Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một hệ thống các chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀỀ TÀI: Quan đi m, chính sách, pháp lu t c a Đ ng và Nhà n ể ậ ủ ả ướ c vềề chính sách dân
t c trong th i kì quá đ lền CNXH Vi t Nam ộ ờ ộ ở ệ
1 Họ và tên SV: Nguyễn Việt Anh
2 Lớp tín chỉ: Chủ nghĩa xã hội khoa học(222)_15
3 Mã SV: 11216504
GVHD: TS Lê Ngọc Thông
Trang 2HÀ NỘI, NĂM 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.1 Mục đích 2
1.2 Nhiệm vụ 2
1.3 Đối tượng 2
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3
Chương 1: Quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân tộc 3
1 Khái niệm về dân tộc và chính sách dân tộc 3
2 Quan điểm của Đảng về dân tộc và chính sách dân tộc 4
3 Chính sách và pháp luật của Nhà nước về dân tộc 5
Chương 2: Thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 6
Chương 3: Giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội 7
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.1 Mục đích
Nắm được quan điểm, chính sách, pháp luật cơ bản của Đảng và Nhà nước về dân tộc Thấy rõ được chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc của Đảng và Nhà nước
1.2 Nhiệm vụ
Xác định quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân tộc: khái niệm dân tộc và chính sách dân tộc; quan điểm của Đảng về dân tộc và chính sách dân tộc; chính sách của Nhà nước về dân tộc Tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tìm hiểu giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3 Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về vấn đề quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân tộc và chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiền trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã rất sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước
Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự
Trang 4lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội
NỘI DUNG Chương 1: Quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về
dân tộc
1 Khái niệm về dân tộc và chính sách dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một quốc gia, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước
Ví dụ, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử,
có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các cộng đồng đó Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia Chẳng hạn, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, tức 54 cộng đồng tộc người Sự khác nhau giữa các cộng đồng tộc người ấy biểu hiện chủ yếu ở đặc trưng văn hóa, lối sống, tâm lý, ý thức tộc người Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một hệ thống các chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp
Trang 52 Quan điểm của Đảng về dân tộc và chính sách dân tộc
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”
Chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay được thể hiện thông qua văn kiện các kỳ đại hội và các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Đảng, được ban hành cụ thể trong từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn, với nội dung cơ bản thống nhất, đó là: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh -quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị; bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất”
Với những nội dung trên, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc
đã mang tính toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín địa bàn vùng dân tộc và miền núi
và luôn được sửa đổi, bổ sung theo từng giai đoạn nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi cùng với sự phát triển chung của đất nước Theo đó, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới đã được thể chế hóa trong nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư… của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương đường lối về dân tộc và chính sách dân tộc: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Tiếp tục hoàn hiện các
cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tọa chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính
Trang 6sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những
âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”
3 Chính sách và pháp luật của Nhà nước về dân tộc
Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti dân tộc…Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước Bình đẳng về văn hóa, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, làm phong phú và đa dạng nền văn hóa Việt Nam thống nhất Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu
số có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác Sự quan tâm tương trợ, giúp
đỡ nhau cùng phát triển, đó chính là biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đặc trưng nhất ở Việt Nam
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013; Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội xem xét, thông qua hệ thống pháp luật, từ đó góp phần hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc Hiến pháp
2013 chỉ rõ: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước
Chương 2: Thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Do có chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên trong những năm qua, công tác dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, vùng đồng bào dân tộc và miền núi có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Trong phát triển kinh
tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bước đầu đáng ghi nhận
Trang 7Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7%/năm; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi giảm 4%/năm; các huyện nghèo giảm 4 - 5%, có nơi giảm trên 5%; tỷ lệ hộ cận nghèo toàn vùng giảm 1,2%; đã có 22 huyện, 125 xã, 1.298 thôn ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; có 1.052 xã (chiếm 22,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, có 27 huyện (chiếm 6%) đạt chuẩn nông thôn mới
Kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông từ tỉnh đến trung tâm các huyện đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa 100%; các xã có đường ô- tô đến trung tâm đạt 98,4%; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 96,7%; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 76,7% thôn có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; tỷ lệ thôn có đường giao thông được kiên cố tăng 16,7% so với năm 2015
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngày càng phát triển, tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tiếng phổ thông tăng 1,7%; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học tăng 8%, trung học cơ sở tăng 9%, trung học phổ thông tăng 14,7% Đến hết năm 2020 cả nước đã xây dựng được 316 trường phổ thông dân tộc nội trú, 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú, 4 trường và 3 khoa dự bị đại học dân tộc Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số đạt được một số kết quả quan trọng
Trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận, trong đó, tiếp tục công nhận 4 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử văn hóa quốc gia; phong tặng, truy tặng 559 nghệ nhân dân gian là người dân tộc thiểu số; hàng năm đã tổ chức tốt ngày hội văn hóa của các dân tộc thiểu số… Có 95% số xã được phủ sóng phát thanh truyền hình; phát sóng được 22 thứ tiếng dân tộc, phù hợp với từng vùng, miền Ngoài ra, đến hết năm 2020 đã xây dựng được hơn 16.000 điểm bưu điện văn hóa xã; có hàng triệu tờ báo được cấp không thu tiền
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đó là: “Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, tây duyên hải miền Trung chưa đạt được như mong muốn So với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thuộc diện khó khăn nhất Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao; khoảng cách so với vùng phát triển có xu hướng gia tăng; khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội còn thấp; tình trạng di cư tự phát chưa được giải quyết hiệu quả; cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nhiều nơi chưa đạt tỷ lệ theo đúng quy định; hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ở một số nơi chưa được khắc phục, vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự”
Những hạn chế, yếu kém trên được xác định có nhiều nguyên nhân, trong đó có
cả khách quan và chủ quan, đó là: Điểm xuất phát của vùng đồng bào dân tộc và miền
Trang 8núi còn thấp; địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt; thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên; chất lượng nguồn nhân lục còn thấp Bên cạnh
đó, một số cấp ủy, chính quyền, nhậ n thức chưa đầy đủ về công tác dân tộc; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ; một số chính sách còn chồng chéo, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế Ngoài ra, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn có tư tưởng bằng lòng với hiện tại, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên
Chương 3: Giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách dân tộc trong
thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội
Đường lối, chính sách về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc là một bộ phận hữu
cơ của đường lối, chính sách chung của Đảng, Nhà nước ta, được thể hiện rõ trong
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), bao gồm những nội dung mang tính tổng hợp, toàn diện, đồng
bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, Để thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước hết cần tập trung giải quyết một
số vấn đề:
Thứ nhất, nắm vững quan điểm, mực tiêu của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Về quan điểm, cần nắm vững một số nội dung cơ bản:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế để nâng mức sống của các dân tộc và để các dân tộc có sự phát triển ngang nhau là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bảo đảm cho đất nước ổn định và phát triển trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi luôn gắn với vấn đề dân tộc, coi đây là một
bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi là trách nhiệm chung của cả nước, trước hết và trực tiếp là trách nhiệm của Đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời, đồng bào các dân tộc thiểu số phải vương lên tự lực, tự cương, chống tư tưởng tự ti, ỷ lại
Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng; gắn tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết những nhu cầu bức xúc về mặt xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi
Về mục tiêu, cần nắm vững một số nội dung cơ bản và cụ thể:
Trang 9Đẩy mạnh phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc Xóa
hộ nghèo; giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và các dân tộc Thu hẹp khoảng các về thu nhập bình quân giữa các dân tộc và các vùng và chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa
Bảo vệ sức khỏe của nhân dân các dân tộc, thực hiện được 100% số xã có trạm
y tế, có đủ cán bộ và đủ thuốc chữa bệnh Khống chế bệnh sốt rét, không để xảy ra dịch Có đủ nước sạch cho nhân dân các dân tộc
Nâng cao trình độ văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; thanh toán nạn mù chữ, đưa thông tin bằng sóng phát thanh và truyền hình đến hầu hết các vùng của đất nước, góp phần nâng cao dân trí của nhân dân các dân tộc
Hoàn thành công tác định canh, định cư ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
và miền núi
Xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi trong sạch và vững mạnh, trước hết là đối với cấp cơ sở và cấp huyện
Thứ hai, thực hiện tốt bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu của chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình cách mạng, kể từ khi có Đảng Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước phải luôn coi trọng vấn đề này, coi đó là một chiến lược đại đoàn kết dân tộc “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển” Điều 5 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Viêt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát tiển với đất nước”
Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc Các dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là thực hiện quyền bình đẳng về
Trang 10chính trị, bởi vậy, cần chống mọi biểu hiện chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti dân tộc,… Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế
là bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung của các dân tộc khác trong cả nước Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa - xã hội là bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc; qua đó làm phong phú và đa dạng nền văn hóa Việt Nam
Phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy, bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác Sự quan tâm, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển
là biểu hiện đặc trưng nhất về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau, no đói có nhau, vinh nhục cùng nhau, đồng cam cộng khổ, một lòng sát cánh cùng nhau dựng nước và giữ nước Truyền thống đoàn kết đó được gìn giữ và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu đó của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta phải luôn xác định đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; hướng theo hệ tiểu chí của chủ nghĩa
xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang thực hiện, đó là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong thời kỳ quá độ, nguyên tắc đó phải được củ thể hóa trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, trong các chính sách, các quy định cụ thể ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại,…
Thứ ba, xây dựng chiến lược về công tác cán bộ đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi Vấn đề cán bộ là khâu then chốt để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng đề ra trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Vì vậy, cần xác định một chiến lược công tác cán bộ đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó cần chú trọng một số nội dung chủ yếu:
Có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số từ
cơ sở đến Trung ương, nghĩa là đề ra được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng từng loại cán bộ trong từng thời kỳ theo mục tiêu, chiến lược cán bộ chung của cả nước Theo đó, số cán bộ của từng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tương ứng với tỷ lệ dân số của mỗi dân tộc đó Trên cơ sở quy hoạch đó, củng cố, phát triển
hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú từ xã đến Trung ương, làm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em người dân tộc thiểu số có đủ trình độ kiến thức để thi vào đại học Hệ thống trường này phải được tiếp tục củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất và có chính