Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện cải cách hành chính là một chủ trương trong thời gian qua và nhất là hiện nay đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm; là nhiệm vụ quan trọng luôn được Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt, từ đó tạo ra môi trường làm việc công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiệu lực,… trong tất cả các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất và luôn hướng đến sự hài lòng cao nhất từ các doanh nghiệp và mọi người dân. Chiến lược phát triển KBNN Việt Nam đến năm 2030 không đặt ngoài xu thế đưa hệ thống KBNN phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa để từng bước xây dựng Kho bạc điện tử, hướng tới hình thành Kho bạc số trong tương lai gần. Một trong số các biện pháp để góp phần thực hiện hiệu quả cải cách hành chính và hiện đại hóa của hệ thống KBNN là việc đưa các DVC trực tuyến KBNN vào áp dụng trong các hoạt động nghiệp vụ có giao dịch với các tổ chức và cá nhân; mà bước đầu là áp dụng với công tác KSC NSNN. Công việc này đã được bắt đầu thực hiện từ thí điểm từ giữa năm 2018 và đến triển khai diện rộng từ năm 2019. Do đang trong giai đoạn đầu triển khai nên công tác KSC NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêng trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến đòi hỏi phải có những cải tiến nhằm một mặt phù hợp với xu thế phát triển chung, một mặt phải đảm bảo hiệu quả trong công tác KSC NSNN. Trong thời gian đầu triển khai, việc cung cấp các DVC trực tuyến KBNN trong công tác KSC NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêng không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về hạ tầng, công nghệ; về tổ chức, quản lý cũng như về qui trình, chuyên môn, nghiệp vụ. Các yếu tố này đều cần phải hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến. Việc áp dụng DVC trực tuyến trong công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN hiện nay chủ yếu chỉ mới được thực hiện ở việc chuyển đổi từ hình thức giao dịch thủ công sang hình thức giao dịch điện tử. Việc khai thác các lợi thế của giao dịch điện tử để nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN nói riêng, hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN của Nhà nước nói chung chưa được chú ý đến nhiều, như việc giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán; tăng tính pháp lý của hồ sơ, chứng từ; áp dụng các công đoạn tự động để tăng tính an toàn, chính xác, giảm thiểu sai sót; tiết kiệm thời gian, công sức khi tác nghiệp;... trong công tác KSC thường xuyên. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và tại KBNN Liên Chiểu nói riêng trong điều kiện áp dụng các DVC trực tuyến là rất cần thiết. Bên cạnh đó, tác giả chính là người đang công tác và trực tiếp tham gia tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng các DVC trực tuyến KBNN vào công tác KSC NSNN tại KBNN Liên Chiểu. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Liên Chiểu Đà Nẵng” với mong muốn có những đóng góp thiết thực trong việc hoàn thiện công tác này tại KBNN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng nói riêng và ít nhiều đóng góp các giải pháp cùng với các đơn vị KBNN khác trong hệ thống KBNN.
Trang 1- -LÊ VĂN GIANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
LIÊN CHIỂU - ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG, NĂM 2021
Trang 2- -LÊ VĂN GIANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
LIÊN CHIỂU - ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2021
Trang 3Tôi trân trọng kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Đức Toàn Trường Đại học Duy Tân, người đã tận tình hướng dẫn tôi về mặt khoa học, người luôn đôn đốc, nhắc nhở, động viên và theo sát tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tôi trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện cho tôi từ tấm lòng và trách nhiệm của quý thầy, cô giáo Trường Đại học Duy Tân.
-Tôi luôn biết ơn sự chia sẽ thông tin, kinh nghiệm trong thực tiễn, cùng những ý kiến đóng góp quý báu liên quan đến một số nội dung trong luận văn của các đồng nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu và một số các Kho bạc Nhà nước khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tạo điều kiện và góp phần để tôi hoàn thành luận văn này.
Đà Nẵng, ngày tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
LÊ VĂN GIANG
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và có dẫn nguồn cụ thể, các kết luận khoa học trong luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc của bản thân tôi.
Tác giả luận văn
LÊ VĂN GIANG
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục luận văn 4
6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN KHO BẠC NHÀ NƯỚC 8
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến KSC thường xuyên NSNN qua KBNN 8
1.1.2 Nguyên tắc cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN 9
1.1.3 Khái niệm dịch vụ công trực tuyến KBNN 9
1.1.4 Phạm vi cung cấp các dịch vụ công trực tuyến KBNN 10
1.1.5 Vai trò của dịch vụ công trực tuyến KBNN 10
1.1.6 Đặc điểm dịch vụ công trực tuyến KBNN 11
1.1.7 Trách nhiệm của các đơn vị tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN 12
1.2 CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN KHI ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN 13
1.2.1 Nguyên tắc thực hiện KSC thường xuyên NSNN khi áp dụng DVC trực tuyến 13
1.2.2 Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện thực hiện DVC trực tuyến 13
1.2.3 Nội dung KSC thường xuyên NSNN qua KBNN 17
Trang 61.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN KBNN 27
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 27
1.3.2 Các nhân tố khách quan 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LIÊN CHIỂU TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN.31 2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC LIÊN CHIỂU 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Liên Chiểu 31
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu 34
2.1.4 Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu từ năm 2018 đến năm 2020 35
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TUYẾN TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 39
2.2.1 Khái quát quá trình triển khai và thành phần các đơn vị SDNS giao dịch về chi thường xuyên tham gia DVC trực tuyến tại KBNN Liên Chiểu 39
2.2.2 Quy trình thực hiện và thời gian xử lý đối với giao dịch KSC thường xuyên NSNN khi áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Liên Chiểu 41
2.2.3 Thành phần hồ sơ chi thường xuyên NSNN đơn vị SDNS gửi KBNN nước Liên Chiểu thông qua DVC 46
2.2.4 Nội dung kiểm soát hồ sơ KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Liên Chiểu trong điều kiện thực hiện DVC trực tuyến 49
Trang 72.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN TẠI KBNN LIÊN
CHIỂU 63
2.3.1 Những kết quả đạt được chủ yếu 63
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 65
2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LIÊN CHIỂU 73
3.1 MỤC TIÊU KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 73
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 73
3.1.2 Mục tiêu điện tử hoá KSC thường xuyên NSNN qua KBNN 74
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 75
3.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN 75
3.2.2 Hoàn thiện nội dung KSC thường xuyên NSNN 77
3.2.3 Hoàn thiện quy định về sử dụng các hồ sơ pháp lý bằng điện tử có liên quan đến đối tượng thứ ba trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN để gửi đến KBNN qua Trang thông tin DVC trực tuyến 85
3.2.4 Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin 86
3.2.5 Hoàn thiện các nội dung về công tác tổ chức, quản lý có liên quan 87
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 90
3.3.1 Kiến nghị đối với Uỷ ban Nhân dân đồng cấp 90
Trang 8KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
(Treasury And Budget Management Information System)
Trang 10BẢNG 2.1 THU NSNN CÁC NĂM GIAI ĐOẠN 2018-2020 TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 35 BẢNG 2.2 CHI NSNN CÁC NĂM GIAI ĐOẠN 2018-2020 TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 37 BẢNG 2.3 CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN GIAI ĐOẠN 2018-2020 TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 38 BẢNG 2.4 SỐ LƯỢNG CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 40 BẢNG 2.5 KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 55 BẢNG 2.6 SỐ LƯỢNG HỒ SƠ CHI THƯỜNG XUYÊN QUA DVC GỬI NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH 56 BẢNG 2.7 SỐ LƯỢNG HỒ SƠ CHI THƯỜNG XUYÊN GỬI QUA DVC TẠI KBNN LIÊN CHIỂU 61
Bảng 2.8 Thống kế số lượng hồ sơ chi thường xuyên bị từ chối thanh toán 62
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện cải cách hành chính là một chủ trương trong thời gian qua và nhất
là hiện nay đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm; là nhiệm vụ quan trọngluôn được Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt, từ đó tạo ra môi trường làm việccông khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiệu lực,… trong tất cả các cơ quanthuộc hệ thống chính trị của quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất và luônhướng đến sự hài lòng cao nhất từ các doanh nghiệp và mọi người dân
Chiến lược phát triển KBNN Việt Nam đến năm 2030 không đặt ngoài xu thếđưa hệ thống KBNN phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng thực hiện hiệu quảcông tác cải cách hành chính và hiện đại hóa để từng bước xây dựng Kho bạc điện
tử, hướng tới hình thành Kho bạc số trong tương lai gần
Một trong số các biện pháp để góp phần thực hiện hiệu quả cải cách hànhchính và hiện đại hóa của hệ thống KBNN là việc đưa các DVC trực tuyến KBNNvào áp dụng trong các hoạt động nghiệp vụ có giao dịch với các tổ chức và cá nhân;
mà bước đầu là áp dụng với công tác KSC NSNN Công việc này đã được bắt đầuthực hiện từ thí điểm từ giữa năm 2018 và đến triển khai diện rộng từ năm 2019
Do đang trong giai đoạn đầu triển khai nên công tác KSC NSNN nói chung vàKSC thường xuyên NSNN nói riêng trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến đòihỏi phải có những cải tiến nhằm một mặt phù hợp với xu thế phát triển chung, mộtmặt phải đảm bảo hiệu quả trong công tác KSC NSNN
Trong thời gian đầu triển khai, việc cung cấp các DVC trực tuyến KBNNtrong công tác KSC NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêngkhông thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về hạ tầng, công nghệ; về tổ chức, quản
lý cũng như về qui trình, chuyên môn, nghiệp vụ Các yếu tố này đều cần phải hoànthiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN trong điềukiện áp dụng DVC trực tuyến
Việc áp dụng DVC trực tuyến trong công tác KSC thường xuyên NSNN của
Trang 13KBNN hiện nay chủ yếu chỉ mới được thực hiện ở việc chuyển đổi từ hình thứcgiao dịch thủ công sang hình thức giao dịch điện tử Việc khai thác các lợi thế củagiao dịch điện tử để nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN củaKBNN nói riêng, hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN của Nhà nước nói chung chưađược chú ý đến nhiều, như việc giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán; tăng tínhpháp lý của hồ sơ, chứng từ; áp dụng các công đoạn tự động để tăng tính an toàn,chính xác, giảm thiểu sai sót; tiết kiệm thời gian, công sức khi tác nghiệp; trongcông tác KSC thường xuyên.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tácKSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và tại KBNN Liên Chiểu nóiriêng trong điều kiện áp dụng các DVC trực tuyến là rất cần thiết Bên cạnh đó, tácgiả chính là người đang công tác và trực tiếp tham gia tổ chức triển khai thực hiệnviệc áp dụng các DVC trực tuyến KBNN vào công tác KSC NSNN tại KBNN
Liên Chiểu Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Liên Chiểu - Đà Nẵng” với mong muốn có những đóng góp thiết thực trong việc hoàn
thiện công tác này tại KBNN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng nói riêng và ít nhiềuđóng góp các giải pháp cùng với các đơn vị KBNN khác trong hệ thống KBNN
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp thực hiện nhằmnâng cao hiệu quả tiến đến hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN trongđiều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Liên Chiểu Đề tài còn là nguồn tàiliệu tham khảo cho các KBNN trong hệ thống tiếp tục nghiên cứu để phát triển hơnnữa về mặt lý luận cũng như áp dụng trong thực tế công tác KSC thường xuyêntrong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến
Để thực hiện được mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNLiên Chiểu trong điều kiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến
Trang 14- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN Liên Chiểu trong điều kiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về lý luận liên quan đến hoạt độngKSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến nóichung; thực tiễn và hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện ápdụng DVC trực tuyến tại KBNN Liên Chiểu nói riêng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tập trung nghiên cứu về công tác KSC thường xuyênNSNN của các đơn vị SDNS nhà nước trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tạiđịa bàn quận Liên Chiểu - Đà Nẵng từ khi DVC trực tuyến được áp dụng diện rộngtrong công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Liên Chiểu vào giữa năm 2019đến thời điểm hoàn thành nghiên cứu của đề tài dự kiến vào tháng 10 năm 2021
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, gồm:phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia,phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp tìm cách thu thập, lựachọn, biên dịch, tổ chức, giải thích và phân tích thông tin về một đối tượng nghiêncứu từ các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí; văn bản các loại;
- Phương pháp điều tra: Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trêndiện rộng để phát hiện các đặc điểm và các đánh giá của đối tượng
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tham khảo, lấy ý kiến của nhữngngười có chuyên môn để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, khám phá thêmgiải pháp
- Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp sử dụng những thông tin đãsẵn có từ các nguồn khác nhau, cũng như thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn,trao đổi trực tiếp, với những câu hỏi tự xây dựng để rút ra những đánh giá có ảnh
Trang 156 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thu thập tài liệu để triển khai đề tài, tác giả đã tham khảo một
số đề tài có liên quan đến nội dung, địa bàn nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là lĩnhvực KSC NSNN Điển hình là các đề tài sau:
- Đề tài “Hoàn thiện công tác KSC đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Bảo Trân, luận văn thạc sỹ năm
2016 [28] Đề tài đã khái quát các vấn đề cơ bản về NSNN, KBNN, chi NSNN, chiđầu tư và KSC vốn đầu tư, cùng với việc hệ thống hóa được các đặc điểm, nguyêntắc, nội dung, loại hình kiểm soát, của công tác KSC NSNN và KSC vốn đầu tư;kết hợp với thực trạng công tác này tại KBNN Liên Chiểu với sự trình bày cụ thể,đầy đủ các bảng biểu, số liệu minh họa; đánh giá được những ưu, nhược điểm cùngvới nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC vốn đầu tư tại KBNNLiên Chiểu trong các năm từ 2013 đến 2015 Từ đó, đề tài đã kiến nghị và đề ra cácgiải pháp để hoàn thiện công tác KSC vốn đầu tư tại KBNN Liên Chiểu bao gồm:Hoàn thiện cơ chế KSC, hoàn thiện nội dung và tiêu chí KSC, hoàn thiện quy trìnhKSC, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng; Nỗi bật trong nghiên cứu của đề tài
Trang 16này là đã đề cập đến các lý luận về kiểm soát nội bộ và đi sâu phân tích, đánh giá việckiểm soát nội bộ trong công tác KSC vốn đầu tư để nhận diện, đề phòng và hạn chếrủi ro trong quá trình KSC Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu từ một đơn vị KBNN cấphuyện nên đối tượng nghiên cứu mà đề tài tiếp cận là KSC vốn đầu tư thường chiếm
tỷ trọng không nhiều về số dự án đầu tư, về số tiền kiểm soát, đối tượng các đơn vịSDNS ở nội dung chi này cũng khá ít; hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, đề tài tậptrung nhiều vào quy trình mà ít đề cập đến các tác động khác phục vụ cho công tácKSC như các ứng dụng công nghệ thông tin lúc bấy giờ chẳng hạn
- Lý Thị Ngọc Huyền (2015) với nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công táckiểm soát chi NSNN tại KBNN Hải Phòng” tạiTrường Đại học Hàng hải Việt Nam.Luận văn đã nêu được thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN như:khi gửi chứng từ đến kho bạc đề nghị thanh toán, kế toán đơn vi sử dụng NSNN gửi
hồ sơ, chứng từ kèm theo chưa đúng quy định, sai mẫu biểu; sự không thống nhấtcủa nội dung ghi trên chứng từ, ghi chung chung nên Kế toán viên kiểm soát chikhó có thể xác định phải kiểm soát chi theo quy định nào; sự không thống nhất giữatiểu mục và nội dung chi của các kế toán viên.Từ đó tác giả cũng đưa ra một số giảipháp nhằm giúp cho cán bộ Kiểm soát chi cũng như kế toán đơn vị thuận tiện, thốngnhất trong quá trình Kiểm soát chi và thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
- Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Duy Mộng, luận văn thạc
sỹ năm 2015 [22] Từ các vấn đề lý luận về quy trình KSC thường xuyên NSNN qua
hệ thống KBNN, đề tài tập trung nghiên cứu sâu vào quy trình nghiệp vụ KSCthường xuyên NSNN được thực hiện tại KBNN Ngũ Hành Sơn; kết hợp với việcphân tích thực trạng công tác KSC thường xuyên tại đơn vị này với số liệu thu thậpđược khá chi tiết, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế chủ yếu và xác định nguyênnhân gây ra hạn chế đó; để đưa ra nhiều các giải pháp hoàn thiện quy trình KSCthường xuyên NSNN qua KBNN Ngũ Hành Sơn Đề tài này, có cùng một phần đốitượng nghiên cứu với đề tài của tác giả là KSC thường xuyên NSNN và khác địađiểm nghiên cứu Mặc dù các giải pháp của đề tài là để hoàn thiện công tác KSC
Trang 17thường xuyên NSNN nhưng chỉ tập trung vào quy trình kiểm soát, mà không đề cậpnhiều đến các ứng dụng công nghệ thông tin lúc bấy giờ các đơn vị KBNN đang ápdụng và có nhiều tác động đến hoàn thiện công tác KSC.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quang Hưng (2015) với đề tài: "Đổi mớikiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua khobạc nhà nước"
+ Ưu điểm: Luận án đã nêu rõ có sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách thườngxuyên qua kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố đồng thời chỉ rõ thực trạng của côngtác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của các chính quyền địa phương qua khobạc nhà nước Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp
để đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên ở các chính quyền địa phương quakho bạc nhà nước
+ Nhược điểm: Luận án chỉ mơi đề cập đến công tác chi ngân sách thườngxuyên mà chưa đề cập đến các khoản chi khác trong chi ngân sách nhà nước
- Luận văn nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ” của tác giả Huỳnh Vũ (2014)
+ Ưu điểm: Đề tài nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chi thườngxuyên NSNN, về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Phân tích thực trạng côngtác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ, đánh giá những kết quả đạtđược, cũng như những tồn tại và nguyên nhân Từ đó đưa ra những kiến nghị vàgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ.+ Nhược điểm: Tác giả vẫn chưa nêu được cụ thể những giải pháp chưa bámsát vào trọng tâm nội dung của đề tài Kiểm soát chi
- Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại KBNN Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS” của tác giả Đinh Thị Thúy Minh, luận văn thạc sỹ năm
2013 [21] Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống TABMIS, với việc giới thiệuđầy đủ các phân hệ chính, các quy trình trên hệ thống TABMIS; nghiên cứu chuyênsâu về kế toán NSNN tại KBNN khi thực hiện TABMIS Đồng thời, bước đầu đề tài
đã đánh giá được tác động của việc áp dụng hệ thống TABMIS khi thực hiện công
Trang 18tác kế toán NSNN tại các đơn vị KBNN và cụ thể với các thực trạng tại KBNN HòaVang Từ đó, đề tài đã nêu khá nhiều các kiến nghị và đề ra nhiều các giải pháp phùhợp, có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại KBNN HòaVang Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, việc lồng ghép giữa công tác kế toánNSNN, hoạt động nghiệp vụ KBNN với TABMIS ở chừng mực nào đó còn chưathấy rõ sự khắng khít và những tác động qua lại mật thiết Tuy vậy, đề tài cóphương pháp và nội dung nghiên cứu để hoàn thiện một hoạt động nghiệp vụ trongmột điều kiện tác động từ ứng dụng công nghệ thông tin, nên sẽ là bài học kinhnghiệm cho quá trình nghiên cứu có tính tương đồng của tác giả của luận văn này.Tóm lại, qua quá trình thu thập, tìm hiểu để có được những kết quả tổng quancủa quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo được một số các đề tài có liên quanđến nội dung nghiên cứu là công tác KSC NSNN từ thường xuyên đến vốn đầu tư;liên quan đến địa bàn nghiên cứu là KBNN Liên Chiểu và các KBNN quận huyệnkhác ở cùng quy mô, cùng cấp KBNN cơ sở; và nội dung nghiên cứu có tính tươngđồng khi gắn liền điều kiện áp dụng với sự phục vụ của công nghệ thông tin vàomột lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể Song, do hệ thống KBNN mới cung cấp các DVCtrực tuyến trong một vài năm gần đây nên hiện tại vẫn chưa có nhiều các nghiêncứu về sự tác động khi áp dụng các DVC vào công tác KSC NSNN tại các đơn vịKBNN và ngay tại KBNN Liên Chiểu, vẫn chưa có các đề tài nào nghiên cứu vềcông tác KSC thường xuyên NSNN và chưa có đề tài nghiên cứu công tác này.
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
- NSNN: Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13: Ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thờigian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thựchiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước [25]
- Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc
nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
- Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạtđộng của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước
về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
- KSC thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN củacác đối tượng SDNS phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhànước quy định, theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chínhtrong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN
- KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình KSC thường xuyên NSNN
được thực hiện bởi cơ quan KBNN theo các nội dung thuộc thẩm quyền, tráchnhiệm của Nhà nước giao cho cơ quan KBNN trong quá trình cấp phát và thanhtoán các khoản chi thường xuyên NSNN
Trang 201.1.2 Nguyên tắc cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN
- Các khoản chi thường xuyên NSNN phải có trong dự toán NSNN được giao,đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và được thủtrưởng đơn vị SDNS hoặc người được ủy quyền quyết định chi Tất cả các khoảnchi thường xuyên NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát
- Tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN được hạch toán bằng đồng ViệtNam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản chiNSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằngđồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định
- Việc thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN thực hiệntheo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người thụ hưởng; bao gồm: người hưởnglương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ Trường hợp chưa thựchiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị SDNSphù hợp với các quy định và trong điều kiện nhất định
- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi thường xuyên NSNN,các khoản chi không đúng quy định phải thu hồi giảm chi hoặc nộp trả NSNN Căn
cứ vào quyết định của cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định
1.1.3 Khái niệm dịch vụ công trực tuyến KBNN
- Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi
pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpcho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnhvực mà cơ quan nhà nước đó quản lý Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền vớimột thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến
tổ chức, cá nhân
- DVC trực tuyến KBNN là dịch vụ hành chính công thực hiện các thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực KBNN, do KBNN cung cấp cho các tổ chức, cá nhân bằngphương thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin DVC KBNN
Trang 211.1.4 Phạm vi cung cấp các dịch vụ công trực tuyến KBNN
Hiện tại, hệ thống KBNN có trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính chocác tổ chức, cá nhân theo Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN được Chínhphủ ban hành tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020; bao gồm: [13]+ (1) Thủ tục nộp tiền vào NSNN;
+ (2) Thủ tục hoàn trả các khoản thu NSNN qua KBNN;
+ (3) Thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản, bổ sung tài khoản và thay đổi mẫudấu, mẫu chữ ký của đơn vị giao dịch tại KBNN;
+ (4) Thủ tục tất toán tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN;
+ (5) Thủ tục đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản của đơn vị giao dịch;
+ (6) Thủ tục kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN;
+ (7) Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp
có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mụctiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp;
+ (8) Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN;
+ (9) Thủ tục kiểm soát, thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án
sử dụng vốn NSNN qua KBNN;
+ (10) Thủ tục kiểm soát chi vốn nước ngoài qua KBNN;
+ (11) Thủ tục hạch toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi vào NSNN
Các thủ tục hành chính lĩnh vực KBNN là phạm vi mà Trang DVC KBNNphải cung cấp trực tuyến để giao dịch
1.1.5 Vai trò của dịch vụ công trực tuyến KBNN
- Thực hiện DVC trực tuyến KBNN được xem là khâu quan trọng, then chốttrong tiến trình hiện đại hóa hoạt động KBNN DVC trực tuyến KBNN đóng vai trò
là như một “Cơ quan điện tử” của KBNN, thực hiện tiếp nhận và gửi kết quả xử lýđến các tổ chức, cá nhân thông qua môi trường điện tử; cung cấp thông tin về trạngthái hiện tại của quy trình xử lý của dịch vụ, cho biết hồ sơ đang ở khâu nào trongquy trình xử lý, loại hồ sơ cần bổ sung, ngày nhận kết quả; tiếp nhận ý kiến, đánhgiá của các tổ chức, cá nhân về dịch vụ; là kênh để tuyên truyền và hướng dẫn cácthủ tục hành chính công thuộc lĩnh vực KBNN đến các tổ chức, cá nhân;
Trang 22- DVC trực tuyến KBNN cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước chophép KBNN cùng với các cơ quan hành chính nhà nước khác phối hợp giải quyếtthủ tục hành chính có liên quan đến nhau cho các tổ chức, cá nhân trên môi trườngđiện tư sử dụng hệ thống mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “mộtcửa liên thông”.
- DVC trực tuyến KBNN là tiền để xây dựng KBNN điện tử, hướng đếnchuyển đổi số trong quản lý NSNN, góp phần xây dựng KBNN số, tỉnh (thành phố)thông minh ở các địa phương và Chính phủ điện tử
1.1.6 Đặc điểm dịch vụ công trực tuyến KBNN
- DVC trực tuyến KBNN có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ hành chínhcông; bao gồm: Luôn gắn với công việc quản lý nhà nước; do các cơ quan hànhchính nhà nước đảm nhiệm; cung cấp các “hàng hóa” dịch vụ hành chính; hoạt độngkhông vụ lợi; mọi công dân và tổ chức đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận
+ Không hạn chế về thời gian: DVC trực tuyến KBNN có thể cung cấp ở mọithời điểm (24/24h và 7/7 ngày), không phụ thuộc vào ngày nghỉ, lễ và giờ hànhchính hay giờ nghỉ
+ Các đơn vị giao dịch sử dụng DVC trực tuyến KBNN qua Trang thông tinDVC của KBNN được xác định danh tính bằng tài khoản đăng nhập do KBNN cấp
Để được cấp tài khoản đăng nhập, các đơn vị giao dịch đăng ký tham gia trên TrangDVC trực tuyến KBNN và được xem xét đủ điều kiện thì KBNN sẽ chấp thuận vàthông báo lại với đơn vị giao dịch
+ Các hồ sơ, chứng từ được gửi đi, tiếp nhận trên Trang DVC trực tuyếnKBNN được thể hiện dưới dạng điện tử Việc ký duyệt các chứng từ điện tử và xác
Trang 23nhận giá trị pháp lý của các hồ sơ điện tử bằng hình thức sử dụng chứng thư số để
ký số Chứng thư số phải đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thựcchữ ký số công cộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thựcchữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị
+ Chữ ký số được thông báo để ký chức danh chủ tài khoản hoặc người được
ủy quyền (chữ ký thứ nhất); kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc người được
ủy quyền (chữ ký thứ hai) của các các đơn vị giao dịch trên các chứng từ chuyểnqua Trang DVC của KBNN, là chữ ký số tương ứng của người đã được KBNNchấp thuận ký chữ ký thứ nhất và ký chữ ký thứ hai trong hồ sơ mở và sử dụng tàikhoản của các các đơn vị đã được đăng ký bằng bản giấy trực tiếp với KBNN.+ Kết quả xử lý hồ sơ được KBNN thông báo vào địa chỉ thư điện tử của cáccác đơn vị giao dịch trước đó đã đăng ký với KBNN để sử dụng cho tất cả các giaodịch trên Trang DVC KBNN
+ DVC trực tuyến KBNN không tính và thu phí mọi dịch vụ giao dịch thu, chiNSNN đối với các tổ chức, cá nhân
1.1.7 Trách nhiệm của các đơn vị tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN
1.1.7.1 Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật và dự phòng cần thiết để đảm bảo an toàn,
an ninh, bảo mật trong các hoạt động nghiệp vụ qua DVC trực tuyến theo đúng cácquy định pháp luật của Nhà nước
- Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân và thực hiện trả kết quả điện
tử trên Trang thông tin DVC KBNN; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trongviệc sử dụng các DVC trực tuyến
- Ngừng cung cấp dịch vụ đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định vềbảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
1.1.7.2 Trách nhiệm của các đơn vị SDNS sử dụng DVC trực tuyến KBNN
- Quản lý tài khoản đăng nhập vào Trang thông tin DVC KBNN; triển khaicác giải pháp để bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử với KBNN theo quy định
- Quản lý chữ ký số và đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác của chữ ký số
Trang 24trên hồ sơ gửi qua Trang thông tin DVC KBNN theo đúng quy định.
- Đảm bảo tính hợp pháp, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng
từ điện tử gửi KBNN theo đúng quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bảnquy phạm pháp luật hiện hành
- Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến các giao dịch điện tửvới KBNN
1.2 CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN KHI ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN
1.2.1 Nguyên tắc thực hiện KSC thường xuyên NSNN khi áp dụng DVC trực tuyến
- Việc thực hiện chi thường xuyên NSNN qua Trang thông tin DVC KBNNphải tuân thủ nguyên tắc rõ ràng, công bằng, trung thực, an toàn, hiệu quả, đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích côngcộng, phù hợp với Luật Giao dịch điện tử; đồng thời, đảm bảo các yêu cầu về quytrình nghiệp vụ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, tiêu chuẩn kỹ thuậttrong giao dịch điện tử do Bộ Tài chính, các Bộ ngành liên quan quy định và cácquy định của KBNN
- Việc kiểm tra, rà soát hồ sơ, chứng từ trên Trang thông tin DVC của KBNNphải được thực hiện thường xuyên trong hàng ngày (Giờ hành chính), đảm bảo các
hồ sơ, chứng từ được tiếp nhận trên DVC được xử lý, kiểm soát, thanh toán đầy đủ,đúng thời hạn theo quy định của pháp luật
1.2.2 Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện thực hiện DVC trực tuyến
1.2.2.1 Chữ ký số, chứng từ điện tử, văn bản điện tử
- Chữ ký số:
Chữ ký số sử dụng trong công tác KSC NSNN với KBNN là chữ ký số tươngứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số côngcộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyêndùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị cho các đơn vị SDNS [2]
- Chứng từ điện tử:
Trang 25+ Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là thông tin được tạo ra,gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.Chứng từ điện tử, văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là một hìnhthức của thông điệp dữ liệu có nội dung trao đổi, giao dịch về tài chính, tiền tệ liênquan đến hoạt động nghiệp vụ KBNN [2]
+ Chứng từ điện tử trong dịch vụ công trực tuyến KBNN, bao gồm: chứng từchuyển tiền của đơn vị giao dịch gửi KBNN (Chứng từ kế toán); các chứng từ báo
Nợ, báo Có tài khoản do KBNN gửi đơn vị giao dịch qua Trang thông tin DVC củaKBNN và các chứng từ khác theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày20/01/2020 của Chính phủ, Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của BộTài chính và Thông tư số 19/2020/TT-BTC ngày 31/03/2020 của Bộ Tài chính.+ Chứng từ điện tử trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điềukiện áp dụng DVC trực tuyến KBNN phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tạiLuật Kế toán và được lập theo đúng định dạng, mẫu, cấu trúc dữ liệu theo các vănbản quy định của Bộ Tài chính và KBNN; bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
* Tên và số hiệu của chứng từ
* Ngày, tháng, năm lập chứng từ, nhận chứng từ
* Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân lập chứng từ
* Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhận chứng từ
* Nội dung của nghiệp vụ phát sinh
* Số tiền của nghiệp vụ phát sinh; tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ
* Chữ ký, họ và tên của người lập, người kiểm soát, ký duyệt chứng từ vànhững người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật
* Các nội dung khác theo từng loại chứng từ
+ Chứng từ điện tử trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điềukiện áp dụng DVC trực tuyến KBNN phải được ký chữ ký số theo quy định và cógiá trị như chứng từ giấy Việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấyhoặc ngược lại được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2007/NĐ-
CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.+ Việc lưu trữ chứng từ điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy
Trang 26định như đối với chứng từ giấy.
- Văn bản điện tử:
+ Văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là các văn bản được thểhiện dưới dạng thông điệp dữ liệu (không bao gồm các chứng từ điện tử) [2]
+ Văn bản điện tử trong KSC thường xuyên qua DVC trực tuyến bao gồm:
* Các hồ sơ kèm theo chứng từ kế toán theo thành phần hồ sơ của các thủ tụchành chính gửi qua Trang thông tin DVC của KBNN để phục vụ việc KSC củaKBNN (Nếu có) do đơn vị SDNS lập trực tiếp trên Trang thông tin DVC KBNN(theo các mẫu hồ sơ tương ứng của chế độ KSC NSNN hiện hành) hoặc được lậptrên các chương trình ứng dụng tại đơn vị SDNS hoặc được chuyển đổi từ hồ sơbằng giấy sang dạng điện tử; các hồ sơ đơn vị SDNS gửi KBNN về việc đăng ký sửdụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký qua Trang thông tinDVC; đăng ký rút tiền mặt của đơn vị SDNS qua Trang thông tin DVC của KBNN
* Các thông báo của KBNN gửi đơn vị SDNS để thông báo về kết quả kiểmsoát chi; thông báo kết quả xử lý việc mở và sử dụng tài khoản; thông báo về kếtquả đăng ký rút tiền mặt, qua Trang thông tin DVC của KBNN
+ Các văn bản điện tử nêu trên có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấynếu phù hợp với quy định tại Điều 35 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơquan nhà nước Các văn bản điện tử này phải được ký chữ ký số theo quy định khigửi qua Trang thông tin DVC của KBN
+ Việc lưu trữ văn bản điện tử, chuyển đối văn bản điện tử được thực hiệntheo thời hạn do pháp luật quy định như đối với văn bản giấy
1.2.2.2 Lập và gửi hồ sơ, chứng từ
- Đầu tiên, đơn vị SDNS sử dụng tài khoản đăng nhập để truy cập vào Trangthông tin DVC KBNN
- Thực hiện việc lập và gửi hồ sơ, chứng từ:
+ Đối với chứng từ kế toán (Là các chứng từ đề nghị chuyển tiền: Giấy rút dựtoán NSNN hay Ủy nhiệm chi; ): Đơn vị SDNS lập trực tiếp theo các mẫu tương
Trang 27ứng với từng loại đề nghị tạm ứng hay thanh toán đã được thiết lập sẵn trên Trangthông tin DVC KBNN hoặc liên kết với hệ thống phần mềm quản lý kế toán củađơn vị SDNS để kết xuất thông tin, lập tự động; sau đó ký số và gửi cho KBNN nơigiao dịch trên Trang thông tin DVC trực tuyến của KBNN.
+ Đối với hồ sơ KSC kèm theo chứng từ kế toán (Là các loại hồ sơ phục vụviệc KSC theo thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính quy định như: Hợp đồngmua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ; Bảng xác nhận giá trị khối lượng công việchoàn thành; ): Hiện tại, đơn vị SDNS gửi qua Trang thông tin DVC trực tuyến củaKBNN bằng cách chuyển đổi từ hồ sơ gốc bằng bản giấy sang bản điện tử (Tải tệptin điện tử theo định dạng pdf hoặc scan hồ sơ và ký số trên trang thông tin DVCtrực tuyến của KBNN); đính kèm cùng bộ với chứng từ kế toán và gửi Đơn vị chịutrách nhiệm toàn diện về tính pháp lý và nội dung tệp tin điện tử gửi KBNN, đảmbảo khớp đúng với hồ sơ gốc
1.2.2.3 Ký số hồ sơ, chứng từ
Việc ký số trên các hồ sơ, chứng từ gửi KBNN phải đúng các chức danh theoquyết định của cấp có thẩm quyền và khớp đúng với việc đã thực hiện đăng ký vớiKBNN nơi giao dịch Ký số hồ sơ, chứng từ trong các trường hợp sau:
- Đối với các chứng từ kế toán và Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng dođơn vị SDNS lập trên Trang thông tin DVC KBNN trước khi gửi KBNN phải cóđầy đủ chữ ký số của người phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền) và chữ
ký số của chủ tài khoản (hoặc người ủy quyền) của đơn vị SDNS
- Đối với các hồ sơ KSC kèm theo chứng từ kế toán phải được chủ tài khoản(hoặc người được ủy quyền) ký chữ ký số
1.2.2.4 Kiểm tra và trả kết quả hồ sơ, chứng từ
- Căn cứ hồ sơ của đơn vị SDNS gửi đến và được tiếp nhận trên Trang thôngtin DVC KBNN, KBNN nơi giao dịch kiểm tra sơ bộ, nếu hồ sơ chưa đảm bảo đúng
và đầy đủ theo quy định, thì KBNN gửi trả lại hồ sơ cho đơn vị SDNS và thông báo
rõ lý do từ chối đối với từng loại hồ sơ (Trong đó, nêu rõ tên các loại hồ sơ, chứng
từ và nội dung cần bổ sung, hoàn thiện) qua Trang thông tin DVC KBNN
Trang 28- Sau khi kiểm tra sơ bộ, nếu hồ sơ đảm bảo đúng và đầy đủ theo chế độ quyđịnh, KBNN tiếp nhận hồ sơ, tiến hành việc KSC theo quy trình Nếu chấp nhậntheo đề nghị của đon vị SDNS thì KBNN làm thủ tục thanh toán và gửi chứng từbáo Nợ (có chữ ký số theo quy định) cho đơn vị SDNS qua Trang thông tin DVCKBNN Trường hợp giá trị chấp nhận tạm ứng, thanh toán của KBNN chênh lệchvới giá trị đề nghị tạm ứng, thanh toán của đơn vị SDNS, thì KBNN lập thông báokết quả kiểm soát thanh toán theo quy định (có gắn chữ ký số) và gửi đơn vị SDNSqua Trang thông tin DVC KBNN Trường hợp này, đơn vị SDNS lập lại chứng từchuyển tiền với số tiền đúng bằng số tiền được KBNN chấp nhận thanh toán vừathông báo, ký số và gửi lại KBNN Trong trường hợp đơn vị SDNS không đồng ýhoặc có điều chỉnh với thông báo kết quả kiểm soát của KBNN, thì đơn vị SDNSgửi thông báo cho KBNN qua Trang thông tin DVC KBNN hoặc liên hệ trực tiếpvới KBNN nơi giao dịch để phối hợp giải thích thêm và cùng xử lý.
- Sau khi được KBNN chấp nhận thanh toán, gửi chứng từ báo Nợ thì đơn vịSDNS in chứng từ phục hồi làm căn cứ hạch toán kế toán Trên các chứng từ phụchồi của đơn vị SDNS ngoài các chữ ký số theo quy định, còn có chữ ký và họ têncủa người đã thực hiện chuyển đổi từ chứng từ điện tử thành chứng từ giấy
1.2.3 Nội dung KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Nội dung KSC thường xuyên NSNN qua KBNN chính là quá trình KBNNkiểm soát các điều kiện chi thường xuyên NSNN; gồm các nội dung như sau:
1.2.3.1 Kiểm soát việc các khoản chi được giao trong dự toán chi NSNN và dự toán đã được nhập vào hệ thống TABMIS
KBNN kiểm tra các khoản chi thường xuyên phải có trong dự toán được cấp
có thẩm quyền giao bằng văn bản và đã được nhập, phân bổ và phê duyệt trên hệthống TABMIS, nhằm đảm bảo các khoản chi được chi đúng mục đích, đúng nộidung, đúng đối tượng Tránh việc chi quá khả năng đảm bảo của NSNN, tức làKBNN kiểm soát chi không được vượt dự toán được cấp thẩm quyền giao cho mỗikhoản chi Các đơn vị KBNN trong phạm vi thẩm quyền được giao kiểm soát, trongquá trình thực hiện KSC NSNN có quyền từ chối thanh toán và thông báo đến đơn
vị SDNS bằng văn bản đối với các khoản chi không có trong dự toán được giao
Trang 29hoặc vượt quá dự toán được giao.
1.2.3.2 Kiểm soát việc quyết định chi của thủ trưởng đơn vị SDNS hoặc người được ủy quyền
Chủ tài khoản các đơn vị SDNS có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sử dụngkinh phí NSNN giao theo dự toán đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiếtkiệm và hiệu quả KBNN chỉ là cơ quan kiểm soát lại các khoản chi trước khi xuấtquỹ ngân sách Mọi khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chủ tài khoản phải
là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật Vì vậy việc KBNN kiểm tralệnh chuẩn chi của chủ tài khoản là nhằm đảm bảo tính pháp lý để gắn trách nhiệmcủa chủ tài khoản đối với các khoản chi NSNN theo đúng nguyên tắc KSC NSNN
và thẩm quyền được giao cho KBNN
Quá trình KSC hồ sơ thanh toán đơn vị SDNS gửi đến, bất kỳ khoản chi nàocác đơn vị KBNN cũng đều phải kiểm tra việc quyết định chi của người đứng đầucác cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền (gọi chung là chủ tài khoản), hay gọi
là kiểm tra lệnh chuẩn chi Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định Chuẩn chi của chủ tài khoản được thể hiện làchủ tài khoản ký, gh rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan, đơn vị vào lệnh chuẩn chiđối với giao dịch thủ công hoặc đăng nhập tài khoản và thực hiện ký số lệnh chuẩnchi đối với giao dịch qua Trang DVC trực tuyến KBNN (Lệnh chuẩn chi là cácchứng từ kế toán theo mẫu được quy định đối với từng hình thức chi do đơn vịSDNS lập, gửi đến KBNN)
Trước khi thực hiện việc chuẩn chi, lúc bắt đầu lập quan hệ giao dịch vớiKBNN, tất cả các chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký bằng tay, mẫu dấu của cơquan, đơn vị kèm theo một số các văn bản pháp lý chứng minh quyền lực (quyếtđịnh bổ nhiệm, văn bản uỷ quyền, ) theo quy định với cơ quan KBNN nơi giaodịch Trong trường hợp giao dịch qua Trang DVC trực tuyến KBNN, chủ tài khoảncòn phải đăng ký tham gia hệ thống DVC KBNN cùng với việc đăng ký thông tinchứng thư số của chủ tài khoản sử dụng để ký số trên hệ thống DVC KBNN
Trang 301.2.3.3 Kiểm soát về chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi là điều kiện, nguyên tắc, đối tượng, giới hạncác mức chi tiêu cho một mục đích cụ thể của đơn vị SDNS được cơ quan chứcnăng có thẩm quyền ban hành Chế độ, tiêu chuẩn, định mức là căn cứ quan trọng
để lập dự toán chi NSNN hằng năm và là căn cứ để KSC thường xuyên NSNN Phân theo phạm vi áp dụng thì chế độ, tiêu chuẩn, định mức có 2 nhóm:
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc lànhững chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành
áp dụng cho tất cả tỉnh, thành phố và ngành trong cả nước
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng trong phạm vi ngành, địa phương (nếuđược Chính phủ cho phép hoặc có sự thỏa thuận của các Bộ chức năng) được cơquan có thẩm quyền của ngành, địa phương ban hành để đảm bảo phù hợp với tínhchất đặc thù của ngành kinh tế hoặc địa phương
KBNN căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức để kiểm soát khi cấp phátthanh toán cho đơn vị SDNS theo phạm vi thẩm quyền được giao đối với nhữngkhoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức Những khoản chi chưa có chế độ,tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà thuộc phạm vithẩm quyền kiểm soát thì KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp trên trực tiếpcủa đơn vị SDNS phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát Trường hợp các cơ quan, đơn
vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì một số khoản chi thực hiện theo quy chếchi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ Việc kiểm tra, kiểm soátnày được KBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi thườngxuyên NSNN của đơn vị SDNS gửi đến KBNN theo quy định tại Bộ thủ tục hànhchính lĩnh vực KBNN
Các đơn vị KBNN trong phạm vi thẩm quyền được giao kiểm soát, trong quátrình thực hiện KSC NSNN có quyền từ chối thanh toán và thông báo đến đơn vịSDNS bằng văn bản đối với các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
Trang 31mưc, nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN phải đáp ứng yêu cầu đúng mục đích, tiếtkiệm và hiệu quả.
1.2.3.4 Kiểm soát sự đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
Các hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến KBNN là căn cứ pháp lý để KBNN kiểmtra, kiểm soát các khoản chi NSNN Khi phát sinh các khoản chi, đơn vị SDNS đềuphải lập chứng từ theo mẫu quy định và phải có các hồ sơ thanh toán kèm theo đảmbảo tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo quy định tùy theo nội dung các khoản chi.KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của các hồ sơ,chứng từ đó trước khi thanh toán, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị SDNS Các yếu
tố của hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên NSNN phải kiểm soát như sau:
- Kiểm soát thành phần các hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên NSNN đơn vịSDNS phải gửi đến KBNN được quy định tại Khoản 4, Điều 7, Nghị định số11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chínhthuộc lĩnh vực KBNN
- Kiểm soát chứng từ phải theo đúng mẫu quy định Chứng từ được lập và in
từ máy tính phải đảm bảo nội dung của chứng từ theo quy định hiện hành Chứng từlập thủ công từ mẫu in sẵn chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh; trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ và không thể lập một lần thì cácnội dung, yếu tố phản ánh trên các liên chứng từ phải giống nhau
- Kiểm soát chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theođúng quy định; bao gồm:
+ Chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ,đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màumực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ
+ Tên chứng từ phải phù hợp với nghiệp vụ phát sinh
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ viết bằng số
+ Tên của đơn vị sư dụng dự toán ghi trên chứng từ phải phù hợp với tên vàdấu của đơn vị đã đăng ký tại KBNN
Trang 32+ Mã tài khoản chi thường xuyên NSNN bằng dự toán của đơn vị mở tạiKBNN bao gồm mã tài khoản tự nhiên, mã cấp ngân sách, mã đơn vị có quan hệ vớingân sách.
+ Sự phù hợp giữa mã tài khoản kế toán và mã nguồn NSNN
+ Nơi đơn vị SDNS mở tài khoản phải ghi đúng tên KBNN nơi mở tài khoản.+ Tên, địa chỉ của đơn vị nhận tiền phải ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhậntiền; tên đơn vị nhận tiền phải phù hợp với hợp đồng kinh tế (Đối với trường hợpcác khoản thanh toán theo quy định phải có hợp đồng)
+ Mã tài khoản kế toán của đơn vị nhận tiền (Đối với trường hợp các khoảnthanh toán theo quy định phải có hợp đồng phải phù hợp với hợp đồng kinh tế) + Tên KBNN hoặc tên Ngân hàng nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản (Đối vớitrường hợp các khoản thanh toán theo quy định phải có hợp đồng phải phù hợp vớihợp đồng kinh tế)
+ Trường hợp đơn vị rút tiền mặt tại KBNN phải ghi rõ họ, tên người lĩnh tiền,
số chứng minh nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp phải phù hợp với các thông tinghi trên chứng minh nhân dân (còn giá trị sử dụng) của người đến lĩnh tiền mặt.+ Nội dung thanh toán phải ghi rõ ràng, phù hợp với nội dung, tính chất tàikhoản đã mở tại KBNN; phù hợp với mục lục ngân sách nhà nước, phù hợp với dựtoán được giao, phù hợp với nội dung được KSC
+ Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá (nếu có) và số tiền của nghiệp vụ kinh tế,tài chính phải ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ ghi bằng số và bằng chữ vàphải khớp đúng với các dòng số tiền bằng số chi tiết cộng lại Các yêu cầu về ghi sốtiền bằng số, bằng chữ như sau: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiềnviết bằng số; chữ cái đầu tiên phải viết hoa, những chữ còn lại không được viết bằngchữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không đểcách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết
đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặcthêm chữ; không tẩy xoá hoặc sửa chữa
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt chứng từ được kiểm tra như
Trang 33sau: Đối chiếu chữ ký của Kế toán trưởng/ Phụ trách kế toán (hoặc người được ủyquyền), chữ ký của Thủ trưởng (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị ký trênchứng từ kế toán phải giống với chữ ký còn giá trị đã được đăng ký tại KBNN; phải
ký “tươi” từng liên chứng từ, không ký lồng giấy than hoặc ký bằng mực đỏ, bútchì; Họ, tên tương ứng với chữ ký phải ghi rõ ràng, đúng với họ tên các chức danh
đã đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN
+ Dấu của đơn vị đóng trên chứng từ phải đúng vị trí đã quy định, phải rõ nét,không mờ, không nhoè, phải đóng vào từng liên chứng từ và phù hợp với mẫu dấucòn giá trị đã đăng ký tại KBNN
- Kiểm soát chi tiết tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ theo thành phần hồ sơKSC đơn vị gửi đến KBNN đủ điều kiện thanh toán theo quy định; bao gồm các hồ
sơ lie quan tùy theo từng khoản chi, như: Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng,Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế, Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, Bảngxác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, Văn bản xác định kết quả tiếtkiệm chi theo năm, Bảng kê chứng từ thanh toán, v.v
Sau khi kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị SDNS gửi đến, nếu đủ điềukiện theo các nội dung như trên, KBNN thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởnglương và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ; hoặc chi trả qua đơn vị SDNS trongtrường hợp không thể chi trả trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng
Trường hợp không đủ điều kiện chi, KBNN không đồng ý thanh toán, chi trả; từchối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn SDNS theo đúng quy định;đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến KBNN
Hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là mức độ đạt đượcmục tiêu của công tác KSC thường xuyên NSNN về sự thanh toán kịp thời, đầy đủ,thuận tiện cho đơn vị SDNS, đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặtchẽ NSNN được thực hiện qua KBNN, tương quan với nguồn lực KBNN đầu tư đểthực hiện công tác này Hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Trang 34trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến là hiệu quả đạt được có sự tác động củaphương thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin DVC KBNN trong công tácKSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
Để đánh giá hiệu quả KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện
áp dụng DVC trực tuyến, cần lựa chọn các tiêu chí nhằm có căn cứ cơ sở thực hiệnviệc phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc đánh giá Những tiêu chí thường đượcquan tâm để đánh giá hiệu quả công việc này có tiêu chí có tính định lượng, có tiêuchí có tính định tính, nhưng cũng có tiêu chí đan xen cả 2 và có thể nêu ra các tiêuchí và nhóm tiêu chí sau đây:
1.2.4.1 Tiêu chí về mức độ hài lòng của đơn vị sử dụng ngân sách
Cùng với công cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước, công tác KSCthường xuyên trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến cũng ngày càng được cảitiến hoàn thiện hơn theo định hướng chung của Nhà nước là xây dựng một nền hànhchính phục vụ Vì vậy, đánh giá hiệu quả công tác KSC không những trên giác độquản lý mà còn trên giác độ phục vụ Do vậy, việc khảo sát mức độ hài lòng của cácđơn vị SDNS đối với công tác KSC NSNN do KBNN thực hiện qua DVC trựctuyến nhằm giúp KBNN có được những kết luận khách quan từ phía đơn vị SDNStrong đánh giá hiệu quả công tác KSC thường xuyên khi áp dụng DVC trực tuyến.Những vấn đề đơn vị SDNS chưa hài lòng có thể là do nguyên nhân chủ quan từđơn vị KBNN nơi giao dịch hoặc do nguyên nhân khách quan từ các cơ quan quản
lý cấp trên như: điều kiện hạ tầng cơ sở; quy trình, thủ tục giải quyết công việc trênDVC trực tuyến; Từ đó KBNN có những giải pháp xử lý hoặc kiến nghị lên cơquan cấp trên nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công trựctuyến và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính
Việc thực hiện khảo sát ý kiến đơn vị SDNS để nhận được sự đánh giá tùytheo điều kiện cụ thể có thể thông qua các hình thức như: Phiếu khảo sát trực tiếp;phỏng vấn có kết hợp quan sát thực tế; gọi điện thoại trao đổi; gửi phiếu khảo sátqua hộp thư điện tử; thu nhận ý kiến qua trang thông tin điện tử;
Thông qua việc khảo sát này, ngoài việc đánh giá được mức độ hài lòng chung
Trang 35của các đơn vị SDNS đối với công tác KSC NSNN qua KBNN khi áp dụng DVCtrực tuyến, còn có thể sử dụng để đánh giá một số các tác nhân tác động đến hiệuquả công tác KSC NSNN qua KBNN khi áp dụng DVC trực tuyến và tác động đến
sự hài lòng này
1.2.4.2 Nhóm tiêu chí về mức độ tiện lợi và tiết kiệm
Do công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN khi áp dụng DVC trựctuyến là việc ứng dụng khá triệt để công nghệ thông tin nên chắc chắn sẽ mang lại
cả sự thuận tiện, nhiều lợi ích và tiết kiệm cho cả KBNN và cả đơn vị SDNS Đây lànhóm tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả của DVC trực tuyến trongKSC thường xuyên NSNN Nhóm tiêu chí này được đánh giá bởi một số các tiêuchí cụ thể như sau:
- Tiêu chí thời gian xử lý hồ sơ, thời điểm và không gian gửi hồ sơ
Sự tiện lợi ở tiêu chí này là thời gian xử lý hồ sơ của KBNN sẽ được rút ngắnkhá nhiều do có ứng dụng công nghệ thông tin, công chức KBNN không nhập thủcông chứng từ giấy; tra cứu hay thống kê dữ liệu, thông tin nhanh chóng hơn; dẫnđến tiết kiện được nhiều thời gian, công sức và tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo thời hạnquy định cũng có nhiều tác động tích cực Hay có thể xảy ra các tình trạng ngượclại, do thao tác ứng dụng tin học nhiều, trình độ công chức còn hạn chế nên có nhiềulúng túng, dẫn đến tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo thời hạn chưa đạt yêu cầu thì cũngcần phải có các đánh giá cụ thể để có biện pháp điều chỉnh kịp thời
Về phía đơn vị SDNS, hiệu quả đem lại từ sự tiện lợi khi thực hiện DVC trựctuyến trong công tác chi NSNN thể hiện qua việc không phải đi lại đến KBNN nơigiao dịch để gửi hồ sơ, để hoàn thiện hồ sơ, để nhận lại hồ sơ đã giải quyết Hồ sơđược gửi tự động ngay tức khắc đến KBNN, các hồ sơ còn sai sót cũng được KBNNphản hồi ngay để đơn vị hoàn thiện và gửi lại nhanh chóng, Đơn vị SDNS còn cóthêm sự tiện lợi từ việc gửi hồ sơ 24/24 giờ và 7/7 ngày trong tuần Các nhận địnhnày cũng cần được đánh giá cụ thể để có biện pháp điều chỉnh phù hợp
- Tiêu chí mức độ kiểm soát được các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước đảm bảo các điều kiện chi theo quy định
Trang 36Một trong những nội dung chính trong công tác KSC thường xuyên NSNN làkiểm soát các khoản chi có thỏa mãn những điều kiện chi theo quy định của LuậtNSNN và các quy định hiện hành có liên quan như: có dự toán chi NSNN đượcgiao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; hồ sơ đảm bảo hợp pháp, hợp lệ; thời gian
và nội dung thanh toán tạm ứng phù hợp; Nếu các khoản chi thường xuyên NSNNđược kiểm soát chặt chẽ theo các điều kiện chi NSNN trong điều kiện áp dụng DVCtrực tuyến, sẽ giúp nhiều cho công chức KBNN trong việc ngăn chặn các khoản chikhông đúng quy định, góp phần làm cho NSNN được sử dụng tiết kiệm và có hiệuquả Vì vậy, cũng cần phải đánh giá tiêu chí này để góp phần nâng cao hiệu quả khi
áp dụng DVC trực tuyến vào công tác KSC thường xuyên NSNN
- Tiêu chí số lượng các công đoạn của quy trình KSC thường xuyên qua DVC trực tuyến và các chức năng liên quan được thực hiện tự động
Mục tiêu tiến đến xây dựng Kho bạc điện tử, Kho bạc số được hình thànhngay từ giai đoạn bắt tay vào thiết kế và triển khai thực hiện DVC trực tuyếnKBNN Các phần hành KSC đã và sẽ được xây dựng trên DVC nên theo hướng tựđộng hóa để dần dần dễ dàng chuyển đổi sang mô hình Kho bạc điện tử sau này.Việc tự động hóa một số công đoạn KSC giúp giải phóng sức lao động, đảm bảo antoàn, tiết kiệm nhân lực cho KBNN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác KSCthường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến
Xảy ra sai sót trong KSC NSNN là điều khó tránh khỏi Có những sai sót nhỏ,không đáng kể; nhưng cũng có những sai sót nghiêm trọng làm thất thoát tiền, tàisản của nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống KBNN Việc áp dụng DVCtrực tuyến trong KSC thường xuyên NSNN có lợi thế là sử dụng công nghệ thôngtin vào các công đoạn KSC góp phần hạn chế các sai sót
Tuy nhiên, do còn ở giai đoạn đầu triển khai nên chắc hẳn là còn rất nhiều cáccông đoạn KSC và các chức năng khác có liên quan chưa được xây dựng tự động đểtích hợp vào Trang thông tin DVC trực tuyến KBNN nên cần phải có đánh giá để đềxuất các giải pháp nâng cao mức độ tự động này
- Các tiêu chí khác về mức độ tiện lợi của đơn vị sử dụng ngân sách khi sử
Trang 37dụng dịch vụ công
Để đánh giá mức độ tiện lợi nhìn từ phía hưởng lợi của đơn vị cần đánh giáthêm các tiêu chí về: Mức độ nắm bắt được thông tin, chế độ, chính sách liên quanđến chi thường xuyên NSNN; mức độ thuận tiện trong việc thực hiện góp ý, phảnánh, kiến nghị với KBNN; mức độ nắm bắt được thông tin về tình trạng xử lý hồ sơchi NSNN trên Trang thông tin DVC KBNN và việc dễ dàng sử dụng các giao diện,các chức năng của Trang thông tin DVC; Các tiêu chí này tùy theo mức độ đápứng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau khi các đơn vị SDNS sử dụng Trang thông tinDVC KBNN trong quá trình giao dịch chi NSNN của mình
1.2.4.3 Tiêu chí mức độ đảm bảo an toàn
Chi thường xuyên NSNN qua DVC trực tuyến cần phải đảm bảo an toàn ngay
từ khâu đầu tiên là gửi chứng từ, hồ sơ qua trang thông tin DVC đến khi hoàn thànhquy trình chi Các giai đoạn đều được thực hiện trên không gian mạng Vì vậy đảmbảo an toàn ở tất cả các giai đoạn của quá trình chi thường xuyên NSNN qua DVCtrực tuyến, không để xảy ra tình trạng giả mạo hồ sơ, giả mạo chữ ký số, dữ liệutrên đường truyền được bảo toàn;… là tiêu chí cần quan tâm để đánh giá hiệu quảcủa công tác KSC thường xuyên trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến
1.2.4.4 Tiêu chí tỷ lệ đơn vị SDNS tham gia và tỷ lệ hồ sơ chi thường xuyên qua DVC trực tuyến
Tỷ lệ số đơn vị SDNS tham gia DVC trực tuyến so với tổng số đơn vị SDNS
và tỷ lệ chứng từ chi thường xuyên NSNN qua DVC trực tuyến so với tổng sốchứng từ của chi thường xuyên NSNN cho thấy được mức độ sử dụng DVC trựctuyến của các đơn vị SDNS trong chi thường xuyên NSNN Từ đó có những biệnpháp để nâng cao tỷ lệ tham gia và tỷ lệ sử dụng; trong đó có biện pháp nâng caohiệu quả công tác KSC thường xuyên qua DVC trực tuyến để thuyết phục đơn vịSDNS ngày càng sử dụng nhiều hơn loại hình này
1.2.4.5 Tiêu chí mức độ thống kê hồ sơ bị từ chối thanh toán
Tiêu chí này thể hiện được mức đóng góp của KBNN trong việc phát hiện,ngăn chặn kịp thời các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định trước khi
Trang 38xuất quỹ ngân sách để thanh toán, chi trả Đồng thời phản ảnh được ý thức tuân thủ,chấp hành luật pháp của đơn vị SDNS trong việc sử dụng NSNN So với việc nhận
hồ sơ giấy trực tiếp từ đơn vị rất khó quản lý, thống kê chính xác các trường hợpKBNN từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN, thì đối với DVC trựctuyến, các hồ sơ được luân chuyển trên môi trường mạng, mọi trường hợp từ chốithanh toán đều được ghi vết, lưu lại với lý do từ chối rõ ràng và quản lý đầy đủ
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN KBNN
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Năng lực lãnh đạo, quản lý
Yếu tố con người, cách thức tổ chức, xây dựng chính sách luôn có tầm quantrọng đặc biệt Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của người lãnh đạo và biểu hiệnchất lượng quản lý, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn, thể hiện qua các nội dung:Năng lực đề ra các chiến lược, sách lược trong hoạt động, đưa ra các kế hoạch triểnkhai công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có
sự phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa các thành viên, cũng như giữa cáckhâu, các bộ phận của guồng máy Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầmquan trọng đặc biệt đối với hoạt động KBNN nói chung và công tác KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến nói riêng
1.3.1.2 Năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức
Năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức là yếu tố quyết định đến hiệuquả tất cả công việc trong hoạt động nghiệp vụ KBNN Nếu năng lực chuyên mônvững vàng, khả năng kiểm soát tốt, kỹ năng sử dụng và xử lý các ứng dụng tin họcthành thạo, thì hiệu quả KSC trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến sẽ cao,giảm thiểu thất thoát, lãng phí NSNN và ngược lại
1.3.1.3 Tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức của các đơn vị KBNN phải được sắp xếp, bố trí hợp lý, phùhợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cá nhân, phù hợp với yêu cầu
Trang 39của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng khâu, từng bộphận, từng vị trí công tác, Có như vậy, Bộ máy sẽ gọn nhẹ, hợp lý, vận hành đồng
bộ và sẽ góp phần nâng cao hiệu quả KSC NSNN trong điều kiện áp dụng DVCtrực tuyến, trong đó có KSC thường xuyên; hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro
1.3.1.4 Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin
Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiệnđại, khả năng kết nối liên thông giữa các bộ, ngành, chia sẽ dữ liệu dùng chung, cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNNtrong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến Việc ứng dụng công nghệ thông tin càngnhiều trong công tác công tác KSC thường xuyên NSNN khi áp dụng DVC trựctuyến sẽ giúp tiết kiệm được nhiều hơn thời gian xử lý công việc; rút ngắn hơn thờigian thanh toán; việc cập nhật, tổng hợp số liệu cũng nhanh chóng, chính xác hơn;tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn, phục vụtốt hơn cho công tác chỉ đạo điều hành Chính vì vậy công nghệ thông tin là mộttrong những nhân tổ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác KSCthường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến
1.3.1.5 Quy trình nghiệp vụ
Quy trình phải phù hợp với chế độ hiện hành của Nhà nước, phù hợp để dễdàng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến Quytrình phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều; phải được xây dựng rõ ràng, dễhiểu, đồng bộ, theo hướng cải cách thủ tục hành chính và quy định rõ trách nhiệm,mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận; Có như vậy thì khi sử dụng quy trìnhtrong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến sẽ càng rút ngắn được thời gian xử lý, đảmbảo vừa kiểm soát chặt chẽ, vừa thuận lợi cho đơn vị SDNS
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước
Các chủ thể tham gia và liên quan đến DVC trực tuyến nói chung và trong chithường xuyên NSNN nói riêng bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật liênquan về chi NSNN, còn phải thực hiện các quy định pháp luật về giao dịch điện tử,
về an toàn thông tin, về chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, bảo vệ thông tin người
Trang 40dùng; Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, hệ thống pháp luật thuộc lĩnhvực này đầy đủ, ổn định, chuẩn tắc và đồng bộ, sẽ tạo hành lang pháp lý vữngchắc có tác động tích cực đến hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN trongđiều kiện áp dụng DVC trực tuyến KBNN.
1.3.2.2 Hạ tầng công nghệ thông tin của quốc gia
Hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia bao gồm các hệ thống thiết bị được lắpđặt tại các Trung tâm công nghệ thông tin kết nối với nhau bằng các đường truyềndẫn hữu tuyến, vô tuyến với các công nghệ tiên tiến, tốc độ cao tạo thành một mạnglưới thống nhất, đồng bộ truyền dẫn, xử lý các tín hiệu, dữ liệu để phục vụ cho việcphát triển, cung cấp, sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin cho mọi đối tượngkhách hàng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân;… đáp ứng các yêu cầu về quản lý, xácthực, bảo vệ an toàn thông tin, dữ liệu, chia sẻ thông tin dùng chung trong các lĩnhvực Vì vậy, hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia có tác động mạnh mẽ đến hiệuquả thực hiện các DVC trực tuyến KBNN
1.3.2.3 Các yếu tố thuộc về đơn vị SDNS
Các đơn vị SDNS cần có sự hưởng ứng, hợp tác và sẵn sàng để tham gia DVCkhi chi thường xuyên NSNN một cách tốt nhất như: trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ liên quan đến công tác giaodịch chi NSNN với KBNN; sự hiểu biết và kỹ năng về tin học, công nghệ thông tincủa đối tượng này; cũng như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tham giaDVC; Tất cả đều có tác động đến việc tham gia DVC của các đơn vị SDNS