1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình qua khảo sát của sinh viên đại học luật hà nội

41 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình qua khảo sát của sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Tác giả Nhóm 02 N04.TL2
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Đánh giá mức độ am hiểu và thực hiện pháp luật về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình:...20 Trang 3 KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓMNhóm: 2Lớp: 4710Chủ đề 6: Nhận thức và thực hiện pháp luật về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ SỐ 0 6 : Nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình qua khảo sát của sinh

viên Đại học Luật Hà Nội.

MÔN: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM 3

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM 5

A MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài: 8

2 Mục đích nghiên cứu: 9

3 Giả thuyết nghiên cứu: 9

4 Phương pháp nghiên cứu: 9

a Chọn mẫu điều tra 10

b Kết quả điều tra (Khái quát) 10

B NỘI DUNG 11

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài: 11

2 Cơ sở pháp lý: 11

3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài: 12

4 Thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong gia đình của sinh viên Đại học Luật Hà Nội: 13

4.1 Đánh giá sơ bộ về thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật của sinh viên Đại học Luật Hà Nội 13

4.2 Đánh giá mức độ nhận biết lý thuyết pháp luật của sinh viên về bình đẳng giới trong gia đình 17 4.3 Đánh giá mức độ am hiểu và thực hiện pháp luật về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình: 20

4.4 Nguyên nhân khiến cho thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình vẫn còn chưa chấm dứt triệt để 26

5 Nguyên nhân: 28

6 Giải pháp: 29

C KẾT LUẬN 30

D PHỤ LỤC 32

I Phụ lục 1: Bảng hỏi 32

II Phụ lục 2: Bảng xử lý thông 琀椀n 33

E DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 3

KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM Nhóm: 2

Lớp: 4710

Chủ đề 6: Nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình qua

khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Kế hoạch làm việc chung của nhóm.

1 Cá nhân tìm hiểu khái quát đề tài:

- Tất cả thành viên trong nhóm được giao tìm hiểu khái quát về đề tài để đảmbảo từng cá nhân đã nắm được nội dung cơ bản của đề bài tập nhóm nói đến

và chuẩn bị những kiến thức, khái niệm liên quan đến vấn đề được nêu

2 Họp nhóm lần thứ 1: Tổng hợp thông tin tự nghiên cứu.

- Lần làm việc nhóm đầu tiên để trao đổi các vấn đề liên quan đến vấn đề củabài tập nhóm Thành viên nhóm nêu ra những vấn đề mình đã tìm hiểu đượctrong quá trình tự nghiên cứu Qua đó, các cá nhân khác có thể bổ sung,chỉnh sửa để cả nhóm có cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề bài tập nhóm

- Thảo luận xem xét tìm hiểu các công việc cần làm và thế mạnh của từng cánhân, qua đó phân công công việc cụ thể cho từng thành viên nhóm

3 Cá nhân tìm hiểu chi tiết đề tài:

- Tất cả thành viên trong nhóm đi sâu vào nghiên cứu, tìm ra các luận điểmủng hộ cho kiến nghị được nêu trong đề bài tập nhóm và triển khai như mộtbài luận cá nhân

4 Họp nhóm lần 2: Tổng hợp lập luận cá nhân

- Lần làm việc nhóm thứ 2, thành viên trong nhóm sẽ trao đổi, so sánh và vàđối chiếu các lập luận với cả nhóm Qua đó, cả nhóm thống nhất các lập luậnđúng đắn và chính xác, sắc bén nhất, bổ sung và chỉnh sửa các lập luận còn

sơ sài sau đó tổng hợp làm báo cáo

Trang 4

5 Làm bài tranh biện bản cứng và bản trình chiếu:

- Các thành viên được giao hoàn thiện bài tranh biện bản cứng và bản trìnhchiếu trong khoảng thời gian nhất định

- Sau khi hoàn thành, bản cứng và bản trình chiếu được tất cả các thành viêntrong nhóm đối soát và kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác và đầy đủnhất

6 Họp nhóm lần 3: Luyện tập kĩ năng thuyết trình

- Lần làm việc nhóm số 3, các thành viên sẽ cùng nhau luyện tập thuyết trìnhtrực tiếp, đưa ra nhận xét để có phần thuyết trình tốt nhất

7 Kiểm tra bài báo cáo, bản trình chiếu và xem lại phần chuẩn bị trước khi nộp bài và bước vào buổi thuyết trình trực tiếp (nhóm trưởng)

8 Nộp bài và thuyết trình

Trang 5

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: Địa điểm:

Nhóm: 2 Lớp: 4710 Khóa:47 Khoa: Pháp luật Dân sự

Tổng số sinh viên của nhóm:

Trang 6

2 Đánh giá kết quả làm việc

Nội dung công việc Phân công

1 Xây dựng cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề tìm

hiểu

Cả nhóm

2 Tìm cơ sở pháp lí về Bình đẳng giới trong gia đình Quỳnh Anh

3 Lý do chọn đề tài Hiên

4 Nhận thức và thực hiện PL liên quan đến đề tài Linh Chi, Thùy Linh

5 Xây dựng giả thuyết, phương pháp nghiên cứu Thế Duy

6 Chuẩn bị bộ câu hỏi chi tiết theo quy định Thế Duy, Quách Nhi

7 Xây dựng form khảo sát Huyền Trang, Quách

Nhi

8 Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu khảo sát Cả nhóm

9 Xử lý phiếu, phân tích, xây dựng kết quả khảo sát và

bình luận

Huyền Trang, Linh Chi

10 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Hiên, Ngọc Mai

11 Đề ra một số giải pháp hữu ích Thùy Linh

15 Xây dựng Power Point , làm video phỏng vẩn Minh Đức

16 Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung bài tập Minh Đức

Trang 7

(số) (chữ) tên

1 471022 Phạm Minh Đức

2 471026 Bùi Thế Duy

3 471023 Ngô Huyền Trang

4 471019 Nguyễn Thùy Linh

5 471021 Nguyễn Như Quỳnh

Anh

6 471020 Đặng Linh Chi

7 471025 Nguyễn Thị Hiên

8 471018 Nguyễn Ngọc Mai

9 481024 Quách Yến Nhi

Nhóm trưởng phân công công việc đồng đều và khách quan (dựa trên tiêu chí các thành viên tự chủ động nhận các đầu việc) Bên cạnh đó, nhóm trưởng cũng yêu cầu các thành viên cùng tham gia nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa tổng thể nội dung của bài tập Vậy nên chúng em hy vọng sẽ nhận được sự đánh gia tích cực đến từ các thầy cô bộ môn ạ

- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2023 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điếm thuyết trình

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Trang 8

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Vấn đề về bình đẳng giới trong gia đình luôn là vấn đề được dư luận xã hộihết sức quan tâm, bởi lẽ trên thực tế vẫn còn rất nhiều những vụ mâu thuẫn, xungđột giữa vợ - chồng, anh – em tồn tại trong nhiều gia đình Việt Nam hiện nay Vềmặt pháp lý, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi vànghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thựchiện các quyền và nghĩa vụ một cách công bằng như: quyền quyết định số con,khoảng cách sinh đẻ, sinh con trai hay con gái, chăm sóc nuôi dạy con cái… trên

cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau tạo sự đồng thuận tạo ra sự phát triển và bền vững.Tuy nhiên, trên thực tế lại xảy ra những vấn đề đáng lo ngại như: Một số chị emphụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu, vẫn còn những tư tưởngtrọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái và đặcbiệt là tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở khá nhiều nơi…Điều này đã tạo ra những làn sóng bức xúc không chỉ cho gia đình mà cho toàn xãhội, để lại nhiều hậu quả không lường trước được ảnh hưởng đến nhân cách, đạođức làm người, gây rối loạn trật tự xã hội… Do đó, đây không chỉ là vấn đề cầnđược Đảng và Nhà nước quan tâm mà đó còn là vấn đề chung của toàn xã hộinhằm hướng tới những mục tiêu cao cả trên con đường xây dựng và phát triển đấtnước: xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

Nhận thấy được những thực trạng đáng buồn xảy ra như trên và tính cấpbách của vấn đề đồng thời với tư cách, với tinh thần và trách nhiệm của nhữngngười học luật, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài, đi vào tìm hiểu, nghiêncứu, khảo sát để tiếp cận, nhìn nhận vấn đề qua lăng kính khách quan hơn, từ đótìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm khắc phục những tình bất cập về sựbất bình đẳng giới trong gia đình

Trang 9

3 Giả thuyết nghiên cứu:

Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức đầy đủ và thực hiệnpháp luật về bình đẳng giới trong gia đình Do đặc thù về chuyên ngành được đàotạo nên sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có ý thức tuân thủ pháp luật về bìnhđẳng giới cũng như có mức độ hiểu biết nhất định về vấn đề bình đẳng giới

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp chung: Đối với đề tài này, trong quá trình nghiên cứu và báocáo, chúng em có sử dụng các phương pháp như: Phương pháp quy nạp và diễndịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp phân loại và hệ thống, phương pháp so sánh

- Phương pháp thu thập thông tin: Anket là phương pháp thu thập thông tin

xã hội sơ cấp được sử dụng rất rộng rãi trong điều tra xã hội học Anket là hìnhthức hỏi - đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được soạnthảo trước Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trảlời các câu hỏi; người được hỏi tự đọc những câu hỏi trong bảng hỏi sau đó ghicách trả lời vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên xã hội học

Trong bài này, nhóm chúng em sử dụng phương pháp Anket để thu thậpthông tin

Trang 10

a Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên

- Người tham gia bảng hỏi: là sinh viên đang học tập và công tác tại Trường Đạihọc Luật Hà Nội với các khóa học tương ứng: 44, 45, 46, 47

- Dung lượng mẫu: 100 phiếu

- Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu

- Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu

- Cách xử lý thông tin: tính toán, thống kê và trình bày dưới dạng bảng

b Kết quả điều tra (Khái quát)

Trang 11

B NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài:

Theo khoản 1,2, điều 5, Luật Bình đẳng giới năm 2006:

- Giới: chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan

hệ xã hội

- Giới tính: chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ

Như vậy, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó

2 Cơ sở pháp lý:

Theo điều 5, Luật “Bình đẳng giới” đã định nghĩa “bình đẳng giới” là việcnam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy nănglực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau

về thành quả của sự phát triển đó Luật đã tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối đầy

đủ về vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là việc có các quy định để đảm bảo sự thốngnhất trong việc thi hành bao gồm những quy định về nguyên tắc cơ bản về bìnhđẳng giới, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới, nội dung quản lý nhà nước

về bình đẳng giới Các nguyên tắc này là cơ sở để việc thực hiện công tác bìnhđẳng giới một cách nhất quán Nhà nước đã và đang ban hành các văn bản phápluật về bình đẳng giới nhằm phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước Phải kểđến những văn bản pháp luật như:

- Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013

- Luật số 73/2006/QH11 của Quốc hội: Luật Bình đẳng giới

- Luật số 13/2022/QH15 của Quốc hội: Luật phòng, chống bạo lực gia đìnhnăm 2022

- Nghị quyết số 28/NQ-CP về Bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030

Trang 12

Cùng với các nguyên tắc này, Luật đã quy định việc bảo đảm bình đẳng giớitrong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, bao gồm: chính trị; kinh tế; laođộng; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; lĩnh vực văn hóa, thông tin, thểdục, thể thao; y tế; gia đình Đây cơ sở sở để xây dựng các quy định, chính sách,cũng như tạo điều kiện cho nam, nữ có cơ hội ngang nhau được tham gia, phát huynăng lực, thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển trong các lĩnh vực, cụthể trong lĩnh vực gia đình, Luật quy định:

1 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khácliên quan đến hôn nhân và gia đình

2 Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định cácnguồn lực trong gia đình

3 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và

sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chămsóc con ốm theo quy định của pháp luật

4 Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện nhưnhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển

5 Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việcgia đình

3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài:

Trong một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhận thức và thực hiệnpháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng Các chủ thể trong xã hội có nhận thức

rõ ràng về pháp luật sẽ góp phần đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luậtcủa nhà nước một cách nghiêm minh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội Ở Việt Nam,vấn đề bình đẳng giới đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Tuy nhiên,việc thực hiện bình đẳng giới tại nước ta còn tồn tại không ít khó khăn, thách thức

Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác

Trang 13

nhau Trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳnggiới là yếu tố quan trọng

Nhận thức của mỗi cá nhân về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình đangtừng bước được nâng cao Để người dân có thể tiếp cận pháp luật tốt hơn, cơ quanchính quyền đã thường xuyên thực hiện những hoạt động như đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến, thay đổi hành vi và giáo dục pháp luật về bình đẳng giớitrong gia đình; giải quyết các hành vi vi phạm về bình đẳng giới theo quy định củapháp luật… Hành động cụ thể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, hành vi củamỗi người Điều đó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các giới, và bước gần hơnđến bình đẳng giới Trách nhiệm bình đẳng giới không phải là trách nhiệm của cánhân, mà đó là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội

Là một sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, chúng em cần phải nhận thức

rõ ràng, đúng đắn và nắm vững những kiến thức liên quan Vì chính sự hiểu biết đó

sẽ góp phần sẽ tạo ra những tác động tích cực, mang tính bền vững cho toàn xã hội.Bởi bình đẳng giới là cơ sở để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ vàhạnh phúc”, là cơ sở để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Muốn

xã hội phát triển thì gia đình phải bền vững như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh

từng nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã

hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình” (Trích “Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959”).

4 Thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong gia đình của sinh viên Đại học Luật Hà Nội:

4.1 Đánh giá sơ bộ về thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật của sinh viên Đại học Luật Hà Nội.

Trước hết, để khảo sát về thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật vềbình đẳng giới trong gia đình của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, chúng

Trang 14

em đã đặt câu hỏi: “Anh/chị đã tìm hiểu kiến thức về Luật Bình đẳng giới chưa?”.

Kết quả thu được sau khi khảo sát là:

và nhận thức để tìm hiểu những kiến thức này

Với 88/100 người đã tìm hiểu và nghe qua đến Luật Bình đẳng giới, chúng

em tiếp tục khảo sát với câu hỏi tiếp theo: “Anh/chị biết về Luật Bình đẳng giới

chủ yếu bằng kênh nào?”

Kết quả thu được sau khi khảo sát:

1 Các phương tiện thông tin truyền thông đại

chúng

71 71%

3 Được giảng dạy trong nhà trường 45 45%

4 Được giáo dục trong gia đình 37 37%

Trang 15

5 Tự tìm hiểu 48 48%

Trên tổng số: 100 100% Dựa vào bảng kết quả trên, ta nhận thấy rằng cách thức tìm hiểu Luật Bìnhđẳng giới thông qua mạng xã hội (72%) là chiếm đa số Đồng thời, việc tìm hiểuthông qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng (71%) cũng như việc

tự tìm hiểu của mỗi sinh viên (48%) cũng rất hiệu quả Điều này chứng tỏ rằngmạng xã hội đang đóng vai trò rất tốt trong nhiệm vụ là kênh thông tin hữu dụng,mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là cho học sinh, sinh viên nhữngnguồn thông tin cập nhật nhất

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy chỉ có 37% sinh viên được giáo dục vấn đềLuật Bình đẳng giới trong gia đình Chứng tỏ, gia đình vẫn chưa nâng cao nhữngkiến thức về bình đẳng giới cho con em mình và nhiều sinh viên cũng chưa tiếpcận những kiến thức này từ cha mẹ mình Điều này sẽ được nhóm em trình bày rõhơn trong phần sau

Sau câu hỏi trên, với mục đích để sinh viên tự đánh giá mức độ cần thiết của

việc nhận thức và thực hiện pháp luật của mình, nhóm đã đưa ra câu hỏi: “Theo

anh/chị, việc tôn trọng quyền bình đẳng giới trong gia đình có phải là điều cần thiết hay không?” Và kết quả thu được là:

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Rất cần thiết 82 82%

2 Cần thiết 17 17%

3 Không cần thiết 1 1%

4 Rất không cần thiết 0 0%

Trang 16

Tổng cộng: 100 100%

Kết quả trên cho thấy 82% sinh viên tham gia khảo sát nhận thấy rất cầnthiết trong việc tôn trọng quyền bình đẳng giới trong gia đình, 17% sinh viên nhậnthấy cần thiết và chỉ có 1% là thấy không cần thiết Như vậy có thể thấy, sự hiểubiết và nhận thức của mỗi sinh viên càng ngày được tăng lên Mỗi sinh viên có ýthức và hiểu rõ trách nhiệm của bản thân cũng như các thành viên khác trong giađình Từ đó, họ sẽ có những hành vi và thái độ đúng đắn hơn trong cuộc sống hàngngày

Nhằm đánh giá chính xác hơn ý thức và trách nhiệm của các sinh viên, nhóm

em đặt câu hỏi liên quan đến thực trạng hiện nay: “Hiện nay còn nhiều gia đình

vẫn còn quan điểm chia tài sản thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên không?” Kết quả thu được như sau:

Mã số

Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

Trang 17

4.2 Đánh giá mức độ nhận biết lý thuyết pháp luật của sinh viên về bình đẳng giới trong gia đình.

Với mục đích là để sinh viên tự đánh giá mức độ nhận biết lý thuyết phápluật của sinh viên về bình đẳng giới trong gia đình, nhóm em đã đưa ra câu hỏi

khảo sát: “Trong những trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện và bảo

đảm bình đẳng giới tại điều 34 Luật Bình đẳng giới sau đây, anh/chị đã thực hiện được những trách nhiệm nào?” Và đây là kết quả sau khi khảo sát:

Trang 18

Để đánh giá mức độ nhận thức lý thuyết của sinh viên một cách chính xác

hơn, nhóm đã đưa ra ba câu hỏi tình huống Câu hỏi thứ nhất: “Theo quan điểm

của anh/chị, việc làm nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong gia đình?” Kết quả

1 Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu

tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập

chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia

đình

23 23%

2 Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo

điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí

Nhóm chúng em tiếp tục khảo sát câu hỏi thứ hai: “Theo anh/chị các hành vi vi

phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm những hành vi nào sau đây?” Kết quả thu được như sau:

Trang 19

số lượng

1 Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy

định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu

chung của hộ gia đình vì lý do giới tính

23 23%

2 Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình

tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia

đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng

các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới

5 Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình như là trách nhiệm

của thành viên thuộc một giới nhất định

20 20%

Trên tổng số: 100 100%Đây cũng là một câu hỏi được chọn nhiều phương án Kết quả trên đã chothấy phần lớn sinh viên đều nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật vềbình đẳng giới Điều này phù hợp với giả thuyết mà nhóm đã đưa ra từ ban đầu.Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy, vẫn có số ít sinh viên chưa nắm rõ đượcnhững kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới này Đây là điều đángquan ngại khi số sinh viên tham gia khảo sát đều là những sinh viên trường Đại họcLuật Hà Nội

Trang 20

Và để sinh viên đánh giá rõ hơn nguyên nhân này, nhóm chúng em khảo sát

câu hỏi thứ ba: “Theo anh/chị, đâu là khó khăn trong việc tuân thủ pháp luật về

bình đẳng giới trong gia đình một cách nghiêm túc?” Kết quả thu được như sau:

1 Ý thức của mỗi cá nhân còn hạn chế 80 80%

2 Biện pháp xử phạt chưa nghiêm khắc 52 52%

3 Xã hội không coi trọng vấn đề này 34 34%

4 Giáo dục, tuyên truyền kiến thức pháp luật về Bình

đẳng giới còn hạn chế

57 57%

Trên tổng số: 100 100%Một tỉ lệ rất đông sinh viên (80%) đều cho rằng do ý thức của cá nhân cònhạn chế nên sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tuân thủ pháp luật về bình đẳng giớitrong gia đình Bên cạnh đó, việc giáo dục, tuyên truyền kiến thức pháp luật vềbình đẳng giới còn hạn chế cũng là lí do dẫn đến khó khăn này, với tỉ lệ lên đến57% Hai ý kiến về biện pháp xử phạt chưa nghiêm khắc và xã hội không coi trọngvấn đề này lần lượt chiếm 52% và 34%

4.3 Đánh giá mức độ am hiểu và thực hiện pháp luật về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình:

Với câu hỏi “Theo khoản 5 Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định:

"Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật" Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không?”, chúng

em thu được kết quả như sau:

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II. Phụ lục 2: Bảng xử lý thông tin - Bài tập nhóm nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình qua khảo sát của sinh viên đại học luật hà nội
h ụ lục 2: Bảng xử lý thông tin (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w