1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tự do đích thực theo kitô giáo những quan điểm khác nhau về tự do

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tự Do Đích Thực Theo Kitô Giáo
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 296,25 KB

Nội dung

Con người ước muốn đượctự do, nhưng lại không biết tự do thật sự nghĩa là gì, điều đó đối chọi và đã dẫnđến những thảm trạng trong lịch sử.Chúa Giêsu-Đấng Cứu Độ chúng ta đã khơng làm gì

Trang 1

MỤC LỤC

DẪN NHẬP 3

CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ TỰ DO 4

1 LƯỢC SỬ KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO 4

1.1 Thời cổ 4

1.2 Thời Trung cổ 4

1.3 Thời hiện đại 4

2 TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN THUẬN - NGHỊCH 5

2.1 Những ý kiến phủ nhận con người có tự do 5

2.2 Những ý kiến khẳng định con người có tự do 6

CHƯƠNG II: TỰ DO ĐÍCH THỰC THEO KITÔ GIÁO 7

1 TỰ DO LÀ MÓN QUÀ CAO QUÝ CỦA THIÊN CHÚA DÀNH CHO CON NGƯỜI 7

1.1 Con người là hình ảnh Thiên Chúa 7

1.2 Mục đích của sự tự do 8

2 THẾ NÀO LÀ HÀNH ĐỘNG TỰ DO? 8

2.1 Tự do luôn dễ bị tổn thương, bị méo mó và lệch lạc 9

2.2 Những yếu tố xác định tự do 9

3 LÀM SAO CON NGƯỜI ĐẠT TỚI TỰ DO ĐÍCH THỰC? 10

3.1 Tội lỗi thống trị con người như một nghiện ngập 11

3.2 Đức Kitô là “nhà giải phóng” đích thực, duy nhất và tối hậu 12

4 TỰ DO ĐẠT TỚI SỰ SUNG MÃN_TỰ DO NỘI TÂM 14

4.1 Tự do nội tâm là gì? 14

4.2 Tự do nội tâm hệ tại điều gì? 15

4.3 Làm sao để có được tự do nội tâm? 15

5 TỰ DO LUÔN ĐI LIỀN VỚI TRÁCH NHIỆM 17

CHƯƠNG III: TỰ DO TRONG ĐỜI TU 18

1 TỰ DO CHỌN LỰA TRỞ THÀNH NGƯỜI MÔN ĐỆ 18

Tự do chia sẻ cách sống của Chúa Giêsu 19

Tự do chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu 19

1

Trang 2

Tự do chia sẻ số phận của Chúa Giêsu 20

2 SỰ VÂNG PHỤC_MỘT NẺO ĐƯỜNG TỰ DO 20

3 TỰ DO LÀ MỞ RA MỘT KHOẢNG CÁCH, MỘT KHÔNG GIAN DÀNH CHO SỰ TÔN TRỌNG 21

4 TỰ DO TRONG YÊU MẾN VÀ PHỤC VỤ 21

5 NIỀM VUI CỦA NGƯỜI TU SĨ_MỘT NÉT BIỂU HIỆN TỰ DO 22

IV KẾT LUẬN 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

DẪN NHẬP

2

Trang 3

Tự do luôn là nỗi khát khao của con người từ những ngàn năm về trước và chođến tận ngày hôm nay Con người đói khát tự do như đói khát cơm bánh hằngngày, mất tự do là mất tất cả Thuở ban đầu Thiên Chúa đã trao món quà vô giá

ấy cho con người một cách nhưng không, nhưng con người đã lạm dụng, đãđánh mất, đã hiểu lệch lạc để rồi cứ đấu tranh tìm kiếm mà tự bản thân conngười không thể nào thoát ra cái vòng lẩn quẩn đó Con người ước muốn được

tự do, nhưng lại không biết tự do thật sự nghĩa là gì, điều đó đối chọi và đã dẫnđến những thảm trạng trong lịch sử

Chúa Giêsu-Đấng Cứu Độ chúng ta đã không làm gì ngoài mục đích đem lạicho con người sự tự do, “chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giảithoát chúng ta”1 Chúa Giêsu nói: “hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội…NếuNgười Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thật sự là những người tựdo”2 Người Do Thái khi ấy đã phản đối điều này và người thời nay cũng không

dễ gì hiểu được điều đó Họ tìm kiếm tự do trong sự tách lìa với ThiênChúa_Đấng là nguồn mạch tự do của họ, để rồi rơi vào thảm trạng lầm lẫn: lấy

sự nô lệ làm tự do

Tự do đích thực thiết yếu là một hồng ân của Thiên Chúa Nhưng để sử dụng tự

do cho đúng, con người cần phải để Thần Khí hướng dẫn, vì “ở đâu có ThầnKhí Chúa, ở đó có tự do”3 Sống theo Thần Khí con người sẽ đạt được tự dođích thực và làm phát sinh những hoa trái thánh thiện

Tôi tìm hiểu đề tài này với mục đích giúp cho bản thân mình và nhiều ngườikhác có được những ý niệm đúng đắng về tự do, nhất là trong bối cảnh xã hộihiện nay, người ta đề cao tự do cá nhân nhưng lại xem nhẹ luân lý Hơn nữa, làmột người tu sĩ, tôi ước mong cho tất cả những ai sống đời thánh hiến có được

tự do đích thực trong tâm hồn, để dù sống trong khoảng không gian giới hạn vàgiữa những quy luật họ vẫn cảm thấy một bầu trời tự do hạnh phúc, và nhờ thế,

họ cũng làm cho nhiều người khác được hạnh phúc

CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ TỰ DO

1 LƯỢC SỬ KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO 4

Trang 4

Vào thời cổ, tự do không phải là một vấn đề đáng quan tâm, vì lúc này, conngười khá lệ thuộc vào thiên nhiên Khoa học kỹ thuật, y tế chưa phát triển, conngười nhận thấy thân phận mình quá mong manh, và nghĩ rằng mọi cái đều là

do trời định hay số mạng đã an bài Đó là não trạng chung của con người thời

đó Còn bên Hy Lạp và Rôma, vấn đề tự do được đặt ra trong khung cảnh phápluật xã hội Chỉ có công dân mới được hưởng quyền tự do, tầng lớp nô lệ phảihoàn toàn tùy thuộc ông chủ, kể cả mạng sống Điều này cũng được áp dụngcho mối tương quan giữa Đế quốc và các dân tộc bị trị Ý thức về tự do cũngđược nảy lên cách rất tự nhiên trong lương tri của con người nên đã có nhữngcuộc đấu tranh giải phóng, nhưng trong một thời điểm nhất định, người ta khó

mà thay đổi số phận của một giai cấp hay của một dân tộc lệ thuộc Vì vậy, tự

do được gán ghép cho số phận và được đặt trong bối cảnh pháp luật xã hội

1.2 Thời Trung cổ

Thời kỳ mà Kitô giáo lớn mạnh và bành trướng Kitô giáo đã mở ra một nhãnquan mới về tự do, đặt trong mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa.Con người không bị ràng buộc bởi định mệnh, nhưng là một hữu thể tự do và

có trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa.5 Công phúc và tội lỗi là hệ quả của quyếtđịnh tự do của con người Chính trong viễn ảnh tương quan giữa con người vớiThiên Chúa mà nhiều vấn nạn về tự do được đặt ra:

- Tại sao Thiên Chúa lại để cho con người lạm dụng tự do để phạm tội? Tại saoThiên Chúa không ngăn chặn tội lỗi? Đó là vấn nạn của thánh Augustino

- Con người có thật sự được tự do hay không, bởi vì Thiên Chúa là Đấng tạodựng và quan phòng hết mọi sự? Đó là vấn nạn của thánh Tôma Aquinô

1.3 Thời hiện đại

Thời kỳ này được đánh dấu bằng phong trào phục hưng Thời đại phục hưng làthời đại chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang Chủ nghĩa Tư bản Xét về mặt

tư duy, tính chuyển tiếp này thể hiện ở cuộc đấu tranh chống Thần quyền vànhững tín điều bảo thủ Người ta đặt con người làm trung tâm Thuyết địnhmệnh được thay bằng thuyết tự do cá nhân Quan niệm “thầy tu khổ hạnh”được thay bằng quan niệm sống hạnh phúc Tất cả những tư tưởng trên đượctập trung lại trong một phong trào gọi là phong trào nhân văn, chống lại cả thầnquyền lẫn thế quyền về sự áp bức bóc lột, đề cao tự do cá nhân như là phẩm giácao nhất của con người

Trong bối cảnh này, triết học hiện sinh ra đời đã đưa ra một hệ thống lý luận về

tự do Tự do theo chủ nghĩa hiện sinh là sự lựa chọn một cách hoàn toàn chủ

5 X.Gl 4, 6; 5,13; 2Cr 3, 13

4

Trang 5

quan, không do bất kỳ sự quy định nào bên ngoài, không có bất kỳ tính tất yếunào, không bị ràng buộc bởi bất kỳ cái gì có sẵn, kể cả phong tục, tập quán, giátrị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, luật pháp, tôn giáo,… Đối với chủ nghĩa hiện sinh

vô thần, không có Thượng đế nên không có ai quy định bản tính của con người,tiêu chuẩn của hành vi và đạo đức của con người, vì thế, con người có tự dohoàn toàn trong tất cả mọi hoàn cảnh Thậm chí, theo Sartre (một nhà triết họchiện sinh đầu thế kỷ XX), tự do không cần đếm xỉa đến hiệu quả thực tế củamột lựa chọn, chỉ cần tự mình quyết định cái mà mình mong muốn.6

Không chỉ có lĩnh vực triết học mà thôi, tự do cũng là đề tài sôi nổi của các lĩnhvực khác như tâm lý học: Con người có thực sự được tự do không, có thể kiểmsoát làm chủ các khuynh hướng và đam mê không? Đó là câu hỏi của các nhàtâm lý học Còn các chuyên gia chính trị và pháp luật bình luận về tự do ở góc

độ chính trị xã hội: Phải chăng con người bẩm sinh được tự do, muốn làm chicũng được? Hay con người (cá nhân) chỉ là một bộ phận của xã hội, và chỉđược hưởng tự do trong mức độ mà xã hội (luật pháp nhà nước) ấn định Chính

vì tính thời sự nóng bỏng của chủ đề này mà đã có nhiều cuộc cách mạng chínhtrị diễn ra dưới danh nghĩa tranh đấu cho tự do (hay giải phóng)

2 TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN THUẬN - NGHỊCH

Chính vì những bối cảnh thời đại và xã hội khác nhau, nhận thức khác nhau mà

đã có những ý kiến phủ nhận hay chấp nhận tự do

2.1 Những ý kiến phủ nhận con người có tự do

Những ý kiến phủ nhận tự do gộp chung lại được đặt tên là “thuyết tất định”(determinism), người ta phủ nhận tự do con người bằng nhiều lý lẽ:

- Tất định siêu việt: con người bị điều khiển bởi số mệnh, bởi các quyền lực thầnthiêng, bởi ý Chúa

- Tất định sinh lý: con người bị chi phối bởi những xung động Các hành vi tâm

lý chỉ là phản ứng các kích thích

- Tất định tâm lý: con người chịu điều khiển bởi nhận thức hoặc các bản năng

- Tất định xã hội: con người bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội, truyền thống

- Tất định chính trị: con người bị đè nén bởi quyền lực của nhà nước hay nhómtài phiệt

Những ý kiến này chỉ nhìn tự do trong một khía cạnh nào đó của con người,chưa thỏa mãn để có thể kết luận rằng con người không có tự do

6X Phan Thị Vân Trinh, Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh: giá trị và hạn chế, 2017, tr 14

5

Trang 6

2.2 Những ý kiến khẳng định con người có tự do

Như đã trình bày ở phần trên, tiêu biểu cho khẳng định con người có tự do làquan điểm của Kitô giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong thời hiện đại Nhưngthực chất, hai quan điểm này rất khác nhau và có thể nói như là đối lập

Nếu hiểu tự do theo chủ nghĩa hiện sinh, tức là “tự do tuyệt đối, muốn làm gìthì làm” thì xem ra không ai có tự do cả Bởi vì trong thực tế, có quá nhiều điềunằm ngoài ý muốn và khả năng con người Việc chúng ta chào đời không phải

là chuyện tự do: chúng ta không được tham khảo ý kiến về việc có muốn ra đờihay không? muốn sinh ở đâu? muốn làm con ai? là nam hay nữ? Chúng ta cũngkhông được tham khảo ý kiến về những điều khác liên quan đến cuộc đời như:muốn cao hay lùn? đẹp hay xấu? chết khi nào và bằng cách nào? Chỉ nhữngđiều đơn giản này thôi cũng đủ cho thấy thân phận hữu hạn của con người.Những giá trị cao quý thuộc về bản tính con người như phẩm giá, tự do, lươngtâm… đều phải được nhìn nhận trong mối liên hệ với Thiên Chúa là Đấng dựngnên mình Còn nếu nhìn nhận tự do mà không cần tính đến hiệu quả thực tế, tức

là tự do ngay cả khi làm việc xấu và những điều phi lý thì lẽ nào đến cả ThiênChúa cũng không có tự do, bởi vì Ngài không thể nào làm một điều xấu

Từ những nhận xét trên đây, ta có thể rút ra một ý niệm rằng, tự do không cónghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng là khả năng quyết định hợp với bản tínhcon người Vậy thì thế nào là “bản tính con người”, và thế nào là “phù hợp”?

Ta sẽ làm rõ hơn về điều này ở chương sau

CHƯƠNG II: TỰ DO ĐÍCH THỰC THEO KITÔ GIÁO

Quyền tự do là nguyên nhân làm cho con người trở nên cao quý thực sự Vì thế,những người trong thế giới hiện đại cho đến nay đã rất ngưỡng mộ và hăng say theođuổi, họ thật có lý dưới nhiều góc độ, nhưng lắm lúc, họ đã cổ võ tự do một cách lệchlạc như có thể làm bất cứ điều gì mình thích, kể cả điều xấu Trong hoàn cảnh đó,Giáo hội Công giáo đã bày tỏ những luận lý của mình về tự do một cách chắn chắndưới ánh sáng của đức tin và lý trí

…tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người Bởi vì Thiên Chúa đã muốn để con người tự định liệu, hầu con người

6

Trang 7

tự mình đi tìm Đấng Tạo dựng và nhờ kết hợp với Ngài, con người tiến tới sự hoàn thiện trọn vẹn và hạnh phúc Vậy phẩm giá của con người đòi họ phải hành động theo sự chọn lựa ý thức và tự do, nghĩa là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn bên ngoài Con người sẽ đạt tới phẩm giá ấy một khi nhờ tự giải thoát khỏi mọi kiểm tỏa của đam mê, con người theo đuổi cùng đích của mình trong sự tự do chọn lấy điều thiện và khôn khéo thực sự tạo cho mình những phương tiện thích ứng Tự do của con người vì bị tội lỗi làm tổn thương nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động Vậy trước tòa án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời sống của mình tùy theo chính họ đã làm điều thiện hay điều ác 7

Từ những xác tín trên đây, ta có thể đi sâu để làm rõ một số khía cạnh nằm trongchính bản chất của sự tự do

1 TỰ DO LÀ MÓN QUÀ CAO QUÝ CỦA THIÊN CHÚA DÀNH CHO CON NGƯỜI

1.1 Con người là hình ảnh Thiên Chúa

Một chân lý nền tảng về con người được Thiên Chúa mạc khải là: “Thiên Chúasáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa”8 Như vậy, sự hiện hữu của conngười không phải là một điều vô tình hay tất yếu nhưng là do tình yêu nhưngkhông của Thiên Chúa Là hình ảnh Thiên Chúa, điều này mang ý nghĩa bảođảm cho con người là một hữu thể tự do Sự tự do ấy nằm trong chính phẩm giálàm người và bình đẳng giữa hết mọi người Sự tự do được thể hiện qua quyềnthống trị trên mọi loài mọi vật Thiên Chúa trao ban cho con người Con người

là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó

Nhưng quyền làm chủ này là một quyền lãnh nhận từ Thiên Chúa, do đó chỉ làmột quyền tương đối Quyền làm chủ này chỉ có ý nghĩa khi con người biếtnhìn nhận và tuân phục Thiên Chúa mà thôi Sự tuân phục này không làm chocon người mất tự do, trái lại, đó chính là nền tảng của phẩm giá con người: conngười chỉ là con người khi nó lệ thuộc vào Thiên Chúa, con người chỉ có tự dothực sự nếu nó hành động theo chương trình Thiên Chúa đã vạch ra Đó là ýnghĩa của mệnh lệnh Thiên Chúa đã ban cho ông bà nguyên tổ trong vườn ĐịaĐàng: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biếtđiều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắnngươi sẽ phải chết”9 Như vậy, phán quyết tối hậu về điều thiện và điều ác là

7 Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ, 17

8 St 1,27

9 St 1, 16-17

7

Trang 8

quyền tuyệt đối của Thiên Chúa Con người được làm chủ, nghĩa là được tự do,nhưng sự làm chủ ấy phải lệ thuộc sự làm chủ tuyệt đối của Thiên Chúa.

1.2 Mục đích của sự tự do

Vậy thì tại sao Thiên Chúa không quyết định hết mọi sự mà lại còn ban cho conngười tự do để làm gì? Thưa, đó là để yêu mến Thiên Chúa Thiên Chúa chỉchờ đợi nơi con người một thứ, đó là tình yêu Nói tới tình yêu thì không thể épbuộc, sắp đặt hay miễn cưỡng, mà chỉ có thể tự do và tự nguyện Vậy thì ThiênChúa vì mình chăng? Thưa không, đó là vì hạnh phúc của con người Khi conngười chưa có khả năng để tự mình nhận biết Thiên Chúa thì chính Ngài đã đibước trước tự mặc khải về chính mình Phần còn lại là hệ tại ở con người, có

mở lòng đón nhận Thiên Chúa hay không? Nếu con người biết kết hiệp vớiThiên Chúa, thì con người sẽ đạt tới sự hoàn hảo sung mãn và hạnh phúc giốngnhư Ngài, đó là sự sống đời đời Đó là các thánh, những người đã sử dụng tự

do trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Chúng ta cũng được mời gọinhư vậy, vì ơn gọi cốt yếu của mỗi người là nên thánh

2 THẾ NÀO LÀ HÀNH ĐỘNG TỰ DO?

Tự do tuy thật cao quý, nhưng cũng thật nguy hiểm, vì không dễ gì con ngườihiểu được cho đúng, tôn trọng cho xứng đáng và hành động cho phù hợp CuộcCách Mạng Pháp 1789 đã làm đổ máu hàng chục ngàn người dân vô tội, đã giếtoan hàng trăm kẻ anh hùng cũng vì khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bác ái”. Ngày

8 tháng 11 năm 1793, tại Pháp, bà Rolland là một thành viên của đảngGirondin đã bị nhóm của Robespierre đưa ra pháp trường Trước khi bị chặtđầu, bà Rolland đã cúi chào bức tượng “TỰ DO” bằng đất nung (clay statue of

Liberty) đặt gần máy chém và than: “Ôi, TỰ DO! Người ta đã nhân danh Mi để

gây ra biết bao TỘI ÁC! ” (Liberty, what crimes are committed in thy name).

Đó là thứ “tự do” đã bị thống trị bởi tội lỗi và sự dữ do bản chất kiêu ngạo, đầytham vọng của con người

2.1 Tự do luôn dễ bị tổn thương, bị méo mó và lệch lạc

Cơn cám dỗ ma quỷ đã giăng ra để hại ông bà nguyên tổ chính là tách lìa chân

lý với tự do Ma quỷ nói với ông bà nguyên tổ: “ngày nào ông bà ăn trái cây

đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác”.10 Ông bà nguyên tổ đã muốn trở thành Thiên Chúa để tự phán quyết

về điều thiện và điều ác; con người đã muốn được tự do tuyệt đối ở bên ngoàiThiên Chúa Chân lý về con người là “được tạo thành” đã bị chối bỏ, và đóchính là bản chất đích thực của tội lỗi Thật thế, tội lỗi thiết yếu là sự chối bỏ

10 St 3,5

8

Trang 9

thân phận thụ tạo để đi tìm một thứ tự do ở ngoài Thiên Chúa Nếu phá hủytương quan với Thiên Chúa, con người trở thành nô lệ cho những dục vọng củamình, đó là bẫy giăng của Tên Cám Dỗ, điều mà con người cho là tự do thực rachỉ là một hình thức nô lệ

Từ khi tội lỗi xâm nhập, sự công chính nguyên thủy không còn, thì tự do củacon người đã bị tổn thương, bị méo mó và lệch lạc Tại Hoa kỳ, vấn đề phá thai

đã tạo ra một cuộc chiến gay gắt phân tranh giữa hai phía: một bên có khẩuhiệu bảo vệ sự sống, và một bên có khẩu hiệu tranh đấu cho phụ nữ được quyềnchọn lựa giữa việc giữ hoặc hủy bỏ thai nhi Hai chữ “chọn lựa” dĩ nhiên hàmchứa hai chữ “tự do”: có tự do mới có chọn lựa Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra

là con người có thật sự tự do khi chọn lựa điều ác không? Chắc chắn là không,

vì thật ra đó chỉ là nô lệ cho những đam mê dục vọng mà trốn tránh tráchnhiệm

Vẫn còn đầy dẫy những hình thức lợi dụng “tự do”, một khẩu hiệu hết sức nhânvăn để che đậy những tội ác, che đậy những sự hưởng thụ vô trách nhiệm củamình, những ước muốn tham lam vô độ Nếu không thức tỉnh, chính những tự

do lệch lạc này sẽ là nẻo đường dẫn con người đến chỗ tận diệt

2.2 Những yếu tố xác định tự do

Giáo lý của Hội thánh Công giáo xác định:

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không

hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác, và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức 11

Như vậy, lý trí và ý chí là hai yếu tố xác định tự do theo khía cạnh chủ quan (bên trong con người) Ta cần xét thêm một khía cạnh khách quan, đó là trong tương quan xã hội, vì con người luôn chịu tác động bởi hoàn cảnh xã hội mà

con người đang sống

1/ Thánh Tôma Aquinô giải thích nguồn gốc của lý trí và ý chí tự do như thếnày12 Bản tính của ý chí của con người là gắn bó với điều Thiện (hạnh phúc), cũng như bản tính của lý trí là gắn bó với Chân lý (sự thật) Đứng

trước chân lý, lý trí bắt buộc phải chấp nhận Một thí dụ: 2 cộng với 2 bằng 4;đây là chân lý hiển minh mà lý trí phải chấp nhận; ai muốn nói khác đi (chẳnghạn 2 với 2 bằng 5) thì không chứng tỏ rằng mình tự do hơn, nhưng là ngườikhùng Một cách tương tự như vậy, ý chí con người bắt buộc phải chọn lựa yêuthích điều tốt; ai chọn làm điều xấu thì không chứng tỏ rằng mình là người tự

11 X GLHTCG, 2011, số 1731

12 Xc Summa Theologica, I-II, q.13, aa.3-6

9

Trang 10

do, nhưng là kẻ điên rồ Tuy nhiên, trên đời này, không phải lúc nào chúng tacũng biết được Chân lý tuyệt đối, cũng như không lúc nào chúng ta cũng gặpđược điều Thiện tuyệt đối, vì thế chúng ta trải qua nhiều mò mẫm do dự Duychỉ có điều Thiện tuyệt đối (tức là Hạnh phúc vĩnh cửu) mới có sức thu húthoàn toàn ý chí của ta, còn những điều thiện khác thì chỉ hấp dẫn một phần nàothôi (bởi vì chúng bất toàn) Vì thế ta phải lựa chọn: cái gì đưa ta đến điềuThiện tuyệt đối, và cái gì có thể làm cho ta mất hạnh phúc? Đó là tiêu chuẩn đểphân định một hành vi tốt hay xấu: nó có dẫn tới hạnh phúc vĩnh cửu haykhông Từ đó, tự do được hiểu như là khả năng lựa chọn những phương tiện đểđạt đến mục đích thiện hảo.

Nói khác đi, tự do cần được đặt trong tương quan với chân lý Con người thực

sự là tự do khi quyết định sáng suốt, phù hợp với điều ngay lẽ phải Thực rakhông ai chọn lựa cái xấu; duy có điều là họ đã bị thu hút bởi điều mà họ nghĩ

là tốt, nhưng kỳ thực là xấu Ta có thể lấy thí dụ của anh nghiện rượu: anh thíchuống rượu vì thấy nó tốt đối với mình; nhưng anh quên rằng rượu làm hại sức

khỏe của anh Từ đó, ta thấy sự cần thiết của việc huấn luyện để biết sử dụng

tự do đúng đắn, không bị thúc bách bởi đam mê hoặc thiếu hiểu biết

2/ Trong tương quan với xã hội, tự do được hiểu về “khả năng hành động màkhông bị cưỡng bách” bởi áp lực từ bên ngoài, chẳng hạn: tự do đi lại (không bịcùm chân), tự do hoạt động (không bị công lực ngăn cấm) Đây là một yêu sáchcủa phẩm giá con người Dưới khía cạnh này, tự do có thể bị giới hạn từ hainguyên nhân: a) bị cưỡng bách phải hành động; b) bị ngăn cản không đượchành động

3 LÀM SAO CON NGƯỜI ĐẠT TỚI TỰ DO ĐÍCH THỰC?

Theo như những gì đã phân tích ở trên, ta có thể tóm lại rằng: Tự do là đượcgiải thoát khỏi nô lệ Nô lệ ở đây không chỉ là trong tương quan với một ai đó,nhưng nguy hiểm và phổ biến hơn đó là nô lệ cho chính dục vọng của bản thânmình, đó là tội lỗi Vấn đề là tự bản thân con người có thể chiến thắng tội lỗi để

tự giải thoát cho mình hay không?

3.1 Tội lỗi thống trị con người như một nghiện ngập

Chiến tranh vốn là một sự dữ hiển nhiên mà ai cũng ghê tởm Thế nhưng lịch

sử cho thấy có những quốc gia và những nhóm người chủ trương và nuôidưỡng chiến tranh Giết người là một tội ác, nhưng trong lịch sử cũng có những

vụ giết người hàng loạt mà không chút ngại ngùng như kế hoạch diệt chủngngười Do Thái của Hitle, Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố củaNhật Bản… Đó chỉ là những đơn cử nổi tiếng Trong cuộc sống còn vô vànnhững cái mà chúng ta cứ lao đầu vào, dù biết nó là một điều xấu Chẳngnhững thế, đôi khi chúng ta cũng đã cố thoát ra nhưng không thể nào thoát nổi.Chúng ta chẳng khác nào những người nghiện ngập

10

Trang 11

Thánh Phaolo đã diễn tả sự hỗn loạn đó trong chính con người của ngài rằng:

“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm”13 Ai trong chúng ta cũng hơn một lần cảm nghiệm được tình trạng “lựcbất tòng tâm” ấy Dường như có một thứ xiềng xích vô hình nào đó trói buộcchúng ta, khiến chúng ta không còn đủ sức lực và tự do để làm điều mình thấy

là tốt, nhưng lại làm điều mình vốn xem là xấu Đó là sự mâu thuẫn nội tại mà

ai trong chúng ta cũng cảm nhận được mỗi khi chúng ta phạm tội

Nhìn vào xã hội có quá nhiều tệ nạn và tội ác đang diễn ra từng giây phút,chúng ta tự hỏi: tại sao con người có thể dễ dàng làm điều ác đến như vậy? Ta

sẽ không thể hiểu được điều này nếu không có sự mạc khải của Thiên Chúa.Ngay từ những trang đầu tiên khi nói con người được tạo dựng theo hình ảnhThiên Chúa, Kinh Thánh muốn khẳng định rằng con người có tự do, nghĩa là cóthể chọn lựa Thảm kịch đã xảy ra cho nhân loại ngay từ đầu chính là đã chọnchính mình và từ bỏ Thiên Chúa Tự do của con người suy yếu vì vết thương

nguyên thủy ấy Công đồng Vatican II trong số 17 của Hiến chế “Vui mừng và

Hy vọng” đã mô tả thực trạng bi thảm đó như sau:

Tội lỗi làm thương tổn quyết định tự do của con người Chính vì tội nguyên tổ

mà khả năng của ý chí và tinh thần của con người bị xáo trộn và suy yếu đến

độ khuynh chiều về điều ác, khuynh hướng này được thấy rõ trong những tự

ái sai lầm và tính kiêu ngạo của con người Thêm vào đó, những tật xấu chồng chất với tuổi đời cũng thúc đẩy con người phạm tội một cách dễ dàng: bảy mối tội đầu chính là bảy khuynh hướng xấu hay bảy vết thương do tội nguyên tổ gây ra trong tâm hồn con người.

Chúng ta nhìn thẳng vào thực trạng này không phải để bi quan, nhưng để hiểucho đúng bản chất của con người, chúng ta không có khả năng tự giải thoátmình khỏi kiếp nô lệ tội lỗi Chúng ta trông chờ vào Đấng mà Thiên Chúa saiđến để giải thoát chúng ta

3.2 Đức Kitô là “nhà giải phóng” đích thực, duy nhất và tối hậu

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, khi dân Israel làm nô lệ bên đất Ai Cập, người AiCập đã cưỡng bách họ lao động cực nhọc và làm cho đời sống họ ra cay đắngnhục nhằn Nhưng Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu than của dân mình và chínhChúa đã cứu dân ra khỏi cảnh nô lệ lầm than Dân đã được tự do sau cuộc vượtqua giữa lòng biển khô cạn Ra khỏi cảnh nô lệ tôi đòi, dân đi trong sa mạc lại

nuối tiếc thở than với Môsê: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên

đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết

13 Rm 7, 19

11

Trang 12

đói cả lũ ở đây.”14 Rõ ràng, dù thoát khỏi sự đàn áp của người Ai Cập, dân vẫnchưa là những người tự do thực sự vì họ vẫn còn làm nô lệ cho chính mình, chobản năng của mình là cái đói cái khát… Nhắc lại câu chuyện này để có thểhiểu được cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái trongTân Ước15 Người Do Thái nói: “Chúng tôi là dòng dõi ông Apraham Chúng

tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do?” Nhưng Chúa Giêsu lại khẳng định: “nếu Người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do” Chúa Giêsu còn giải thích

thêm: “hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội” Mà thường thì con người ít khi ý

thức về tình trạng nô lệ nguy hiểm này Lắm khi vì công việc, quyền bính, tiềntài, danh vọng mà chúng ta phải cúi mình chiều lòng, vì muốn an phận tồn tại

mà chúng ta đành làm thinh mặc cho mọi bất công sai trái lan tràn….Người DoThái tự hào vì mình có Lề Luật (luật nói lên một sự văn minh, chỉ dành chongười tự do, còn người nô lệ không có luật bảo vệ họ), nhưng họ không ngờchính họ lại đem thân làm nô lệ cho Lề Luật, cái mà họ tin tưởng Bản chất củaLuật vốn không xấu, nhưng đã bị tội lỗi xâm nhập và lợi dụng Thánh Phaolonói:

tôi đã chẳng biết ham muốn là gì, nếu Luật không dạy: ‘Ngươi không được

ham muốn’ Tội đã thừa cơ, dùng điều răn mà làm nảy sinh trong tôi đủ thứ ham muốn Thật vậy, không có Lề Luật thì tội đã chết rồi Xưa kia, không có Luật thì tôi sống; nhưng từ khi có điều răn thì tội bắt đầu sống, còn tôi thì chết….Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta16

Chỉ có Chúa Giêsu là Đấng duy nhất có khả năng ban Luật Mới, là luật đem lại

sự sống, thay cho Luật Cũ là luật đem lại sự chết: “Anh em đã nghe Luật dạy

rằng…Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”17 Chính Người cũng là Đấngđầu tiên chiến thắng ma quỷ và tội lỗi bằng cái chết vâng phục trên thập giá, làĐấng cứu độ duy nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại như thánh Phêrô

tông đồ đã nói: “Ngoài người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời

này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ”18

Quả thế, đã nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ mà làm chodân riêng hiểu thế nào là thoát khỏi nô lệ, làm thế nào để sống tự do, nhưng họvẫn tiếp tục đi từ lầm lạc này đến lầm lạc khác Cuối cùng, Thiên Chúa đã mặc

Ngày đăng: 21/02/2024, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w