Mục tiêu: Đánh giá khả năng ứng phó với những biến đổi khí hậu tại địa phương, và đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân tại 06 quậnhuyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Thạnh, quận 4 và quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Đối tượng: Nhân viênchuyên viêncán bộ liên quan trực tiếp đến công tác ứng phó với BĐKH tại các quậnhuyện được lựa chọn. Bảng 2.1. Danh sách các đối tượng tham gia nghiên cứu
Trang 1MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
DANH SÁCH BẢNG 3
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 7
1.2 Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh 22
1.3 Thực trạng biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh 24
1.4 Nghiên cứu liên quan đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nhân viên y tế 26
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29
2.1 Mục tiêu 29
2.2 Đối tượng 29
2.3 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện 30
2.4 Phương pháp thu thập số liệu 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Nhận thức của nhân viên/chuyên viên/cán bộ/người phụ trách liên quan BĐKH của ban, ngành đoàn thể tại thành phố Hồ Chí Minh 31
3.2 Các hoạt động ứng phó biến đổi tại thành phố Hồ Chí Minh 44
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
4.1 Kết luận 63
4.2 Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 2DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân Hàng Phát Triển Á Châu
BĐKH Biến đổi khí hậu
TNMT Tài nguyên môi trường
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Change
Ủy ban liên chính phủ về biến đổikhí hậu
Trang 3DANH SÁCH BẢNG
1.1 Một số ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu 41.2 Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu
phân loại theo vùng địa lý
đổi khí hậu
22
1.8 Các thông tin, số liệu cần thu thập cho đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu
242.1 Danh sách các đối tượng tham gia nghiên cứu 31
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng
và không còn là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia BĐKH biểu hiện dưới các dạnghiện tượng bao gồm tăng nhiệt độ không khí và nước, giảm số ngày sương mù, tăngtần suất và cường độ các cơn mưa lớn, tăng mực nước biển và giảm độ phủ băng,sông băng, đất đóng băng và biển băng [38] Số liệu báo cáo của Ủy ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy nhiệt độ trung bình bề mặt đất
và đại dương trên toàn cầu tăng lên 0,85 0 C trong giai đoạn 1880-2012 [19] Tốc
độ mực nước biển trung bình trên thế giới tăng lên ngày càng nhanh trong đó tốc độ tăng mực nước biển trong giai đoạn 1901-2010 là 1,7 mm/năm, giai đoạn 1971-2010 là 2,0 mm/năm và giai đoạn 1993-2010 là 3,2 mm/năm [19]
BĐKH không chỉ tác động đến hệ tự nhiên mà còn cả xã hội con người trênphạm vi toàn cầu BĐKH gây ra các tác động có hại đối với vụ mùa nhiều hơn sovới tác động có lợi [20] Các tác động lên đời sống kinh tế xã hội khác của
BĐKH đã được ghi nhận bao gồm giảm năng suất thực phẩm, phá hủy cơ sở
hạ tầng xã hội, mất an ninh lương thực, giảm sinh kế của người dân Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy số ca tử vong liên quan đến nóng và tử vong do lạnh tăng lên tại nhiều vùng là do sự ấm lên toàn cầu Ước tính có khoảng 140.000 người chết mỗi năm tính đến năm 2004 bởi BĐKH và gây thiệt hại trực tiếp đến sức khoẻ từ 2 – 4 tỷ đôla mỗi năm đến năm 2030 [40] Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa tại nhiều vùng cũng làm thay đổi sự phân bố các bệnh lây truyền qua đường nước và lây truyền qua vecto [20]
Với đặc điểm đường bờ biển dài, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó đồng bằng sông sông Hồng và sông Mê Kông nằm trong số các đồng bằng trên thế giới dễ
bị tổn thương nhất do nước biển dâng [13] Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong nhiều tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH Theo kịch bản BĐKH năm 2012, mức tăng nhiệt độ trung bình năm thế kỷ 21 so với thời kỳ
Trang 51,1 0 C(2040), về lượng mưa thay đổi từ 0,9 % (2020), 1,4 % (2030), 1,9% (2040).
Sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa được cho là góp một phần vào tình hình ngập do nước biển dâng ở thành phố Hồ Chí Minh [1] TPHCM được đánh giá
là một trong 20 thành phố bị thiệt hại nhất về GDP bởi hiện tượng ngập năm
2005, dự báo đến năm 2050, thành phố Hồ Chí Minh sẽ thiệt hại 1,9 tỷ đô la [15] Còn theo tổ chức OECD, đến năm 2070, thành phố Hồ Chí Minh xếp hàng thứ 16 trong các thành phố có dân số bị ảnh hưởng nhất bởi nước biển dâng [26].
Việc ứng phó với BĐKH là một quá trình phức tạp và đầy thách thức
Chiến lược quốc gia về BĐKH và chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 đề ra nhiều giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH từ việc tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai, bảo đảm an ninh lương thực, giảm nhẹ khí thải nhà kính cho đến hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu Trong 9 nhóm giải pháp ứng phó với BĐKH, nâng cao nhận thức
và phát triển nguồn nhân lực trong ứng phó BĐKH là một nội dung quan trọng Theo mục tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là đến năm 2015, trên 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết cơ bản về BĐKH và các tác động của nó Đối với
ngành y tế, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3557/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạchhành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2010-2015 trong
đó có nội dung nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệsức khỏe và thích ứng trước các tác động của biến đổi khí hậu
Nhận thức của cộng đồng đối với BĐKH có thể góp phần quan trọng vào việchoạch định các chính sách ứng phó với BĐKH Nhiều nghiên cứu đã chứng minhrằng nhận thức của một cá nhân về BĐKH có mối liên quan chặt chẽ với các hànhđộng giảm thiểu nguy cơ và những thay đổi hành vi theo hướng tích cực trong ứngphó với BĐKH [6, 7] Nhân viên, cán bộ trong các cơ sở, ban ngành, đoàn thể liênquan trực tiếp đến ứng phó với BĐKH, đặc biệt là nhân viên y tế đóng vai trò hếtsức quan trọng trong công tác ứng phó, phòng ngừa BĐKH Do đó việc tìm hiểunhận thức của nhóm đối tượng này là một việt hết sức quan trọng Cho đến hiện
Trang 6nay, rất ít nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này, và các nghiên cứu chủ yếu chỉ đượctiến hành tại các quốc gia phát triển [17, 25] Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôitiến hành nghiên cứu này
Mục tiêu nghiên cứu
1 Xác định nhận thức của cán bộ/nhân viên y tế và các ban ngành đoàn thể liên quan đến ứng phó BĐKH về khái niệm BĐKH, các tác động của BĐKH.
2 Xác định các hoạt động ứng phó với BĐKH của các ban ngành đoàn thể về
cơ cấu tổ chức, công tác triển khai và công tác hoạt định cho ứng với với BĐKH.
Trang 7CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn [5] BĐKH có thể là do các quá trình
tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển bao gồm cả trong khai thác sử dụng đất [5].
1.1.2 Những tác động của BĐKH trên thế giới
BĐKH đang diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và không còn là vấn
đề riêng lẻ của từng quốc gia BĐKH tác động đến hệ sinh thái, lượng mưa, nhiệt độ
và các hệ thời tiết, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tất cả cácnước trên thế giới Theo báo cáo của IPPC, sự ấm lên toàn cầu cũng có mặt tích cựcnhư giảm tỷ lệ tử vong ở các đối tượng giống ở khu vực quá lạnh Tuy nhiên, vớitình hình biến đổi khí hậu hiện nay, các ảnh hưởng tiêu cực, ngày càng ảnh hưởngtrầm trọng hơn các mặt tích vực của sự ấm lên toàn cầu, khiến cho người dân bị ảnhhưởng quy mô lớn bởi các thảm hoạ tự nhiên, mô hình dịch bệnh bị thay đổi Ước
tính có khoảng 140.000 người chết mỗi năm tính đến năm 2004 bởi biến đổi khí hậu và gây thiệt hại trực tiếp đến sức khoẻ từ 2 – 4 tỷ đôla mỗi năm đến năm
tác và gánh nặng của một số bệnh quan trọng như bệnh tim và tiểu đường có thể trởnên trầm trọng hơn do nhiệt độ Tại Hoa Kỳ, số lượng người nhạy cảm với nhiệt có
Trang 8độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến sẽ tăng từ 12,4% năm 2000 lên 20% trong năm 2060[10] Ngoài ra, theo Shu-Yi Liao (2010) ở Đài Loan, số trường hợp tử vong do
bệnh tim gia tăng 0,226% khi nhiệt độ tăng 1% Hơn nữa, số ca tử vong bởi bệnh tim sẽ tăng từ 1,2% đến 4,1% dưới ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu [24].
Song song với vấn đề nhiệt độ khí hậu gia tăng dẫn đến lượng hơi nước trongkhí quyển gia tăng có thể gây ra nhiều mưa và nhiều cơn bão Việc gia tăng lượngkhí CO2 trong suốt mấy thập kỷ qua đã làm tăng 6% tốc độ gió của bão và hơn300% khả năng xuất hiện các cơn bảo lớn [23] Cùng với với mực nước biển dângcao do sự giãn nở vì nhiệt và băng tan, khiến cho các vùng giáp biển hay vùng thấpgặp nguy cơ sức khoẻ đối với lũ lụt và ngập lụt Tài sản người dân bị phá huỷ,trường học, các dịch vụ y tế, gây tai nạn và đuối nước, tăng nguy cơ lây truyền dịchbệnh qua nước, các vector trung gian gây bệnh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vàgây ra cho một số khu vực tình trạng thiếu lương thực Nhiều trường hợp khắácnghiệt, thiếu nước trầm trọng dẫn đến hạn hán và nạn đói Đến năm 2090, biến đổikhí hậu sẽ làm tăng ảnh hưởng bởi hạn hán, tăng gấp đôi tần suốt hạn hán và thờigian kéo dài gấắp 6 lần [27]
Bệnh nhiễm trùng do các vector gây bệnh tương tác mạnh mẽ với các điều kiện biến đổi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa Trong đó, sốt rét, được truyền bởi muỗi Anopheles là một trong những nguyên nhân gây tử vong toàn cầu hàng đầu Ước tính năm 2012, có 207 triệu người mắc sốt rét, trong đó
627.000 người chết, chủ yếu là trẻ em Châu Phi [39] Chúng không sống ở nơi cónhiệt độ thấp, chúng chỉ sống ở nơi có nhiệt độ cao và ẩm ướt Có bằng chứng cho
rằng những vùng cao ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện dịch sốt rét do xu hướng ấm lên toàn cầu trong suốt 30 năm qua [28] Tương tự như vậy, dịch sốt rét cũng bùng phát vào những năm 1980 và tiếp tục phát triển ở vùng cao Châu Phi được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu [29] Sự bùng phát dịch sốt xuất huyết cũng diễn ra song song với quá trình biến đổi khí hậu, đặc biệt là các nước đang phát triển vùng nhiệt đới bởi sự đô thị hoá thiếu kế hoạch với nhiều rác thải và vật chứa nước ứ đọng tạo điều kiện sinh sản cho muỗi, việc
Trang 9vận chuyển cũng làm lan rộng các vector gây bệnh Hiện nay, uớc đoán với khoảng 1 triệu trướng hợp nhiễm sốt xuất huyết mỗi năm, và khoảng 2,5 tỉ người sống ở các nước có dịch sốt xuất huyết Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giữa năm 2001 – 2008, có 1.020.333 trường hợp mắc bệnh được báo cáo ở Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với 4798 trường hợp
tử vong và đang lan rộng [37] Theo WHO, với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, dự đoán sẽ có thêm 2 tỉ người nhiễm virus dengue đến năm 2080 [14, 36].
Vấn đề dịch bệnh truyền nhiễm không dừng lại ở đó, theo Checkley W ở
Peru, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy tăng gấắp 3 – 4 lần vào mùa hè, bình quân nhiệt
độ khí quyển cứ tăng 1 0 C thì nguy cơ mắc bệnh tăng 8% [11] Yếu tố virus và vi
khuẩn truyền qua nước và thực phẩm bị nhiễm bẩn có thể gây tiêu chảy nghiêmtrọng ở trẻ em, gây ra vòng luẩn quẩn giữa suy dinh dưỡng, suy nhược và bệnhnhiễm trùng, thậm chí tử vong, vì thế tiêu chảy thường phổ biến ở các nước có cácdịch vụ nước và vệ sinh môi trường kém Tiêu chảy là nguyên nhân đứng thứ 2 toàncầu gây tử vong ở trẻ em Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ tử vong bởi bệnh tiêu chảy, khoảng1,5 triệu ca mỗi năm, hơn những trường hợp tử vong trẻ em bởi AIDS, sốt rét và sởicộng lại [33] Trong đó, một báo cáo ước đoán có 78% trường hợp tử vong xảy ra ởcác nước đang phát triển thuộc châu Phi và châu Á, và có đến 73% tập trung ở 15nước đang phát triển [9]
1.1.3 Những tác động của BĐKH tại Việt Nam
Tác động của BĐKH tại Việt Nam có thể được phân theo khu vực địa lý theo
“Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” Theo đó các vùng địa
lý được mô tả bao gồm: vùng ven biển và hải đảo, vùng đồng bằng, vùng núi vàtrung du và các khu vực đô thị Mỗi vùng sẽ có chịu những tác động của BĐKHkhác nhau
Trang 10Bảng 1.1 Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu phân loại theo vùng địa lý tại Việt Nam
Vùng địa lý Các tác động của
biến đổi khí hậu
Ngành chịu tác động của biến đổi khí hậu
Đối tượng dễ bị tổn thương Vùng ven
biển và hải
đảo
- Mực nước biển dâng;
- Gia tăng bão và
áp thấp nhiệt đới;
- Gia tăng lũ lụt và sạt lở đất (Trung Bộ)
- Nông nghiệp và an ninh lương thực
- Thủy sản
- Giao thông vận tải
- Xây dựng, hạ tầng, phát triển đô thị/nông thôn
- Môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học
- Y tế, sức khỏe cộng đồng/
các vấn đề xã hội khác
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch
- Nông dân và ngư dân nghèo ven biển
- Gia tăng bão và
áp thấp nhiệt đới;
- Lũ lụt và sạt lở đất (Bắc Bộ)
- Môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học
- Y tế, sức khỏe cộng đồng/
các vấn đề xã hội khác
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch
- Nông dân nghèo,
- Người già, phụ nữ, trẻ em
Trang 11- Nhiệt độ gia tăng
và hạn hán (Tây Nguyên và vùng núi Bắc Bộ và Trung Bộ)
- An ninh lương thực
- Giao thông vận tải
- Môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học
- Y tế, sức khỏe cộng đồng/
các vấn đề xã hội khác
- Dân cư miền núi, nhất là dân tộc thiểu số
- Người già, phụ nữ, trẻ em
Vùng đô thị - Mực nước biển
dâng
- Gia tăng bão và
áp thấp nhiệt đới
- Gia tăng lũ lụt và ngập úng
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch
- Năng lượng
- Người nghèo: Thu nhập nhấp, công nhân
- Người già, phụ nữ, trẻ em
- Người lao động
- Người nhập cư
1.1.4 Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là việc xác định các ảnh hưởng do biếnđổi khí hậu Cần chú ý rằng ngoài các ảnh hưởng bất lợi, biến đổi khí hậu có thể cócác ảnh hưởng có lợi
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu Ví dụ như, theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì có 3 cách: Tiếp cận tác động (impact approach), tiếp cận tương tác (interaction approach) và tiếp cận tổng hợp (integrated approach) Mỗi cách tiếp cận có
Trang 12những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng Việc lựa chọn cách tiếp cận nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yêu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian và nguồn lực cho phép
Quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm các bước được trình bày trong bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2 Quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Bước 1: Xác định các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển
Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá
Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động biến đổi khí hậu Bước 5: Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo kịch bản - Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên - Đánh giá tác động kinh tế xã hội Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của biến đổi khí hậu Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương
Bước 1: Xác định kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
- Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự thay đổi trongtương lai của các biểu hiện khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biểndâng Các kịch bản này thể hiện mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khínhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chính thức cho Việt Nam đã được BộTNMT ban hành vào tháng 6 năm 2009 Kịch bản này xét đến các kịch bản phátthải thấp, trung bình và cao Các kịch bản này mô tả sự thay đổi khí hậu trongthế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của cả nước và 7 vùng khí hậu chính: TâyBắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
và Nam Bộ
- Các kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng cho Việt Nam sẽ đượccập nhật vào các năm 2010 và 2015 theo lộ trình đã được xác định trong Chươngtrình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Các đánh giá tác động và
Trang 13khả năng bị tổn thương cần được rà soát, cập nhật khi các kịch bản này đượccông bố
- Các thông số khí hậu được mô tả trong kịch bản biến đổi khí hậu chính thức choViệt Nam gồm mức tăng nhiệt độ trung bình năm (OC), mức thay đổi lượngmưa năm (%) và mực nước biển dâng (cm) Thay đổi nhiệt độ và lượng mưacũng được mô tả cho các thời kỳ trong năm bao gồm các thời kỳ: Các tháng 12-
o Tùy thuộc vào yêu cầu và năng lực có thể thực hiện tính toán chi tiết hóa
bổ sung từ các kịch bản được công bố chính thức của quốc gia cho địaphương - Kịch bản biến đổi khí hậu có tính bất định rất cao Thực tế chothấy các mô hình khí hậu khác nhau có thể cung cấp các kết quả tính toán
về biến đổi khí hậu với độ chênh lệch rất lớn Do vậy, thay vì dựa vào cáccon số cụ thể của kịch bản, chúng ta nên dựa vào xu thế (trend) vàkhoảng (range) của các biến số của thay đổi về khí hậu - Các kịch bảnbiến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ TNMT công bố là các giá trịtrung bình của các yếu tố khí hậu (thí dụ: Nhiệt độ trung bình, lượng mưabình quân mùa, năm) Các yếu tố cực trị khí hậu chưa được đề cập (thídụ: Sự thay đổi của nhiệt độ tối cao, tối thấp, số ngày kéo dài của các đợtnắng nóng, các đợt rét ) Trong các kịch bản về nước biển dâng cũng chỉ
đề cập đến sự dâng của mực nước biển trung bình, chưa xét đến các yếu
Trang 14tố động lực khác như nước dâng do bão, gió mùa, triều, sóng, dòng chảy
từ thượng nguồn - Khi tính toán các tác động của biến đổi khí hậu chođịa phương, nên tính toán bổ sung để chi tiết hóa các kịch bản này cho địaphương Các mô hình thủy văn, thủy lực được áp dụng để cung cấpnhững thông tin đầu vào quan trọng cho việc đánh giá tác động của biếnđổi khí hậu cho một tỉnh, thành phố như sự thay đổi về lượng mưa (theokịch bản biến đổi khí hậu đã lựa chọn), nước biển dâng và các yếu tốđộng lực khác Việc lựa chọn và áp dụng các mô hình thủy văn và thủylực nên do các đơn vị tư vấn chuyên ngành thực hiện Trên cơ sở các kịchbản trên, Hướng dẫn này đề xuất lựa chọn 3 kịch bản biến đổi khí hậu đểđánh giá ứng với các tình huống Thấp (thay đổi ít), Trung bình (thay đổivừa phải) và Cao (thay đổi lớn) Các kịch bản Cao là các kịch bản có thểgây ra nhiều rủi ro nhất và có thể là trường hợp tác động đồng thời củanhiều yếu tố (ví dụ như, bão, nước biển dâng và mưa lớn cùng xảy ra) Vídụ: Ứng với khung thời gian đánh giá đã chọn (ví dụ là năm 2050) chúng
ta có thể lựa chọn 3 kịch bản về lượng mưa và nhiệt độ ứng với các kịchbản phát thải Thấp (B1), Trung bình (B2) và Cao (A2) hay 3 kịch bản vềnước biển dângứng với các kịch bản B1, B2 và A1FI để đánh giá
Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển
- Các kịch bản phát triển1 là kịch bản về phát triển tổng thể kinh tế xã hội củatỉnh, thành hoặc phát triển ngành, được xây dựng từ:
o Các xu thế phát triển trong quá khứ
o Các định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương trongtương lai
o Các nghiên cứu liên quan đến xu hướng phát triển của địa phương
- Dựa trên các thông tin đầu vào ở trên, Tổ công tác biến đổi khí hậu tiến hànhphát triển một (hay một số) kịch bản phát triển của địa phương ứng với mốc thờigian đánh giá (giả định là 2030) Mỗi kịch bản cần mô tả và cung cấp các thôngtin về tình hình phát triển vào năm 2030 có xét đến mối tương tác giữa các yếu
tố văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội Nếu có 2 hoặc 3 kịch bản phát triển được
Trang 15xây dựng thì mỗi kịch bản nên thể hiện một xu thế phát triển khác nhau Ví dụnhư: Một kịch bản phát triển cao (tình hình phát triển vượt mức dự kiến trongcác kế hoạch của thành phố); một kịch bản phát triển trung bình với nhiều tháchthức (tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến, có nhiều rào cản về kinh tế, xã hội,môi trường), v.v… Để các kịch bản có tính thực tế cao nhất thì việc xây dựngcác kịch bản cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia, sự tham vấn của các bên liênquan ở địa phương
Bước 3: Xác định các ngành, đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá
- Các ngành và đối tượng ưu tiên là các ngành và đối tượng cần tập trung đánh giátác động của biến đổi khí hậu Đó là các ngành và nhóm đối tượng nhạy cảm với
sự thay đổi khí hậu hoặc có khả năngthích ứng kém với thay đổi khí hậu Dothời gian và nguồn lực có hạn, các địa phương cần ưu tiên đánh giá tác động củabiến đổi khí hậu lên các ngành và đối tượng này
- Phạm vi không gian là giới hạn của vùng thực hiện đánh giá tác động Phạm vikhông gian thường được xác định theo (1) mục đích đánh giá, (2) các số liệu, dữliệu hiện có, và (3) các ranh giới hành chính, sinh thái, khí hậu Việc xác địnhphạm vi không gian mang tính chất tương đối vì khu vực được đánh giá vẫn cótương tác với các khu vực lân cận
- Phạm vi thời gian là giới hạn các khoảng và mốc thời gian để đánh giá tác độngcủa biến đổi khí hậu Phạm vi thời gian được xác định theo các yếu tố chính là(1) mục đích đánh giá, (2) độ tin cậy của các phương pháp tính và (3) các số liệuhiện có Cần chú ý rằng phạm vi thời gian đánh giá càng dài độ tin cậy trongviệc ước lượng những sự thay đổi trong tương lai càng giảm
- Do việc đánh giá tác động ở cấp tỉnh phải lấy các kịch bản biến đổi khí hậu quốcgia làm cơ sở trong khi mức độ chi tiết của các kịch bản này chưa cao, nênHướng dẫn này đề xuất các địa phương lấy 2 mốc thời gian là 2025 và 2040 đểđánh giá Lý do lựa chọn 2 mốc thời gian này là: Thứ nhất năm 2025 là thờiđiểm chúng ta vẫn có thể sử dụng các thông số trong các kế hoạch, quy hoạchphát triển kinh tế xã hội của địa phương; thứ 2 năm 2040 là thời điểm không quá
xa và đủ để nhìn thấy những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu
Trang 16- Các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá có thể được xác định nhưsau:
o Tham khảo các nghiên cứu tương tự và ý kiến chuyên gia để liệt kê sơ bộcác ngành và đối tượng cần tập trung đánh giá cũng như phạm vi khônggian và thời gian của đánh giá (Các nghiên cứu tương tự bao gồm cácnghiên cứu tác động biến đổi khí hậu, các đánh giá tổn thương liên quanđến đói nghèo và thiên tai, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địaphương)
o Lấy ý kiến các các bên liên quan ở địa phương để ra quyết định sau cùng
Có thể sử dụng các cuộc họp, hội thảo tham vấn, phỏng vấn để thu thập ýkiến
Bảng 1.3 Các loại phạm vi không gian trong đánh giá tác động biến đổi khí
hậu
- Theo đơn vị hành chính: Quận, huyện, thành phố, tỉnh
- Theo đơn vị địa lý: Vùng hồ, lưu vực sông, vùng ven biển, vùng cửa sông
- Theo hệ sinh thái: Đầm phá, rừng ngập mặn, vùng đất sa mạc hóa, vùng ảnh hưởng triều
- Theo vùng khí hậu: Sa mạc, vùng chịu ảnh hưởng gió mùa
Bước 4: Lựa chọn và phát triển các công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
- Các công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm các phương phápđịnh lượng và định tính để xác định các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rủi ro –thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu, khả năng thích ứng và khả năng dễ bịtổn thương của các ngành và cộng đồng Các công cụ này bao gồm Ma trận đánhgiá, Bản đồ tổn thương, Mô hình toán v.v…
- Ma trận đánh giá là công cụ thông dụng và hiệu quả nhất trong đánh giá tácđộng và khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Trong điều kiện các đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh, thành phốchúng ta nên chọn các công cụ hay mô hình có sẵn thay vì phát triển công cụ,
Trang 17cứu có sẵn, các chuyên gia, các viện nghiên cứu, công ty tư vấn và các tổ chứcquốc tế để học hỏi kinh nghiệm và kế thừa các kết quả, mô hình thành công đểlàm cơ sở chọn lựa công cụ đánh giá thích hợp.
- Tiêu chuẩn để lựa chọn các công cụ đánh giá tác động là:
o Đáp ứng được mục tiêu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đã đề ra
o Cho kết quả với độ chính xác cần thiết
o Phù hợp với năng lực và thời gian cho phép của địa phương
- Ngoài ra khi xem xét chọn lựa công cụ và mô hình cũng cần quan tâm đến yêucầu về số liệu của công cụ, mô hình đó Nếu không có đầy đủ các số liệu yêu cầuhoặc chất lượng số liệu kém thì các sai số đánh giá sẽ rất lớn dù mô hình là hoànhảo Các vấn đề cần đặt ra khi xem xét về nhu cầu số liệu của mô hình là: Nhucầu số liệu và dữ liệu là gì? Các nguồn số liệu dữ liệu hiện có đủ để chạy môhình không? Có cần phải thu thập thêm số liệu không? Có đủ thời gian và nguồnlực để thu thập các số liệu cần thiết không?
- Các thông tin số liệu cần thiết cho đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là rấtnhiều và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (xem Bảng 1.4)
Trang 18Bảng 1.4 Các thông tin, số liệu cần thu thập cho đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, kết quả các mô hình thủy văn, thủy lực
Các số liệu khí tượng thủy văn trong quá khứ, các số liệu thống kê về thiên tai
và các thiệt hại kèm theo trong quá khứ
Các báo cáo tổng kết về tình hình dân số, di cư, thu nhập, ngân sách, các dịch
vụ xã hội, các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ tiếp cận với nước sạch, điện và các dịch vụ xã hội… trong các báo cáo thống kê
Các số liệu về kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường
Các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, phát triển không gian đô thị của địa phương
Các dự án, chương trình phát triển quan trọng đã và đang và sẽ thực hiện trên địa bàn tỉnh/thành phố bao gồm cả các dự án liên quan đến môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu
ác chính sách, chiến lược phát triển của địa phương
Các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu, phòng tránh và quản lý thiên tai đã được thực hiện ở địa phương
Các kinh nghiệm về đánh giá tác động và khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
Bước 5: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo kịch bản
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng dễ bị tổn thương do biến đổikhí hậu nên thực hiện cho thời điểm hiện tại và trong tương lai
- Nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm: Đánh giá tác động đếnmôi trường tự nhiên và Đánh giá tác động đến kinh tế - xã hội
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở hiện tại được thực hiện như sau:
o Xây dựng các Ma trận đánh giá tác động trong đó liệt kê các hiểm họa dobiến đổi khí hậu theo kịch bản và các đối tượng chịu tác động sẽ được đánhgiá
Trang 19o Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, hội thảo tham vấn, hoặc cácphương pháp đánh giá khác để xác định các tác động của biến đổi khí hậuđến các đối tượng và ghi nhận kết quả vào các ô tương ứng của Ma trận đánhgiá Các yếu tố cần xác định là Tác động gì? Mức độ của tác động như thếnào? Tác động xảy ra ở đâu, thuộc khu vực nào?
o Đối với đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trongtương lai, chúng ta cần xét đến tổ hợp các kịch bản biến đổi khí hậu và cáckịch bản phát triển Cách tiếp cận này là Phương pháp phát triển và phân tíchkịch bản
- Phương pháp phát triển và phân tích kịch bản là phương pháp xem xét tác động vàkhả năng dễ bị tổn thương ứng với từng tổ hợp các kịch bản biến đổi khí hậu và cáckịch bản phát triển khác nhau Với mục đích đơn giản hóa đồng thời vẫn đảm bảotính đa dạng và đầy đủ của đánh giá, thông thường người ta sử dụng và phân tích tổhợp của 3 kịch bản biến đổi khí hậu và 3 kịch bản phát triển – nghĩa là có 9 trườnghợp đánh giá: Kịch bản biến đổi khí hậu1 ứng với kịch bản phát triển 1 (trường hợp1), ứng với kịch bản phát triển 2 (kịch bản 2), ứng với kịch bản 3 (trường hợp 3);kịch bản biến đổi khí hậu 2 ứng với kịch bản phát triển 1 (trường hợp 4), ứng vớikịch bản phát triển 2 (trường hợp 5) v.v Tuy nhiên, tùy vào khả năng và yêu cầucủa từng địa phương, chúng ta cũng có thể chọn số trường hợp đánh giá ít hơn: Ví
dụ như 3 kịch bản biến đổi khí hậu và 2 kịch bản phát triển (6 trường hợp) hay 1kịch bản phát triển (3 trường hợp) Xem ví dụ về tổ hợp kịch bản trong Sơ đồ 3.3
- Sau khi xác định được các tổ hợp kịch bản, tiến hành đánh giá tác động của biếnđổi khí hậu cho các ngànhvà nhóm đối tượng ứng với từng tổ hợp kịch bản và ghinhận kết quả vào Ma trận đánh giá tác động
Bước 6: Đánh giá rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Đánh giá rủi ro là đánh giá khả năng tổn thất thiệt hại do tác động của biến đổi khíhậu đến các lĩnh vực và các nhóm xã hội
- Rủi ro được xác định từ mức độ thiệt hại môi trường, kinh tế, xã hội(consequences) của tác động và khả năng xảy ra (likelihood) tác động đó Để xácđịnh rủi ro có thể dùng nhiều phương pháp định tính và định lượng khác nhau:
Trang 20o Định lượng: Các mô hình kinh tế do các chuyên gia kinh tế xây dựng và thựchiện
o Định tính: Giới thiệu một phương pháp đo lường rủi ro theo các thước đođịnh tính về thiệt hại và khả năng xảy ra Thước đo thiệt hại có 5 bậc: Khôngđáng kể, Trung bình, Quan trọng, Nghiêm trọng, Thảm họa Thước đo khảnăng xảy ra có 5 bậc: Hầu như không, Khó xảy ra, Có khả năng, Nhiều khảnăng, Hầu như chắc chắn Tùy theo sự kết hợp giữa mức độ thiệt hại và khảnăng xảy ra rủi ro sẽ từ “Thấp” đến “Rất cao” Đối với các đánh giá rủi ro ởcấp cộng đồng thước đo rủi ro sẽ đơn giản hơn khoảng 2-3 bậc
- Tổ công tác thu thập ý kiến đánh giá rủi ro của các bên tham gia (hoặc kết quả thuđược từ mô hình) và ghi nhận kết quả vào Ma trận đánh giá, ví dụ Bảng 3.4 và 3.5
Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương
- Đánh giá khả năng thích ứng là nhằm rà soát lại các thực tiễn, kế hoạch, phương
án thích ứng hiện tại của các đối tượng đánh giá có đủ khả năng thích ứng vớicác rủi ro do biến đổi khí hậu không
- Để đánh giá năng lực thích ứng, các bên tham gia thảo luận và đánh giá theo cácthang điểm định tính (có thể bao gồm 3 bậc thấp, trung bình, cao) Các câu hỏi
để hướng dẫn việc thảo luận đánh giá là: Đã có các phương án ứng phó với cáctác động dự báo chưa? Nếu có thì là phương án nào? Ai thực hiện? Ở đâu? Cóhiệu quả không? Có đủ để thích ứng với rủi ro theo như đánh giá chưa?
- Khả năng dễ bị tổn thương được xác định từ mức độ rủi ro do tác động của biếnđổi khí hậu và năng lực thích ứng Nếu rủi ro thấp và năng lực thích ứng cao thìkhả năng dễ bị tổn thương là thấp Ngược lại nếu rủi ro cao và năng lực thíchứng là thấp thì khả năng dễ bị tổn thương sẽ cao
- Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương, tương tự như đánh giá rủi ro, cũng đượcthu thập qua tham vấn các bên tham gia (hoặc kết quả thu được từ mô hình) vàghi nhận kết quả vào Ma trận đánh giá
- Các khu vực dễ bị tổn thương còn có thể được thể hiện qua các Bản đồ gọi làBản đồ tổn thương
Trang 21- Khi tiến hành đánh giá khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương, chúng
ta nên lưu ý đến các trường hợp đặc biệt và tính bất định của các Kịch bản thôngqua các Phân tích độ nhạy và Phân tích ngưỡng
o Phân tích độ nhạy là phân tích sự thay đổi của khả năng dễ bị tổn thương của đối tượng đang xem xét khi ta thay đổi độ lớn của các thông số biến đổi khí hậu Nếu khi thay đổi các thông sốnày mà khả năng dễ bị tổn thương có những thay đổi lớn thì đối tượng được xem
là rất nhạy cảm với thông số biến đổi khí hậu đang nghiên cứu Chúng ta cần phải chuẩn bị một loạt các giải pháp thích ứng cho đối tượng đó.
o Phân tích ngưỡng là phân tích để xác định giới hạn biến đổi khí hậu
mà ở đó vượt quá khả năng chống chịu của đối tượng đang nghiên cứu Ví dụ, nếu nhiệt độ trên 35OC kéo dài liên tục trong 4 ngày thì tôm sẽ chết hay nếu mực nước do lũ lụt duy trì ở mức 50 cm trong 7 ngày thì hệ thống đường bộ tại một số vị trí nhất định sẽ bị hư hỏng.
Trang 221.2 Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây [4] Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa
hình bao gồm:
- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nộithành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn.Vùng này có độ cao trung bình 5-10m
- Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận
9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) Vùng này có độ cao trungbình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m
- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện
Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ caotrung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồiLong Bình (quận 9)
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu- thời tiết TPHCM lànhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phốimôi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất,qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố HồChí Minh như sau [4]:
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủyếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn ÐộDương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trungbình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s GióBắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đếntháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam -Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bảnTPHCM thuộc vùng không có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng
Trang 23El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức
độ nhẹ [4]
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trungbình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 27°C Nhiệt độ cao tuyệtđối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8°C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
là tháng 4 (28,8°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng
12 và tháng 1 (25,7°C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình25-28°C [4] Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển cácchủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanhquá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ônhiễm môi trường đô thị
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) vànăm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Cáctháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gianthành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trụcTây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắcthường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam [4]
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80%
và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệtđối xuống tới 20% [4]
Trang 241.3 Thực trạng biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh
Tại TP.HCM trong thời gian qua, diễn biến củakhí hậu cũng có những nét tương đồng với cả nước và tình hình chung trên thế giới.BĐKH đã và đang làm cho thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, thiên tai, bão lũ,hạn hán xảy ra thường xuyên, nước ngọt khan hiếm, năng suất nông nghiệp giảm,các hệ sinh thái bị phá vỡ và bệnh tật gia tăng tác động tới tất cả các vùng và cáclĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội
1.3.1 Nhiệt độ
Theo thống kê nhiệt độ tại trạm Tân Sơn Hòa thì trong giai đoạn
1978-2007 nhiệt độ trung bình của toàn TP.HCM đã tăng khoảng 0,7° C Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm cho thấy một vùng nóng nằm ở trung tâm đô thị, với nhiệt độ cao nhất là 27,5°C, cao hơn khu vực xung quanh khoảng 0,3°C Mức chênh này là của giá trị nhiệt độ trung bình năm, do đó vào những ngày nắng nóng nhiệt độ ở trung tâm thành phố sẽ cao hơn ngoại vi so với giá trị này nhiều lần Như vậy với khả năng hấp thụ nhiệt cao của các vật liệu xây dựng, đường phố nhỏ hẹp cộng với việc thiếu diện tích cây xanh đã làm xuất hiện hiệu ứng đảo nhiệt trên khu vực đô thị TP.HCM.
1.3.2 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình toàn TP.HCM thời kỳ 1978-1992 là 1542 mm/năm, thời kỳ 1993-2007 là 1618 mm, tăng 76 mm Lượng mưa trong các tháng mùa khô có mức gia tăng cao hơn mùa mưa Đây là thể hiện của sự bất thường về thời tiết do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu Mức tăng đáng kể xảy
ra trong các tháng đầu mùa khô (tháng 11, tháng 12) Trong các tháng này, do hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới tăng cường trong thập niên gần đây nên đã làm gia tăng đáng kể lượng mưa trên khu vực TP.HCM và Nam Bộ.
Mức tăng trung bình của TP.HCM xấp xỉ so với khu vực Nam Bộ Như vậy xuthế lượng mưa của TP.HCM là phần lớn do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu Tuynhiên do những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, lượng mưa khu vực nội thành
và các huyện ven có sự phân bố lại
Trang 25Bảng 1.5 Xu thế lượng mưa giai đoạn 1978 – 2007 (mm)
39 86 111 67 35 30 -21 -129 35
99 212 154 192 104 61 66 -103 93
1.3.3 Thời tiết bất thường
Đối với Nam Bộ, các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO đến thời tiết khí hậu khu vực này cho thấy so với giá trị trung bình nhiều năm những năm có El Niño thường có lượng mưa nhỏ hơn, số ngày mưa ít hơn, ngày bắt đầu mùa mưa đến muộn hơn, thời gian kéo dài mùa mưa ngắn hơn và
số đợt khô hạn nhiều hơn Những năm có La Nina thì ngược lại: lượng mưa lớn hơn, số ngày mưa nhiều hơn, ngày bắt đầu mùa mưa sớm hơn, mùa mưa kéo dài hơn Đối với khu vực TP.HCM, chỉ số khô hạn trong các năm El Niño
là rất cao so với các năm La Nina Như vậy vào mùa khô của các năm ENSO nghịch TP.HCM sẽ mất cân bằng nước nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Theo nghiên cứu của ADB (2010), trong quá khứ bão nhiệt đới ở TP.HCM khá ít Nhưng trong vòng 60 năm trở lại đây, đã có 12 cơn bão nhiệt đới lớn ảnh hưởng đến Thành phố Trong thời gian từ 1997 đến 2007, gần như tất cả các quận của TP.HCM đều bị ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai Phần lớn thiệt hại tập trung ở các quận nông thôn dễ bị tổn thương là Cần Giờ và Nhà
Bè, về phía cửa sông Đồng Nai.
Trang 261.4 Nghiên cứu liên quan đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nhân viên y tế
Nhận thức của cộng đồng đối với BĐKH có thể góp phần quan trọng vàoviệc hoạch định các chính sách ứng phó với BĐKH Nhiều nghiên cứu đã chứngminh rằng nhận thức của một cá nhân về BĐKH có mối liên quan chặt chẽ với cáchành động giảm thiểu nguy cơ và những thay đổi hành vi theo hướng tích cực trongứng phó với BĐKH [6, 7] Nhân viên, cán bộ trong các cơ sở, ban ngành, đoàn thểliên quan trực tiếp đến ứng phó với BĐKH, đặc biệt là nhân viên y tế đóng vai tròhết sức quan trọng trong công tác ứng phó, phòng ngừa BĐKH Do đó việc tìm hiểunhận thức của nhóm đối tượng này là một việt hết sức quan trọng Cho đến hiệnnay, rất ít nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này, và các nghiên cứu chủ yếu chỉ đượctiến hành tại các quốc gia phát triển [17, 25]
Một nghiên cứu của Wei và cộng sự năm 2014 khảo sát nhận thức của nhân viên y tế của tổ chức CDC tại Trung Quốc [35] Kết quả nghiên cứu cho
thấy nhân viên y tế có nhận thức tốt về BĐKH và các tác động của BĐKH lên sứckhỏe con người Hầu hết đối tượng đều tin rằng BĐKH xảy ra trên phạm vi toàn cầucũng như phạm vi địa phương và sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực Mặc dùBĐKH gây ra tăng mực nước biển, tuy nhiên chỉ có 35% đối tượng coi hiện tượngnày là một tác động tiêu cực của BĐKH Lý do của điều này là do hầu hết nhân viên
y tế đều sống tại các khu vực cao của Trung Quốc mà ở những nơi này việc tăngmực nước biển không phải là một mối nguy đến cuộc sống người dân Có đến 3/4
đối tượng nhận thức rằng BĐKH có thể gây ra bệnh truyền nhiễm Bên cạnh
đó, hầu hết đối tượng đều cảm nhận rằng BĐKH có tác động đến sức khỏe và tình trạng sống của họ Các tác động này có thể bao gồm hạn chế các hoạt động
Trang 27ngoài trời, ở trong nhà và thường xuyên sử dụng điện và nước Nghiên cứu này cũng cho thấy hầu hết đối tượng đều nhận thức rằng nguyên nhân chính gây ra BĐKH chính là do hoạt động của phương tiện đi lại, ô nhiễm môi trường, phá rừng và đất nông nghiệp, biến đổi bầu khí quyển, hiệu ứng nhà kính, tăng dân
số và các hoạt động hủy hoại môi trường của con người
Một nghiên cứu của Polivka và cộng sự năm 2012 tại Mỹ khảo sát kiến thức và thái độ của điều dưỡng cộng đồng về BĐKH và vai trò của điều dưỡng cộng đồng trong cơ sở y tế khi ứng phó với tác động của BĐKH [30] Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết điều dưỡng đều cho rằng BĐKH là do hoạt động con người gây ra Mặc dù hầu hết điều dưỡng cho rằng BĐKH có tác động lên sức khỏe, nhưng họ cho rằng tác động này chủ yếu xảy ra trên phạm vi toàn cầu và ít có tác động đến sức khỏe con người tại địa phương nơi họ sinh sống Kiến thức của điều dưỡng về tác động sức khỏe của BĐKH tương đối thấp trong đó 19% xác định rằng BĐKH không gây ra tác động sức khỏe nào và chỉ
có 4% điều dưỡng liệt kê đầy đủ 12 vấn đề sức khỏe gây ra do BĐKH Có 50%
điều dưỡng trong nghiên cứu này cho rằng sự gia tăng các bệnh tâm thần là một tácđộng sức khỏe của BĐKH, 44% cho rằng các bệnh liên quan đến không khí lạnh,nguồn nước gia tăng là do BĐKH Hầu hết điều dưỡng cũng cho rằng cơ sở y tế của
họ không đủ khả năng ứng phó với các tác động sức khỏe do BĐKH gây ra
Một cuộc khảo sát của Vynne tại Oregon năm 2009 trên đối tượng là nhân viên y tế công cộng tại quận Oregon của Mỹ về nhận thức, công tác ứng phó với BĐKH tại các cơ sở y tế công cộng [34] Có tổng cộng 35 nhân viên y tế công cộng đại diện cho 35 tiểu bang của Oregon Kết quả cho thấy có đến 88% đối tượng nhìn nhận BĐKH là một vấn đề rất nghiêm trọng Hầu hết đối tượng đều đồng ý rằng BĐKH có tác động lên sức khỏe, tuy nhiên có 33% đối tượng
là quản lý thừa nhận rằng họ thiếu kiến thức và nhận thức về các tác động sức khỏe của BĐKH Về hành động ứng phó với BĐKH, có 53% đối tượng cho rằng cơ sở y tế của họ không làm bất cứ hoạt động nào để giảm thiểu BĐKH tại cơ sở của họ Bên cạnh đó chỉ có 16% cho rằng cơ sở y tế của họ có chuẩn bị
kế hoạch để ứng phó với BĐKH trong tương lai
Trang 28Nghiên cứu của Maibach tại Mỹ năm 2008 khảo sát nhận thức của các giám đốc các cơ sở y tế cộng đồng và hoạt động ứng phó với BĐKH [25] Nghiên cứu được tiến hành qua phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại với
133 đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu đều nhìn nhận BĐKH như là một vấn đề sức khỏe và có thể trở nên nghiêm trọng trong vòng 20 năm tới, tuy nhiên chỉ có rất ít đối tượng cho rằng BĐKH là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cơ sở y tế của họ Lý do của điều này là do thiếu kiến thức về BĐKH, thiếu nhận thức về các biện pháp ứng phó, thích nghi và lập kế hoạch đối với BĐKH tại cấp địa phương, các vấn đề y tế khác quan trọng hơn BĐKH, thiếu nguồn lực ứng phó với BĐKH Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kinh phí dành cho nghiên cứu tác động sức khỏe của BĐKH đối với các cơ sở y tế công cộng thường rất ít Bêncạnh đó các hoạt động ứng phó với BĐKH tại các cơ sở y tế công cộng vẫn chưađược triển khai thường xuyên vì không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ tuyến trêntrong việc thực hiện triển khai hoạt động Một phát hiện quan trọng khác trongnghiên cứu này là hầu hết các cơ sở y tế công cộng không có nhiều hoạt động đểlàm giảm việc thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính
Trang 29CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu: Đánh giá khả năng ứng phó với những biến đổi khí hậu tại địa
phương, và đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân tại 06 quận/huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Thạnh, quận 4 và quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Đối tượng: Nhân viên/chuyên viên/cán bộ liên quan trực tiếp đến công tác ứng phó với BĐKH tại các quận/huyện được lựa chọn.
Bảng 2.1 Danh sách các đối tượng tham gia nghiên cứu
STT Nhóm đối tượng chọn Số lượng phỏng
vấn dự kiến
Số lượng các đối tượng đã thực hiện phỏng vấn
7 Đoàn thanh niên phường/xã 6 6 (Nhà Bè, Củ Chi, quận 4,
quận 5, Bình Thạnh, Cần Giờ)
Tiêu chuẩn chọn vào: Là cán bộ làm trong các cơ quan/ban ngành kể trên thuộc cấp
quận/ huyện và cấp xã, phụ trách công tác liên quan về biến đổi khí hậu
Tiêu chuẩn loại ra: không có chức trách liên quan đến các vấn đề sức khỏe của
người dân địa phương
Tổng cộng có 27 cán bộ tham gia phỏng vấn sâu Nội dung của các cuộcphỏng vấn được ghi âm lại, và có độ dài khoảng 45-90 phút Đối tượng tham giaphỏng vấn được giải thích đầy đủ về mục đích của việc tham gia nghiên cứu và kývào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu khi đối tượng đồng ý trả lời phỏng vấn
Trang 302.3 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện
2.4 Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn sâu trực tiếp nhằm đánh giá năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của các sở, ban ngành theo các nội dung:
B Công tác triển khai thực hiện ứng phó với BĐKH
- Sở/ngành đã có các hoạt động, chương trình, dự án liên quan đến BĐKH
- Sở/ngành đã có kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tại đơn vị cho các hoạt động 10-20 năm tới
- Hoạt động có liên quan với ứng phó BĐKH được triển khai hiệu quả
C Công tác hoạch định cho việc ứng phó với BĐKH
- Kế hoạch và thực hiện tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về BĐKH;
và cung cấp hệ thống những kiến thức sâu hơn cho các nhóm đối tượng chọn lọc
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực về BĐKH
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính trong nước và quốc tế đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động về BĐKH
- Lồng ghép BĐKH với các chương trình phát triển.
Trang 31CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nhận thức của nhân viên/chuyên viên/cán bộ/người phụ trách liên quan BĐKH của ban, ngành đoàn thể tại thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Nhận thức về khái niệm biến đổi khí hậu
Theo Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH thì BĐKH được định nghĩa là “là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài” [32] Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), BĐKH đề cập đến một sự thay đổi trạng thái của khí hậu có thể được xác định trong thời gian dài, thường là trong vài thập kỷ hoặc lâu hơn.
Nó đề cập đến những thay đổi khí hậu theo thời gian do tự nhiên hoặc do kết quả từ các hoạt động con người gây ra [21].
Đối với khái niệm BĐKH, hầu hết đối tượng nghiên cứu nhận thức
BĐKH như là sự biến đổi, thay đổi bất thường của thời tiết, môi trường so với trước đây
“BĐKH chính là sự thay đổi về yếu tố thời tiết môi trường có liên quan đến tự nhiên…”
(Một nhân viên y tế tại bệnh viện huyện Nhà Bè)
“…Biến đổi khí hậu là những thay đổi của môi trường, thay đổi theo hướng có hại…”
(Một nhân viên bệnh viện Bình Thạnh)
“BĐKH đó là nhiệt độ tăng lên, khí hậu nóng hơn, rồi mưa nắng thất thường, bão tố phong ba thất thường, ở Nhà Bè thì sạt lở thấy rõ luôn…”
(Một nhân viên của TYT thị trấn Nhà Bè)
“…BĐKH là sự nóng lên trên toàn cầu, tình trạng nước biển dâng, và sự thay đổi một số thành phần trong không khí, rồi những hiện tượng khí hậu cực đoan, mưa rất là nhiều, nắng nhiều, bụi nhiều…”
Trang 32(Một cán bộ phòng TNMT huyện Củ Chi) “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi nhiệt độ bầu khí quyển của trái đất…tình trạng thảm họa thiên tai”
(Một bác sĩ của bệnh viện quận 5)
“BĐKH là vấn đề liên quan đến thời tiết mưa nắng thất thường…khí hậu nắng hơn, khô hạn nhiều hơn, hiện tượng El-nino, La-nina…”.
(Một nhân viên TYT thị trấn Củ Chi)
Một số đối tượng nghiên cứu nhận thức được rằng BĐKH gây ra chủ yếu dohoạt động xã hội của con người Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường được cácđối tượng này nhìn nhận là nguyên nhân chính gây ra BĐKH trong thời gian gầnđây Một nghiên cứu năm 2012 của Sở Khoa Học Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh cũng cho thấy tỷ lệ cán bộ thuộc các cơ quan ban ngành đoàn thể nhà nước biết về nguyên nhân gây BĐKH lên đến 92,5% [2] Nghiên cứu của Wei tại Trung Quốc cho thấy trên 89% cán bộ y tế của tổ chức CDC nhận thức rằng nguyên nhân chính gây ra BĐKH chính là do hoạt động của phương tiện
đi lại, ô nhiễm môi trường, phá rừng và đất nông nghiệp, biến đổi bầu khí quyển, hiệu ứng nhà kính, tăng dân số và các hoạt động hủy hoại môi trường của con người [35] Nghiên cứu của Polivka tại Mỹ trên điều dưỡng cộng đồng cũng ghi nhận có 78,98% đối tượng cho rằng BĐKH là do hoạt động con người gây ra [30].
“…trong quá trình phát triển, những hoạt động sản xuất sẽ phát sinh ra những yếu tố làm môi trường ô nhiễm và tác động đến khí hậu gây BĐKH…”
(Một cán bộ Phòng TNMT Nhà Bè)
“…Biến đổi khí hậu là do hành vi, thói quen không khoa học của con người Thứ hai nữa là do có thể do sử dụng các công nghệ nói chung là nó hơi bị quá ngưỡng…”.
(Một nhân viên TYT phường 11, Bình Thạnh)
3.1.2 Nhận thức về thực trạng biến đổi khí hậu tại nơi sinh sống
Theo định nghĩa của WHO, BĐKH biểu hiện dưới các dạng hiện tượng bao gồm tăng nhiệt độ không khí và nước, giảm số ngày sương mù, tăng tần
Trang 33suất và cường độ các cơn mưa lớn, tăng mực nước biển và giảm độ phủ băng,sông băng, đất đóng băng và biển băng [38] Số liệu báo cáo của IPCC cho thấy
nhiệt độ trung bình bề mặt đất và đại dương trên toàn cầu tăng lên 0,85 0 C trong giai đoạn 1880-2012 [19] Số ngày và đêm lạnh giảm dần trong khi số ngày
ấm tăng lên trên phạm vi toàn cầu Tần suất các đợt sóng nhiệt cũng tăng lên ởnhiều vùng Châu Âu, Châu Á và Úc Tốc độ mất băng trung bình của các sông băngtrên toàn thế giới vào khoảng 226 Gt/năm trong giai đoạn 1971-2009 và 275 Gt/nămvào giai đoạn 1993-2009 Tốc độ mực nước biển trung bình trên thế giới
dângtăng lên ngày càng nhanh trong đó tốc độ tăng mực nước biển trong giai đoạn 1901-2010 là 1,7 mm/năm, giai đoạn 1971-2010 là 2,0 mm/năm và giai đoạn 1993-2010 là 3,2 mm/năm [19]
Tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện tượng gia tăng nhiệt độ không khí đã được ghi nhận trong thời gian gần đây Theo thống kê của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy nhiệt độ tại vùng trung tâm thành phố trong giai đoạn 1978-2007 đã tăng khoảng 0,7 0 C [3] Một vùng nóng nằm ở
thị, với nhiệt độ cao nhất là 27,5 0 C, cao hơn khu vực xung quanh khoảng 0,3 0 C.
Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu nhân viên/viên chức tại thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu đều nhận thấy có tình trạng nhiệt
độ tăng tại khu vực sinh sống so với các năm trước đây. Các đối tượng nghiêncứu sinh sống không chỉ ở các quận trung tâm (quân 5) mà còn ở cả các quận ngoạithành (Nhà Bè, Bình Thạnh, Củ Chi), do đó có thể thấy tình trạng nhiệt độ tăngkhông chỉ xảy ra ở vùng trung tâm mà còn ở cả các khu vực lân cận
“…thời tiết nóng bức hơn so với trước đây, nhiệt độ môi trường nóng nữa,
và chúng tôi cấp cứu cũng thấy nhiều trường hợp bệnh nhân bệnh lý liên quan đến thời tiết thí dụ như bệnh nhân nhập viện vì say nắng nhiều hơn…”
(Một nhân viên bệnh viện huyện Nhà Bè)
“…đợt nắng nóng năm nay nó khác mọi năm…từ trước tớời giờ chưa có
đợt nắng nóng nào trái mùa như thế này…” (năm 2014)
(Một nhân viên y tế TYT phường 11, quận Bình Thạnh)
Trang 34“…những năm trước thì nhiệt độ thì cũng có thay đổi nhưng không rõ như năm 2014 Năm 2015 nhiệt độ cũng tăng lên, có lúc 37, 38 độ”.
(Một nhân viên của Hội chữ thập đỏ quận 5)
Hiện tượng tăng lượng mưa do BĐKH cũng được ghi nhận tại thành phố Hồ Chí Minh Theo thống kê lượng mưa trung bình toàn TP.HCM thời kỳ 1978-1992 là 1542 mm/năm, thời kỳ 1993-2007 là 1618 mm, tăng 76 mm [3] Mức tăng đáng kể xảy ra trong các tháng đầu mùa khô (tháng 11, tháng 12).
Lượng mưa tại các quận/huyện khảo sát trong nghiên cứu này cũng tăng lên đáng kể
so với các năm trước Cụ thể, lượng mưa của huyện Cần Giờ là 61 mm/năm; Củ Chi
là 121 mm/năm; Nhà Bè là 104 mm/năm; Quận 4, 5, Bình Thạnh là khoảng 66 mm/năm So với lượng mưa toàn thành phố (99 mm/năm), Củ Chi và Nhà Bè có lượngmưa tăng cao hơn [3] Các đối tượng nghiên cứu sinh sống tại các quận/huyện
này đều ghi nhận tình trạng mưa xảy ra nhiều hơn so với các năm trước.
“…mưa bão nhiều hơn dẫn đến nhiều bệnh hơn thí dụ như là sốt xuất huyết, bệnh dịch tiêu chảy… khô hạn, bụi bặm nhiều hơn dẫn đến các bệnh lý trước đây mình thấy ít giờ thấy nhiều hơn…”
(Một nhân viên tại bệnh viện huyện Nhà Bè)
“… Mưa xuống thì ở đường Phan Đăng Lưu nước rút không kịp thì nhiều lúc nước dâng khoảng nửa mét Nhưng mà nhiều nhất là phường 27, 28
và Bình Quới…”
(Một nhân viên bệnh viện Bình Thạnh)
“…trước đây thì lượng mưa ít hơn, hiện nay lượng nước trong một cơn mưa rất nhiều và cảm giác trong cơn mưa có nhiều giông hơn, bản chất nguy hiểm hơn so với những cơn mưa trước đây ở địa phương…”.
(Một nhân viên của Hội phụ nữ Nhà Bè)
Bên cạnh lượng mưa ngày càng gia tăng, mực nước biển tại thành phố
Hồ Chí Minh cũng thay đổi theo chiều hướng tăng dần trong những năm gần đây Theo dự báo với mực nước biển dâng 65cm, diện tích ngập rộng khoảng 128km 2 (6,3%); mực nước biển dâng 75cm, diện tích ngập rộng khoảng 204
km 2 (10%) và nếu dâng mức 100cm sẽ nhấn chìm 473 km 2 (23%) [3] Hai yếu