Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
Tổng quan về THACO AUTO
Hình 1.4 Công ty THACO AUTO Trường Hải
Công ty TNHH THACO AUTO (gọi tắt là THACO AUTO) được thành lập ngày 17/12/2020, là Tập đoàn trực thuộc THACO hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy
Về hoạt động sản xuất: THACO AUTO sản xuất & lắp ráp ô tô, xe máy đặt tại KCN THACO Chu Lai (Quảng Nam) gồm 6 nhà máy:
6: Nhà máy xe Du lịch chuyên dụng cao cấp
Về hoạt động phân phối: THACO AUTO phân phối đầy đủ chủng loại: xe du lịch, xe bus, xe tải, xe chuyên dụng đến từ các thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso) và thương hiệu THACO (THACO BUS) Đặc biệt, Công ty còn đầu tư phát triển sản phẩm ô tô chuyên dụng theo từng nhóm ngành nghề, lĩnh vực, xe đô thị chạy điện và các giải pháp vận chuyển thông minh
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo Khánh
Về hoạt động bán lẻ: Hệ thống bán lẻ ô tô trải dài từ Bắc đến Nam với hơn 400 showroom/xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm luôn mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của THACO AUTO
THACO AUTO là tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Tổ hợp sản xuất lắp ráp ô tô được đặt tại KCN THACO CHU LAI, bao gồm 7 nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,…với hệ thống máy móc tự động, ứng dụng số hóa trong quản trị sản xuất Trong đó nhà máy THACO LUXURY CAR được chuyển giao công nghệ và lắp ráp những dòng xe hạng sang mang thương hiệu từ Châu Âu như Pháp, Đức.
Tổng quan nhà máy THACO LUXURY CAR
Các phân xưởng, bộ phận tại nhà máy Thaco Luxury
Hình 1.6 Layout công ty THACO LUXURY CAR
- Kho: Xuất nhập vật tư, linh kiện, lưu trữ và đưa vật tư đến các trạm sản xuất
- Xưởng hàn: Hàn bấm, lắp ráp thành body hoàn chỉnh các dòng xe
- Xưởng lắp ráp: Lắp ráp xe hoàn chỉnh
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo Khánh
- Xưởng kiểm định: Thực hiện kiểm tra xe hoàn chỉnh đủ điều kiện xuất xưởng
- Bộ phận kiểm soát chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản xuất trên toàn bộ dây chuyền sản xuất và vật tư xuất nhập
- Bộ phận bảo trì: Đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho dây chuyền sản xuất của toàn bộ nhà máy, xem xét và đưa ra phương án khi cần thi công các dự án trong nhà máy
→ Các phân xưởng, bộ phận nhà máy có sự liên kết chặt chẽ và kỉ luật để tạo ra một chiếc xe Peugeot đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và vừa mắt khách hàng
Layout tổng thể nhà máy thể hiện các vị trí của các xưởng, các bộ phận liên quan trong quá trình sản xuất Khu vực soạn các linh kiện lên kệ để đưa lên dây chuyền trong quá trình sản xuất gồm có 4 khu (Buffer) Xưởng hàn cũng sẽ có 4 khu để hàn bấm và hoàn thiện body Xưởng lắp ráp sẽ chia ra thành 2 khu vực, 1 khu là lắp ráp nội thất, khung gầm, hoàn thiện, còn 1 khu là lắp ráp táp lô, động cơ, cửa Khu vực sửa chữa lại cũng sẽ có 2 khu, khi 1 chiếc xe đã hoàn thành nhưng phát sinh ra lỗi thì sẽ được xử lý ngay tại khu vực sửa chữa lại Chuyền kiểm định là kiểm tra các hệ thống phanh, lái, đèn, khí xả, thử nước,… trước khi bàn giao xe cho khách hàng
Hình 1.7 Layout tổng thể nhà máy
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo Khánh
Giới thiệu kho vật tư Peugeot
Hình 1.8 Layout khu vật tư Peugeot
- Tiết kiệm tối đa chi phí vận tải
- Cung cấp vật tư, linh kiện đúng lúc và nhanh chóng
- Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của các xưởng và nhà máy
- Lưu trữ phụ tùng linh kiện của các dòng xe khác nhau
Hình 1.9 Sơ đồ chức danh tại Kho
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo Khánh
Chức danh và nhiệm vụ
+ Quản đốc kho vật tư:
- Chịu trách nhiệm trước BLĐ công ty về các hoạt động xuất nhập kho
- Tổ chức, triển khai và kiểm soát vật tư linh kiện tại kho cũng như trên các xưởng trên nhà máy
- Xây dựng và cập nhật các quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn kiểm soát chất lượng vật tư
- Tiếp nhận sản phẩm lỗi sau khi xuất kho, có kế hoạch sửa chữa lại hoặc claim về nhà cung cấp
- Triển khai hành động phòng ngừa và bản tin kỹ thuật khắc phục lỗi đến các bộ phận liên quan
- Tham gia đánh giá, giám sát cải tiến chất lượng từ các NCC NĐH
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện và đánh giá kỹ năng nhân sự đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn tại vị trí làm việc
- Tính toán chi phí vận hành
+ Tổ trưởng soạn hàng và cấp phát linh kiện body:
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động xuất nhập kho về linh kiện body
- Kiểm soát, giám sát vật tư linh kiện body tại kho
- Tiếp nhận kế hoạch và triển khai kế hoạch của cấp trên
- Tham gia các khoá đào tạo nhân sự do công ty tổ chức
- Thực hiện các công việc về hành chính, nhân sự đầy đủ, chính xác đúng tiến độ
- Kiểm soát việc hiệu chuẩn công dụng cụ, máy móc làm việc tại kho, yêu cầu sửa chữa, mua mới hoặc thanh lý nếu phát sinh
- Tổng hợp, tổ chức khắc phục sản phẩm lỗi
- Báo cáo công việc hằng ngày lên cấp trên
+ Tổ trưởng cấp phát linh kiện lắp ráp:
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động xuất nhập kho về linh kiện lắp ráp
- Kiểm soát, giám sát vật tư linh kiện lắp ráp tại kho
- Tiếp nhận kế hoạch và triển khai kế hoạch của cấp trên
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo Khánh
- Tham gia các khoá đào tạo nhân sự do công ty tổ chức
- Thực hiện các công việc về hành chính, nhân sự đầy đủ, chính xác đúng tiến độ
- Kiểm soát việc hiệu chuẩn công dụng cụ, máy móc làm việc tại kho, yêu cầu sửa chữa, mua mới hoặc thanh lý nếu phát sinh
- Tổng hợp, tổ chức khắc phục sản phẩm lỗi
- Báo cáo công việc hằng ngày lên cấp trên
+ Công nhân soạn hàng cấp phát linh kiện body:
- Thực hiện công việc được phân công
- Tham gia soạn hàng, cấp phát vật tư lên xưởng
- Báo cáo công việc hằng ngày đến cấp trên
- Tham gia thực hiện kế hoạch của cấp trên đề ra
+ Công nhân cấp phát linh kiện lắp ráp:
- Thực hiện công việc được phân công
- Tham gia soạn hàng, cấp phát vật tư lên xưởng
- Báo cáo công việc hằng ngày đến cấp trên
- Tham gia thực hiện kế hoạch của cấp trên đề ra.
DÒNG CHẢY VẬT TƯ VÀ CÁC QUY TRÌNH TẠI KHO VẬT TƯ PEOGOUT
Dòng chảy của vật tư
Hình 2.1 Dòng chảy của vật tư Diễn giải dòng chảy:
Linh kiện mua nước ngoài được vận chuyển về Kho Ngoại Quan Sau dó từ Kho Ngoại Quan tiến hành phân loại và bộ phận Vận Chuyển Nội Bộ vận linh kiện CKD nhỏ về Công ty Tháo Kiện Kiểm Hàng cũng như vận chuyển linh kiện nhựa về Nhà Máy linh kiện nhựa
Sau khi hoàn tất thủ tục giao nhận linh kiện, nhân viên Vận Chuyển Nội Bộ cùng với nhân viên phòng Quản Lý Chất Lượng bắt đầu tiến hành kiểm tra linh kiện Trong quá trình kiểm tra linh kiện, nếu không phát sinh lỗi thì bắt đầu nhập kho Nếu linh kiện bị lỗi
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
13 thì tiến hành lập phiếu Sản phẩm không phù hợp theo quy trình Sản phẩm không phù hợp (dán tem NG và lập báo cáo khiếu nại linh kiện)
Những kiện hàng từ Kho Ngoại Quan sẽ được nhân viên Vận Chuyển Nội Bộ cùng nhân viên phòng Quản Lý Chất Lượng tháo ra kiểm tra từng món, sau đó phân loại và soạn hàng ra (soạn hàng linh kiện Body, soạn hàng linh kiện lớn CKD, soạn hàng linh kiện rời)
Tương tự, linh kiện đã nhận tại Công Ty Tháo Kiện Kiểm Hàng và Nhà Máy Linh Kiện Nhựa sau khi nhận tại kho thì nhân viên Vận Chuyển Nội Bộ tiến hành phân chia linh kiện theo trạm để đưa lên khu vực lưu trữ và cấp phát theo tiến độ sản xuất của nhà máy (Kiểm Tra linh kiện trạm Trim, Kiểm tra linh kiện trạm Chassi, Kiểm tra linh kiện Trạm Final, Kiểm tra linh kiện nhựa)
Sau khi kiểm tra tất cả linh kiện đã nhận, nếu linh kiện không phát sinh lỗi thì tiến hành cấp phát, nếu linh kiện xảy ra lỗi thì tiến hành dán tem NG sau đó tiến hành sửa chữa lại để sửa chữa linh kiện hư hỏng Nếu linh kiện được sửa chữa lại thành công thì bắt đầu kiểm tra chất lượng sau đó tiến hành tháo tem đỏ NG và dán tem xanh Thông Qua để đưa vật tư lên các trạm
Linh kiện sau khi được cấp phát lên các xưởng ( xưởng hàn, xưởng sơn, xưởng lắp ráp, xưởng kiểm định) nếu vật tư gặp lỗi thì sẽ được mặc định là linh kiện bị lỗi trong quá trình sản xuất, cần tiến hành lập báo cáo kỹ thuật, báo cáo linh kiện hư hỏng, báo cáo khiếu nại linh kiện.
Quy trình nhận hàng linh kiện CKD, linh kiện nhựa đã nhận từ Công ty Tháo Kiện Kiểm Hàng và Nhà Máy Linh Kiện Nhựa
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
Linh kiện CKD đã nhận từ Cty Tháo Kiện Kiểm Hàng
- Linh kiện nhựa từ Nhà Máy Linh kiện nhựa
- Nâng kệ rỗng lên xe
- Sắp xếp kệ vào khu vực kiểm tra
- Thực hiện quét mã vạch kiểm tra
- Kiểm tra số lượng linh kiện trên kệ
- Kiểm tra chất lượng các chi tiết dễ hư hỏng
Hình 2.3 Phân loại và sắp xếp đúng layout linh kiện
- Dùng xe nâng vận chuyển hàng vào đúng layout đã được sắp xếp
Hình 2.4 Cấp phát linh kiện
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
+ Linh kiện lắp ráp theo từng trạm (Trim, chassis, Final)
+ Linh kiện xưởng Kiểm Định
+ Hồi kệ rỗng trên line về khu vực buffer.
Quy trình nhận hàng (Đối với Linh Kiện body, linh kiện rời, linh kiện lớn nhận từ Kho Ngoại Quan)
+ Linh kiện lớn CKD (la phông, táp lô, thùng nhiên liệu, ống xả dài…
+ Linh kiện kính chắn gió, kính lưng, kính cửa, kính góc…
+ Nâng pallet hộp số hồi trả NCC
Hình 2.6 Kiểm tra tình trạng bề mặt kiện hàng
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
- Kiểm tra mã số kiện
- Ghi checklist sau kiểm tra
- Kiểm soát vật tư bằng mã vạch
Hình 2.7 Sắp xếp kiện hàng
- Nâng kiện cấp phát khu vực soạn hàng
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
+ Linh kiện thùng nhiên liệu
+ Linh kiện ống xả dài
Hình 2.9 Cấp phát linh kiện
+ Linh kiện body cho xưởng Hàn
+ Linh kiện nút nhận, tấm lot sàn cho xưởng sơn
+ Linh kiện rời, linh kiện lớn CKD cho xưởng lắp ráp
- Hồi kệ rỗng trên line về khu vực buffer.
Nhập kho
Hình 2 10 Nhập kho bằng xe nâng
Sau khi kiểm tra linh kiện được tháo dở xuống thì phải tiến hành thực hiện các quy
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
18 trình để đảm bảo chất lượng cũng như nguyên tắc vận hành của kho Tuân thủ đúng nguyên tắc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty Hàng hóa được lưu trữ có kế hoạch, có vị trí, có hệ thống cụ thể sẽ giúp làm cho các hoạt động liên quan khác trở nên suôn sẻ hơn
Các quy trinh này bao gồm:
- Quy trình kiểm soát vật tư đầu vào
- Quy trình sản phẩm không phù hợp
- Quy trình khắc phục phòng ngừa
Hình 2 11 Sắp xếp vật tư linh kiện
Lưu kho là việc lưu trữ hàng hóa trong 1 thời gian trước khi đến tay các phân xưởng trong nhà máy, giúp bảo quản hàng hóa luôn được lưu trữ 1 cách an toàn Được trang bị hệ thống kệ hàng tiêu chuẩn để đảm bảo hàng hóa được bố trí một cách có khoa học và tổ chức Lưu kho giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác quản lý, vận chuyển và sắp xếp
Quy trình lưu kho gồm:
- Quy định sắp xếp hàng hóa
- Quy định về lưu kho
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
2.4.1.1 Quy định sắp xếp hàng hóa
Hình 2 12 sắp xếp hàng hóa tại kho
Trước khi nhập hàng, người được phân công có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng và phải phân chia diện tích cho phù hợp với từng loại linh kiện Hàng hóa sau khi nhận phải được vận chuyển và sắp xếp vào đúng nơi đã qui định
Hàng hóa không được xếp cao quá 4.0 mét, các kiện hàng cùng kích thước mới được phép chồng lên nhau và kiện có trọng lượng nhẹ phải được chồng lên trên kiện có trọng lượng nặng nhưng trọng lương của kiện dưới không được nhỏ hơn tổng trọng lượng các kiện trên
Khi sắp xếp hàng hóa, phải xếp cách tường 0.8 mét để bố trí lối đi chữa cháy và mỗi hàng cách nhau 0.5 mét để có lối đi kiểm tra khi cần thiết
Hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhàng tránh va chạm, đổ vỡ làm hư hỏng kiện hàng và hư hỏng linh kiện, phụ tùng
Không được xếp hàng hoá ở ngoài trời
Các khu vực dễ có nước mưa tạt vào khi mưa lớn thì hàng hóa phải được bao bọc cẩn thận để tránh hư hỏng vật tư linh kiện
Hàng hoá sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, để sắp xếp các loại hàng hóa khác, các loại hàng hoá dư phải để vào khu vực riêng có phân chia khu vực cụ thể
Hàng hóa phải được sắp xếp theo thứ tự nhập trước, xuất trước Linh kiện phải được phân lót cụ thể và sắp xếp từ lót nhỏ đến lót lớn hơn để khi lấy sản xuất được dễ dàng và không tốn thời gian phải sắp xếp lại
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
2.4.1.2 Quy định về lưu kho
Người được phân công có trách nhiệm theo dõi tình trạng hàng hóa nhập và xuất Kho, bao gồm ngày nhập, ngày xuất, số hợp đồng, số lượng, vị trí để …
Phải lập sơ đồ để vật tư, linh kiện, sơ đồ phải thể hiện rõ vị trí các lối đi, vị trí để hàng để phân biệt và nhận biết linh kiện vật tư một cách dễ dàng
Phải bố trí các dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở vị trí thuận tiện, an toàn nhất và phải kiểm tra định kỳ theo kế hoạch Đối với các vật tư có hạn sử dụng thì phải được kiểm soát và lưu giữ theo phương pháp nhập trước xuất trước đúng quy định
Hình 2.14 Kiểm kê linh kiện
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
Việc kiểm tra kho định kỳ được thực hiện 06 tháng một lần sẽ được thực hiện bởi Bộ phận Vận Chuyển Nội Bộ và Bộ phận Kế toán, nhằm mục đích xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hoá) và chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, đóng gói) Kết quả kiểm kê phải được ghi lại trong biên bản kiểm kê được lưu lại tại Bộ phận kế toán
Việc kiểm tra định kỳ hàng tháng do Bộ phận Vận Chuyển Nội Bộ thực hiện để xác nhận tình trạng lưu giữ hàng hóa có đảm bảo hay không, xác nhận về số lượng vật tư Kết quả kiểm tra sẽ được sau đó báo cáo về Bộ phận kế toán, Bộ phận Kế hoạch, Bộ phận Vật tư linh kiện vào trước ngày 02 của tháng kế tiếp
Dựa theo nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước), mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, xử lý theo như “Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp” và “Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa”
2.4.2 Quy trình kiểm soát vật tư đầu vào
Hình 2 15 Vật tư được sắp xếp trên kệ
- Các thủ tục trong việc kiểm tra đầu vào phải đảm bảo chất lượng
- Hạn chế tối đa tình trạng vật tư bị lỗi khi cấp lên sản xuất
- Kiểm tra, phân loại vật tư theo đúng trình tự
- Sắp xếp vật tư đúng kệ quy định
- Đối chiếu vật tư với hình ảnh mô tả
- Kiểm tra số lượng trên packing list và số lượng thực tế
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
Các lỗi được chia thành các cấp như:
(1) Cấp độ P: Lỗi có thể được nhận ra bởi khách hàng của chúng ta do lỗi này ngăn cản họ từ lúc đang khởi động xe, đang sử dụng xe hoặc đang tiếp tục lái
(2) Cấp độ A: bao gồm lỗi chức năng và lỗi bề mặt
Hình 2 17 Đèn hậu bị trầy
+ Lỗi có thể được nhận ra bởi khách hàng khi không chấp nhận và lỗi đó cần được sửa chữa
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Như Bảo khánh
+ Bất kỳ các lỗi nào khác S hoặc P có thể dẫn đến một lỗi không tuân theo luật định
+ Lỗi đó xuất hiện như là một sự thay đổi rõ ràng trong cảm nhận chất lượng của những chiếc xe của chúng ta (hoặc tích lũy các lỗi bề mặt