1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng

95 50 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hệ Thống Chiếu Sáng Hiện Đại Trên Toyota Fortuner 2015 Và Phương Pháp Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Và Xây Dựng Mô Hình Chiếu Sáng
Tác giả Nguyễn Thanh Phong
Người hướng dẫn ThS. Cao Đào Nam
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 5,13 MB

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG HIỆN ĐẠI TRÊN TOYOTA FORTUNER 2015 VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHIẾU SÁNG

Tp.Hồ Chí Minh, Thứ 6, Ngày 22, Tháng 9, Năm 2023

Trang 5

ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Cao Đào Nam là giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích với

những vấn đề gặp phải trong quá trình học tập, nghiên cứu, cũng như thực hiện đề tài

Em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, quý thầy(cô) trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH Đặc biệt là các thầy(cô) Viện Cơ Khí đã

trực tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện môi trường thuận lợi giúp em thực hiện tốt đề tài này

Sau cùng em xin chúc các thầy(cô) lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và luôn luôn thành đạt trong công việc!

TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Phong

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô cũng ngày một phát triển Trong đó không thể thiếu những thiết bị tiện nghi trên xe, do nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng khắt khe nên con người ngày càng quan tâm phát triển đến những trang, thiết bị hiện đại, trong đó không thể thiếu là các thiết bị điện tử như các hệ thống đèn chiếu sáng thông minh, hệ thống phục vụ cho nhu cầu giải trí như hệ thống âm thanh, màn hình hiển thị, Các hệ thống mang tính tiện nghi được các nhà sản xuất khai thác rất nhiều trong lĩnh vực ô tô Phần lớn các hệ thống trên xe ô

tô được điều khiển bằng điện để giúp đơn giản hoá công việc, giảm thời gian và sức lực nên số lượng công việc để sửa chữa một chiếc xe liên quan về điện rất nhiều Mặt khác, thị trường ô tô Việt Nam đang rất phát triển nhất là các dòng xe của Toyota xuất hiện ngày càng nhiều trong đất nước ta Các hệ thống an toàn trên xe như hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh ABS… Đặc biệt hệ thống đèn hiện đại cũng không ngoại lệ nhằm cải thiện tốt tầm nhìn của các lái xe về ban đêm Với

những yêu cầu và mục đích trên nên em chọn đề tài “Nghiên Cứu Hệ Thống Chiếu Sáng Hiện Đại Trên TOYOTA FORTUNER 2015 Và Phương Pháp Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Và Xây Dựng Mô Hình Chiếu Sáng” với đề tài này em tập trung chủ yếu

vào cấu tạo, nguyên lý làm việc, sơ đồ mạch điện và vị trí các thành phần trên xe từ đó

dễ dàng đưa ra các chẩn đoán hư hỏng

Vì kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như thiếu sót nên đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót Em mong được sự góp ý từ thầy(cô) để em có thể củng cố kiến thức cho bản thân được hoàn chỉnh hơn

Trang 7

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Dưới sự phát triển của ô tô hiện đại thì những thiết bị công nghệ trên ô tô cũng phát triển ngày một tốt hơn, hiện đại hơn để trang bị nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dùng Đặc biệt hệ thống chiếu sáng trên các xe thế hệ mới ngày nay ngày càng hiện đại nhằm tăng tầm quan sát của người lái Luận văn này tập trung vào khai thác hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Fortuner 2015 và xây dựng mô hình chiếu sáng trên xe

ô tô Bố cục của luận văn gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan về hệ thống chiếu sáng hiện đại trên Toyota Fortuner 2015 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của xe Toyota Fortuner Giới thiệu tổng quan về hệ thống chiếu sáng trên Toyota Fortuner cũng như vị trí ,cấu tạo, chức năng của hệ thống chiếu sáng trên xe

Chương 2: Nghiên cứu-khai thác hệ thống chiếu sáng hiện đại trên Toyota Fortuner

2015

Khai thác hệ thống chiếu sáng của Toyota Fortuner 2015 về các nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vị trí lắp đặt và sơ đồ mạch điện của từng hệ thống

Chương 3: Hiện tượng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa

hệ thống chiếu sáng trên Toyota Fortuner 2015

Các hư hỏng thường gặp của hệ thống chiếu sáng trên Toyota Fortuner 2015 và đưa ra các phương pháp khắc phục Lập các quy trình tháo lắp và kiểm tra hệ thống chiếu sáng

Chương 4: Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng

Tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng thiết kế mô hình hệ thống chiếu sáng với đầy đủ các chức năng cơ bản

Trang 8

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ HỐNG CHIẾU SÁNG HIỆN ĐẠI TRÊN

TOYOTA FORTUNER 2015 1

1.1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TOYOTA FORTUNER 1

1.2.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TOYOTAFORTUNER2015 5

1.3.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE TOYOTAFORTUNER 2015 6

1.3.1 Chức năng của hệ thống chiếu sáng trên xe 6

1.3.2 Kết cấu của hệ thống chiếu sáng trên xe TOYOTA FORTUNER 2015 7 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU – KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG HIỆN ĐẠI TRÊN XE TOYOTA FORTUNER 2015 11

2.1.KHÁI QUÁT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRÊN XE 11

2.1.1 Đèn chiếu sáng phía trước 11

2.1.2 Đèn hậu và đèn kích thước 16

2.1.3 Đèn sương mù 17

2.1.4 Một số đèn chiếu sáng bên trong xe 18

2.1.5 Đèn phản quang 19

2.2.KHÁI QUÁT SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE 20

2.2.1 Đèn cốt – pha (Đèn chiếu sáng gần – Đèn chiếu sáng xa) 20

2.2.2 Đèn sương mù 24

2.2.3 Cụm đèn hậu 27

2.2.4 Đèn biển số 30

2.2.5 Đèn xi nhan và cảnh báo nguy hiểm 32

CHƯƠNG 3 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN TOYOTA FORTUNER 2015 35

3.1.TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN TOYOTAFORTUNER2015 35

3.2.NỘI DUNG BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN TOYOTAFORTUNER2015 48

3.2.1 Chú ý khi bảo quản hệ thống chiếu sáng 48

Trang 9

3.2.2 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng 48

3.2.3 Sửa chữa một số hư hỏng của hệ thống chiếu sáng 51

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ 66

4.1.XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ MÔ HÌNH 66

4.2.KHÁI QUÁT CÁC LOẠI LINH KIỆN DÙNG CHO XÂY DỰNG MÔ HÌNH 66

4.2.1 Khung đỡ mô hình 66

4.2.2 Bảng trắng gắn các thiết bị hệ thống chiếu sáng 66

4.2.3 Hệ thống đèn đầu 67

4.2.4 Cụm đèn hậu 68

4.2.5 Cụm công tắc điều khiển đèn 69

4.2.6 Các linh kiện khác 69

4.3.TIẾN HÀNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH 72

4.3.1 Sơ đồ mạch điện sử dụng trên mô hình 72

4.3.2 Các bước xây dựng mô hình 75

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 10

MỤC LỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1

Hình 1 1 Toyota Fortuner 2005 1

Hình 1 2 Toyota Fortuner 2009 2

Hình 1 3 Toyota Fortuner 2011 2

Hình 1 4 Toyota Fortuner 2015 3

Hình 1 5 Toyota Fortuner 2019 4

Hình 1 6 Toyota Fortuner 2020 4

Hình 1 7 Toyota Fortuner 2020 5

Hình 1 8 Sơ đồ bố trí các đèn ở đầu xe 7

Hình 1 9 Sơ đồ bố trí các đèn ở đuôi xe 8

Hình 1 10 Sơ đồ các đèn lắp đặt trong xe 9

Hình 1 11 Sơ đồ bố trí công tắc trên bảng điều khiển 9

Hình 1 12 Vị trí công tắc điều khiển đèn 10

Hình 1 13 Cụm công tắc điều khiển đèn 10

CHƯƠNG 2 Hình 2 1 Vị trí của các đèn trên xe 11

Hình 2 2 Hướng đi của chùm tia sáng đèn pha 12

Hình 2 3 Đèn pha thường 14

Hình 2 4 Các loại bóng đèn 14

Hình 2 5 Cách bảo quản đèn Halogen 15

Hình 2 6 Bóng đèn Xenon hồ quang ngắn công suất 1Kw 15

Hình 2 7 Sơ đồ cấu tạo đèn Xenon 15

Hình 2 8 Hình dạng đèn Bi-xenon 16

Hình 2 9 Đèn hậu và đèn kích thước trên xe Fortuner 17

Hình 2 10 Đèn sương mù phía trước xe 18

Trang 11

Hình 2 11 Một số loại đèn cảnh báo trên taplo 19

Hình 2 12 Đèn trần trong xe 19

Hình 2 13 Đèn phản quang 20

Hình 2 14 Cụm đèn cốt - pha bên trái lắp đặt trên xe 20

Hình 2 15 Bóng đèn Halogen đèn đầu 21

Hình 2 16 Vị trí công tắc để bật đèn cốt 22

Hình 2 17 Ký hiệu đèn pha (đèn chiếu xa) trên đồng hồ táp lô 22

Hình 2 18 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng phía trước 23

Hình 2 19 Đèn sương mù bên trái 24

Hình 2 20 Sơ đồ cấu tạo đèn sương mù 24

Hình 2 21 Bóng đèn Halogen đèn sương mù 25

Hình 2 22 Vị trí công tắc để bật đèn sương mù 25

Hình 2 23 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù 26

Hình 2 24 Cụm đèn hậu 27

Hình 2 25 Sơ đồ mạch điện đèn hậu 28

Hình 2 26 Sơ đồ mạch điện đèn lùi 29

Hình 2 27 Sơ đồ mạch điện đèn phanh 30

Hình 2 28 Cụm đèn soi biển số và vị trí lắp đặt 31

Hình 2 29 Sơ đồ mạch điện đèn soi biển số 31

Hình 2 30 Vị trí lắp đặt đèn xi nhan ở đầu xe và trên ốp gương 32

Hình 2 31 Công tắc đèn cảnh báo nguy hiểm trên bảng điều khiển 33

Hình 2 32 Sơ đồ mạch điện hệ thống cảnh báo rẽ, dừng khẩn cấp 34

CHƯƠNG 3 Hình 3 1 Sơ đồ giắc cắm công tắc điều khiển đèn 36

Hình 3 2 Điện trở tiêu chuẩn của relay đèn xi nhan 41

Hình 3 3 Sơ đồ giắc cắm công tắc đèn sương mù 43

Trang 12

Hình 3 4 Sơ đồ giắc cắm công tắc vị trí đỗ xe trung gian 45

Hình 3 5 Sơ đồ giắc cắm đèn trần 47

Hình 3 6 Vệ sinh đèn xe 49

Hình 3 7 Sơ đồ mốc bảo dưỡng định kỳ Toyota 50

Hình 3 8 Sơ đồ màn chiếu và xe 52

Hình 3 9 Các đường cơ bản trên màn chiếu 53

Hình 3 10 Vùng tiêu chuẩn 54

Hình 3 11 Vùng tiêu chuẩn kiểm tra độ hội tụ đèn sương mù 58

Hình 3 12 Mô tả điều chỉnh độ hội tụ đèn sương mù bằng tô vít 59

CHƯƠNG 4 Hình 4 1 Khung sắt đỡ mô hình 66

Hình 4 2 Bảng cố định các chi tiết chiếu sáng 67

Hình 4 3 Đèn pha-cốt 67

Hình 4 4 Hệ thống đèn xi nhan 68

Hình 4 5 Hệ thống đèn đờ mi 68

Hình 4 6 Hệ thống đèn hậu 69

Hình 4 7 Cụm công tắc điều khiển đèn 69

Hình 4 8 Công tắc đèn lùi, đèn phanh 70

Hình 4 9 Relay 70

Hình 4 10 Bộ nháy 71

Hình 4 11 Cầu chì 71

Hình 4 12 Hình công tắc máy sử dụng trên mô hình 71

Hình 4 13 Sơ đồ mạch điện hệ thống rẽ, hazard 72

Hình 4 14 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn lùi sử dụng trên mô hình 73

Hình 4 15 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh sử dụng trên mô hình 73

Hình 4 16 Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng sử dụng trên mô hình 74

Trang 13

Hình 4 17 Quá trình hàn chế tạo khung sắt giá đỡ mô hình 75

Hình 4 18 Quá trình cắt gọt cố định các chi tiết lên khung 76

Hình 4 19 Quá trình xác định chân rơ le, cụm công tắc điều khiển 76

Hình 4 20 Quá trình đi dây điện nối các chân công tắc 77

Hình 4 21 Tiến hành thử trước khi gia cố các mối nối điện 77

Hình 4 22 Mặt sau mô hình sau khi đã đi lại dây gọn gàng 78

Hình 4 23 Thử lại một lần các chế độ chiếu sáng 78

Hình 4 24 Mô hình hệ thống chiếu sáng 79

Trang 14

MỤC LỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1

Bảng 1 1 Những phiên bản và đặc điểm riêng của từng dòng Fortuner 2015 6

CHƯƠNG 3 Bảng 3 1 Triệu chứng , nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống chiếu sáng 35

Bảng 3 2 Điện trở tiêu chuẩn công tắc điều khiển đèn 37

Bảng 3 3 Điện trở tiêu chuẩn công tắc điều chỉnh sáng đèn đầu 37

Bảng 3 4 Những hư hỏng thường gặp ở đèn hậu 37

Bảng 3 5 Bảng điện trở tiêu chuẩn công tắc đèn hậu 38

Bảng 3 6 Những hư hỏng thường gặp ở đèn xi nhan 39

Bảng 3 7 Điện trở tiêu chuẩn của công tắc đèn xi nhan 41

Bảng 3 8 Điện trở tiêu chuẩn của relay đen xi nhan 42

Bảng 3 9 Những hư hỏng thường gặp ở đèn sương mù 42

Bảng 3 10 Điều kiện tiêu chuẩn công tắc đèn sương mù 43

Bảng 3 11 Những hư hỏng thường gặp ở đèn phanh 44

Bảng 3 12 Những triệu chứng hư hỏng ở đèn lùi 44

Bảng 3 13 Điện trở tiêu chuẩn của cụm công tắc vị trí đỗ xe/trung gian 46

Bảng 3 14 Những hư hỏng thường gặp ở đèn nội thất 46

Bảng 3 15 Các công việc thực hiện theo cấp bảo dưỡng 50

Bảng 3 16 Nội dung công việc khi điều chỉnh đội hội tụ đèn pha 54

Bảng 3 17 Nội dung công việc khi thay thế cụm đèn pha – cốt 55

Bảng 3 18 Nội dung công việc khi thay thế cụm đèn pha – cốt 59

Bảng 3 19 Nội dung công việc thay đèn soi biển số 62

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ HỐNG CHIẾU SÁNG HIỆN ĐẠI

TRÊN TOYOTA FORTUNER 2015

1.1 Lịch sử phát triển Toyota Fortuner

- Toyota Fortuner hay còn được gọi là Toyota SW4 có nguồn gốc từ tiếng Anh là Fortune, mang ý nghĩa cho sự may mắn và thịnh vượng Là chiếc SUV hạng D sản xuất bởi hãng ô tô đến từ Nhật Bản - Toyota Motor vào năm 2004, được chế tạo dựa trên nền tảng khung gầm của Toyota Hilux

Toyota Fortuner thuộc dòng xe SUV cỡ trung Ban đầu nó chỉ được sản xuất ở Thái Lan, sau đó đến Indonesia và một số quốc gia khác Được lắp ráp dựa trên nền tảng

là xe bán tải Hilux, Fortuner có 3 hàng ghế với 2 phiên bản truyền động là 1 cầu và 2 cầu Sau khi được sản xuất và phát triển tại Thái, Fortuner tiếp tục được phân phối tại các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Argentina và Indonesia

Thế hệ đầu tiên của Fortuner lần đầu tiên ra mắt năm 2005 và được phát triển bởi các kỹ sư người Thái và Nhật Trong khi đó, các bản Facelift (là thiết kế của xe không quá khác biệt với những thiết kế trước đó Trong phiên bản Facelift, xe vẫn có thể giữ

Hình 1 1 Toyota Fortuner 2005

Trang 16

nguyên kiểu dáng và nền tảng cơ bản của xe, chỉ thay đổi một số bộ phận để tăng tính thẩm mỹ và tối ưu trải nghiệm cho người dùng) sau này lại được thiết kế từ hãng Toyota tại Úc

Hình 1 2 Toyota Fortuner 2009

Ban đầu, Toyota Fortuner có 4 mẫu động cơ bao gồm 2 bản động cơ Diesel và 2 bản động cơ xăng Ở tất cả các phiên bản này đều có hệ truyền động 1 cầu hoặc 2 cầu với hộp số tự động 4-5 cấp và hộp số 5 cấp Trong phiên bản đầu tiên này của Fortuner,

xe được thiết kế khá cao và bề thế nên kết cấu không ổn định, dễ rung lắc khi chạy với tốc độ nhanh

Hình 1 3 Toyota Fortuner 2011

Trang 17

Vào tháng 8/2008, xe có một vài cải tiến nhỏ, chủ yếu về ngoại thất như đèn pha gương cầu, lưới tản nhiệt, đèn hậu… Nội thất được đổi sang màu vàng cát với kết nối Bluetooth Cải tiến này đánh dấu lần đầu tiên hệ thống truyền động 4 bánh toàn thời gian xuất hiện trên Fortuner Trong thời điểm này, xe có 4 phiên bản là Fortuner máy dầu 2.5G (4×2), 2.7G (4×2), 2.7V (4×4) và 3.0G (4×4)

Trang 18

Common-là ống cấp liệu chung cho tất cả các vòi phun Nhiên liệu được cung cấp liên tục ở một

áp suất nhất định cho các vòi phun) Hệ thống vận hành của xe cũng được cải tiến vượt trội, đồng thời tích hợp Turbo biến thiên (VGT) giúp gia tăng công suất và momen xoắn thêm 60% và giảm mức tiêu hao nhiên liệu xuống 40%

Hình 1 6 Toyota Fortuner 2020

Trang 19

Tháng 7/2015, thế hệ thứ 2 của Toyota Fortuner trình làng đồng thời tại 2 quốc gia

là Úc và Thái Lan Trong phiên bản lần này, Fortuner sử dụng phong cách thiết kế Keen Look đã từng được áp dụng cho Corolla (E170) với hệ thống dải đèn LED chiếu sáng ban ngày và đèn pha dạng bóng chiếu Thế hệ mới này sử dụng hệ thống truyền động 4 bánh bán thời gian thay vì toàn thời gian như những phiên bản trước đó

Hình 1 7 Toyota Fortuner 2020

Toyota Fortuner có mặt tại thị trường Việt Nam bắt đầu từ tháng 2/2009 và nhanh chóng trở thành mẫu xe chiếm lĩnh vị trí đầu tiên trong phân khúc dòng xe SUV tại Việt Nam Fortuner đã mang lại cho hãng Toyota Việt Nam một mức doanh thu khủng là 6.129 chiếc trong năm 2012, chiếm 64% thị phần

1.2 Giới thiệu chung về TOYOTA FORTUNER 2015

Toуota Fortuner 2015 được biết đến là mẫu хe đa dụng bán chạу nhất phân khúc

хe SUV gia đình 7 chỗ tại Việt Nam Sở dĩ dòng хe nàу được уêu thích bởi nó có tất cả những ưu điểm đáp ứng cả phương diện ѕử dụng lẫn tính kinh tế cao

Mẫu хe nàу là đối thủ đáng gờm của các thương hiệu xe đình đám tại thị trường Việt như: Mitѕubiѕhi Pajero Sport, Ford Eᴠereѕt, Kia Sorento, Iѕuᴢu MU-X, Hуundai SantaFe… Dù đang phải nằm trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy nhưng doanh

ѕố bán ra hàng năm của Toуota Fortuner luôn ở mức ổn định thậm chí là cao

Trang 20

Bảng 1 1 Những phiên bản và đặc điểm riêng của từng dòng Fortuner 2015

хăng hai cầu

07 chỗ ngồi, ghế da màu đen Máу хăng 2.7L – VVT-i Số tự động 4 cấp độ, DVD 1 đĩa, 2 dàn lạnh tự động và 2 ᴠùng độc lập

Fortuner TRD 2.7V

Sportiᴠo 4×2 một cầu

07 chỗ ngồi , ghế da màu kem.Máу хăng 2.7L – VVT-i Số tự động 4 cấp độ, CD 1 đĩa, 2 dàn lạnh tự động và 2 ᴠùng độc lập

Fortuner TRD Sportiᴠo

2.7V 4×4 hai cầu

07 chỗ ngồi, ghế da màu đen Máу хăng 2.7L – VVT-i Số tự động 4 cấp độ, DVD 1 đĩa, 2 dành lạnh tự động và 2 ᴠùng độc lập

1.3 Tổng quan về hệ thống chiếu sáng trên xe TOYOTA FORTUNER 2015 1.3.1 Chức năng của hệ thống chiếu sáng trên xe

- Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được tích hợp phía trước, phía sau, hai bên và phía trong xe ô tô giúp tài xế quan sát rõ đường đi Đồng thời hệ thống này còn cho phép các

Trang 21

phương tiện và người đi bộ nhận biết được sự hiện diện của xe cũng như phán đoán

được hướng đi của tài xế

- Hệ thống chiếu sáng trên xe có công dụng:

+ Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối

+ Báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường

+ Báo kích thước, khuôn khổ của xe và biển số xe

+ Báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải, khi phanh, khi dừng

+ Chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lí, )

1.3.2 Kết cấu của hệ thống chiếu sáng trên xe TOYOTA FORTUNER 2015

- Hệ thống chiếu sáng trên xe gồm nhiều hệ thống đèn chiếu sáng được bố trí tại các vị trí khác nhau trên đầu xe, đuôi xe và phía bên trong của xe

- Phía trước đầu xe, các đèn như cụm đèn đầu, đèn sương mù được lắp đặt Công dụng chung của chúng là chiếu sáng phần đường đi phía trước đầu xe, vừa là đặc điểm nhận dạng đối với xe chạy đối diện trong tình trạng trời tối hoặc thời tiết xấu Chúng được phân chia lắp đặt vừa đảm bảo đèn được phát huy hết công dụng của nó vừa đảm

bảo được tính thẩm mỹ của xe Vị trí các đèn được bố trí như Hình 1.8 dưới đây

Hình 1 8 Sơ đồ bố trí các đèn ở đầu xe

Trang 22

1-Đèn sương mù phải; 2-Cụm đèn đầu phải; 3-ECU điều khiển đèn đầu bên phải; 4-Gương chiếu hậu; 5-Cụm đèn đầu trái; 6- ECU điều khiển đèn đầu bên trái;7-Đèn sương mù bên trái; 8-Hộp rơle động cơ

- Phần đuôi xe các đèn cảnh báo như đèn sương mù sau, đèn lùi, đèn phanh, được

lắp đặt theo sơ đồ Hình 1.9 Mỗi đèn có công dụng khác nhau được đặt đối xứng hai bên

trái và phải

Hình 1 9 Sơ đồ bố trí các đèn ở đuôi xe

1-Đèn hậu bên trái; 2-Đèn dừng trung tâm; 3-Cụm đèn soi biển số;

4-Đèn kết hợp sau bên phải; 5- Đèn kết hợp sau bên trái; 6-Đèn hậu bên phải

- Ngoài các đèn được bố trí phía ngoài xe, xe còn được trang bị hệ thống chiếu sáng bên trong xe Các đèn như đèn trần, đèn soi bản đồ, bố trí ở các vị trí từ đầu xe đến cuối xe trong khoang xe, phù hợp với công dụng và thuận tiện cho việc sử dụng

chúng như Hình 1.10

- Trên bảng điều khiển của xe có các công tắc điều khiển các đèn của hệ thống chiếu sáng Các công tắc được sắp xếp, bố trí phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng, tạo cảm giác thoải mái cho người điều khiển xe Các công tắc điều khiển được bố trí theo

Hình 1.11

Trang 23

Hình 1 10 Sơ đồ các đèn lắp đặt trong xe

1-Công tắc đèn cửa trước trái;2-Đèn soi bản đồ; 3-Đèn trần (ở giữa); 4-Công tắc đèn cửa trước phải; 5-Đèn trần (ở sau); 6-Khóa cốp xe; 7-Công tắc đèn cửa sau phải; 8-Công tắc đèn cửa sau trái

Hình 1 11 Sơ đồ bố trí công tắc trên bảng điều khiển

1-Công tắc đèn dừng; 2-Đồng hồ taplo, 3;Công tắc đèn báo nguy hiểm; 4-ECU điều khiển đèn đầu; 5-ECU cảnh báo trộm; 6-Đèn soi chìa khóa; 8-Công tắc điều chỉnh

độ sáng đèn đầu; 9-công tắc đèn xi nhan

- Cụm công tắc điều khiển đèn xe được lắp đặt bên trái của trụ vô lăng Cụm công tắc có nhiều chế độ điều khiển đèn như: điều khiển đèn pha – cốt (đèn chiếu xa và đèn

Trang 24

chiếu gần), đèn sương mù, đèn xi nhan Từng loại đèn sẽ có ký hiệu khác nhau trên cần điều khiển để người lái dễ nhận biết và sử dụng đúng loại đèn cần thiết

Hình 1 12 Vị trí công tắc điều khiển đèn

Hình 1 13 Cụm công tắc điều khiển đèn

- Có nhiều ký hiệu khác nhau trên cụm công tắc điều khiển đèn, mỗi ký hiệu điều khiển có công dụng:

: Đây là chế độ đèn tự động, tự bật khi trời tối và tắt khi trời sáng

: Đây là ký hiệu của chế độ bật đèn vị trí của xe

: Đây là ký hiệu của chế độ đèn cốt (đèn chiếu sáng gần)

: Đây là ký hiệu của chế độ đèn pha (đèn chiếu sáng xa)

: Đây là ký hiệu của chế độ đèn sương mù

: Đây là chế độ tắt các đèn

Trang 25

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU – KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

HIỆN ĐẠI TRÊN XE TOYOTA FORTUNER 2015

2.1 Khái quát hệ thống chiếu sáng và hệ thống tín hiệu trên xe

- Hệ thống chiếu sáng rất quan trọng đối với phương tiện tham gia giao thông trên đường, nó có các công dụng như: Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối, báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường, báo kích thước, khuôn khổ

xe và biển số xe, báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi xe phanh và khi dừng, chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lý, …) Tuy nhiên chúng phải thỏa mãn 2 yêu cầu là:

có cường độ sáng đủ lớn và không làm chói mắt tài xế điều khiển xe ngược chiều Hệ thống chiếu sáng gồm các bộ phận: đèn pha, đèn cốt, đèn sương mù, đèn hậu và đèn

kích thước Vị trí của các đèn được bố trí như Hình 2.1 dưới đây:

Hình 2 1 Vị trí của các đèn trên xe

2.1.1 Đèn chiếu sáng phía trước

Đèn đầu xe dùng để chiếu sáng đoạn đường phía trước đầu xe Đèn đầu xe gồm: cụm đèn cốt - pha, đèn sương mù, đèn xi nhan

Trang 26

Đèn được đặt ở đầu xe làm nhiệm vụ chiếu sáng đường đi phía trước trong điều kiện trời tối, giúp người lái có thể quan sát được tình trạng giao thông, các chướng ngại vật trên đường để xử lí kịp thời

Đèn đầu được chia làm 2 phần:

- Đèn cốt: chiếu sáng ở khoảng gần trước đầu xe

- Đèn pha: chiếu sáng ở khoảng cách xe hơn

Cấu tạo của cụm đèn cốt - pha: bóng đèn báo khoảng cách, bóng đèn xi nhan trước, bóng đèn đầu số 1 và 2 (bóng đèn cốt và bóng đèn pha) Bên ngoài được ốp chắn kỹ càng, bảo vệ đèn khỏi các tác nhân bên ngoài như không khí, nước,

2.1.1.1 Đèn pha và đặc tính quang học của đèn pha

- Dây tóc của đèn là vật có kích thước rất nhỏ so với kích thước của đèn nên có thể coi nó như là một điểm sáng Điểm sáng được đặt ở tiêu cự của chóa phản chiếu Parabol Các chùm tia sáng của điểm sáng sau khi phản chiếu qua chóa đèn sẽ đi song song với trục quang học Để có thể chiếu sáng đến khắp mặt đường, các chùm tia sáng phải đi hơi lệch sang hai bên đường, vấn đề này do kính khuếch tán của đèn làm nhiệm vụ Kính khuếch tán sẽ hướng các chùm tia sáng ra hai bên để chiếu sáng hết bề rộng của mặt đường và khoảng đất lề đường, còn phần tia sáng hướng xuống dưới để chiếu sáng khoảng đường sát ngay đầu xe

Hình 2 2 Hướng đi của chùm tia sáng đèn pha

a: Nấc pha b: Nấc cốt

- Bóng đèn pha được bắt cố định trên cụm đèn ô tô sao cho mặt phẳng qua chân các dây tóc ở vị trí nằm ngang

2.1.1.2 Kết cấu của đèn pha

- Cấu tạo của đèn pha gồm 3 phần chính: Chóa đèn, bóng đèn và kính khuyếch tán

Trang 27

2.1.1.2.1 Chóa đèn

- Chóa đèn được dập bằng thép lá và được phủ bên trong một lớp kim loại phản chiếu Chất phản chiếu là crom, bạc, nhôm Trong đó:

+ Crom tạo ra lớp cứng và trơ nhưng hệ số phản chiếu kém 60%

+ Bạc có hệ số phản chiếu cao 90% nhưng lại mềm, dễ bị xước nếu lau chùi không cẩn thận và sau một thời gian làm việc sẽ bị tối mù do oxy hóa

+ Nhôm có hệ số phản chiếu cao 90%, nó được phun lên lớp phủ sẵn theo phương pháp tĩnh điện trong điều kiện chân không

2.1.1.2.2 Bóng đèn

- Bóng đèn pha phải có đầu chuẩn và dấu để lắp vào đèn đúng vị trí tức là dây tóc sáng xa phải nằm ở tiêu cự của choá với độ chính xác ± 0,25mm, điều kiện này được đảm bảo nhờ tai đèn Tai đèn được hàn trực tiếp vào đầu chuẩn của đuôi bóng đèn và có chỗ khuyết (dấu) để đảm bảo khi lắp không sai vị trí Trên đèn pha có vít điều chỉnh để hướng phần tử quang học của đèn pha theo mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang nhằm chỉnh đúng hướng của chùm tia sáng Hiện nay việc chế tạo các bóng đèn pha là không tháo, lắp được (một khối), choá đèn có tráng nhôm và kính khuếch tán của đèn được hàn liền với nhau tạo thành buồng đèn và được hút hết khí ra Các dây tóc được đặt trong buồng đèn và cũng hàn kín với choá, chỉ còn đầu dây là được đưa ra ngoài Như vậy, toàn bộ hệ thống quang học của pha cả bóng đèn được hàn thành một khối kín

Ưu điểm chủ yếu của kết cấu này là bộ phận quang học được bảo vệ tốt khỏi bụi bẩn và các ảnh hưởng của môi trường, các chất hoá học Vì vậy tuổi thọ của các dây tóc đèn

này tăng và mặc dù giá thành của các phần tử quang học khá cao

2.1.1.2.3 Kính khuếch tán

- Kính khuếch tán bao gồm những thấu kính và lăng kính thủy tinh silicat

hoặc thủy tinh hữu cơ bố trí trên một mặt cong Hệ số thông qua và hệ số phản xạ của

bề mặt bộ khuếch tán bằng 0.74-0.83 và 0.9-1.4 Chùm tia sáng từ bộ phận phản xạ tới sau đi qua kính khuếch tán sẽ được khuếch tán ra ngoài với góc lớn hơn Qua các lăng kính và thấu kính chùm tia sáng được phân bố trong các mặt phẳng với góc nghiêng từ

18o – 20o so với trục quang học, nhờ đó ánh sáng không bị nhòe ra

2.1.1.3 Các loại đèn pha

2.1.1.3.1 Loại đèn pha thường

- Cấu tạo của nó gồm: bầu đèn, cực điện, dây tóc kiểu lò xo bằng vôn fram

Trang 28

- Nhược điểm: khi chế tạo trong đèn chỉ có khí trơ loại bình thường, không có khí halogen và sợi tóc làm bằng vật liệu vôn fram nên bóng loại này thường không sáng lắm

và sau một thời gian làm việc nhanh bị mờ đi

Hình 2 3 Đèn pha thường

2.1.1.3.2 Loại bóng đèn halogen

- Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 2500oC Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi Nên bóng đèn halogen được làm bằng thạch anh

để làm vỏ bóng đèn vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao

- Một ưu điểm nữa của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường

- Trong những năm gần đây, trên xe đã bắt đầu sử dụng đèn phóng khí xenon với

độ chiếu sáng tốt hơn, ít chói mắt tài xế ngược chiều nhưng lượng điện tiêu hao ít hơn Các đèn đuôi cũng sử dụng tổ hợp các đèn LED thế hệ mới chứ không xài bóng dây tóc nữa

Hình 2 4 Các loại bóng đèn

- Do bóng đèn halogen nóng hơn so với bóng đèn thường khi sử dụng, bóng đèn

sẽ bị vỡ nếu dầu hay mỡ dính vào bề mặt Vì vậy, khi thay bóng, phải cầm vào đuôi đèn, không được cầm vào bóng đèn

Trang 29

Hình 2 5 Cách bảo quản đèn Halogen

2.1.1.3.3 Loại bóng đèn xenon

- Bóng đèn xenon bao gồm ống thủy tinh thạch anh bên trong chỉ có hai điện cực cách ly với nhau ở hai đầu cực và được nạp khí trơ

Hình 2 6 Bóng đèn Xenon hồ quang ngắn công suất 1Kw

Các bóng đèn đầu cao áp, phóng điện qua khí Xenon cho ánh sáng trắng và vùng chiếu sáng rộng hơn so với khí halogen Tuổi thọ của bóng đèn cũng dài hơn là một trong những đặc điểm của đèn đầu phóng điện

Hình 2 7 Sơ đồ cấu tạo đèn Xenon

Trang 30

Tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ xenon lên mức năng lượng cao, sau khi bị kích thích các phân tử khí xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái bình thường, bức xạ ra ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ Trước hết, tuổi thọ của đèn bi-xenon gấp 10 lần so với đèn halogen do dây tóc của đèn halogen rất dễ bị đứt bởi hiện tượng va đập trên đường, còn đèn bi-xenon chỉ có hai bản điện cực được cố định bởi lớp vỏ thạch anh Tiếp đến, công nghệ HID tăng tính an toàn cho bạn khi lái xe trong đêm, đặc biệt ở những nơi không có đèn chiếu sáng công cộng, do loại đèn này phát ra ánh sáng trắng - xanh rất giống với ánh sáng ban ngày, giúp người lái dễ dàng quan sát với hình ảnh rõ nét, sâu và thật hơn Một ưu điểm nữa của đèn bi-xenon là do không tốn năng lượng để đốt nóng dây tóc nên không những tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ bằng 1/3 so với đèn halogen truyền thống mà còn cho cường độ sáng cao hơn gấp 2-3 lần

- Đèn kích thước có công dụng là khi trời tối, đèn này báo cho lái xe khác biết kích thước của xe mình để lái xe được an toàn hơn Do báo kích thước nên nó được bố trí ở các mép thành xe Tuy nhiên, một số xe vì lí do thẩm mỹ nên người ta chế tạo đèn kích thước với các đèn hậu thành liền một khối và bố trí đèn kích thước ở phía mép trong của

Trang 31

cụm đèn hậu Đèn này thường có ánh sáng màu vàng hoặc trắng và có công suất khoảng

15 – 21W

Hình 2 9 Đèn hậu và đèn kích thước trên xe Fortuner

Hệ thống đèn hậu ngày nay có thể chia làm 2 loại chính sau:

+ Loại nối trực tiếp có công tắc điều khiển đèn

+ Loại có Rơle đèn hậu

- Đèn hậu bao gồm có cả đèn kích thước và đèn biển số sau xe Đèn kích thước giúp cho người đi đường biết chiều rộng, chiều cao của xe khi trời tối giúp tránh tai nạn cho người đi đường Đèn biển số giúp dễ dàng nhìn thấy biển số của xe

2.1.3 Đèn sương mù

- Là loại đèn có bước sóng ánh sáng thích hợp với điều kiện trời sương mù hoặc

mưa Trong trường hợp này thì ánh sáng không bị gãy khúc

2.1.3.1 Đèn sương mù phía trước (Front Fog Lamps):

Trang 32

Hình 2 10 Đèn sương mù phía trước xe

- Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước

2.1.3.2 Đèn sương mù phía sau (Rear Fog Lamps):

- Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt Một đèn báo được gắn vào taplo để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động

2.1.4 Một số đèn chiếu sáng bên trong xe

2.1.4.1 Đèn taplo

- Đèn taplo có tác dụng làm sáng vùng taplo bao gồm các đồng hồ, các đèn báo Chúng sáng khi công tắc độ sáng đèn pha chuyển đến nấc thứ 1

- Trên taplo còn có các đèn cảnh báo về các hệ thống trên xe khác nhau Mỗi đèn

có màu sắc và mang ý nghĩa khác nhau Ví dụ đèn cảnh báo màu vàng sáng, đây là những cảnh báo có mức độ vừa phải không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nên sớm mang

xe ô tô đi kiểm tra và khắc phục nó nếu không sẽ gây ra những hư hỏng lớn và nguy hiểm hơn Khi đèn cảnh báo màu đỏ sáng là cảnh báo cực kỳ nguy hiểm như những cảnh báo mở cửa hoặc đóng cửa chưa chặt, khi đó bắt buộc phải dừng xe lại ngay và khắc phục nó Trên taplo còn hiển thị một số đèn báo như: đèn cảnh báo phanh tay, đèn cảnh

báo chưa thắt dây an toàn, đèn cảnh báo túi khí, Một số đèn báo trên taplo như Hình

2.11

Trang 33

Hình 2 11 Một số loại đèn cảnh báo trên taplo 2.1.4.2 Đèn trần

- Đèn trần dùng để chiếu sáng khoang hành khách của xe, để hành khách có thể thấy và di chuyển trong xe khi không có ánh sáng, đảm bảo an toàn và tránh các va đập giữ người và các vật dụng trong xe Trong khoang hành khách của xe đèn trần được lắp đặt ở 2 vị trí: trên trần xe của khoang lái và trần xe khoang hành khách phía sau

Trang 34

- Đèn phản quang là đèn được lắp đặt phía cản dưới đuôi xe, thường ở ngay trên ống xả

Hình 2 13 Đèn phản quang

- Công dụng của đèn này là phản lại ánh sáng khi phương tiện giao thông phía sau soi vào để nhận biết vị trí khoảng cách các xe với nhau Chức năng này được tích hợp sẵn ở cụm đèn hậu nhưng thông thường trên các xe đều được trang bị cả hai đèn

2.2 Khái quát sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe

2.2.1 Đèn cốt – pha (Đèn chiếu sáng gần – Đèn chiếu sáng xa)

Hình 2 14 Cụm đèn cốt - pha bên trái lắp đặt trên xe

Trang 35

- Đèn cốt – pha (đèn cos- đèn far) được lắp đặt thành cụm tuy nhiên mỗi đèn có công dụng khác nhau Khi di chuyển trong khu dân cư vào buổi tối, người lái sử dụng đèn cốt làm đèn chiếu sáng liên tục, đảm bảo khả năng quan sát của người lái, đồng thời không gây ảnh hưởng tới các phương tiện di chuyển theo hướng ngược lại cũng như cùng chiều Khi di chuyển ở nơi không có phương tiện đi ngược chiều hoặc cùng chiều phía trước đầu xe, người lái có thể sử dụng đèn pha để quan sát đường ở khoảng cách

xa hơn

- Cụm đèn cốt – pha của xe Toyota Fortuner 2015 sử dụng đèn Halogen- loại bóng đèn được sử dụng phổ biến trên các xe hiện nay Đèn Halogen có tuổi thọ trung bình cao khoảng 1000 giờ, chi phí thấp, dễ thay thế khi hư hỏng, cấu tạo đơn giản Tuy nhiên, phần lớn năng lượng của đèn biến thành nhiệt năng dẫn đến việc đèn tiêu hao nhiều điện năng, làm giảm hiệu suất sau một thời gian sử dụng

Hình 2 15 Bóng đèn Halogen đèn đầu

- Cách bật đèn cốt - pha bằng công tắc như sau:

+ Khi cần sử dụng đèn cốt (chế độ chiếu sáng gần) ta xoay công tắc về ký hiệu của

đèn cốt như Hình 2.16 Khi đó đèn cốt sẽ sáng

Trang 36

Hình 2 16 Vị trí công tắc để bật đèn cốt

+ Khi cần sử dụng đèn pha (chế độ chiếu sáng xa) ta xoay núm điều khiển đèn ở vị trí bên trái của trụ vô lăng về phía trước Khi đó, trên màn hình đồng hồ taplo hiển thị

đèn sáng xanh của biểu tượng đèn pha tức là đèn pha đang bật như Hình 2.17

Hình 2 17 Ký hiệu đèn pha (đèn chiếu xa) trên đồng hồ táp lô

- Để hệ thống đèn đầu hoạt động được, các thiết bị được nối nguồn và nối với nhau tạo thành một mạch hoàn chỉnh Hệ thống đèn sử dụng công tắc đèn rời, không cần nối mass cho công tắc, không cần dùng rơle để hạn chế dòng vì công tắc này chịu được dòng

chạy qua nó Đèn đầu hoạt động theo sơ đồ mạch điện Hình 2.18

Trang 37

Hình 2 18 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng phía trước

- Hoạt động của mạch điện này như sau:

Khi bật công tắc ở vị trí Head (H), lúc này có dòng từ cực dương ắc quy accu → cầu chì đèn cốt – pha → tim đèn cốt - pha Lúc này nếu công tắc chuyển đổi pha ở vị trí

HU thì đèn pha sáng, nếu công tắc ở vị trí HL thì đèn cốt sáng

Đèn đầu (cốt phải)

Đèn đầu (cốt trái)

Đèn đầu (pha phải)

Đèn đầu (pha trái)

Đầu nối điện

Công tắc điều chỉnh

độ sáng của đèn

Đầu nối điện

Trang 38

2.2.2 Đèn sương mù

Hình 2 19 Đèn sương mù bên trái

- Đèn sương mù có cấu tạo đơn giản, bóng đèn bên trong được bảo vệ bằng lớp vỏ đèn Vị trí lắp đặt của đèn sương mù thường đặt thấp phía dưới trước đầu xe để tránh làm chói mắt người lái xe ở đối diện, vẫn đảm bảo được công dụng của nó

Hình 2 20 Sơ đồ cấu tạo đèn sương mù

1-Vỏ đèn sương mù; 2-Đèn sương mù trái; 3-Bóng đèn sương mù

- Đèn sương mù sử dụng đèn Halogen có cấu tạo đơn giản, dễ thay thế khi hư hỏng, chi phí thấp

Trang 39

Hình 2 21 Bóng đèn Halogen đèn sương mù

- Cách bật đèn sương mù bằng công tắc như sau: Khi cần sử dụng đèn sương mù trong trường hợp thời tiết xấu nhiều sương mù, mưa, ta chỉ cần xoay công tắc điều khiển đèn về biểu tượng của đèn sương mù

Hình 2 22 Vị trí công tắc để bật đèn sương mù

- Hoạt động của đèn sương mù theo sơ đồ mạch điện Hình 2.23

Nguyên lý hoạt động của mạch điện này như sau: Khi công tắc bật ở chế độ Head hoặc Tail thì công tắc được nối mass, cho dòng điện từ cực dương ắc quy → cuộn dây rơle đèn sương mù → mass Khi đó, tiếp điểm của rơle đèn đóng lại cho dòng điện đi từ cực dương ắc quy → rơle đèn sương mù → tim đèn sương mù và chờ tại đây Công tắc

Trang 40

đèn sương mù bật tại ví trí ON thì dòng điện sẽ chạy qua đèn và đèn sương mù sáng Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù trước và sau là như nhau

Hình 2 23 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù

Đầu nối điện

Rờ le đèn sương mù

Đèn sương

mù trước (trái)

Đầu nối điện

Công tắc tổ hợp

Đầu nối điện

Ngày đăng: 02/03/2024, 19:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Toyota Fortuner 2005 - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 1 Toyota Fortuner 2005 (Trang 15)
Hình 1. 3 Toyota Fortuner 2011 - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 3 Toyota Fortuner 2011 (Trang 16)
Hình 1. 4 Toyota Fortuner 2015 - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 4 Toyota Fortuner 2015 (Trang 17)
Hình 1. 6 Toyota Fortuner 2020 - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 6 Toyota Fortuner 2020 (Trang 18)
Hình 1. 9 Sơ đồ bố trí các đèn ở đuôi xe - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 9 Sơ đồ bố trí các đèn ở đuôi xe (Trang 22)
Hình 1. 11 Sơ đồ bố trí công tắc trên bảng điều khiển - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 11 Sơ đồ bố trí công tắc trên bảng điều khiển (Trang 23)
Hình 1. 10 Sơ đồ các đèn lắp đặt trong xe - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 1. 10 Sơ đồ các đèn lắp đặt trong xe (Trang 23)
Hình 2. 9 Đèn hậu và đèn kích thước trên xe Fortuner - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 9 Đèn hậu và đèn kích thước trên xe Fortuner (Trang 31)
Hình 2. 10 Đèn sương mù phía trước xe - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 10 Đèn sương mù phía trước xe (Trang 32)
Hình 2. 11 Một số loại đèn cảnh báo trên taplo - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 11 Một số loại đèn cảnh báo trên taplo (Trang 33)
Hình 2. 15 Bóng đèn Halogen đèn đầu - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 15 Bóng đèn Halogen đèn đầu (Trang 35)
Hình 2. 16 Vị trí công tắc để bật đèn cốt - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 16 Vị trí công tắc để bật đèn cốt (Trang 36)
Hình 2. 18 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng phía trước - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 18 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng phía trước (Trang 37)
Hình 2. 19 Đèn sương mù bên trái - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 19 Đèn sương mù bên trái (Trang 38)
Hình 2. 21 Bóng đèn Halogen đèn sương mù - Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng hiện đại trên toyota fortuner 2015 và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa và xây dựng mô hình chiếu sáng
Hình 2. 21 Bóng đèn Halogen đèn sương mù (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w