Phương pháp là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ giản đơn cho đến những hoạt động phức tạp, khó khăn. Thực tiễn đã cho thấy, có những hoạt động không đạt được chất lượng, hiệu quả, thậm chí thất bại không phải vì không có mục tiêu phương hướng rõ ràng mà chủ yếu vì thiếu phương pháp thích hợp. Hoạt động càng khó khăn, phức tạp thì càng đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp mới đem lại chất lượng hiệu quả cao. Quá trình dạy học trong các nhà trường đại học quân sự là quá trình chuẩn bị con người cho một hoạt động đặc thù hoạt động quân sự, là một hoạt động mang tính chất khó khăn, phức tạp. Vì vậy, việc xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học một cách đúng đắn, phù hợp là một vấn đề rất quan trọng và tối cần thiết. Từ xa xưa trong lịch sử giáo dục vấn đề phương pháp dạy học đã là một mối quan tâm lớn. Nhờ đó, ngày nay đã xuất hiện và phát triển lý luận dạy học đại học, trong đó lý thuyết về phương pháp dạy học đại học tồn tại như một bộ phận hữu cơ của bộ phận lý luận đó. Tuy nhiên, lý luận dạy học ở đại học quân sự chưa được quan tâm xây dựng và phát triển nhiều.
Trang 1Tiểu luận: PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Phương pháp là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi lĩnh vựchoạt động của con người, từ giản đơn cho đến những hoạt động phức tạp, khó khăn.Thực tiễn đã cho thấy, có những hoạt động không đạt được chất lượng, hiệu quả,thậm chí thất bại không phải vì không có mục tiêu phương hướng rõ ràng mà chủyếu vì thiếu phương pháp thích hợp Hoạt động càng khó khăn, phức tạp thì càngđòi hỏi phải có phương pháp thích hợp mới đem lại chất lượng hiệu quả cao
Quá trình dạy học trong các nhà trường đại học quân sự là quá trình chuẩn bịcon người cho một hoạt động đặc thù - hoạt động quân sự, là một hoạt động mangtính chất khó khăn, phức tạp Vì vậy, việc xác định, lựa chọn, sử dụng phương phápdạy học một cách đúng đắn, phù hợp là một vấn đề rất quan trọng và tối cần thiết
Từ xa xưa trong lịch sử giáo dục vấn đề phương pháp dạy học đã là mộtmối quan tâm lớn Nhờ đó, ngày nay đã xuất hiện và phát triển lý luận dạy họcđại học, trong đó lý thuyết về phương pháp dạy học đại học tồn tại như một bộphận hữu cơ của bộ phận lý luận đó Tuy nhiên, lý luận dạy học ở đại học quân
sự chưa được quan tâm xây dựng và phát triển nhiều
Ở Việt nam, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu phương pháp dạyhọc trong các nhà trường quân sự đã được quan tâm đầu tư, tạo được nhữngchuyển biến lớn trong nhận thức quan niệm về phương pháp dạy học cũng nhưviệc lựa chọn sử dụng chúng ngày càng có hiệu quả hơn Tuy nhiên, ở các nhàtrường đại học quân sự hiện nay phương pháp dạy học còn tồn tại những hạnchế, bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Trước sự phát triển của
xã hội, của quân đội và nhà trường quân đội trong thời kỳ mới, trước yêu cầunhiệm vụ mới đặt ra cho quá trình giáo dục đào tạo của các nhà trường quân đội,việc đổi mới phương pháp dạy học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết Nghiên
Trang 2cứu đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường đại học quân sự đang làmột vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Thuật ngữ phương pháp theo nghĩa chung nhất là con đường, cách thức,
biện pháp nhất định, được chủ thể sử dụng để thực hiện mục đích đặt ra
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức phối hợp, thống nhất giữa người
dạy và người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quá trình dạy học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình hoạt động nhận thức có tínhchất nghiên cứu của người học, dưới sự chỉ đạo của người dạy, hai mặt hoạtđộng này luôn thống nhất biện chứng với nhau Vì vậy, khi chúng ta đề cập đếnphương pháp dạy học tức là chúng ta đề cập tới sự thống nhất biện chứng giữaphương pháp dạy và phương pháp học
Phương pháp dạy là những cách thức, biện pháp, những thủ thuật do giáo
viên sử dụng để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng và tổ chức điềukhiển hoạt động nhận thức của người học
Phương pháp học là những cách thức, biện pháp mà người học sử dụng để
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, tự tổ chức, tự thiết kế, thi côngquá trình học tập và tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của bản thân
Phương pháp dạy và phương pháp học rất đa dạng, phong phú và luôn có
sự thống nhất hữu cơ, phối hợp, phụ thuộc lẫn nhau Mặt khác, mỗi phươngpháp lại có tính độc lập tương đối và có vị trí vai trò riêng Phương pháp dạy có
vị trí định hướng, điều khiển, chỉ dẫn phương pháp học Phương pháp học vừaphụ thuộc vào phương pháp dạy, vừa mang tính tích cực, chủ động và có sự tácđộng trở lại đối với phương pháp dạy
Trang 3Phương pháp dạy học có vị trí vai trò hết sức quan trọng và tối cần thiết.Cùng một nội dung như nhau nhưng người học tiếp thu có hứng thú, có tích cựchay không, có để lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm lành mạnh trong tâmhồn người học hay không phần lớn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy củangười thày Cùng một người dạy nhưng mức độ lĩnh hội, tiếp thu của người họckhác nhau, một trong những nguyên nhân của nó là do phương pháp học củangười học khác nhau Do có vai trò rất quan trọng nên phương pháp dạy họcluôn được các nhà giáo dục quan tâm chú ý
Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện các nhà giáo dục trứ danh như Xô-crát, Platông,A-rit-xtốt, Khổng Tử, Mạnh Tử đã tổng kết và áp dụng trong thực tiễn dạy học củamình nhiều phương pháp dạy học khá đặc sắc Chẳng hạn như Xô-crát (469-369 tr.CN) đã dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để tiến hành dạy học, người dạy đượcxem như “bà đỡ’ giúp người học tìm ra chân lý chứ không áp đặt Còn ở Á Đông,Khổng Tử (551-479 tr CN) đã đúc rút được những cách thức dạy học mang tính chấttích cực Ông đòi hỏi người dạy phải biết so sánh, chỉ dẫn, gợi ý, giúp đỡ, kích thíchphát động người học; đòi hỏi người học phải năng động, tích cực trong suy nghĩ:
“nghe một phải biết mười”, “ta bảo cho một góc mà không biết tự suy xét ra ba góc thìthôi ta không bảo cho nữa” Ông cũng rất coi trọng việc ôn luyện, “ôn cũ để biết mới”.Vào thế kỷ XVII, Kô-men-xki ( Nhà giáo dục người Tiệp khắc-1592-1670)chủ trương trong dạy học không bắt người học phải thuộc lòng mà phải làm cho
họ nắm vững vấn đề và nêu lên các nguyên tắc dạy học như: Phải đi từ cái chungđến cái riêng, đi từ cái dễ đến cái khó, công việc ở nhà trường không nên là mộtgánh nặng cho ai, tiến hành mọi việc đều phải đi từng bước, chỉ nên bắt buộcngười ta làm và làm có phương pháp, dạy bất cứ điều gì cũng đặt ngay trướcgiác quan của người ta, dạy điều gì cũng cần cho biết cái lợi ích thực tế của điều
ấy, dạy mọi điều phải tuân theo những nguyên tắc của một phương pháp, đó làphương pháp tự nhiên Ông cũng rất chú ý đến việc phát huy tính tích cực của
Trang 4người học, đòi hỏi người thầy phải có những bài giảng lý thú, bổ ích và hấp dẫn,tạo sự hứng thú cho học sinh
Giữa thế kỷ XIX, Học thuyết Mác ra đời đã vạch ra cơ sở phương phápluận khoa học cho việc nhận thức và tác động vào tự nhiên, xã hội và tư duytrong đó có hoạt động giáo dục Cùng với việc chỉ ra một cách khoa học vai tròcủa giáo dục đối với việc hình thành, phát triển nhân cách con người, với sự pháttriển xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt nền móng chomột nền giáo dục mới, khác về chất so với các nền giáo dục trước đây - nền giáodục xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa C Mác đã tìm ra giải đáp khoa học
về con đường, cách thức để đào tạo những con người hoàn thiện của xã hộitương lai và dự báo nền giáo dục tương lai là: “ nền giáo dục sẽ kết hợp laođộng sản xuất với giáo dục và thể dục, đối với hết thảy trẻ em trên một tuổi nhấtđịnh nào đó, và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sảnxuất xã hội, mà còn là phương pháp độc nhất và duy nhất để đào tạo những conngười toàn diện” Tư tưởng ấy của C Mác được V I Lênin kế thừa và vận dụngvào xây dựng nền giáo dục mới ở nước Nga Xô- viết V I Lênin đặc biệt quantâm đến con đường kết hợp giáo dục với lao động Những tư tưởng của các nhàkinh điển Mác - Lênin về giáo dục là cơ sở phương pháp luận trực tiếp đề raphương hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Đóng góp vào những thành tựu nghiên cứu về phương pháp dạy học phải kể đếnnền giáo dục học Xô-viết cùng với những tên tuổi như V V Đa-vư-đốp, L V Zan-kốp, I Ia Léc-ne, Iu K Ba-ban-ki, R A Nhi-za-mốp, X I Ac-khan-ghen-xki Cácnhà giáo dục học Xô-viết, nhìn chung, xem xét phương pháp dạy học như là một hệthống và nghiên cứu phương pháp dạy học cả ở bên trong và bên ngoài, cả bản chất vàhình thức biểu hiện nó Coi phương pháp dạy học như là hoạt động cộng tác giữangười dạy và người học, trong đó thày và trò tồn tại, hoạt động như hai chủ thể tíchcực của một quá trình Họ cũng không tuyệt đối hoá bất kỳ một phương pháp dạy họcnào, mỗi phương pháp có vị trí, vai trò riêng, được áp dụng phối hợp với nhau để cùng
Trang 5giải quyết nhiệm vụ dạy học Phương pháp dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với mụcđích, nội dung dạy học, giữa chúng có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Vềphương pháp dạy học đại học, X I Ac-khan-ghen-xki cho rằng, phương pháp dạy họcđại học không chỉ thể hiện ở sự thống nhất các phương pháp, biện pháp dạy mà còn là
hệ thống nhận thức được định hướng trong hoạt động khoa học và học tập của sinhviên Ông còn cho rằng, các phương pháp dạy học đại học xuất phát từ mục đích đàotạo chuyên gia, có các nhiệm vụ bồi dưỡng học vấn, giáo dục, thực hành và khoa học.Còn R A Nhi-za-mốp đã đưa ra định nghĩa về phương pháp dạy học, coi thày và sinhviên tồn tại và hoạt động như hai chủ thể tích cực trong quá trình dạy học Những hànhđộng tích cực của thày và trò liên hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, thày đóngvai trò điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên Nhìn chung, trong các trường đạihọc và cao đẳng của Liên-xô trước đây các phương pháp dạy học cơ bản được xácđịnh là: phương pháp giảng bài, phương pháp công tác độc lập, trình bày trực quan,luyện tập, phương pháp nghiên cứu, phương pháp công tác thực hành Các phươngpháp được sử dụng phối hợp với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu dạy học.Những thành tựu nghiên cứu về phương pháp dạy học của các nhà sư phạm Liên Xô(trước đây) là những đóng góp quý báu vào kho tàng tri thức giáo dục thế giới, lànhững cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc vận dụng vào thựctiễn dạy học ở các trường quân sự Việt nam hiện nay
Ngoài những nghiên cứu nêu trên về phương pháp dạy học, chúng ta có thể tìmthấy những kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây về vấn đề này ở nhiều nước kháctrên thế giới Chẳng hạn như J.Dewey (Đi-uây) ở Mỹ, trên con đường đi tìm phươngpháp dạy học để thoát khỏi sự trì trệ của phương pháp dạy học truyền thống, đã đưa ra
Trang 6một phương châm được coi là cách tân của giới sư phạm Ông cho rằng: “Học sinh làmặt trời xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục” Quan điểm coi người họclàm trung tâm này tuy có những điểm cực đoan nhưng thể hiện một sự tìm tòi đi tớinhững cách thức dạy học nhằm phát huy tính năng động của người học.
Một tác giả người Pháp là An-ge-la Me-di-xi đã nêu lên khái niệm phươngpháp chủ động Theo ông, phương pháp chủ động được áp dụng cho tất cả mọi lứatuổi và trong tất cả các bậc học, ở đó người học luôn được hỗ trợ để thâu tóm nhữngtri thức bằng sự quan sát và cố gắng cá nhân, ông thầy phải luôn gợi sự chú ý củahọc sinh, khuyến khích, thúc đẩy cho sự hoạt động đồng đều của toàn lớp học
Cho đến thời gian gần đây, tiến sĩ R R Singh (Ấn Độ) đã tiếp tục pháttriển quan điểm lấy người học làm trung tâm, cho rằng: “Khi xem “ma trận”người học ở vị trí trung tâm và sự sáng tạo là mục tiêu, cần nêu bật một sốđường hướng và phương pháp nhất định Người học phải là những người thamgia tích cực vào “quá trình nhận biết - học - dạy” Ông mặc dù đề cao vai trò củangười học nhưng không phủ nhận vai trò của người thày: “Giáo viên giữ vai tròquyết định trong quá trình nhận biết - học - dạy và đặc trưng trong việc địnhhướng lại giáo dục Người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộccải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào “ý chí muốn thay đổi” cũng như chấtlượng giáo viên Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầmnhững giáo viên làm việc cho nó”
Một xu thế, một thành tựu đáng chú ý của nền giáo dục thế giới trongnhững năm qua là việc kỹ thuật hoá, “công nghệ hoá” quá trình dạy học Lúcđầu, tư tưởng “công nghệ” dạy học được xem là việc sử dụng các phương tiện
kỹ thuật vào mục đích dạy học Sau này, khái niệm đó ngày càng được mở rộng,hoàn thiện Theo quan niệm của UNESCO đưa ra năm 1984 thì: Công nghệ giáodục là một tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương tiện kỹ thuậthọc tập và đánh giá được nhận thức, sử dụng tuỳ theo những mục tiêu đang theođuổi, có liên hệ với những nội dung giảng dạy và những lợi ích của người học,
Trang 7đối với người dạy sử dụng công nghệ giáo dục thích hợp có nghĩa là biết tổ chứcquá trình học tập và đảm bảo sự thành công của quá trình đó Đến nay côngnghệ dạy học vẫn còn là một vấn đề phức tạp với nhiều ý kiến khác nhau về bảnchất và phương hướng ứng dụng nó, song dù sao nó vẫn tồn tại như một xu thếđào tạo mới mang tính chất tích cực Do đó, nghiên cứu đổi mới phương phápdạy học chúng ta phải đề cập đến nó.
Ở Việt nam, nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc lý luận và những kinh nghiệmdạy học của thế giới, truyền thống giáo dục Việt nam, truyền thống dạy quân,luyện quân của cha ông ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những di sản tưtưởng quý báu về phương pháp huấn luyện, giáo dục Trong đó, nổi bật lên tưtưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trườnggắn liền với xã hội Người chỉ rõ: “Phương châm, phương pháp hành động là lýluận liên hệ với thực tế Phải biến những điều đã học thành hành động cáchmạng thực tế, học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông”1 Họctập, theo Hồ Chí Minh là “để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sựđoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”2 Người nhắc nhở chúngta: “Giáo viên thì thi đua tìm cách dạy cho dễ hiểu, cho chóng tiến bộ Học sinhthì thi đua học cho chóng, cho nhiều, cho tốt” Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làmviệc” Người đã chỉ ra những cách thức dạy học như sau:
- Phải phân chia nội dung các môn học mà học dần dần
- Học tập theo nguyên tắc: kinh nghiệm và thực tế phải đi liền nhau
- Tổ chức ra từng lớp, lấy tự học làm cốt, kết hợp với thảo luận
- Sắp xếp thời gian và bài học phải có kế hoạch theo hệ thống khoa học
- Huấn luyện phải thiết thực, chống chủ quan, hẹp hòi, ba hoa
- Kết hợp xen kẽ học và làm nhưng không trở ngại đến nghề nghiệp và sứckhoẻ của người học
- Huấn luyện phải có kiểm tra, thi khảo và thưởng phạt
1 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H 2001, tr 95.
2
Trang 8Hồ Chí Minh còn dạy chúng ta phải có phong cách học tập tự giác, tíchcực, chủ động “phải biết tự động học tập” Người căn dặn: đọc tài liệu thì phảiđào sâu, hiểu kỹ, phải biết vận dụng những điều đã học vào thực tế, không máymóc, giáo điều Hồ Chí Minh cũng rất xem trọng việc bảo đảm tính hệ thống,tính toàn diện và tính thiết thực trong huấn luyện Phải dạy và học mọi cái chiếntranh, chiến trường đòi hỏi Những tư tưởng ấy của Người là nền tảng phươngpháp luận, là kim chỉ nam cho hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm đổi mớiphương pháp dạy học của chúng ta.
Trong thực tiễn, việc nghiên cứu phương pháp dạy học ở nước ta, từ nhữngnăm 70 (thế kỷ XX) đã được quan tâm nhiều hơn Phần lớn các nhà sư phạm đềuxuất phát từ quan điểm hệ thống cấu trúc để xem xét các phương pháp dạy học
Đa số các tác giả chia phương pháp dạy học thành các nhóm sau:
- Nhóm phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ (dùng lời, dùng từ) có cácphương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp sử dụng tài liệu họctập
- Nhóm phương pháp trực quan, có các phương pháp minh hoạ, biểu diễn,quan sát
- Nhóm phương pháp dạy học thực hành, có các phương pháp luyện tập,thực hành, bài tập sáng tạo, trò chơi
- Nhóm các phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức, có các phương phápkiểm tra, phương pháp đánh giá
Bên cạnh các nhóm phương pháp dạy học cơ bản nêu trên các tác giả cũng có
đề cập đến các phương pháp như phương pháp Algorit, chương trình hoá, nêu vấnđề Xem đó là những phương hướng cải tiến phương pháp dạy học nhằm tích cựchoá quá trình dạy học Ngoài việc phân loại, các tác giả cũng đề cập đến nhiều vấn
đề khác liên quan đến phương pháp dạy học như nhận định đáng chú ý của tác giảThái Duy Tuyên về xu thế phát triển phương pháp dạy học, hoặc đề tài nghiên cứu
Trang 9“Cải tiến phương pháp dạy học trong các trường đại học” do PGS Lê Khánh Bằnglàm chủ trì khái quát những đặc điểm của phương pháp dạy học đại học.
Trên đây là một số nét về phương pháp dạy học và tình hình phương pháp dạy họctrên thế giới và ở nước ta Từ đó ta có thể thấy: phương pháp dạy học có vị trí hết sứcquan trọng và tối cần thiết trong quá trình dạy học, nó luôn là mối quan tâm của các nhà
sư phạm từ xa xưa trong lịch sử giáo dục Ngày nay, quan niệm về dạy học đã có sựphát triển Dạy học không những là nhằm trang bị những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo màcòn là để phát triển trí tuệ Yêu cầu của xã hội, yêu cầu của lý luận dạy học đang đặt raphải đổi mới phương pháp dạy học Từ những vấn đề đã trình bày ở trên ta có thể khẳng
định, Đổi mới phương pháp dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học là một tất yếu khách quan Ngày nay, cùng với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, cùng với sự phát triển của xã hội, việc nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học không phải là chỉ riêng của nước ta mà đang là một xu thế của thời đại Những kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học trên thế giới và ở nước ta
từ trước đến nay là cơ sở lý luận quý giá cho chúng ta tiếp tục đổi mới phương pháp dạyhọc trong thời gian tới Chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng, trên cơ sở dựa chắc vàophương pháp luận mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và những thành tựu mớicủa khoa học giáo dục nói riêng, các khoa học khác có liên quan nói chung, tiếp thu mộtcách có chọn lọc để từ đó đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả
1.2 Thực trạng về phương pháp dạy học ở các trường đại học quân sự.
Trong các nhà trường đại học quân sự Việt nam hiện nay, quan niệm về vấn đềphương pháp dạy học cũng như việc lựa chọn sử dụng chúng hết sức đa dạng vàphong phú Những năm gần đây, việc nghiên cứu cải tiến đổi mới phương pháp dạy
Trang 10học ngày càng thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà sưphạm Những hoạt động tích cực trên lĩnh vực này đã tạo ra những bước phát triểnmới trong thực tiễn giáo dục và đào tạo của quân đội nói chung, các trường đại họcquân sự nói riêng: Đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức về sự cần thiết phải đổimới phương pháp dạy học Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà trường đã bướcđầu được ứng dụng có hiệu quả Chương trình, nội dung nhiều môn học được biênsoạn lại theo hướng tăng thời gian huấn luyện thực hành, thực tập Tích cực hơn trongviệc khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học theo kiểu “độc thoại” theohướng tăng cường các phương pháp dạy học trực quan, các phương pháp dạy học môhình hoá, tăng thời gian tự học bắt buộc tăng cường hiện đại hoá các phương tiện kỹthuật dạy học Các hoạt động nghiên cứu khoa học được chú ý tăng cường trong quátrình đào tạo, đặt ra chỉ tiêu cho cả giáo viên và học viên và thu được nhiều kết quảđáng khích lệ Ngoài ra, khâu kiểm tra đánh giá cũng được đổi mới, ngay từ thi tuyểnđầu vào đến quá trình học tập và thi tốt nghiệp ra trường theo hướng tăng hàm lượngvận dụng những kiến thức đã được lĩnh hội vào thực tiễn, chống gian lận trong thi vàkiểm tra.
Tuy nhiên, ở các nhà trường đại học quân sự hiện nay phương pháp dạyhọc vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được với trình độ đàotạo ở bậc đại học Tính chất dạy học cơ bản vẫn là chuyển tải, nhồi nhét “thầyđọc, trò ghi” Nhận thức của người dạy và người học về phương pháp dạy họccòn phiến diện và tách biệt, chưa thấy được đầy đủ các đặc trưng và mối quan hệcủa phương pháp dạy học Cách thức học giáo viên chỉ chủ yếu hướng vào chứcnăng truyền thụ, còn học viên ở vị trí khách thể, thụ động tiếp nhận các kiếnthức và tìm cách tái hiện lại những điều thày giảng đã thành thói quen, tạo nên
“tính ỳ”, cản trở đến việc đổi mới phương pháp dạy học Một số cán bộ giáoviên đã có cố gắng bám sát lý luận dạy học hiện đại, sử dụng các phương pháp
Trang 11mới nhưng chưa theo kịp, hiệu quả còn hạn chế Trong dạy học ở nơi này, nơikhác vẫn còn tồn tại quan niệm chưa đúng trong cả thày và trò là học chỉ đểphục vụ cho kiểm tra và thi Về tổ chức, quản lý quá trình dạy học, nhiều nơilãnh đạo, chỉ huy chỉ nói đến đổi mới phương pháp dạy học trong nghị quyết, kếhoạch, song chưa chỉ ra được nội dung, biện pháp đổi mới; thực tế đổi mới đượcbao nhiêu là do giáo viên, kết quả ra sao không ai kêu, thậm chí cứ dạy theo kiểu
cũ học viên còn ca ngợi! Chưa có cơ chế pháp lý kích thích giáo viên đổi mớiphương pháp dạy học, còn nặng về kêu gọi, hô hào chung chung
Nguyên nhân của thực trạng trên về mặt nào đó là do các nhân tố mục tiêu,nội dung, phương tiện dạy học phát triển nhanh làm cho phương pháp dạy họctrở nên lạc hậu Mặt khác, là do việc hoàn thiện phát triển các nhân tố đó khôngtính đến sự thống nhất biện chứng với các phương pháp dạy học, làm cản trở,hạn chế sự phát triển chung Ngược lại, tình trạng dạy học thiếu sách giáo khoa,thiếu trang thiết bị kỹ thuật dạy học nên cách thức dạy học dễ được chấp nhậntrong thực tế là thày ra sức giảng giải “bày cỗ”, còn trò ra sức ghi nhớ, tái hiện.Một nguyên nhân nữa của kiểu dạy học “độc thoại” là do cách đánh giá, thi
cử còn đơn giản, lạc hậu, chưa chú ý tới khả năng sáng tạo của người học, chưakhích lệ cách tư duy độc đáo, trả thi bằng ngôn ngữ diễn đạt riêng, phong cáchriêng của mình, mà cách đánh giá chỉ dựa vào khối lượng kiến thức, khả năng táihiện của người học Chúng ta cần nghiên cứu để khắc phục những hạn chế trên
Có thể thấy, những khuyết điểm trong thực trạng phương pháp dạy học nêutrên đã hạn chế đến kết quả dạy học trong các trường đại học quân sự Trongthời kỳ phát triển mới của đất nước, nhiệm vụ của quân đội cũng có những bướcphát triển mới Cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng chống “Diễnbiến hoà bình” của địch đang diễn ra hết sức gay go và quyết liệt Chiến tranhquân sự trong tương lai nếu có nổ ra sẽ là một cuộc chiến tranh công nghệ cao,đòi hỏi người cán bộ không những phải nắm vững những kiến thức cơ bản ởtrình độ cao mà còn phải biết vận dụng sáng tạo nó vào thực tiễn chiến đấu Chỉ
có trên cơ sở đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học chúng ta mớixây dựng được đội ngũ cán bộ quân đội có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu xây
Trang 12dựng quân đội nhân dân Việt nam cách mạng chính qui, tinh nhuệ, từng bướchiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên cho ta thấy, đổi mới phương pháp dạyhọc trong các trường đại học quân sự hiện nay không những là tất yếu khách
2.1 Vận dụng các phương pháp kích thích tính tích cực nhận thức của người học
Phát huy tính tích cực nhận thức của người học trong quá trình dạy học làvấn đề quan trọng đã được các nhà giáo dục học trong mọi thời kỳ lịch sử khẳngđịnh Chỉ có trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức và tính độc lập củangười học thì việc dạy học mới có kết quả
Thực chất của phương pháp là kích thích tính tích cực nhận thức tiềm tàng củangười học trong quá trình dạy học Phương pháp luôn coi trọng và hướng vào pháthuy vai trò chủ thể nhận thức của học viên trong dạy học Phải làm cho mối quan hệgiữa học viên và tài liệu học tập được thực hiện một cách năng động Học viên phải