Trang 1 LÊ VĂN THẮNG – BT27BTÌM HIỂU DI TICH LỊCH SỬ CHÙA LƯƠNG xãHải Anh-huyện Hải Hậu-tỉnh Nam ĐịnhMỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Trong suất quá trình lịch sử Cha Ông ta đã dựng nên một đất
Trang 1LÊ VĂN THẮNG – BT27B
TÌM HIỂU DI TICH LỊCH SỬ CHÙA LƯƠNG (xã
Hải Anh-huyện Hải Hậu-tỉnh Nam Định)
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong suất quá trình lịch sử Cha Ông ta đã dựng nên một đất nước có nền văn hoá vô cùng rực rỡ,phong phú và quý giá.Nó được cô đọng trong các công trình kiến trúc,di tích lịch sử,văn hóa,với các đình,chùa,miếu mạo…Nhìn vào đó có thể nhận biết được nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Và đây là niềm tự hào của dân tộc,của sức mạnh tinh thần dân tộc
Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu những công sức,tài nghệ,ý đồ củanhững thế hệ đi trước.Đó là sự kết tinh tài năng,trí lực sáng tạo để chúng trở thành những bằng chứng xác thực về đặc điểm văn hóa mỗi dân tộc.Ở
đó chứa đựng những gì thuộc về quá khứ,truyền thống văn hóa,nét đẹp tâm linh sản phẩm sáng tạo của con người
Cuộc sống nhiều gian truân,vất vả và khắc nghiệt nhưng với bàn tay
và trí tuệ của cha ông đã vượt lên,tạo dựng lên những giá trị văn hóa đặc sắc chứa đựng tâm hồn,ước vọng và lời nhắn nhủ của người xưa với thế
hệ hôm nay và mai sau thông qua các di tích lịch sử văn hóa
Cũng như mọi di tích khác.di tích lịch sử Chùa Lương xã Hải
Anh-huyện Hải Hậu-tỉnh Nam Định cũng mang trong mình dấu ấn lịch sử và những giá trị đó.Chùa Lương là nơi gắn liền với đời sống văn hóa,lòng tự hào dân tộc của người dân xã Hải Anh.Hiện nay chúng ta đang được sống trong thời hiện đại của khoa học kĩ thuật,sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế,văn hóa.Nhưng không thể quên đi quá khứ mà phải luân
Trang 2hướng về cội nguồn dân tộc,di tích lịch sử văn hóa-nơi ghi lại dấu ấn lịch sử
Nhận thức rõ điều này tôi đã chọn Chùa Lương-một ngôi chùa có vị trí quan trọng,có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Định làm đề tài cho bài tiểu luận của mình
2.Mục đích chọn đề tài
- Phân tích những đặc điểm tiêu biểu của Chùa Lương,trên cơ sở đó đánh giá giá trị của ngôi chùa này về các phương diện:giá trị lịch sử,kiến trúc-nghệ thuật,văn hóa- giáo dục
- Trên cơ sở khảo sát thực tế,đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy cao nhất giá trị của di tích với khả năng hiểu biết của bản thân
- Cung cấp thông tin cho học tập nhiên cứu,nâng cao trí thức,hiểu biết của mình về các di tích nói chung và Chùa Lương nói riêng
3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là Chùa Lương thuộc địa phận xã Hải Anh-huyện Hải Hậu-Tỉnh Nam Định
- Phạm vi nghiên cứu:nghiên cứu khái quát toàn cảnh di tích Chùa Lương trong không gian,thời gian lịch sử,văn hóa,xã hội của xã Hải Anh
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp phân tích,thống kê,tổng hợp tư liệu
- Phương pháp liên ngành sử học,văn hóa học
Trang 35.Bố cục
Tiểu luận ngoài phần mở đầu,kết luận,phục lục,tài liệu tham khảo,có kết cấu gồm ba chương
Chương 1:Di tích Chùa Lương trong quá trình lịch sử
Chương 2:Những giá trị văn hóa của Chùa Lương
Chương 3:Giải pháp bảo vệ-tôn tạo-phát huy giá trị di tích
Chùa Lương
Chương 1:Di tích Chùa Lương trong quá trình lịch sử
1.1 Tên gọi và vị trí địa lý của Chùa Lương
Chùa Lương từ lâu đã trở thành điển tích lịch sử,niềm tự hàocủa người dân xã Hải Anh.Nó đã đi sâu vào tiềm thức và suy nghĩ củamỗi người dân xã Hải Anh,Và khi nghe thấy một tiếng chuông cảnhtỉnh sẽ làm xúc động lòng người nhớ về một thời kì lịch sử với baothăng trầm biến đổi
Chùa Lương(còn gọi là chùa trăm gian) chùa có tên là Phúc Lâm
Tự thuộc xóm 3,xã Hải Anh,huyện Hải Hậu,tỉnh Nam Định.Chùa đượcxây dựng trên thế đất đẹp,thoáng.Trước Chùa là hồ nước trong xanhrộng hơn 3000m2 như tấm gương sáng in bóng tam quan,xung quanhChùa là các cây cổ thụ xanh tốt như lá chắn vững chắc cho ngôi chùa
cổ kính.Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho công trình.Đứng tạiChùa Lương mở rộng tầm mắt ra xa chúng ta sẽ bị hút hồn đó là vẻđẹp của bức tranh đồng quê: Cây đa,bến nước,sân đình Hải Hậu -vùng đồng bằng duyên hải,nơi dân cư yên ả,bình dị, với những cánhđồng bát ngát thẳng cánh cò bay,với những xanh xanh bãi mía,bờdâu,ngô khoai biêng biếc… Chùa Lương nằm trong quần thể khu ditích lịch sử xã Hải Anh
Trang 4Phía Đông và phía Bắc Chùa Lương là khu dân cư bình dị ở đó
có những con người mến khách, nhân ái, giàu lòng vị tha,với tấm lòngluân hướng phật,tâm hồn luân trong sáng
Phía Tây Chùa Lương là ngôi đền Tứ Tổ,thờ bốn vị tổ đã cócông lao lớn trong việc khai khẩn đất hoang mở rộng đất đai cho vùngHải Hậu.Đó là:
Phía Nam Chùa Lương là dòng sông Hoành sâu uốn lượn, trongmát chảy ngang qua.Theo lời của các Cụ kể lại:”Trước kia dân cư cònthưa thớt,dòng sông còn rộng chưa bị thu hẹp như bây giờ thì đứng từ
xa nhìn lạị dòng sông giống như một con Rồng lớn uốn khúc ,nằmphía trước bao bọc cho ngôi chùa tạo nên vẻ uy nghi ,linh thiêng choChùa Lương”.Dọc theo dòng sông này có thể đi ra thẳng được biểnĐông và nhiều dòng sông khác Chính vì thế mà các phật tử cũng nhưkhách tham quan đến lễ chùa không chỉ đi được bằng đường bộ màcòn có thể đi được bằng đường thủy một cách dễ dàng
Đặc biệt khác hẳn với các di tích khác phía Tây Nam Chùa
Lương là cây Cầu Ngói có mái che có kết cấu cột,xà,kẻ và một số cấu kiện khác tạo nên một bộ khung vững chức như một ngôi nhà bắc ngang qua một dòng sông Cầu ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà nhân dân ta quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vì cầu ở liền chợ ) là một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa
Chín giáp (từ giáp nhất đến giáp chín) chỉ dựng cầu bằng đá, kiến trúc cũng đơn giản, mục đích là để đi lại thuận tiện Con giáp mười ở gần chùa, gần chợ, chốn đô hội của Quần Anh chỉ dựng cầu Ngói, khác
Trang 5biệt với cầu của chín giáp, không chỉ phục vụ cho giao thông mà đây thực sự là một công trình đắc sắc, xứng đáng được xếp vào một trong những chiếc cầu nổi tiếng của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca còn nhắc:Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài
Theo đôi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang:
Lê Hồng Thuận tứ tính thuỷ mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộHoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đềNghĩa là:
Đời Hồng Thuận (1509-1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước
Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa nhu cũ, từng bậc xếp nên gương
dáng vẻ của cây cầu giống như lưng của một con cá chép mà bất kỳ ailần đầu đến với Chùa Lương sẽ không thể không đi qua 9 gian của cây Cầu-một công trình có giá trị nghệ thuật,kiến trúc cổ,đặc sắc… Giống như Chùa Lương Cầu Ngói cũng là niềm tự hào của người dân
xã Hải Anh nói riêng và người dân huyện Hải Hậu nói chung
Trong thế kỷ trước Chùa Lương được phủ kín với các loại câyxanh tốt quanh năm nhưng do càng ngày thì đất chặt người đông.Đếngiờ một phần đất của Chùa đã bị lấn chiếm vì vậy phần nào đã làmgiảm bớt sự uy nghi,thâm nghiêm,yên tĩnh của Chùa
Đền Tứ Tổ,Chùa Lương,Cầu Ngói xét về mặt giá trị nghệ thuậtkiến trúc năm 1990 đã được Bộ Văn Hóa ra Quyết Định số 298/VHQĐcông nhận là Di tích Lịch sử Cấp Nhà Nước
Như vậy mảnh đất Hải Anh với bề dày lịch sử đã sản sinh rahàng loạt các di tích lịch sử tạo thành một khu di tích lịch sử.Nhưngtrong khuôn khổ bài báo cáo này,chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểutoàn bộ khu di tích lịch sử xã Hải Anh mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu di tíchlịch sử Chùa Lương
1.2 Lịch sử hình thành và tôn tạo của Chùa Lương
Quần Anh nổi tiếng từ xưa
Biển đình phong lạc, bia chùa Phúc Lâm
Trang 6Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây 5 thế kỷ là cái nôi củacuộc khai hoang, lấn biển Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) còn lưu giữ những giá trị văn hoá phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hoá Chùa
Lương-cầu Ngói, là đình Phong Lạc có tấm biển mang 4 chữ vua Lê ban tặng: “Mỹ tục, khả phong” Chùa Lương , Cầu Ngói đều ở trên đất Hải Anh hiện nay Lịch sử xây dựng chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoanglấn biển 500 năm trước
Đây nơi Quần ấp
Dấu tổ tiên xưa
Chùa Lương, cầu Ngói
Đẹp như bài thơ
4 câu thơ trên được chép trong “Quần Anh địa chí” phần viết về xã
Thượng (tức xã Hải Anh ) đã phần nào thể hiện giá trị nhiều mặt của cụm
di tích này
Chùa Lương được xây dựng trong những năm (1485 – 1500).Buổi đầu sơkhai Chùa chỉ là ngôi nhà 3 gian nhỏ lợp cỏ được nhân dân xã Hải Anh vàcác xã xung quanh với tấm lòng kính phật đã đóng góp công sức kể cả vậtchất và tinh thần xây dựng nên.Trải qua thăng trầm của lịch sử và sự biếnđổi của thời gian đến đời Vua Lê Hồng Thuận(1509 – 1515) Chùa đượctrùng tu mở rộng ra lớn hơn so với trước: mở rộng Tiền đường,Hậu cung Đến năm 1634 Chùa Lương được xây lại Tiền đường theo qui môhiện đại hơn so với trước kia
Năm 1684 Chùa Lương được tôn tạo Hành lang,Hậu cung,gácChuông
Năm 1726 sửa lại Tiền đường,Hậu cung,Hậu phòng,Tam quan Năm 1816 xây lại phủ Đông,phủ Tây
Năm 1936 xây lại gác Chuông
Năm 1962,1972,1900,1998,1999 tu sửa Chính cung,Tiền đường,Hành lang,Phòng khách,phủ Đông, phủ Tây, đổ bê tông xung quanhChùa,xây xung quanh bờ hồ,xây mặt bằng sân khấu nổi ở giữa hồ.Xét
về tổng thể ngôi Chùa mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiềuthời đại, nhiều thế hệ nhưng đậm nết nhất vẫn là phong cách của haithế kỷ XVII,XVIII
Trang 7Khuân viên Chùa chia làm hai khu vực chính gồm: Tiềnđường,Tam Bảo, gác Chông,Hậu đường, hai lối hành lang Đông Tâyđựợc liên kết lại theo lối gieo mái bắt vần tạo nên một tổng thể kiếntrúc hài hòa.Nổi bật hơn tất cả chính là Tiền đường 5 gian bảo lưuđậm nét kiến trúc thời Hậu Lê.Tất cả công trình chính là niềm tự hàodân tộc của người dân xã Hải Anh.Cùng với dòng lịch sử đi qua vớibao sự biến đổi chùa Lương vẫn đứng vững,là nơi che chở tinh thầncho người dân huyện Hải Hậu.
Trong sự nghiệp chống đế quốc năm 1887 đội quân do cụ TrầnKhắc Hoan hội tụ trước sân chùa làm lễ tế cờ chống thưc dân Pháp.Năm 1946 tại Chùa Lương đã làm lễ cởi áo cà sa cho 6 vị sư lênđường tòng quân đánh giặc cứu nước Năm 1947 Đại Hội Tỉnh ĐảngNam Định họp tại chùa Lương Năm 1949 thực dân Pháp về chiếmđóng Hải Anh chùa Lương là nơi hoạt động bí mật của các cán bộ ViệtMinh Năm 1953 du kích xã thường tập trung ở chùa để đánh giặc Trong thời kỳ chống giặc Mỹ(1964-1975) chùa Lương là nơi đểlương thực của nhà nước, ngoài ra chùa Lương còn là lớp học củahọc sinh cấp 3 huyện Hải Hậu sơ tán về Tại ngôi chùa này 3 nămhuyện đội Hải Hậu tổ chức lễ giao quân tại sân chùa Lương
Nhờ vào lòng từ bi của Đức Phật đã cứu vớt chúng sinh qua cơnhoạn nạn nước mất nhà tan đã chở che cho những người cán bộ-những người con của dân tộc Việt Nam hội tụ đưa ra những phươnghướng chỉ đạo sáng suốt để chống lại ngoại xâm giải phóng đất nước Ngoài những lần tu sửa chính thì Chùa Lương còn rất nhiều lần tusửa vừa và nhỏ như: Sơn tượng, đảo ngói, sơn cửa, đóng lại cửa xâydựng bồn hoa và các công trình phụ khác Hiện tại chùa Lương cũngđang được tôn tạo lại để ngôi chùa này tồn tại mãi với thời gian giáodục cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau về lòng tự hào dân tộc
Chương 2:Những giá trị văn hóa của Chùa Lương
Trang 82.1 Giá trị về kiến trúc nghệ thuật
2.1.1 Môi trường cảnh quan di tích
Chùa Lương nằm giữa khu dân cư nhộn nhịp.Đó là khu đất đẹp nhất của xã Hải Anh,sen lẫn đó là cây cối um tùm tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng huyền bí mà chỉ ở đây mới có.phía trước mặt và phía tây là hai nhánh sông của dòng Ninh Cơ chảy qua
Chùa Lương được xây dựng nằm quay mặt về phía nam,theo thuyết phong thủy của người phương đông thì đây là nơi có sự luân
chuyển của gió và nước.Quay về hướng nam chính là hướng ấm áp,điều hòa.Mà theo địa hình của nước ta thì xây dựng nhà cửa là nên theo hướngnam là để tránh gió mùa đông bắc lạnh lẽo về mùa đông và tránh gió
may(gió nóng)về mùa hè.Phía sau lưng Chùa Lương là dãy nhà khách làmhậu trẩm vững chắc góp phần cho di tích được tồn tại lâu hơn với thời gian.Có thể Cha Ông ta đã khéo sắp xếp vị trí ngôi chùa với mục đích để làm tăng giá trị của nó xứng đáng với công lao trời đất của Đức Phật
Xa hơn một chút cách khoảng 4km về phía tây là dòng sông Ninh
Cơ lịch sử chạy thẳng ra biển Đông như một con Rồng lớn(Rồng mẹ)che trở từ xa cho ngôi chùa.Vùng đất này có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên tạo lên sự cân đối, hài hòa của bức tranh cuộc sống
Nếu ai đó một lần đến nơi đây ngắm cảnh hay lễ phật ở Chùa Lương sẽ tự cảm thấy mình nhỏ bé,ngập chìm trong không gian tĩnh
lặng,linh thiêng của chùa,cũng như nhỏ bẽ trước công lao to lớn của Đức Phật.Đứng tại sân chùa bất cứ ai cũng sẽ thấy tâm hồn mình được thanh thản,quên đi cuộc sống vất vả và bao trái ngang của thường nhật
2.1.2 Bố trí và kết cấu kiến trúc
Cũng như mọi di tích khác Chùa Lương được giới hạn bởi các hàng rào và cổng tạo cho di tích thành một khu biệt lập.Giống như Nghi Môn ở Đền thi Tam Quan ở Chùa là giới giữa chợ ồn ào,náo nhiệt và sự tĩnh lặng.Chính Tam Quan làm cho ngôi chùa thêm linh thiêng và yên tĩnh hơn
Trang 9Đến với di tích Chùa Lương chúng ta nhìn thấy đầu tiên đó là Tam Quan,kiến trúc được xây dựng bằng gạch.Rất ít di tích nào lại có Tam Quan vừa đồ sộ vừa vững chắc như ở đây.Không chỉ có thế mà Tam QuanChùa Lương còn mang tính độc đáo của kiến trúc mỹ thuật.Trên cùng của Tam Quan là được trang trí lưỡng long chầu nguyệt,trên bốn trụ của Tam Quan được gắn với những con lân đứng quay mặt vào nhau được tạc khá sinh động nó được mang ý nghĩa của sinh vật kiểm soát
Phía bên dưới của lưỡng long chầu nguyệt được chia thành nhiều khoang hình chữ nhật,được trang trí với những đề tài khá quen thuộc:long,
li, quy, phượng hai khoang hai bên trang trí đối xứng nhau.Mỗi đề tài được gắn vớ một ý nghĩa khác nhau
Trên mỗi cửa ra vào của tam quan đều trang trí độc đáo không chỉ ở phần mỹ thuật mà còn ở văn tự hán nôm hùng hồn, bay bổng chứa đựng bao ý nghĩa lòng từ bi của Đức Phật được gắn trên các trụ của Tam Quan Điều đáng nói ở đây đó là Tam Quan không chỉ được trang trí ở phía trước
mà còn được trang trí ở phía sau thể hiện bàn tay khéo léo của con người với bao tâm huyết đã làm nên một Tam Quan có giá trị nghệ thuật với đề tài Tùng - Cúc – Chúc – Mai thể hiện sự luân chuyển của bốn mùa Tất cảnói lên sự luân chuyển của thời gian và sự trường tồn vĩnh cửu phải
chăng đó là ý đồ của cha ông thông qua các đề tài trang trí nói lên sự
trường tồn của chùa Lương sánh mãi với thời gian dù gió mưa dầm dề ngày có dài lê thê vẫn không làm cho di tích phai mờ
Qua khỏi Tam Quan là vào tới khoảng sân rộng lát bằng gạch.Ở đầu sân qua cổng Tam Quan ta bắt gặp hai bên là hai dãy hàng cây cổ thụ xanh mát có tác dụng che chắn cho chùa Lương khỏi gió bão cũng như che bóng mát cho chùa vào trong giữa sân trước tòa Tiền đường là một đỉnh hương lớn bằng đá xanh cao 1,2m hai bên là hai cây đèn cao 1,5m Qua khoảng sân rộng là đến khu chính của chùa Lương, kiến trúc củachùa Lương chia làm các tòa: Tiền Đường, Hậu Đường, Hành Lang tạo thành vòng ngoài khép kín.bên trong có thượng điện và thiêu hương hình chữ Công tạo thành cấu trúc nội công ngoại quốc Những công trình quan
Trang 10trọng tập trung trong hai khu vực chính được liên kết lại theo nối giao mái, bắt vần, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hoà
Khu vực thứ hai là chùa Lương bao gồm nhà tổ “Quan âm các”,nhà khách, tăng phòng, nhà trọ, nhà bếp…bao gồm 49 gian lớn, nhỏ cũngxây dựng theo phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc Phía Bắc chùa
có hàng chục tháp mộ, gắn với tổng thể kiến trúc của ngôi chùa Kháchtham quan sẽ thấy rất thú vị trước giếng nước chùa Lương bởi sự độc đáo:Thành giếng được tạo thành bằng những chiếc cối đá xếp vòng tròn chồngtừng lớp nên nhau Nước giếng trong vắt, tinh khiết , vẫn thường dùng để
đồ xôi sửa lễ cúng Phật
Tổng thể kiến trúc chùa Lương, đặc biệt ở khu vực chính đã thể hiệntrình độ điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của những nghệ nhân dân gian.Tài nghệ ấy biểu lộ trên nhiều khía cạnh Đó là việc tạo nên bộ khung củacác hạng mục công trình, đảm bảo sự chắc chắn, độ bền vững qua nhiềuthế kỷ mà vẫn nhẹ nhàng thanh thoát Kỹ thuật lắp ráp, làm mộng mẹo ởtrình độ cao làm cho các thành phần kiến trúc được liên kết với nhau rấtkhít mộng, mặc dù ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa Đó còn là tàinghệ trong việc tạo dáng các đầu đao, con kìm, trụ, đấu, con giường, bắpquả, cách gia công đường hoành, lá mái, soi chỉ, các góc…````
Qua khu sân lớn ta bắp gặp một công trình kiến trúc đồ sộ đó là một tòa tiền đường 5 gian được đặt trên một nền đất cao hơn so với sân chùa
là 30cm,bước vào Tiền đường ta bắt gặp Xà Ngưỡng ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài của tòa Tiền đường.Phía dưới là nền lát gạch
có kích thước 30x30cm tòa Tiền Đường được xây dựng trên hệ thống cột
gỗ lim các cột được đặt trên những chân tảng kê bằng đá xanh Các cột
gỗ này có chức năng đỡ toàn bộ lực của bộ mái dồn xuống Tiền Đường
năm gian bảo lưu kiến trúc đậm đà thời hậu Lê Công trình không vươn theo trục dọc (chiều cao ) mà phát triển theo trục ngang (chiều rộng ) nên
Trang 11có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại Kiến trúc thực hiện theo kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu-là thứ kiến trúc tiêu biểu của hai thế kỷ 17
và 18 với 6 hàng cột theo kiểu thượng thu hạ thách: cột cái,cột quân và cộthiên,đường kính mỗi cột cái là 65cm Khoảng cách giữa cột cái và cột quân là 1,95m, giữa các cột cái với nhau là 3,85m tạo thành một bộ khung vững chắc.5 gian tòa tiền đường gồm 6 bộ vì kết cấu theo kiểu biến thể giáchiêng – chồng rường con nhị.Phía trên cùng là thượng lương.Đỡ thượng lương là một cột chốn,phía dưới chân cột chốn là một đấu hình thuyền.Đấunày đặt trên lưng một con rường thứ nhất,hai đầu của con rường vươn ra
đỡ lấy đôi hoành thứ nhất.Dưới bụng con rường thứ nhất là hai đấu hình thuyền,hai đấu này nằm trên lưng của con rường thứ hai,giống như con rường thứ nhất hai đầu của con rường thứ hai vươn ra đỡ lấy đôi hoành thứ hai.Đỡ bụng của con rường thứ hai là hai đấu hình thuyền được đặt trên hai cột chốn, phía dưới hai cột chốn là hai đấu hình thuyền.Phía hai bên của đôi cột chốn là hai con rường cụt,lưng của hai con rường này đỡ lấy đôi hoành thứ ba.Hai con rường,hai cột chốn được đặt trên bốn đấu hình thuyền,bốn đấu này được đặt trên một thân gỗ lớn tỳ lực lên hai cột cái qua hai đấu vuông lớn.Đó chính là câu đầu đỡ toàn bộ các con rường Nối giữa cột cái với đầu của các cột quân là xà lách.Bộ xà lách kết cấu theo kiểu chồng rường cột chốn.Nối các cột cái với nhau là hệ thống xà đaitheo chiều dọc hình thành một hệ thống giằng cố định cho toàn bộ khung liên kết.Phần mái nếu không tính thượng lương thì mỗi bên gồm 7
hoành,phía trên năm vuông góc với hoành là bộ rui với tác dụng tạo thành một mặt phẳng để đỡ ngói lót.Phía trên cùng là lớp ngói lợp của di
tích.Toàn bộ ngói lợp của di tích là loại ngói mũi
Nối liền với gian giữa của tòa Tiền Đường là Thượng Điện nơi đặt hệ thống tượng thờ chính của chùa gồm 3 gian.Tiền Đường Chùa Lương làm khá đơn giản,vói bốn hàng cột cái và bốn bộ vì được làm theo kiểu chồng rường-giá chiêng.Nghệ thuật chạm khắc chủ yếu là bào trơn
Hậu đường: Đó là nơi thể hiện tính chất tôn nghiêm của tổng thể di tích Hậu đường của chùa Lương gồm 5 gian với 6 hàng cột cái và 6 bộ vì làm theo lối chồng rường – giá chiêng đơn giản
Trang 12Kết cấu bao che và ngăn chia của Chùa Lương đó là hệ thống tường bao được xây bằng gạch bát Tràng góp phần tạo cho ngôi chùa được kiên
cố và vững chắc hơn.Hệ thống cửa được đặt ở hàng cột quân phía trước tòa Tiền Đường theo kiểu thượng song hạ bản.Với mục đích là lấy ánh sáng tránh tối bên trong công trình cũng như tạo sự thoáng mát về mùa hè
và ấm áp về mùa đông đảm bảo cho di tích tồn tại dược lâu dài
2.1.3 Trang trí kiến trúc
Chùa không chỉ là nơi thờ phật nơi hội tụ văn hóa của thôn xóm làng xã
mà còn chứa đựng ước mơ khát vọng của con người về sự sinh sôi, nảy
nở, hạnh phúc,ấm no…tất cả những ý tưởng độc đáo ấy được thổi hồn vào từng mảnh chạm khắc, đường cong nét uốn của nghệ thuật tạo
hình.dường như những tinh túy nhất của sự khôn khéo, sáng tạo người nghệ nhân của mỗi thời đại đã gửi cái hồn thánh thiện vào những đề tài trang trí kiến trúc làm bừng sáng nên vẻ tươi tắn đầy sức sống cho di tích Phần ngoại thất : Quan sát một lượt chúng ta nhận ra phần kiến trúc theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn trên các đề tài tứ linh, tứ quý Trên cùng của tiền đường được trang trí lưỡng long chầu nguyệt thân rồng uốn làm 3 khúc uốn lượn thấp dần về phía đuôi Bờ lóc được xây bằng đường gạch hoa chanh, ở hai đầu kìm được đắp bằng hai trụ Thoải dần theo hai bên bờ dải là hoa văn , hoa lá, cỏ cây, hoa văn sóng nước…đoạn khúc nguỷnh là hai con Lân đang đứng hướng đầu vào nhau Lân là một trong tứ linh biểu thị cho sức mạnh và trí tuệ tầng trên bởi thế nó có khả năng kiểm soát du khách hành hương khi vào lễ phật điêu khắc của tòa Tiền Đường toát lên vẻ đẹp, tinh thần nghiêm trang của di tích.Đoạn cong cuối của bờ guộc là mũi đao được đắp hình con rồng đuôi ở phía trên,đầu ở phía dưới,đầu hướng về phía đuôi.Nó được gọi là hồi long
Phần nội thất: Những mảng trang trí, tạo hình bên ngoài kiến trúc
là nét chấm phá rất thần của người nghệ nhân trong việc nhào lặn chấtliệu, cách thức và tinh thần thời đại.Đồng thời nó cũng mở cho ta thưởngthức những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được kì công thực hiện trên các