1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trí tuệ xúc cảm khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấutrúc và phương pháp rèn luyện đánh giá việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc của anh (chị

13 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trí Tuệ Xúc Cảm: Khái Niệm, Đặc Điểm, Vai Trò, Cấu Trúc Và Phương Pháp Rèn Luyện
Tác giả Nhóm 1
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 554,67 KB

Nội dung

Nhưngđịnh nghĩa chung nhất được rút ra là: Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúcbản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp1.2.. Trí tuệ cảm xúc có thể định hướng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-* -1

BÀI TẬP NHÓM MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI

Trí tuệ xúc cảm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu

trúc và phương pháp rèn luyện đánh giá việc rèn

luyện trí tuệ cảm xúc của anh (chị).

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

2 Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc 4

2.1 Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác 4

2.2 Trí tuệ cảm xúc có thể định hướng những suy nghĩ và hành động phù hợp 4

3 Vai trò của trí tuệ cảm xúc 5

3.1 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc hình thành hành động 5

3.2 Trí tuệ cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ nói

3.2.1 Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó 6

3.2.2 Cảm xúc là người hướng đạo cho hành động đó 6

3.3 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc xây dựng tốt các mối quan hệ con người trong

4 Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc 8

4.5 Quản lý và điều khiển các quan hệ xã hội: 9

5 Các biện pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc: 9

5.1 Hiểu được xúc cảm của bản thân. 9

5.2 Chế ngự xúc cảm của bản thân. 10

5.3 Tăng cường khả năng đồng cảm 10

5.4 Xây dựng tốt các quan hệ xã hội. 10

6 Đánh giá việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc: 11

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

2

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta thường đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải những người thông minh nhất

sẽ là những người thành công nhất? Trên thực tế thì không phải chỉ số thông minh

IQ, mà là những cảm xúc và khả năng điều khiển những cảm xúc (EQ) mới là thứ quyết định thành công hay thất bại trong cuộc sống Trí tuệ cảm xúc là một dạng trí thông minh mà rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng quan trọng hơn cả trí thông minh truyền thống trong quá trình nắm bắt thành công và hạnh phúc của con người Ngay từ thời cổ đại, Aristotle – nhà triết học vĩ đại người Hy Lạp đã cho rằng:

“Bất cứ ai cũng có thể trở nên giận dữ, điều này thật dễ dàng Tuy nhiên, để giận đúng người, đúng mức, đúng lúc, đúng mục đích và đúng cách – điều này là không dễ” Như vậy, việc có thể nhận thức đúng về tình cảm cũng như khả năng quản trị và điều phối cảm xúc sẽ quyết định thành công và mức độ hạnh phúc của mỗi người trong các lĩnh vực đời sống Trí tuệ cảm xúc được hình thành trong những năm đầu đời của con người và tiếp tục được phát triển và hoàn thiện trong cuộc đời mỗi cá nhân, là một hành trang quý báu theo suốt con người ta trong mọi giai đoạn của cuộc sống Thế giới ngày càng phát triển hiện đại; vì vậy, việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân

Vì trí tuệ cảm xúc là một vấn đề còn mới mẻ, phức tạp và trừu tượng nên không tránh khỏi việc có những nhận thức sai lầm về vấn đề này Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, nhóm 1 chúng em đã chọn đề tài: “Trí tuệ cảm xúc: khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc và phương pháp rèn luyện, đánh giá việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc” để có thể phần nào làm rõ hơn những khái niệm, quan điểm và đưa ra đề xuất về những phương pháp rèn luyện giúp cho các cá nhân có thể phát triển một cách toàn diện nhất về cả tinh thần và thể chất

3

Trang 4

B NỘI DUNG:

1 Khái niệm trí tuệ cảm xúc

Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Nhưng định nghĩa chung nhất được rút ra là: Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp1

2 Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

2.1 Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác

Những người có EQ cao là những người hiểu rõ cảm xúc và nhu cầu của bản thân Họ tin vào trực giác của mình và không để cho cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận thẳng thắn và trung thực vào mình, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó tìm ra cách làm việc hiệu quả trên các lĩnh vực của cuộc sống để mang lại kết quả tốt nhất Bên cạnh đó, người có EQ cao là những người có khả năng thấu hiểu, đồng cảm mạnh mẽ với người khác Những người có sự đồng cảm là nhưng người nhận biết được cảm xúc của người khác, ngay cả khi những cảm xúc đó có thể không được rõ ràng

2.2 Trí tuệ cảm xúc có thể định hướng những suy nghĩ và hành động phù hợp

Trước hết, nhờ việc thấu hiểu rõ cảm xúc và nhu cầu của bản thân các cá nhân

có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình Bên cạnh đó, những người có EQ cao có thể tự tạo ra động lực cho bản thân mà không cần những yếu tố khách quan tác động Ngoài ra, việc có khả năng đồng cảm với người khác sẽ giúp cá nhân xây dựng những hành động phù hợp với hoàn cảnh Đặc biệt, người có khả năng đồng cảm cao thường xuất sắc trong việc quản lý các mối quan hệ, lắng nghe người khác Bên cạnh việc phát triển thành công của mình, họ còn giúp đỡ người khác cùng phát triển và tỏa sáng Họ tránh rập khuôn và đánh giá quá nhanh các sự việc, hiện tượng và sống cuộc sống của mình theo một cách trung thực rất cởi mở

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Công an Nhân dân, tr.156

4

Trang 5

Những người có EQ càng cao thì khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác càng cao, họ hiểu rõ cảm xúc của bản thân cũng có thể là yếu tố gây ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác Vậy nên, cá nhân biết tự điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ trước khi hành động, không cho phép mình trở nên quá tức giận hay mất kiểm soát dẫn đến những quyết định bất cẩn Những người có chỉ số EQ cao

là những người có kỹ năng xã hội tốt, bậc thầy trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ, việc suy nghĩ trước khi hành động sẽ giúp các cá nhân đưa ra những hành động phù hợp cho bản thân và người khác để có một kết quả tốt nhất

3 Vai trò của trí tuệ cảm xúc

Phạm vi của trí tuệ cảm xúc vô cùng rộng, nó còn được một số nhà khoa học cho rằng đó là “trí tuệ xã hội” Tuy nhiên, có thể khái quát thành một số vai trò sau đây của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người

3.1 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc hình thành hành động

Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng xử đó G Piaget quan niệm mỗi ứng xử bao gồm hai mặt, mặt mang năng lượng (do cảm xúc tạo ra) và mặt nhận thức (là kết quả của trí tuệ)

Cảm xúc là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể hiện ở điều kiện ban đầu của của mỗi ứng xử Bất cứ một ứng xử nào cũng đều bắt nguồn từ cảm xúc Nếu không có cảm xúc chi phối tác động thì sẽ không tồn tại ứng xử Cảm xúc là một trong hai nhân tố chủ yếu hình thành nên hành động, chính vì thế, trí tuệ cảm xúc cũng có một vai trò không nhỏ trong việc hình thành hoạt động Nếu cảm xúc là nhân

tố tạo năng lượng thì trí tuệ cảm xúc là nguồn gốc của năng lượng đó Sự thấu hiểu cảm xúc của mình hay của người khác sẽ hình thành một cảm xúc nhất định trong mỗi chúng ta, sau đó, phát sinh ra một hành động nhất định

Ví dụ: hôm nay bạn cảm thấy rất vui vẻ và tràn đầy năng lượng, vì thế, bạn nghe giảng chăm chú hơn và học bài hiệu quả hơn

5

Trang 6

3.2 Trí tuệ cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ nói riêng của con người

Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic – toán Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai phương diện:

3.2.1 Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó

Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn

và ngược lại Mọi hoạt động của chúng ta không đơn thuần chỉ do bộ não điều khiển

mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc

là chán nản, miễn cưỡng Chính bởi vậy, trí tuệ cảm xúc có vai trò rất lớn đối với hoạt động trong cuộc sống thường ngày Chỉ khi có sự điều chỉnh cảm xúc mới giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, lao động, giải trí…

Ví dụ như, bạn bị bạn bè chê cười vì điểm số học kì I thấp nhất lớp, và bạn cảm thấy rất xấu hổ, từ đó bạn quyết tâm phải cải thiện điểm số ở học kì sau Như vậy, cảm giác xấu hổ là động lực để bạn học tập và cố gắng để trở nên tốt hơn

3.2.2 Cảm xúc là người hướng đạo cho hành động đó

Vai trò hướng đạo của cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, là tâm thế theo suốt quá trình hành động và chi phối các quyết định hành động Như đã phân tích ở trên, một hành động không đơn thuần chỉ là kết quả hoạt động của trí tuệ mà còn do cảm xúc chi phối Không có bất cứ một hoạt động nào mà thiếu vắng cảm xúc Bạn sẽ không bao giờ làm một việc mà không có cảm xúc chi phối cho dù việc

đó có hay không có mục đích

Ví dụ, bạn thấy vui vì kết quả thi của mình rất cao nhưng bạn thân của bạn lại có kết quả thấp hơn nhiều so với bạn thì sự đồng cảm với nỗi buồn của bạn ấy làm bạn không thể vui cười trước mặt bạn ấy một cách vô tư được

6

Trang 7

3.3 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc xây dựng tốt các mối quan hệ con người trong cuộc sống thường ngày

Từ vai trò định hướng cho hành động, có thể nhận thấy rằng trí tuệ cảm xúc quyết định phần lớn tình hình của mọi hoạt động giao tiếp, đối với tất cả mọi người trong tất cả môi trường giao tiếp

Trong gia đình, dù mọi người đều hiểu nhau nhưng không phải ai cũng thân thiết với nhau, chính sự quan tâm của bạn, sự biểu lộ cảm xúc của bạn với những người trong gia đình là nhân tố quan trọng để gắn chặt tình cảm gia đình Trí tuệ cảm xúc của mọi người trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhỏ Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu những ông bố bà mẹ luôn quát nạt và nóng nảy thì trẻ nhỏ sẽ luôn sống trong cảm giác sợ sệt, thiếu cảm giác an toàn Hay trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc đau lòng mà một phần nguyên nhân là từ việc thiếu sự thấu hiểu và đồng cảm giữa cha mẹ và con cái Với bạn bè, việc làm chủ cảm xúc của mình như thế nào cũng quyết định không chỉ số lượng mà còn có cả chất lượng các mối quan hệ đó Những mối quan hệ bền vững thường được xây dựng trên một nền tảng hiểu biết lẫn nhau của hai bên

Trong công việc, trí tuệ cảm xúc là vô cùng cần thiết Người có trí tuệ cảm xúc biết làm chủ cảm xúc của bản thân Sự nhận biết được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người Người có chỉ số EQ cao biết làm chủ được cảm xúc nóng giận và hiểu được cảm xúc mọi người Và việc giải quyết công việc một cách thông minh không chỉ giúp bạn đạt đến vị trí lý tưởng mà còn giúp bạn trở nên thoải mái hơn khi có mối quan hệ thuận lợi với đồng nghiệp

Trí tuệ cảm xúc còn có vai trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân Việc kiềm chế cảm xúc làm cho bạn bình tĩnh hơn và tránh được một số bệnh do xúc động quá mạnh hay nóng giận quá mức dẫn đến các bệnh như: tai biến mạch máu não, buồn phiền quá mức ảnh hưởng đến dạ dày…Việc nhận biết cảm xúc của mình và điều chỉnh

7

Trang 8

chúng một cách hợp lý có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh tinh thần như lo

sợ, trầm cảm, giận dữ, thái độ bi quan, chán nản,… trong cuộc sống

4 Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc

Có nhiều ý kiến đưa ra về cách xác định cấu trúc của trí tuệ xúc cảm, nhưng về

cơ bản, trí tuệ xúc cảm bao gồm các thành phần sau đây:

4.1 Sự tự nhận thức

Sự tự nhận thức được biểu hiện qua việc có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của mình, cũng như có thể đưa ra đánh giá về bản thân Người có khả năng tự nhận thức sẽ có thể đánh giá bản thân mình một cách khách quan và thực tế, nhận thức được những tác động của việc thể hiện cảm xúc của bản thân trong một mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của cảm xúc tới những người xung quanh

4.2 Sự thấu cảm

Biểu hiện của sự thấu cảm là việc nhận thức được cảm xúc của người khác đồng thời đánh giá chúng, từ đó dựa trên phản ứng cảm xúc của người khác để bộc lộ cảm xúc của bản thân cho phù hợp, đó chính là sự tinh tế trong cách ứng xử của người có chỉ số EQ cao Nếu như sự tự nhận thức chủ yếu phản ánh độ nhận biết của chủ thể với bản thân mình thì sự thấu cảm lại thể hiện thái độ của chủ thể đối với những cảm xúc của người khác

4.3 Sự tự điều chỉnh

Sự tự điều chỉnh bao gồm khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình và của người khác Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với hai thành phần trước đó, bởi phải có khả năng nhận thức và thấu cảm cảm xúc thì mới có thể tác động và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác Đối với chủ thể, khả năng tự điều chỉnh giúp họ kiềm chế những cảm xúc tiêu cực và xác định những cảm xúc nào là phù hợp với hoàn cảnh; đối với sự việc và người khác, chủ thể có khả năng tự điều chỉnh sẽ dẫn dắt, điều hòa cảm xúc của bản thân và người khác phù hợp với mục đích đặt ra

8

Trang 9

4.4 Sự định hướng

Sau khi trí tuệ xúc cảm điều chỉnh cảm xúc của con người, nó đồng thời điều chỉnh cả suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân Hành động của con người chịu sự chi phối rất lớn từ cảm xúc Cụ thể, xúc cảm có thể là động lực thúc đẩy hành động, cũng có thể là yếu tố tạo ra sự kìm hãm đối với hành động Thông qua trí tuệ cảm xúc, con người xác định phương hướng hành động đúng đắn và phù hợp cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình2

4.5 Quản lý và điều khiển các quan hệ xã hội:

Một chủ thể có năng lực quản lý và điều khiển quan hệ xã hội là người có sức ảnh hưởng, có khả năng giao tiếp, kiểm soát tốt các xung đột, biết xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với cảm xúc và hạnh phúc của người khác Chủ thể đó còn biết biến năng lượng tiêu cực thành tích cực, biến thách thức thành cơ hội

5 Các biện pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc:

5.1 Hiểu được xúc cảm của bản thân

- Tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên xúc cảm: Tùy vào chất lượng và tốc

độ dẫn truyền của các tín hiệu thần kinh, não bộ sẽ cho ta các dạng cảm xúc khác nhau Thường thì sẽ có 3 dạng cơ bản: cảm xúc tốt, cảm xúc trung bình, cảm xúc xấu Nhận biết và gọi tên các xúc cảm sẻ bản thân thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển cảm xúc của mình tốt hơn

- Hiểu được nguyên nhân của những cảm xúc: Hãy lắng nghe chính bản thân mình và tìm ra cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực đồng thời cư xử một cách phù hợp đúng chuẩn mực

- Nhận biết sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động: Cảm xúc là những rung động của con người trước tình huống cụ thể, mang tính nhất thời và không ổn định Hành động là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của hoạt động, hướng tới đạt mục đích cụ thể Sử dụng cảm xúc để điều chỉnh hành vi, cảm xúc có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân với hành động đó

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Công an Nhân dân, tr.159.

9

Trang 10

5.2 Chế ngự xúc cảm của bản thân

- Chế ngự được sự tức giận, xem tức giận như là một dấu hiệu nhưng không cần phải né hay kìm nén nó, tìm cách đối thoại với bản thân, không nóng vội quyết định

- Ứng xử khoan dung: bởi chỉ khi có thái độ khoan dung thì sự việc cuộc sống mới bớt căng thẳng, các xung đột sẽ được giải quyết một cách tích cực làm cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp, thân thiện, cởi mở hơn

- Hòa đồng với mọi người: Hòa đồng với mọi người giúp bạn có thêm bạn bè trong cuộc sống, kết giao thêm được nhiều mối quan hệ mới vì trong cuộc sống

không phải lúc nào mọi chuyện cũng có thể giải quyết được một mình, mà cũng có lúc ta cần sự trợ giúp từ những người thân, bạn bè

- Tăng khả năng làm chủ của bản thân: Làm chủ bản thân là làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi; làm cân bằng giữa tiếng nói lý trí và con tim, tăng khả năng kiểm soát chính mình Trong cuộc sống luôn chứa rất nhiều cám dỗ, nếu bạn không biết làm chủ bản thân thì sẽ đánh mất chính mình

5.3 Tăng cường khả năng đồng cảm

Nó thể hiện ở các khả năng: tự đặt bản thân vào vị trí của người khác để xem xét vấn đề, thấu hiểu tình cảm của người khác, biết lắng nghe người khác Đây là những khả năng khi cá nhân biết đặt mình vào vị trí, tình huống của người khác để hiểu cảm xúc của họ Việc đồng cảm với người khác giúp cho cá nhân có một cái nhìn khách quan từ đó có cách hành xử phù hợp

5.4 Xây dựng tốt các quan hệ xã hội

- Năng lực phân tích và hiểu được quan hệ xã hội: Chỉ khi phân tích và hiểu được mối quan hệ, chủ thể của trí tuệ cảm xúc mới có những hành vi phù hợp nhằm tác động lên mối quan hệ thỏa mãn nhu cầu đặt ra

- Tự tin và khôn khéo trong giao tiếp: Chủ thể của hành vi luôn mang màu sắc cá nhân, vì vậy nếu một người có EQ cao là người có khả năng giao tiếp tốt với mọi người Vì thấu hiểu bản than và nhận biết được cảm xúc của những người xung

quanh nên họ rất tự tin và biết ứng xử khéo léo trước mọi tình huống

10

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trí tuệ cảm xúc, tầm quan trọng vượt bậc của EQ đối với thành công (Truy cập ngày 10/04/2022): https://vncmd.com/chuyen-de/lanh-dao/tri-tue-cam-xuc/ Link
6. Vài lời về Trí tuệ Xúc cảm (Truy cập ngày 12/04/2022): https://tamlyhochanhphuc.vn/index.php/2022/01/14/tri-tue-cam-xuc-chinh-xac-la-the-nao/ Link
7. Trí tuệ cảm xúc là gì? Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (Truy cập ngày 12/04/2022): https://blog.skillhub.vn/tri-tue-cam-xuc-la-gi-tam-quan-trong-cua-tri-tue-cam-xuc/ Link
8. Definition of Emotinal Intelligence (Truy cập ngày 13/04/2022): https://www.eqi.org/eidefs.htm Link
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2021 Khác
2. Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Thị Thủy Vân, Trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 1 (2015), tr. 20 - tr. 28 Khác
3. Phạm Hồng Tung, Phạm Ngọc Thạch, Trí tuệ: nguồn gốc, bản chất, cấu trúc và đặc điểm, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN , Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 25 (2009), tr. 166 - tr. 167 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w