rõ các khái niệm cấu thành bao gồm: khái niệm về thâm quyền của Tòa án,

khái niệm tranh châp dân sự, khái niệm lãnh thô

Về khái niệm thâm quyền của Tòa án, thuật ngữ “thẩm quyền” theo nghĩanguyên thủy có lich sử bắt nguồn từ tiếng La tinh là "compotentia", gồm có hai nghĩa:Nghĩa thứ nhất thể hiện phạm vi các quyền hạn của các cơ quan người có chức vụnào đó; Nghĩa thứ hai là phạm vi những kiến thức, kinh nghiệm mà ai đó có Ý nghĩathứ nhất trong khoa học pháp lý va quản lí thường được hiểu băng thuật ngữ “thâmquyền pháp lý” Ý nghĩa thứ hai được hiểu là “thâm quyền chuyên môn”Š Trongphạm vi của khóa luận, nội dung sẽ tập trung trình bày thâm quyền với ý nghĩa làthâm quyền pháp lý

Dưới góc độ một thuật ngữ đơn thuần, Từ điển Tiếng việt định nghĩa “thâm

quyền” là quyền xem xét dé kết luận và định đoạt một vấn dé pháp luật” Theo cách

giải nghĩa này, thâm quyền được hiểu là việc một cơ quan Nhà nước được phép tựmình nhìn nhận sự việc và đưa ra ý kiến riêng dé giải quyết van đề một cách phù hợptheo quy định của pháp luật Từ điển Luật học diễn giải thâm quyền là “tổng hợp cácquyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tô chức thuộc hệ thống bộmáy nhà nước do pháp luật quy định”” Theo cuốn Black’s Law Dictionary thì thẩm

quyên là việc đê cập đên một cơ quan công quyên có thê được xem xét và giải quyêt

5 Nguyễn Cửu Việt (2005), “Cai cách hành chính”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, Số: 01/08/2005, tr.17.

5 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Việt Nam, tr.922.

7 Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Việt Nam, tr.459.

7

Trang 14

một việc gì theo pháp luật khi nó có một khả năng cơ bản và tối thiêuŠ Nhìn chung,các khái niệm nhắc đến thâm quyên là dé cập tới mối quan hệ gắn chặt với khả năng

của cơ quan công quyên khi thực hiện việc xem xét giải quyêt một vân đê nào đó.

Nghiên cứu các công trình khoa học pháp lý, ý kiến của tác giả Lê Hoài Namcho răng: “Thâm quyên là quyền được thực hiện những hành vi pháp lý mà pháp luậtgiao cho một tổ chức hoặc nhân viên Nhà nước”, còn Tiến sĩ Lê Thi Hà trong luận

án “Phân cấp thẩm quyên giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thong Tòa án ở ViệtNam trong giai đoạn hiện nay” đưa ra khái niệm: “Thâm quyền là tông hợp các quyền

mà pháp luật quy định cho một cơ quan, tô chức hoặc một công chức được xem xétgiải quyết những công việc cụ thé trong lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực

10” “Nhu vậy, dù nhìn nhận dưới bat cứ góc độ

hiện chức năng của bộ máy nhà nước

nào thì khái niệm vê thâm quyên đêu hướng đên việc chỉ ra chức năng, nhiệm vụ va quyên hạn của một cá nhân, tô chức trong việc giải quyết một sự việc theo quy định của pháp luật.

Về khái niệm thấm quyền của Tòa án, dựa trên nền tảng chức năng cơ bản củaTòa án là cơ quan xét xử tại một quốc gia, được trao quyền lực nhà nước thực hiệnchức năng xét xử Dựa vào góc độ cơ cau tô chức thi Tòa án là một co quan nhà nướcthuộc bộ máy nhà nước được tô chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất,không phân chia, nhưng có sự phân công giữa ba nhóm quyên lập pháp, hành pháp

và tư pháp!! TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, với chức năngxét xử và để thực hiện trơn tru chức năng và nhiệm vụ của mình thì Tòa án cần đượcxác định cụ thé phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý hay còn được gọi là thầmquyền của cơ quan Tòa án Nghiên cứu xây dựng khái niệm khoa học về thâm quyền

của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi, cách thức thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của Tòa án Thâm quyền của Tòa án không chỉ xác định phạm

vi công việc cua Tòa án ma còn giới hạn phạm vi những công việc giữa Tòa án với

8 West Publishing Co (2001), Black’s Law Dictionary, US.UK, tr.298.

? Lê Hoài Nam (1997), Thẩm quyên xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tổ tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,

Trường đại học Luật Ha Nội, tr.55.

0 Lê Thi Ha (2005), Phân cấp thẩm quyên giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thong Tòa án ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay, Luan an tiên sĩ, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr.43

!! Trần Ngọc Đường (2009), “Tìm hiểu nguyên tắc Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Sô: 2/2009, tr.15.

Trang 15

những cơ quan nhà nước khác; thâm quyên của Tòa án còn định ra giới hạn thâm quyên cho các Tòa án các câp đê phân định các loại việc thuộc thâm quyên xét xử.

Có quan điểm cho rằng thâm quyền của Tòa án là quyền xét xử, bao gồm nhiềumặt, nhiều khía cạnh, mang tính lịch sử cụ thể quy định quyền xét xử của Tòa án Nộidung của nó do các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và các điều kiện khác quyếtđịnh!? Đây cũng là một quan điểm học thuật độc đáo nhưng Tòa án qua đó mới chỉthể hiện được tính xã hội, chưa thể hiện được tính quyền lực nhà nước Trong khi,thâm quyên của Tòa án tồn tại trên cơ sở quyền lực nhà nước bởi nói đến thẩm quyền

là nói đến sự gan bó mật thiết với co quan công quyền, thuộc tính của quyền lực nhànước Cũng có quan điểm định nghĩa rộng hơn về thẩm quyền của Tòa án là quyềnxét xử những vụ án hình sự, giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự; hônnhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động: giải quyết các vụ án hành chính

và giải quyết các vụ việc khác trên cơ sở quyền lực nhà nước và được quy định bởipháp luật!° Theo Tham phán Dao Si Hùng và Tiến sĩ Nguyễn Minh Hang cho rangviệc dé cập đến thâm quyền chung về dân sự của Tòa án chính là tổng hợp các loạiviệc về dan sự mà Tòa án là co quan có thẩm quyền thụ ly và giải quyết theo thủ tục

tố tung dân sự '

Dễ dàng nhận thấy, các quan điểm trên đều được xây dựng trên cơ sở nhữngphân tích lý luận về khoa học pháp lý tương đối đầy đủ và hợp lý Tuy nhiên, dé cóđược sự thông hiểu thống nhất, có thé tóm gọn lại thấm quyền của Tòa án hay cụ thé

là thâm quyền dân sự của Tòa án là “quyên xem xét giải quyết các vụ việc và quyênhạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục Tổ tụng dân

và khi đã căn cứ vào thâm quyên, Tòa án xác định phạm vi quyên

sự của Toa an”

hạn của mình trong việc tiêp nhận, giải quyêt những tranh châp dân sự do các chủ thê

có quyên yêu câu Mặt khác, thâm quyên của Tòa án cũng là căn cứ pháp lý đê cá

nhân, cơ quan, tô chức được quyên đòi hỏi Tòa án bảo vệ quyên khi bị xâm phạm.

!ˆ Lemeunier (1988), Dictionaire juiridique, La maison du dictionnaire, Paris, tr.92.

Trang 16

Về khái niệm tranh chấp dân sự, Từ điển Tiếng Việt xác định: “Tranh chấp làviệc giành nhau một cách giằng co không rõ thuộc về bên nào Tranh chấp cũng cónghĩa là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi

giữa hai bên!”” Từ nội hàm khái niệm tranh chấp, có thể hiểu tranh chấp dân sự chính

là những xung đột, mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích của các chủ thể trong

quan hệ dân sự (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản)!Š phát sinh trong các lĩnh vực:

Dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình Xác định quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản Quan hệ tài sản bao

giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thé hiện dưới dang này hay dạng khac!®còn quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của

cá nhân hay các tô chức”.

Tranh chấp dân sự và giải quyết các tranh chấp dân sự hiện nay được xác định

và hiểu bắt đầu từ việc nhìn nhận một vụ án dân sự, khi căn cứ vào nội dung tranhchấp về dân sự và được xác định là thuộc thầm quyền giải quyết của Tòa án Mối liên

hệ tương quan giữa thuật ngữ “tranh chấp dân sự” và “vụ án dân sự” là tương đối rõràng, không phải tất cả các vụ án dân sự đều là các tranh chấp dân sự nhưng nhữngtranh chấp dân sự sẽ trở thành vụ án dân sự”!, vì thé trong nội dung khóa luận sẽ linhhoạt sử dụng hai thuật ngữ dé phù hợp với ngữ nghĩa và dụng ý sử dụng Mặt khác,trong thực tiễn xét xử, việc dân sự sẽ được giải quyết theo thủ tục khác với giải quyết

vụ án dân sự, vì vậy, khóa luận sẽ không nghiên cứu TQTLT của Tòa án giải quyếtviệc dân sự, nên những vấn đề liên quan đến việc dân sự không được di sâu nghiêncứu.Như vậy, giải quyết tranh chấp dân sự là nói đến việc Tòa án sẽ giải quyết nhữngxung đột, mâu thuẫn quyền lợi của các chủ thé trong quan hệ dân sự phát sinh trong

‘7 Viện Ngôn ngữ học (2003), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, Việt Nam, tr.1024.

'8 Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015.

! Trường Dai học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình luật dén sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.8.

?9 Tiđd, chú thích 11, tr.8

?! Tdd, tr.34.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trinh Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 165.

Trang 17

từng quốc gia, lãnh thé cũng là nơi quốc gia có thể thực hiện các quyền lực đặc biệt Nếu nhìn nhận dưới góc độ lãnh thổ là phạm vi mà Tòa án có thể hoạt động hay còn

có thé gọi là thẩm quyền của Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thé hay phạm vilãnh thé thì việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án sẽ dựa vào tính phân địnhgiữa các Tòa án cùng cấp với nhau Lãnh thô sẽ dựa trên dấu hiệu về nơi cư trú hoặcnơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, về nơi có tài sản tranh chấp; nơi mà

các bên có thỏa thuận lựa chon, ”°

Trong quá trình xác định thâm quyền của Tòa án, việc xác định cả TQTLT củaTòa án là vô cùng cần thiết bởi điểm khác biệt của TQTLT khác với việc xác địnhthâm quyền theo cấp xét xử hay thâm quyền theo loại việc do không phải dựa trêndấu hiệu về tính chất quan hệ pháp luật tranh chấp hay tính chất phức tạp của vụ án

mà được xác định theo nơi mà Tòa án có đủ điều kiện thuận lợi nhất cho việc giải

quyết tranh chấp dân sự đó Việc xác định này dựa trên các dấu hiệu như nơi cư trú, nơi có tru sở của một trong các bên đương sự, nơi có tài sản tranh chấp, nơi phát sinh

sự kiện pháp lý, nơi các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa an giải quyết Từ những nhận

biết chung này, khi phân tích và đưa ra khái niệm TQTLT của Tòa án tác giả NguyễnThị Thu Hà cho rằng “Thẩm quyên của Tòa án theo lãnh thổ là thẩm quyên của Tòa

án trong việc giải quyết các vụ án dân sự theo phạm vi lãnh thổ ”?°, tuy nhiên, cũngcần phải hiểu rõ răng thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé được xác định không phảidựa trên dấu hiệu và tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp, tính chất của vụ ándân sự hay điều kiện giải quyết vụ án dân sự của các cấp Tòa án mà dựa trên nhữngdau hiệu riêng, làm cơ sở dé phân định thâm quyền dân sự sơ thâm giữa các Tòa áncùng cấp Dé xác định đúng TQTLT của Tòa án thì phải xác định được chính xác nơi

cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở, nơi có tài sản tranh chấp, nơi phát sinh sự kiện có

thuộc phạm vi địa giới hành chính mà phan lãnh thổ đó do Tòa án có thẩm quản lyhay không, trong trường hợp các dấu hiệu đã nêu không thuộc phạm vi địa giới hànhchính lãnh thé của Tòa án đó thì phải có sự hướng dẫn cho các đương sự tìm đến Tòa

án khác có thâm quyền theo đúng quy định của pháp luật

Như vậy, khái niệm TQTLT của Tòa án có thê hiểu là: “Thẩm quyên của Tòa

an theo lãnh thô trong giải quyét các vụ an dan sự là quyên cua Toa an trong việc

?3 Nguyễn Quang Huy (2022), Thẩm quyên dân sự của Tòa án nhân dân theo cấp và lãnh thổ, Luận văn thạc

si, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr.36.

4 T1dd, tr.39.

11

Trang 18

xem xét, giải quyết vụ an dán sự và quyên hạn ra bản án, quyết định khi xem xét, giải quyét các vụ an dan sự đó được xác định theo phạm vi lãnh thô trên cơ sở nơi cu tru, noi có tru sở của một trong các bên đương sự, nơi có tai sản tranh chap hoặc nơi

phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác theo quy định của pháp luật ””

1.2 ĐẶC DIEM CUA THÂM QUYEN THEO LANH THO DOI VỚI CÁCTRANH CHAP DAN SU

Từ những phân tích dựa trên việc xây dựng khái niệm về TQTLT của Tòa ántrong giải quyết tranh chấp dân sự có thê rút ra một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, thẳm quyền của Tòa án theo lãnh thé trong việc giải quyết tranh chấpdân sự nếu ở cấp sơ thâm chính là lần đầu tiên mà Tòa án có quyền xem xét, giảiquyết tranh chấp căn cứ vào các dấu hiệu về nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở

của một bên đương sự, nơi có tài sản (đặc biệt là BĐS), nơi phát sinh sự kiện hoặc

nơi có dấu hiệu khác mà pháp luật có quy định Đây là điểm đặc trưng dùng để phân

biệt với thâm quyên của Tòa án theo loại việc hay thâm quyên của Tòa án theo cap.

Thư hai, TQTLT của Tòa án có tính cụ thể: Việc xác định TQTLT chính là xácđịnh thẩm quyền của một Tòa án trong việc xem xét giải quyết tranh chấp dân sự.Bởi chỉ khi xác định được thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thé tức là xác định mộtcách chính xác Tòa án nào sẽ có quyền xem xét và ra các quyết định giải quyết vụviệc Tính cụ thể trong việc xác định vừa đảm bảo sự thuận lợi cho Tòa án giải quyếttranh chấp dân sự vừa tránh mất nhiều thời gian tố tụng cho các bên đương sự vì sẽkhông phải mat thêm thời gian, công sức thực hiện việc chuyển đơn khởi kiện cùngcác tài liệu chứng cứ khác khi thẩm quyền xét xử lại không thuộc về Tòa án mà ban

đâu các bên đương sự vô tình xác định sai thâm quyên đê khởi kiện.

Thứ ba, TQTLT của Tòa án là hệ quả tất yếu, không thé thiếu sau khi đã thựchiện việc xác định được thâm quyền Tòa án theo loại việc và thâm quyền Tòa án theocấp xét xử, nói cách khác việc xác định TQTLT là chốt chặn xem xét thầm quyền saucùng nhằm đảm bảo trình tự, thủ tục của việc xác định thâm quyền của Tòa án trướcmột tranh chấp dân sự phát sinh thực tế Do mỗi nguyên tắc xác định thâm quyền củaTòa án đều có ý nghĩa với từng giai đoạn nhất định nên khi áp dụng thực tế trình tự

sẽ là: Trước hêt cân phải xác định tranh châp dân sự đó có thuộc thâm quyên của Tòa

25 Đinh Đức Công (2021), Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thé trong giải quyết các vụ án dân sự,

Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr 15.

Trang 19

án theo loại việc hay không, nêu thuộc thâm quyên của Tòa án theo loại việc thì sau

đó mới tiên hành xác định Tòa án cap nào có thâm quyên giải quyét và sau cùng mới

xác định được Tòa án cụ thé nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.?6

Thứ tw, TQTLT của tòa án phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp.Nếu chi phân định thâm quyền của Tòa án theo loại việc và theo cấp là chưa đủ bởitrên thực tế có nhiều Tòa án cùng cấp có thé cùng đủ điều kiện giải quyết một tranhchấp dân sự Do vậy việc xác định một Tòa án cụ thé trong nhóm các Tòa án cùngcấp có thầm quyền giải quyết dựa trên TQTLT sẽ đảm bảo là Tòa án sau cùng giảiquyết tranh chấp thỏa mãn các điều kiện thuận lợi nhất đề thụ lý và giải quyết, từ đótránh việc chồng chéo trong khi thực hiện thâm quyền giữa các Tòa án cùng cấp cũng

như đảm bảo sự thuận lợi cho các đương sự.

1.3 Ý NGHĨA CUA VIỆC XÁC ĐỊNH THẤM QUYEN CUA TOA ANTHEO LÃNH THO

Dé có cơ sở pháp lý, minh bạch trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theolãnh thé trên thực tế thì pháp luật sẽ cần phải có những quy định cụ thé, hợp lý vềthâm quyền của Tòa án theo lãnh thé Dựa trên các quy định của pháp luật về thâmquyền của Tòa án theo lãnh thé là cơ sở giúp các đương sự tìm ra chính xác một Tòa

án duy nhất thỏa mãn tat cả điều kiện thuận lợi nhất dé giải quyết tranh chấp dân sựphat sinh tai tòa Trước hết phải căn cứ vào các nguyên tắc xác định thẩm quyền kháccủa tòa án dé khang định tranh chấp dân sự đó thuộc thâm quyên thu lý và giải quyếtcủa Tòa án chứ không phải của co quan chuyên môn khác (/hẩm quyển dân sự theo

loại việc), khang định được vu án đó thuộc thâm quyền của Tòa án cấp tỉnh hay Tòa

án cấp huyện (/hẩm quyên dân sự theo cấp), cudi cùng là xác định trong số nhữngTòa án cùng cấp đó thì Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (/hẩmquyên dân sự theo lãnh tho)

Các quy định về TQTLT nếu được quy định hợp lý và khoa học sẽ là phươngtiện để chính các đương sự có quyền lợi tự mình có thé thực hiện được quyền khởikiện, quyền yêu cầu đến đúng Tòa án có thâm quyền giải quyết triệt dé, tránh đượcviệc đùn đây hoặc giải quyết sai thẩm quyền của Tòa án gây mắt thời gian, hao ton

các khoản chi phí và mệt mỏi cho đương sự, làm kéo dai thời gian giải quyêt vụ việc

26 Trần Cảnh Vinh (2018), Tham quyên sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và thực tiễn tại các Tòa án ở

tỉnh Sơn La, luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Ha Nội, tr.12-16.

13

Trang 20

một cách không cần thiết” Đây cũng là mục đích cao nhất mà nhà lập pháp hướng

tới đê “các định lệ thâm quyên quân hạt đặt ra vì quyên lợi của các tụng nhân””3.1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC CUA VIỆC XÂY DỰNG THÁM QUYEN THEO

LANH THO CUA TOA AN

Pháp luật hóa việc phan định thâm quyền theo lãnh thổ của Tòa án là rất cầnthiết Ban chất của việc quy định về thắm quyền của Tòa án theo lãnh thé là sự phânđịnh thâm quyền giải quyết tranh chấp dân sự giữa các Tòa án cùng cấp với nhau,đồng thời cũng phải tính đến việc tạo điều kiện sao cho thuận lợi nhất dé các đương

sự có thé tham gia tô tụng Nhằm đáp ứng các yêu cầu này, khi xây dựng các quyđịnh về TQTLT của Tòa án sẽ xuất phát từ những cơ sở khoa học sau:

1.4.1 Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự thuận lợi khi giải quyết vụ việc dân

sự và quá trình thi hành án dân sự

Sự thuận lợi khi giải quyết tranh chấp dân sự luôn được ưu tiên trước hết Nhữngquy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thé là cơ sở pháp ly quan trongtrong việc xác định một vụ án dân sự cụ thể thuộc thẩm quyền giữa Tòa án nào, tránh

sự chồng chéo trong việc thực hiện thâm quyền giữa Tòa án cùng cấp, tránh đượcviệc áp dụng không thống nhất trong thực tiễn gây kéo dai thời gian giải quyết do vụ

án phải di chuyên giữa các Tòa án, thậm chí bản án, quyết định bị hủy để xét xử lại

do vi phạm về thâm quyền Qua đó tạo điều kiện bình đăng cho Tòa án giải quyếtnhanh chóng và đúng đắn các vụ án dân sự, nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện

chức năng nhiệm vụ của Tòa án.

Mặt khác, các quy định về TQTLT cua Tòa án sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi chođương sự tham gia tố tụng dé bảo vệ quyên lợi, lợi ich hợp pháp của mình, giúp đương

sự chủ động trong việc xác định Tòa án giải quyết, bởi việc cung cấp các tài liệuchứng cứ dé chứng minh thuộc về các đương sự khi phát sinh tranh chấp và có yêucầu Tòa án giải quyết Tòa án trong một số trường hợp có thê yêu cầu đương sự tựthu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp và giao nộp choTòa án Căn cứ TQTLT sẽ giúp cho các đương sự được thuận lợi làm đúng quyền và

nghĩa vụ của mình trong từng giai đoạn từ việc gửi đơn khởi kiện, việc nhận các văn

? Nguyễn Thị Hồng (2018), Thẩm quyên dân sự của Tòa án theo lãnh tho tại Việt Nam, Luận văn thạc si, Dai

hoc Quoc gia Hà Nội — Khoa Luật, tr.46.

8 Nguyễn Huy Đầu (1962), Ludt tổ tung dân sự Việt Nam, Nxb Sài Gòn, Bảo trợ của Bộ Tư Pháp, tr.33.

Trang 21

bản tô tụng, giao nộp các tài liệu, chứng cứ của đương sự.v.v Hơn hét, nó còn là cơ

sở pháp lý đê hạn chê việc các đương sự cô tình lạm dụng quyên khởi kiện đê cùng một lúc khởi kiện vụ án ở nhiêu tòa án khác nhau, gây khó khăn cho cơ quan tiên

hành tố tụng trong việc thụ lý và giải quyết tranh chấp dân sự

Giai đoạn sau khi xét xử cũng cần có sự dam bảo thực thi của co quan thi hành

án dân sự có thâm quyên thi hành án tại nơi Tòa án đã giải quyết tranh chấp Các quyđịnh về TQTLT của Tòa án sẽ góp phần hỗ trợ cơ quan thi hành án dễ tiếp cận và thihành án đối với bản án hay quyết định được ban hành và có hiệu lực, điều đó đượcxem là yêu cầu tất yếu khi xây dựng các quy định về TQTLT của Tòa án, thê hiện sự

uy tín của Tòa án, quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự sẽ được đảm bảo có giátrị ngay lập tức Như vậy, việc xây dựng các quy định về TQTLT của Tòa án trướchết xuất phát từ nhu cầu cần bảo đảm sự thuận lợi của Tòa án và cơ quan thi hành ántrong việc giải quyết các tranh chấp dân sự

1.4.2 Xuất phát từ yêu cầu phải đảm bảo giải quyết tranh chấp dân sựđúng đắn, khách quan, công bằng

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, để điềuchỉnh được các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ xã hội có yếu tố dân sự đòi hỏi cầnphải có các tiêu chí dé phân định TQTLT của Tòa án không chỉ tạo ra hệ thống cơ sởpháp lý về thâm quyền vững chắc hơn mà còn dé Tòa án có thâm quyền có thé tậptrung giải quyết tranh chấp được đúng dan, khách quan và công băng Bởi lẽ, khi Tòa

án giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự dựa trên tinh thần minh bạch, hợp lýthì vụ án đã thụ lý sẽ được xử lý nhanh chóng hơn, hạn chế tối đa thời gian cho các

thủ tục không cần thiết, các bên đương sự đồng thuận với bản án, quyết định của Tòa

án cũng không phải thực hiện các quyền kháng cáo, viện kiểm sát không kháng nghị

dé từ đó hướng tới đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia phiêntòa khi họ tiến hành giải quyết tranh chấp tại TAND

Nếu như các đương sự luôn có nhu cầu cần đạt được sự thuận lợi, giải quyếttranh chấp dứt điểm và nhanh chóng thì Tòa án phải là cơ quan có trách nhiệm thựchiện nhu cầu đó của các đương sự Trong TTDS, mọi người đều bình đắng trước phápluật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, thành phần xã hội.v.v Mọi cơquan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tô tụng

15

Trang 22

trước Tòa án và đương nhiên Tòa án phải công nhận việc đó”? Ngay từ phía nguyên

đơn, người yêu cầu, họ cũng muốn một Tòa án nào đó có khả năng giải quyết tranhchấp cho họ một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất mà vẫn đảm bảo được sự chính xác,đúng dan, vì thế nguyên don sẽ mong muốn được xét xử tại Tòa án nơi thuận tiệnnhất cho chính mình và điều này cũng tương tự đối với bị đơn

Nhu vậy, một trong những cơ sở khoa học dé quy định thâm quyên của Tòa ántheo lãnh thé là xuất phát từ yêu cầu bảo đảm sự đúng đắn, khách quan, công bang

cho các bên đương sự.

1.4.3 Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trongquá trình giải quyết tranh chấp dân sự

Bản chất của quan hệ pháp luật dân sự là đề cao ý chí cá nhân và tôn trọng sự

tự định đoạt trong việc trao đôi giữa các đương sự Nguyên lý “việc dan sự cốt ở đôi

bên "30 cho thay, Tòa án luôn phải đảm bảo nguyên tắc quyền quyết định và tự định

đoạt của đương sự khi tham gia thủ tục tô tụng dân sự Ý nghĩa của nguyên tắc này

thê hiện tính định hướng, chỉ đạo trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật TTDS

Các quan hệ TTDS thường phát sinh dựa trên chính các quan hệ dân sự trước đó.

Trong các quan hệ dân sự, các bên cũng thiết lập quan hệ trên tinh thần tự do, bìnhđăng, thỏa thuận, vì vậy dù sau này các bên có thể lại phát sinh quan hệ tranh chấpvới nhau khi tham gia TTDS tại Tòa án thì các bên đương sự vẫn được đảm bảo quyền

tự do, thỏa thuận, bình đăng đó

Trên cơ sở quyên tự định đoạt của đương sự thì việc xây dựng các quy định vềTQTLT cũng phải dựa vào đó dé thé hiện tinh than tự quyết định của họ, tức là nếucác bên đương sự có thé tự do thỏa thuận với nhau Tòa án nào sẽ giải quyết tranhchấp giữa các bên thì Tòa án đó sẽ có thâm quyền giải quyết vụ án chứ không bắt

buộc chỉ là Tòa án của một bên cư trú, làm việc.v.v Tuy nhiên, trong trường hợp

các bên phát sinh tranh chấp mà đối tượng là BĐS thì việc họ thỏa thuận về một Tòa

án khác không phải là BĐS là không phù hợp, không bảo đảm yêu cầu Tòa án có

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Bình luận những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và

những vân đê đặt ra trong thực tiên thi hành, Kỷ yêu hội thảo khoa học, tr.42

SỐ ' Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thành Đạt (2022), “Một số vướng mắc về thâm quyền giải quyết, xét xử vụ án

yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển quyền sử dụng dat vô hiệu”, Tạp chi Tòa án điện tử, số: 08/07/2022, Link: _ https://tapchitoaan.vn/mot-so-vuong-mac-ve-tham-quyen-giai-quyet-xet-xu-vu-an-yeu-cau-tuyen-bo- giao-dich-chuyen-quyen-su-dung-dat-vo-hieu6695.html.

Trang 23

thâm quyên phải là Tòa án thuận lợi nhất giải quyết vụ án nên khi quy định TQTLTcủa Tòa án vẫn cần phải dựa trên tiêu chí tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương

sự, ngoại trừ những tranh chấp liên quan có đối tượng là BĐS

1.4.4 Xuất phát từ yêu cầu tham quyền theo lãnh thổ phải phù hợp với loạiquan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết

Tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp (quan hệ tài sản và quan hệ nhânthân) là cơ sở dé xác định thâm quyền của Tòa án và phân định thẩm quyên dân sucủa Tòa án với thâm quyền hình sự và hành chính Xét trong từng loại quan hệ phápluật tranh chấp cụ thể thì đối với mỗi loại quan hệ pháp luật tranh chấp nhà lập pháp

sẽ thiết lập các dau hiệu riêng biệt dé xác định TQTLT của Tòa án Chang hạn, đốivới tranh chấp về hợp đồng nhưng đối tượng tranh chấp không phải là BĐS thì dấuhiệu để xác định Tòa án có thâm quyền là nơi cư trú của bị đơn, nơi thực hiện hợpđồng hoặc nơi cư trú của nguyên đơn theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.Đối với các quan hệ về BTTH ngoài hợp đồng thì dấu hiệu nơi cư trú của người có

nghĩa vụ hoặc nơi cư trú của nguyên đơn, nơi xảy ra thiệt hại sẽ được xác lập.v.v °!.

Từ đó, việc xác định TQTLT của Tòa án sẽ tương xứng phù hợp với các loại quan hệ

pháp luật dân sự đang có tranh chấp cần giải quyết

1.4.5 Xuất phát từ yêu cầu thể chế đường lối của Đảng về cải cách tư phápNghị quyết số 48-NQTW ban hành ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướngđến năm 2020 đã chỉ rõ “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tu pháp theo định hướng dân

chu, bình đăng, công khai, mình bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham

gia và giảm sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp ”, từ nội dung văn bản nghịquyết có thé thấy nồi bật hai yêu cầu của việc cải cách thủ tục tố tụng tư pháp trong

đó có TTDS là phải bảo đảm sự thuận tiện cho người dân và bảo đảm quyền tranh

tụng của các đương sự trong TTDS.

Tiếp theo đó, Nghị quyết số 49 — NQ /TW ngày 02/6 2005 của Bộ Chính trị vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đặt ra những yêu cầu đối với việchoàn thiện PLTTDS, đó là “tao điểu kiện cho người dán tiếp cận công lý”, đơn giảnhóa thủ tục, bao đảm tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục TTDS và hiệu quả khi áp

3! T1đd, tr.15

17

Trang 24

dụng trong thực tế Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về việc tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.Nghị quyết số 27-NQ/TW định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam cu thé: “Xây dựng hệ thong pháp luật dân chủ, công bằng, nhân dao, day du,

kịp thời, dong bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, kha thi, dé tiép cận, du

kha năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyên va lợi ich hợp pháp, chính dangcủa người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đây doi mới sáng tạo Tậptrung hoàn thiện hệ thong pháp luật trên tat cả các lĩnh vực, tháo gỡ kịp thời khókhăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguôn lực, tạo động lực mới

cho phát triên nhanh và bên vững cua dat nước ””2

Từ những yêu câu cụ thể trên, để đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp dân sự

theo trình tự TTDS ngày càng được thuận tiện, bảo đảm cho người dan là đương su

trong các tranh chấp dân sự được giải quyết hợp pháp thì việc xây dựng hợp lý, minhbạch các quy định của pháp luật về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé sẽ phải làmtốt được nhiệm vụ bảo đảm “thuận tiện cho người dân, bảo đảm quyền tranh tụng của

đương sự và tạo điêu kiện thuận lợi cho người dân tiêp cận công lý tại Tòa án”.

KET LUẬN CHUONG 1Như vậy, kết quả nghiên cứu của chương 1 đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

cơ bản về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé từ khái niệm, đặc điểm, cơ sở khoahọc cũng như các tiêu chí được xác định nhằm tạo tiền đề cho việc xây dựng các quyđịnh pháp luật về TQTLT thực tiễn Việc quy định thầm quyền của Tòa án theo lãnhthổ luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên phương diện không chỉ ở tư cách cácđương sự phát sinh tranh chấp mà còn là cơ sở khoa học thống nhất áp dụng cho cơ

quan Tòa án trong việc giải quyết các tranh chap.

Từ nên tảng lý luận cơ bản về TQTLT của Tòa án, các nhà lập pháp đã luật hóacác quy định về thâm quyén của Tòa án theo lãnh thé trong BLTTDS năm 2015 dé

văn bản pháp quy này chính thức có hiệu lực pháp luật Thực tiễn áp dụng và thi hành

các quy định trong BLTTDS mới phần nào thê hiện được các mặt ưu điểm, khắc phục

3 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XIII về tiêp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trang 25

được những hạn chế, thiếu sót còn ton tại trong BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung

năm 2011 Tuy nhiên, qua khoảng thời gian áp dụng đặc biệt từ việc phat sinh các

tranh chấp, vụ án tại các cơ quan tòa án cho thấy vẫn còn một số vướng mắc cần đượcxem xét, nghiên cứu dé hoàn thiện hơn góp phan nâng cao giá trị của những quy định

về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Nội dung Chương 1 sẽ là tiền đề để Chương

2 tập trung phân tích những quy định của pháp luật về thâm quyền của Tòa án theolãnh thổ trong BLTTDS năm 2015

19

Trang 26

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TO TUNG DÂN SỰ VE

THÁM QUYEN THEO LANH THO DOI VỚI CÁC TRANH CHAP DÂN SU

2.1 XÁC ĐỊNH THÂM QUYEN THEO LANH THO DOI VỚI CAC

TRANH CHAP DAN SU CO DOI TƯỢNG LA BAT DONG SAN

Khi tiến hành xây dựng các quy định pháp luật về TQTLT, các nhà làm luật đã

có sự chú ý đặc biệt đến đối tượng của tranh chấp là BĐS Tranh chấp có đối tượng

là BĐS là một dạng của tô quyền đối vật (bao gồm tố quyền động sản và tố quyềnBĐS) và có ý nghĩa trong việc xác định tư cách bị đơn trong vụ kiện đồng thời là tiền

dé dé xác định Tòa án có thâm quyền?3

Theo sách “Danh tir và tài liệu, dân luật và hiến luật” của tác giả Vũ Văn Mẫuthì BĐS có nghĩa là những tài sản không di động được như nhà, đất, ruộng, vuon *4Theo quy định tại khoản 1 điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 thì BĐS được quy định

là các tài san, bao gồm: “Dat dai; Nhà, công trình xây dựng gắn liên với đất dai; Tàisản khác gan liền với đất dai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy địnhcủa pháp luật” BĐS là tài sản không thể dịch chuyên một cách cơ học trong khônggian, nếu bị chuyền dịch thì công dụng sẽ bi mat đi hoặc ảnh hưởng nghiêm trong”.Đặc điểm của BĐS là một dạng tài sản đặc biệt khác với tài sản là động sản bởi

BĐS thì không thê đi chuyên, không có sự vận động cơ học hay xê dịch, mặt khác,

chế độ quản lý, theo déi, sử dung cũng không giống các loại tài sản khác Có thể hiểu,tranh chấp có đối tượng là BĐS là những tranh chấp có đối tượng chính hoặc đốitượng mà tranh chấp hướng đến có tác động trực tiếp đến đất đai, nhà ở và các côngtrình gắn liền với đất.v.v

Theo Tục dao Latin thì “nguyên đơn kiện bị đơn tại Tòa án nơi vật tranh tụng

toa lạc” - “Actor sequitur forum rei sitae””5 Quy định của BLTTDS năm 2015 tại

điểm c khoản 1 Điều 39 quy định: “Đối trong tranh chấp là BĐS thì chỉ Tòa án nơi

2 Tran Anh Tuan (2012), “Tố quyền và ý nghĩa của nó trong giải quyết tranh chấp dân sự”, Tap chí luật hoc,

So 1, tr 57, 64.

3 Vũ Van Mẫu (1968), Danh tir và tài liệu, dân luật và hiến luật, Tủ sách Dai học Sài Gon, tr.42.

35 Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, tr.L78.

3 Trần Thúc Linh, Trương Tiến Đạt (1964), Danh từ pháp luật lược giải, Nxb Khai Trí, Hà Nội, tr 1213.

Trang 27

có BĐS có thẩm quyên giải quyết” Việc PLTTDS căn cứ vào đối tượng tranh chapdân sự là BĐS đề từ đó xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi có BĐSđược xây dựng trên cơ sở khoa học là việc cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất choTòa án trong việc giải quyết tranh chấp như đã được phân tích.

Dé dàng thấy, BĐS là đối tượng tranh chấp đặc biệt vì yêu tố không thể xê dịch

mà đồng thời Tòa án nơi có BĐS tranh chấp trực tiếp giải quyết đảm bảo sẽ hoànthành tốt nhiệm vụ của mình hơn nếu tranh chấp diễn ra trong các giai đoạn tố tung

từ việc thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tài liệu, nguồn gốc

và quá trình sử dụng, thẩm định, định giá liên quan đến BĐS đó ngay trên thực diacũng như chính tại các cơ quan có thâm quyền quản ly được phép lưu giữ các các tàiliệu quan trọng liên quan đến BĐS tranh chấp

Ngược lại, nếu luật thực định không quy định Toa án nơi có BĐS tranh chấpgiải quyết thì Tòa án có thâm quyền trong trường hợp đó sẽ phải tiến hành thủ tục ủythác cho Tòa án nơi có BĐS tranh chấp tọa lạc Vô hình trung, dẫn đến việc giải quyếttranh chấp bị kéo đài thời gian mà đôi khi kết quả lại không như mong muốn Hơnnữa, Tòa án có thâm quyền giải quyết không phải trường hợp nào cũng có thể nămbắt được tình hình thực tế tại nơi có BĐS, việc xác định và làm việc với người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng gặp không ít khó khăn khi Tòa án có thâm quyềngiải quyết ở một nơi còn BĐS thực tế lại ở một nơi khác Cũng chính điều này đãkhiến cho Tòa án có thắm quyền giải quyết tranh chấp rơi vào tình trạng bị động vìgặp can trở, khó khăn trong công tác xét xử các vụ án có tính chất tương tự Các nhàlập pháp quy định nội dung điều luật như hiện tại là hoàn toàn hợp lý với thực tế, nhờ

đó giúp cho vụ án được giải quyết một cách thuận lợi và nhanh chóng””

So với BLTTDS năm 2004 cùng nội dung quy định về TQTLT của Tòa án đốivới tranh chấp có đối tượng là BĐS tại điểm c khoản 1 điều 35 (sửa đổi, bỗ sung năm2011) có quy định: “Toa án nơi có BĐS có thẩm quyên giải quyết những tranh chấp

về BĐS” Theo hướng dẫn của TANDTC tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP: “Đổivới tranh chấp về BĐS quy định tại điểm c khoản 1 điều 35 của BLTTDS thì chỉ cóTòa án nơi có BĐS mới có thẩm quyên giải quyết” Hiện nay, BLTTDS 2004, sửađổi, bé sung năm 2011 và Nghị quyết hướng dẫn số 03/2012/NQ-HĐTP củaTANDTC đều đã hết hiệu lực pháp luật Ngay cả khi các văn ban này còn hiệu lực

37 Trần Anh Tuan (2013), “Tham quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ”, Tap chí Luật học, số 10/2013, tr.63.

21

Trang 28

thì cũng không có quy định chính thức giải thích cụ thé thé nào là “tranh chấp vềBĐS” Qua quá trình tiếp thu và phát triển, cơ chế lập pháp có sự khác biệt khi quyđịnh tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 đã thay thế cụm từ “tranh chấp

về bat BĐS” thành “đối tượng tranh chấp là BĐS ” Sự thay đổi này nhằm hướngđến việc giải thích cụ thé hơn giới hạn thâm quyền của Tòa án nơi có BĐS là chỉ cónhững trường hợp có đối tượng tranh chấp là BĐS chứ không bao hàm cả trường hợptranh chấp về quyền tài sản liên quan đến BĐS3

Mặc dù đã có sự kế thừa va phát huy tinh thần của quy định của điểm c khoản

1 điều 35 của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bố sung năm 2011) Tuy nhiên, vì chưa có vănbản pháp quy nào giải thích hay định nghĩa chính thức như thé nào là trường hợp “đốitượng tranh chấp là BĐS”, vì thế việc áp dụng quy định này chưa thể bao quát và xácđịnh chính xác tại nhiều Tòa án có thẩm quyền đối với các tranh chấp dân sự Theochuyên gia nghiên cứu về thâm quyền của Tòa án trong TTDS là PGS.TS Trần AnhTuấn thì cả hai quy định trong BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung năm 2011

và BLTTDS 2015 của Việt nam đều kế thừa quy định trước đó về thẩm quyền củaTòa án nơi có BĐS nhưng BLTTDS 2015 thé hiện quy định cụ thé và rõ ràng hơn,giới hạn hơn về thâm quyền của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp về BĐS: phải

là tranh chấp có “đối tượng tranh chấp là BĐS thì chỉ Tòa án nơi có BĐS có thẩmquyên giải quyết” Với quy định này thực tiễn giải quyết có thể hiểu chỉ tranh chấp

có đối tượng là BĐS thì Tòa án mới có thâm quyền giải quyết, không bao hàm cảtrường hợp tranh chấp về quyền tài sản liên quan đến BĐS3

Như vậy, để xác định đúng thâm quyền giải quyết xét xử tranh chấp có đối tượng

là BĐS thì khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án phải căn cứ theo yêu cầu khởi kiện củađương sự để xác định đối tượng tranh chấp cụ thé, nếu đối tượng là BĐS thì Tòa ánphải rất cân trọng xác định đúng địa điểm của BĐS hay chính là nơi có BĐS đang tọalạc mà các đương sự đang tranh chấp có năm trên địa giới hành chính của Tòa ánmình hay không (đặc biệt là những BĐS nam ở giáp ranh giữa các khu vực thuộc

thâm quyên của các Tòa án), nêu không thuộc địa giới hành chính của Tòa án mình

38 TIđd, tr.2

3 Trần Anh Tuấn (2018), Tiêu chí xác định thẩm quyên dân sự của Tòa án theo lãnh thổ trong quy định của

Bộ luật tổ tụng dân sự 2015, Kỷ yêu hội thảo “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”,

trường Đại học Luật Hà Nội, tr.41

Trang 29

đang quản lý thì phải chuyên đơn khởi kiện và hướng dẫn cho đương sự đến Tòa án

có thâm quyên giải quyết,

Các điều kiện để xác định TQTLT đối với các tranh chấp có đối tượng là BĐS

bao gôm:

- Diéu kiện về đối tượng chính của tranh chấp là BĐS: Như đã phân tích, BĐSbao gồm: đất dai, nhà cửa, tài sản gan liền với đất.v.v Với những tranh chấp về cácquyền (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt ) đối với các BĐS theoquy định của luật thì xác định là tranh chấp về bất động sản (có đối tượng chính làbất động sản) Khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án khi xác định chủ thé đượcthụ hưởng các quyên trên thì chỉ có Tòa án nơi có BĐS mới có thâm quyền giải quyết

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A cư trú tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Thành

phố Hà Nội kiện chị Bùi Thị B trú tại phường Phú Lâm, quận Hà Đông, Thành phố

Hà Nội về việc anh A mua nhà chung cư của chị B tọa lạc tại phường Khương Đình,quận Thanh Xuân, TP Hà Nội Tắt cả các thủ tục mua bán, thanh toán đã xong nhưng

chị B không ban giao nhà, không cho anh A sử dụng diện tích nha ở theo đúng thỏa

thuận Trong trường hợp này, việc xác định tranh chấp về quyền sử dụng nhà ở thuộcthâm quyên giải quyết của TAND quận Thanh Xuân

- Diéu kiện về đối tượng mà tranh chấp hướng đến phải tác động đến BĐS: Vớinhững tranh chấp mà đối tượng vẫn có sự tác động trực tiếp đến BĐS cu thé như: cáctranh chấp giữa các bên đương sự về việc gia có, tháo đỡ tài sản gắn liền với BĐS,tranh chấp về xác định lối đi chung.v.v thì vẫn phải xác định Tòa án nơi có BĐS sẽ

có thâm quyên giải quyết các dạng tranh chấp này

Tranh chấp liên quan đến BĐS trên thực tế diễn ra rất phong phú và đa dạng,thê hiện qua nhiều loại khác nhau:

- Nhóm tranh chap về chủ thể có quyén sử dung dat: Các tranh chấp về chủ thê

có quyên sử dụng đất thường là: Tranh chấp giữa các chủ sử dụng với nhau về ranhgiới đất, có thé là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, tranh chấp lối đi chung.v.v Đặc điểm của loại tranh chấp kiểu này xuất pháp từ việc một bên đã tự ý thay đổiranh giới sử dụng đất hoặc các bên không có khả năng xác định ranh giới dẫn đếntranh chấp, có trường hợp còn là cố tình chiếm dụng diện tích đất của người khác

4 TIdđ, tr.31.

23

Trang 30

Hay trường hợp về tranh chấp đòi lại đất là hình thức tranh chấp về việc đòi lại đất,tài sản gắn liền với đất trước đây thuộc quyền sở hữu của một bên đương sự hoặcthuộc quyền sử dụng của người thân họ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau họ

có thê không còn quản lý, sử dụng nữa Từ đó muốn xác định lại tài sản thuộc vềmình nhưng quyền quản lý, sử dụng thuộc một người khác dẫn đến tranh cãi Cáctranh chấp này tương đối phố biến và thường xuyên diễn ra trong thực tế

Về bản chất, khi giải quyết nhóm tranh chấp này, tòa án phải xác định ai là chủ

sở hữu đối tượng chính là BĐS Do đó, khi áp dụng quy định tại điểm c, khoản 1 điều

39 BLTTDS 2015 thì Tòa án cần xác định rõ việc giải quyết tranh chấp ai là người

có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất do người khác đangquan ly, sử dụng, thì xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thé là Tòa

án nơi có bat động san*!, thời hiệu khởi kiện không được áp dụng.“”

Vi du: Anh Lý Đình H có một thửa đất diện tích khoảng 70 m? nhận chuyểnnhượng tại địa bàn phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội từ năm 2018nhưng chưa xây dựng nhà ở trên đất Năm 2020, khi từ nước ngoài trở về, Anh H cóghé qua và dự kiến sẽ tiễn hành dựng nhà thời gian tới thì được biết hàng xóm kế bêncạnh thửa dat là chị Ngô Thi A đã xây tường rào tạm lan sang thửa đất khoảng 10 mở.Hai bên đã có trao đôi, nhưng vẫn không thỏa thuận được mốc giới, dẫn đến phát sinhtranh chấp, UBND phường Láng Hạ đã tiến hành hòa giải nhưng không thành Sau

đó, anh H đã làm đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND quận Đống

Đa Trong vụ án này, đối tượng chính của tranh chấp là BĐS mà đồng thời BĐS lạitọa lạc trên địa bàn quận Đống Đa, thành phó Hà Nội Do đó, TAND quận Đống Đa

áp dụng quy định tại điểm c, khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 sẽ là tòa án có thâmquyền thụ lý và giải quyết tranh chấp

- Nhóm tranh chấp về quan hệ hôn nhân: Tranh chấp hôn nhân và gia đình đượchiểu là những tranh chấp về quyền; nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trongquan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thuộc thâm quyền dân sự của Tòa án Tranhchấp về quan hệ hôn nhân có đối tượng là BĐS phát sinh các trường hợp như sau:

41 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La - Chuyên đề Kỹ năng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng dat,

Link: https://sonla.toaan gov.vn/webcenter/portal/sonla/chitietchidaodieuhanh? dDocName=TAND088329

% Lan Anh (2023), 5 loại tranh chấp dat đai thường gặp, Diễn dan toàn cảnh bat động san Việt Nam,

Link: https://toancanhbatdongsan.com.vn/tranh-chap-dat-dai-thuong-gap-al441

Trang 31

* Trường hợp ly hôn có yêu cầu chia tài sản là BSĐ: Khi các đương sự trongquan hệ pháp luật hôn nhân có yêu cầu Tòa án tiến hành chia tài sản là BĐS cùng vớiyêu cầu ly hôn thì phải xác định mặc dù các bên đương sự trong yêu cầu khởi kiệncủa mình thê hiện nội dung tranh chấp có đối tượng là BĐS nhưng BĐS không phải

là đối tượng tranh chấp chính, tranh chấp có nội dung chính yếu van là tranh chấp vềhôn nhân và gia đình Do đó, thâm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thô sẽ đượcxác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015chứ không áp dụng điểm c khoản 1 điều 39 quy định về thâm quyền của tòa án theolãnh thé đối với BĐS

* Trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là BĐS: Về nguyên tắc,khi hôn nhân còn tôn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấmdứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt Tuy nhiên, trong thực tế các đương sự muốnđược chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mặc dù không có yêu cầu ly hônnhưng vì giữa hai bên vợ chồng có mâu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc đơn thuần

họ muốn tách bạch về tài sản để không phải chịu trách nhiệm liên đới trong các quan

hệ vay tài sản hoặc các tranh chấp khác Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, các đương

sự nếu có nhu cầu thì có quyên tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng,trường hợp nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Tuynhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể về xác định thâmquyền của Tòa án giải quyết dạng tranh chấp này, do đó việc xác định TQTLT của

Tòa án nêu xảy ra trường hợp trên thực tê vẫn còn nhiều lúng túng

* Trường hợp chia tài sản chung là BĐS sau khi ly hôn: Trên thực tế dạng tranhchấp này thường xuất phát từ việc tài sản chung là BĐS chưa được chia hoặc mộttrong các bên đương sự cố tình che giấu BĐS là tài sản chung mặc dù đã được Tòa

án công nhận chấm dứt quan hệ hôn nhân Khi một bên phát hiện ra thì việc phát sinhyêu cau giải quyết tranh chấp chia tài sản chung là BĐS sau khi đã ly hôn là hoàn

toàn hợp lý Trước khi có văn bản hướng dẫn, giải đáp thì nội dung trên vẫn còn có

nhiều luồng ý kiến khác nhau Có quan điểm cho rằng đối với tranh chấp chia tài sảnchung sau khi ly hôn mà đối tượng tranh chấp là BĐS thì Tòa án nơi có bất động sản

sẽ có thâm quyền giải quyết căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015;Quan điểm khác thì cho rang thẩm quyên giải quyết theo lãnh thé sẽ thuộc về Tòa ánnơi bị đơn cư trú Vấn đề trên đã được giải đáp làm rõ tại khoản 7 mục III Công văn212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong

20

Trang 32

xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định: “Trường hợp này, quan hệhôn nhân cham dứt do vợ chong đã ly hôn, nhưng tranh chấp tài sản sau ly hôn vẫn

là tranh chấp hôn nhân và gia đình theo quy định tại Diéu 28 của Bộ luật To tụng

dân sự, nên căn cứ các quy định nêu trên thì Tòa an nơi bi don cư tru, làm việc có

thẩm quyên giải quyết ” Như vay, mặc dù quan hệ hôn nhân đã cham dứt do vợ chồng

ly hôn nhưng tranh chấp tài sản sau ly hôn vẫn là tranh chấp hôn nhân và gia đình

Cho nên theo quy định tại điểm a điều 39 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án nơi bị đơn

cư trú sẽ có thâm quyên giải quyết.

- Nhóm tranh chấp về các giao dịch liên quan đến doi trợng BĐS: Tranh chap

mà việc thực hiện các giao dịch có liên quan đến BĐS thực chất là các tranh chấpphát sinh trong quá trình giao kết dân sự giữa các bên như tranh chấp về hợp đồngđặt cọc đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.v.v Rõ ràng, các bên chỉ mâuthuẫn, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của nhau trong việc thực hiện các giao dịch liênquan đến BĐS, “BĐS” ở đây chỉ là đối tượng trong việc giao dịch giữa các bên, chứkhông phải đối tượng trong tranh chap Do đó thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND

nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Vi du: Trong vụ án tranh chap hop đồng đặt cọc giữa nguyên đơn ông NguyễnNgọc D và bị đơn bà Trần Thị Thu S Ông D có lập hợp đồng đặt cọc thửa đất của bà

S và các bên cam kết sẽ thực hiện việc chuyên quyền sử dụng dat từ bà S sang ông Dnhưng thực tế bà S đã không chuyển nhượng Do đó, ngày 12/12/2018 nguyên đơnnộp đơn khởi kiện tại TAND quận GV, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầuhủy hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất tọa lạc xã Tân Thạnh Đông, huyện C.C,TP.HCM giữa ba S và ông D; yêu cau bà S trả lại số tiền cọc 200.000.000 đồng và số

tiền phạt cọc 200.000.000 đồng Về bản chất, tài sản là “đất” trong vụ việc này không

phải đối tượng tranh chấp, ông D và bà S tranh chấp về nghĩa vụ thực hiện đúng nộidung, cam kết mà hợp đồng đặt cọc đã thé hién* Vì thế, việc ông D gửi đơn khởikiện tại TAND quận GV đồng thời cũng là nơi cư trú của bị đơn bà S là đúng thâmquyền chứ không được gửi đơn khởi kiện tại nơi có đất tọa lạc là TAND huyện C.C

* Phan Mạnh Thắng (2022), Thâm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai — Bat cập từ thực

tế và kiến nghị xử lý, Thông tin pháp luật dân sự,

Link:

den-dat- dai-bat- -cap-tu-thuc-te-va-kien-nghi-xu-ly/

Trang 33

- Trường hợp tranh chấp về chia di sản thừa kế là BĐS: Tranh chấp về thừa kế

là nội dung tranh chấp tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự, đặc biệt là cáctranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế, vì nó có liên quan trực tiếpđến lợi ích giữa những người có quyên thừa kế Trường hợp tranh chấp mà di sản

thừa kế là BĐS qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay, có nhiều luồng quan điểm về thâmquyền giải quyết theo lãnh thé của Tòa án Trước đây, quy định tranh chấp về thừa

kế thì sẽ do Tòa án nơi mở thừa kế giải quyết được xây dựng theo tiêu chí dua vàonơi xảy ra sự kiện pháp lý, giống như Thông tư số 39 — NCPL ngày 21/01/1972 từngquy định thâm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế là Tòa án nơi phát sinh việcthừa kế và là nơi có những tài sản chủ yêu của người chết dé lại bởi ý nghĩa của thờiđiểm, địa điểm mở thừa kế mục đích là nhằm xác định thâm quyền Tuy nhiên, đây

là quan diém đã cũ và hiện nay không còn được áp dụng trên thực tiên.

Hiện tại, nếu xác định quan hệ pháp luật tranh chấp chính là quan hệ thừa kế,đối tượng tranh chấp là quyền thừa kế chứ không phải là BĐS thừa kế thì thâm quyềnthuộc về tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc; tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơnnếu có thỏa thuận tham khảo căn cứ tại khoản 4 điều 8 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HDTP hướng dẫn BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung Tuy nhiên, vẫn có quan điểmcho rằng nên xác định tranh chấp thừa kế có đối tượng là BĐS thuộc thâm quyền củaTòa án nơi có BĐS bởi sự thuận tiện trong việc xác minh tài sản thừa kế là BĐS đó.Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hiện nay, quan điểm BĐS thừa kế thì thẩm quyềnthuộc về tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc; tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơnnếu có thỏa thuận thường được ưu tiên áp dụng dé giải quyết tranh chấp

Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng BLTTDS 2015 về TQTLTcủa Tòa án trong giải quyết tranh chấp có đối tượng là BĐS vẫn còn rất nhiều vấn đềbức thiết cần phải có văn bản giải thích dé tạo ra sự thống nhất trong cách áp dụngpháp luật Có thé xem xét giải thích theo hướng áp dụng đối những tranh chấp mà đốitượng của vụ tranh chấp là BĐS như: Kiện yêu cầu hủy bỏ giao dịch về nhà, đất đượcthiết lập do không có sự đồng ý của các đồng sở hữu chủ; kiện đòi trả nhà, đất chothuê, cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp diện tích mua bán v.v Ngoài ra, có thé mởrộng việc áp dụng quy định này đối với tranh chấp các quyền gắn liền với BĐS nhưtranh chấp về quyền được tiếp tục thuê, tranh chấp về dia dich hay BĐS liền kề nhưtranh chấp lối đi chung, quyền trổ cửa, thoát nước, ranh giới Trong trường hợp đốitượng tranh chấp chỉ là yêu cầu hoàn trả khoản tiền liên quan đến giao dịch về BĐS

27

Trang 34

như tiền mua bán, tiền thuê thì đương sự phải khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú,

làm việc hoặc có trụ sở mà không khởi kiện tại Tòa án nơi có BĐS.

2.2 XÁC ĐỊNH THÂM QUYEN THEO LANH THO DOI VỚI CÁC

TRANH CHAP DÂN SỰ KHONG CO DOI TƯỢNG LA BAT ĐỘNG SAN

Khác với các quy định về việc xác định TQTLT có đối tượng là BĐS thì việcxác định TQTLT đối với các đối tượng không phải BĐS cũng tương đối đa dạng vàphức tạp thể hiện qua các căn cứ xác định như: xác định TQTLT theo sự thỏa thuận

của các bên đương sự; xác định theo sự lựa chọn của nguyên đơn và xác định theo nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn.

2.2.1 XÁC ĐỊNH THÂM QUYEN THEO LANH THO DOI VỚI CÁCTRANH CHÁP THEO SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN ĐƯƠNG SỰ

Ngoài tiêu chí nơi sinh sống, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn và tiêu chí

nơi có bất động sản thì việc xác định TQTLT cua Tòa an dựa trên sự thỏa thuận củacác bên đương sự cũng là quy định thường xuyên được áp dụng Hiện nay, điểm bkhoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 quy định: “Các đương sự có quyên tự thỏa thuận vớinhau bằng văn bản yêu câu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn là cơ quan,

tô chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động quy định tại các diéu 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”

Việc quy định thâm quyền theo lãnh thổ đối với các tranh chấp theo sự thỏathuận của các bên đương sự xuất phát từ nguyên tắc về quyền quyết định và tự định

đoạt của quan hệ PLTTDS, sự tự do thỏa thuận lựa chọn Tòa án đã được thừa nhận

là một trong những nguyên tắc cơ bản dé xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyếttranh chap dân sự" Nguyên tắc này thê hiện quyền tự quyết của các bên chủ thé trongviệc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà trước hếtphải tạo điều kiện cho các bên đương sự tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết

vụ án đạt được hiệu quả cao nhưng cũng phải thuận lợi, nhanh chóng.

Tuy nhiên, sự thỏa thuận được đề cập giữa các bên đương sự cũng phải đảm bảocác điều kiện phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể: Trước hết, việc áp dụngthâm quyên theo sự thỏa thuận của các bên đương sự sẽ không áp dụng đối với tranhchấp mà đối tượng tranh chấp là BĐS thì các bên không được thỏa thuận mà vẫn là

Xem: Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Ngày đăng: 12/03/2024, 01:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
Năm: 2017
3. Trần Thúc Linh, Trương Tiến Đạt (1964), Danh từ pháp luật lược giải, Nxb.Khai Trí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh từ pháp luật lược giải
Tác giả: Trần Thúc Linh, Trương Tiến Đạt
Nhà XB: Nxb.Khai Trí
Năm: 1964
4. Vũ Văn Mẫu (1968), Danh từ và tài liệu, dán luật và hiến luật, Tủ sách Đại họcSài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh từ và tài liệu, dán luật và hiến luật
Tác giả: Vũ Văn Mẫu
Nhà XB: Tủ sách Đại học Sài Gòn
Năm: 1968
6. Lê Hoài Nam (1997), Thẩm quyên xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tổ tung dânsự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm quyên xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tổ tung dânsự Việt Nam
Tác giả: Lê Hoài Nam
Nhà XB: Trường đại học Luật Hà Nội
Năm: 1997
7. Trường Dai học Luật Hà Nội (1999), Tir điển giải thích thuật ngữ luật hoc, Nxb.CAND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tir điển giải thích thuật ngữ luật hoc
Tác giả: Trường Dai học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb.CAND
Năm: 1999
9. Nguyễn Kim Thịnh (2004), Thẩm quyên sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ theo quy định cua bộ luật tô tụng dan sự năm 2004, luận văn thạc sĩ luật học, Daihọc Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm quyên sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ theo quy định cua bộ luật tô tụng dan sự năm 2004
Tác giả: Nguyễn Kim Thịnh
Nhà XB: Daihọc Luật Hà Nội
Năm: 2004
11. Nguyễn Cửu Việt (2005), “Cải cách hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.Số: 01/08/2005, tr.17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính
Tác giả: Nguyễn Cửu Việt
Nhà XB: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Năm: 2005
12. Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb. Tư pháp, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tir điển Luật học
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2006
13. Trần Ngọc Đường (2009), “Tìm hiểu nguyên tắc Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số: 2/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nguyên tắc Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Năm: 2009
14. Bạch Văn Đông (2012), Nguyên tắc bình dang về quyền và nghĩa vụ trong tôtụng dân sự, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc bình dang về quyền và nghĩa vụ trong tô tụng dân sự
Tác giả: Bạch Văn Đông
Nhà XB: Trường Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2012
15. Dao Si Hùng - Nguyễn Minh Hang (2012), “Tham quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức”, T. ap chí Nghề Luật, Số 2, tr. 35-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức
Tác giả: Dao Si Hùng, Nguyễn Minh Hang
Nhà XB: T. ap chí Nghề Luật
Năm: 2012
16. Trần Anh Tuan (2012), “Tố quyền và ý nghĩa của nó trong giải quyết tranh chấp dân sự”, Tạp chí luật học, Số 1, tr. 57, 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố quyền và ý nghĩa của nó trong giải quyết tranh chấp dân sự
Tác giả: Trần Anh Tuan
Nhà XB: Tạp chí luật học
Năm: 2012
17. Tran Anh Tuan (2013), “Tham quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ”, Tap chí Luật học, số 10/2013, tr.63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
Tác giả: Tran Anh Tuan
Nhà XB: Tap chí Luật học
Năm: 2013
18. Nguyễn Hồng Nam (2016), Thẩm quyên của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu t6 nước ngoài, Luận an tiễn sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội — Khoaluật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm quyên của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu t6 nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Hồng Nam
Nhà XB: Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
20. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015
Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2016
3. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam trong giai đoạn mới Khác
5. Thông tư số 03/NCPL ngày 03/3/1966 của TAND tối cao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn Khác
6. Công văn số 305/CV-TKT ngày 02/04/2007 hướng dẫn áp dụng thống nhất ánkinh doanh thương mai Khác
7. Văn bản số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07/04/2017 về giải đáp một số van dénghiệp vụ.Văn bản Tiếng Việt Khác
1. Nguyễn Văn Điển, Nguyễn Hữu Tién (1923), Lược khảo về Bộ Luật mới ở BắcKì, Nxb. H, Nhà in Kim Đức Giang, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, phá sản, lao động năm 2022 - Khoá luận tốt nghiệp: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Toà án đối với các tranh chấp dân sự và thực tiễn tại Toà án nhân dân quận Thanh Xuân
Bảng 1. Các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, phá sản, lao động năm 2022 (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w