Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng trongphạm vi này: Quản lý giấy phép: Nhà nước có thể yêu cầu các doanh nghiệp hoặc cánhân có giấy phép trước khi được phép xuất khẩu hàng hóa hay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận _3
1.1 Tổng quan quản lý nhà nước về xuất khẩu. 3
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu. _31.1.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước về xuất khẩu. 41.1.3 Phạm vi quản lý nhà nước về xuất khẩu _5
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu. _5
1.2.1 Chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. _51.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu. _6
1.3 Đặc điểm của mặt hàng gạo. 6
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo ở Việt Nam. 7
2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. _7 2.2 Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. _9
2.2.1 Nâng cao năng lực thể chế và vai trò điều hành của chính phủ đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. 92.2.2 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam 102.2.3 Những cải cách hành chính của Nhà nước về quản lý xuất khẩu mặt hàng gạo. 132.2.4 Công tác thông tin, tuyên truyền liên quan tới xuất khẩu mặt hàng gạo. _17
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. 19
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. 21
3.1 Định hướng mục tiêu xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. 21
3.1.1 Định hướng chung _213.1.2 Định hướng phát triển các thị trường tiềm năng trên thế giới 22
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. _23
3.2.1 Về phía chính phủ _233.2.2 Về phía doanh nghiệp 25
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản lý nhà nước về xuất khẩu gạođóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngànhnông nghiệp và kinh tế quốc gia Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩuchính của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia Nhà nước có vai tròquan trọng trong việc xây dựng các chính sách, luật pháp liên quan đến xuất khẩugạo, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo, cũngnhư tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy tiêu thụ và mở rộngthị trường
Bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, khuyến khích công bằnggiữa các doanh nghiệp, và xây dựng hạ tầng vận tải hiệu quả, nhà nước có thểđảm bảo rằng xuất khẩu gạo được thực hiện một cách bền vững và mang lại lợiích cho quốc gia Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các chính sáchquản lý nhà nước về xuất khẩu gạo là vô cùng cần thiết Nhóm 06 chúng em đãnghiên cứu đề tài này dựa trên khiến thức môn học Quản lý nhà nước về kinh tế
và sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn cùng những tìm hiểu thông tin liên quantrên báo chí, mạng Internet Nội dung của đề tài gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo ở Việt Nam.Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩumặt hàng gạo của Việt Nam
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trang 41.1 Tổng quan quản lý nhà nước về xuất khẩu.
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩ u.
Quản lý nhà nước về xuất khẩu là một hệ thống các chính sách, quy định và biệnpháp được áp dụng để kiểm soát và quản lý hoạt động xuất khẩu của các hànghóa và dịch vụ từ trong nước ra thị trường quốc tế Mục tiêu của việc quản lý này
là tăng cường hiệu quả kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và xúc tiếnphát triển kinh tế
Đặc điểm của xuất khẩu là khối lượng và giá trị hàng hóa giao dịch lớn vì mụcđích của nhà nhập khẩu là để kinh doanh trên cơ sở tuân thủ luật pháp các quốcgia và quy định quốc tế Như vậy nhà xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của thịtrường nhập khẩu để đưa hàng hoá phù hợp vào và đứng chân lâu dài ở đó Tuynhiên do xa cách về mặt địa lý và khác biệt tập quán tiêu dùng nên việc hiểu biết
về thị trường nước ngoài thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường trongnước
Do tập quán trong thương mại quốc tế của mỗi nước khác nhau (mặc dù vẫn cócác quy tắc chung), nên các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu nhưthanh toán, giao nhận, vận chuyển… đều phức tạp và chứa đựng rất nhiều rủi ronhư mất hàng, mất tiền hoặc bị đối tác cố tình lừa gạt
1.1.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước về xuất khẩu
Do tính tất yếu khách quan phải quản lý nhà nước đối với kinh tế:
Kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, mà chức năngnhiệm vụ của Nhà nước là phải tham gia vào hoạt động kinh tế, đồng thời Nhànước phải quản lý nền kinh tế quốc gia nên cũng phải thực hiện việc quản lý nhànước đối với KTĐN
Xuất khẩu là 1 bộ phận quan trọng của nền kinh tế, mang phạm vi toàn cầu, chỉ
có nhà nước mới có đủ ưu thế, thẩm quyền để giải quyết những mâu thuẫn vềkinh tế xảy ra rất phổ biến không những trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộngtrên phạm vi quốc tế thông qua các hiệp định cấp chính phủ
Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp cho cả thế giới có lợi và các bên tham
gia đều có lợi:
Ngay từ xa xưa người ta đã nhận thức được rằng: nếu không có thương mại traođổi với các nước bên ngoài thì toàn bộ sản phẩm được sản xuất thêm sẽ phânphối cho tiêu dùng trong nước, khiến cho tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt đếnmột mức nào đó mà thôi Nhưng nếu tăng cường hoạt động ngoại thương thì mộtphần sản phẩm dành cho tiêu dùng trong nước; phần còn lại sẽ bán ra nướcngoài, số ngoại tệ thu được dành cho tích lũy, tái sản xuất mở rộng sẽ đẩy nhanhtốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia
Trang 5Ngày nay tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động về chất với tốc độ chóngmặt, nền kinh tế các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn khiến chocác nước phải tăng cường hợp tác quan hệ kinh tế để học tập kinh nghiệm vàgiúp đỡ nhau cùng phát triển.
Do xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của tổng thể nền kinh tế
Thực tế cho thấy các nước phải thực hành quan hệ kinh tế quốc tế nhằm phát huylợi thế so sánh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; làm gia tăng quan hệ hợptác quốc tế, đồng thời tận dụng sự giúp đỡ của nước ngoài về vốn và kỹ thuật,khuyến khích người dân làm giàu…
1.1.3 Phạm vi quản lý nhà nước về xuất khẩu
Phạm vi quản lý nhà nước về xuất khẩu bao gồm các chính sách, quy định vàbiện pháp mà chính phủ áp dụng để kiểm soát và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu củacác doanh nghiệp trong nước Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng trongphạm vi này:
Quản lý giấy phép: Nhà nước có thể yêu cầu các doanh nghiệp hoặc cánhân có giấy phép trước khi được phép xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ ranước ngoài
Quản lý hạn chế: Nhà nước có thể áp đặt các biện pháp hạn chế, như cấmhoặc giới hạn số lượng hàng hóa hay loại hàng được xuất khẩu, để bảo vệnguồn cung trong nội địa, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc tuân thủ các camkết quốc tế
Quản lý thuế và thuế suất: Nhà nước có thể áp dụng thuế và thuế suất khácnhau cho các mặt hàng xuất khẩu để điều chỉnh luồng tiền vào/ra củangành công nghiệp trong quốc gia
Quản lý chuẩn phẩm kỹ thuật: Nhà nước có thể yêu cầu các sản phẩm xuấtkhẩu tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn nhất địnhtrước khi được phép xuất khẩu
Quản lý tài chính: Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn,hạn chế việc chuyển tiền ra nước ngoài hoặc yêu cầu doanh nghiệp báocáo về hoạt động tài chính liên quan đến xuất khẩu
Quản lý thông tin và thống kê: Nhà nước có thể yêu cầu doanh nghiệpcung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa hay dịch vụ xuất khẩu để theo dõi
và xác định hiệu quả của hoạt động này
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu.
1.2.1 Chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Chính sách xuất khẩu là hệ thống các quan điểm, chuẩn mực, thế chế và phươngthức mà nhà nước sử dụng, tác động và chủ thế xuất khẩu và thị trường để điều
Trang 6chỉnh hoạt động xuất khẩu nhằm đặt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ nhất định.
Chính sách là một bộ phận cấu thành của chiến lược kinh tế đối ngoại của quốcgia Tùy theo yêu cầu đặt điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ, mỗi quốcgia hình thành chính sách xuất khẩu theo mục tiêu riêng Tuy nhiên, nghiên cứutiến trình phát triển kinh tế thế giới, có thể thấy các nước đã và đang thực hiệnmột số mô hình chiến lược xuất khẩu chung nhất, đó là sản xuất thay thế nhậpkhẩu, xuất khẩu sản phẩm thô và cơ chế, công nghiệp hóa hướng vào xuấtkhẩu Vì vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách xuất khẩuphù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện trong nước và quốc
tế, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu; dự báo tìnhhình thị trường và các yếu tố liên quan Hệ thống chính sách này sẽ tác động lêntoàn bộ các nguồn lực, các mối quan hệ, giao dịch của các chủ thể tham gia hoạtđộng xuất khẩu để làm cho các hoạt động này đi đúng hưởng và hiệu quả, Đâychính là yêu cầu cơ bản của quản lý nhà về hoạt động xuất khẩu và phải được thểhiện đầy đủ trong toàn bộ hoạt động ngoại thương cũng như trong từng nội dungđàm phán hợp tác thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ
* Chính sách phát triển xuất khẩu
- Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
- Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu
- Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu
- Chính sách khuyến khích thu hút FDI cho xuất khẩu
1.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu là nhằm đảm bảo tuân thủ cácquy định xuất khẩu Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đối với tất cảcác hoạt động xuất khẩu trong phạm vi cả nước và thống nhất toàn ngành, đảmbảo hiệu quả chung của nền kinh tế đối ngoại Trên cơ sở nội dung quản lý nhànước về xuất khẩu đã quy định, các cơ quan chủ thể quản lý xuất nhập khẩuTrung ương đến địa phương tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhtiến hành những biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để điều chỉnhcác hoạt động xuất khẩu đi đúng hướng Các cơ quan quản lý nhà nước về xuấtnhập khẩu hoạch định chiến và kế hoạch xuất khẩu ở tầm vĩ mô, định hướng pháttriển và mục tiêu xuất khẩu cho từng thời kỷ và điều tiết tổng thể các mối quan
hệ về xuất khẩu Trong đó, Bộ Công Thương là cơ quan trực tiếp được Nhà nướcgiao thực hiện chức năng quản lý thống nhất đối với các hoạt động xuất nhậpkhẩu trên phạm vi cả nước
Trang 81.3 Đặc điểm của mặt hàng gạo.
Thực phẩm cơ bản: Gạo được coi là một trong những thực phẩm cơ bản và quan
trọng nhất trên thế giới Nó là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡngcho hàng triệu người trên toàn cầu
Đa dạng chủng loại: Có nhiều loại gạo khác nhau trên thế giới, bao gồm gạo
trắng, gạo nâu, gạo đen, gạo nếp và nhiều loại gạo đặc biệt khác Mỗi loại gạo cóđặc điểm riêng về hình dạng, màu sắc, hương vị và cách sử dụng
Nguồn cung ổn định: Gạo là một mặt hàng có nguồn cung ổn định Nhiều quốc
gia trên thế giới có khả năng sản xuất gạo và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địacũng như xuất khẩu Gạo xuất khẩu thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn chấtlượng quốc tế để đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu của thị trườngnhập khẩu
Sự phát triển của ngành công nghiệp gắn với mặt hàng này: Các quốc gia sản
xuất gạo thường phát triển ngành công nghiệp chế biến gạo để tăng giá trị giatăng và đáp ứng yêu cầu của thị trường Chế biến gạo bao gồm quá trình xử lý,xay, chế biến và đóng gói gạo
Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Gạo là một mặt hàng tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu.
Nhu cầu tiêu thụ gạo tăng cao ở các quốc gia châu Á, châu Phi và châu MỹLatinh Điều này tạo ra cơ hội xuất khẩu cho các quốc gia sản xuất gạo
Giá trị kinh tế: Xuất khẩu gạo có thể mang lại giá trị kinh tế lớn cho các quốc gia
sản xuất Gạo thường được xem là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và cóthể tạo ra thu nhập đáng kể cho nông dân và doanh nghiệp liên quan
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo ở
Việt Nam.
2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam
Việt Nam là một trong 3 nhà cung cấp gạo hàng đầu thế giới, bên cạnh Ấn Độ vàThái Lan Gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới
Nguồn cung gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sảnlượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sôngCửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa Đối với vùngĐồng bằng sông Cửu Long, sản lượng ước đạt 24 triệu tấn lúa năm 2020
Nếu như năm 2015, diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4,3 triệu
ha, 2020 con số này đã giảm còn dưới 3,8 triệu ha Đáng chú ý là diện tích giảmnhưng giá trị xuất khẩu lại tăng
Quản lý kinh
27
Nhóm 8 - Nguyên lý quản lý kinh tế
Quản lý kinh
32
Thực tiễn quản lý nhà nước trong nền…
Quản lý kinh
23
Trang 9Kim ngạch xuất khẩu, số lượng xuất khẩu
Trong giai đoạn 2017-2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có xu hướng tăng
cả về quy mô lẫn kim ngạch Từ năm 2017 đến năm 2021, khối lượng xuất khẩugạo đã tăng từ 5,8 triệu tấn lên 6,2 triệu tấn, đóng góp hơn 12% vào tổng khốilượng xuất khẩu gạo thế giới Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng đã tăng từ 2,63 tỷUSD năm 2020 lên 2,88 tỷ USD năm 2021 và đạt 1,19 tỷ USD trong 5 tháng đầunăm 2022 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2021 cũng đạt9,75% so với năm 2020 Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá xuất khẩugạo của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng lên, đạt mức trung bình 526 USD/tấntrong năm 2021 và kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn rất khả quan.Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuấtkhẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng
và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021 Giá xuất khẩu bình quânđạt 486 USD/tấn
Cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu
Giai đoạn 5 năm gần đây, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đadạng, phong phú, với các mặt hàng gạo xuất khẩu chủ yếu như gạo thơm các loại,gạo cao cấp, gạo nếp, gạo janopica…Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đếnviệc nâng cao chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc và hướng đến đáp ứng cáctiêu chuẩn cao của các thị trường xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển vùngnguyên liệu, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đưa vào các giống lúa đạt chuẩn,cải tiến dây chuyền công nghệ xay xát, chế biến
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Thị trường xuất khẩu gạo khá rộng và đa dạng, cơ cấu thị trường có xu hướngchuyển dịch sang các thị trường Châu u, Châu Phi, giảm tỷ trọng thị trườngChâu Á Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang 31 thị trường các nước, sang năm
2021 giảm còn 28 thị trường và năm 2022 là 29 thị trường các nước trên thế giới.Theo Tổng cục Hải Quan, năm 2022, gạo Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhấtsang Philippines với giá trị kim ngạch 1.056,28 triệu USD, tiếp theo là TrungQuốc 463,03 triệu USD; Ga Na 282,29 triệu USD; Malaysia 237,32 triệu USD;
Bờ biển Ngà 207,52 triệu USD…
Giá cả và năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá xuất khẩu gạo quỹ 1/2022 của ViệtNam đã tăng 5 USD/tấn, đạt 418 USD/tấn với gạo 5% tấm; 393 USD/tấn với gạo25% tấm Giá tăng nhưng các đơn hàng xuất khẩu lớn trong tương lai lại chưa cónhiều, trong khi chi phí vận chuyển đang tăng cao thì đã thấy rõ Theo hãng tinReuters, gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào giá ở mức 390 – 393USD/tấn, thấp hơn 20-27 USD/tấn so với gạo Thái Lan nhưng cao hơn so với giá
Trang 10gạo Ấn Độ do chất lượng của vụ thu hoạch bị ảnh hưởng bởi mưa Tuy nhiên, giágạo được cho là khó có khả năng giảm thêm vì nhu cầu toàn cầu vẫn mạnh, trongkhi nguồn cung từ vụ thu hoạch Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm.Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo từ Ấn Độ đã tăng mạnh trong 6 tháng cuốinăm 2022 qua do giá gạo Ấn Độ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.Theo các chuyên gia, một trong những điểm nổi bật của ngành gạo Việt Nam làchủng loại xuất khẩu đa dạng, có thể đáp ứng được nhu cầu cũng như thị hiếutiêu dùng của nhiều thị trường khác nhau Một số thị trường như Philippines,Malaysia, Gana, Bờ Biển Ngà… rất chuộng gạo DT8, Jasmine, KDM, gạo giốngNhật của Việt Nam; còn Mỹ và Trung Quốc lại có nhu cầu lớn đối với gạo ST25,ST24, ST21 Việc đầu tư chế biến trên 80% dòng gạo thơm, chất lượng cao đểxuất khẩu vào các thị trường khó tính đã và đang giúp hạt gạo Việt có sức cạnhtranh tốt hơn.
2.2 Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam 2.2.1 Nâng cao năng lực thể chế và vai trò điều hành của chính phủ đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Nâng cao năng lực thể chế của và vai trò điều hành của chính phủ
Trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, tham gia vào toàn cầu hóa, Chính phủViệt Nam đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu mới, sửa đổi
và thay thế gần như toàn bộ khung pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung Khung pháp luật hiện nay đã bao quát hầu hết các vấn đề cơ bản của nềnkinh tế, tạo nền móng cho việc hình thành cơ chế quản lý kinh tế theo hướng điềuchỉnh quan hệ kinh tế và dân sự bằng các nguyên tắc và tập quán quốc tế thaycho các biện pháp hành chính trong nước trước đây Nhiều đạo luật về kinh tếđược ban hành đã thể chế, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước;hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương vềmột số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịtinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Trong bối cảnh hiện nay, cả hệ thốngchính trị đang thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chứctheo quy định của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của
Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức; Vì vậy, công tác tổ chức cán bộ nói chung và phát triển nguồn nhân lực cóchất lượng cao nói riêng trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị là một nhiệm vụtrọng yếu, cấp bách
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập
Trang 11Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, chínhtrị, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường và kể cả vai trò của cán bộ công chứcnói chung, cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng Chính điều này, đã mang lạinhiều cơ hội cũng như thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -
2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30cNQCP của Chính phủ ngày 08 11
-2011 đã xác định nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức là khâu then chốt trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước Đồngthời, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 - 10 - 2012của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức”, trong đó đề ra nhiệm vụ phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức ở cơ sở
2.2.2 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam
Ngày 21-05-2015, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quyết định số TTg: Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
706/QĐ-năm 2030
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gộp 5 dự án trọng điểm thực hiện Đề án quy định tại Khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 thành 1 dự án chung: Dự án quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam; gồm 5 hợp phần:
Hợp phần 1: Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia
Hợp phần 2: Phát triển thương hiệu gạo quốc gia đối với một số sản phẩmgạo chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hợp phần 3: Bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanhnghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế
Hợp phần 4: Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất,doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hợp phần 5: Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp
và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, hiệp hội liên quan xây dựng dự toán kinh phíthực hiện dự án trên theo quy định tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩntrương, chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả những nội dung, giải pháp vànhiệm vụ thực hiện Đề án được giao tại Quyết định số 706/QĐ-TTg Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp kết quả triểnkhai thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2016
Trang 12Bô O Công Thương cho biết, ngày 15/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 107/2018/NĐ-CP đã đạt được một
số kết quả đáng khích lệ Từ năm 2019 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Namduy trì ở mức tốt, nhiều thời điểm trong tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứngđầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ (Giá gạo5% tấm của Việt Nam tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2023 dao động khoảng 483-
487 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022)
Ngày 26/5/2023, Chính vừa ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 (Chiến lược).
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm phát triển đa dạng hóa các thị trườngxuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý,
ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống,trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, các thị trườngFTA; gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thịtrường các nước phát triển
Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chấtlượng, an toàn thực phẩm gạo xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm gạo ViệtNam và các mặt hàng chế biến từ gạo vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thịtrường; xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo có chất lượng cao và giátrị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín
và thương hiệu gạo Việt Nam
Phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo ViệtNam/Vietnam rice vào năm 2030
Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạchxuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đôngchiếm khoảng 5%, thị trường châu u chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹchiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 03/7/2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuấtkhẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêucầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương,Ngoại giao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trungương theo chức năng nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai thực hiện cácnhiệm vụ, giải pháp sau:
Trang 13(1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan
a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân
và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa năng suất, chất lượngcao phù hợp yêu cầu thị trường, sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu GạoViệt Nam/VietNam rice; xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chấtlượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay.b) Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản sảnphẩm), đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnhthương hiệu Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệvào sản xuất, giảm phụ thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnhhưởng đến chất lượng gạo, gây ô nhiễm môi trường, nhằm tăng năng suất và chấtlượng gạo, tăng giá thành xuất khẩu
c) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ triển khaixây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo; nângcao năng lực tổ chức của các Hợp tác xã, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các cơchế, chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo
d) Đẩy mạnh đàm phán song phương, đa phương để ký kết các Hiệp định, thỏathuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêuchuẩn an toàn thực phẩm với các thị trường trọng điểm nhằm tận dụng cơ hội mởcửa thị trường, chiếm lĩnh thị trường
đ) Định hướng nông dân và thương nhân tăng cường công tác bảo quản, chế biếnđáp ứng các quy định nhập khẩu của các thị trường về chất lượng, an toàn thựcphẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc
(2) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan
a) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, ổn định, bền vững, hiệu quả; linh hoạt
tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), kết hợp giữa hìnhthức truyền thống và trực tuyến nhằm duy trì, củng cố các thị trường xuất khẩugạo truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, khu vực Châu Phi vàphát triển các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường FTA; khai thác các thịtrường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc,Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…
b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu
và khả năng tiến hành XTTM gạo vào các thị trường nhập khẩu; kịp thời cập nhậtthông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo
để phục vụ cho định hướng kinh doanh, xuất khẩu
c) Nghiên cứu việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một
số thị trường xuất khẩu tiềm năng; tận dụng tiến trình rà soát các Hiệp định đã
Trang 14được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạchcho Việt Nam.
d) Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam thông qua chương trìnhcấp quốc gia về XTTM, chương trình thương hiệu quốc gia và các chương trình,
đề án liên quan của các bộ, ngành, địa phương Cải cách mạnh mẽ thủ tục hànhchính tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu gạo
đ) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân về các quy địnhtại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định song phương để tậndụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho gạo Việt Nam
e) Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuấtkhẩu gạo, trình Chính phủ trong Quý III năm 2023 theo đúng chỉ đạo của Lãnhđạo Chính phủ tại văn bản số 491/VPCP-KTTH ngày 31 tháng 01 năm 2023
2.2.3 Những cải cách hành chính của Nhà nước về quản lý xuất khẩu mặt hàng gạo
Thủ tục hành chính là cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhànước, có vai trò đưa quy phạm vật chất của thể chế hành chính nhà nước vào đờisống xã hội Trong đời sống hàng ngày, các tổ chức, người dân và doanh nghiệpphải tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính; nhưng trong nhiều năm trướcthủ tục hành chính rườm rà trên nhiều lĩnh vực là rào cản đối với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân, gây tốn kém, ảnh hưởng đếnnăng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Tình hình quản lý hành chính của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế
Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới công bố (2003), thời gian để hoàn tất thủtục pháp lý cho kinh doanh ở Việt Nam là 63 ngày, với chi phí bằng 29,9% mứcthu nhập bình quân/một năm tính theo đầu người, xếp thứ 7 về thời gian và caonhất về chi phí trong số 9 nước được khảo sát là Đan Mạch, Singapore, Thái Lan,Trung Quốc, Indonesia, Philippines, New Ghinea và Việt Nam Khảo sát củaHiệp hội Công thương cho thấy, 69,99% số doanh nghiệp mất hai tháng để hoàntất thủ tục pháp lý cho kinh doanh Hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi nhận xétthời gian chậm ở tất cả các khâu Khảo sát này được tiến hành ở 6 tỉnh, thành phố
là Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Hải Dương và Hưng Yên,với 200 doanh nghiệp được gửi phiếu điều tra và có 127 doanh nghiệp trả lời.Các doanh nghiệp này thuộc các loại hình khác nhau và hoạt động trên tất cả cáclĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến nông - lâm sản, vận tải, xây dựng,thương mại, dịch vụ, tư vấn
Tình hình quản lý hành chính đối với xuất khẩu mặt hàng gạo
Trang 15Đối với kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo, một trong những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của nước ta, cũng gặp nhiều bất cập trong khâu hoàn thiện thủ tụchành chính
Tại cuộc làm việc với đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) gần đây (2017), ông Nguyễn Duy An, Phó Tổng Giám đốc Công tyTNHH một thành viên Du lịch, thương mại Kiên Giang cho rằng, vẫn còn nhữngbất cập trong các chính sách, cơ chế của các bộ, ngành khiến doanh nghiệp loayhoay Theo ông An, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều đầu mối trong cấp phépkhiến doanh nghiệp hoang mang Hiện nay, quản lý cấp phép xuất khẩu lúa thì
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp; gạo, bột thì Bộ Công Thương cấp.Chế biến Bộ Công Thương quản lý, nhưng sơ chế thì Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn quản lý nên rất khó cho doanh nghiệp xin thủ tục xuất khẩu.Hay những rào cản từ chính cán bộ thực thi Hiện nay đối với một số cán bộ làmviệc trực tiếp với cơ sở cũng chưa đáp ứng được nhu cầu Ông An dẫn chứng,công ty ông xuất một lô hàng gạo sang Nam Mỹ Nước này họ yêu cầu giấy phéplưu hành rủi ro, nước khác trong khu vực Nam Mỹ lại yêu cầu xác nhận biến đổigen Trong khi hàng đã tới cảng rồi, nhưng doanh nghiệp phải mất 4 tháng mới
có giấy phép từ cơ quan chức năng Việt Nam cấp Đối tác không đợi được, cuốicùng doanh nghiệp phải giảm giá hàng bán, gây thiệt hại tài chính khá lớn chodoanh nghiệp Vấn đề thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuấtkhẩu gạo cũng là một vướng mắc Qua phản ánh từ các doanh nghiệp, để đượccấp giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải làm 3 thủ tục hành chính: từ SởCông Thương để xác nhận kho chứa đến Sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm rồi Bộ CôngThương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Thủ tụchành chính như vậy là quá phức tạp và có nhiều giấy phép con
Các cải cách hành chính của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế nói chung và với xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng
Để giải quyết những bất cập nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra nhữngmục tiêu: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nướcnhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủtục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếpcận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng
và lãng phí
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 1408/QĐ-BCT ngày27/4/2018 phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hànhchính của Bộ Công Thương năm 2018 trên 10 lĩnh vực, trong đó có quản lý cạnhtranh, tiêu chuẩn đo lường, xúc tiến thương mại, an toàn thực phẩm và xuất nhậpkhẩu Theo đó, sẽ có 54 thủ tục hành chính nằm trong diện bãi bỏ, đơn giản hóa;