Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦUCUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐNĂM HỌC 2021 – 2022ĐỀ TÀI:KHẢO SÁT XU HƯỚNG NỖ LỰC ẢO TRONG HỌC T
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦU
CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2021 – 2022
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT XU HƯỚNG NỖ LỰC ẢO TRONG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Khái niệm về “nỗ lực ảo” 2
2.1.1 Khái niệm về nỗ lực 2
2.1.2 Khái niệm về “nỗ lực ảo” 3
2.2 Thực trạng về “nỗ lực ảo” 4
2.2.1 Trên thế giới 4
2.2.2 Tại Việt Nam 4
2.3 Nguyên nhân về “nỗ lực ảo” 4
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 4
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 5
2.4 Biểu hiện về “nỗ lực ảo” 6
2.5 Tác động của “nỗ lực ảo” 7
III CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 8
IV KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
4.1 Kế hoạch nghiên cứu 8
4.2 Phương pháp nghiên cứu 8
V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
5.1 Thông tin cá nhân của học sinh tham gia khảo sát 9
5.2 Tỉ lệ học sinh hiểu biết về khái niệm “nỗ lực ảo” 9
5.3 Mức độ hài lòng về kết quả của học sinh 10
5.4 Mục tiêu phấn đấu học tập của học sinh trong năm học 2021-2022 10
5.5 Những tác động thúc đẩy sự nỗ lực trong học tập của học sinh 11
5.6 Biểu hiện “nỗ lực ảo” ở học sinh 12
5.7 Mức độ phù hợp của học sinh trong thời gian học tập vừa qua 13
5.8 Mức độ thường xuyên của học sinh qua các hoạt động nỗ lực 14
5.9 Giải pháp tạo động lực học tập đạt kết quả cao 15
VI KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16
VII HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 16
VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
IX PHỤ LỤC
Trang 3TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển đòi hỏi giáo dục cần thayđổi để thích ứng Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của một quốc gia, quyếtđịnh chất lượng cuộc sống của cá nhân và toàn xã hội Đối với thế hệ trẻ, xácđịnh đúng mục đích và có động lực tìm hiểu kiến thức là điều rất quan trọng.Tuy nhiên, những năm gần đây, một thực trạng đang xảy ra là hiện tượng họcsinh học đối phó, nỗ lực học thật giỏi nhưng lại không đạt được kết quả nhưmong muốn, học nhiều lý thuyết nhưng lại không áp dụng vào thực tiễn, chánnản với việc học, chưa tìm được mục tiêu học tập đúng đắn cho chính bản thânmình
Chính vì thế, chúng em bắt tay vào thực hiện đề tài “Khảo sát xu hướng
nỗ lực ảo trong học tập của học sinh Trung học phổ thông ở huyện Hóc Môn”
nhằm tìm hiểu thực trạng nỗ lực ảo của các bạn học sinh tại một số trường trunghọc phổ thông ở địa phương Đồng thời, chúng em nghiên cứu một số nguyênnhân dẫn đến ra xu hướng nỗ lực ảo tồn tại trong môi trường học đường Từ đó,chúng em đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm giúp các bạn học sinh hiễu
rõ ý nghĩa của việc nỗ lực trong học tập để đạt kết quả tốt hơn Với đề tài này,chúng em lựa chọn khảo sát các bạn học sinh tại trường mình và mở rộng hơn ởcác trường lân cận để có cái toàn diện và cụ thể hơn về thực trạng
Tính khoa học: dựa trên những nghiên cứu khoa học về nỗ lực của học
sinh trong học tập và dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp khảo sát thực tế bằngbảng hỏi đối với các đối tượng là học sinh tại địa phương
Tính mới trong đề tài của chúng em là tìm hiểu về xu hướng nỗ lực ảo của
các bạn học sinh trong học đường Đã có nhiều bài viết bàn về những nỗ lực củahọc sinh trong học tập nhưng ít tài liệu bàn về xu hướng nỗ lực ảo
Tính thực tiễn được biểu hiện ở việc chúng em tiến hành thực hiện khảo
sát tại trường mình đang học và một số trường khác ở huyện Hóc Môn Nhữngkết quả nghiên cứu của chúng em có thể giúp cho các bạn học sinh hiểu rõ hơn
về xu hướng này để có những giải pháp giúp ích cho việc học tập của mình
Tính cộng đồng của đề tài thể hiện ở việc chúng em nghiên cứu đến những
vẫn đề xã hội đang diễn ra Hiện tượng nỗ lực ảo ảnh hưởng đến quá trình hìnhthành và phát triển tâm lý của học sinh trung học phổ thông – đây là lứa tuổiquan trọng chuẩn bị định hướng nghề nghiệp trong tương lai Qua đề tài này,chúng em mong muốn sẽ giúp các bạn học sinh giảm bớt những áp lực, căngthẳng để tránh hiện tượng nỗ lực ảo lan rộng và tác động tiêu cực đến thế hệ trẻhiện nay
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi
Nội dung cơ bản: Khảo sát học sinh trung học phổ thông ở huyện Hóc Môn
về những biểu hiện của nỗ lực ảo, nguyên nhân tạo ra nỗ lực ảo và một số giảipháp phù hợp với lứa tuổi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Lê Nguyễn Như Huỳnh – 10C4 –THPT Nguyễn Hữu Cầu
Người hướng dẫn: Cô Trương Võ Ngọc Châu – Giáo viên môn Ngữ văntrường THPT Nguyễn Hữu Cầu
Trang 4Thời gian nghiên cứu: tháng 10 - 12/2021
Địa điểm: Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa, nền văn minh nhân loại hình thành nhờ vào quá trình kiến tạocủa các bậc tiền nhân đi trước Xã hội muốn phát triển đòi hỏi con người phảitích lũy kiến thức và sáng tạo không ngừng Một trong những mối quan tâm đặcbiệt của quốc gia là chiến lược phát triển giáo dục Trong đó, giáo dục ở bậctrung học phổ thông được xem là giai đoạn quan trọng, định hướng cho việc đàotạo nguồn nhân lực phát triển đất nước Hiểu được điều đó, học sinh phải làngười xác định cho bản thân mình những ước mơ, hoài bão, mục đích quantrọng của việc học khi còn ngồi trên ghế nhà trường Thế nhưng, không phải họcsinh nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc nỗ lực thực sự để thực hiệnnhững điều đó
Hiện nay, nhiều bạn trẻ thường có xu hướng chạy theo đám đông, chạy theocái mác thành tích học tập Các bạn nỗ lực học tập, cố gắng không phụ lòngmong đợi của ba mẹ và thầy cô nhưng lại không hiểu được giá trị thực sự củaviệc học Khi nhìn thấy bạn bè sau nhiều năm ra trường thành công, còn bảnthân mình nhìn lại chỉ là con số không Nguyên nhân chính là do chúng ta đang
nỗ lực ảo Xu hướng “nỗ lực ảo” của giới trẻ khiến cho họ thấy rằng mình vẫnđang cố gắng từng ngày, từng giờ nhưng thật ra không mang lại kết quả thực sự
Xu hướng ấy đang diễn ra rất phổ biến khi các bạn trẻ đang đối diện với rấtnhiều áp lực trong học tập và cuộc sống Nếu về lâu dài, “nỗ lực ảo” sẽ khiếncho giới trẻ mất nhiều thời gian trên con đường đi tìm thành công của chínhmình
Là một học sinh của trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, nhận thấy đượcnhững tác động tiêu cực của xu hướng “nỗ lực ảo”, chúng em mong muốn sẽ tìm
ra được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó Từ những ý kiến đóng gópcủa các bạn học sinh thông qua khảo sát, chúng em phân tích, đánh giá và đưa ranhững giải pháp thiết thực giúp các bạn học sinh giải tỏa được những khó khăntrong học tập, giảm bớt căng thẳng, áp lực hiện nay mà các bạn đang phải đối
mặt Đó cũng chính là lý do chúng em chọn đề tài “Khảo sát xu hướng nỗ lực
ảo trong học tập của học sinh Trung học phổ thông ở huyện Hóc Môn”.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm về “nỗ lực ảo”
Trang 5mạnh hơn cố gắng, có nghĩa là cố gắng hết tâm trí và sức lực của mình vào thựchiện một việc gì đó, thường là việc đó có nhiều trở ngại khó khăn” [9] TheoW.C Handy: “Nỗ lực là hành động gắng hết sức để biến điều gì đó thành hiệnthực, là chấp thuận và công nhận ta đã tạo ra hiện thực của mình rằng điều ta nói, làm và nghĩ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả tạo ra” [10]
Bên cạnh đó, nỗ lực cũng được mô tả như một loại cảm giác nhận thức vềcông việc gắn với các hành động tự nguyện hướng đến những mục tiêu, mụcđích của bản thân Góc nhìn tổng quan nhận thức về nỗ lực trong khoa học cóthể mở rộng bởi sự bổ sung của các cảm giác khác ngoài nỗ lực trong định nghĩacủa nó Vậy, nỗ lực là sự cố gắng hết mình, tập trung cao độ vào điều ta mongmuốn nhằm biến nó thành hiện thực [8]
Nhìn chung, nỗ lực là khái niệm rất gần gũi với con người Bởi lẽ, để đạtđược những mục tiêu, thành công nhất định thì con người phải nỗ lực Đích đếncủa mỗi người có thể khác nhau nhưng công thức chung để chạm đến thànhcông vẫn là sự cố gắng Trong thời đại ngày nay, sự nỗ lực lại càng đóng một vaitrò quan trọng Một số người sẽ dùng nó làm động lực tiến về phía trước, nhưngmột số khác sẽ cảm thấy trách bản thân, cố gắng theo kịp bạn bè đồng trang lứatheo một phong trào mà không nhìn sâu vào bản chất cũng như mục tiêu củachính mình
Trong hoạt động học tập của học sinh, nỗ lực thể hiện rõ chức năng kíchthích, đem lại tính tích cực cho chủ trong hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệthống tri thức, kỹ năng và kỹ xảo tương ứng Học sinh tự xác định mục tiêu họctập của mình, tự lựa chọn công cụ, phương tiện để tiến hành hoạt động học tập.Học sinh tự biến quá trình học tập thành quá trình tự học một cách tự giác, có ýthức của bản thân Chính nhờ nỗ lực, học sinh có thể vượt qua các kỳ thi trong
và ngoài trường, áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống mang lạihiệu quả công việc cao
2.1.2 Khái niệm về “nỗ lực ảo”
Nếu việc quyết định một hành động đã là một sự khó khăn, đòi hỏi có sự nỗlực lớn thì việc thực hiện quyết định nhiều khi còn khó khăn, phức tạp hơnnhiều Bởi vì từ quyết định đến lúc thực hiện xong quyết định còn là cả mộtđoạn đường dài đầy gian lao, thử thách do những điều kiện khách quan và chủquan chưa lường trước xuất hiện Những khó khăn chủ quan bên trong đòi hỏichủ thể phải có sự nỗ lực để vượt qua giai đoạn thực hiện hành động Trong quátrình thực hiện hành động, nhiều khi cũng nảy sinh những khó khăn từ bên ngoàiđưa đến, những khó khăn này có thể là dư luận xã hội, tập thể, bạn bè, ngườithân Nhiều người luôn đặt ra cho mình mục tiêu nhưng lại bị sự tác động từcác yếu tố trên làm cản trở quá trình nỗ lực của mình
Trang 6Khái niệm “nỗ lực ảo” được dịch sang tiếng anh là “virtual effort” Đây làmột thuật ngữ khá mới, xuất hiện gần đây ở giới trẻ “Nỗ lực ảo” được hiểu là
“những sự nỗ lực, cố gắng không có thực” “Nỗ lực ảo” là khi bạn không dámthừa nhận về điểm số của mình, về cái yếu của mình Bạn sợ hãi khi phải đốimặt với những câu hỏi liên quan đến điểm số, kiến thức của bạn Bạn khôngmuốn bất cứ ai nhận ra những thiếu sót của bản thân, bạn luôn che giấu nó bằngnhững “nỗ lực ảo” của mình Bạn để cho mọi người thấy sự nỗ lực, chăm chỉcủa bạn nhưng bên trong không có gì cả
“Nỗ lực ảo” là khi bạn không thật sự đặt cả tâm huyết của mình để làm mộtviệc nào đó Bạn làm những việc khác để đánh lừa não bộ, đánh lừa chính bảnthân bạn Hoặc đôi khi, bạn bắt đầu lập kế hoạch nhưng rồi lại bỏ xó hoặc chỉmới bước đầu tiên trong kế hoạch thì đã vội từ bỏ Đôi khi “nỗ lực ảo” lại là việcbạn ôm đồm quá nhiều công việc Bạn biết kiến thức, kinh nghiệm mình hạn hẹpnhưng luôn muốn tỏ ra sâu rộng và rồi ôm đồm hết tất cả công việc nhưng bạnkhông biết được cái nào phù hợp với những kiến thức kinh nghiệm mình có Bạn
tỏ ra “ổn” nhưng thực tế, bạn đang rối bời
Cụm từ “nỗ lực ảo” tuy là một cụm từ mới nhưng bản chất của nó có thể đãtồn tại dưới nhiều hình thức, khái niệm khác nhau Tóm lại, “nỗ lực ảo” là khibạn cố gắng học tập và làm một nhưng thực tế chúng ta đang lừa dối chính bảnthân mình và người khác
2.2 Thực trạng về “nỗ lực ảo”
2.2.1 Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, chưa có nhiều bài viết bàn về thực trạng nỗ lực ảo.Nhưng đã có những nghiên cứu về chỉ số AQ để đánh giá mức độ đo lường khảnăng nỗ lực của con người Báo The Straits Times (Singapore) sau khi phân tíchthái độ vượt khó để đạt tới những mục đích cao đẹp, khẳng định: Chỉ số AQ vừa
đo sự nỗ lực, quyết tâm vừa đo trí thông minh, sáng tạo của một người nằm ởmức nào Tiến sĩ Paul G.Stoltz đi đầu cho Adversity Quotient (AQ) và là chuyêngia hàng đầu thế giới về đề tài này Ông cho rằng: AQ ngày càng trở nên quantrọng hơn trong bối cảnh hiện nay, khi khó khăn mỗi ngày một nhiều hơn Chính
vì thế mà bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực không ngừng để vượt qua nhữngkhó khăn trong cuộc sống AQ sẽ giúp đo lường được khả năng nỗ lực vượt khó,cung cấp một cái nhìn tổng quát về những động lực thúc đẩy cũng như nhữngtrở ngại có thể xuất hiện trên hành trình của mỗi người Dựa trên những nghiêncứu về AQ, chúng ta có thể đo được “nỗ lực ảo” của một người
2.2.2 Tại Việt Nam
Xu hướng “nổ lực ảo” là một hiện tượng xã hội mới xuất hiện phổ biến gầnđây đối với các bạn trẻ Nó ra đời cùng với tốc độ phát triển của xã hội, đòi hỏilượng công việc ngày càng đa dạng và yêu cầu trình độ ngày càng cao Con
Trang 7người phải có vốn kiến thức và trình độ hiểu biết sâu rộng mới đáp ứng nhu cầuđào tạo nhân lực cho thị trường lao động Chính sức ép đến từ nhiều nguyênnhân khác nhau, “nỗ lực ảo” bắt đầu ra đời Hiện tại, chưa có khảo sát cụ thể nào
về thực trạng “nỗ lực ảo” trong học tập của học sinh trung học phổ thông Chúng
em thực hiện đề tài này mong muốn sẽ khám phá và tìm hiểu nó dưới góc nhìncủa người trẻ và trong phạm vi hẹp
2.3 Nguyên nhân về “nỗ lực ảo”
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Kết quả học tập của học sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoàinhư gia đình, nhà trường, xã hội Một số gia đình mong muốn con cái tốt nghiệptrung học phổ thông sẽ đậu vào đại học danh tiếng để sau này có một công việc
ổn định với mức lương cao Sự kỳ vọng của gia đình cũng ảnh hưởng đến sự nỗlực và thời gian tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh Bản thân họcsinh, nếu họ cảm thấy hứng thú với chuyến hành trình của mình, phù hợp vàhoàn toàn tự nguyện trên cơ sở động viên, khuyến khích của gia đình thì đó làđiều kiện cần cho việc hình thành nỗ lực trong học tập nằm đạt kết quả tốt nhất.Ngược lại, nếu học chỉ theo phong trào hoặc bị gia đình ép buộc không theo sởthích thì sự nỗ lực trong bản thân học sinh sẽ giảm Họ cảm thấy chán và khôngmuốn tham gia vào việc học tập ở trường Theo nghiên cứu của tổ chức TheWashington Post, Quỹ Kaiser Family và Đại học Harvard, Hoa Kỳ đã thực hiệnkhảo sát hơn một nửa số lượng thanh thiếu niên khu vực Washington the District(2005) cho thấy: “58% trẻ em cho rằng trường học là nguyên nhân lớn nhất gâycăng thẳng, áp lực cho các em.” [7]
Ngoài ra, yêu cầu của các trường phổ thông cũng tác động mạnh mẽ, bởi vì
họ yêu cầu càng cao, buộc người học phải càng cố gắng, nỗ lực càng nhiều.Hiện nay, các vấn đề về bệnh thành tích tệ nạn bằng cách ngày càng diễn ra trầmtrọng Nhiều trường trung học phổ thông vì để cạnh tranh, thu hút nhiều học sinh
mà hạ điểm sàn Vấn đề chuẩn đầu ra vẫn chưa được thắt chặt và kiểm định, vìvậy nhiều học sinh chỉ học để có tấm bằng mà không nỗ lực hết sức trong quátrình học tập để có kiến thức, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Một yếu tố khác khi nói về sự căng thẳng của học sinh ở trường học chính
là áp lực đồng trang lứa Chính những thành tích của tập thể đã tác động đếnmỗi cá nhân Khiến học sinh phải nỗ lực để theo kịp bạn bè nhưng không phảixuất phát từ chính những mục tiêu, hoài bão của bản thân Điều này cũng lànguyên nhân dẫn đến căn bệnh “nỗ lực ảo” hiện nay của giới trẻ
Từ đó cho thấy sự nỗ lực trong học tập hiện nay của học sinh đang bị chiphối rất nhiều yếu tố Những tiêu chuẩn nhất định của xã hội về thành tích cũngnhư sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường mà dần tạo nên những áp lực nhất địnhcho học sinh Điều đó dẫn đến việc các bạn bắt buộc phải nỗ lực hết mình để
Trang 8đáp ứng những tiêu chuẩn Tuy nhiên, đó chỉ là những nỗ lực ảo, những biệnpháp nhằm “đối phó” với kỳ thi, chứ không hướng đến mục đích học tập thực
sự Có thể ban đầu người học với mục đích tự thân theo hướng tích cực nhưngtác động của nhà trường, gia đình, xã hội và cũng bị ảnh hưởng theo hướng tiêucực
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Tâm lý mong muốn được thư giãn của các bạn đã làm lấn át đi tâm lý nỗlực, cố gắng hoàn thành mục tiêu đã được đề ra Hầu hết học sinh chúng ta đềurất sợ “sáng thứ hai” Bởi lẽ, đó là ngày khởi đầu của một tuần mới, các bạn lạiphải đến trường với các bài tập và bài kiểm tra đang chờ đợi Theo nghiên cứu
về hội chứng “Monday Blues”, có trên 70% học sinh mắc phải hội chứngnày, có trên 88% học sinh đi học lại vào ngày thứ hai với tâm trạng mệt mỏi, vàtrên 73% học sinh đi học lại vào ngày thứ hai với thể lực “thiếu sức sống”.[3]Với tâm lý ham chơi của các bạn trẻ đã khiến cho ngày đầu tuần trở nên uể oải
Và cũng chính tâm lý đó đã làm tiền để để nảy sinh ra xu hướng “nỗ lực ảo”
Xác định sai mục đích học tập cũng làm ảnh hưởng đến sự nỗ lực Mụcđích không chắc chắn sẽ làm học sinh dễ bị lung lay ý chí và không nhẫn nại,mục đích càng ít thì nỗ lực cũng hạn chế Nhiều bạn học sinh hiện nay chưa biếtmục đích học tập của mình là gì và không lên kế hoạch thực hiện cụ thể Dù làhọc sinh Trung học phổ thông nhưng một số bạn lại chưa biết mình thích và phùhợp với ngành nghề nào trong tương lai Khi không có mục đích hoặc xác địnhsai, các bạn học sinh chỉ nỗ lực trong thời gian ngắn và không tiếp tục phấn đấu
xa hơn nữa
Nhà sử học Theodor Mommsen từng có câu: “Không có đam mê, không cóthiên tài.” Tất cả những thành tựu to lớn mà con người đạt được đều bắt nguồn
từ sự đam mê của họ Chỉ khi họ thật sự đam mê, thật sự thích một điều gì đó thì
họ mới có thể nỗ lực để đạt được Người đi đầu trong phong trào tự lực cánhsinh và chủ nghĩa siêu việt-Ralph Waldo Emerson đã từng nói rằng: “Đam mê cókhả năng tái tạo lại thế giới cho người trẻ tuổi Nó khiến mọi thứ sống động vàtrở nên có ý nghĩa.” Hay trong ngạn ngữ Tây Ban Nha cũng có câu: “Mọi côngviệc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê.” Chỉ khi có sự đam mê bạn trẻmới có thể làm được những điều mà họ mong ước Tuy nhiên, chính vì sự khôngđam mê mà các bạn trẻ có xu hướng từ bỏ khi mới bắt đầu Họ dùng những sự
nỗ lực vô hình để che đậy cho những khiếm khuyết ở bản thân họ Họ cho mọingười thấy sự nỗ lực khi họ bắt đầu làm một việc gì đó mới mẻ Nhưng thật rabên trong họ chỉ là con số không Bao nhiêu nỗ lực, cố gắng lại hóa bấy nhiêuthất bại
Cùng với niềm đam mê là hứng thú, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nỗ lực
và thời gian tham gia vào hoạt động học tập của học sinh Nếu học sinh có hứngthú yêu thích môn học nào đó thì họ sẽ không ngại đối mặt với những vấn đề
Trang 9khó khăn trong quá trình học tập Họ sẵn sàng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn đểlĩnh hội được các kiến thức Điều đó mang lại cho họ sự ham thích, tạo động lựcphát triển tâm lý Ngược lại, nếu học sinh không có hứng thú với môn học, việchọc trở nên giống như bắt buộc Từ đó, học sinh không bao giờ cố gắng, nỗ lựctrong hoạt động học tập Khi gặp khó khăn, họ sẽ tự hạ thấp mục tiêu và nhiệm
vụ đào tạo của bản thân Tuổi trẻ rất cần có đam mê và hứng thú trong học tập.Nếu mất đi chúng, bạn sẽ chỉ học trong sự chán nản, mệt mỏi
2.4 Biểu hiện về “nỗ lực ảo”
Có rất nhiều biểu hiện của “nỗ lực ảo” trong học tập của học sinh nhưngtrong phạm vi của bài viết, chúng em chỉ liệt kê một số biểu hiện thường gặp.Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, khai sáng trí tuệ, bồi dưỡng tâmhồn của con người Chính vì thế, nhiều bạn học sinh nghĩ đọc thật nhiều sách đểtích lũy kiến thức mới có kết quả cao Các bạn đã tự đặt ra cho mình mục tiêuđến thư viện, nhà sách mỗi ngày hoặc cuối tuần Đặc biệt, các chương giảm giá,khuyến mãi định kì là cơ hội để các bạn trẻ tìm đến gom về cho mình hàng chụcquyển sách với tiêu đề độc đáo, trang trí bắt mắt, theo trào lưu của bạn bè…Nhưng sự thật, các bạn rất ít khi hoặc không bao giờ đọc hết chúng, lật vài trangđầu và chất lên kệ Tri thức ngập tràn trong nhà nhưng tồn tại trong bạn chỉ vớimột lượng ít ỏi
Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, không khó để tìm kiếm nhữngcộng đồng, hội nhóm chia sẻ kiến thức và phương pháp học tập Với kho dữ liệutri thức khổng lồ, các bạn trẻ sử dụng máy tính của mình để tải về nhiều tài liệuquan trọng để học tập, ôn thi Có những tài liệu miễn phí nhưng cũng có nhữngtài liệu thu phí Tranh thủ cơ hội những lúc có tài liệu miễn phí, các bạn tải mộtcách không kiểm soát Đến khi chiếc máy báo động đầy dung lượng thì mới pháthiện ra mình chưa đọc hết tất cả những tài liệu ấy và vận dụng chúng vào việchọc của mình Với nguồn kiến thức to lớn, nó đã tạo cho chúng ta cảm giác antâm rằng bản thân mình đang nỗ lực nhưng thực chất điều đó chỉ là “ảo” Nókhông mang lại bất kỳ kết quả tốt đẹp nào ngoài việc phô trương tri thức và tựtrấn an bản thân đang nỗ lực hết mình
Theo báo Vietnamnet, một sinh viên Đại học tên là Hà Giang, 19 tuổi từngnói: “Hầu hết các bạn bè xung quanh mình ai cũng nỗ lực ảo ở một lĩnh vực nào
đó Với xu hướng sử dụng mạng xã hội nhiều như hiện nay thì việc chia sẻ tàiliệu học tập trên không gian mạng trở nên rất phổ biến Trong lúc mình ôn thi vẽvào Đại học Kiến trúc TPHCM, mình không kết nối được với môn trang trí màu.Mình thường hay bỏ dở giữa chừng, không hoàn thiện bài vẽ Người ngoài thấymình lúc nào cũng vẽ nhưng thật ra là do mình gắng gượng để che đậy nhữnghạn chế của mình về môn nghệ thuật hội họa này Bản thân mình không thật sựtìm mọi cách để tiến bộ hoặc phân bổ thời gian hợp lý hơn để luyện vẽ chođúng, mà chỉ cố chấp vẽ đi vẽ lại những thứ trong vùng an toàn của mình Việcnày kéo dài trong suốt thời gian từ lúc mình học lớp 12 cho đến khi thi lên đại
Trang 10học” [7] Điều này đã cho ta hiểu hơn về những gì mà mạng xã hội tác động đến
Trong một số tiết học, nhìn bên ngoài các bạn học sinh có vẻ rất nghiêm túcngồi nghe thầy cô giảng bài Lúc ấy, có một số thầy cô đánh giá cao sự nỗ lựccủa các bạn trong tiết học Nhưng thực tế, tỷ lệ nỗ lực ấy rất hiếm Đa phần cácbạn học sinh vì sợ thầy cô nên đã cố gắng tỏ ra mình nỗ lực, bên trong là nhữngsuy nghĩ hướng về điều khác Ngay tại nhà, khi ba mẹ quan sát con cái ngồi vàobàn học những tưởng chúng nỗ lực cố gắng nhưng thực chất chỉ tạo ra vỏ bọcbên ngoài che đậy những áp lực bên trong Hàng loạt các bài tập, dự án đượcgiao trong quá trình học tập, các bạn học sinh vẫn nghiêm túc thực hiện nhưngđích đến chỉ là đối phó và điểm số Chỉ có thể dùng chiếc máy đo bộ não suynghĩ con người hoặc khảo sát thực tế mới biết họ có nỗ lực thật sự hay không
Quyết tâm sẽ thay đổi bản thân, sẽ phát triển và hoàn thiện những thiếu sót,
nỗ lực đạt được mục đích mà mình đã đề ra bằng việc nhồi nhét kiến thức.Nhưng cuối cùng lại bỏ dở, lấy lý do khác để bao biện cho chính bản thân Thoạtnhìn có vẻ họ đang nỗ lực và cố gắng hết mình, nhưng kết quả lại không nhưnhững mục tiêu đã đặt ra, trường hợp xấu nhất mang lại hậu quả tồi tệ
2.5 Tác động của “nỗ lực ảo”
William Arthur Ward từng nói rằng: “Nỗ lực nửa vời là thất bại đích đáng.”
Nỗ lực ảo tác động đến nhận thức về sự nỗ lực của chúng ta Nhiều bạn trẻ sẽmãi luẩn quẩn với câu hỏi: “Tại sao tôi cố gắng nhiều đến thế nhưng lại chẳng
có được thành công?” Khi bạn đã thức tỉnh sau cả một giai đoạn dài nỗ lựcnhưng chẳng gặt được quả ngọt đó cũng là lúc bạn nhận ra mình đã có nhận thứcsai về sự nỗ lực Từ đó, bản thân mỗi người sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, dànhnhững nỗ lực thật sự cho đam mê của mình
Việc nỗ lực thất bại sẽ khiến chúng ta thêm mệt mỏi, chán nản với những gìmình đang làm Và đôi khi chính sự chán nản ấy sẽ đưa ta tới một tương lai mịt
mù, ta không thể nắm quyền kiểm soát Những điều tiêu cực liên tục kéo đến, nóbắt đầu tiêu tốn thời gian không chỉ của ta mà còn của nhiều người khác Và tácđộng lớn nhất chính là sự lừa dối bản thân mình, lừa dối mọi người xung quanhkhi sự phấn đấu chỉ là ảo, không hướng đến đích đến cuối cùng
Trang 11Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con cái nỗ lực học tập, họ rất tự hào và hãnhdiện Khi những yêu cầu, đòi hỏi con cái mình phải giỏi hơn người khác, tiêu chítrường chuyên lớp chọn sẽ vô hình làm cho con họ chịu nhiều áp lực nặng nề.Khi họ ép con mình học nhiều nơi, biết chuyên sâu kiến thức sẽ không thể nàodẫn đến kết quả tốt đẹp Đồng thời, nếu có con đang trong tình trạng “nỗ lựcảo”, phụ huynh sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc và đôi khi xảy ra những bất hòakhông đáng có trong gia đình Thầy cô khi thấy học trò mình “nỗ lực ảo” sẽ rấtkhó để nhận biết chúng có thật sự hiểu bài và đam mê với môn học hay không.Hay chỉ là ngồi trong lớp đối phó với các tiết học, nghe giảng chăm chú nhưngbên trong lại không tập trung Xã hội sẽ bắt đầu xuất hiện những lớp trẻ khôngtìm kiếm được đam mê thực sự của chính mình, mất đi tương lai trong giai đoạnnày.
III CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Qua những nghiên cứu về các tài liệu liên quan đến vấn đề “nỗ lực ảo”,chúng em đã đặt ra những vấn đề đó là:
Những nguyên nhân và biểu hiện, tác động của xu hướng nỗ lực ảo đangdiễn ra như thế nào đối với học sinh trường trung học phổ thông ở huyện HócMôn, tỉ lệ nỗ lực ảo ở các bạn học sinh trung học phổ thông như thế nào và từ đó
có giải pháp gì để giảm xu hướng nỗ lực ảo
IV KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 10: Gặp giáo viên hướng
dẫn trình bày đề tài và tìm hiểu sơ qua
về tình hình học sinh của các trường
Do dịch bệnh nên các cuộc gặp
gỡ đều thông qua các phương tiệntrực tuyến: google classroom, zalo,facebook, mail
Tháng 11:
- Đọc các tài liệu có nội dung liên
quan để có cái nhìn tổng quan về đề tài
- Quyết định chọn học sinh ở một
số trường Trung học phổ thông huyện
Hóc Môn Đặt chỉ tiêu khảo sát 800 học
sinh
Chúng em muốn tìm hiểu thựctrạng “nỗ lực ảo” của các bạn họcsinh ở những trường có chất lượng