1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu Phí Phương Tiện Cơ Giới Vào Một Số Khu Vực Trên Địa Bàn Thành Phố Có Nguy Cơ Ùn Tắc Giao Thông Và Ô Nhiễm Môi Trường Để Hạn Chế Số Lượng Xe Cơ Giới Đi Vào” (Đề Án Thu Phí Ôtô Vào Nội Đô), Từ Nay Đến Năm 2025.Pdf

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu Phí Phương Tiện Cơ Giới Vào Một Số Khu Vực Trên Địa Bàn Thành Phố Có Nguy Cơ Ùn Tắc Giao Thông Và Ô Nhiễm Môi Trường Để Hạn Chế Số Lượng Xe Cơ Giới Đi Vào
Tác giả Phạm Quang Minh, Lê Huyền Ma
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 454,52 KB

Nội dung

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓMNhóm: 02Lớp: 4724 Chủ đề tranh biện: Theo Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 2

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 4

I SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ ÁN 4

II HỆ THỐNG LẬP LUẬN 5

1 Luận điểm 1: Chính sách thu phí có thể hạn chế các quyền cơ bản của công dân 5

1.1 Quyền tự do đi lại 5

1.2 Quyền mưu cầu hạnh phúc 9

1.3 Lách luật do không đảm bảo được quyền cơ bản của công dân 11

2 Luận điểm 2: Chính sách thu phí và vấn đề môi trường, ùn tắc giao thông 12 3 Luận điểm 3: Chính sách thu phí có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và an sinh xã hội 15

3.1 Biến động thị trường bất động sản 15

3.2 Ảnh hưởng đến nguồn thu nhập và quyền bình đẳng của người lao động .17

3.3 Ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của người dân ngoại thành 19

3.4 Xây dựng trạm thu phí tốn nhiều thời gian, kinh phí 20

KẾT LUẬN 21

NGUỒN THAM KHẢO 22

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓMNhóm: 02

Lớp: 4724

Chủ đề tranh biện: Theo Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực

trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí ôtô vào nội đô), từ nay đến năm

2025, thành phố Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng

tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô Với kiến thức về Luật hiến pháp Việt Nam,hãy lập luận để ủng hộ/phản đối đề xuất trên

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

- Tuần 6 (bắt đầu từ 28/11): Đi họp nhóm nhằm cùng nhau đưa ra ý kiến, quan

điểm riêng của mình để từ đó thống nhất những luận điểm Đồng thời, nhómtrưởng tạo link google tài liệu, ghi lại những gì đã bàn, phân chia công việc cho từng thành viên và chú ý về cách thức trình bày

- Các thành viên bắt đầu chủ động họp riêng nhóm nhỏ với nhau để cùng nhau

làm luận điểm, luận cứ mà mình đảm nhận

- Link google tài liệu được chia sẻ cho mọi thành viên trong nhóm, nhằm để

tự đưa bài làm của mình lên và người khác trong nhóm có thể đọc và góp ý cho chặt chẽ hơn

- Tuần 8 (Từ 12/12): Tổng hợp nội dung vào bản word, chỉnh sửa theo yêu

Tiến độ thực hiện (đúng hạn)

Mức độ hoàn thành Họp nhóm

Xếp loại

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

Trang 4

cứ 3.3 và 3.4, sửa bản word

và sửa bản word

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2022

Nhóm trưởng (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày càngtăng nhất là những nơi tập trung đông dân cư như tại địa bàn Hà Nội Nội đô HàNội là nơi hội tụ những tòa cao ốc, bệnh viện, công ty, trường học, hay những nơigiao thương buôn bán ăn khách, Bởi vậy nhiều người ở ngoại thành Hà Nội haynhững tỉnh lân cận có xu hướng đến Hà Nội để làm việc, phục vụ nhu cầu cá nhânhay vận chuyển hàng hóa vào trong nội thành Để thành phố phát triển bền vữngthì phải phát triển trên ba phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường Với tìnhhình này, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã có đề xuất với UBND TP Hà Nội về

đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố cónguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đivào” Việc thu phí đối với phương tiện giao thông đường bộ vào một số khu vực làgiải pháp kinh tế nhằm hạn chế phương tiện giao thông đi vào một số khu vực cónguy cơ ùn tắc, đồng thời cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường Bài luận sau đâycủa nhóm sẽ phản đối đề án được nêu trên dựa theo kiến thức về Luật hiến pháp đãđược học

NỘI DUNG

I SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ ÁN

Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố

có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí xe ô tô vào nội đô) vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại học Giao thông - vận tải bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở GTVT Hà Nội lần thứ 3

Theo đề án, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô (phương án trước đây

là 87 trạm)

Khu vực được xác định để lập trạm thu phí vào nội đô là từ đường Vành đai 3 trở vào Cụ thể, là phạm vi thu phí giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 - Cầu ThanhTrì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - trục Tây Thăng Long - Võ Chí

Trang 6

Công - Cầu Nhật Tân - Đường Hoàng Sa - Đường Trường Sa - Đường Lý Sơn - Đường Nguyễn Văn Linh và khép kín vào Vành đai 3.

Đối tượng thu phí được đề án xác định là ô tô di chuyển từ bên ngoài Vành đai

3 vào trong khu vực thu phí có nguy cơ ùn tắc giao thông Nhóm xe được miễn phí, gồm: xe ưu tiên theo quy định hiện hành, xe công an, quân đội, xe cứu thương,

xe cứu hỏa; xe công vụ; xe buýt công cộng

Nhóm xe được giảm phí gồm ô tô của các doanh nghiệp công ích, ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe tuyến cố định, xe vận tải trung chuyển hành khách); vận tải nội bộ từ 10 chỗ trở lên (bao gồm cả lái xe);

ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa (xe taxi tải, xe kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường, xe kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp); ô tô từ 9 chỗ trở xuống (bao gồm cả lái xe) của hộ gia đình trong khu vực thu phí, ô tô của cơ quan công sở trong khu vực thu phí

Mức thu phí được xác định tối thiểu 50.000 đồng và tối đa 100.000 đồng/lượt

xe ô tô

Về mức phí thu và có thể mang lại hiệu quả và thay đổi hành vi của người thamgia giao thông, Sở GTVT thuyết trình: “Theo nguyên tắc, mức phí đủ tác động điều chỉnh hành vi trên cơ sở thực tế về mức thu các điểm đỗ xe trong khu vực trung tâm thành phố Dự kiến mức thu hợp lý để có tác dụng điều chỉnh hành vi người điều khiển phương tiện khoảng 100.000 đồng”

Thời gian áp dụng thu phí xe vào nội đô là 5h - 21h Tổng mức đầu tư cho việc lập hệ thống trạm thu phí vào nội đô dự tính khoảng 2.600 tỷ đồng

Về thời gian thực hiện, từ nay đến năm 2023, Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị

có liên quan sẽ khảo sát, xây dựng lắp đặt các trạm thu phí, thời gian dự kiến bắt đầu thu phí qxe vào nội đô là trong năm 2024

Về công nghệ thu phí, đề án áp dụng công nghệ thu phí không dừng Hình thức thu phí này được kết hợp giữa công nghệ nhận diện vô tuyến RFID (công nghệ chính để thực hiện thu phí có độ chính xác cao) và công nghệ tự động nhận dạng biển số ANPR (công nghệ hỗ trợ cho công tác xử lý vi phạm) qua hệ thống camera giám sát tự động để phát hiện xe không nộp phí, phục vụ công tác truy thu phí và

xử lý hành vi không nộp phí

II HỆ THỐNG LẬP LUẬN

Trang 7

1 Luận điểm 1: Chính sách thu phí có thể hạn chế các quyền cơ bản của công dân

1.1 Quyền tự do đi lại

Cơ sở lập luận:

- Điều 23 Hiến pháp (2013): Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

- Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp (2013): Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn

đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

- Điều 34 Hiến pháp (2013): Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

- Điều 13 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (UDHR) nêu rằng:

Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia

Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình” Quy định này tiếp tục được tái khẳng định

và cụ thể hóa trong

- Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR):“

Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự

do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó

Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình

Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác,

và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận

Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình”.

Phân tích lập luận:

Có thể nói Điều 23 Hiến pháp (2013): “Công dân có quyền tự do đi lại… trong nước…” xác định quyền tự do đi lại của công dân nhưng quyền ấy sẽ bị hạn chế vì theo Khoản 2- Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Và đề án này đặt ra có đang thực sự giúp cho quyền tự do đi lại của con người như Điều 13 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền đã quy định được phát huy tối

đa tác dụng, nhiệm vụ của nó hay không hay đang tạo ra những tác động ngược khichưa thực sự nắm rõ toàn bộ vấn đề của đời sống nhu cầu nhân dân, hiện trạng đất nước?

Trang 8

Đầu tiên, nhà nước chưa đáp ứng được hệ thống giao thông công cộng để có thể thay thế phương tiện cá nhân.

- Thực trạng hiện nay:

+ Hệ thống giao thông công cộng chưa “phủ” khắp Hà Nội:

 Việc phát triển phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam đang còn rất chậm Hiện nay, loại hình phương tiện công cộng được phát triển đáng kể nhất chỉ có xe buýt Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phương tiện cá nhân, nhất là xe máy lại chiếm phần lớn trong giao thông ở thành phố Hà Nội

 Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố gồm 154 tuyến (132 tuyến buýt trợ giá, 8 tuyến buýt khôngtrợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City Tour) Mạng lưới xe buýt tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã, đạt 100 %; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng hiện đạt khoảng 17,8 % Đây là con số khá khiêm tốn và chỉ tiêu chúng ta đặt ra cho 2022 là khoảng 21-23% Việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về “Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn thành phố Hà Nội, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 30-35% nhu cầu đi lại của người dân tới năm 2025 là mục tiêu vô cùng thách thức

+ Vấn đề hạn chế, chưa tạo được lòng tin cho nhân dân - vi phạm Điều 34 Hiến pháp (2013)

 Về mặt nguyên lí, muốn thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thì đầu tiên phương thức giao thông đó phải có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý Theo khảo sát các trang điện tử hiện nay, đa số người dân đánh giá hệ thống xe buýt hiện tại có chất lượng dịch vụ thấp, thời gian di chuyển dài, không thân thiện với người sử dụng Như vậy, có thể thấy phương tiện công cộng ở TP Hà Nội còn chưa hiểu và đáp ứng được nhu cầu của người dân

 An ninh trật tự, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo

 Thời gian chờ đợi ở mỗi bến rất bất thường, có khi muộn tới 30 phút đến 1 tiếng so với cam kết đề ra Ngoài ra thời gian dãn cách giữa các lượt xe trong các tuyến rất dài dẫn đến hiện trạng lãng phí thời gian, không đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời của dịch vụ

 Chưa có nhiều làn đường riêng dành cho xe buýt

 Mô hình, đường xá Việt Nam, cụ thể thành phố Hà Nội không thuận lợi, phù hợp: có những làng trong phố với các tuyến đường tự mở, ngõ sâu, ngoằn ngoèo, đường hẹp ô tô 4 bánh không thể đi vào, chưa

kể đến dịch vụ công cộng Nếu muốn sử dụng hệ thống công cộng thì phải ra được trạm, bến nhưng nếu đi phương tiện cá nhân thì Hà Nội

Trang 9

không có trạm gửi xe cá nhân hay gọi là các điểm trung chuyển (Park and Ride) như một số nước tiên tiến trên thế giới.

ra nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và chưanâng cao được chất lượng môi trường của TP Hà Nội

+ Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hiện chưa phát huy hết vai trò

vì “hệ sinh thái” phương tiện giao thông công cộng bao quanh dự án này quá yếu

+ Tháng 12 vừa rồi, Hà Nội cho 8 đoàn tàu metro Nhổn - ga Hà Nội, chuẩn bị đưa metro này vào vận hành thương mại Tuy nhiên nhìn vàoquá trình xây dựng hoàn thiện đầy những bất cập trong năm vừa qua, lùi tiến độ…cùng với mục tiêu toàn tuyến năm 2027 thì khả năng cao không mốc này không thể đạt được

- Thói quen của người dân Việt Nam: người Việt Nam thường xuyên sử dụng phương tiện cá nhân vì sự tiện lợi của nó và còn chưa thực sự quan tâm đến việc chung tay làm giảm ô nhiêm và các vấn đề khác Nếu muốn thay đổi thói quennày thì căn bản đầu tiên là phải giáo dục tư tưởng, ý thức người dân

- Hiện nay, hệ thống mạng lưới vận chuyển ở Việt Nam rất phát triển, nhiều người chỉ cần lên mạng đặt đồ ăn, đặt hàng hoá là sẽ có những nhãn hàng, thương

Trang 10

hiệu lớn ship tới tận nhà mà không cần phải đi đâu.( Sự tiện lợi, ưu việt hơn xe bốnbánh)

Như vậy, với mục tiêu năm 2025 Hà Nội sẽ đáp ứng 30- 35% nhu cầu đi lại của người dân bằng hệ thống công cộng liệu có khả năng hiện thực hoá cao?

- Hạ tầng cơ sở, đường xá cũng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân, cần phải nâng cao chất lượng của giao thông hạ tầng

+ Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão như hiện nay, Hà Nội đặt mục

tiêu xây dựng 7 vành đai lớn, nhưng đến nay chỉ có vành đai 3 khả dĩ mớiđược khép kín, 2,5; 3,5; 4 và 5 chỉ mới được đầu tư từng phần hoặc chưa được đầu tư, nhiều tuyến giao thông vẫn bị cắt đứt bởi rào chắn tự nhiên

là Sông Hồng

+ Một hợp phần khác có vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới

giao thông, vận tải công cộng của Hà Nội là Đường sắt đô thị Hà Nội (ĐSĐT) Tính tới tháng 11 năm 2021, Tuyến số 2A (Cát Linh, Hà Đông) sau 8 lần điều chỉnh tiến độ dự án, đã chính thức đi vào khai thác thương mại vào ngày 6 tháng 11 năm 2021 Trong khi đó, Tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội dự kiến sẽ khai thác thương mại đoạn tuyến trên cao vào cuối năm 2022 và toàn tuyến năm 2024-2025 Tuy nhiên, quá trình xây dựng hai tuyến đường sắt gặp nhiều khó khăn về tài chính, vỡ tiến độ cũng như tai nạn xây dựng Bên cạnh đó việc xây dựng kết cấu hạ tầng của ĐSĐT cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống hạ tầng chung của toàn thành phố

Tuy nhiên, không thể phủ nhận trong những năm vừa qua, TP Hà Nội liên tục chútrọng đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông và diện mạo Hà Nội ngày càng thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại Thành phố đã huy động đượcnhiều nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, dự án hạ tầng giao thông Các công trình kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại Nhưng để có thể đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của người dân trong vòng 5 hay 10 năm tới về chất lượng và hiệu quả thì là một bài toán khó đối với ngân sách hạn hẹp của nhà nước, nền kinh

tế của đất nước ta

1.2 Quyền mưu cầu hạnh phúc

Cơ sở lập luận:

Trang 11

”Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy

có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “ (Trích “BẢN

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” - Hồ Chí Minh)

Phân tích lập luận:

- Quyền mưu cầu hạnh phúc là một trong những mục tiêu cơ bản của cả xã hội, của mỗi con người Xét về khía cạnh chủ quan, việc phải trả tiền cho chính con đường mình đi ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại, sâu xa hơn nữa là việc con người mưu cầu hạnh phúc sẽ bị cản trở nếu Nhà nước cho phép đề án này đi vào thực tế

- Trong mọi hoàn cảnh, chính sách của nhà nước phải đảm bảo các quyền cơbản của người dân Đề án này sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đặc biệt đến những người phải ra vào nội thành Hà Nội thường xuyên Khi bắt đầu thu phí xe cơ giới vào nội đô, có thể nhận định, đây là “hàng rào” phân chia nội đô với các vùng lân cận Điều này ảnh hưởng đến một số đối tượng như sau:

+ Người công dân ngoại thành đi làm ở công ty ở trong nội thành, hằng ngày người công dân này phải bỏ tiền thêm để được đi làm

+ Học sinh ngoại thành học trường ở nội đô, sẽ phải đóng thêm phí để được đi học

+ Bệnh nhân ở các vùng lân cận phải đóng thêm khoản phí để được vào nội

đô, để được khám chữa bệnh với cơ sở vật chất hiện đại hơn

+ Nội đô Hà Nội còn có những tiện ích vui chơi giải trí, các di tích lịch sử, danh lam được miễn phí vé vào Khi đề án đi vào hoạt động, người dân ngoại thành phải đóng thêm một loại phí nữa để được tiếp cận với các địa điểm trên

Những đối tượng trên có thể giúp ta nhận ra rằng, người dân sẽ phải đóng thêm phí để được tiếp xúc với các dịch vụ cần thiết, cơ bản trong đời sống Đặc biệt, Hà Nội là nơi tập trung chủ yếu của các bệnh viện lớn, trung tâm hàng

hóa, với chất lượng tốt hơn hầu hết các vùng lân cận, do đó khi cần thiết phải đi tới bệnh viện, siêu thị, trạm xá, trường học, cơ quan…các dịch vụ cần thiết khác, người dân ngoại thành sẽ bị cản trở bởi phí vào nội đô Từ đó, ảnh hưởng tới quyềncủa họ trong việc tiếp cận mức sống, an sinh tốt hơn (Hạn chế quyền con người

Trang 12

theo Khoản 1 Điều 25 (UDHR – Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền): Ai cũng

có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.”)

Qua đó, ta có thể thấy rằng đề án này để cần được hoàn thành thì cần thời gian để xem xét và đánh giá thêm về tính thuận tiện cho người dân Người dân sẽ phải trả thêm phí để phục vụ mục đích và nhu cầu cơ bản của họ Vấn đề Nhà nướcthu phí khi đi vào nội thành cũng không thực sự bất hợp lý nhưng phải tìm ra một giải pháp thay thế cho người dân và đặt trong ngữ cảnh là giao thông công cộng nước ta hiện nay chưa phát triển Nhà nước chưa xây dựng được hệ thống giao thông công cộng đủ tốt và có mức độ phủ sóng đủ rộng để thay thế được phương tiện cá nhân Việc thu phí khi di chuyển vào nội đô là vấn đề miễn cưỡng, phương tiện cá nhân đối với người dân gần như là một lựa chọn duy nhất và hợp lý Nhưngngười dân không phải ai cũng chấp nhận chuyển về xe máy để di chuyển, cũng không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện để được sở hữu và sử dụng phương tiện

cá nhân Thậm chí với một số người không thể có đủ điều kiện để sở hữu phương tiện cá nhân như sinh viên, học sinh, người có hoàn cảnh khó khăn, việc sử dụng phương tiện công cộng là vấn đề khiên cưỡng

1.3 Lách luật do không đảm bảo được quyền cơ bản của công dân

Cơ sở lập luận:

Điều 23 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Phân tích lập luận:

Theo đó, người dân có quyền đi lại trên hạ tầng giao thông nhà nước quản

lý, ngoài đi công việc, người dân có quyền đi thăm nom, khám chữa bệnh, thậm chí là đi chơi Việc lập trạm thu phí ở nội đô sẽ không ít nhiều gây cản trở đến việc

đi lại và kinh tế của người dân, nhất là đối với những người thường xuyên phải từ ngoại thành vào nội đô để phục vụ cho công việc và nhu cầu sống của họ Áp đặt thu phí hoặc gây cản trở việc đi lại của người dân cần phải đưa ra cơ sở pháp lý thuyết phục

Trang 13

Chính vì vậy, lách luật hay né tránh việc phải nộp phí là tình trạng không thểtránh khỏi Bởi không chỉ đến khi 100 trạm thu phí được xây dựng, mà ngay cả ở những trạm thu phí đang hoạt động ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều vẫn còn tình trạng này Những người thực hiện lách luật ý thức được rằng việc này không vi phạm pháp luật Bởi lách luật là nói theo ngôn ngữ dân gian, còn thực chất của lách luật chính là tìm ra nơi mà pháp luật chưa quy định, chưa điều chỉnh kịp Hoặc cũng có thể là tìm ra “lỗ hổng” của luật để áp dụng Tuy nhiên, đằng sau

đó là rất nhiều hệ lụy mà có thể bản thân người lách luật phải gánh chịu, hoặc là những người khác phải chịu

Những trường hợp lách luật thường có thể xảy ra khi đề án được thực hiện:

- Để tránh khỏi việc nộp phí khi đi qua các trạm thu phí, các phương tiện nhỏ cụ thể là ô tô con có thể bám đuôi theo các xe oto lớn: xe tải, xe

container, Vấn đề trên là quá nguy hiểm, gây mất trật tự an toàn giao thông, nhiềutrường hợp dẫn đến tai nạn khi chủ phương tiện đi theo mất lái đâm vào đuôi các

- Để tránh khỏi việc bị thu phí, nhiều chủ phương tiện giao thông chẳng hạn như những người có thu nhập không khá giả mà bây giờ lại phải trả thêm phí đi lại hàng ngày, họ sẽ chọn phương án đi vào các tuyến đường đông dân cư, các tuyến đường ngõ nhỏ không xây các trạm thu phí Tuy nhiên những tuyến đường này được xây dựng trên lượng xe cộ đã được tính toán trước Việc đột ngột tăng thêm lượng xe đi lại sẽ khiến cho tuyến đường nhanh trở nên xuống cấp, hay xảy ra tắc nghẽn giao thông và tăng nguy cơ tai nạn giao thông

*Chú thích từ ngữ:

 ETC là làn thu phí không dừng, viết tắt của Electronic Toll Collection

(ETC) Đây là trạm thu phí không dừng được bố trí trên các trục đường quốc

lộ cao tốc bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại Ở Việt Nam, làn thu phí không dừng được gọi là VETC

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM - Thu Phí Phương Tiện Cơ Giới Vào Một Số Khu Vực Trên Địa Bàn Thành Phố Có Nguy Cơ Ùn Tắc Giao Thông Và Ô Nhiễm Môi Trường Để Hạn Chế Số Lượng Xe Cơ Giới Đi Vào” (Đề Án Thu Phí Ôtô Vào Nội Đô), Từ Nay Đến Năm 2025.Pdf
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w