1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Sự Phân Hóa Giai Cấp Và Thái Độ Chính Trị Của Các Giai Cấp, Tầng Lớp Trong Xã Hội Việt Nam Dưới Ách Cai Trị Của Thực Dân Pháp.pdf

14 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Phân Hóa Giai Cấp Và Thái Độ Chính Trị Của Các Giai Cấp, Tầng Lớp Trong Xã Hội Việt Nam Dưới Ách Cai Trị Của Thực Dân Pháp
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 435,54 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề 1: Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt N

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề 1: Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết

dân tộc hiện nay.

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Bối cảnh trong nước 1

II Phân tích sự phân hóa và thái độ chính trị từng giai cấp 2

1 Giai cấp nông dân 2

2 Giai cấp địa chủ phong kiến 3

3 Giai cấp công nhân 4

4 Giai cấp tư sản 5

5 Tầng lớp tiểu tư sản 5

6 Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam 6

III Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay 7

1 Đại đoàn kết dân tộc 7

2 Liên hệ với sinh viên ngày nay 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự phân hóa của các giai cấp trong xã hội Việt Nam chính là kết quả của các chính sách khai thác thuộc địa do Thực Dân Pháp thực hiện trong quá trình cai trị nước ta Chính sách này đã tạo ra sự phân hóa sâu sắc về giai tầng trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Tuy nhiên cũng nhờ có sự phân hóa này giai cấp công nhân mới ra đời và tạo tiền đề cho cách mạng giải phóng dân tộc thành công giành lại độc lập, tự do cho dân tộc ta Ngay trong bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của hội nghị thành lập đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc bên cạnh việc đề cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thì cũng nhấn mạnh rằng các giai tầng khác cũng đóng một phần không nhỏ trong thành công của cách mạng Chính vì vậy nhóm 2 chúng em xin được làm rõ các giai tầng trong xã hội Việt Nam thời kì bấy giờ với đề bài Phân tích

sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp Và liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

NỘI DUNG

I. Bối cảnh trong nước

Năm 1858, Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam và vào năm 1884 chúng đã hoàn thành quá trình xâm lược Chúng biến nước ta thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và tiến hành những chính sách áp bức bóc lột thông qua hai cuộc khai

– 1929

Về chính trị: Thực dân Pháp đã áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và áp dụng chính sách

“chia để trị”, tức là thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng Thực dân Pháp còn câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và thực hiện áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam

Trang 4

Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng nhằm phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa

Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti cho nhân dân, ngoài ra còn khuyến khích các hoạt động lạc hậu, mê tín dị đoan, thậm chí còn đầu độc nòi giống của cả dân tộc Việt Nam bằng những tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc phiện Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng còn tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới du nhập vào Việt Nam

và còn đặc biệt thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị

Dưới tác động của các chính sách khai thác và cai trị xã hội, tại Việt Nam

đã diễn ra quá trình phân hóa vô cùng sâu sắc Bên cạnh nông dân và địa chủ

là 2 giai cấp đã tồn tại từ thời phong kiến thì sau hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, nước ta đã xuất hiện thêm những giai cấp và tầng lớp mới, đặc biệt phải kể đến là sự xuất hiện của giai cấp sẽ lãnh đạo phong trào cách mạng sau này là giai cấp công nhân, ngoài giai cấp công nhân còn có sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Nhìn chung các giai cấp, tầng lớp trong

xã hội Việt Nam lúc này đều mang trong mình thân phận của người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, và đều chịu cảnh bị thực dân áp bức, bóc lột Tuy nhiên mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Phân tích sự phân hóa và thái độ chính trị từng giai cấp

1. Giai cấp nông dân

Giai cấp nông dân ở Việt Nam thời kỳ bấy giờ là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, chiếm đến 90% trong xã hội phong kiến thực dân, bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông Giai cấp nông dân là giai cấp bị địa chủ phong kiến và đế quốc thực dân bóc lột vô cùng nặng nề, đế quốc thì bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ thì bóc lột nhân dân bằng việc cướp

Trang 5

đoạt ruộng đất, bắt nộp địa tô Những điều này đã đẩy giai cấp nông dân bước vào đường cùng

Về thái độ chính trị của giai cấp này, chính tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do Vì vậy Giai cấp nông dân chính là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất, có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc Họ bị đế quốc và địa chủ chèn ép dẫn tới có mâu thuẫn đặc biệt sâu sắc với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động Mâu thuẫn đó bao gồm cả mâu thuẫn về dân tộc và cả mâu thuẫn về giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất Tuy nhiên, dù đông đảo và có tinh thần giác ngộ đấu tranh cách mạng cao và dù là lực lượng đóng vai trò quyết định đến cách mạng thành công nhưng họ vẫn không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hóa còn thấp, và do đó thiết yếu cần phải có người lãnh đạo giai cấp này

2. Giai cấp địa chủ phong kiến

Ra đời cùng giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ phong kiến cũng đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay đã trở thành tay sai cho thực dân Pháp, câu kết với thực dân Pháp nhằm bóc lột nhân dân

ta

Giai cấp địa chủ được chia thành: thứ nhất là Đại địa chủ địa, là những người có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta; bên cạnh đó còn có trung địa chủ và tiểu địa chủ Nhìn chung đa số địa chủ đều là tay sai cho thực dân Pháp nhằm bóc lột nhân dân ta, và đây chính là lực lượng phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo, bọn chúng chính là một trong những đối tượng hướng tới của cách mạng Bên cạnh đó, vẫn có một số bộ phận địa chủ bị đế quốc thực dân chèn ép, dụ dỗ, lôi kéo nhưng vẫn giữ được tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng

Về thái độ chính trị, đa số địa chủ phong kiến đều đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân Bên cạnh

đó, một số bộ phận là trung và tiểu địa chủ bị thực dân Pháp chèn ép, đụng

Trang 6

chạm tới quyền lợi của mình, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện Tuy nhiên tinh thần cách mạng của

họ không được hăng hái như giai cấp nông dân Chính vậy trong cương lĩnh chính trị của mình, Nguyễn Ái Quốc đã xác định rằng đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Do vậy dù tinh thần cách mạng không cao nhưng một số bộ phận địa chủ vẫn có thể trở thành một lực lượng nhỏ tiềm năng đối với cách mạng Việt Nam

3. Giai cấp công nhân

Tầng lớp công nhân Việt Nam ra đời ngay trong bối cảnh khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đang được tiến hành Khi đó, tầng lớp này còn rất “non trẻ”, chỉ chiếm khoảng 1% dân số, trình độ văn hóa

kỹ thuật còn rất thấp Tuy nhiên sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai năm

1919 – 1929, lực lượng công nhân đã gia tăng nhanh chóng về cả mặt số lượng lẫn chất lượng Về số lượng, lực lượng này từ một tầng lớp chỉ chiếm

bộ phận nhỏ trong nhân dân đã vươn mình trở thành một giai cấp lớn có lực lượng đông đảo trong xã hội Về chất lượng, họ là những người được tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin khá sớm và nhận thức rõ được sứ mệnh của mình với

sự nghiệp cách mạng dân tộc

Công nhân thực chất xuất phát những người nông dân nghèo bị địa chủ cướp ruộng đất nên họ buộc phải lên thành thị, tham gia vào các nhà máy xí nghiệp nhằm mưu sinh nhưng rồi họ lại tiếp tục bị bóc lột Chính vậy, có thể nói giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ bấy giờ phải chịu đến ba tầng áp bức bóc lột – đó là đế quốc, tư bản trong nước, và địa chủ phong kiến

Về thái độ chính trị, đa số lực lượng công nhân là xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, họ bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nên họ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với dân tộc, có mối quan hệ gần gũi với nhân dân, đồng thời cũng kế thừa truyền thống yêu nước bao đời của lịch sử dân tộc Mặc dù ra đời muộn nhưng giai cấp công nhân Việt Nam vẫn tiếp thu được ảnh hưởng từ các phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng từ chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng

Trang 7

Mười Nga Ngoài ra, do giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản, do vậy họ không bị tác động bởi các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, cải lương, xét lại, không bị giai cấp tư sản đầu độc về tư tưởng nên lực lượng công nhân luôn luôn đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm định sẵn sẽ trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn

có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

4. Giai cấp tư sản

Giai cấp tư sản ra đời chậm hơn so với giai cấp công nhân – đến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tầng lớp tư sản mới ra đời rồi sau đó phát triển mạnh và dần trở thành một giai cấp lớn trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ bấy giờ Giai cấp tư sản được chia thành tư sản mại bản và

tư sản dân tộc Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng, họ có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp,

do vậy đã trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam Còn tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập và bị tư sản Pháp chèn ép

Về Thái độ chính trị, Tư sản dân tộc Việt Nam là những nhà tư sản vừa

và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến Tuy nhiên, giai cấp này lại xuất hiện hiện tượng tư tưởng dao động, lung lay khi được Pháp nhượng cho một số quyền lợi như cho tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kỳ thì lại thỏa hiệp với chúng Chính vậy đây là giai cấp mà cách mạng Việt Nam phải lôi kéo, lợi dụng giống như địa chủ, hoặc nếu không lôi kéo được họ đi theo cách mạng thì ít nhất cũng phải cố gắng làm họ trở nên trung lập

5. Tầng lớp tiểu tư sản

Tầng lớp này hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bao gồm: Trí thức, học sinh – sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, và dân nghèo thành thị Họ sống chủ yếu ở thành thị và các khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép nên

Trang 8

dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, đời sống thì bấp bênh, dễ bị phá sản và trở thành người vô sản, do đó họ có lòng yêu nước, và lòng căm thù bọn đế quốc, thực dân

Về thái độ chính trị, tầng lớp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân và có thể đi với giai cấp công nhân tiến đến xã hội chủ nghĩa Đây là tầng lớp nhạy bén với tình hình chính trị và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta Tuy nhiên dù

có lòng yêu nước, tư tưởng của tầng lớp này có phần nào dễ bị dao động, lung lay nên không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Do tiểu tư sản là một tầng lớp lưng chừng giữa công nhân và tư sản nên họ không đi bóc lột như đại tư bản, cho nên họ không coi là phản cách mạng; họ cũng không bị bóc lột tàn tệ như công nhân, nông dân cho nên cũng không thể cách mạng triệt để Tuy vậy, khi bị đế quốc và phong kiến áp bức thì họ có phần nào nghiêng về phía cách mạng

6. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân

đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này

Chính vì thế, trong bản Cương lĩnh này đã thể hiện sự cụ thể hóa về thái

độ chính trị cũng như khả năng thực hiện cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp đang tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Điều này góp phần chỉ rõ đâu là lực lượng lãnh đạo, đâu là lực lượng cách mạng quyết định, đâu

là lực lượng có thể lôi kéo, lợi dụng cho cách mạng và đâu là lực lượng phản

1 Tư liệu văn kiện đảng

[Tr14] https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2018/6/3/14/cuonglinhcachmang.pdf

Trang 9

cách mạng mà quân và dân ta cần loại trừ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Đầu tiên, đối với giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì ta phải đánh đổ Tiếp đến là phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phía vô sản Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì cố gắng lợi dụng, ít nhất cũng khiến họ nằm ở phía trung lập Đặc biệt, ta cần

dựng lên chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông Ngoài ra, Đảng của giai cấp vô sản phải là lực lượng lãnh đạo cách mạng, Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng Cụ thể, từ những phân tích về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động

Nhìn chung sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân – giai cấp mang sứ mệnh lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai tầng khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc thực dân Pháp và giải phóng dân tộc Ngoài ra giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo còn có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng Các giai tầng khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng đánh đổ của cách mạng

II. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn

kết dân tộc hiện nay.

1 Đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong công cuộc đạt được thành công trong cách mạng Đó là tư tưởng cơ bản và đồng nhất được quán triệt trong tiến trình cách mạng của nước ta, và là chiến lược

để tập hợp mọi lực lượng nhằm tạo thành sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh cách mạng

Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 đã xác định phải đoàn kết các giai tầng lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến

Trang 10

và phản động Đến cương lĩnh năm 1991 và đại hội đảng IX tiếp tục xác định

đoàn kết toàn dân tộc” 2“Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo” 3

Chính vậy hiện nay, vấn đề liên minh công – nông đã được mở rộng thành liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và trở thành nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc

2 Liên hệ với sinh viên ngày nay

Thanh niên, sinh viên là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số cả nước Họ có mặt ở cả giai cấp công nhân, nông dân, tri thức,

và có mối quan hệ mất thiết với các tầng lớp khác trong xã hội, có mặt ở tất cả các địa phương, các ngành nghề của cả nước

Hiện nay, thanh niên, sinh viên giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội, trong đời sống chính trị và văn hóa của đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Họ là những người được trang bị kiến thức về các ngành nghề, cơ sở lý luận chính trị – xã hội một cách tương đối kỹ càng Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0, sinh viên được tiếp cận nhiều hơn với tri thức và công nghệ tiên tiến Nền kinh tế phát triển với sự cạnh tranh cao tạo điều kiện cho thanh niên, sinh viên

có việc làm sau khi ra trường nhiều hơn Các thế hệ thanh niên, sinh viên hiện nay không chỉ tập trung vào các kiến thức được học ở trường mà còn tìm cách vận dụng chúng vào thực tiễn, ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết

2 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991

https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang- cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-nam-1991-543533.html

3 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2001, tr85-86 https://truongchinhtri.edu.vn/home/dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhan-thuc-dung-ve-dau-tranh-giai-cap-o-viet-nam-hien-nay-1088.html

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w